Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hợp đồng chuyển nhượng Quyền tác giả theo Pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.03 KB, 62 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Để thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo một số công trình nghiên cứu và đã có
trích dẫn. Các số liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 4 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn


BẢNG THỐNG KÊ TRÍCH DẪN

STT

Tác giả tài liệu trích dẫn

1
2
3
4
5
6
7

Hiền Đỗ (2014)
Hoàng Thế Liên (2013)
Đoàn Đức Lương (2012)
Trần Văn Nam (2013)
Chu Mạnh Quân (2013)
Nguyễn Vũ (2014)
Nguyễn Hợp Toàn, Nguyễn Thị


Thanh Thủy, Trần Văn Nam (2013)
Nguyễn Đức Tiến (2013)

8

Trang
Khóa luận

Tần suất
trích dẫn

21
36
7, 11
47, 48, 49
37
21

01
01
02
05
02
01

31, 32

03

47


01


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
5.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
6.Cơ cấu Khóa luận.........................................................................................5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.................................6
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...........................................................6
1.1.1. Khái niệm hợp đồng............................................................................6
1.1.2.Khái niệm quyền tác giả và chuyển nhượng quyền tác giả................7
1.1.2.2. Khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả.........................................8
1.1.3. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.........................10
1.1.4. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.....12
1.2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC
GIẢ. 17
1.2.1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác
giả

17
1.2.4. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

25
THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
TÁC GIẢ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP..........................................................28
2.1. NHU CẦU CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ TRONG ĐỜI
SỐNG HIỆN NAY.........................................................................................28

2.1.1. Nhu cầu chuyển nhượng trên phương diện tinh thần......................28
2.2.1. Tình hình thực hiện.............................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................55
9.Hiền Đỗ (2014), Sách mới của Dan Brown ra mắt tại Việt Nam,..........55


truy cập Thứ hai 8/12/2014. .55
13.Chu Mạnh Quân (2013), Tại sao "ca khúc độc quyền" hay bị xâm phạm
quyền?,.. doc-quyen-hay-bixam-pham-quyen-, truy cập Thứ sáu 30/01/2015.......................................................................56
15.Nguyễn Hợp Toàn; Nguyễn Thị Thanh Thủy; Trần Văn Nam (2013), ......................................56
Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại Việt Nam giai đoạn 2006-2012 và một số
đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ, ..........................................56
truy cập Thứ ba 10/3/2015........................................................................56
16.Nguyễn Đức Tiến (2013), Droite de suite - The ringht follow quyền dành cho nghệ sĩ sáng tạo
nghệ thuật thị giác,
truy
cập Thứ tư 11/3/2015.................................................................................................................56
17. truy cập Thứ tư 11/3/2015......................................................................................56
18. truy cập Thứ tư
14/01/2014..................................................................................................................................56


DANH MỤC VIẾT TẮT
CNQTG

: Chuyển nhượng Quyền tác giả

BLDS 2005

: Bộ luật Dân sự 2005


HĐDS

: Hợp đồng Dân sự

QTG

: Quyền tác giả

NXB

: Nhà xuất bản

SHTT

: Sở hữu trí tuệ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, kinh tế đất nước đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, con
người ngày càng có nhiều điều kiện hơn để quan tâm, chăm lo đến nhu cầu về
tinh thần. Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những
phương tiện hữu ích giúp con người dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng các sản phẩm
văn hóa, nghệ thuật và khoa học. Đồng thời, với chính sách nhất quán trong việc
khuyến khích sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, khoa học đã tạo ra động lực to lớn
thúc đẩy nền văn hóa, nghệ thuật và khoa học nước nhà phát triển, nhằm đáp
ứng nhu cầu về đời sống tinh thần ngày một gia tăng của nhân dân.
Chính nhu cầu này đã thúc đẩy cho hoạt động chuyển nhượng quyền tác

giả hình thành và ngày càng phát triển nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể không
phải là chủ sở hữu tác phẩm được quyền khai thác các giá trị kinh tế của tác
phẩm. Vấn đề này không chỉ đáp ứng quyền lợi của các chủ thể này mà còn
mang lại lợi ích cho tác giả, cho các đối tượng có nhu cầu thụ hưởng tác phẩm.
Để có thể thực hiện được hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả, các
chủ thể tham gia quan hệ này chỉ có thể thực hiện dưới một hình thức nhất
định đó chính là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
Có thể thấy, tại Việt Nam hiện nay, vấn đề chuyển nhượng quyền tác
giả đã diễn ra khá phổ biến tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức. Các văn
bản luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ chỉ tập trung điều chỉnh vấn đề bảo hộ
quyền tác giả trong khi đó hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả cùng hợp
đồng chuyển nhượng quyền tác giả lại rất ít quy định. Điều chỉnh vấn đề này
chủ yếu chỉ có Bộ luật Dân sự, trong khi đó Luật SHTT, các văn bản dưới luật
thì chỉ đưa ra những quy dịnh mang tính chung nhất, do đó thường phát sinh
những tranh chấp xảy ra trong hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả.
1


Chính vì vậy, cần hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật đối với hợp
đồng chuyển nhượng quyền tác giả - đó cũng là lý do vì sao tác giả lựa chọn
đề tài “Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam
hiện nay”.
Với việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả dưới góc độ lý luận và thực tiễn, tác giả mong muốn
đem đến một cái nhìn khái quát về loại hợp đồng này, qua đó góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật trong việc quản lý hoạt động chuyển nhượng quyền
tác giả ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động khai thác khía cạnh kinh tế của quyền tác giả thông qua các
hoạt động chuyển giao (chuyển nhượng quyền tác giả và chuyển giao sử dụng

quyền tác giả) trong những năm gần đây rất đưọc quan tâm chú ý, bởi quan hệ
xã hội này đang rất là phổ biến cũng như các giá trị kinh tế to lớn mà hoạt
động này mang lại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có
thể kể đến các công trình nghiên cứu như: “Hợp đồng sử dụng tác phẩm theo
quy định của Bộ luật Dân sự” của tác giả Lê Đình Nghị (2002); “Một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác chuyển giao quyền tác
giả, quyền liên quan ở nước ta hiện nay” của tác giả Bùi Nguyên Hùng
(2009); “Về khai thác khía cạnh thương mại của quyền tác giả thông qua các
tổ chức quản lý tập thể ở Việt Nam” của tác giả Trần Văn Nam (2009); “Hài
hòa lợi ích bản quyền - Pháp luật và thực thi” của tác giả Vũ Mạnh Chu
(2009); “Hoàn thiện pháp luật về quản lý tập thể quyền tác giả ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Phạm Thanh Tùng (2011)...
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu này đều chỉ tập trung
nghiên cứu trên phương diện chuyển giao quyền tác giả, những lợi ích kinh tế
từ hoạt động này mang lại, cũng như như các vấn đề xâm phạm đến bảo hộ
quyền tác giả trong quá trình chuyển giao quyền tác giả mà không đi sâu
2


nghiên cứu phân tích về các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng
quyền tác giả.
Mặt khác, hoạt động chuyển giao quyền tác giả gồm hai loại: chuyển
nhượng quyền tác giả và chuyển giao sử dụng quyền tác giả. Như vậy, xét
dưới góc độ pháp lý, hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả hẹp hơn đối với
chuyển giao quyền tác giả, do đó ít được quan tâm nghiên cứu, gần như chưa
có một công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả.
Với nhu cầu chuyển nhượng quyền tác giả không ngừng gia tăng hiện nay,
tất yếu dẫn đến việc phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng
chuyển nhượng quyền tác giả, để hợp đồng này trở thành một phương tiện hữu

hiệu trong việc hỗ trợ các chủ thể tham gia khai thác hiệu quả các lợi ích kinh tế
mà hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả mang lại. Chính vì vậy, cần nhiều
hơn nữa những công trình nghiên cứu để làm cơ sở nhằm hoàn thiện pháp luật
cho phù hợp với thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về Hợp đồng
chuyển nhượng quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật sở hữu trí tuệ
hiện hành là chủ yếu.
Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện
các quy định trên đối với loại hợp đồng này từ đó đưa ra các đề xuất để từng
bước hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc quản lý hoạt động về chuyển
nhượng quyền tác giả hiện nay.
b) Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong giới hạn trong các quy định của pháp luật về
hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.

3


Phạm vi không gian:
Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật, thực tiễn
thực thi pháp luật về hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả thông qua Hợp
đồng chuyển nhượng quyền tác giả tại Việt Nam.
Phạm vi thời gian:
Đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hợp
đồng chuyển nhượng quyền tác giả trong phạm vi thời gian từ năm 2005 đến
năm 2015.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu với các mục đích chính sau:

Một là, khái quát được các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác
giả, chuyển nhượng quyền tác giả, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
Hai là, khái quát và phân tích được thực trạng pháp luật về việc thực
hiện Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả hiện nay.
Ba là, đề xuất được phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận
Để thực hiện đề tài, tác giả dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới.
b) Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp so sánh: Được sử dụng để làm rõ tính đặc thù của pháp
luật về quyền tác giả, chuyển nhượng quyền tác giả và hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả ở Việt Nam.
4


Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Được sử dụng để phân tích các quy
định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, chuyển nhượng quyền tác giả
và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả ở Việt Nam qua đó tìm ra những
ưu điểm và hạn chế của các quy định này.
Phương pháp đối chiếu: Được sử dụng nhằm làm rõ mối quan hệ nhân
quả giữa những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật với những
bất cập trong quy định của pháp luật về quyền tác giả, chuyển nhượng quyền
tác giả và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả ở Việt Nam qua đó xây
dựng đượcphương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Phương pháp diễn giải: Được dùng đề chia nhỏ các vấn đề nhằm dễ
dàng phân tích và làm rõ nội dung vấn đề.

Phương pháp quy nạp: Được dùng để tóm gọn lại các vấn đề trọng tâm
sau khi đã chia nhỏ để phân tích, qua đó khái quát lên được nội dung, tư
tưởng chủ đạo của vấn đề.
6. Cơ cấu Khóa luận
Đề tài được chia làm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Trong đó
phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về Hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả theo Pháp luật Việt Nam
Chương 2. Thực trạng pháp luật về Hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả ở Việt Nam

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm hợp đồng
Trong xã hội loài người, để thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của mình
thì các tổ chức và cá nhân phải xác lập các mối quan hệ với nhau, các mối
quan hệ này thông qua sự trao đổi, thỏa thuận nhằm thực hiện một số công
việc nhất định từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên, từ đó
hình thành nên hợp đồng .
Như vậy hợp đồng là một phương tiện để con người thể hiện ý chí của
mình thông qua sự thỏa thuận nhằm tiến tới thực hiện quyền và nghĩa vụ vì
những lợi ích nhất định mà các bên hướng tới khi tham gia quan hệ xã hội này.
Ngày nay, hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con
người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết các nhu cầu trong đời
sống xã hội. Và tất yếu hợp đồng trở thành một đối tượng quan trọng được

pháp luật điều chỉnh nhằm phát triển quan hệ xã hội đặc biệt này theo hướng
tích cực nhất có thể. Chế định về hợp đồng đã hình thành từ lâu đời trên thế
giới. Ở Việt Nam, chế định hợp đồng được quy định chi tiết trong Bộ luật
Dân sự 2005 (BLDS) chính vì lẽ đó mà các quy đình về hợp đồng dân sự
được xem là nền tảng pháp lý cho các loại hợp đồng khác.
Điều 388 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, thông qua quy định của hợp đồng dân sự thì đặc trưng cơ bản
mà tất cả các loại hợp đồng đều phải có đó là: sự thỏa thuận giữa các bên và
sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ.

6


Việc nghiên cứu khái niệm cũng như đặc điểm của hợp đồng nói chung
sẽ tạo tiền đề cho chúng ta có cơ sở lý luận khi nghiên cứu đối tượng trọng
tâm của đề tài đó là hợp đồng CNQTG. Thông qua việc đối chiếu những đặc
điểm của hợp đồng nói chung chúng ta sẽ tìm ra được những đặc điểm riêng
biệt của hợp đồng CNQTG
1.1.2. Khái niệm quyền tác giả và chuyển nhượng quyền tác giả.
1.1.2.1 Khái niệm quyền tác giả
Quyền tác giả (QTG) trong tiếng Anh là “copyright” về bản chất được
hiểu là quyền sao chép, vì từ “copyright” này là từ được ghép bởi từ “copy”
(sao chép) với từ “right” (quyền) [11, tr. 31].
Về mặt thuật ngữ pháp lý, Công ước Béc-nơ 1971 quy định quyền tác giả
gồm hai loại là quyền tinh thần và quyền kinh tế [8, Điều 6 bis ], trong khi đó
pháp luật Việt Nam lại có quy định quyền tác giả khác với Công ước Béc-nơ.
Điều 738 BLDS và Điều 18 Luật SHTT hiện hành quy định quyền tác
giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, theo đó, quyền tác giả được
hiểu trên hai phương diện:

- Về phương diện khách quan: quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm
pháp luật về quyền tác giả nhằm xác lập và bảo vệ quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả; xác định nghĩa vụ của các bên chủ thể trong việc sáng tạo, sử
dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, quy định trình tự thực hiện
và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.
- Về phương diện chủ quan: quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể (quyền
tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu
quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học,
quyền tự bảo vệ và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý khi quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
7


1.1.2.2. Khái niệm chuyển nhượng quyền tác giả.
Theo quy định của pháp luật Dân sự, QTG được xác định là tài sản, và
được xếp vào dạng tài sản là quyền tài sản.
Điều 181 của BLDS 2005 quy định : “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở
hữu trí tuệ”.
Quyền tác giả đáp ứng được quy định trên:
- Trị giá bằng tiền: Giá trị kinh tế của quyền tác giả được định giá bằng
tiền sau khi đã trải qua quá trình thẩm định, tính toán, ước lượng bằng các
hoạt động thăm dò, kiểm tra nhu cầu, thị hiếu của thị trường... của người khai
thác quyền tác giả đối tác phẩm chứa đựng quyền tác giả đó có thể đáp ứng để
mang lại lợi ích cho mình.
- Có thể chuyển giao cho người khác thông qua giao dịch dân sự: QTG
có thể được chuyển giao bằng nhiều phương thức khác nhau trong giao dịch
dân sự: Trên phương diện là hành vi pháp lý đơn phương, người ta có thế lập
di chúc để thừa kế cho người khác được hưởng quyền này; trên phương diện
hợp đồng có thể chuyển giao cho người khác bằng hợp đồng chuyển nhượng

quyền tác giả hoặc hợp đồng sử dụng quyền tác giả.
Với tư cách là một loại tài sản nên QTG là đối tượng của giao dịch dân
sự. Và các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với quyền tác giả hoàn toàn có
đầy đủ các quyền sở hữu đối với loại tài sản này: có quyền nắm giữ, sử dụng,
định đoạt đối với QTG.
Xuất phát từ bản chất là một loại tài sản đặc biệt khác với tài sản thuần
túy thông thường, nên QTG khi tham gia vào giao dịch dân sự thường thông
qua hình thức chuyển giao. Theo đó, chuyển nhượng QTG chính là một trong
những hình thức chuyển giao thông dụng trong thực tế.

8


Căn cứ theo Điều 45 Luật SHTT hiện hành, ta có khái niệm như sau:
chuyển nhượng QTG là việc chủ sở hữu QTG chuyển giao quyền sở hữu đối
với một, một số quyền hoặc toàn bộ các quyền có thể chuyển giao được, bao
gồm: quyền công bố tác phẩm thuộc quyền nhân thân, các quyền tài sản
thuộc QTG theo quy định của Luật SHTT cho các cá nhân, tổ chức khác theo
hợp đồng hoặc quy định của pháp luật có liên quan.
QTG là một tài sản trí tuệ đặc biệt, khi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
tiến hành chuyển giao cho các chủ thể khác khai thác thì chỉ có thể chuyển
giao các quyền nhân thân được chuyển giao được quy định tại khoản 3, Điều
19 và các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của Luật SHTT hiện hành.
Còn đối với các quyền nhân thân không thể chuyển giao tại khoản 1, khoản 2,
khoản 4 Điều 19 của Luật SHTT hiện hành thì sẽ vẫn thuộc về tác giả, dù cho
quyền tác giả có được chuyển giao cho người khác hay không. Đặc điểm này
khiến cho khái niệm “chuyển nhượng” quyền tác giả trong hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả khác biệt hoàn toàn với khái niệm “mua bán” trong
hợp đồng mua bán tài sản.
Cũng như các hình thức chuyển giao trong giao dịch dân sự, chuyển

nhượng QTG cũng có những đặc điểm riêng biệt của nó.
Thứ nhất, đối tượng của các giao dịch chuyển nhượng quyền tác giả chủ
yếu là các quyền tài sản và quyền nhân thân có thể chuyển giao (quyền công
bố tác phẩm), những quyền nhân thân còn lại mang yếu tố tinh thần, luôn gắn
liền với chủ thể và không thể chuyển giao.
Thứ hai, chuyển nhượng QTG là một trong những hình thức thông dụng
của chuyển giao QTG trong giao dịch dân sự, do đó hoạt động này yêu cầu
phải được thực hiện bằng cách xác lập hợp đồng.
Thứ ba, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn
bản. Quy định này nhằm làm căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền tác giả
trong việc xác định quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp.

9


Thứ tư, chuyển nhượng quyền tác giả có thể thực hiện đưới các hình
thức chuyển nhượng độc quyền (chỉ một cá nhân, tổ chức được phép khai
thác) hoặc chuyển nhượng không độc quyền (các cá nhân, tổ chức khác nhau
có thể sử dụng, khai thác tại cùng một thời điểm nhất định), ngoài ra hợp
đồng chuyển nhượng quyền tác giả có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển
nhượng cho bên thứ ba. Đây là một đặc điểm khá riêng biệt mà đối tượng
chuyển giao thuộc về phạm trù sở hữu trí tuệ.
1.1.3. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
Hiện nay, chuyển nhượng QTG là một trong những nhu cầu rất lớn trong
xã hội, hoạt động này vừa tạo điều kiện cho công chúng dễ dàng tiếp cận và
thưởng thức giá trị tinh thần của tác phẩm, đồng thời giúp tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm và các chủ thể nhận chuyển nhượng quyền tác giả có thể khai thác
hiệu quả các lợi ích kinh tế mà tác phẩm mang lại. Chính vì vậy mà hợp đồng
chuyển nhượng quyền tác giả trở thành công cụ hữu hiệu cho các bên khi
tham gia quan hệ giao dịch dân sự này.

Do Luật SHTT hiện hành và BLDS 2005 không đưa ra một khái niệm
về loại hợp đồng này dẫn đến có khá nhiều khái niệm, định nghĩa về hợp
đồng CNQTG, nhưng nhìn chung đều phù hợp với tinh thần của Điều 388
BLDS 2005, đó là đảm bảo hai yếu tố “sự thỏa thuận” và “phát sinh
quyền, nghĩa vụ”.
Dựa vào cơ sở đó, tác giả đưa ra một định nghĩa mang tính khái quát về
loại hợp đồng này như sau: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng (chủ sở hữu quyền tác
giả) chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng (cá nhân, tổ chức có nhu cầu)
một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả của mình (bao gồm quyền nhân
thân có thể chuyển giao và quyền tài sản) để hưởng một số lợi ích vật chất
nhất định dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là một loại hợp đồng dân sự, do
đó cũng mang các đặc điểm phổ biến của HĐDS như mang tính chất song vụ,
10


có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí, tính chất đền bù hay không đền bù...nhưng
hợp đồng CNQTG cũng có những đặc điểm khác biệt với HĐDS như:
- Đối tượng của hợp đồng CNQTG là quyền nhân thân và quyền tài sản,
nhưng không phải tất cả các quyền nhân thân đều là đối tượng của hợp đồng này
mà chỉ có quyền nhân thân gắn liền với tài sản mới có thể được chuyển giao.
- Hợp đồng CNQTG cũng là hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, do đó
sự chuyển giao các quyền tác giả chỉ là sự chuyển giao về mặt pháp lý, xuất
phát từ bản chất của đối tượng hợp đồng là các quyền năng mang tính chất vô
hình, không thể trực tiếp nắm giữ, chiếm hữu như các loại tài sản thuần túy
thông thường.
Nếu như trong hợp đồng mua bán tài sản (một trong những hợp đồng
thông dụng và phổ biến của hợp đồng dân sự), bản chất của mua bán tài sản là
việc bên bán chuyển giao hoàn toàn cho bên mua tài sản của mình và nhận lại

một giá trị vật chất nhất định tương ứng với giá trị tài sản đã được chuyển
giao, và bên mua sau khi tiếp nhận tài sản của bên bán thì có nghĩa vụ “bù
đắp” cho bên mua một giá trị vật chất tương ứng.
Trong khi đó, đối với hợp đồng CNQTG, quyền tác giả được chuyển
giao nhưng không hoàn toàn vì bên chuyển nhượng chỉ chuyển giao quyền tài
sản và quyền nhân thân là quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác
phẩm; bên nhận chuyển nhượng không được có bất cứ quyền gì đối với quyền
nhân thân không thể chuyển giao. Hết thời gian chuyển nhượng, bên nhận
chuyển nhượng không được tiếp tục khai thác, sử dụng các quyền tác giả đã
được chuyển nhượng khi chưa có sự cho phép của bên chuyển nhượng.
Giới hạn của hợp đồng xác định trong phạm vi chuyển nhượng bảo đảm
cho tác phẩm được bảo hộ, trong đó tác giả vẫn có những quyền nhân thân
không thể chuyển giao đối với tác phẩm, kể cả khi đã chuyển giao cho chủ thể
khác [11, tr.110].
Ví dụ: “Mật mã Da Vinci” là một tiểu thuyết của nhà văn người Mỹ Dan
Brown được xuất bản năm 2003 bởi NXB Doubleday Fiction. NXB Văn hóa
11


Thông tin ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đối với tác phẩm “Mật
mã Da Vinci”để phát hành tại Việt Nam [18]. Khi NXB Văn hóa Thông tin
thực hiện các quyền tài sản của mình đối với tác phẩm thì không được xâm
hại đến các quyền nhân thân của tác giả Dan Brow: giữ nguyên tên của của
tác phẩm khi dịch ra tiếng Việt, nêu tên tác giả Dan Brow trên tác phẩm, việc
dịch thuật phải đảm bảo đúng nội dung tác phẩm, không làm sai lệch ý tưởng
của tác giả trong tác phẩm. Đồng thời Nhà xuất bản Văn hóa thông tin không
được tiến hành chuyển nhượng quyền tác giả của tác phẩm này cho bất cứ bên
thứ 3 nào khi chưa có sự đồng ý của tác giả Dan Brow. Việc NXB Văn hóa
Thông tin bị giới hạn các quyền đối với tác phẩm “Mật mã Da Vinci” cho
thấy sự chuyển giao chỉ mang tính chuyển giao pháp lý. Và khi thời hạn

chuyển nhượng kết thúc, các quyền năng đã được chuyển giao của NXB bên
phía Việt Nam sẽ không còn nữa.
Các cơ sở trên đây lý giải cho việc vì sao người ta chỉ dùng thuật ngữ
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả” chứ không phải là “hợp đồng mua
bán quyền tác giả”.
1.1.4. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Hợp đồng CNQTG có đối tượng đặc thù là tài sản vô hình, khác với các
loại hợp đồng khác. Do đó nó có những đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, giá trị của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mang tính
định tính chứ không mang tính định lượng
Với tài sản là vật thể, người ta có thể đánh giá được giá trị kinh tế của nó
qua một số tiêu chí như khả năng sinh lợi của nó trong tương lai do giá cả thị
trường lên xuống, do công năng của nó có thể vận hành để ra lợi nhuận…
tương đối chính xác thì với quyền tác giả thì khía cạnh vật chất của nó không
dễ dàng đánh giá được. Nó có thể đem lại rất nhiều tiền, nhưng cũng có thể
không mang lại bất kỳ lợi ích nào.
Mặt khác, giá trị của hợp đồng CNQTG còn phụ thuộc vào giá trị của
tác phẩm mang các quyền tác giả dùng để chuyển nhượng. Giá trị của tác
12


phẩm thể hiện trên khá nhiều phương diện nhưng tựu chung lại nó thể
hiện rõ ở hai giá trị đó là giá trị tinh thần và giá trị kinh tế (hay còn gọi là
giá trị vật chất).
Giá trị tinh thần ở đây chính là khả năng thỏa mãn nhu cầu về tinh
thần của tác phẩm cho chính tác giả và của những người khác. Thước đo
cho giá trị tinh thần của tác phẩm thể hiện ở sự đánh giá, nhận xét sau khi
thưởng thức tác phẩm của công chúng; cũng có thể là sự đánh giá, phê
bình nghệ thuật của các nhà chuyên môn; cũng có thể là kết quả của
những cuộc thi, những giải thưởng trong nước và quốc tế để vinh danh tác

giả với sự thành công của tác phẩm...Giá trị tinh thần này không có một
chuẩn mực cụ thể, vì nó tùy thuộc vào quan điểm đánh giá chủ quan hay
gu thưởng thức của mỗi người, có thể hay với người này nhưng lại dở với
người kia. Trái ngược với nó là giá trị kinh tế của tác phẩm. Đây là những
lợi ích vật chất nhất định mà tác phẩm mang lại cho tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả và các chủ thể được quyền khai thác giá trị kinh tế của tác
phẩm. Giá trị này được quy đổi bằng tiền sau khi trải qua quá trình thẩm
định, ước lượng, tính toán. Tuy nhiên quá trình thẩm định, ước lượng, tính
toán này cũng không phải cho ra những kết quả chính xác tuyệt đối mà chỉ
là những số liệu mang tính tham khảo, bởi các quá trình trên hoàn toàn
phụ thuộc vào nhu cầu, thị hiếu của công chúng đối với tác phẩm đó. Mà
xét dưới góc độ tâm lý thì nhu cầu, thị hiếu của công chúng cũng chỉ là sự
cảm tính chủ quan chứ không phải là sự chính xác về mặt lý trí, lý lính.
Các chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng CNQTG (tác giả, chủ sở hữu
tác phẩm, chủ thể khai thác quyền tác giả) cũng chỉ căn cứ vào đó để đưa
ra những mức giá mình cảm thấy chấp nhận được để thỏa thuận nhằm xác
lập hợp đồng mà thôi.
Đó là lý do vì sao mà giá trị của hợp đồng CNQTG chỉ mang tính định
tính chứ không mang tính định lượng.
13


Hai là, không chuyển giao các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối
với tác phẩm
Trong hợp đồng CNQTG, bên chuyển nhượng chỉ chuyển giao quyền tài
sản và quyền nhân thân có thể chuyển giao chứ không chuyển giao tác phẩm.
Nói một cách khác, người được chuyển giao không được làm thay đổi nội
dung của tác phẩm.
Đặc điểm này được xuất phát từ vấn đề bảo hộ quyền tác giả. Tác
phẩm là “đứa con tinh thần” của tác giả, là kết quả của quá trình tư duy

sáng tạo và phản ánh những ý tưởng, mong muốn của tác giả. Việc tác
động vào nội dung của tác phẩm sẽ làm sai lệch đi kết cấu tác phẩm, làm
méo mó đi ý đồ ban đầu của tác giả, làm giảm đi giá trị nghệ thuật, giá trị
thương mại của tác phẩm, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến danh dự,
uy tín cũng như sự nghiệp của tác giả-người sáng tạo ra tác phẩm. Do đó
không ai có quyền tác động vào tác phẩm và làm thay đổi nội dung của nó
khi chưa có sự đồng ý của tác giả.
Để bảo vệ sự nguyên vẹn của tác phẩm trước sự xâm hại từ những chủ
thể khác, vừa đảm bảo cho tác giả có thể yên tâm khai thác các giá trị kinh tế
của tác phẩm nhằm tái sản xuất sức lao động để sáng tạo những tác phẩm có
giá trị tiếp theo, pháp luật về SHTT cho phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
chuyển giao các quyền tài sản và quyền nhân thân có thể chuyển giao cho các
chủ thể khác khai thác. Các chủ thể này có đầy đủ các quyền sở hữu đối với
các quyền đã đượcc chuyển giao nhưng không có bất cứ quyền sở hữu nào đối
với tác phẩm. Trong quá trình khai thác các quyền này, mọi hành vi tác động
vào nội dung tác phẩm của các chủ thể được chuyển giao khi chưa có sự đồng
ý của tác giả đều bị xem là xâm hại đến sự toàn vẹn của tác phẩm, đều là hành
vi trái pháp luật.

14


Ba là, chủ thể đã được chuyển giao chỉ có quyền tài sản (Điều 20) và
quyền nhân thân được chuyển giao (quyền công bố theo Điều 19 Luật SHTT).
Trong hợp đồng CNQTG, đối tượng được chuyển giao chính là các
quyền tài sản (Điều 20 LSHTT) và quyền nhân thân được chuyển giao (quyền
công bố theo Điều 19 Luật SHTT). Bên được chuyển giao có đầy đủ các
quyền sở hữu đối với các quyền này.
Nếu trong hợp đồng mua bán tài sản, bên mua chỉ có quyền sở hữu đối
với tài sản mình được chuyển giao, còn đối với những tài sản khác mà mình

không mua thì sẽ không được có bất cứ quyền sở hữu nào thì tương tự như
vậy, thì trong hợp đồng CNQTG, bên được chuyển nhượng chỉ được chuyển
giao các quyền nhân thân theo khoản 3, Điều 19 và quyền tài sản theo Điều
20 luật SHTT thì chỉ có các quyền đó mà thôi.
Khoản 2, Điều 45 Luật SHTT hiện hành cũng đã quy định tác giả không
được chuyển giao các quyền nhân thân quy định tại điều 19 trừ quyền công bố
tác phẩm [5, Điều 45].
Vì các quyền nhân thân này là những quyền nhân thân này gắn liền với bản
thân tác giả do đó tác giả không được phép chuyển giao cho bất kì ai và các chủ
thể được chuyển giao cũng không có bất cứ quyền gì đối với các quyền nhân
thân trên. Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, mọi hành vi chuyển
giao và nhận chuyển giao các quyền nhân thân tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 của
Điều 19 Luật SHTT hiện hành thì đều vi phạm pháp luật.
Bốn là, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả chỉ hình thành trong
thời điểm còn bảo hộ quyền tác giả
Đặc điểm này xuất phát từ đặc thù của các quyền tác giả thể hiện ở tác
phẩm, là sản phẩm của sự sáng tạo con người nên nó có giá trị chung, sau một
thời gian bảo hộ thì tác phẩm sẽ thuộc về công chúng.
Việc chuyển nhượng quyền tác giả chỉ được thực hiện trong thời gian
bảo hộ quyền tác giả. Trong đó thời gian bảo hộ quyền tác giả được hiểu là
15


thời hạn các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm được pháp luật bảo hộ.
Hiện nay, Luật SHTT hiện hành đã quy định khá cụ thể về thời gian
bảo hộ quyền tác giả quy định thời hạn đó là suốt cuộc đời tác giả và 50
năm sau khi tác giả chết. Trong trường hợp đồng tác giả thì thời hạn 50
năm, tính từ khi tác giả cuối cùng chết. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp
ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75

năm, kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Trong thời hạn 25 năm kể từ khi
được định hình, nếu tác phẩm loại này chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là
100 năm, tính từ khi tác phẩm được định hình. Quy định như vậy nhằm
khuyến khích tác giả sớm công bố tác phẩm phục vụ xã hội. Đối với tác
phẩm khuyết danh, khi danh tính của tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ
được tính theo nguyên tắc đời người, có nghĩa thời hạn bảo hộ là suốt
cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Thời điểm kết thúc thời
hạn bảo hộ vào lúc 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm kết thúc thời hạn bảo
hộ [5, Điều 27.2].
Căn cứ theo điều 43 LSHTT hiện hành quy định: Tác phẩm đã kết thúc
thời hạn bảo hộ theo quy định của Điều 27 LSHTT hiện hành thì thuộc về
công chúng. Mọi tổ chức cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm tại khoản 2
Điều 27 nhưng phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả tại khoản 1, khoản
2, khoản 4 Điều 19 LSHTT hiện hành.
Như vậy, hết thời hạn bảo hộ tác phẩm thì các chủ thể có quyền khai
thác tác phẩm mà không cần thông qua hợp đồng. Bởi khi đó, tác phẩm thuộc
sở hữu chung của công chúng, bất cứ ai cũng có thể khai thác, sử dụng mà
không cần thông qua việc ký kết hợp đồng.

16


1.2. PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
TÁC GIẢ.
Hợp đồng CNQTG là một trong những công cụ hữu hiệu cho các chủ thể
tham gia hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả. Pháp luật về SHTT ở Việt
Nam hiện nay đã có những quy định nhằm điều chỉnh đối với loại hợp này
như sau:
1.2.1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả

Hợp đồng CNQTG cũng giống như tất cả các hợp đồng khác, phải tuân
thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 122 của
BLDS 2005, cụ thể:
a) Đảm bảo năng lực của chủ thể tham gia hợp đồng

Để hợp đồng CNQTG có hiệu lực, các bên phải tuân thủ các quy định về
đảm bảo năng lực chủ thể. Các chủ thể khi tham gia giao kết và thực hiện hợp
đồng phải có ít nhất hai bên trở lên, bao gồm:
* Bên chuyển nhượng.
Bên chuyển nhượng trong hợp đồng CNQTG là phải là chủ sở hữu
quyền tác giả, bao gồm:
- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả;
- Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả (các cơ quan, tổ
chức, cá nhân giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người thừa
kế; người được chuyển giao quyền tác giả).
* Bên nhận chuyển nhượng.
Bên nhận chuyển nhượng là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sở hữu
quyền tác giả để khai thác thác nhằm phục vụ mục đích của mình. Sau khi
nhận chuyển nhượng thì bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu đối
với các quyền đó.
Luật SHTT hiện hành không quy định điều kiện để các cá nhân, tổ chức
trở thành chủ thể của hợp đồng CNQTG nhưng căn cứ vào vào BLDS 2005
17


thì các chủ thể này khi tham gia vào hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi nếu không hợp đồng có thể sẽ bị tuyên bố vô hiệu do
vi phạm về điều kiện chủ thể.
b) Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện
Hợp đồng CNQTG cũng giống như những hợp đồng khác, đều phải

tuân thủ các quy định của pháp luật về tính tự nguyện khi giao kết, thực
hiện hợp đồng.
Cụ thể, các bên khi tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, không
bị ép buộc, lừa dối, đe dọa hay nhầm lẫn khi xác lập hợp đồng.
Nếu không tuân thủ các điều kiện trên, hợp đồng CNQTG có thể bị vô
hiệu theo quy định của BLDS 2005:
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 131)
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132)
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình (Điều 133)
c) Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật về hợp đồng, hợp đồng CNQTG cũng giống
như tất cả các hợp đồng khác phải tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực
về nội dung.
Điều 46 Luật SHTT hiện hành, thì hợp đồng CNQTG phải được lập
thành văn bản và nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các nội dung sau:
- Các bên tham gia hợp đồng: Tên, địa chỉ, chứng minh thư/ hộ chiếu/
giấy phép đăng kí kinh doanh...một số trường hợp, hợp đồng phải có giấy ủy
quyền kèm theo.
- Đối tượng của hợp đồng: Các quyền nào được chuyển nhượng (nêu cụ
thể các quyền), các quyền được chuyển nhượng đó được gắn liền hay liên
quan đến tác phẩm nào.
18


- Căn cứ chuyển nhượng: Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu quyền tác
giả hay do chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền.
- Giá, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm thanh toán: Do các
bên tự thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ các bên: Các bên được tự do thỏa thuận các quyền

và nghĩa vụ của mình trong từng vấn đề cụ thể như đối tượng chuyển nhượng,
phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng, trách nhiệm
bồi thường...Đây là căn cứ để cho các bên thực hiện đúng các quyền và nghĩa
vụ của mình trong hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Các bên tự thỏa thuận và ghi rõ
trong hợp đồng các nội dung về những hậu quả pháp lý do bên vi phạm hợp
đồng phải gánh chịu.
Ngoài việc đảm bảo đầy đủ các nội dung kể trên trong hợp đồng, thì nội
dung của hợp đồng CNQTG không được vi phạm điều cấm của pháp luật và
trái với đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật chính là các quy định của
pháp luật không cho phép chủ thể được thực hiện hành vi nhất định. Đạo đức
xã hội là những chuẩn mực ứng xử hình thành từ lâu đời được cộng đồng, xã
hội thừa nhận và coi trọng. Do đó, việc chuyển nhượng QTG nhằm trốn tránh
pháp luật và xâm hại đến đạo đức xã hội đều không có giá trị hiệu lực và
không làm phát sinh quyền , nghĩa vụ.
d) Hợp đồng phải tuân theo các hình thức mà pháp luật quy định
Hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật SHTT hiện hành, thì hợp
đồng CNQTG phải được lập thành văn bản [5, Điều 46.1]. Tùy theo sự thỏa
thuận của các bên mà hình thức có thể bằng văn bản thường hoặc văn bản
công chứng, chứng thực. Do đối tượng chuyển nhượng của hợp đồng CNQTG
là những đối tượng đặc biệt (quyền nhân thân có thể chuyển giao và quyền tài
19


sản) đều là tài sản vô hình nên khi chuyển giao bên nhận chuyển nhượng
không thể nắm giữ thực tế đối tượng này như những tài sản vật chất hữu hình
thông thường. Vậy nên quy định về hình thức của hợp đồng CNQTG phải lập
thành văn bản nhằm bảo vệ tốt lợi ích của các bên, là căn cứ để giải quyết
những tranh chấp khi phát sinh.

Nếu không tuân thủ các quy định về hình thức, hợp đồng CNQTG có thể
bị tuyên bố vô hiệu [5, Điều 134].
1.2.2. Một số vấn đề quan trọng trong hợp đồng chuyển nhượng
quyền tác giả
a. Điều khoản về giá

Như đã nói ở trên, giá trị của hợp đồng CNQTG chỉ mang tính định tính
chứ không mang tính định lượng, do đó không có một mức giá chung hay cụ
thể nào cho cho từng hợp đồng. Chính vì vậy điều khoản về giá thường do các
bên thỏa thuận với nhau căn cứ vào việc thẩm định giá trị của quyền tác giả
đối với tác phẩm được chuyển giao.
Bên chuyển nhượng (tác giả, chủ sở hữu tác phẩm) thường căn cứ vào
các tiêu chí hình thành nên tác phẩm: lượng chất xám bỏ ra, thời gian, công
sức, tiền của...trong suốt quá trình tạo ra tác phẩm nhằm đưa ra mức giá phù
hợp, vừa bù đắp những hao tổn khi sáng tạo ra tác phẩm, vừa thu lợi để làm
cơ sở cho việc tái sản xuất sức lao động.
Bên nhận chuyển nhượng thường căn cứ vào giá trị kinh tế mà quyền tác
giả được chuyển giao có thể đem lại lợi nhuận khi khai thác trong thực tế.
Căn cứ này được dựa vào quá trình thẩm định, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu
của thị trường và khả năng đáp ứng những nhu cầu đó.
Các nội dung chủ yếu trong điều khoản về giá bao gồm:
- Các hạng mục công việc và các đối tượng cần phải trả tiền cho Bên
chuyển nhượng.
- Đơn giá, nếu không xác định được đơn giá thì nguyên tắc xác định giá.
20


×