Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phương pháp giải một số dạng bài tập hóa học vô cơ ở bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.44 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ
Ở BẬC THCS
I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.
Họ và tên: NGUYỄN VĂN HÙNG
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT Nội Trú huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG: Giáo dục.
Sáng kiến "Phương pháp thực giải một số dạng bài tập hóa học vô cơ bậc
THCS" là một sáng kiến không phải là mới, bản thân tôi chỉ đưa ra một số dạng
toán cơ bản nhằm củng cố kiến thức cho các em học sinh có thể áp dụng trong kiểm
tra, thi học sinh giỏi ở bậc THCS.
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Hiện nay việc phân loại các dạng bài tập hóa học đối với các em học sinh còn là
một vấn đề rất khó khăn, mà bộ môn lại có nhiều dạng bài tập, các em chưa biết
cách phân loại và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập. Qua thời gian
giảng dạy tại trường PTDT Nội Trú Bảo Lâm tôi tìm hiểu và nhận thấy khả năng
tiếp thu học tập bộ môn còn chưa cao, tỉ lệ học sinh giỏi còn rất ít, học sinh yếu vẫn
chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Chính vì lý do trên tôi viết sáng kiến "Phương pháp giải
một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở bậc THCS" giúp các em có các nhìn tổng quát
về bộ môn hóa học, biết phân loại các dạng toán hóa học vô cơ, từ đó có
phươngpháp giải cho từng loại giúp nâng cao chất lượng bộ môn.
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
Đổi mới trong dạy học là phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò của học
sinh. Từ hình thức dạy học đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các
hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Phương
pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của học sinh ở mức cao
nhất, ở đó các em không bị “áp đặt” phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cách thụ


động mà các em được chủ động tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn
và giải thích của giáo viên. Giáo viên có hình thức khơi dậy ở các em lòng ham
hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho học sinh một động cơ học tập, có nhu cầu học tập
để tiếp thu chiếm lĩnh tri thức, từ đó yêu thích môn hóa học và không còn tình trạng
học yếu bộ môn. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết
giúp cho việc học tập của học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng
và nhàm chán. Bài tập hóa học vô cơ có rất nhiều, được chia thành những dạng
1


khác nhau, trong sáng kiến này tôi chỉ xin phép được trình bày một số đạng như
sau:
Dạng 1. Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ.
Dạng 2: Bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng của một chất tham gia hoặc
sản phẩm.
Dạng 3: Bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng 2 chất phản ứng.
Phương pháp chung để giải bài tập hoá vô cơ là:
+ Viết đầy đủ, chính xác các phản ứng xảy ra dựa vào tính chất hoá
học của các chất và điều kiện cụ thể ở mỗi bài tập.
+ Nắm vững một số thủ thuật tính toán tích hợp để giải nhanh, ngắn
gọn một bài toán phức tạp.
Ngoài ra: Để giải được các bài tập định lượng học sinh cần phải có
những kiến thức về toán học: Giải hệ phương trình ẩn, phương trình bậc nhất, giải
phương trình bậc 2, giải bài toán bằng phương pháp biện luận.
Dạng 1: Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ:
1. Lập CTHH của hợp chất khi biết % nguyên tố và khối lượng mol chất
* Phương pháp:
- Đưa công thức về dạng chung AxBy hoặc AxByCz (x, y, z nguyên dương)
- Tìm MA, MB, MC…
- Đặt đẳng thức:


M
M
MA
M
= B = C = chat
% A % B %C
100

- Tìm x, y, z lập CTHH của hợp chất.
* Ví dụ cụ thể: Lập CTHH của hợp chất có thành phần
%K = 38,6 %;
%N = 13,8%
% 0 = 47,6% biết khối lượng mol hợp chất là 101g.
Giải:
Gọi CTHH của hợp chất là KxNyOZ (x, y, z nguyên dương)
Biết MK = x; MN = 14y; M0 = 16z; Mchất = 101g
39 x

14 y

16 z

101

Ta có: 38,6 = 13,8 = 47,6 = 100 = 1,01
x = (38,6.1,01)/39 ≈ 1
2



y = (13,8.1,01)/14 ≈ 1
z = (47,6.1,01)/16 ≈ 3
Vậy CTHH của hợp chất: KNO3
2. Lập CTHH dựa vào thành phần % khối lượng nguyên tố.
* Phương pháp:
- Đưa công thức về dạng chung AxByCz (x, y , z nguyên dương)
- Tìm MA; MB; MC.
- Đặt tỉ lệ: MA : MB : MC = %A : %B : %C
- Tìm x, y, z lập công thức đơn giản của hợp chất.
* Ví dụ cụ thể: Tìm công thức đơn giản của hợp chất A gồm 43,4%Na,
11,3%C, 43,5%O.
Giải:
Gọi CTHH của A là NaxCyOz (x, y, z nguyên dương).
Biết MNa = 23x; MC = 12y; MO = 16z
Ta có: 23x : 12y : 16z = 43,4 : 11,3 : 43,5
x:y:z=

43,4 11,3 43,5
:
:
=1,88 : 0,94 : 2,85
23
12
16

x:y:z=2:1:3
=> x = 1; y = 1; z = 4. Vậy công thức đơn giản của A là Na2CO3
3. Lập CTHH dựa vào số phần khối lượng nguyên tố.
* Phương pháp:
- Đưa công thức về dạng chung AxByCz (x, y , z nguyên dương)

- Tìm MA; MB; MC.
- Đặt tỉ lệ: MA : MB : MC = mA : mB : mC
- Tìm x, y, z . Tìm công thức đơn giản của hợp chất.
* Ví dụ cụ thể: Tìm CTHH của hợp chất A biết rằng trong thành phần gồm
112 phần khối lượng nguyên tố Sắt kết hợp với 48 phần khối lượng nguyên tố ôxi.
Giải:
Gọi công thức hoá học của A là: FexOy (x, y nguyên dương)
Ta có: MFe = 56x; MO = 16y
56x : 16y = 112 : 48
3


112 48
:
=2 : 3
56 16

x:y=

Vậy x = 2; y = 3 => CTHH đơn giản của A là Fe2O3
4. Lập CTHH dựa vào PTHH.
* Phương pháp:
- Đọc kỹ đề, xác định CTHH của chất tham gia và sản phẩm.
- Viết PTHH
- Dựa vào lượng của các chất đã cho tính theo PTHH. Tìm M nguyên tố.
* Ví dụ cụ thể: Cho 5,6 gam kim loại A hoá trị II tác dụng với dung dịch
H2SO4 loãng dư thấy giải phóng 2,24lít H2 (ĐKTC). Hãy xác định kim loại A.
Giải:
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1mol
PTHH:


A + H2SO4

Theo PTPƯ:

1mol

1mol

Theo bài ra:

0,1mol

0,1mol

MA =

-> ASO4 + H2

m 5,6
=
= 56( g ) Vậy A là nguyên tố Fe.
n
0,1

Dạng 2: Bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng của một chất tham gia
hoặc sản phẩm.
* Phương pháp giải bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng một chất.
- Chuyển đổi các lượng chất đã cho ra số mol.
- Lập PTHH

- Viết tỉ lệ mol các chất.
- Dựa vào số mol chất đã cho tìm số mol chất cần biết.
- Tính các lượng chất theo yêu cầu của đề bài.
1. Khi hiệu suất phản ứng 100% (phản ứng xảy ra hoàn toàn)
a) Khi chỉ xảy ra 1 phản ứng:
Ví dụ: Để trung hoà 150 gam dung dịch NaOH 5% cần bao nhiêu gam dung
dịch HCl 3,65%?
Giải:
m NaOH =

150.5
7,5
= 7,5( g ) -> nNaOH =
= 0,1875(mol )
40
100

4


PTHH: NaOH
+
Theo PTPƯ: 1mol
Theo bài ra: 0,1875mol

HCl ->
1mol
0,1875mol

NaCl


+

H2O

mHCl = 0,1875 . 36,5 = 6,84 (g)
m dung dịch HCl =

6,84.100
=187,4( g )
3,65

b) Khi xảy ra 2 phản ứng:
Ví dụ: Nung hoàn toàn m gam CaCo3, dẫn khí thu được đi qua dung dịch
Ba(OH)2 dư thu được 1,97g kết tủa. Tìm m?
Giải:
Các PTHH xảy ra:
t0

CaCO3
CO2

->

CaO + CO2

(1)

+ Ba(OH)2 -> BaCO3 + H2O


Theo PTHH (1) và (2): nCaCO3 = n CO2 =

(2)
1,97
= 0,01(mol )
197

m CaCO3 = m = 0,01 . 100 = 1(g)
2. Khi hiệu suất nhỏ hơn 100% (phản ứng xảy ra không hoàn toàn)
a) Khi xảy ra 1 phản ứng:
Ví dụ: Nung 1 tấn đá vôi (chứa 30% tạp chất) thu được bao nhiêu tấn vôi
sống biết H phản ứng = 85%.
Giải: 1 tấn = 1000kg
mtạp chất =

30
.1000 = 300( kg ) -> mCaCO3 = 1000 - 300 = 700 (kg)
100
t
CaCO3 →
CaO + CO2
0

Theo PTPƯ: 100(g)

56(g)

Theo bài ra: 700(kg)

x(kg)


Suy ra x =

700
.56 = 392(kg ) Vì H phản ứng là 85% nên ta có:
100

mCaO = x = 392.

85
= 333,2(kg )
100

b) Khi xảy ra nhiều phản ứng:
5


Ví dụ: Tính khối lượng H2SO4 thu được khi sản xuất từ 12 tấn quặng FeS2
biết hiệu suất của các giai đoạn là 75%.
Giải:
Sản xuất H2SO4 gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Điều chế SO2
4FeS2 + 11O2

t0
→

2FeO3 + 8SO2

Theo PTPƯ: 480(g)


512g

Theo bài ra: 12tấn

x(tấn)

12
.512 = 12,8(tân) Vì H = 75% nên ta có:
480

Suy ra x =
mSO2 = x =

12,8
.75% = 9,6 (tấn)
100

- Giai đoạn 2: Ô xi hoá SO2 -> SO3.
t
2SO2 + O2 →
2SO3
0

Theo PTPƯ: 128(g)

160g

Theo bài ra: 9,6 tấn


y (tấn)

Suy ra y =

9,6
.160 = 12(tân) Vì H = 75% nên ta có:
128

mSO3 = y =

12
.75% = 9 (tấn)
100

- Giai đoạn 3: Cho SO3 phản ứng với nước.
→ H2SO4
SO3 + H2SO4 

Theo PTPƯ: 80(g)

98(g)

Theo bài ra: 9(tấn)

z (tấn)

Suy ra y =

9
.98 = 11,025(tân) Vì H = 75% nên ta có:

80

mH2SO4 = z =

11,025
.75% = 8,27 (tấn)
100

Dạng 3: Bài tập tính theo PTHH dựa vào lượng 2 chất phản ứng.
* Phương pháp giải:
- Chuyển đổi các lượng chất ra số mol
- Lập PTHH - Viết tỉ lệ mol
6


- So sánh tỉ lệ sốmol chất phản ứng tìm chất phản ứng hết, chất dư.
- Dựa vào số mol chất phản ứng hết tính số mol các chất theo PTHH.
- Tính các lượng chất theo yêu cầu của đề bài.
* Ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Hoà tan 8 g CuO trong 150 gam dung dịch HNO3 10%.
a) Tính khối lượng HNO3 tham gia phản ứng?
b) Khối lượng muối đồng được tạo thành là bao nhiêu gam?
c) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng
kết thúc.
Giải: nCuO = 8 : 80 = 0,1 (mol)
mHNO3 =

150.10
= 15( g ) -> nHNO3 = 15 : 63 = 0,238 (mol)
100


Do nCuO < nHNO3 nên nCuO được tính theo phương trình.
PTHH:

CuO

Theo PTHH:

1mol

Theo phản ứng: 0,1mol

+

2HNO3 
→ Cu(NO3)2 +
2mol
0,2 mol

H2O

1mol
0,1mol

a) Theo PTHH ta có: nHNO3 = 2.nCuO = 0,2 mol
Suy ra ta có: mHNO3 phản ứng = 0,2 . 63 = 12,6 (g)
b) Theo PTHH nCu(NO3)2 = nCuO = 0,1 mol
Suy ra ta có: mCu(NO3)2 = 0,1 . 188 = 18,8(g)
c) Dung dịch sau phản ứng gồm HNO3 dư và Cu(NO3)2
mHNO3 dư = 0,038 . 63 = 2,394(g)

m dung dịch sau phản ứng = mCuO + m dung dịch HNO 3 = 8 + 150 =
158(g)
C% HNO3 dư =

2,394.100
= 1,515%
158

C% Cu(NO3)2 =

18,8.100
= 11,89%
158

Ví dụ 2: Cho 200 g dung dịch H2SO4 10% vào 300 gam dung dịch BaCl2 5%.
a) Viết PTHH. Tính khối lượng của sản phẩm.
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi tác bỏ
kết tủa?
7


Giải:
mBaCl2 =

5.300
= 15( g ) -> nBaCl2 = 15 : 208 = 0,072(mol)
100

mH2SO4 =


10.200
= 20( g ) -> nH2SO4 = 20 : 98 = 0,204(mol)
100

a) PTHH: H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl
Theo bài ra nH2SO4 > nBaCl2 . Vậy H2SO4 dư tính theo nBaCl2
Theo PTHH nBaSO4 = nBaCl2 = 0,072 mol, nên ta có mBaSO4= 0,072 . 233
= 16,77 (g)
mH2SO4 dư = 20 - (0,072 . 98) = 12,944(g)
mHCl = 0,144 . 36,5 = 5,256 (g)
b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi tác bỏ
kết tủa.
m dung dịch sau phản ứng = (m dung dịch H2SO4 + m dung dịch BaCl2) –
mBaSO4
= (200 + 300) – 16,77 = 483,23 (g)
C% H2SO4 dư =

12,944.100
≈ 2,678%
483,23

5,256.100

C%HCl = 483,23 ≈ 1,087%
2. Hiệu quả sáng kiến:
Sáng kiến mới áp dụng lần đầu nên về hiệu qua sáng kiến chưa được kiểm
nghiệm, mong rằng sáng kiến này sẽ có ích cho học sinh trong lần trong kiểm tra
học kì 2 năm học 2015 - 2016
3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Sáng kiến "Phương pháp giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở bậc

THCS" là phương pháp phổ thông áp dụng cho giáo viên và học sinh THCS được
sử dụng trong quá trình dạy và học ở trường, ở nhà và những buổi học ngoại khoá.
Trong sáng kiến này chưa đưa được nhiều dạng bài tập và nhiều ví dụ các tranh
ảnh, hình minh hoạ. Do vậy khi đọc và áp dụng sáng kiến này cần sử dụng thêm
sách giáo khoa, sách bài tập hóa học lớp 8, lớp 9, tài liệu nâng cao và các tranh ảnh
thuộc bộ môn mà nhà trường đã được Sở GD&ĐT cung cấp.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu.
Sáng kiến được thực hiện từ tháng 9 năm học 2015 - 2016 và có thể sẽ tiếp
tục áp dụng trong năm học tiếp theo.
8


V. KẾT LUẬN
Trong hóa học vô cơ có nhiều dạng bài tập đòi hỏi học sinh phải biết phân
biệt, phân loại được từng dạng toán để từ đó có phương pháp giải cho từng dạng,
làm được như vậy khi học bộ môn hóa học sẽ đơn giản hơn nhiều. Trong sáng kiến
"Phương pháp giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở bậc THCS" của tôi mới đề
cập đến 3 trong rất nhiều dạng toán vô cơ và đang áp dụng nên chưa có kết quả,
chắc chắn còn nhiều hạn chế thiếu sót mong các độc giả, bạn bè đồng nghiệp đọc
và đóng góp ý kiến cho sáng kiến này để bản thân tôi củng cố thêm kiến thức, hoàn
thiện sáng kiến và có thể áp dụng rộng rãi trong thực tế. Xin trân thành cảm ơn!
Cao Bằng, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Người viết sáng kiến
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Nguyễn Văn Hùng

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG


LÝ VĂN GIẢO

9


MỤC LỤC

Trang

I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.

1

II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG.

1

III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.

1

IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN.

1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
2. Hiệu quả sáng kiến
3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu.
V. KẾT LUẬN.


1
8
8
8
9

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS môn hoá học – NXB giáo dục
- Sách giáo khoa hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục
- Sách giáo viên hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục
- Sách bài tập hoá học lớp 8, 9 – NXB giáo dục
- Sách nâng cao hoá học 8, 9 - NXB giáo dục

.

11



×