Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tìm hiểu quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu FCL chất phụ gia dùng trong tôn cách nhiệt của công ty TNHH thương mại vận tải hiến thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.93 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ mạnh mẽ của quan hệ buôn bán giữa các
nước trên thế giới đã kéo theo sự phát triển của các công ty logistics và công ty giao
nhận. Với vai trò là người tổ chức, thực hiện việc đưa hàng hóa từ nơi bán đến nơi
mua một cách nhanh chóng và an toàn, người giao nhận vận tải ngày càng đóng vai trò
tích cực trong việc phát triển thương mại quốc tế mỗi quốc gia.
Là một sinh viên trường Đại học Hàng Hải, chuyên ngành Kinh tế ngoại thương,
nghề giao nhận chính là một trong các công việc phù hợp với sinh viên. Qua 4 năm
học tại nhà trường, em cũng đã tích lũy được cho mình một phần không nhỏ các kiến
thức về giao nhận, ngoại thương, thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, khi đi làm thì kiến
thức trên sách vở là chưa đủ, quan trọng hơn hết là phải có được kinh nghiệm thực tế.
Được Nhà trường tổ chức kì thực tập này, sinh viên đã được trải nghiệm thực tế với
những công việc đúng ngành trong tương lai, được cọ xát và tích lũy được kinh
nghiệm quý báu.
Hải Phòng với lợi thế là thành phố cảng sôi động của cả nước là một trong các
điểm đến hấp dẫn của các công ty giao nhận. Em cũng rất yêu thích, hứng thú với công
việc 1 nhân viên giao nhận, nên trong kì thực tập em đã xin được thực tập tại công ty
TNHH thương mại vận tải Hiến Thành. Trong kì thực tập, với vai trò như 1 nhân viên
hiện trường, em đã được tiếp xúc với công việc giao nhận lô hàng thực tế, tuy chỉ là 1
số công đoạn nhưng cũng rất bổ ích. Nhờ vậy em đã phần nào hình dung được quy
trình giao nhận 1 lô hàng xuất nhập khẩu. Chính vì thế đề tài thực tập tốt nghiệp của
em là: “Tìm hiểu quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu FCL chất phụ gia dùng
trong tôn cách nhiệt của công ty TNHH thương mại vận tải Hiến Thành”
Bài làm là sự tích lũy và học hỏi kinh nghiệm thực tế và lí thuyết được thầy cô
dạy dỗ, rất mong nhận được góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài làm hơn.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Vận chuyển hàng hóa quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng của buôn bán


quốc tế và là một khâu không thể thiếu trong quá trình lưu thông nhằm đưa hàng hóa
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải như cung
ứng, làm thủ tục cho tàu vào ra khỏi cảng, tìm và gom hàng hóa, làm thủ tục thông
quan, kiểm dịch kiểm hóa, kiểm tra chất lượng… đang được phát triển rất nhanh và
được cung cấp bởi bên thứ ba, những dịch vụ đó được gọi chung là dịch vụ giao nhận.
Sử dụng những dịch vụ này đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các bên như các nhà kinh
doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, người kinh doanh vận tải bởi tính hiệu quả chuyên
môn hóa do dịch vụ đem lại.
Ban đầu hoạt động giao nhận còn khá sơ khai, bao gồm dịch vụ môi giới hải
quan và thực hiện mọi sự ủy thác của khách hàng là chủ yếu. Lúc này hoạt động giao
nhận chỉ đứng trên phương diện môi giới hải quan, và công việc của người giao nhận
lúc này khá đơn giản, đó là làm thủ tục thông quan và thực hiện các yêu cầu của khách
hàng. Sau một quá trình phát triển, hoạt động giao nhận đã nâng lên một bước mới, lúc
này công việc của người giao nhận không chỉ bó hẹp trong hoạt động thực hiện theo sự
ủy thác của khách hàng, mà người giao nhận đã tiến hành thiết kế, tổ chức quá trình
vận chuyển, lưu khoang, kho bãi cho khách hàng. Hoạt động giao nhận đã mở rộng
quy mô hơn, quá trình giao nhận hàng hóa đã được trở nên gọn ghẽ, nhịp nhàng từng
bước. Bước phát triển cao nhất của hoạt động giao nhận chính là kết hợp các bên liên
quan để giúp hàng hóa lưu thông nhanh nhất, ít tốn kém thời gian và chi phí. Các bên
cung cấp dịch vụ lưu thông hàng liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành các đầu mối
quan trọng giúp cho hàng hóa được vận chuyển, giao nhận chính xác, nhanh chóng
nhất. Có thể nói hoạt động giao nhận đã đem lại rất nhiều hiệu quả cho nền kinh tế thế
giới, không những làm tăng kim ngạch buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia mà còn
nối liền hoạt động thương mại giữa các nước nhờ sự liên kết chặt chẽ của mình.
1.1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận
Giao nhận là hoạt động rất rộng liên quan đến hầu hết các công việc trong quá
trình nhằm đưa hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận một cách nhanh chóng và hiệu quả
nhất. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động giao nhận hay nói cách



khác chính là dịch vụ giao nhận. Theo Quy tắc thống nhất về dịch vụ giao nhận vận tải
của Liên đoàn quốc tế của các Hiệp hội các nhà giao nhận vận tải (FIATA) thì giao
nhận vận tải, hay chính là khái niệm về hoạt động giao nhận được định nghĩa như sau:
“ Giao nhận vận tải là bất kì dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cyngx như các dịch vụ phụ trợ và
tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở
những vấn đền hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho các mục đích chính
thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng
hóa”
FIATA cũng đã phối hợp với hiệp hội châu Âu về các dịch vụ giao nhận, vận tải,
logistics và hải quan, đã thông nhất khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải và
logistics:
“ Giao nhận vận tải là bất kì dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở (được thực
hiện bởi một hay nhiều dạng phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng
gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến
các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay
tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng
hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ giao nhận bao
gồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến
quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi, và quản lí chuỗi cung ứng trên thực tế.
Những dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các
dịch vụ được cung cấp.”
Tại Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận được Luật thương mại năm 1997 đề
cập một cách rõ ràng và cụ thể theo điều 163 như sau: “Dịch vụ giao nhận hàng hoá
là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ
người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các
dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng,
của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách
hàng).””
Có thể thấy khái niệm về hoạt động giao nhận trên đếu có điểm chung, đều là

hoạt động mà người giao nhận phải thực hiện để giao nhận hàng hóa theo mọi sự ủy
thác của khách hàng. Ngày nay, hoạt động giao nhận phát triển tới một bước mới cung


cấp dịch vụ hoàn hảo hơn và có sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động khác phục vụ
khách hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Có nhiều tài liệu coi dịch vụ giao nhận là dịch
vụ logistis, luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng trên cơ sở quan điểm này đưa ra
khái niệm về dịch vụ logistics, với nội dung không khác nhiều với dịch vụ giao nhận
của FIATA:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận
với khách hàng để hưởng thù lao.”
1.1.2 Vai trò của hoạt động giao nhận
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng giao
lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vai trò
quan trọng. Điều này được thể hiện ở:
+ Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết
kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào tác
nghiệp. Người gửi hàng và người nhận hàng không cần tốn quá nhiều công sức để xem
xét việc vận chuyển lưu thông của hàng hóa, tạo sự tiện ích cho các bên.
+ Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các
phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải
trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ
trợ khác.
+ Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu. Thông qua người giao
nhận, chi phí bỏ ra để hàng hóa từ nước này sang nước khác được giảm đáng kể nhờ
quy mô cũng như kinh nghiệm của phía giao nhận, qua đó giá thành hàng hóa xuất
nhập khẩu được giảm xuống. Chính nhờ vậy mà giao lưu thương mại, buôn bán giữa

các nước được mở rộng.
+ Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí
không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do
người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công. Tất cả các dịch vụ này đã có
bên giao nhận đảm nhiệm, bên giao nhận và bên xuất nhập khẩu trở thành 1 thể thống


nhất liên kết chặt chẽ với nhau, giúp hàng hóa lưu thông dễ dàng với chi phí giảm
thiểu tốt nhất.
1.2 Khái quát chung về người giao nhận
Người giao nhận tham gia rất sâu vào quá trình dịch chuyển hàng hóa trong hoạt
động kinh doanh quốc tế. Vai trò của người giao nhận ngày càng được thừa nhận một
cách rộng rãi bởi tính hiệu quả cũng như tính chuyên môn hóa của người giao nhận
trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Trong xu hướng sản xuất hiện đại,
khi mà mức độ ảnh hưởng cũng như việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc phân phối sản phẩm trên thị
trường thì vai trò người giao nhận lại cảng được khẳng định. Người giao nhận trở
thành đầu mối liên kết các khâu trong hoạt động mua bán quốc tế, là bên trung gian
giúp cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
Đồng thời cũng nhờ có bên giao nhận mà luồng dịch chuyển hàng hóa từ các quốc gia
diễn ra thông suốt, nhịp nhàng, đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
1.2.1 Khái niệm người giao nhận
Trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, người giao nhận có thể
được coi là trung tâm, giúp việc điều hành và lưu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh
chóng, nhịp nhàng. Người giao nhận vừa có thể đóng vai trò là người chuyên chở, vừa
có thể đóng vai trò trung gian thiết kế vận chuyển, làm mọi thủ tục cần thiết để hàng
hóa được thông quan và đến được tay bên xuất nhập khẩu.
Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của
khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao
nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng

ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu (khi chủ tàu
thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho
hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện
dịch vụ đó.
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là
người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì
lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người
giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận
như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …”


Mặc dù khái niệm và phạm vi hoạt động của người giao nhận rất đa dạng nhưng
có nội dung cơ bản và các công việc của người giao nhận như sau:
- Người giao nhận là một người trung gian thương mại hành động theo sự ủy thác
của người xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cá nhân hay các công ty khác tổ chức vận
chuyển hàng hóa an toàn và có hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất.
- Tùy từng loại hàng hóa và những yêu cầu của khách hàng , người giao nhận sẽ
thu xếp loại phương tiện tốt nhất, sử dụng các dịch vụ của các hãng tàu, các nhà khai
thác vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, hoặc người giao nhận có thể tự mình
cung cấp dịch vụ này.
1.2.2 Chức năng thương mại của người giao nhận
1.2.2.1 Môi giới khai thuê hải quan
Hàng hóa khi ra vào lãnh thổ một quốc gia đều phải chịu sự giám sát của cơ quan
hải quan và đều phải làm thủ tục hải quan. Ở mỗi quốc gia khác nhau, các chính sách
về thủ tục hải quan và các vấn đề có liên quan cũng rất khác nhau. Đối với người xuất
nhập khẩu hàng hóa, không phải lúc nào họ cũng có thể am hiểu tất cả các chính sách
hải quan ở mỗi quốc gia, nhất là với các quốc gia mới làm ăn lần đầu. Để giảm bớt
những khó khăn này, người giao nhận sẽ thực hiện yêu cầu của chủ hàng, người giao
nhận sẽ tiến hành khai thuê hải quan ở phạm vi trong nước và các dịch vụ có liên quan.
Với chức năng này, công việc chủ yếu của người giao nhận là khai thuê hải quan cho

hàng nhập khẩu như là người môi giới hải quan. Người giao nhận với am hiểu của
mình sẽ khai hải quan cho hàng hóa, giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình khai hải
quan, qua đó giúp việc thông quan cho lô hàng được diễn ra nhanh chóng.
1.2.2.2 Người giao nhận là đại lí
Một chức năng khác của người giao nhận là đại lí của chủ hàng hoặc đại lí của
người vận chuyển. Họ sẽ đứng ra thay mặt chủ hàng hay người chuyên chở thực hiện
các yêu cầu của bên ủy thác. Thường thì người giao nhận đóng vai trò là đại lí vận tải,
là cầu nối giữa chủ hàng và người chuyên chở. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ
hàng hay người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận chứng từ,
nhận hàng, giao hàng, làm thủ tục hải quan, lưu kho… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
Người giao nhận có thể tự mình thực hiện các công việc trên, hoặc có thể tìm kiếm bên
thứ ba thay mặt mình thực hiện các công việc, miễn sao mọi yêu cầu của bên ủy thác
sẽ được thực hiện đầy đủ và chính xác.


1.2.2.3 Chuyển tiếp hàng hóa
Bất cứ khi nào hàng hóa được quá cảnh sang nước thứ ba thì người giao nhận sẽ
hỗ trợ và đảm nhận công việc chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang
phương tiện vận tải khác. Công việc của người giao nhận lúc này là thu xếp phương
tiện để tiếp tục vận chuyển, thu xếp và kí kết hợp đồng với các công ty xếp dỡ, lo liệu
các thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa đến nơi nhận hàng cuối cùng. Người giao nhận
cũng có thể chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiện khác trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia, đây là chức năng phổ biến của người giao nhận. Chức năng
này gần giống với chức năng người chuyên chở, người giao nhận sẽ đưa hàng hóa từ
tàu sang phương tiện khác như xe tải, thuyền nhỏ… để đưa hàng hóa đến nơi nhận
hàng cuối cùng.
1.2.2.4 Lưu kho bảo quản hàng hóa
Một chức năng quan trọng khác của người giao nhận là lưu kho bảo quản hàng
hóa trước khi xuất khẩu và sau khi nhập khẩu vào nước cuối cùng. Việc lưu kho vải
quản hàng hóa thường diễn ra tại cảng bốc hàng hay cảng dỡ hàng. Họ có thể thuê kho

bãi để bảo quản hàng hóa, hoặc có thể sử dụng kho bãi riêng của mình để khai thác.
Việc lưu kho, bảo quản hàng hóa giúp hàng hóa đến tay người nhận một cách an toàn
và đảm bảo, mà chính nhờ người giao nhận mới có thể thực hiện tốt.
1.2.2.5 Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải
Với chức năng này, người giao nhận có thể đảm nhận một số công việc sau:
- Thu xếp mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Trợ giúp khách hàng lập hoặc lấy một số chứng từ cần thiết cho hoạt động giao
nhận, xuất nhập khẩu như: Vận đơn đường biển, các chứng từ khác có liên quan đến
hàng hóa phục vụ cho việc thanh toán.
- Tư vấn cho khách hàng những vấn đề về vận tải, về lưu kho bảo quản hàng
hóa…
- Giúp khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến việc giao nhận hàng,
như lập biên bản giám định khi hàng hóa bị tổn thất hoặc thiệt hại trong quá trình giao
nhận hàng.
1.2.2.6 Gom hàng và thông báo biểu cước


Gom hàng là việc tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều người gửi từ cùng một nơi
đi để thành một lô hàng nguyên container để gửi và giao cho một hay nhiều người
nhận hàng ở nơi đến. Khi thực hiện chức năng này, người giao nhận đóng vai trò là
người vận chuyển đối với gửi hàng, đồng thời đóng vai trò người gửi hàng đối với
những người “chuyên chở thực sự”. Người giao nhận sẽ đưa ra một mức cước riêng
cho mỗi phương tiện chuyên chở, thông thường là theo biểu cước đã được thiết lập.
1.2.2.7 Đóng vai trò là người chuyên chở
Ngày nay, việc người giao nhận đứng ra là người chuyên chở ngày càng phổ
biến, họ trực tiếp kí hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở
hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Người giao nhận có thể là người chuyên chở thực
sự nếu họ dùng phương tiện của mình để chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của khách
hàng. Đồng thời họ có thể đóng vai trò là người chuyên chở danh nghĩa, khi đứng ra
thuê một bên khác vận chuyển hàng hóa. Cho dù trực tiếp hay không trực tiếp vận

chuyển hàng hóa, người giao nhận vẫn phải chịu trách nhiệm với những tổn thất thiệt
hại xảy ra với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển do lỗi của bên vận chuyển gây
ra.
1.2.3 Vai trò của người giao nhận
Trong hoạt động thương mại, người giao nhận đóng vai trò là người trung gian
kết nối chặt chẽ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, người chuyên chở và các
cơ quan hữu quan để thực hiện công việc ủy thác nhằm đưa hàng hóa đến nơi nhận
một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất. Với vai trò này người giao nhận có
thể đảm nhận các công việc sau:
- Nghiên cứu, lập kế hoạch và lựa chọn tuyến vận chuyển, người chuyên chở,
công ty xếp dỡ để thương lượng kí kết hợp đồng, thỏa thuận giá cả một cách hợp lí
nhất để đưa hàng hóa đến tay người nhận hàng một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời,
người giao nhận thực hiện việc thông tin, chỉ dẫn cho các bên liên quan trong quá trình
vận chuyển và bảo quản về bản chất của hàng hóa dễ hỏng, các loại hàng nguy hiểm
cũng như thời gian vận chuyển và vấn đề an toàn đối với hàng hóa
- Cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ kho bãi của bên thứ 3 để tổ chức lưu kho, phân
loại, đóng gói hàng hóa, in kẻ kí mã hiệu phù hợp với luật pháp, phù hợp với điều kiện
và phương tiện vận chuyển , bốc xếp.


- Tổ chức gom hàng, thu xếp các dịch vụ liên quan đến hàng như giám định, thủ
tục thông quan xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm hóa, kiểm dịch và các yêu cầu khác. Lập
các chứng từ theo yêu cầu của khách hàng,
- Giúp người xuất khẩu cũng như người nhập khẩu tiếp kiệm được chi phí trong
quá trình mua bán, do có sự kết nối sâu rộng giữa các bên có liên quan, các cơ quan
hữu quan.
Ngày nay, tính chuyên môn hóa trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu ngày cảng trở nên sâu sắc và chuyên nghiệp hơn, vì thế mà vai trò của người giao
nhận là không thể thiếu và cực kì quan trọng. Người giao nhận được coi là kiến trúc sư
thiết kế và tổ chức và vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận với giá cả hợp lí nhất.

Đôi khi có người thắc mắc rằng, tại sao các công ty xuất nhập khẩu, buôn bán với
nhau không tự mình thực hiện các công việc, mặc dù họ cũng đã từng học qua, trình
độ đôi khi còn cao hơn với người làm nghề giao nhận. Lí do bởi người giao nhận có
quan hệ rộng rãi với các bên liên quan đến đường đi của lô hàng xuất nhập khẩu, như
hãng tàu, cơ quan hải quan, cơ quan thuế… Nhờ sự quen biết, mối quan hệ lâu dài mà
người làm nghề giao nhận tổ chức “tuyến đường” của hàng hóa được thông suốt,
nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Mặt khác, người giao nhận rất am hiểu về thị trường, chính sách pháp luật cũng
như tập quán của các nước, qua đó người giao nhận có thể tư vấn cho khách hàng các
thông tin cần thiết và có thể tham giao điều hành cùng với khách hàng để tổ chức vận
tải và vận chuyển hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu quả nhất.
1.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.3.1 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác (người giao
nhận) đứng ra giao nhận trực tiếp với tầu
- Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng
phải trao cho cảng một số chứng từ:
+ Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
+ Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
+ Chi tiết hầm hàng (2 bản)
+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
-

Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu


- Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận
hàng như:
+ Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm
cho tầu về những tổn thất xảy sau này.

+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
+ Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC)
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)
- Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan
kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho
- Làm thủ tục hải quan
- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá
1.3.2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
* Cảng nhận hàng từ tàu:
+ Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm)
+ Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải
cùng lập)
+ Ðưa hàng về kho bãi cảng
* Cảng giao hàng cho các chủ hàng:
+ Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O – delivery order). Hãng
tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng
+ Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
+ Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói
đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1
bản D/O
+ Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho.
Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
+ Làm thủ tục hải quan - Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải
quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.


1.3.3. Đối với hàng nhập bằng container

1.3.3.1 Nếu là hàng nguyên (FCL)
- Nhận thông tin và chứng từ từ phía khách hàng, đồng thời công ty giao nhận sẽ
liên hệ với hãng tàu để nắm lịch trình tàu chính xác.
- Một vài ngày trước khi tàu về, hãng tàu sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival Note
hay Notice of arrival). Công ty giao nhận sẽ cử nhân viên đến hãng tàu để lấy lệnh
giao hàng D/O (Delivery Order). Nếu muốn đưa hàng về kho riêng của khách hàng thì
tiến hành cược vỏ.
- Tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Cụ thể:
+ Khai hải quan điện tử. Công việc khai hải quan được thực hiện trên phần
mềm ECUS5. Sau khi khai hải quan, nhân viên công ty sẽ tiến hành truyền dữ liệu để
nhận về phản hồi từ hệ thống. Hệ thống sẽ trả về số tờ khai, mức thuế mà lô hàng sẽ
phải nộp cho nhà nước, đồng thời nhận về luồng tờ khai: Luồng xanh, luồng vàng và
luồng đỏ. Với mỗi luồng, nhân viên giao nhận sẽ phải làm các công việc khác nhau để
làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
+ Nộp thuế xuất nhập khẩu. Căn cứ vào số thuế mà hệ thống ECUS5 đã tính
toán, nhân viên giao nhận sẽ nộp thuế. Nếu không nộp thuế, lô hàng đang thực hiện sẽ
không được thông quan.
+ Đến chi cục hải quan làm thủ tục thông quan. Tùy vào mỗi luồng tờ khai
được phân, bộ hồ sơ hải quan xuất trình tại chi cục hải quan sẽ khác nhau. Cụ thể:
+ Đối với tờ khai phân luồng xanh: In tờ khai nhập khẩu (thông báo kết quả
phân luồng) (01 bản) kèm giấy giới thiệu, giấy nộp thuế (1 bản chụp và 1 bản gốc) rồi
cầm ra Hải quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu Hải quan tiếp nhận kiểm tra thấy đúng
và đầy đủ, sẽ in tờ khai thông quan, chuyển hồ sơ sang bộ phận trả tờ khai. Doanh
nghiệp lưu 1 bản và Hải quan lưu 1 bản.
+ Tờ khai phân luồng vàng xuất trình hồ sơ giấy: In tờ khai (01 bản) kèm giấy
giới thiệu, invoice bản chụp, hợp đồng bản chụp, giấy nộp thuế ( bản gốc và bản chụp
để đối chiếu), Bill, lệnh giao hàng của hãng tàu, giấy phép nếu có, C/O (nếu có) rồi
cầm ra Hải quan tiếp nhận, để Hải quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đối chiếu chứng từ,
tên hàng, soát giá, tính thuế, nếu hồ sơ hợp lệ, Hải quan sẽ in tờ khai thông quan,



chuyển hồ sơ sang bộ phận trả tờ khai. (Doanh nghiệp lưu 1 bản và Hải quan lưu 1
bản)
* Lưu ý: Trong quá trình khai báo nếu doanh nghiệp khai báo không đầy đủ thông tin
về hàng hóa hoặc nhầm mã HS trong doanh nghiệp sẽ phải khai báo bổ sung.
Nếu hồ sơ hải quan có nhầm lẫn, hay có sai sót trong quá trình khai hải quan,
hoặc Hải quan tiếp nhận phát hiện, nghi ngờ về hàng hóa sẽ trả hồ sơ và tờ khai, hoặc
chuyển luồng tờ khai sang luồng đỏ. Lúc này lô hàng sẽ phải tiến hành kiểm hóa.
+ Tờ khai phân luồng đỏ: In tờ khai (01 bản) kèm theo Invoice bản chụp, hợp
đồng bản chụp, giấy nộp thuế (bản chụp và bản gốc để đối chiếu), bill, lệnh giao hàng
của hãng tàu, giấy phép (nếu có), C/O (nếu có) rồi cầm ra Hải quan tiếp nhận ghi trên
hồ sơ, để Hải quan tiếp nhận kiểm tra đối chiếu chứng từ, soát giá, tính thuế rồi chuyển
sang bộ phận Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa để kiểm tra mặt hàng doanh nghiệp
khai báo trên tờ khai tên hàng, xuất xứ, xác định chủng loại hàng, thuế xuất. Nếu hàng
hóa kiểm tra đúng như khai báo trên tờ khai thì Hải quan kiểm hóa sẽ phê trên lệnh
hình thức, sau đó in tờ khai thông quan. Chuyển hồ sơ sang bộ phận trả tờ khai (Doanh
nghiệp lưu 1 bản và Hải quan lưu 1 bản). Khi tờ khai bị phân luồng đỏ, cần chủ động
sang bộ phận Hải quan kiểm hóa, đăng kí xin phân hải quan kiểm hóa cho lô hàng.
+ Đổi lệnh lấy hàng: Sau khi công chức hải quan quyết định thông quan lô hàng,
nhân viên giao nhận sẽ in tờ mã vạch. Nhân viên giao nhận tiến hành kí hải quan, đổi
lệnh tại cảng. Có được phiếu giao nhận container (phiếu EIR), giao lái xe vận chuyển
container về kho riêng hoặc rút ruột ngay tại bãi CY.
1.3.3.2 Nếu là hàng lẻ (LCL)
Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu công ty giao nhận thay mặt mình nhận
hàng thì nhân viên của công ty giao nhận sẽ đến hàng lẻ (CFS) để nhận hàng và giao
lại cho khách hàng..
Các bước làm tương tự như giao nhận hàng nhập khẩu FCL. Sau khi làm xong
thủ tục hải quan , nhân viên giao nhận sẽ kí hải quan tại cảng và đổi lệnh giao hàng.
Sau đó vào kho CFS lấy hàng và giao hàng cho người vận tải chở hàng về cho khách
hàng.



CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI
HIẾN THÀNH
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH thương mại vận tải Hiến Thành
2.1.1 Đôi nét về công ty
 Tên công ty (bằng tiếng Việt): Công Ty TNHH Thương Mại Vận Tải Hiến
Thành
 Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HIEN THANH TRANSPORT
TRADING LIMITED COMPANY
 Mã số doanh nghiệp: 0201420131
 Ngày cấp mã DN: 29/03/2014 Ngày bắt đầu hoạt động: 28/03/2014
 Địa chỉ trụ sở: Số 51 tổ dân cư số 7, thôn Trang Quan (Tại nhà ông Dư Văn

Hi, Xã An Đồng, Huyện An Dương, Hải Phòng)
 Điện thoại: 0313.569.076
 E-mail:
 Fax: 0313.569.415
 Chủ doanh nghiệp: Dư Văn Hiến
 Giám đốc: Dư Văn Hiến

 Lĩnh vực hoạt động
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ
- Dịch vụ logistics
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa và khai thuê hải quan
- Thực hiện mọi sự ủy thác của khách hàng để hoàn thành việc giao nhận hàng
hóa cho khách hàng, phục vụ nhu cầu của đa dạng đối tượng với nhiều loại hàng hóa
khác nhau.
- Kinh doanh kho bãi
 Mức lương trung bình tháng của cán bộ nhân viên, lái xe: 8.500.000 vnđ/ tháng.

 Doanh thu bình quân của công ty từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
2.100.000.000 vnđ/tháng.
 Lợi nhuận bình quân: 600.000.000 – 800.000.000 vnđ/ tháng.
2.1.2 Quy trình hoạt động và một số mặt hàng chủ yếu của công ty
* Quy trình hoạt động:
- Kí hợp đồng với khách hàng từ ban giám đốc, phòng kinh doanh của công ty.


- Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng.
- Bộ phận chứng từ (Hàng nhập – xuất) liên hệ với hãng tàu, chủ hàng, tiến hành
mở tờ khai hải quan, lên hãng tàu lấy lệnh, cược vỏ, đổi lệnh phiếu EIR dưới cảng, bố
trí phương tiện vào cảng gắp container kéo về kho riêng của khách hàng (đối với hàng
nhập) và hàng xuất là ngược lại.
* Một số mặt hàng chủ yếu của công ty
- Hàng cáp điện: Công ty chủ yếu phục vụ vận chuyển và giao nhận trên các
tuyến đường Hải Phòng – Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nam…
- Hàng đồng cuộn: Hải Phòng- Bắc Ninh, Hà Nam…
- Hàng cám, thức ăn gia súc: Hải Phòng – Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương,
Hưng Yên
- Hàng đường ăn đóng bao gói: Hải Phòng – Nghệ An.
- Hàng thiết bị máy móc: Hải Phòng – Thái Nguyên, Hà Nội.
- Hàng đá vôi: Hải Phòng – Hải Dương.
- Một số mặt hàng khác…
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.2.1 Sơ đồ tổ chức





BAN GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH
CHÍNH

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG VẬN TẢI

PHÒNG CHỨNG TỪ
HÀNG XUẤT, NHẬP,
KHAI HẢI QUAN

BỘ PHẬN ĐIỀU
XE

LÁI XE TẢI
ĐẦU KÉO

BỘ PHẬN
CHẠY LỆNH

BỘ PHẬN SỬA

CHỮA XE


2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
+ Ban giám đốc là bộ phận đầu não của công ty, đem lại những định hướng chiến lược
quan trọng giúp công ty phát triển. Nhiệm vụ cụ thể của ban giám đốc công ty TNHH
thương mại vận tải Hiến Thành:
- Xây dựng các chiến lược trung và dài hạn cho công ty.
- Chỉ thị các công việc cụ thể cho giám đốc và phó giám đốc, phê duyệt các đề
xuất từ phía bộ phận cấp dưới.
- Quyết định lương thưởng cuối năm, xét duyệt thăng chức, tuyển dụng lao động
mới…
+ Giám đốc: Là người đứng đầu trong công ty, là người điều hành và đưa ra các quyết
định phê duyệt yêu cầu của các phòng ban. Giám đốc công ty thương mại vận tải Hiến
Thành có các nhiệm vụ:
- Trực tiếp điều hành và phân công nhiệm vụ để giải quyết các công việc hàng
ngày của công ty, bao gồm các công việc sau: Phân công giải quyết công việc cho các
phó tổng giám đốc; giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng, trưởng đại diện trong công
ty, ra quyết định giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày…
- Giám đốc có trách nhiệm báo cáo với ban giám đốc về tình hình hoạt động của
công ty, quyết định mua sắm tài sản, tuyển thêm nhân lực hay không.
- Là người trực tiếp kí kết các hợp đồng dịch vụ với khách hàng, người chỉ đạo
hướng dẫn các bộ phận chức năng cung cấp dịch vụ giao nhận và kho bãi cho khách
hàng.
- Tìm kiếm thêm khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu để mở rộng kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty. Theo một cách nào đó giám đốc cũng phải thực hiện
chức năng như 1 Sale, phải sử dụng các mối quan hệ và uy tín của mình để tìm kiếm
các khách hàng cho công ty.
+ Phó giám đốc: Thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc và tổng giám đốc,
đồng thời ra các quyết định và triển khai nhiệm vụ được giao từ giám đốc. Cụ thể:

- Báo cáo với giám đốc tình hình hoạt động của công ty, tổng kết các hoạt động
và các kết quả mà các bộ phận cấp dưới báo cáo.
- Triển khai thực hiện các định hướng từ ban giám đốc và giám đốc, phân công
cụ thể nhiệm vụ cho các bộ phận liên quan.


- Tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận và kho bãi, giữ mối quan hệ
tốt với khách hàng…
- Thay mặt cho giám đốc quyết định các công việc của công ty khi được ủy
quyền
+ Phòng Hành chính: Phòng chức năng thuộc bộ máy quản lý, điều hành của Công ty,
do trưởng phòng phụ trách và quản lý, có các phó phòng giúp việc, đội ngũ chuyên
viên thực hiện công tác và tuỳ theo tình hình thực tế sẽ có các tổ chuyên môn, nghiệp
vụ.
- Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc công ty trong quản lý và điều hành hoạt
động thuộc lĩnh vực: Hành chính, quản trị tài sản, nhân sự và lao động tiền lương.
- Thực hiện các công tác văn phòng và thư ký; hành chính; nhân sự; lao động tiền lương; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ, phương tiện đi lại; công nghệ thông tin;
thi đua khen thưởng của toàn hệ thống công ty; quản lý an ninh, an toàn; đối ngoại với
các cơ quan chính quyền
- Chủ trì tổ chức hoạt động nhằm kết nối các phòng, ban có chung chức năng,
nhiệm vụ của các doanh nghiệp trong hệ thống nhằm nâng cao và phát triển kỹ năng
và nghiệp vụ chuyên môn.
+ Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho tổng
giám đốc về công tác cung cấp các dịch vụ của công ty (cho thuê kho bãi, dịch vụ vận
tải, dịch vụ giao nhận hàng hóa…), đồng thời tham mưu công tác nghiên cứu và phát
triển dịch vụ, phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách
hàng. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm
quyền được giao.
- Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công
việc của phòng từng tháng để trình tổng giám đốc phê duyệt.

- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định của công ty và các báo cáo khác
theo yêu cầu của ban điều hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của ban điều hành phân công.
- Tham mưu xây dựng chính sách cung cấp dịch vụ, bao gồm chính sách về giá,
dịch vụ hậu mãi để trình tổng giám đốc phê duyệt.
- Thu thập và quản lý thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng theo quy định.


+ Phòng kế toán: Phòng kế toán là phòng chức năng thuộc bộ máy quản lý, điều hành
của công ty, do kế toán trưởng phụ trách và quản lý, có các kế toán phó và đội ngũ kế
toán viên giúp việc và tùy theo tình hình thực tế sẽ có các tổ chuyên môn, nghiệp vụ.
Với chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc công ty trong quản lý và điều
hành hoạt động thuộc lĩnh vực tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán tài chính
theo luật pháp và quy định của Nhà nước, phòng kế toán là một bộ phận chiến lược
của công ty.
- Thực hiện công tác quản lý kế toán tài chính: lập báo cáo tài chính, báo cáo
thuế, báo cáo hợp nhất, báo cáo thống kê theo đúng quy định của Nhà nước và công ty.
Tính toán chi phí của từng lô hàng, theo dõi để vào sổ sách, tính toán lãi lỗ cho công
ty.
- Ứng tiền cho nhân viên hiện trường trong công ty thực hiện dịch vụ giao nhận
- Chịu trách nhiệm về các khoản chi của công ty và các khoản thu từ khách hàng.
Theo dõi sổ sách kế toán và các giấy báo nợ (Debit Note)
- Nhận và kiểm tra chứng từ: tổng phí, giá bán, điều kiện thanh toán, đối tượng
xuất hóa đơn (trong nước hay ngoài nước).
- Xuất hóa đơn phác thảo cho khách hàng, xuất hóa đơn gốc.
- Tổng kết cuối tháng tình hình trả lương, thưởng cho nhân viên.
- Lưu lại các tài liệu, chứng từ cần thiết.
- Chủ trì tổ chức hoạt động nhằm kết nối các phòng, ban có chung chức năng,
nhiệm vụ của các doanh nghiệp trong hệ thống nhằm nâng cao và phát triển kỹ năng
và nghiệp vụ chuyên môn

- Đại diện công ty làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước, kiểm toán
độc lập và các cơ quan chức năng khác trong việc thực hiện các quy định của pháp luật
có liên quan hoặc theo yêu cầu của các cơ quan này.
+ Phòng vận tải: Bộ phận giữ vai trò quan trọng trong công ty. Bộ phận vận tải gồm 3
bộ phận liên quan là bộ phận điều xe, bộ phận chạy lệnh và bộ phận sửa chữa xe.
Nhiệm vụ của phòng vận tải:
- Ra quyết định điều động xe để vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.
- Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kho bãi.
- Là bộ phận trực tiếp thực hiện các dịch vụ cho khách hàng: vận chuyển hàng
hóa, làm thủ tục thông quan, kiểm dịch, kiểm hóa, kiểm tra chất lượng…


- Quản lí bộ phận lái xe và nhân viên chạy lệnh, chỉ thị các công việc cụ thể cho
các nhân viên trên.
- Định kì có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng đội xe của công ty, đề xuất với ban
giám đốc mua sắm hay thay thế các thiết bị vận tải, nhân công phù hợp.
+ Phòng chứng từ hàng nhập, xuất và khai hải quan: Bộ phận chứng từ có chức năng
chính là tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, xuất được chở trên
tàu do công ty khai thác và làm Fowarder như: yêu cầu chủ tàu/đại lý cảng xếp cung
cấp bộ chứng từ chính xác, tập hợp, kiểm tra chứng từ, sửa đổi chứng từ nếu cần, gửi
thông báo tàu đến (NOA), phát hành lệnh giao hàng (D/O), phát hành vận đơn (B/L),
lược khai hàng hóa (manifest), truyền dữ liệu hàng xuất cho cảng dỡ...
- Đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất-nhập trên tàu trước khi
trình hải quan.
- Đảm bảo việc báo hàng/giao hàng cho khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình
và thủ tục pháp lý.
- Khai hải quan theo yêu cầu của khách hàng


2.3 Tình hình hoạt động của công ty

BẢNG TỔNG QUÁT KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 12 THÁNG NĂM 2015
(Đơn vị tính: VNĐ)
T

BP mở TK hải quan

BP mở TK hải quan

( Vận tải hàng nhập + phí đổi



hàng nhập
Doanh thu Lợi nhuận

hàng xuất
Doanh thu Lợi nhuận

lệnh )

ng
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12

Vận tải hàng xuất

Doanh thu

Lợi nhuận

Doanh thu

Lợi nhuận

Cước biển + chứng từ
hàng xuất
Doanh thu Lợi nhuận

Tổng

Tổng

doanh thu

lợi nhuận

2.500.000
2.000.000
4.000.000
3.200.000

2.900.000
4.200.000
3.000.000
2.500.000
2.700.000
4.000.000
4.400.000

680.000
550.000
1.100.000
860.000
780.000
1.200.000
800.000
680.000
750.000
1.100.000
1.200.000

950.000
900.000
1.200.000
1.000.000
1.200.000
1.500.000
1.300.000
1.100.000
1.500.000
3.000.000

3.600.000

210.000
200.000
300.000
250.000
300.000
400.000
330.000
295.000
400.000
750.000
900.000

980.000.000
950.000.000
1.155.000.000
1.190.000.000
1.120.000.000
1.800.000.000
1.200.000.000
1.080.000.000
1.100.000.000
1.750.000.000
2.580.000.000

312.500.000
303.000.000
368.800.000
380.000.000

366.000.000
591.000.000
394.000.000
345.600.000
362.000.000
575.456.000
848.387.000

1.280.000.000
1.100.000.000
1.650.000.000
1.725.000.000
1.758.000.000
1.750.000.000
1.710.000.000
1.620.000.000
1.900.000.000
1.520.000.000
1.780.000.000

226.900.000
195.000.000
321.300.000
336.000.000
342.500.000
341.000.000
333.500.000
317.000.000
371.700.000
297.354.000

348.217.000

1.500.000
1.250.000
2.500.000
2.770.000
2.450.000
2.850.000
2.700.000
2.600.000
3.000.000
2.100.000
3.000.000

750.000
600.000
1.326.000
1.470.000
1.300.000
1.425.000
1.350.000
1.300.000
1.480.000
1.040.000
1.481.000

2.264.950.000
2.054.150.000
2.812.700.000
2.921.770.000

2.884.550.000
3.558.550.000
2.917.000.000
2.706.200.000
3.007.200.000
3.279.100.000
4.371.000.000

541.040.000
499.350.000
692.826.000
718.580.000
713.880.000
935.025.000
729.998.000
664.875.000
736.330.000
875.700.000
1.200.185.000

3.300.000

900.000

1.200.000

300.000

1.210.800.000


398.150.000

1.761.000.000

344.500.000

2.795.000

1.380.000

2.979.095.000

745.230.000


Qua bảng trên trên ta thấy doanh nghiệp đang kinh doanh khá hiệu quả. Đặc biệt
là thời điểm tháng 6, tháng 7 và 3 tháng cuối năm, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được là rất khả quan. Dù mới thành lập được hơn 2 năm nhưng doanh nghiệp đã rất nỗ
lực cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong các hoạt động mà
công ty TNHH thương mại vận tải Hiến Thành thực hiện thì vận tải nội địa là lĩnh vực
đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho công ty. Lấy lệnh, làm chứng từ cũng
đem lại hiệu quả cao. Với lợi thế của mình là doanh nghiệp thiên về lĩnh vực vận tải,
có bãi để xe và nhiều đầu kéo lớn, hướng đi của công ty trong thời gian tới là tiếp tục
mở rộng lĩnh vực vận tải, chuyên chở hàng hóa thêm nhiều khu vực trong nước. Đồng
thời doanh nghiệp cũng cố gắng thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mới, nâng cao
chất lượng phục vụ để giữ được khách hàng lâu năm như công ty xuất nhập khẩu thực
phẩm An Phát, công ty gỗ đồng kị Kim Sang… Nếu có được sự hết lòng và nhất trí
của toàn bộ tập thể công ty TNHH thương mại vận tải Hiến Thành thì công ty sẽ có thể
phát triển lớn mạnh hơn nữa.
Với những nguồn lực đội xe hùng hậu và đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, công ty

định hướng khai thác điểm mạnh của mình là vận tải nội địa, phối hợp với các bên vận
tải khác như các hãng tàu, các đại lí vận tải để tạo thành đầu mối vận chuyển xuyên
suốt của lô hàng xuất nhập khẩu.
2.4 Điểm mạnh điểm yếu của công ty
* Điểm mạnh
- Phục vụ nhiều khách hàng tiềm năng với đủ loại mặt hàng, nguồn hàng, số
lượng, quy mô từ nhỏ đến lớn.
- Đội xe hùng hậu là thu nhập của công ty, năng lực cạnh tranh tốt. Cụ thể số
nhân viên lái xe là 9 lái xe, đều là các nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, lành nghề,
có chứng chỉ giấy phép hạng FC, sức khỏe tốt, nhiệt tình với công việc.
- Công ty có tổng cộng 9 đầu kéo, cũng chính là tài sản cố định của công ty.
Trong đó:
+ 1 xe đầu kéo Mĩ, trọng tải 35 tấn (MAX FORCE) trị giá 2,5 tỷ đồng.
+ 3 xe đầu kéo Trung Quốc, trọng tải 34 tấn/xe (CAMC) trị giá 3,3 tỷ đồng.
+ 3 xe đầu kéo Mĩ, trọng tải 29 tấn. Đây là dòng xe Mĩ đầu bằng sản xuất năm
2006, 2007, 2008, trị giá 2,1 tỷ đồng/ xe.
+ 2 xe đầu kéo Mĩ, trọng tải 32 tấn. Đây là dòng xe ngao sản xuất năm 2003,
2005, trị giá 2,3 tỷ đồng.


- Có bãi xe là tài sản cố định của công ty, nên không mất phí thu kho bãi đậu xe,
hàng tháng tiết kiệm được chi phí. Trung bình mỗi tháng công ty đã tiết kiệm được
một khoản tiền gần 12 triệu đồng cho hoạt động thuê kho bãi đỗ đậu xe. Đây chính là
một lợi thế giúp công ty cạnh tranh với nhiều đối thủ khác trong các hoạt động vận tải,
giao nhận. Bãi đỗ xe của công ty rộng, nằm gần cầu An Đồng, thành phố Hải Phòng.
- Đội ngũ vận tải đầu kéo ô tô chuyên nghiệp, áp dụng các phương pháp quản lí
hiện đại để giám sát đội xe hoạt động đúng lịch trình và kế hoạch, đảm bảo hàng hóa
của khách hàng được giao đúng thời gian và lịch trình.
- Nhân viên văn phòng đều là các anh chị trẻ tuổi, năng nổ nhiệt tình và có trình
độ, hết mình với công việc.

* Điểm yếu
- Công ty phải đi thuê văn phòng, nên mất đi một khoản tiền không nhỏ.
- Vì tài sản và doanh thu chính của công ty phụ thuộc vào đội xe nên doanh thu
và lợi nhuận phụ thuộc vào các yếu tố tác động từ bên ngoài, một trong số đó là biến
động giá xăng dầu trên thị trường.
- Công ty đầu tư mua sắm phương tiện xe đầu kéo là từ tiền vay ngân hàng, vậy
nên hàng tháng công ty vẫn phải trả một khoản lãi. Từ đó làm giảm khoản lợi nhuận
mà công ty thu về.
- Một trong những điểm yếu lớn của công ty là đội xe có nhiều xe do Trung Quốc
sản xuất, nên tính thanh khoản kém, phương tiện sau một thời gian hoạt động nếu
không chịu khó bảo trì sẽ nhanh chóng xuống cấp, hao mòn… Vấn đề này không chỉ
ảnh hưởng đến chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sửa chữa bảo dưỡng mà còn ảnh
hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.


CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG NHẬP KHẨU FCL CHẤT
PHỤ GIA DÙNG TRONG TÔN CÁCH NHIỆT TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VẬN TẢI HIẾN THÀNH
3.1 Sơ đồ quy trình

Nhận chứng từ và kiểm
tra chứng từ

Lấy lệnh giao hàng, cược
vỏ conatiner

Làm thủ tục hải quan

Lấy hàng tại bãi của cảng


Quyết toán và thanh toán
công nợ


×