Danh sách nhóm thảo luận:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Nguyễn Thị Phượng (nhóm trưởng)
Lê Thị Huệ
Vũ Minh Phương
Nguyễn Thị Hồng Giang
Nguyễn Đức Cường
Chu Thị Ngọc Yến
Nguyễn Thị Loan
Nguyễn Thị Lý
Nguyễn Thị Thu Hiền
1
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Đặt trong bối cảnh nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, đồng nghĩa với
việc chấp nhận hội nhập về văn hóa và lối sống ở một mức độ nhất định nào đó,
giới trẻ ngày nay có suy nghĩ và lối sống hiện đại hơn, quan niệm về giới tính
‘’thoáng’’ hơn so với trước đây. Đứng trước trào lưu sống thử của giới trẻ hiện nay,
quan điểm của sinh viên Việt Nam như thế nào? Vậy sống thử là gì? Nó có ảnh
hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại và sau này của các bạn trẻ? Nhằm tìm
hiểu những vấn đề đó cũng như những thái độ, quan niệm suy nghĩ và hành động
của các bạn sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Ngân Hàng nói riêng, chúng
tôi đã lựa chon đề tài nghiên cứu ‘’ Quan niệm của sinh viên Học viện Ngân Hàng
về vấn đề sống thử trong giới trẻ hiện nay’’để đưa vào bài tập nhóm của mình nhằm
tìm hiểu thực tiễn quan điểm của các bạn sinh viên về vấn đề này cũng như thấy
được nguyên nhân và cùng đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên.
Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
-
Sống thử là một xu hướng du nhập từ phương Tây, hiện đang là một vấn đề
-
nhức nhối của xã hội
Xu hướng, mốt sống thử đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới suy nghĩ của một bộ
-
phận giới trẻ
Sống thử đang trở thành mối quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên, phụ
huynh.
Bên cạnh số ít tác động tích cực, sống thử đã va đang để lại những hệ lụy và
hậu quả vô cùng to lớn.
2
II. Mục đích của cuộc điều tra
Sống thử giờ đây không còn là một vấn đề mới mẻ trong giới trẻ hiện nay. Một bộ
phận sinh viên cho rằng ‘’sống thử có gì là xấu nhất là đối với những đôi bạn đã
xác định gắn bó với nhau cả đời’’ nhưng các bạn không nhận thức cũng như kiểm
soát hết được tác hại của nó đối với cuộc sống sau này của mình cũng như việc học
tập hiện tại. hiện nay dư luận xã hội đang nói gì về tình trạng sống thử/ Vì vậy,
trong một phạm vi nghiên cứu nhất định, cuộc điều tra của nhóm nhằm:
-
Tìm hiểu quan điểm của một bộ phận giới trẻ về vấn đề sống thử
Từ đó nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách chính xác, rõ ràng, xem xét nên
hay không nên sống thử
III. Tiến hành điều tra
1. Quy trình
Để đạt được mục đích của đề tài, nhóm đề ra 3 nhiệm vụ chính cần giải quyết:
-
Thứ nhất; nghiên cứu cơ sở lí luận của trào lưu sống thử trong giới trẻ hiện
-
nay
Thứ hai: xây dựng phiếu điều tra xã hội học và tiến hành điều tra để nắm
-
vững thực tiễn
Cuối cùng là xử lí số liệu, phân tích thông tin và đánh giá tổng hợp các ý
kiến đã thăm dò.
2. Phương án điều tra
Sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua phiếu điều tra
3. Tên cuộc điều tra
Quan điểm của sinh viên Học viện Ngân Hàng về vấn đề Sống thử trong giới trẻ
hiện nay
4. Đối tượng, phạm vi điều tra
Sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Ngân Hàng nói riêng
3
5. Mẫu điều tra
Phiếu thăm dò ý kiến
6. Dung lượng điều tra
Mẫu điều tra gồm 160 đối tượng thông qua 160 phiếu điều tra.
7. Mẫu phiếu điều tra
QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG VỀ VẤN ĐỀ
SỐNG THỬ TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Hiện nay sống thử đang trở thành xu hướng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam
trong thời đại @, trở thành thứ mốt đối với sinh viên sống xa nhà. Vì vậy nhóm
chúng tôi có một cuộc điều tra nhỏ về vấn đề này. Mong các bạn cung cấp thông
tin.
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Sinh viên năm:………………………………………………………
Giới tính:…………………………….
II/ PHIẾU ĐIỀU TRA.
1, Theo bạn sống thử là gì?
A, Là một nam một nữ sống chung với nhau như vợ chồng, không có sự ràng buộc
về pháp luật.
B, Là ăn cơm trước kẻng.
C, Là sống chưa thật, muốn thử cho biết.
D, Chỉ là hình thức góp gạo thổi cơm chung.
E, Ý kiến khác.
4
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
2, Bạn đã từng tham gia hoạt động ngoại khóa nào liên quan đến vấn đề này chưa?
A, Đã từng
B, Chưa
3, Bạn biết về sống thử qua kênh thông tin nào?
A, Từ người lớn
B, Qua sách báo, internet C, Bạn bè
D, Khác
4, Theo bạn, mục đích của sinh viên khi quyết định sống thử là gì?
A, Vì tình yêu
B, Sống thử xem có hợp nhau không để đi tới hôn nhân
C, Tìm chỗ dựa hay điểm tựa tinh thần, tình cảm khi sống xa nhà
D, Giải quyết những vấn đề khó khăn về tài chính ( có thể do không tìm được
phòng trọ)
E, Sống thử nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh lí
F, Sống thử vì tò mò, muốn khám phá bản thân
G, Sống thử theo trào lưu, mốt
H, Ý kiến khác ( nêu ý kiến khác )
………………………………………………………………………………………
……………………
5, Bạn nghĩ như thế nào về sống thử?
A,Tốt
B, Bình thường
C, Xấu
6, Theo bạn sống thử có tác động như thế nào tới cuộc sống?
5
A, Tác động tích cực: hai người yêu nhau có nhiều thời gian ở bên cạnh nhau để
hiểu nhau, quan tâm chăm sóc đến nhau, sống thử là “ bước đệm” tiến tới hôn nhân
sau này.
B, Tác động tiêu cực: ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và dẫn tới nhiều hệ lụy nếu
sau này 2 người không đi đến hôn nhân.
C, Bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực.
7, Đánh giá của bạn về các nhân tố ảnh hưởng dẫn tới sống thử?
Nhân tố
Không ảnh hưởng
Bình thường
Ảnh hưởng rất lớn
Gia đình
Môi trường giáo
dục
Môi trường sống
Văn hóa
Xã hội
Nhận thức cá nhân
Điều kiện kinh tế
8, Bạn đang sống ở đâu?
A, Nhà trọ
B, Nhà riêng
C, Nhà người thân
D, Kí túc xá
9, Gần nơi bạn ở có nhiều người sống thử không?
A, Không biết vì không để ý
B, Khá nhiều
C, Ít
D,
Không có
10, Bạn đã có người yêu chưa?
A, Có
B, Chưa
11, Nếu bạn có người yêu, hai bạn có nghĩ tới việc sống thử không?
A, Không
B, Có
6
12, Sau khi có người yêu, nếu người yêu đề nghị sống thử, bạn có đồng ý không?
A, Có
B, Không
C, Có thể.
13, Nếu biết bạn của bạn sống thử bạn sẽ có thái độ như thế nào?
A, Đồng tình
B, Phản đối
C, Coi thường, có cái nhìn miệt
thị
14, Bạn có ủng hộ quan hệ tình dục trước hôn nhân không?
A, Có
B, không
15, Theo bạn, hậu quả của việc sống thử là gì?
A, Mang thai ngoài ý muốn
B, Mất niềm tin vào hôn nhân sau này
C, Mắc các bệnh truyền nhiễm
D, Rất nhiều hậu quả bao gồm tất cả các hậu quả trên
16,Theo bạn sống thử có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
A.Có
B. Không
17. Theo bạn có những biện pháp nào khắc phục tác động tiêu cực của sống thử?
A. Giáo dục giới tính học đường
B. Tuyên truyền cho mọi người về những tác động xấu của việc sống thử
C. Quản lý sinh viên một cách chặt chẽ hơn
D. Tất cả các phương án trên
18, Quan điểm của bạn về sống thử trong giới trẻ hiện nay, bạn phản đối hay đồng
ý? Tại sao?
7
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………………
Cảm ơn các bạn đã cung cấp thông tin!
8
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Sống thử là gì?
“Sống thử” là việc hai người khác giới sống chung với nhau như vợ chồng rước
hôn nhân mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
Trong khoa học, người ta không gọi đó là “sống thử” mà gọi đó là liên minh tự do.
Vậy liên minh tự do có nghĩa như thế nào? Chúng ta hiểu một cách khái quát đó là
sự giao kết không có sự ràng buộc bởi yếu tố nào của pháp luật, hai chủ thể tham
gia giao kết không bị cấm đoán hay ép buộc bởi bất kì yếu tố nào, xuất phát từ sự
tự nguyện của cả hai. Nhưng các bạn sinh viên hay các bạn trẻ của chúng ta có
quan niệm khác, đó là “ Sống thử” hay một bộ phận khác gọi là “sống nháp”. Nhu
cầu sống thử xuất phát từ sự tò mò và thiếu hiểu biết của các đôi bạn trẻ hiện nay.
Đây là một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm và lên án một cách mạnh mẽ
nhưng nó không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì trong pháp luật hiện hành
không có quy định nào mang tính cấm đoán việc sống thử. Bởi vậy mà pháp luật
không thể đứng ra can thiệp hiện tượng này và đói với pháp luật Việt Nam nó được
coi là hợp pháp và người tham gia sống thử không bị pháp luật xử lí. Xét về mặt
đạo đức, sống thử khó có thể được chấp nhận đối với xã hội Á Đông chúng ta.
2. Phân biệt sống thử với sống thật:
+) Sống thử: Là khái niệm chỉ sự chung sống như vợ chồng của người nam và
người nữ mà không cần đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật, không chịu
bất kì sự chi phối nào của pháp luật trong mối quan hệ của mình
+) sống thật: Là đời sống vợ chồng có đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật,
được pháp luật bảo hộ các quyền của hai bên, có mối quan hệ với pháp luật.
9
II. Kết quả điều tra
Trong quá trình điều tra, nhóm chúng em đã tiến hành điều tra thực tế ở một số sinh
viên Học viện Ngân Hàng như sau:
Nam
Nữ
Sống ở nhà trọ:
55/160
105/160
75/160
=34.375% =65.625% =46.875%
Sống ở nhà
riêng: 26/160
=16.25%
Sống ở nhà
người
thân:
30/160=18.75%
Sống ở kí túc xá
29/160=18.125
%
Sinh
viên năm
nhất
50/160
=31.25%
Sinh
viên
năm 2
86/160
=53.75%
Sinh
viên
năm 3
14/160
=8.75%
Sinh
viên
năm 4
10/160
=6.25%
Khoảng 10 năm trở lại đây, “ sống chung- sống thử” đang dần trở thành phổ biến
trong giới trẻ Việt Nam và hiện tượng này là một thực trạng xã hội, nó đang ngày
càng lan rộng. Đối tượng được nói đến chủ yếu ở đây lại là những sinh viên đang
ngồi trên ghế nhà trường sống xa nhà. Chuyện “sống chung-sống thử” có thật sự là
bước đầu hoàn hảo, một giải pháp để tiến tới hôn nhân?????????
Trước hiện trạng đó, sinh viên Học viện Ngân Hàng có quan niệm ra sao?
1. Nhận thức của sinh viên Học viện Ngân Hàng về “sống chung-sống
thử”
Khi điều tra 160 bạn sinh viên trường Học viện Ngân hàng
Nhận thức của sinh viên Học viện Ngân hàng về sống thử:
Việc sống thử trong giới sinh viên không còn là một điều xa lạ. Tuy nhiên, phải
chăng mọi sinh viên đều hiểu chính xác về hiện tượng này? Liệu có những sinh
viên chỉ nhìn thấy bề nổi của vấn đề này, hay thậm chí là hiểu sai, suy nghĩ sai lệch
10
về sống thử? Để tìm câu trả lời chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của sinh
viên đối với hiện tượng sống thử thong qua các câu hỏi sau:
2. Theo bạn sống thử là gì?
A, Là một nam một nữ sống chung với nhau như vợ chồng, không có sự ràng buộc
về pháp luật.
B, Là ăn cơm trước kẻng.
C, Là sống chưa thật, muốn thử cho biết.
D, Chỉ là hình thức góp gạo thổi cơm chung.
E, Ý kiến khác.
Trong 160 phiếu có 117 bạn( chiếm hơn 73%) chọn đáp án A. Qua tìm hiểu trên
thấy phần lớn các bạn sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về sống thử. Và đều
đồng ý với cách hiểu “Sống thử là việc hai người khác giới sống với nhau như vợ
chồng trước hôn nhân và không có sự ràng buộc về pháp luật”. Tuy nhiên vẫn có
một bộ phận không nhỏ chưa có định nghĩa đúng về sống thử hoặc có ý kiến khác.
3. Bạn đã từng tham gia hoạt động ngoại khóa nào liên quan đến vấn đề
này chưa?
A, Đã từng
B, Chưa
Đối với câu hỏi này thì phần lớn các bạn sinh viên chưa từng tham gia hoạt động
ngoại khóa nào liên quan đến sống thử. Thực tế có 129 bạn chưa từng tham gia:
chiếm hơn 80 %. Điều này cho thấy các bạn sinh viên vẫn chưa được tham gia hoạt
động về vấn đề sống thử để có thêm những hiểu biết nhất định.
Và phải chăng sống thử không còn là điều gì đó quá xa lạ đối vơi các bạn trẻ nhưng
đây là một vấn đề khá nhạy cảm nên vẫn chưa có nhiều các buổi sinh hoạt để bàn
luận về vấn đề này cho các bạn trẻ???
11
4. Bạn biết về sống thử qua kênh thông tin nào?
A, Từ người lớn
B, Qua sách báo, internet
C, Bạn bè
D, Khác
Đối với câu hỏi này, đa số sinh viên biết đến “sống thử” thông qua Sách báo và
mạng internet. Có đến 130 bạn trên 160 bạn ( chiếm hơn 80% mẫu điều tra) tiếp
cận vấn đề qua kênh thông tin này. Số còn lại biết đến sống thử qua bạn bè của họ
hoặc người khác…
Để đánh giá them hiểu biết của các bạn sinh viên về vấn đề sống thử, nhóm có đưa
ra câu hỏi “ sống thử có phải là hành vi vi phạm pháp luật không” và bảng sau là
kết quả lựa chọn:
Là hành vi vi phạm pháp Không là hành vi vi phạm
luật
pháp luật
28 phiếu chiếm 17.5%
132 phiếu chiếm 82.5%
Như các bạn đã biết “sống thử” đang tràn lan trong một bộ phận đông đảo giới trẻ
và đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội của chính các bạn trẻ sống
thử.
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Hai bên sống với nhau theo hình thức “góp gạo thổi
cơm chung” thì các bên chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong giới hạn tài sản riêng của
cá nhân.
12
Khi chung sống lâu dài mà có con thì hai bên phải thỏa thuận với nhau trách nhiệm
nuôi dưỡng, chăm sóc con, tạo mọi điều kiện cho con được học hành, tôn trọng mọi
quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Khi có phát sinh tranh chấp về tài sản thì hai bên phải tuân thủ quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Như vậy “sống thử” không vi phạm pháp luật nhưng lại là lối sống đáng phê phán,
ngăn chặn vì nó để lại nhiều tác hại cho gia đình và xã hội, phá hoại lối sống lành
mạnh của giới trẻ và gây nhiều hậu quả cho tương lai của lớp trẻ. Pháp luật hôn
nhân và gia đình cần phải quy định chặt chẽ về việc ngăn cấm sống thử và chế tài
xử phạt thích đáng.
Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn các bạn sinh viên Học viện Ngân Hàng đều
có cái nhìn đúng về sống thử trên khía cạnh pháp luật.
5. Quan điểm của sinh viên Học viện Ngân hàng về vấn đề sống thử
Để xem xét quan điểm của sinh viên Học viện về vấn đề này, nhóm đã đưa ra các
câu hỏi thăm dò sau:
- Mục đích của sinh viên khi quyết định sống thử là gì?
- Bạn nghĩ thế nào về sống thử? ( tốt, xấu, bình thường) hay bạn đồng tình hay
phản đối sống thử?
- Bạn có ủng hộ quan hệ tình dục trước hôn nhân không?
Hay nếu bạn có người yêu thì có nghĩ đến việc sống thử hay không?
Kết quả điều tra:
Khi đề cập đến vấn đề sống thử, nhiều sinh viên cho rằng : “việc sống thử là bình
thường trong xã hội hiện nay “.
13
Theo kết quả điều tra mẫu sinh viên tại HVNH cho thấy 97 phiếu/160 phiếu ứng
với 60,62% các bạn sinh viên đánh giá về việc sống thử là bình thường , 49
phiếu/160 phiếu(30,62%) không đồng tình với quan điểm này và cho rằng Sống thử
là việc xấu, còn lại 11 phiếu/160 phiếu các bạn nhận thấy sống thử là tốt.
Đa số các bạn ( 60 phiếu/160 phiếu – 37,5%) đều cho rằng sống thử xuất phát từ
tình yêu giữa 2 bên hoặc sống thử để kiểm tra xem” nếu sau này lấy nhau có hòa
hợp về mặt sinh lý hay không ?”.Bên cạnh đó cũng không ít quan điểm đưa ra lý do
về tình trang sống thử hiện nay ở sinh viên, như là : tìm chỗ dựa tinh thần, chia sẻ
vui buồn, làm giảm cô đơn ( chiếm 31 phiếu ứng với 19,38 %), giúp đỡ nhau học
tập, giảm chi phí, giải quyết khó khan tài chính (có 30 phiếu//160 phiếu chiếm
18,75%)… Số nhỏ phần trăm ứng với 27phiếu/ 160 phiếu, chiếm khoảng 16,25 %
thì các bạn lại nghĩ sống thử theo trào lưu mốt và muốn khám phá bản thân.Đa số
mọi người hiện nay đều đồng tình với quan niệm này của tất cả các bạn song nó chỉ
là quan điểm riêng của mỗi người khi nhận định về vấn đề này.
Hay đối với vấn đề Quan hệ tình dục trước hôn nhân:
Tình dục trước hôn nhân được xem là hiện tượng mới nảy sinh trong xã hội
hiện đại.Quá trình hiện đại hóa đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quan
niệm và hành vi về tình yêu, tình dục,hôn nhân và gia đình.
Đa số những ý kiến ủng hộ đến từ giới trẻ, bao gồm cả các bạn sinh viên,
ngược lại, những người lớn tuổi,các bậc phụ huynh lại có ý kiến lên án gay gắt,
phản dối hành động này. Tuy nhiên theo thống kê tại trường Học Viện Ngân Hàng,
với mẫu gồm 160 sinh viên, thì có 31 sinh viên ủng hộ việc quan hệ tình dục trước
hôn nhân tương đương với 19% phiếu điều tra, trong đó chủ yếu là các sinh viên
14
nam, còn lại 129 sinh viên không ủng hộ vấn đề này, và chủ yếu là các sinh viên
nữ, tương ứng với 81% phiếu điều tra.
Có rất nhiều lý do,quan niệm được sinh viên đưa ra nhằm bảo vệ ý kiến của mình.
Có quan niệm cho rằng: "quan hệ tình dục trước hôn nhân là chuyện bình thường,
không có gì phải xấu hổ cả một khi hai người có tình yêu thật sự, nghiêm túc và có
trách nhiệm với tương lai của cả hai, bên cạnh đó quan hệ tình dục trước hôn nhân
cũng " check" được sức khỏe sinh sản của cả 2 , đảm bảo cho một mối quan hệ tiến
tới hôn nhân lâu dài và hạnh phúc."
Tuy nhiên cũng có quan niệm cho rằng: " quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều
cấm kỵ tuyệt đối, tuy xa hội phát triển nhưng những quan niệm truyền thống về đạo
đức, trinh tiết người con gái vẫn có sức ảnh hưởng lớn trong nhiều gia đinh. "
Vậy, chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân có đáng bị lên án hay không là đề tài
không mới, tuy nhiên luôn nhận được sự quan tâm và chia sẻ của độc giả. Ai cũng
có những suy nghĩ riêng , những quan điểm riêng, mặc dù thế không nên có cái
nhìn quá khắt khe hoặc thoải mái, buông lỏng trong vấn đề này để tránh những hệ
lụy đáng buồn.
6. Tác động của sống thử
Theo kết quả điều tra, có 74,4% phiếu điều tra cho thấy các bạn đã nhận thức được
2 mặt tác động của vấn đề Sống thử hiện nay. Các bạn đều nhận thấy được mặt tích
cực cũng như tiêu cực của việc sống thử. Sống thử tác động cả 2 mặt tốt và xấu, tuy
15
nhiên như thực trạng chúng ta thấy thì sống thử ở Việt Nam mang đến nhiều mặt
tiêu cực hơn tích cực.
Sống thử để lại những hậu quả rất nghiêm trọng có thể dẫn đến việc mang thai
ngoài ý muốn. Hiện tượng nạo phá thai không chỉ phát triển ở các cặp vợ chồng trẻ
muốn sinh con theo ý muốn mà ở nhiều giới trẻ thanh niên nữa, kể cả khi còn là vị
thành niên, chưa có gia đình. Theo thống kê của bộ y tế thì trong số các ca nạo phá
thai ở nước ta hiện nay có 25% là phụ nữ chưa lập gia đình, 20% không thể sinh
con mà hậu quả của những lần phá thai để lại; hiện tại họ không có lựa chọn nào
khác hơn là phá bỏ cái thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ” với chính mầm sống đang
từng ngày lớn lên trong bụng. Và chính việc phá thai há thai sẽ mang đến những
hậu quả về mặt thể lý và tâm lý sau:
+ Về mặt thể lý: Tăng cơ vô sinh, Tăng nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung, thai
chết non, Nhiễm nguy trùng, Tử cung bị thủng, Viêm phúc mạc,· Tổn thất ở các cơ
quan khác, Mất ngủ, mất cảm giác thèm ăn, sụt cân , kiệt sức, Lo âu, suy giảm khả
năng làm việc, Luôn có cảm giác nôn ói, · Rối loạn tiêu hóa ( dạ dày và ruột)
+ Về mặt tâm lý: Có thể mắc những bệnh sau đây: Mặc cảm tội lỗi, khuynh hướng
tự tử, Cảm giác mất mát, tang tóc, buồn rầu ( mourning ), thương tiếc, hối hận, Mất
tự tin, Giảm sự tôn trọng bản thân, Ưu tư về cái chết, Tâm lý thù địch, Hành vi tự
hủy hoại bản thân, Nóng giận, Tâm lý tuyệt vọng, Mất tự chủ, Xói mòn bản năng
làm mẹ…
Qua điều tra, có 142/160 bạn (chiếm gần 90%) các bạn đánh giá được mức độ
nghiêm trọng của hậu quả do sống thử, còn lại số ít các bạn vẫn chưa thấy được hậu
quả này.
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên Sống thử
Nhóm đã đưa ra bảng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Sống thử và nhận
được kết quả:
16
Nhân tố
Gia đình.
Môi trường giáo
dục.
Môi trường sống.
Văn hóa.
Xã hội.
Nhận thức cá
nhân.
Điều kiện kinh tế.
Không ảnh
hưởng
Số
Tỉ lệ
lượng
(%)
( người)
15
9.375
0
0
Ảnh hưởng
Số
Tỉ lệ
lượng
(%)
( người)
60
37.5
54
33.75
Ảnh hưởng rất
lớn
Số
Tỉ lệ
lượng
(%)
( người)
85
53.125
106
66.25
0
0
0
0
0
0
0
0
27
23
27
11
16.875
14.375
16.875
6.875
137
133
123
138
83.125
85.625
82.125
93.125
3
1.875
65
40.625
92
57.5
Qua kết quả điều tra trên cho thấy đa số sinh viên Học viện Ngân Hàng đều cho
rằng các nhân tố đã đưa ra đều có sự ảnh hưởng lớn tới việc sống thử. Và có thể
thấy các sinh viên đều cho rằng mức độ ảnh hưởng của của nhân tố môi trường
sống và nhận thức cá nhân là quan trọng nhất với tỉ lệ 137/160 (chiếm 85,625%)
và 138/160 (chiếm 86.25%). Ngoài ra, mặc dù thực hiện điều tra trên các sinh viên
với điều kiện sống và hoàn cảnh sống khác nhau nhưng có thể thấy các sinh viên
đều đánh giá cao sự ảnh hưởng của môi trường giáo dục, xã hội và văn hóa tới vấn
đề sống thử hiện nay. Còn lại, hai nhân tố gia đình và điều kiện kinh mặc dù cũng
được nhiều sinh viên đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhưng cũng lại có một số ít sinh
viên cho rằng hai nhân tố trên không ảnh hưởng: gia đình không ảnh hưởng đến
sống thử 9,375%, điều kiện kinh tế không ảnh hưởng đến sống thử chiếm 1.875%.
Tóm lại, quan điểm của một số các sinh viên Học viện Ngân Hàng đều cho thấy có
rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc sống thử. Trong đó, các yếu tố gia đình, môi
trường giáo dục, xã hội, văn hóa, điều kiện kinh tế…và đặc biệt là yếu tố nhận thức
cá nhân và môi trường sống là ảnh hưởng nhiều hơn cả. Mỗi sinh viên cần có nhận
17
đúng đắn về sống thử, và nếu tham gia sống thử thì phải nhận thức rõ ràng về hậu
quả mà nó đem lại.
18