Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Sự ra đời và phát triển của tiền tệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
Sự ra đời và phát triển của tiền tệ Việt Nam

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Vân Anh
Trần Lê Mỹ Duyên
Trần Thị Mỹ Thiện
Trần Thị Hoàng Giang
Nguyễn Thị Hồng Ánh
Nguyễn Thị Bích Diễm
Đỗ Xuân Nguyên
Võ Thanh Lưu
Hòa Quang Công
Tạ Thị Thanh Huyền
Lý Hống Quân

Đắk Lắk, 2015

1


MỤC LỤC
Phần 1 : Đặt vấn đề...............................................................................Trang 3
Phần 2 : Tổng quan nghiên cứu tài liệu................................................Trang 4
2.1.Khái quát về tiền cổ........................................................................Trang 4
2.2.Tiền cổ các triều đại phong kiến Việt Nam.................................Trang 10
2.2.1.Thời kì đầu.................................................................................Trang 10
2.2.2 .Tiền nhà Đinh...........................................................................Trang 13
2.2.3.Tiền nhà Tiền Lê........................................................................Trang 16


2.2.4.Tiền nhà Lý................................................................................Trang 18
2.2.5.Tiền nhà Trần.............................................................................Trang 22
2.2.6.Tiền nhà Hồ...............................................................................Trang 25
2.2.7.Tiền nhà Hậu Lê........................................................................Trang 28
2.2.8.Tiền nhà Mạc.............................................................................Trang 37
2.2.9.Tiền nhà Tây Sơn.......................................................................Trang 41
2.2.10.Tiền nhà Nguyễn.....................................................................Trang 43
2.2.11.Một số tiền cổ khác...................................................................Trang49
2.3. Tiền Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến năm 1975......................Trang 53
2.3.1.Đồng Đông Dương....................................................................Trang 52
2.3.2.Tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.........................................Trang 59
2.3.3 Tiền Việt Nam Cộng Hòa..........................................................Trang 69
2.3.4. Tiền Mặt trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam........................Trang 75
2.4. Tiền Việt Nam từ năm 1975 đến nay..........................................Trang 77
2.5.Lịch sử đổi tiền ở Việt Nam........................................................Trang 94
Phụ lục.................................................................................................Trang 99
Phần 3: Kết luận................................................................................Trang 100
Tài liệu tham khảo............................................................................Trang 101

2


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lý do chọn đề tài
Khi phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lí của nhà nước và đặc biệt khi mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế , đầu tư , thương mại với thế giới nền kinh tế nước ta có
những biến sâu sắc và phát triển mạnh. Sống trong một thế giới đầy những
sự hứa hẹn và nguy hiểm, thử thách cơ hội... Vì vậy là những sinh viên của

ngành kinh tế, đang theo học môn tài chính tiền tệ , chúng tôi quyết định
lựa chọn đề tài “Sự ra đời và phát triển của tiền tệ Việt Nam” để nghiên
cứu và tìm hiểu rõ thêm những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính năng
động và có tầm quan trọng này. Và cũng là đề tài cho bài tiểu luận kết thúc
môn học của mình.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ sự ra đời của tiền tệ Việt Nam.
- Tiền tệ Việt Nam trải qua các giai đoạn nào
- Ý nghĩa của đồng tiền Việt Nam

3


PHẦN HAI
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
2.1.Khái quát về tiền cổ
Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ 10, thời kỳ nhà
nước Đại Cồ Việt dưới sự trị vì của Đinh Bộ Lĩnh. Thời phong kiến, gần như
mỗi đời vua lại cho phát hành loại tiền mới. Nhiều khi, mỗi lần thay đổi niên
hiệu, vua lại cho phát hành loại tiền mới. Suốt một thời gian dài, tiền kim
loại là thứ tiền duy nhất và mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình
Trung Quốc. Tiền giấy xuất hiện ở Việt Nam khá sớm so với thế giới, vào
năm 1396
Nhiều đồng tiền cổ được một số tư liệu cho là có, nhưng chưa được khảo cổ
học kiểm chứng. Một số khác sử liệu không hề nhắc đến, nhưng khảo cổ học
lại phát hiện ra và sau đó được các nhà sử học xác minh thêm. Sử liệu cho
thấy trong một số đời vua, trong một số niên hiệu, và một số thủ lĩnh tự xưng
vua có phát hành tiền, nhưng không nói rõ tiền gì trong khi khảo cổ học cũng
không tìm ra tiền nào cho các thời đó. Désiré Lacroix trong "Tiền cổ học An
Nam, với sưu tập 40 hình vẽ" công bố năm 1900 nhắc đến một số đồng tiền

cổ của Việt Nam và còn miêu tả hình thù, nhưng không đưa ra tài liệu lịch
sử hay bằng chứng khảo cổ nào hỗ trợ
2.1.1. Hình thức tiền cổ

Mặt trước
Ngoại trừ tiền giấy phát hành dưới thời Hồ Quý Ly, tiền cổ của Việt Nam đều
được đúc bằng kim loại dạng hình tròn với lỗ vuông ở chính giữa.
Mặt chính của đồng tiền có các chữ Hán mà ít nhất có hai chữ (vị trí 1 và 2)
thường là niên hiệu của nhà vua và hai chữ sau (vị trí 3 và 4) dùng để chỉ loại
tiền. Cũng có thể có loại tiền không có hai chữ này. Vị trí của bốn chữ đôi
khi viết theo chiều thuận của kim đồng hồ và đôi khi viết theo kiểu chéo

4


Mặt trước của đồng tiền, viền tròn của rìa tiền và viền vuông của lỗ tiền
thường được viền nổi để giảm bớt sự hao mòn của chữ đúc và việc mài dũa
mặt tiền để lấy bớt chất đồng của kẻ gian.
Mặt sau
Mặt sau của tiền thường không có chữ, tuy nhiên một số nhỏ có chữ để chỉ
một trong các ý nghĩa sau:


Triều đại nhà vua, như chữ Ðinh của tiền Thái Bình hưng bảo,
chữ Lê của tiền Thiên Phúc Trấn Bảo của nhà Tiền Lê, chữTrần của tiền
Thiệu Phong thông bảo của vua Trần Dụ Tông.



Hoặc năm phát hành của tiền, như Nhâm Tuất của tiền Cảnh Hưng

Thông Bảo để chỉ tiền đúc trong năm Nhâm Tuất 1742, như chữ Tỵ của
tiền Vĩnh Thịnh Thông Bảo để chỉ năm đúc Qúy Tỵ 1713.



Hoặc lòng yêu qúy của vua như chữ Càn Vương, để chỉ Càn Vương Lý
Nhật Trung là con vua Lý Thái Tông, trên tiền Thiên Cảm Thông Bảo của
Lý Thái Tông.



Hoặc nơi đúc đồng tiền như Hà Nội hoặc Sơn Tây trên tiền Tự Ðức
Thông bảo, như chữ Công cho Bộ Công - một trong 6 Bộ - trên tiền
Quang Trung Thông Bảo



Hoặc một chữ có ý nghĩa tốt đẹp như chữ Chính, để chỉ đến chính pháp
công bằng, trên tiền Quang Trung Thông Bảo



Hoặc mang những ký hiệu đặc biệt đánh dấu đợt tiền đúc, như 4 hình
cong úp vào hay vểnh ra từ lỗ vuông của tiền Quang Trung Thông Bảo,
như 1 dấu chấm và 1 dấu hình cong tượng trưng cho 2 chữ Nhật Nguyệt,
5


tức chữ Minh, để tưởng nhớ nhà Minh, trên tiền Thái Bình Thông Bảo
do Mạc Thiên Tứ đúc ở Hà Tiên



Hoặc ghi trọng lượng của tiền như chữ Thất Phân trên tiền Gia Long
Thông Bảo



Hoặc ghi trị giá ấn định của tiền như chữ Lục Văn trên tiền Tự Ðức
Thông Bảo.
Kích thước và trọng lượng

Các đồng tiền cổ có đường kính trung bình từ 22mm- 24mm, những đồng lớn
có đường kính 25 - 26mm (như tiền Thành Thái thông bảo) và những đồng
nhỏ 18 - 20mm (như đồng Bảo Ðại thông bảo).
Kích thước của lỗ vuông trung bình vào khoảng 5 mm, nhưng cũng có những
đồng tiền có lỗ vuông to đến 7 mm như trường hợp tiền ngoại thương Trường
Kỳ tiêu dùng ở Hội An vào thế kỷ 17. Chiều dày của tiền cổ thường vào
khoảng 0,5mm, ngoại lệ tiền Ðoan Khánh thông bảo của Lê Uy Mục dày đến
1 mm.
Ðường kính và bề dày là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của
đồng tiền. Những đồng tiền có kích thước và trọng lượng cân đối vừa đủ,
không quá dày nặng sẽ dễ dàng trong việc tiêu dùng. Tiền quá nhẹ mỏng thì
dễ gãy vỡ. Với kích thước trung bình như trên, trọng lượng khoảng 3,5 - 4
gram là vừa phải. Tiền Ðoan Khánh Thông Bảo của Lê Uy Mục được coi là
ngoại cỡ so với các đồng tiền khác, vừa dày vừa to, có đồng nặng đến 6,2
gram.
2.1.2.Tên gọi tiền cổ
Hai chữ ở vị trí 1 và 2 trên đồng tiền thường là niên hiệu của vị vua cho
đúc tiền. Hai chữ này do đó thường phản ánh thời gian tiền được đúc.
Các chữ thứ 3 và thứ 4 trên đồng tiền có ý nghĩa, nguồn gốc khác nhau, trong

đó có những chữ noi theo cách gọi của tiền cổ do các triều đại Trung Quốc
phát hành; hoặc do hoàn cảnh, sự kiện lịch sử đương thời; hoặc đơn giản chỉ
là hàm ý nhấn mạnh giá trị đồng tiền:

6




Thông bảo 通寶 là chữ thường thấy nhất trên các đồng tiền, nghĩa
là đồng tiền lưu hành thông dụng. Hai chữ này xuất hiện đầu tiên trong
tiền Khai Nguyên Thông Bảo doĐường Cao Tổ của Trung Quốc đúc năm
621 [2].



Nguyên bảo 元寶: tiền mới đầu tiên



Đại bảo 大寶: tiền có giá trị lớn

Ngoài những chữ trên hay được dùng, còn có những chữ khác đúc trên tiền
cổ là:













Vĩnh bảo 永寶: tiền lưu thông mãi mãi
Chí bảo 至寶: tiền cao quý nhất. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chí
bảo" là tiền Gia Định Chí Bảo của Tống Ninh Tông (1208-1224).
Chính bảo 正寶: tiền chính thống. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ
"chính bảo" là tiền Gia Định Chính Bảo của Tống Ninh Tông (12081224).
Cự bảo 巨寶: tiền có giá trị to
Trọng Bảo 重寶: Đồng tiền trọng yếu. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ
"trọng bảo" là tiền Càn Nguyên Trọng Bảo của Đường Túc Tông (758759).
Thuận Bảo 順寶: tiền của vua Lê Hiển Tông, kỷ niệm dịp chiếm đóng
Thuận Hóa và lấy súng đồng của chúa Nguyễn ở Thuận Hoá mà đúc thành
tiền...
vv...
2.1.3.Đơn vị và mệnh giá

Đơn vị đếm
Tiền kim loại cổ của Việt Nam cũng giống như tiền kim loại của Trung Quốc
đương thời có hình tròn có lỗ ở giữa để xỏ dây qua. Tiền kim loại khi dùng
đơn độc thì gọi là văn (文). Khi cần dùng nhiều văn thì người ta thường luồn
một sợi dây (gọi là "cưỡng" 繦, "mân" 緡, "quán" 貫) qua cái lỗ trên văn tạo
thành dây tiền. "Cưỡng", "mân", "quán" được dẫn thân làm đơn vị tính toán
7


tiền. Số văn tương ứng với "cưỡng", "mân", "quán" giữa các triều đại là

không giống nhau. "Bách" 陌 là dạng viết đại tả của chữ "bách" 百 có nghĩa
là một trăm ban đầu được dùng để chỉ 100 văn nhưng về sau thì một bách
không nhất định là bằng 100 văn.


Năm Kiến Trung (建中) thứ 2 (Tây lịch năm 1266) vua Trần Thái
Tông (陳太宗) hạ chiếu cho dân gian dùng "sảnh bách" (省陌), mỗi bách





là 69 văn. Tiền nộp cho nhà nước (上供錢 thượng cung tiền) thì mỗi bách
là 70 văn.
Ðời nhà Nguyên, người Việt mua bán ở biên giới Trung Quốc thì dùng
đơn vị 1 mân bằng 67 văn.
Năm Thuận Thiên nguyên niên (順天元年, Tây lịch năm 1428), triều
Lê cho đúc tiền Thuận Thiên thông bảo (順天通寶), quy định 50 văn là
một bách.



Năm Thiệu Bình (紹平) thứ 6 (Tây lịch năm 1439), Lê Thái Tông (黎



太宗) hạ chiếu quy định 60 văn là một bách.
Thời Nam Bắc triều, chiến tranh đã khiến đồng tiền được đúc nhỏ dần
so với những đồng tiền cổ đời trước. Tiền nhỏ bấy giờ gọi là sử tiền (使
錢) biệt xưng là "tiền nhàn" (閒錢 nhàn tiền), còn tiền cổ to gọi là cổ tiền

(古錢), biệt xưng là "tiền quý" (貴錢 quý tiền). Mỗi bách sử tiền là 36




văn, mỗi bách cổ tiền là 60 văn. Mười bách là một quán (貫). Một quán sử
tiền (10 bách sử tiền) bằng 6 bách cổ tiền, tức là bằng 360 văn. Một quán
cổ tiền (10 bách cổ tiền) bằng 1 quán 6 bách 24 văn sử tiền, tức là bằng
600 văn.
Ðơn vị tiền tệ ở Đại Việt thay đổi khi tiền kẽm bắt đầu xuất hiện vào
thế kỷ 18 bởi nhiều lý do [3] Một văn tiền đồng ăn 3 văn tiền kẽm.
Khi vua Gia Long thành lập nhà Nguyễn, đã cho đúc cả hai thứ tiền
đồng và tiền kẽm. Giá trị tiền kẽm lúc ban đầu không khác biệt tiền đồng,
nhưng dần dần tiền đồng ăn 2 tiền kẽm, rồi 3, rồi 6, cho đến đời vua
Thành Thái, tiền Thành Thái Thông Bảo Thập Văn ăn ngang 10 tiền kẽm.
[4]
.
8


Hiện nay các đơn vị hoá tệ này thường bị gọi bằng các đơn vị hoá tệ thông
dụng ở Việt Nam thời cận hiện đại, cụ thể "văn" bị gọi là "đồng", "bách" gọi
là "tiền", "cưỡng", "mân", "quán" gọi là "quan" (biến âm của "quán" 貫).
Từ thời Pháp thuộc, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện các đơn vị đếm là hào (毫),
xu (sou), trinh, cắc (đọc chệch âm chữ "giác" 角), đồng [biến chữ "đồng"
trong "đồng tiền" 銅錢 (tiền làm bằng đồng) từ tên gọi của một thứ kim loài
trở thành lượng từ dùng để đo đếm tiền nong]. Tiền Việt Nam kể từ sau khi
đất nước giành độc lập có các đơn vị đếm là đồng, hàovà xu. Một đồng bằng
mười hào. Một hào bằng mười xu. Hiện nay, tiền giấy và tiền kim loại chỉ
được phát hành với một đơn vị đếm duy nhất là đồng.

Mệnh giá
Tiền cổ thường chỉ có một mệnh giá, đó là 1 văn. Một bách là một xâu tiền 1
văn. Và một mân thường là mười xâu một bách. Tiền giấy do nhà Hồ có
nhiều mệnh giá khác nhau. Mệnh giá nhỏ nhất là 10 văn. Mệnh giá lớn nhất
là 1 văn. Tiền kim loại từ thời nhà Nguyễn cũng bắt đầu có các mệnh giá
khác nhau. Tiền Việt Nam hiện nay còn lưu hành loại có mệnh giá thấp nhất
là 200 đồng, loại có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng (tiền polymer).
2.1.4.Chất liệu
Tiền cổ Việt Nam có nhiều loại:


Đồng tiền (銅錢, có nghĩa là tiền đồng): là kim loại thông dụng nhất
dùng đúc hầu hết tiền cổ của Việt Nam. Ðây là một hợp kim của đồng
gồm thêm kền, sắt, thiếc mà thành phần rất thay đổi bởi kỹ thuật luyện
kim thời xa xưa chưa được tiêu chuẩn hóa. Tác giả Tạ Chí Ðại Trường đã
trích dẫn một bảng kết quả phân tích thành phần hóa học của tiền Trị Bình
Nguyên Bảo gồm 63,6% đồng, 21% chì, 0,14% thiếc và 0,27% sắt[5]. Ðến
thời nhà Nguyễn, nhờ kiến thức phát triển hơn, đồng dùng đúc tiền chỉ
gồm đồng và kẽm theo tỷ lệ 6/4, 7/3 hay 8/2.[6]



Tiền đúc bằng kẽm: kẽm là kim loại thông dụng thứ nhì sau đồng được
dùng để đúc tiền, nhất là từ thế kỷ 17 trở về sau. Như hợp kim đúc tiền
đồng, người ta sử dụng những tạp chất có thành phần kẽm khá cao, gọi
chung là ô diên mà đúc tiền. Lacroix Désiré dẫn từ Agenda du chimiste
9


của Ad Wurtz cho thấy thứ kẽm tạp này chứa 55% đồng, 23% kền, 17%

kẽm, 3% sắt và 2% thiếc.[7] Tương tự tiền đồng, triều đình nhà
Nguyễn cũng biết tinh luyện kẽm hoặc mua kẽm nguyên chất từ nước
ngoài mà đúc tiền.


Duyên tiền (鉛錢, tiền đúc bằng chì): chì là kim loại mềm được pha
thêm kim loại khác để có một hợp kim đúc tiền chì. Loại tiền có lượng chì
cao khá mềm, đặt nhẹ giữa hai ngón tay, ấn nhẹ là đồng tiền có thể bị bẻ
cong. Hiện nay, hơn 400 mẫu tiền chì Việt Nam đã được nhận diện nhưng
nguồn gốc của thứ tiền này vẫn còn là một nghi vấn chưa được giải đáp
thỏa đáng.



Thiết tiền (鐵錢, tiền sắt): Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi Mạc
Đăng Dung lấy ngôi vua của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc
không được lòng trời nên đúc tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt
để tiêu dùng. Ðó là lần đầu tiên tiền sắt được nhắc đến. Tuy vậy, di chỉ
khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Minh Ðức Thông Bảo của nhà
Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền
đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức
Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết, có
thể vào lúc đó, hợp kim đồng có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường được
sử dụng, vì ngẫu nhiên hoặc vì cho dễ đúc, chứ không có loại tiền sắt.



Tiền đúc bằng vàng: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua




Ngân tiền (銀錢, tiền bạc): Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua



Sáo (繦, tiền giấy): của nhà Hồ phát hành
2.2. Tiền cổ các triều đại phong kiến Việt Nam
2.2.1.Thời kì đầu
Từ khi xuất hiện cho đến nay, đồng tiền không chỉ dừng lại vai trò là vật

trung gian kinh tế mà còn tham gia vào các hoạt động xã hội, tín ngưỡng
khác.
10


Từ mục đích thay thế vật trung gian
Ban đầu con người lựa chọn vật có giá trị trao đổi sẵn có trong tự nhiên.
Sau đó xuất hiện vật trung gian được chế tác ra với mục đích thay thế vật
trung gian tự nhiên - đó là tiền. Tại Trung Quốc, vật trung gian ban đầu được
sử dụng là vỏ sò. Vỏ sò dùng làm tiền ngày càng hiếm, sau này người ta dùng
đá, gỗ, xương tạo nên hình con sò để thay thế.
Tài liệu khảo cổ học và dân tộc học ở Việt Nam cũng cho thấy, một số tộc
người đã lấy ốc làm vật trung gian trao đổi. Hai con ốc tìm được bỏ trong hốc
mắt của một sọ người ở ngôi mộ tại địa điểm Phai Vệ (Tuyên Quang) thuộc
thời đại đồ đá mới là loại ốc Cypriea arabica, có thể đây là một loại tiền. Ốc
sử dụng làm tiền còn được phát hiện ở các di tích xóm Thàm - Quảng Bình,
Mán Bạc - Ninh Bình, Quảng Ninh thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim
khí. Đây có thể coi là giai đoạn nguyên thuỷ của tiền.
Đến tiền kim loại xuất hiện
Cùng với sự chuyển biến về kinh tế sản xuất, tiền kim loại xuất hiện, thay thế

cho các loại tiền từ tự nhiên (vỏ ốc).
Tại Việt Nam, do điều kiện lịch sử từ những năm đầu Công nguyên đến năm
938 tộc người Việt bị đô hộ, nước ta trở thành quận, huyện của các triều đại
phong kiến phương Bắc. Những đồng tiền sử dụng trong thời kỳ này đều do
các triều đại phong kiến Trung Hoa chế tác.
Vào những năm trước Công nguyên có loại "đao tiền" thời Tây Hán. Tiền
được chế tác bằng chất liệu sắt, có hình con dao nhỏ. Loại hình này cho đến
nay tìm được không nhiều tại mộ Việt Khê (Hải Phòng).
Bên cạnh đao tiền còn có tiền Bán Lạng (nửa lạng), tiền Ngũ Thù. Tiền Bán
11


Lạng tìm được tại nhiều khu vực được coi là những trung tâm kinh tế buổi
đầu như: Luy Lâu (Bắc Ninh); Cổ Loa (Hà Nội); Đông Sơn (Thanh Hóa).
Tiền Ngũ Thù tìm được nhiều tại các ngôi mộ cổ tại Đông Triều (Quảng
Ninh), Luy Lâu, Tiên Sơn, Yên Dũng (Bắc Ninh) Hội Thống (Hà Tĩnh)... xa
hơn là Điện Bàn; Hội An (Quảng Nam).
Sự có mặt rộng khắp của các đồng tiền Trung Quốc trên địa bàn nước ta đã
nói lên sự giao lưu trao đổi khá phổ biến có tính khu vực hình thành nền
kinh tế thương mại phát triển. Các triều đại về sau xuất hiện các loại tiền:
Hoá tiền, Thái Bình Bách tiền, Đại tuyền ngũ thập... Đầu thế kỷ VII nhà
Đường (năm 621), Đường Cao Tổ bắt đầu có sự cải cách lớn về hệ thống tiền
tệ.
Trên đồng tiền đúc, ngoài niên hiệu, tiền có chữ thông bảo, trọng bảo như:
Khai Nguyên thông bảo, Càn Nguyên trọng bảo. Cuộc cải cách này là cơ sở
để các đồng tiền đúc về sau tuân thủ, mặc dầu mỗi thời đại có sự cách tân
khác nhau.
Trong một nghìn năm Bắc thuộc có thể thấy đồng tiền lưu hành trong xã
hội cơ bản là do các triều đại phong kiến Trung Hoa phát hành. Các đồng tiền
này được chế tác từ kim loại đồng, hình tròn, giữa có lỗ vuông hoặc tròn tùy

theo thời đại, trên tiền có đúc các dòng chữ biểu thị niên đại xuất hiện. Nhiều
đồng tiền được chế tác chất lượng cao, tiền dày, chất lượng đồng tốt, chữ đúc
gọn đẹp được người tiêu dùng ưa chuộng mãi về sau như đồng Khai Nguyên
thông bảo.

12


Đồng tiền Khai Nguyên thông bảo

Đồng tiền Càn Nguyên trọng bảo

2.2.2.Tiền triều Đinh
13


Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân xưng hoàng đế. Từ
năm 970, Vua đặt niên hiệu Thái Bình, Việt Nam mới có đồng tiền đúc đầu
tiên mang niên hiệu của vị hoàng đế nước mình. (Theo nhà biên khảo Phạm
Thăng thì tiền đúc bằng đồng đầu tiên của người Việt là dưới triều nhà Tiền
Lý. Vua Lý Nam Đế cho đúc đồng Thiên Đức thông bảo năm 541 nhưng đến
năm 602 thì triều đại này kết thúc và loại tiền này cũng thất truyền nên ta
không có mẫu nào để căn cứ hình dạng.[8]. Đời nhà Tống bên Tàu năm 944
cũng cho phát hành đồng Thiên Đức thông bảo nên dễ ngộ nhận đồng Thiên
đứcthế kỷ thứ 10 của vua Tàu và đồng Thiên đức thế kỷ thứ 6 của vua Việt.)
Khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là Thái Bình và cho đúc tiền.
Được xem là đồng tiền đầu tiên của một nước tự chủ, tiền đời nhà Đinh được
đúc bằng đồng nhiều tạp chất nên ngày nay phần lớn đều bị hoen rỉ, đáng chú
ý là nét chữ Đại Bình Hưng Bửu rất thô sơ nên có giả thuyết đó là chữ Thái
bị mất dấu chấm phía dưới nên trông giống chữ Đại nhưng theo một số nhà

ngôn ngữ học vào thời ấy chữ Đại hay chữ Thái đều đọc và nghĩa như nhau.
Thực tế qua sưu tầm, tất cả những đồng đã gặp đều viết ĐẠI BÌNH HƯNG
BỬU nhưng căn cứ Niên hiệu của Vua Đinh Tiên Hoàng nên hầu hết các nhà
nghiên cứu, các nhà sưu tập đều thống nhất đọc là Thái Bình Hưng Bảo.
Đến nay, về cơ bản chúng ta đã tìm thấy ba loại tiền THÁI BÌNH HƯNG
BỬU. Cả ba loạt đều có lỗ hình vuông ở giữa và có đường kính không đều
nhưng bình quân khoảng 22 mm. Một loại phía sau có chữ Đinh nằm trên lỗ
vuông, một loại có chữ Đinh nằm dưới lỗ vuông và một loại mặt sau không
có chữ. Hầu hết những đồng có chữ Đinh dưới lỗ vuông thường dày và nặng
hơn hai lọai kia.
Trong quá trình sưu tập, nhận thấy tiền Thái Bình hưng bửu có 3 loại cơ bản
và mức độ quý hiếm được phân tích như sau :
- Loại Thái Bình Hưng Bửu : Lưng trơn là hiếm nhất.
- Loại Thái Bình Hưng Bửu : Chữ đinh trên lỗ vuông
- Loại Thái Bình Hưng Bửu : Chữ đinh dưới lỗ vuông
Sử liệu cũ của Việt Nam không đề cập đến việc nhà Đinh có đúc tiền. Tuy
nhiên, sử liệu cũ của Trung Quốc thì có nhắc đến và dựa vào đó Bành Tín Uy
viết rằng năm 970 Đinh Bộ Lĩnh ở Việt Nam đúc tiền Thái Bình hưng bảo.
Theo Đỗ Văn Ninh, việc sử liệu cũ của Việt Nam không nhắc đến việc này
có thể là do nền kinh tế tiền tệ thời nhà Đinh còn mới manh nha, tiền không
14


thực sử được sử dụng nhiều, trao đổi hàng hóa là chính, lương bổng và thuế
má đều bằng hiện vật
Tiền Thái Bình Hưng Bửu có chữ đinh trên lỗ vuông là do Vua Đinh Tiên
Hoàng đúc với chữ đinh ở vị trí trên lỗ vuông để khẳng định chủ quyền quốc
gia, quốc tính. Tiền này được đúc với số lượng khá nhiều nên qua bao nhiêu
dâu bể đến nay ta vẫn còn tìm thấy khá nhiều.
Tiền Thái Bình Hưng Bửu có chữ đinh dưới lỗ vuông được đúc dưới triều

Vua Đinh Toàn với chữ đinh ở vị trí dưới lỗ vuông mang hàm ý khiêm
nhường ở dưới vua cha. Những đồng tiền ở dạng này thường dày dặn và nặng
hơn những đồng Thái bình hưng bửu khác, tôi cho rằng kinh tế quốc gia đã đi
vào ổn định và phát triển, Vua Đinh Toàn khi lên ngôi vẫn giữ niên hiệu Thái
Bình của vua cha và cho đúc tiền này.
Tiền Thái Bình Hưng Bửu lưng tiền để trơn được Thập đạo tướng quân Lê
Hoàn cho đúc khi được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng sĩ trao quyền
nhưng chưa lên ngôi vua với hình thức lưng tiền để trơn ngụ ý rằng : Nước
Cồ Việt vẫn còn chủ quyền của Nhà Đinh với niên hiệu Thái Bình nhưng tiền
không do người họ Đinh đúc để chi dùng trong dân chúng và chuẩn bị sửa
soạn đánh quân xâm lược Bắc Tống lúc bấy giờ lăm le xâm phạm bờ cõi
nước ta.
Mặt khác, vì ngôi vua không phải là truyền thừa nên cũng cần phải có giai
đoạn tế nhị để làm bước đệm (cũng có thể là được đúc vào 4 năm đầu niên
hiệu Thiên Phúc) đồng thời mẫu khuôn đúc tiền Thái Bình đang có sẵn chỉ
cần bỏ chữ đinh ở mặt lưng đi là có thể đúc tiền dùng được ngay. Tiền này
được đúc với số lượng ít hơn nên ngày nay hiếm hơn hai loại có chữ đinh ở
lưng tiền.
Ngoài ra, trong quá trình sưu tập, người ta cũng phát hiện những đồng tiền
Thái Bình hưng bửu có chữ đinh viết ngược hoặc ở vị trí 3 giờ trên lưng đồng
tiền

15


.
Tiền Thái Bình Hưng Bửu hay Thái Bình Hưng Bảo

2.2.3.Tiền nhà Tiền Lê
Nước nhà mới giành lại độc lập, đang lo củng cố, quy tắc chưa nghiêm,

mặt khác nền kinh tế còn non yếu, chưa phát triển, nhu cầu trao đổi bằng tiền
chưa phổ biến, đồng tiền cho đúc ra lúc đầu chỉ mang tính cách độc lập có
chủ quyền chứ chưa phát hành rộng rãi trong dân chúng. Lương bổng quan
16


chức, quân lính phát bằng hiện vật là chính. Thuế khoá các nơi cũng nộp
bằng hiện vật. Trong 29 năm thuộc kỷ nhà Lê, chính sử chỉ có một dòng ngắn
ngủi về việc đúc tiền “…năm giáp thân 984, mùa xuân tháng hai, đúc tiền
Thiên Phúc…”.
Tiền THIÊN PHÚC TRẤN BẢO hay Thiên Phúc trấn bảo do Vua Lê Đại
Hành cho đúc vào năm thứ 5 lấy theo niên hiệu của ngài và có lẽ về sau này
Lê Long Đĩnh có cho đúc thêm nhiều để giao thương với Trung Hoa. Sử
trung Hoa cho biết lúc bấy giờ người Việt đến buôn bán ở châu Liêm và châu
Khâm (có trấn Như Hồng) đến nay vẫn còn được tìm thấy khá nhiều. Về cơ
bản, tiền Thiên Phúc Trấn Bửu có nhiều đặc điểm giống tiền Thái Bình Hưng
bửu. Tuy vậy, ta cũng thấy rằng Nhà Lê noi theo Nhà Ðinh, không theo quy
tắc đúc tiền của Trung Hoa để đúc tiền Thiên Phúc. Viết quốc tính lên mặt
sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng với tiền Trung
Hoa vốn đã được dùng ở nước Việt từ trước. Một loạt mặt trước có bốn chữ
Thiên Phúc trấn bảo và mặt sau có chữ Lê (họ của vua), một loạt mặt trước
giống như loạt trên nhưng mặt sau lại không có chữ gì, và một loạt nữa mặt
sau có chữ Lê nhưng mặt trước lại không có chữ gì. Theo Đỗ Văn Ninh, sở dĩ
có sự khác nhau như vậy có thể là vì trong quá trình đúc tiền, xưởng đúc đã
ráp nhầm hai mặt của các khuôn đúc.
Đồng tiền Thiên Phúc cũng được tìm thấy ba loại : 2 loại phía sau có chữ Lê
nằm trên lỗ vuông và một loại lưng để trơn không có chữ Lê.
- Loại Thiên Phúc Trấn bảo : Lưng trơn là hiếm nhất :

17



- Loại Thiên Phúc Trấn bảo : Chữ lê viết rộng bề ngang (Lê to) :

- Loại Thiên Phúc Trấn bảo : Chữ lê viết hẹp hơn (Lê nhỏ) :

2.2.4.Tiền nhà Lý
Nhà Lý trên 200 năm thái bình thịnh trị với những vị vua ban đầu rất
anh minh, nhân hậu nên đồng tiền sử dụng đúng giá trị của nó. Đồng
THUẬN THIÊN ĐẠI BẢO được đúc đầu tiên, đời vua Lý Thái Tổ, đến một
số đời các vua sau cũng cho đúc tiền mang niên hiệu của mình.
- Thuận Thiên đại bảo (1010-1028)
18


Thuận Thiên đại bảo

Đây là tiền kim loại được giới nghiên cứu tiền cổ ở Việt Nam cho là của Lý
Thái Tổ vì ông vua này có một niên hiệu là Thuận Thiên. Bên Trung Quốc có
Sử Tư Minh khi làm vua cũng có niên hiệu Thuận Thiên, nhưng ông này cho
đúc tiền Thuận Thiên nguyên bảo đương bách. Sau này, Lê Thái Tổ cũng lấy
niên hiệu Thuận Thiên, nhưng tiền đúc ra gọi là Thuận Thiên thông
bảo hoặc Thuận Thiên nguyên bảo.
Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều
trong thời Lý Thái Tổ. Cả lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền.
Ngay năm đầu tiên lên ngôi, sau khi vua dời đô từ Hoa Lư về Thăng
Long. Lý Thái Tổ đã “…xuống chiếu phát tiền kho hai vạn quan để thuê thợ
làm chùa ở phủ Thiên Đức 8 sở …”. Sách còn ghi năm 1013, vua định các
thứ thuế trong nước có mục thu “…tiền và thóc về bãi dâu” và “năm 1016
được mùa to, 30 lượm lúa giá trị 70 đồng tiền…” chứng tỏ đồng tiền dùng

trong việc mua bán, trả công hay đóng sưu đóng thuế đã tới mức phổ biến.
Sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú có ghi chép hai
dòng về một loại tiền thời Lý : “…Lý Thái Tông, năm Minh Đạo thứ 1
(1042) lại đúc tiền Minh Đạo ban cho các quan văn, võ…”, và Phan Huy Chú
có viết nhận định: “ …xét : nhà Lý, nhà Trần truyền nối nhau, khoảng mấy
trăm năm, đáng lẽ mỗi một đời vua phải đúc một thứ tiền để thông dụng cho
dân, nhưng vì sách thiếu sót nên không thể khảo được tường tận, nay hãy tạm
biên ra một vài điều còn thấy chép trong sử để lại…”. Tuy vậy, đến thời này
tiền đã lưu hành rộng rãi và đi sâu vào dân chúng.
Như trên đã nêu, Nhà Lý có 9 đời vua nhưng chỉ ghi nhận có 5 vua cho đúc
19


tiền, tuy nhiên các nhà nghiên cứu, sưu tập tiền khi xếp tiền Nhà Lý vẫn có
một số khiên cưỡng :
- Càn Phù nguyên bảo (1039-1041) : được cho là tiền của Vua Lý Thái
Tông đúc dựa theo niên hiệu Càn phù Hữu đạo

Càn Phù nguyên bảo

Sử liệu cũ của Việt Nam và kết quả khảo cổ đều không cho thấy có loại tiền
này. Song, Lacroix và các tác giả Lịch sử phong kiến Việt Nam (tập I) đều
cho là có và cũng do Lý Thái Tông phát hành.
Như vậy theo một số tài liệu, Việt Nam vào thời vua Lý Thái Tông đã đúc
hai loại Minh Đạo thông bảo và Càn Phù nguyên bảo. Song, khảo cổ học Việt
Nam chưa cho thấy cả hai loại tiền này.
- Minh Đạo thông bảo (1042-1043) : được cho là tiền của Vua Lý Thái
Tông đúc dựa theo niên Minh Đạo của Ngài.
Tương truyền là do Lý Thái Tông cho phát hành. Sử liệu Lịch triều hiến
chương loại chí có ghi rằng vua Lý Thái Tông cho đúc tiền Minh Đạo, nhưng

không ghi rõ có phải là Minh Đạo thông bảo hay không.

Minh Đạo nguyên bảo

-Thiên Phù nguyên bảo (1120-1127)
Được cho là do Lý Nhân Tông phát hành vì ông có hai niên hiệu có chữ
Thiên Phù trong đó. Sử liệu cũ của Việt Nam không nhắc đến tiền này.
Nhưng khảo cổ học cho thấy có tiềnThiên Phù thông bảo với đường kính
chừng 20 mm với mặt trước có bốn chữ Thiên Phù nguyên bảo đọc theo vòng
20


tròn, mặt sau để trơn, có lỗ, không có gờ. Đỗ Văn Ninh cho rằng kích thước
đồng tiền này nhỏ hơn so với các đồng tiền thời trước là vì thời Lý Nhân
Tông trị vì có nhiều chiến tranh, nên giành được ít đồng hơn cho việc đúc
tiền.

Thiên Phù nguyên bảo

- Thiên Thuận thông bảo (1128-1132)

- Đại Định thông bảo (1140-1162)

- Thiên Cảm thông bảo (1174-1175)
Lacroix có nhắc đến tiền này và còn công bố hình thù đồng tiền. Ông cho
rằng đây là tiền do Lý Anh Tông phát hành vì vua này có một niên hiệu trong
đó có chữ Thiên Cảm. Tiền có gờ và mép rõ ràng. Khảo cổ học Việt Nam
chưa tìm ra loại tiền này. Các vua Trung Quốc không có ai có niên hiệu có
chữ Thiên Cảm.


21


- Thiên Tư thông bảo (1186-1201)
Không thấy chính sử đề cập đến đồng tiền này. Lacroix đã từng công bố một
mẫu tiền mà mặt trước có bốn chữ Thiên tư thông bảo, mặt sau để trơn. Lý
Cao Tông có một niên hiệu trong đó có chữ Thiên Tư. Các vua Trung Quốc
không ai có niên hiệu có chữ này.

- Trị Bình thông bảo (1205-1210)

- Trị Bình nguyên bảo (1205-1210)

22


2.2.5.Tiền nhà Trần
Sang đến thời Trần, quốc gia được củng cố và nền kinh tế được phát triển
sau hai lần đánh đuổi quân Mông Cổ nên công thương nghiệp có phương
tiện phát triển, kinh thành mở rộng với 61 phường.
Về tiền tệ, mặc dầu suốt 175 lịch sử triều Trần, chỉ thấy xác nhận có 10
loại tiền nhưng có lẽ lượng tiền lưu hành không nhỏ vì theo sách Đại Việt
sử ký toàn thư có ghi : Trong đời Trần Phế Đế, năm Kỷ Mùi 1379, tháng
9, vua sai quân tải tiền đồng vào núi Thiên Kiện để chôn giấu “Mùa đông,
tháng 10 chôn giấu tiền ở khám Khả Lãng thuộc Lạng Sơn, sợ nạn người
Chiêm Thành đốt cung điện” “ Mùa đông, tháng 10 năm 1390, đời Trần
Thuận Tông, sai thợ đá ở An Hoạch đào động ở núi Thiên Kiện và động ở
núi Khuẩn Mai để lấy tiền của đã chôn khi trước”
Với những việc như nêu trên cùng với việc phát hành tiền giấy Thông Bảo
hội sao về sau này đã làm cho tiền nhà Trần trở nên khan hiếm. Một số

hiệu tiền như Thiệu Long; Thiệu Khánh; Xương Phù thông bảo…gần như
không còn.
- Nguyên Phong thông bảo (1251-1258)
Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra tiền kim loại Nguyên Phong.
Nhưng bên Trung Quốc cũng có loại tiền này, nên hiện chưa kết luận được
thứ tìm thấy ở Việt Nam là do nước nào đúc. Nguyên Phong là niên hiệu
thứ ba của vua Trần Thái Tông. Vào hai thời có niên hiệu trước, vua cũng
cho phát hành tiền, nhưng sử liệu không nói và khảo cổ học không cho
biết đó là tiền tên gì.

23


- Khai Thái nguyên bảo (1324-1329)
Đỗ Văn Ninh có cho biết rằng Trần Huy Bá đã thấy tiền này ở Viện Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam năm 1960. Khai Thái là một niên hiệu của Trần
Minh Tông. Các vua Trung Quốc không có niên hiệu nào như vậy.

- Thiệu Phong bình bảo, Thiệu Phong nguyên bảo (1341-1357)
Sử liệu không ghi nhưng khảo cổ học Việt Nam lại phát hiện ra thứ tiền
kim loại này và cho là do Trần Dụ Tông phát hành. Tiền có lỗ ở giữa và
có gờ và mép không rõ. Mặt trước tiền ghi bốn chữ Thiệu Phong thông
bảo. Mặt sau để trơn. Tiền nhỏ, mỏng, đường kính 21 mm.
Khảo cổ học còn tìm ra tiền Thiệu Phong thông bảo, hình thù như Thiệu
Phong bình bảo và mặt sau cũng để trơn.

Thiệu Phong thông bảo

Thiệu Phong Bình Bảo
24



Đỗ Văn Ninh cho biết Trần Văn Bá đã thấy tiền Thiệu Phong nguyên bảo
đường kính tới 40 mm và mặt sau có chữ Thập tam ở Viện Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam vào năm 1960.

Thiệu Phong Nguyên Bảo

- Đại Trị thông bảo (1358-1369)
Cũng là tiền do Trần Dụ Tông phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có cho
biết rằng vào năm 1360 đã đúc tiền này. Khảo cổ học cho biết tiền này có
kích thước lớn hơn tiền Thiệu Phong một chút.

Đại Trị Thông bảo

- Trong thời nhà Trần, vàng bạc được cho đúc thành phân lượng để tiện
việc chi tiêu và có dấu hiệu của Hoàng triều. Giá trị đồng tiền được qui
định rõ ràng:
+ 1 lạng vàng bằng 10 lạng bạc
+ 1 quan ăn 600 đồng tiền điếu
+ 1 Tiền ăn 70 đồng tiền điếu.
Nộp tiền cho nhà Vua thì mỗi tiền là 70 đồng. Tiền này gọi là Thượng
cung tiền. Dân tiêu dùng với nhau, 1 tiền ăn 60 đồng. Tiền này gọi là Tĩnh
mạch tiền.
- Theo sử sách, khi Dương Nhật Lễ lên ngôi có cho đúc tiền Ðại Ðịnh
Thông bảo nhưng qua nghiên cứu nhận thấy : Tiền Ðại Ðịnh hiện nay
được xếp vào tiền nhà Trần còn nhiều điểm cần nghiên cứu sâu hơn.

25



×