Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH quảng cáo điện tử minh đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 73 trang )

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
CPSX biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản
phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Trong đó hao
phí về lao động sống là các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công
nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản hao phí về nguyên vật liệu,
nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ...Các chi phí này phát sinh có
tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất.
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
Đặc điểm phát sinh của chi phí, CPSX được phân thành các yếu tố sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật
liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng SXKD ( loại trừ giá trị vật liệu
dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và
phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức.
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích
theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ
của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất trong kỳ.

1


- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng
cho SX


- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở
các yếu tố trên dùng vào hoạt động SX trong kỳ.
 Phân loại CPSX theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính,
phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao
vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các
quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
 Phân loại CPSX theo các tiêu thức khác nhau như:
- Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động: Chi phí của
doanh nghiệp được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
- Phân loại CPSX theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí: Chi
phí được chia thành 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Theo thẩm quyền của các nhà quản trị các cấp đối với từng loại chi phí: CPSX được
phân thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
- Các loại chi phí khác được sử dụng trong việc lựa chọn giữa các phương án: chi phí
chênh lệch, chi phí cơ hộin chi phí chìm.
1.1.2 Gía thành và các loại giá thành
1.1.2.1 Gía thành sản phẩm

2


Giá thành sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao
động vật hoá và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối
lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
GTSP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh
kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng

như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được những
mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm hạ
giá thành sản phẩm. GTSP còn là căn cứ để tính toán hiệu quả kinh tế các hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu GTSP luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong, nó là CPSX
đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công
việc lao vụ đã hoàn thành. Như vậy bản chất của GTSP là sự chuyển dịch giá trị các yếu
tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.

1.1.2.2 Các loại giá thành
 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm 3 loại sau:
- Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành
thực tế kỳ trước và các định mức, dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm và được xây
dựng trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch
nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí
đạt được trong quá trình thực hiện sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở
các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
3


Phõn loai gia thanh cn c vao pham vi cac chi phi cõu thanh
- Giỏ thnh sn xut ( giỏ thnh cụng xng) l ch tiờu phn ỏnh tt c nhng chi phớ
phỏt sinh liờn quan n vic sn xut, ch to sn phm trong phm vi phõn xng,
b phn sn xut, bao gm chi phớ vt liu trc tip, nhõn cụng trc tip v CPSXC
- Giỏ thnh tiờu th ( giỏ thnh ton b) l ch tiờu phn ỏnh ton b cỏc khon chi phớ
phỏt sinh liờn quan n vic sn xut, tiờu th sn phm ( chi phớ sn xut, qun lý v
bỏn hng).

1.1.3 Mụi quan hờ gia CPSX va gia thanh san phõm
GTSP v CPSX l hai ch tiờu cú mi liờn quan cht ch vi nhau trong quỏ trỡnh sn
xut to ra sn phm. Chi phớ biu hin hao phớ, cũn giỏ thnh biu hin kt qu.
õy l hai mt thng nht ca mt quỏ trỡnh. Vỡ vy chỳng ging nhau v cht. Tuy
nhiờn, do b phn chi phớ sn xut gia cỏc k khụng ng u nhau nờn giỏ thnh v chi
phớ sn xut khỏc nhau v lng.
Mi quan h gia chi phớ sn xut v giỏ thnh sn phm th hin qua s
CPSX d dang õu ky
AA

Chi phi san xuõt phat sinh trong ky
B

C

Tụng gia thanh san phõm

CPSX d dang cuụi ky

Tổng giá thành sản phẩm
Qua s ta thy: AC = AB + BD - CD hay:
Tổng giá thành

Chi phí sản

D

dang cuối kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh


sản phẩm hoàn = xuất dở dang + trong kỳ (đã trừ các khoản thành
đầu kỳ
thu hồi ghi giảm chi phí)

4

Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ


Mỗi một loại hình doanh nghiệp với một lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì sẽ lựa chọn
phương pháp xác định sản phẩm dở dang cũng như phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành khác nhau.
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.
- Cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận
kế toán liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí
và tính giá thành.
- Căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối
tượng kế toán chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, khả năng và yêu
cầu quản lý của từng doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù
hợp.
- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán
phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu
nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
- Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung

cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành, giúp các nhà quản trị ra được
quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất tiêu thụ sản
phẩm.
1.2 Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành
1.2.1. Đối tượng tập hợp CPSX
1.2.1.1. Khái niệm đối tượng tập hợp CPSX
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi và giới hạn để tập hợp CPSX theo các
phạm vi và giới hạn đó.
5


1.2.1.2. Căn cứ xác định đối tượng tập hợp CPSX
Khi xác định đối tượng kế toán CPSX trước hết các nhà quản trị phải căn cứ
vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức
SXKD, quản lý SXKD, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản
phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán CPSX trong
doanh nghiệp có thể là:
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.
1.2.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
- Nếu sản xuất đơn giản thì từng sản phẩm, công việc là một đối tượng tính giá thành.
- Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì mỗi loại sản phẩm khác nhau là đối tượng tính
giá thành.
- Căn cứ vào quy trình công nghệ:
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản
phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ.

+ Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành có
thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở
từng giai đoạn sản xuất.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là
sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm.
1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản
chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó
và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản
phẩm. Tuy vậy giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định.
6


- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn
tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Xác định đối tượng tính giá thành là xác đinh phạm vi, giới hạn của chi
phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất.
- Trong thực tế có những trường hợp một đối tượng kế toán chi phí sản
xuất lại bao gồm nhiều đối tương tính giá thành và ngược lại.
Vì vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thường xuyên xem
xét tính hợp lý, khoa học của đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành đã xác định.

1.3. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX trong doanh nghiệp.
1.3.1. Phương pháp tập hợp CPSX
1.3.1.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp
đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát
sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó,

chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ
được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể,
tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế
toán... theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới
đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác,
kịp thời, đầy đủ.
1.3.1.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gian tiếp, đó là các chi phí
phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toan
không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến
hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm
phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải
7


lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối
tượng có liên quan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau:
• Bước 1: xác định hệ số phân bổ theo công thức: H = C/ T
Trong đó:
H: hệ số phân bổ chi phí
C: tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí
• Bước 2: xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Cᵢ = H × Tᵢ

Trong đó:
Cᵢ: phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Tᵢ : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i.
Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ được lựa chọn tuỳ từng trường hợp
cụ thể. Tính chính xác, độ tin cậy của thông tin về chi phí phụ thuộc rất nhiều vào
tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn.
Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ theo từng
nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng
nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cần
phân bổ. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ thuộc vào đặc thù của từng doanh
nghiệp
1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí.
1.3.2.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

8


 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua
ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập
hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản
phẩm, lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất
dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch
toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi
phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là
phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản
phẩm... Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ


cho từng đối tượng

=

của từng đôí tượng (hoặc x

(hoặc sản phẩm)

sản phẩm)

Tỷ lệ

Tỷ lệ
phân bổ

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

Phân bổ

= Tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Tài khoản sử dụng: TK 621:
Kết cấu cơ bản của TK này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực
hiện các lao vụ dịch vụ.
Bên Có:

+ Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
+ Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.

TK 621 cuối kỳ không có số dư.

Sơ đồ 1.1

9


Sơ đồ thực hiện và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 (611)

TK 621

Vật liệu xuất kho sử

Dụng trực tiếp cho sx
TK 111,112,141
Mua vật liệu sd

TK 133
Ngay k qua kho

TK152 (611)

Vật liệu không sử dụng

Hết cuối kỳ nhập lại kho
TK 154 (631)

Cuối kỳ kết chuyển chi


phí nguyên vật liệu
TK 632
Chi phí nguyên vật liệu

Thuế gtgt
Vượt trên mức bình thường

 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền
lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
* Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Kết cấu của TK:
Bên Nợ: +Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm,
+Thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành.
TK 622 cuối kỳ không có số dư.
10


Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 1.2.

TK 622

TK 334
Lương chính, phụ cấp

TK154(631)


Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp

TK 335

TK 632
TT tiền lương nghỉ phép cho
công nhân trực tiếp sx
TK 338

Chi phí công nhân TT vượt
trên mức bình thường

các khoản trích về BHXH
BHYT, KPCĐ, BHTN

 Kế toán chi phí sản xuất chung
CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và
chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân
xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
11


CPSXC bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ
sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Chứng từ sử dụng : chứng từ để hạch toán chi phí sản xuất chung là các bảng
phân bổ như bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền
lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao, ngoài ra còn các hóa
đơn dịch vụ mua ngoài, các phiếu chi.

Tài khoản sử dụng : Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng Tài khoản 627:
Chi phí sản xuất chung
Kết cấu cơ bản:
Bên Nợ: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí
- Chi phí chung được phân bổ, kết chuyển
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ
Trình tự kế toán thể hiện Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung như sau:

Sơ đồ 1.3
TK 334,338

TK627

Chi phí nhân viên

TK 154(631)

Kết chuyển chi phí
sản xuất chung

12


TK 152
Chi phí vật liệu
TK 632
CPSXC không được phân
bổ ghi nhận TK


TK153(142,242)

Chi phí CCDC

TK 111,112,152
TK 214
Chi phí khấu khao TSCĐ

Các khoản thu giảm chi

TK111,112,141,331
Chi phí dv mua ngoài

Chi phí bằng tiền khác

1.3.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên tài khoản tổng hợp theo
phương pháp KKĐK không phải căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các chứng từ xuất kho
mà căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế
toán tổng hợp, từ đó tính ra giá trị vật liệu đã xuất dùng trong kỳ được xác định như sau:
13


Giá thực tế NVL
xuất dùng trong kỳ

=


Giá thực tế NVL
tồn đầu kỳ

+

Giá thực tế NVL
nhập trong kỳ

-

giá thực tế NVL
tồn kho cuối kỳ

Trình tự hạch toán:
 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.4. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm
1.4.1 Kỳ tính giá thành
1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành ở một vài quy
trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếp mới thành sản phẩm.
Khi tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán phải dựa vào đặc điểm, tình hình cụ
thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản
xuất và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang cuối kỳ cho thích hợp.
 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trưc tiếp chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và

tương đối ổn định giữa các kỳ.
Nội dung của phương pháp:
- Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc
nguyên vật liệu chính trực tiếp), còn các chi phí sản xuất khác được tính
hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

14


- Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất kiểu chế biến liên tục
thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định
theo giá nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có chi phí vật liệu trực tiếp
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm
dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn
thành của sản phẩm dở dang.
Nội dung của phương pháp: tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất khác, khối lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo
mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức
Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí
cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp đánh giá
sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức
độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng
khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang
theo chi phí định mức.

Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá
trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính
theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang...
1.4.3. Các phương pháp tính giá thành
1.4.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí
sản xuất đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm dở
dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính ra giá thành theo công thức:
15


Tổng giá thành
sản phẩm

=

Giá trị sản
phẩm dd đ.kỳ

+

Chi phí phát
sinh trong kỳ -

Giá trị sản
phẩm dd c.kỳ

Tổng giá thành sản phẩm
Giá thành đơn vị sản phẩm


=

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

1.4.3.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp tính giá thành này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá
trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công
nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai
đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách
cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các
giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2 + ... + Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp
khai thác, dệt, nhuộm...
1.4.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một
quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu
được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại
sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp
này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm
tiêu chuẩn (sản phẩm gốc).

16


Số lượng sp

Số lượng sp sx

=


tiêu chuẩn

thực tế của từng

(gốc)

loại

Hệ số tính giá thành

x

của từng loại

Từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính
ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Tổng chi phí sx

Giá trị sp dd

đ.kỳ của nhóm + phát sinh trong kỳ của nhóm sp

sp

Giá thành đơn vị sp gốc

Giá trị sp dd
c.kỳ của
nhóm sp


=

Số lượng sản phẩm gốc
Giá thành đơn vị

Giá thành thực tế
từng loại sp

=

=

Giá thành đơn vị
sp gốc

Hệ số tính giá thành
x

của từng loại

Giá thành đơn vị thực
tế của từng loại sp

Số lượng sp sx thực
x

tế của từng loại sp

1.4.3.4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất
khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo... để giảm bớt khối lượng
hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợ chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng
loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch
(hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.

17


Giá thành kế hoạch

Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm

=

Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so

hoặc định mức đơn vị

x với chi phí kế hoạch hoặc định
mức của tất cả các loại sp

thực tế sp từng loại

từng loại

Tổng cp sx

Giá trị


Giá trị spdd

spdd đ.kỳ + trong kỳ của Tỷ lệ giữa cp thực tế so
với cp kế hoạch hoặc định

nhóm sp

nhóm sp

c.kỳ của
nhóm sp

x 100

=
Tổng giá thành kế hoạch hoặc định mức

mức của tất cả các loại sp

của nhóm sp
1.4.3.5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Phương án này sử dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công
nghệ nhưng kết quả thu được gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Trong đó sản phẩm
phụ không phải là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, do đó để tính giá thành sản
phẩm chính thì phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Trong doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí là chi pí sản xuất được tập
hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo giai đoạn công nghệ, đối
tượng tính giá thành là sản phẩm chính.
Tổng giá

thành sản
phẩm chính

Giá trị sản
=

phẩm chính
dd đ.kỳ

Tổng chi phí
+

sản xuất phát
sinh trong kỳ

Giá trị sp
-

chính dd
c.kỳ

Giá trị
-

sản phẩm
phụ

1.4.3.6. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

18



Theo phương pháp này, kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm
của giai đoạn trước và kết chuyển chi phí nửa thành phẩm sang giai đoạn sau một
cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn sau, cứ như thế
tiếp tục cho đến khi tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Việc kết
chuyển chi phí tuần tự từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo từng khoản mục
được sơ đồ hóa như sau:

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp

Chi phí nửa
thành phẩm GĐ
1 chuyển sang

+

+

Giai đoạn n
Chi phí nửa
TP GĐn-1
chuyển sang
+


Chi phí khác giai
đoạn 1

Chi phí khác giai
đoạn 2

Chi phí khác
giai đoạn n

Giá thành nửa
thành phẩm 1

Giá thành nửa
thành phẩm2

Giá thành
thành phẩm

Giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và giá thành của thành phẩm ở giai
đoạn cuối cùng được tính theo công thức sau:

GĐ1 : ZNTP1 = Dđk1 + C1 - Dck1
GĐ2 : ZNTP2 = ZNTP1 + C2 +Dđk2 - Dck2

19


GĐN : ZTP = ZNTPn-1 + C2 +Dđkn- Dckn
Tổng ZTP


Z đơn vị TP =

QTP

Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán
kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm
bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai
đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được
tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết
chuyển tuần tự.
1.4.3.7. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành
phẩm
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm không cần tính giá thành của nửa
thành phẩm ở từng giai đoạn, do đó chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản
xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục. Sau đó tổng
cộng chi phí sản xuất nằm trong thành phẩm của các giai đoạn lại để được giá
thành của thành phẩm.
Dđki + Ci

CiTP =

x QiTP
Qi

Trong đó:
CiTP: là chi phí giai đoạn cụng nghệ i trong tính giá thành sản phẩm
Dđki , Ci : Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn
công nghệ i
20



Qi : Là khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí
QiTP: Khối lượng thành phẩm đó quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i
QiTP = QTP x Hi
n

Hi là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i và ZTP =

∑ Citp
i =1

Sơ đồ phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa
thành phẩm

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn n

Chi phí sản xuất
giai đoạn 1

Chi phí sản xuất
giai đoạn 2

Chi phí sản xuất
giai đoạn n sang

Chi phí sản xuất

giai đoạn 1 trong
thành phẩm

Chi phí sản xuất
giai đoạn 2 trong
thành phẩm

Chi phí sản xuất
giai đoạn n trong
thành phẩm

Giá thành thành
phẩm

Phương pháp này tính toán giá thành nhanh, chính xác nhưng không tính giá thành
nửa thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ, nên không phân tích được hiệu quả sử
dụng sản xuất kinh doanh, không có được kế toán nửa thành phẩm trong trường
hợp có thành sản nhập kho

21


Điều kiện áp dụng:phù hợp với những doanh nghiệp có quy trình chế biến
phức tạp, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng

1.5.Sổ kế toán sử dụng trong kế toán CPSX và giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” thì hệ thống sổ sách
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng là:
+ Sổ nhật ký chung
+Sổ kế toán tổng hợp tài khoản 154, 621, 622, 627

+Sổ kế toán tổng hợp các tài khoản liên quan khác TK111, 112, 141, 152,
334, 338
+Sổ kế toán chi tiết các tài khoản: TK 154 , 621, 622, 627 theo đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH QUảNG CÁO ĐIệN Tử MINH
ĐĂNG

22


2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH Quảng cáo điện tử Minh
đăng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập lại sự phân chia địa giới hành chính Bắc
Ninh và Bắc Giang được hình thành lúc đó trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới có một
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và
sự phát triển không ngừng của ngành chăn nuôi nước ta. Công ty Cổ Phần Tập
Đoàn Minh Tâm mà tiền thân là Công Ty TNHH Minh Tâm được thành lập từ năm
2002 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 21.02.000323 do phòng Đăng
ký kinh doanh - Sở kế hoạch Đầu tư Bắc Ninh cấp ngày 29/11/2002 với số vốn
điều lệ 5 tỷ đồng. Để phục vụ tốt nhu cầu đó ngày 17/10/2002 Công ty TNHH
Minh Tâm đã được thành lập nay là Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Minh Tâm.
Người đại diện trước pháp luật của Công Ty là chủ tịch hội đồng quản trị: Đỗ Thị
Huyền Tâm.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Mua bán nông sản

Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển cả về
quy mô và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Ngày đầu mới thành lập Công ty mới có
2 dây truyền sản xuất thức ăn hỗn hợp và đậm đặc với cơ sở vật chất chưa được
hiện đại máy móc thiết bị đơn giản, đến nay công ty đã có 4 dây truyền sản xuất
thức ăn chăn nuôi với đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sản lượng năm 2003 bán ra là 8.000 tấn/năm đến nay sản lượng đó đã tăng lên
38.000 tấn/năm. Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty lúc đầu thành lập là
23


84 người trong đó trình độ đại học là 5 người, cao đẳng là 12 người số còn lại là
trung cấp và thợ có tay nghề. Nhưng đến nay tổng số cán bộ công nhân viên đã lên
đến 254 người, trong đó lao động có trình độ:
• đại học là 22 người
• cao đẳng là 30 người
• còn lại đều được đào tạo tại các trường trung học và trường dậy nghề.
Mặc dù phải làm việc ở điều kiện vất vả nhưng một số cán bộ công nhân viên đã
tham gia các lớp học tại chức. Đào tạo bồi dưỡng chính trị chuyên môn để năng
cao tay nghề đáp ứng nhiệm vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
Thông tin cơ bản về Công ty.
Tên Công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Minh Tâm
Địa chỉ: KCN Lương Tài - Huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh
Tel: 02413.640.666

Fax: 02413. 640.640

Email:
Tài khoản số: 421.101.000.548 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Lương Tài.
MST: 2300235253

Vốn điều lệ hiện nay là: 36.000.000.000đ (Ba mươi sáu tỷ đồng chẵn)
Hiện nay Công ty TNHH Quảng cáo điện tử Minh đăng có hệ thống cơ sở vật chất
bao gồm:
-

Nhà máy sản xuất và chế biến Thức ăn chăn nuôi công nghệ cao - KCN

Lương Tài - Bắc Ninh.
24


-

Nhà máy sản xuất giấy và bao bì carton cao cấp - KCN Phố Nối B – Hưng Yên.

-

Tòa nhà Minh Tâm building – Gia Lâm – Hà Nội

-

Trại giống thử nghiệm công nghệ cao 6 ha ở Hải Dương.

-

Khu du lịch sinh thái ở Dạ Trạch, Hưng Yên 15ha.

-

Khu nhà nghỉ liên hoàn tại Đà Lạt.


-

Khu tập thể Minh Tâm – Hưng Yên

2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ.
Quy trình sản xuất của Công ty khá đơn giản: Nguyên vật liệu thô : Ngô hạt,
sắn lát, đậu tương… được chia làm 2 loại.
+ Loại thứ nhất đem đi nghiền rồi đem vào máy trộn đảo được sản phẩm
đậm đặc đem đóng bao rồi nhập kho.
+ Loại hai không đem nghiền mà đưa trực tiếp vào máy trộn đảo được sản
phẩm hỗn hợp tiếp theo ép viên được SP viên đem đóng bao rồi nhập kho.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau:

Kho nguyên liệu
nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu

không ty
quacổ
nghiền

đồ 2.1. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công
phân tập đoàn
qqqqqquququququa
Qua máy trộn đảo
Minh Tâm
nghiền


nguyên vật liệu

Qua máy trộn đảo
nguyên vật liệu

Ép viên

Đóng bao
25

Nhập kho

Sản phẩm viên


×