Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

tình hình sản xuất của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.57 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế tài chính của thế giới cũng như của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21
đang thay đổi một cách nhanh chóng với những biến động khó lường. Sự thay đổi đó đặt ra
yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén với thị trường cùng những chiến
lược tài chính khôn ngoan.
Tài chính doanh nghiệp luôn là tổng hòa mọi mối quan hệ kinh tế. Các nội dung và giải
pháp tiền tệ không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài chính, tăng thu nhập, tăng
trưởng kinh tế, mà còn phải quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Điều đó đòi hỏi
hoạt động tài chính cần phải được nghiên cứu và quản lý chặt chẽ bằng pháp luật, bằng các
công cụ và biện pháp quản lý có hiệu quả. Nghiên cứu các vấn đề quản trị tài chính là một
công việc vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của các
doanh nghiệp và có vai trò trong công việc tiến hành và kiểm soát hoạt động kinh tế, đảm bảo
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính là một chức năng quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp
sản xuất, bán lẻ, ngân hàng, các định chế tài chính, bệnh viện, trường học cho đến các tổ chức
Nhà nước. Vậy trong doanh nghiệp công việc của nhà quản trị tài chính là gì ? Đó là dự báo,
lên kế hoạch tài chính, phân tích các dự án đề ra quyết định đầu tư dài hạn, phân tích các
nguồn tài trợ sẵn có để quyết định phương án huy động vốn. Để làm tốt công việc này, nhà
quản trị tài chính cần có những hiểu biết về thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn muốn tối ưu hóa các hoạt động để đạt hiệu quả
cao nhất. Vì vậy nhà quản trị tài chính doanh nghiệp còn phải thường xuyên xem xét và ra các
quyết định về mức tiền mặt và tồn kho tối ưu, các chính sách tín dụng, bán hàng, khai thác các
nguồn tài trợ và đầu tư ngắn hạn hiệu quả nhất, chia lợi nhuận cho cổ đông và tái đầu tư hợp
lý để doanh nghiệp có thể phát triển và đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Trên đây là nội dung của môn học Quản trị tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, thực tế cho
thấy công tác quản lý sản xuất kinh doanh mang nặng kiểu quản lý hành chính nhiều sự áp
dụng không hợp lý và nhiều vấn đề bất cập, buộc các doanh nghiệp phải tự tìm ra con đường
đúng đắn và phương pháp sản xuất kinh doanh hợp lý, do đó thực tế sẽ có nhiều sự khác biệt
với lý thuyết và những bất hợp lý. Để hiểu rõ được những nội dung này, ta sẽ tìm hiểu một
công ty cụ thế. Đó chính là mục đích của bài thiết kế này.


Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
1
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.Bản chất và khái niệm tài chính Doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì nhà kinh doanh đều phải có một
luợng vốn ban đầu nhất định được huy động từ các nguồn khác nhau : tự có, ngân sách cấp,
liên doanh liên kết, phát hành chứng khoán hoặc vay của ngân hàng, … Số vốn ban đầu sẽ
được đầu tư vào các mục đích khác nhau: xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,
vật tư và thuê nhân công. Như vậy, số vốn ban đầu khi phân phối cho các mục đích khác nhau
thì hình thái của nó không còn giữ nguyên dưới dạng tiền tệ ban đầu mà đã biến đổi sang hình
thái khác là những hiện vật như nhà xưởng, máy móc thiết bị, người lao động, … Quá trình
phân chia và biến đổi hình thái của vốn như vậy là quá trình cung cấp hay nói cách khác là
quá trình lưu thông thứ nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình tiếp theo là sự kết
hợp của các yếu tố vật chất nói trên để tạo ra một dạng vật chất mới là sản phẩm dở dang, kết
thúc quá trình này thì thành phẩm mới được xuất hiện. Quá trình đó chính là quá trình sản
xuất sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp phải trải qua quá trình luư thông thứ hai, quá
trình tiêu thụ, để vốn dưới dạng thành phẩm trở lại hình thái tiền tệ ban đầu thông qua khoản
thu bán hàng của doanh nghiệp. Số tiền thu được đó lại trở về tham gia quá trình vận động
biến đổi hình thái như ban đầu. Qúa trình biến đổi như vậy lặp đi lặp lại liên tục và có tính
chất chu kỳ. Chính sự vận động biến đổi hình thái như trên của vốn tạo ra quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình vận động của vốn diễn ra được là nhờ hệ thống các
mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường xung quanh nó. Hệ thống các mối quan hệ đó
rất phức tạp, đan xen lẫn nhau nhưng ta có thể phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:
Nhóm 1: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Đây là mối quan hệ nộp, cấp.

Nhà nước có thể cấp vốn, góp vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các
khoản nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Nhóm 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác ở các thị
trường. Đây là các quan hệ trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm ở thị trường hàng
hóa, mua bán trao đổi quyền sử dụng sức lao động ở thị trường lao động hoặc mua bán, trao
đổi quyền sử dụng vốn ở thị trường tài chính.
Nhóm 3: Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp. Đây là các quan hệ
chuyển giao vốn, quan hệ trong việc thu hộ, chi hộ giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp
với doanh nghiệp.Quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ, công nhân viên như việc thanh toàn
luơng, thưởng, vay và trả tiền vốn, tiền lãi và yêu cầu các cá nhân vi phạm hợp đồng và kỷ
luật lao động bồi thường thiệt hại hoặc nộp các khoản tiền phạt.
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
2
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


Hệ thống các mối quan hệ trên có các điểm chung là:
- Đó là những mối quan hệ kinh tế, những quan hệ liên quan đến công việc tạo ra sản phẩm và
giá trị mới trong công việc.
- Chúng đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, thông qua đồng tiền để đo lường, đánh giá.
- Chúng đều nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
Chỉ cần một sự mất cân đối hoặc sự phá vỡ của một trong những mối quan hệ trên thì quá
trình vân động biến đổi hình thái của vốn có thế bị đình trệ , quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vì thế mà sẽ bị đảo lộn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Hệ thống các mối
quan hệ như vậy được coi là tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy tài chính của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là những khoản tiền hoặc những
hoạt động liên quan đến tiền, mà nó có thể được hiểu như sau:

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái
tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh nó, những mối quan hệ này nảy
sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.

2. Chức năng của tài chính Doanh nghiệp.
2.1. Chức năng phân phối.
Chức năng phân phối là một khả năng khách quan vốn có của phạm trù tài chính nói chung
và tài chính doanh nghiệp nói riêng. Con người nhận thức và vận dụng khả năng này để tiến
hành phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp , nhằm thỏa mãn những nhu cầu của chủ doanh nghiệp. Đối tượng phân phối
của tài chính doanh nghiệp là các nguồn tài chính của doanh nghiệp, đó là những giá trị của
cải mới sáng tạo ra trong kỳ, những giá trị của cải doanh nghiệp tích lũy từ trước, … Chủ thể
phân phối của tài chính doanh nghiệp 26+là chủ doanh nghiệp và nhà nước. Quá trình phân
phối diễn ra trước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là
phân phối về nguồn huy động vốn của doanh nghiệp, phân phối số vốn huy động được để đầu
tư vào các loại tài sản và phân phối thu nhập sau quá trình kinh doanh. Quá trình phân phối
của tài chính doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại của
doanh nghiệp.
Tuy vậy, việc phân phối phải dựa trên các tiêu chuẩn và định mức được tính toàn một cách
khoa học trên nền tảng là hệ thống các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi trường
xung quanh.
Phân phối hợp lý là mục đích mà chủ thể mong muốn. Để phân phối, chủ thể phải dựa trên cơ
sở quá trình phân tích, tính toán khoa học. Việc phân tích không chi tiết, việc tính toán không
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
3
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp



chính xác có thể gây ra sự mất cân đối các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường
xung quanh, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả cao, thậm chí dẫn đến
phá sản. Các tiêu chuẩn và định mức phân phối ở mỗi quá trình sản xuất kinh doanh mặc dù
được tính toán đầy đủ chính xác thì nó cũng thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện và tình hình thực tế. Việc điều chỉnh đó được thực hiện thông qua chức năng thứ hai
của tài chính doanh nghiệp là chức năng giám đốc.

2.2. Chức năng giám đốc
Đây cũng là một khả năng khách quan vốn có của phạm trù tài chính nói chung và tài
chính doanh nghiệp nói riêng. Giám đốc tài chính doanh nghiệp là việc theo dõi, giám sát. Đối
tượng của giám đốc tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối, cụ thể là quá trình tạo lập
và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Chủ thể giám đốc tài chính doanh nghiệp là chủ thể
phân phối tài chính doanh nghiệp, cụ thể là chủ doanh nghiệp và nhà nước. Mục đích của
giám đốc tài chính doanh nghiệp là kiểm tra tính hợp lý, tính đúng đắn và hiệu quả của quá
trình phân phối tài chính. Từ kết quả của việc giám đốc mà chủ thể có phương hướng, biện
pháp điều chỉnh cho quá trình phân phối tài chính doanh nghiệp hợp lý hơn và đạt hiệu quả
kinh tế cao hơn. Đặc điểm của giám đốc tài chính doanh nghiệp là giám đốc bằng đồng tiền.
Phương pháp của giám đốc là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào những
kết luận của việc phân tích, chủ doanh nghiệp có thế đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn.
Khi nói đến chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính doanh nghiệp, ta có thể nhầm lẫn
với công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Thực ra hai khái niệm này rất khác nhau. Công tác
kiểm tra, thanh tra tài chính là một hoạt động chủ quan của con người trong việc thực hiện
chức năng của tài chính, nó có thể tồn tại hoặc không tồn tại, có thể đúng đắn, cũng có thể sai
lệch. Công tác này thường chỉ được thực hiện bởi nhân viên của các cơ quan chức năng quản
lý của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp vi phạm chế độ quản lý kinh tế, tài chính,
hay bị thua lỗ kéo dai, bị kiện, … Nếu các nhân viên thanh tra có đủ năng lực, trình độ chuyên
môn, công minh chính trực thì kết quả thanh tra mới phản ánh đúng tình hình kinh tế , tài
chính của doanh nghiệp, còn ngược lại thì kết quả thanh tra sẽ bị sai lệch. Còn chức năng
giám đốc bằng đồng tiền của tài chính là thuộc tính vốn có của nó, luôn luôn tồn tại và đúng

vì khi đã có quá trình sản xuất kinh doanh thì nhất định có các hệ thống chi tieu tài chính cho
dù nhà sản xuất kinh doanh có ghi chép nó vào sổ sách hay không.
Hai chức năng trên đây của tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chức năng phân phối xảy ra ở trước, trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh, nó là
tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chức năng giám đốc bằng đồng tiền luôn theo sát
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
4
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


chức năng phân phối, có tác dụng điều chỉnh và định mức phân phối, đảm bảo cho nó luôn
luộn phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của sản xuất, kinh doanh.

3. Nội dung cơ bản về tình hình tài chính Doanh nghiệp
Để thực hiện tốt các chức năng của tài chính thì các bộ phận quản lý có liên quan của
doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Thiết lập những mối quan hệ khăng khít với thị trường vốn để luôn luôn chủ động về vốn
cho sản xuất, kinh doanh.
- Xác định mục đích phân phối vốn đúng đắn, rõ ràng.
- Tính tóan chính xác các tiêu chuẩn phân phối vốn đúng với các mục đích đã xác định.
- Tổ chức thực hiện công tác bảo toàn vốn một cách khoa học.
- Tổ chức công tác theo dõi, ghi chép phản ánh đầy đủ, liên tục, có hệ thống các chỉ tiêu tài
chính của doanh nghiệp,
- Tổ chức công tác phân tích đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các định mức và tiêu
chuẩn phân phối, tình hình thực hiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính để kịp thời phát hiện
những bất hợp lý trong quá trình thực hiện các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường
kinh tế xung quanh từ đó có những quyết định điều chỉnh hợp lý.

- Cùng với các bộ phận quản lý khác của doanh nghiệp, công tác quản lý tài chính góp phần
duy trì và phát triển quan hệ với bạn hàng, khách hàng và các mối quan hệ trong nội bộ doanh
nghiệp đồng thời luôn đảm bảo thực hiện tốt các quy định, chế độ quản lý của nhà nước, …
Chức năng tài chính có được thực hiện tốt hay không, hiệu quả công tác quản trị tài chính
có cao hay không phụ thuộc vào công sức và trí tuệ của toàn thể cán bộ công nhân viên của
doanh nghiệp, mà quan trọng nhất là kiến thức về quản trị tài chính và năng lực lãnh đạo của
người đứng đầu doanh nghiệp.

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
5
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu về Doanh nghiệp.
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty.
- Tên đầy đủ của công ty: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng – Hai
Phong Petrolimex Transportation and Services Joint Stock Company.
- Loại hình công ty: Công ty cổ phần
- Địa chỉ: Số 16 Ngô Quyền – quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng.
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là một đơn vị thành viên của
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
- Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí, khí hóa lỏng (gas), xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu.
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải thủy.
- Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải thủy.
- Xây dựng nhà các loại, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- San lấp mặt bằng, nạo vét luồng lạch.
- Đại lý khí hóa lỏng (gas).
- Gia công cơ khí.
- Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Kinh doanh nhà đất, cảng biển, kho bãi.
- Bán buôn sắt thép
- Bán buôn tre nứa, gỗ cây, gỗ chế biến, xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi, kính xây dựng,
sơn, vecni, gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh.
- Vận tải hành khách đường bộ, vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy.
- Hoạt động của đại lý bảo hiểm.

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
6
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng được thành lập theo quyết định
số 1705/QĐ – BTM ngày 7/12/2000 của Bộ Thương mại trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp
sửa chữa tàu Hồng Hà – một bộ phận trực thuộc Công ty vận tải xăng dầu đường thủy I.
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0203000035 của Sở Kế hoạch và đầu
tư Hải Phòng cấp lần đầu ngày 25/12/2000 với tổng vốn điều lệ đến ngày 1/1/2008 là 34,8 tỷ
đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn 2003-2005, doanh thu vận tải đường sông tăng lần lượt từ 17,425 tỷ vào
năm 2003 lên 20,340 tỷ vào năm 2004 tương đương tăng 16,7% và tiếp tục tăng lên 29,332 tỷ
đồng tương đương tăng 44,2% vào năm 2005.
Hoạt động vận tải là hoạt động chủ yếu của công ty trong nhiều năm qua. Hoạt động vận

tải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty: bình quân năm 20042005, doanh thu hoạt động vận tải chiếm tỷ trọng khoảng từ 30% đến 38% nhưng đem lại lợi
nhuận lớn chiếm tỷ trọng 78-88%. Trong hoạt động vân tải, căn cứ vào tình hình thực tế và để
đảm bảo tốt yêu cầu của khách hàng, bên cạnh đội tàu hiện có công ty còn thuê ngoài một số
phương tiện vận tải và hưởng mức chiết khấu 5% trên tổng doanh thu.
Nếu loại trừ phần doanh thu nội bộ: doanh thu năm 2005 của công ty là 9,940 triệu đồng so
với mức 4.652 triệu đồng của năm 2004 đạt mức tăng trưởng rất cao 113,67%. Sáu tháng đầu
năm 2006 doanh thu hoạt động đóng mới tàu là 6,415 triêu đồng tức là bằng 64,5% cả năm
2005. Kết quả này hứa hẹn hoạt động sửa chữa đóng mới tàu năm 2006 sẽ có mức tăng trưởng
cao so với năm 2005.
Tháng 1/2005, thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 4,
Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà trực thuộc Công ty ra đời. Việc ra đời Xí nghiệp đánh dấu
một bước tiến trong lĩnh vực hoạt động sửa chữa cơ khí của công ty. Nhờ đó năng lực đóng
mới phương tiện của công ty được nâng lên rõ rệt: từ chỗ chỉ đóng những con tàu pha sông
biển 300 tấn đến nay đã đóng được những phương tiện đến 1200 tấn, và đặc biệt năm 2003
công ty đã đóng được tàu chuyên dụng hút bùn 4500m3/h được khách hàng đánh giá cao.

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
7
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


2. Sơ đồ tổ chức

Đại hội đồng cổ đông: cuộc họp thường kì hoặc bất thường của các cổ đông của một công ty
cổ phần:
- Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính.
- Biếu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới.

- Giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đuờng lối phát triển công ty.
- Bầu Chủ tịch hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị mới đã hết nhiệm kì.
Trong công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, tiếp đó
mới là Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị: đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị, có nhiệm vụ đưa ra các quyết
định điều chỉnh có tính chất chiến lược của Doanh nghiệp. Quyết định mọi chính sách vế phân
phối, chính sách tích lũy và tiêu dùng cũng như các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến toàn
doanh nghiệp.
Tổng giám đốc: người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính , tình hình thực hiện các mối quan
hệ tài chính của doanh nghiệp, điều chỉnh các mối quan hệ trong phạm vi quyền hạn cho
phép. Điều chỉnh các các quan hệ tài chính trong phạm vi cho phép, báo cáo tình hình tài
chính của doanh nghiệp lên cấp trên và đề xuất các biện pháp điều chỉnh đối với những mối
quan hệ vựot quá phạm vi quyền hạn cấp phép.
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
8
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


Phòng kế toán tài chính: là đơn vị tham mưu giúp giám đốc về quản lý tài chính và tổ chức
công tác hạch toán kế toán toàn công ty. Thực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý vốn,
tài sản và các chế độ khác của Nhà nước, có kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm trình
giám đốc.Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê kế toán, các quy
định của Nhà nước trong công tác hạch toán kế toán và luật thuế. Tổng hợp quyết toán tài
chính và phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm. Thực hiện tổng hợp tình hình sử
dụng và đề xuất biện pháp quản lý mạng lưới kinh doanh trong công ty.

Phòng kinh doanh: giúp giám đốc chỉ đạo công ty kinh doanh, trực tiếp tiến hành các hoạt
động nghiên cứu, thăm dò để tìm ra thị trường tiềm năng của công ty. Xây dựng kế hoạch
kinh doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh trình giám đốc. Lập
báo cáo định kì về tinh hình kinh doanh của công ty, phối hợp với phòng tài chính kế toán xây
dựng hệ thống giá bán phù hợp với thị trường, xúc tiến bán hàng.
Phòng nhân sự: thuê tuyển nhân sự, tiếp nhận hồ sơ xin việc, phân tích đánh giá lựa chọn
nhân sự, trình giám đốc kí duyệt. Điều chỉnh công tác bố trí nhân viên làm việc phù hợp với
trình độ chuyên môn.

2. Giới thiệu bộ phận tài chính của Doanh nghiệp.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính.
- Tổ chức công tác quản lý, nghiệp vụ tài chính.
- Lập kế hoạch tài chính để phát triển kế hoạch của toàn công ty.
- Lập báo cáo tài chính.
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý chứng từ đơn hàng.

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính, chức năng nhiệm vụ.
Kế toán trưởng
-Thủ quỹ
-Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về
công tác kế toán thống kê của toàn công ty, đồng thời theo dõi nguồn vốn kinh doanh, chi phí
quản lý, theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao tài sản cố định.
Thủ quỹ: thu, chi khi chứng từ được giám đốc và kế toán trưởng duyệt.
Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ tổng hợp của kế toán, thanh toán tiền mặt về kế toán, giá
thành, tiền lương.

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1


Thiết kế môn học
9
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


2.3. Mối quan hệ giữa bộ phận tài chính với bộ phận khác và môi trường xung
quanh.
Bộ phận tài chính là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty, có mối quan hệ
chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty. Đồng thời là nơi lập các chứng từ để luân
chuyển đến các bộ phận khác. Như vậy bộ phận này vừa là nơi kiểm tra tính chính xác, phát
hiện các lỗi sai để kịp thời khắc phục, đồng thời là nơi lưu trữ bảo quản các chứng từ của
công ty. Bộ phận tài chính có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác trong và ngoài công
ty.

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
10
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU BAO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu các báo cáo tài chính của Doanh nghiệp
1.1. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính.
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn,
tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt
động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan

trọng trong việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất , kinh doanh
hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp sở hữu , các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện
tại và tương lai của doanh nghiệp.

1.2. Hệ thống báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính quy định trong các doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B01-DN

- Kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B01-DN

- Lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B03-DN

- Thuyết minh báo cao tài chính

Mẫu số B09-DN

Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bay các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy
định trong chế độ này được áp dụng thống nhất trong các doanh nghiệp.

1.3. Yêu cầu quy định với việc lập báo cáo tài chính.
Tất cả các doanh nghiệp độc lập (không nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác)
có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của
Bộ tài chính ban hành. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ , tạm thời chưa bắt buộc lập và gửi,
nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Các báo cáo tài chính đươc lập và gửi vào cuối mỗi quý, mỗi niên độ kế toán để phản ánh
tình hình chính quý đó, niên độ kế toán đó.
Báo cáo tài chính được gửi chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc báo cáo quý đối với
báo cáo tài chính quý, 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán đối với báo cáo tài chính
năm.
Nơi nhận báo cáo tài chính: cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh, thành
phố, cơ quan thuế, cục thống kê tỉnh, thành phố.

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
11
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


1.4. Nội dung cơ bản các bản báo cáo tài chính.
1.4.1. Bảng cân đối kế toán.
a. Bản chất, mục đích.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp , phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài
sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính môt tả tình trạng tài chính của một doanh
nghiệp tại một thời điểm. Đây là báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối
tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý đối với doanh nghiệp.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
và chi tiết giá trị từng loại tài sản. Cho biết giá trị hiện có của toàn bộ các nguồn vốn và chi
tiết giá trị từng nguồn vốn ở hai thời kì đầu và cuối kì báo cáo.
Từ số liệu của bảng cân đối kê toán, ta có thể xác định được cơ cấu tài sản, có cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Cung cấp số liệu để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ. Qua đó có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của

doanh nghiệp, đánh giá tình hình thanh toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài
sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại
thời điểm đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có
quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.
b. Kết cấu.
Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài
khoản kế toán: một bên phản ảnh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tài sản

Mã số

Thuyết minh

Số cuối năm

Số đầu năm

1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Bản chất và mục đích.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép sự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp
trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số
tiền nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học

12
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả
sản xuất kinh doanh, lãi lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời
kì nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình vầ kết quả sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh
doanh chính và hoạt động khác.
b. Kết cấu
Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một ký hoạt động
(lãi, lỗ), các chi tiêu này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động kinh doanh thông
thường và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập , chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp
vụ bất thường.
Tất cả các chỉ tiêu được trình bày theo biểu mẫu sau:
Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Các chỉ tiêu bao gồm:
1. Doanh thu bán hàng và dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu
- Giảm giá
- Hàng bán bị trả lại
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn bán hàng
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
13
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

a. Bản chất và ý nghĩa.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử
dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, người sử dụng có thể dánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần
của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán lượng tiền tiếp theo.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện
và nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến tình hình tiền của doanh nghiệp, cụ thể là
những thông tin về các khoản tiền doanh nghiệp nhận được trong kỳ và các khoản tiền doanh
nghiệp chi ra trong kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ và dòng tiền
thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh , từ hoạt động đầu tư, tài
chính, từ hoạt động bất thường.
b. Kết cấu
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gầm 3 phần phản ánh dòng tiền vào doanh nghiệp và từ doanh
nghiệp ra trên ba mặt hoạt động chủ yếu:
Hoạt động kinh doanh: là hoạt động chủ yếu gắn với chức năng của doanh nghiệp, bao
gồm các dòng thu và chi liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ hạch tóan của
doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư: bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc mua sắm và bán tài sản cố
định dài hạn.
Hoạt động tài chính: bao gồm các hoạt động liên quan đến vốn chủ sở hữu.
Quá trình lưu chuyển tiền tệ ở một doanh nghiệp có thể tóm lược qua công thức:
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Tổng dòng tiền vào từ hoạt động
sản xuất kinh doanh – Tổng dòng tiền ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư = Tổng dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư – Tổng
dòng tiền ra cho hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính = Tổng dòng tiền vào từ hoạt động tài chính – Tổng
dòng tiền ra cho hoạt động tài chính
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1


Thiết kế môn học
14
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền thuần từ họat động sản xuất kinh doanh +
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
- Tiền tồn cuối kỳ = Tiền tồn đầu năm + Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

1.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
a. Bản chất và ý nghĩa
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính
khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.
b. Kết cấu
Thuyết minh báo cáo tài chính gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Các chính sách kế toán
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Giới thiệu các bản báo cáo tài chính của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ
Petrolimex Hải Phòng
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2014

TÀI SẢN
1

Mã Thuyết
số
2

minh
3

31/12/2014

01/01/2014

4

5

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+130+140+150)
I- Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền

100

88.323.124.424 61.728.501.980

110 05
111


35.095.545.699 7.067.577.976
35.095.545.699 7.067.577.976

III1.
2.
5.

130
131
132
135 06

32.432.293.694
14.982.400.125
14.661.736.734
2.788.156.835

IV- Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho

140
141 07

19.151.402.118 17.770.299.855
19.151.402.118 17.770.299.855

V- Tài sản ngắn hạn khác

150


1.643.882.913

Các khoản phải thu
Phải thu khách hàng
Trả trước cho người bán
Các khoản phải thu khác

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

35.614.238.980
17.390.361.030
14.524.506.736
3.699.371.214

1.276.385.169

Thiết kế môn học
15
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


3.
5.

Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
Tài sản ngắn hạn khác

152 08
158 09


1.343.244.413
300.638.500

B- TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+250+260)
I- Các khoản phải thu dài hạn
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

200

59.549.705.798 67.687.649.691

210
218 10
219 11

173.883.827
(173.883.827)

II- Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình

220
221 13

52.080.719.635 55.188.356.912
50.895.835.526 53.980.190.150
103.013.815.20


-

Nguyên giá

222

0
99.999.260.389
(52.117.979.674 (46.019.070.239

4.

Giá trị hao mòn lũy kế
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

223
230 14

)
1.184.884.109

)
1.208.166.762

IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

250
252


-

4.242.191.181
4.242.191.181

V1.
2.
3.

260
261 12
262 15
268

7.468.986.163
7.249.800.813
211.685.350
7.500.000

8.257.101.598
8.009.050.065
240.551.533
7.500.000

Tài sản dài hạn khác
Chi phí trả trước dài hạn
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Tài sản dài hạn khác


934.633.669
341.751.500

42.701.000
(42.701.000)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200)

270
147.872.830.222 129.416.151.671
Mã Thuyết

NGUỒN VỐN
1

số
2

minh
3

31/12/2014
4

01/01/2014
5

AI1.
2.
3.

4.
5.
6.

NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330)
300
Nợ ngắn hạn
310
Vay và nợ ngắn hạn
311 16
Phải trả người bán
312
Người mua trả tiền trước
313
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314 17
Phải trả người lao động
315
Chi phí phải trả
316
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn

65.081.576.832
64.911.586.832
8.300.000.000
27.807.174.655
16.610.260.846
182.393.672
3.633.265.689
-


50.427.498.992
50.374.758.992
3.000.000.000
18.231.998.897
24.831.685.783
947.269.991
1.411.044.720
182.444.282

9.
11.
II3.
BI1.

khác
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nợ dài hạn
Phải trả dài hạn khác
VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410)
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2.

Thặng dư vốn cổ phần

8.043.202.271
335.289.699
169.990.000

169.990.000
82.791.253.390
82.791.253.390
55.680.000.000
6.024.502.460
15.013.122.301
3.684.066.865
2.389.561.764

1.232.192.820
538.122.499
52.740.000
52.740.000
78.988.652.679
78.988.652.679
55.680.000.000
6.024.502.460
15.013.122.301
3.684.066.865
(1.413.038.947)

7. Quỹ đầu tư phát triển
8. Quỹ dự phòng tài chính
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

319
323
330

333
400
410
411
412
417
418
420

18

19
19
19
19
19

Thiết kế môn học
16
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


TỔNG

CỘNG

NGUỒN

VỐN


(440=300+400)

440

147.872.830.222 129.416.151.671

BÁO0 CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2014
CHỈ TIÊU

Mã số

1

2

Thuyết
minh
3

Năm 2014

Năm 2013

4

5

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

1.
2.
3.

vụ
01
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
Doanh thu thuần về bán hàng và cung 10

4.
5.

cấp dịch vụ (10=01-02)
Giá vốn hàng bán
11
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 20

6.
7.
8.
9.
10.

cấp dịch vụ (20=10-11)
Doanh thu hoạt động tài chính
21
Chi phí tài chính
22
Trong đó: chi phí lãi vay

23
Chi phí bán hàng
24
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 30

11.
12.
13.
14.

doanh (30=20+21-22-24-25)
Thu nhập khác
31
Chi phí khác
32
Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty 41

15.

liên kết, liên doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50

20
20

324.635.448.526 313.035.289.564

324.635.448.526 313.035.289.564

21

306.937.266.948 298.415.831.098
17.698.181.578 14.619.458.466

22
23

133.648.838
490.782.224
75.822.224
2.982.961.972
11.036.494.195
3.321.592.025

32.718.877
461.201.388
461.201.388
2.884.740.485
10.688.408.596
617.826.874

24
24
24

1.982.067.355
1.824.337.526

157.729.829
-

600.270.507
887.658.587
(287.388.080)
347.769.050

3.479.321.854

678.207.844

62.663.780
3.416.658.074

541.337.975
136.869.869

3.416.658.074

136.869.869

614

25

(50=30+40)
51
52
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 60


16.1 Chi phí thuế TNDN hiện hành
16.2 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17.

26

nghiệp (60=50-51-52)
61
17.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số
17.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty 62
mẹ

18.

Lãi (lỗ) cơ bản trên cổ phiếu

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

70

27

Thiết kế môn học
17
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp



BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Năm 2014
Mã Thuyết

CHỈ TIÊU

Năm 2014

Năm 2013

4

5

3.479.321.854

678.207.844

7.488.531.240
131.182.827
(200.207.027)
75.822.224

7.922.915.259
(32.718.877)
461.201.388

thay đổi vốn lưu động
08

- Tăng, giảm các khoản phải thu
09
- Tăng, giảm hàng tồn kho
10
- Tăng, giảm các khoản phải trả
11
- Tăng, giảm chi phí trả trước
12
- Tiền lãi vay đã trả
13
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
14
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
15
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
16
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

10.974.651.118
2.814.447.542
(1.381.102.263)
5.967.852.292
759.249.252
(81.210.557)
(304.597.185)
483.260.000
(597.632.800)

9.029.605.614
(2.256.571.776)

1.935.643.737
4.394.032.161
1.890.449.236
(461.201.388)
(95.492.780)
153.010.507
(639.841.304)

doanh
20
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ
21
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
22
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được

18.634.917.399 13.949.634.007

số
2

1
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế
01
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ
02

- Các khoản dự phòng
03
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
05
- Chi phí lãi vay
06
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước

7. chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

27
30

minh
3

13
11
23

24

22

(1.151.546.696) (5.326.509.399)
868.908.182
97.870.758

4.242.040.000 133.648.838
4.093.050.324

32.718.877
(5.195.919.764)

33

11.300.000.000 15.500.000.000
(19.000.000.000

4. Tiền chi trả nợ gốc vay
34
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
Lưu chuyển tiền thuần trong năm

(6.000.000.000) )
5.300.000.000 (3.500.000.000)

(50=20+30+40)
Tiền và tương đương tiền đầu năm
Tiền và tương đương tiền cuối
(70=50+60)

50
60

05

28.027.967.723 5.253.714.243

7.067.577.976 1.813.863.733

70

05

35.095.545.699 7.067.577.976

năm

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
18
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


1. Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu.
Ước tính kế toán
Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo
cáo tài chính hợp nhất yêu cầu Ban Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng
đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại
ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí
trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất thực tế có thể khác với các
ước tính, giả định đặt ra.
Cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính hợp nhất được hợp nhất từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty do

công ty mẹ kiểm soát (công ty con) được lập cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014.
Việc kiểm soát này đạt được khi công ty mẹ có khả năng kiểm soát các chính sách tài chính
và hoạt động của các công ty nhận đầu tư nhằm thu được lợi ích từ hoạt động của các công ty
này.
Tất cả các nghiệp vụ và số dư giữa các Công ty được loại bỏ khi hợp nhất báo cáo tài chính.
Các khoản phải thu và dự phòng nợ khó đòi
Dự phòng nợ khó đòi được trích lập cho một số khoản phải thu đã quá hạn thanh toán từ trên
sáu tháng trở lên, hoặc các khoản phải thu mà người nợ khó có khả năng thanh toán do bị giải
thể, phá sản hay các khó khăn tương tự phù hợp với quy định tại Thông tư số 228/2009/TTBTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính. Số dự phòng Công ty đã trích lập lũy kế đến
31/12/2014 là 173.883.827 VND.
Khoản phải thu quá hạn thanh toán của Công ty Cổ phần Hoàng Hà, Công ty TNHH Thương
mại và dịch vụ Minh Sơn và Công ty TNHH Thương mại & Vận tải Hoàng Gia với số tiền lần
lượt là 188.712.283 VND, 47.038.806 VND và 108.238.504 VND, Ban Giám đốc Công ty
đánh giá có khả năng thu hồi dần được trong tương lai gần nên Công ty không trích lập dự
phòng phải thu khó đòi. Ban Giám đốc Công ty cho rằng việc thực hiện như vậy là phù hợp
với tình hình thực tế của Công ty.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, trường hợp giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được thì hàng tồn kho được xác định theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc
hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác
phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
19
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


hiện được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hoàn thành và chi phí

ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Hàng tồn kho của Công ty được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp giản đơn.
Tài sản cố định hữu hình và khấu hao
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên
giá tài sản cố định hữu hình được xác định theo giá gốc, ngoại trừ một số tài sản cố định được
đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, dựa trên thời gian
hữu dụng ước tính, phù hợp với các quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày
25/4/2013 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1173/QĐ-BTC ngày 21/5/2013 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính. Thời gian tính khấu hao cụ thể của các loại tài sản như sau:
Năm
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền
dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Tài sản cố định khác

khấu

hao
05 - 25
03 - 10
03 - 14
03
04 - 10

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc
cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ
và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của Công ty. Việc khấu hao các tài
sản này được áp dụng giống như đối với các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại 31/12/2014 là chi phí mở rộng sản xuất, chi phí đóng mới
xà lan, tàu và chi phí sửa chữa đột xuất hoặc định kỳ của các tàu vận tải Công ty chưa hoàn
thành, được ghi nhận theo giá gốc.

Chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
Chi phí trả trước
Chi phí trả trước dài hạn bao gồm giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng, chi phí khác và chi phí
sửa chữa định kỳ tài sản:
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
20
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng và chi phí khác được phân bổ dần vào kết quả hoạt động
kinh doanh theo phương pháp đường thẳng trong vòng từ 15 đến 36 tháng kể từ khi phát sinh.
Tài sản cố định được sửa chữa định kỳ 05 năm một lần, chi phí sửa chữa các tài sản này được
phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng trong vòng 60
tháng kể từ khi phát sinh.
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm bao gồm vốn góp cổ đông trong
và ngoài doanh nghiệp, được ghi nhận theo số vốn thực góp của các cổ đông góp cổ phần,

tính theo mệnh giá cổ phiếu đã phát hành.
Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch giữa giá thực tế phát hành và mệnh
giá cổ phiếu khi phát hành lần đầu và phát hành bổ sung.
Doanh thu
Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và Công
ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi các rủi ro, lợi ích và quyền sở hữu hàng hoá được
chuyển sang người mua, đồng thời, Công ty có thể xác định được các chi phí liên quan đến
giao dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được
hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
Doanh thu hoạt động tài chính là lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất
thực tế từng kỳ, phù hợp với thông báo lãi hàng tháng của Ngân hàng.
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính bao gồm lãi tiền vay và lỗ do thanh lý khoản đầu tư. Cụ thể:
Lãi tiền vay được ghi nhận theo thực tế phát sinh trên cơ sở số tiền vay và lãi suất vay từng kỳ
thực tế.
Lỗ do thanh lý khoản đầu tư được ghi nhận trên cơ sở số chênh lệch giữa giá gốc của khoản
đầu tư lớn hơn giá trị thu được từ thanh lý khoản đầu tư.
Thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp phát sinh trong năm.
Thu nhập tính thuế có thể khác với tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được trình bày trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì thu nhập tính thuế không bao gồm các khoản thu nhập
chịu thuế hay chi phí được khấu trừ trong các năm khác (bao gồm cả lỗ mang sang, nếu có) và
ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ.
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học

21
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy
nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định nghĩa vụ về thuế thu
nhập doanh nghiệp tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.
Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam.
Công cụ tài chính
Ghi nhận ban đầu
Tài sản tài chính
Theo Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính, tài sản tài chính
được phân loại một cách phù hợp, cho mục đích thuyết minh trong các báo cáo tài chính hợp
nhất, thành tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh hợp nhất, các khoản cho vay và phải thu, các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo
hạn và tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Công ty xác định phân loại các tài sản tài chính này
tại thời điểm ghi nhận lần đầu.
Tại thời điểm ghi nhận lần đầu, tài sản tài chính được xác định theo giá gốc cộng với các chi
phí giao dịch trực tiếp liên quan đến việc mua sắm tài sản tài chính đó. Các tài sản tài chính
của Công ty bao gồm tiền, phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác.
Nợ phải trả tài chính
Theo Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính, nợ phải trả tài chính
được phân loại một cách phù hợp, cho mục đích thuyết minh trong các báo cáo tài chính hợp
nhất, thành nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh hợp nhất và nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ.
Công ty xác định phân loại các nợ phải trả tài chính này tại thời điểm ghi nhận lần đầu.
Tại thời điểm ghi nhận lần đầu, nợ phải trả tài chính được xác định theo giá gốc cộng với các
chi phí giao dịch trực tiếp liên quan đến việc phát hành nợ phải trả tài chính đó. Nợ phải trả
tài chính của Công ty bao gồm các khoản vay và nợ, phải trả người bán và các khoản phải trả
khác.

Giá trị sau ghi nhận ban đầu
Hiện tại, chưa có quy định về việc xác định lại giá trị của các công cụ tài chính sau ghi nhận
ban đầu. Do đó, giá trị sau ghi nhận ban đầu của các công cụ tài chính được phản ánh theo giá
ghi sổ.
Bù trừ các công cụ tài chính
Các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được bù trừ và giá trị thuần sẽ được trình bày trên
Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nếu và chỉ nếu, Công ty có quyền hợp pháp thực hiện việc bù

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

Thiết kế môn học
22
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


trừ các giá trị đã được ghi nhận này và có ý định bù trừ trên cơ sở thuần, hoặc thu được các tài
sản và thanh toán nợ phải trả đồng thời.
Bên liên quan
Các bên được coi là bên liên quan với Công ty nếu có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng
đáng kể đối với Công ty trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động hoặc
có chung các thành viên quản lý chủ chốt hoặc cùng chịu sự chi phối của một công ty khác
(cùng thuộc Tập đoàn, Tổng công ty).
Các nhân viên quản lý chủ chốt có quyền và trách nhiệm về việc lập kế hoạch, quản lý và
kiểm soát các hoạt động của Công ty: những người lãnh đạo, các nhân viên quản lý của Công
ty và các thành viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này.
Thông tin với các bên liên quan được trình bày tại thuyết minh số 29 và Phụ lục bảng tổng
hợp giao dịch các bên liên quan.

2. Tiền

31/12/2014

01/01/2014

VND

VND

Tiền mặt

210.436.683

171.860.252

Tiền gửi ngân hàng

34.885.109.016

6.895.717.724

Cộng

35.095.545.699

7.067.577.976

3. Các khoản phải thu khác
31/12/2014

01/01/2014


VND

VND

Phải thu bảo hiểm xã hội

122.263.301

136.414.435

Phải thu tiền nhiên liệu lái xe, tàu

5.022.866

13.498.153

Phải thu tiền khen thưởng phúc lợi

28.800.000

-

Phải thu khác

224.374.070

153.746.829

Dư nợ phải trả khác


2.407.696.598

3.395.711.797

Cộng

2.788.156.835

3.699.371.214

4. Hàng tồn kho
31/12/2014
VND
Nguyên liệu, vật liệu
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

4.039.397.683

01/01/2014
VNĐ
3.109.824.547
Thiết kế môn học
23
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


Công cụ, dụng cụ


36.454.704

47.188.109

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

13.169.979.565

12.086.748.833

Hàng hoá

1.905.570.166

2.526.538.366

Cộng

19.151.402.118

17.770.299.855

5. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
31/12/2014
VND
Thuế thu nhập doanh nghiệp

01/01/2014
VND


273.209.062

828.101.946

Thuế giá trị gia tăng

1.070.035.351

106.531.723

Cộng

1.343.244.413

934.633.669

6. Tài sản ngắn hạn khác
31/12/2014

01/01/2014

VND
Tạm ứng

297.638.500

Cầm cố, ký quĩ, ký cược ngắn hạn
Cộng

VND

338.751.500

3.000.000

3.000.000

300.638.500

341.751.500

7. Phải thu dài hạn khác
31/12/2014

01/01/2014

VND

VND

Phải thu Công ty TNHH MTV Vận tải biển Sông Chanh

131.182.827

-

Phải thu dài hạn khác

42.701.000

42.701.000


Cộng

173.883.827

42.701.000

8. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
Năm 2014

Năm 2013

VND
Số dư đầu năm
Trích lập dự phòng

VND

(42.701.000)

(42.701.000)

(131.182.827)

-

Hoàn nhập dự phòng

-


-

Các khoản dự phòng đã sử dụng

-

-

Số dư cuối năm

(173.883.827)

(42.701.000)

9. Chi phí trả trước dài hạn
31/12/2014
VND
Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

01/01/2014
VND
Thiết kế môn học
24
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp


Chi phí sửa chữa tài sản cố định

6.898.900.524


7.623.604.034

Công cụ dụng cụ xuất dùng

332.136.518

297.817.746

Chi phí khác

18.763.771

87.628.285

Cộng

7.249.800.813

8.009.050.065

10. Tài sản cố định hữu hình
Đơn vị tính: VND
Khoản mục

Nhà cửa,

vật kiến trúc

Máy móc


thiết bị

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

quản lýTài sản cố định khác

Thiết bị, dụng cụ

Tổng cộng

NGUYÊN GIÁ
Số dư tại 01/01/2014 17.326.544.179
831.122.251

269.726.658

Đầu tư xây dựng
Mua sắm

-

90.000.000

Thanh lý, nhượng bán -

4.550.451.329 77.021.415.972

99.999.260.389
4.666.566.609 -


-

4.666.566.609

35.000.000

-

125.000.000

1.190.454.768 -

103.032.000

483.525.030

-

1.777.011.798
Số dư tại 31/12/2014 17.326.544.179
831.122.251

166.694.658

4.156.926.299 80.532.527.813

103.013.815.200

GIÁ TRỊ HAO MÒN LUỸ KẾ

Số dư tại 01/01/2014 5.176.900.646 3.428.676.198 36.763.949.529
180.041.269

469.502.597

46.019.070.239

Khấu hao trong năm 1.023.084.360 330.653.022

6.008.314.334 96.931.060

29.548.464

7.488.531.240
Thanh lý, nhượng bán -

356.878.985

929.710.820

-

103.032.000

1.389.621.805
Số dư tại 31/12/2014 6.199.985.006 3.402.450.235 41.842.553.043
106.557.733

566.433.657


52.117.979.674

GIÁ TRỊ CÒN LẠI
Số dư tại 01/01/2014 12.149.643.533
361.619.654

89.685.389

53.980.190.150

Số dư tại 31/12/2014 11.126.559.173
264.688.594

60.136.925

Giang Thị Huơng Giang
QKT 54 ĐHB1

1.121.775.131 40.257.466.443
754.476.064

38.689.974.770

50.895.835.526
Thiết kế môn học
25
Quản trị Tài chính Doanh nghiệp



×