Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠIKHOA
HỌC QUỐC
HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC
HỌC GIA
XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA SƯ PHẠM

--------------------

LÊ PHƢƠNG NGA

CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC
MẠNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TẦNG LỚP
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài:

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo viên hƣớng dẫn


:

Sinh viên thực hiện

:

Lớp

Hà Nội - :2013
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
HỌC
QUỐC
GIAXÃ
HÀHỘI
NỘIVÀ NHÂN VĂN
TRƢỜNG ĐẠIĐẠI
HỌC
KHOA
HỌC
----------------------------------------------------TRÝỜNG
ÐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA SÝ PHẠM

-------------------LÊ PHƢƠNG NGA

CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”

CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC
MẠNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TẦNG LỚP
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.85

Ðề tài:

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Mẫn Văn Mai

Giáo viên hýớng dẫn

:

Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Hà Nội – 2013
2



LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
tập thể các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài khoa Triết học – Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trang bị kiến thức
cần thiết, chỉ bảo tận tình và cổ vũ, động viên tôi học tập, tìm tòi, nghiên cứu
trong suốt 4 năm học vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm và tập thể lớp cao học K17
– Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn:
TS. Mẫn Văn Mai, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận tình cho tôi từ
những bước đi đầu tiên trong nghiên cứu cho tới khi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những
người đã luôn sát cánh động viên tôi trong quá trình học tập.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả luận văn

Lê Phương Nga

3


LỜI CAM ĐOAN
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn của mình với
đề tài: “Chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực

mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi
trích dẫn, số liệu đều chính xác, khoa học và ghi tên nguồn đầy đủ. Nếu sai, tôi xin
chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả luận văn

Lê Phương Nga

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ......................................................................................... 6
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ..................................... 7
5. Đối tượng và phạm vi...................................................................................... 7
6. Ý nghĩa ............................................................................................................ 8
7. Kết cấu............................................................................................................. 8
Chƣơng 1. CHIẾN LƢỢC “DIẾN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ
LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC MẠNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TẦNG
LỚP THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 9
1.1 Khái lược về “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Việt

Nam .................................................................................................................. 9
1.2 “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử
đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam ............................................................... 19
1.3 Âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực
mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam và tác hại của nó............. 33
Chƣơng 2. CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC MẠNG ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TẦNG LỚP
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – NỘI DUNG, THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ............................................................................ 62
2.1 Quan niệm và nội dung chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch trên mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên
Việt Nam hiện nay............................................................................................. 62
2.2 Những đóng góp tích cực và hạn chế trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp
thanh niên Việt Nam, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra. ........................... 86
2.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chống “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch trên mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam
hiện nay. ............................................................................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 112

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, mục tiêu, chiến lược nhất quán của
chủ nghĩa đế quốc là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được mục tiêu
này, các thế lực thù địch đã không từ một âm mưu, thủ đoạn nào, trong đó
có âm mưu “Diễn biến hòa bình”.

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, chiến lược này đã có
nhiều điều chỉnh sao cho phù hợp với những giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhưng
dù thay đổi theo phương thức nào đi chăng nữa thì về bản chất, “Diễn biến
hòa bình” vẫn là cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản.
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch,
phản động ngày càng đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của kẻ thù được tiến hành ở các nước xã hội chủ
nghĩa mà Việt Nam là một trong những “điểm ngắm” của chúng. Đặc biệt,
khi chĩa mũi nhọn vào Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ có một
thông điệp rằng: “giữa lúc chủ nghĩa cộng sản hắt ra hơi thở cuối cùng tại
“đế quốc ác quỷ” (chỉ Liên Xô cũ), phương Tây lại hướng đến những chính
sách muốn làm nó sống lại ở Việt Nam” [29, 38]. Kẻ thù cho rằng, đối với
Việt Nam, chúng cần phải sử dụng những biện pháp,thủ đoạn, phương thức
đặc biệt do tình hình Việt Nam không giống với Liên Xô hay các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Chúng thực hiện âm mưu phá hoại nước ta trên
tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, tôn
giáo,…Đối tượng mà kẻ thù hướng tới trong cuộc chiến “không có tiếng
súng” này là toàn Đảng, toàn dân ta. Để tiến hành âm mưu này, chủ nghĩa tư
bản đã sử dụng các phương tiện thong tin đại chúng phổ biến trong xã hội
như: đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, mạng internet…trong đó, có thể
thấy mạng internet được coi là công cụ hữu hiệu nhất hiện nay.
1


Kể từ những năm cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin phát triển
nhanh chóng trên toàn cầu. Mạng lưới internet đã sớm chứng tỏ những tính
năng vượt trội của mình, để dễ dàng hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của
xã hội hiện đại. Bắt nhịp cùng xu hướng thế giới, Việt Nam gia nhập sử
dụng mạng điện tử. Chủ nghĩa đế quốc nhân cơ hội đó, dùng mạng điện tử

làm thứ vũ khí chiến lược lợi hại để tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến
hòa bình” tại Việt Nam trong giai đoạn mới. Vì mạng điện tử là một phương
tiện truyền thông mang nhiều tính năng ưu việt, dễ đưa và tiếp nhận thông
tin, thông tin lại đa dạng, phong phú và không khó khăn trong việc truyền tải
các dữ liệu, thông tin nên đây là phương tiện hữu hiệu để các thế lực thù
địch thực hiện “diễn biến hòa bình”. Trên thực tế, trong những năm qua,
chúng đã không ngừng tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phản động
trên hệ thống mạng internet nhằm chống phá Đảng Cộng sản và nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những luận điệu lừa bịp, xuyên tạc,
mang nội dung “Diễn biến hòa bình” của lực lượng phản động đã ít nhiều
gây nên trong một bộ phận nhân dân sự hoang mang, dao động, mất niềm tin
vào Đảng cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa và con đường xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và nhân dân đã chọn lựa.
Đáng chú ý, trong những thành phần tham gia sử dụng mạng điện ở
Việt Nam, tầng lớp thanh niên chiếm tỉ lệ chủ yếu. Thanh niên là thành phần
chính trong xã hội, là lực lượng chủ chốt xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn mới. Bên cạnh những phẩm chất chung của thanh niên thế giới
như: năng động, sáng tạo, ham học hỏi…thanh niên Việt Nam còn mạng
trong mình những phẩm chất quý báu của cha ông để lại, đó là truyền thống
yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc. Thế nhưng, trước sự phát triển vượt
bậc của mạng lưới internet, những quan niệm, giá trị sống phương Tây đã
nhanh chóng được lan rộng trong đời sống thanh niên Việt Nam, bao gồm
cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến cách
nghĩ, hành động của thế hệ trẻ Việt Nam, khiến cho không ít người không
2


còn đủ sự tỉnh táo để ngăn chặn và đứng vững. Đây là một trong những vấn
đề xã hội bức xúc, mang tính thời sự cao mà Việt Nam phải đối mặt trong
những năm gần đây.

Chính vì thế, cuộc chiến đấu chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng
điện tử đối với thanh niên là một cuộc chiến hết sức quan trọng, nhưng cũng
đầy thử thách, cam go. Do đó, nó đòi hỏi các lực lượng đấu tranh trên mặt
trận ấy phải có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có ngòi bút chiến đấu
sắc bén, mang tính lý luận và thực tiễn cao, có tinh thần chủ động kiên quyết
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng, đồng thời phải chú trọng, quan
tâm xây dựng và củng cố niềm tin của thanh niên và của nhân dân đối với
Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa và tương lai của dân tộc.
Trong bối cảnh đó, việc làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn, đề xuất
các giải pháp đúng đắn, khả thi, góp phần nhằm đấu tranh, làm thất bại âm
mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện
tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết. Bởi
vậy, tôi chọn đề tài “Chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
“Diễn biến hòa bình” là một âm mưu xâm lược lâu dài của chủ nghĩa
đế quốc nhằm xóa bỏ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên bản đồ thế
giới. Đây không phải là vấn đề mới xuất hiện, bởi những ý tưởng ban đầu về
nó đã có cách đây hơn 60 năm. Hơn nữa, trong tình hình Việt Nam đang xây
dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống phá mọi âm mưu thâm
độc của kẻ thù thì việc tìm hiểu, nghiên cứu và tuyên truyền về cuộc đấu
tranh chống lại âm mưu này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức liên quan và cả nhiều người dân Việt Nam
trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
3


Bàn về “Diễn biến hòa bình” với tư cách một hệ thống trình bày quá
trình hình thành, phát triển và những biến đổi của âm mưu “Diễn biến hòa

bình” theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuốn sách “Chiến lược
“Diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động chống Việt Nam xã hội chủ
nghĩa” của Nguyễn Anh Lân, do Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng xuất bản năm
2003, “Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của Mỹ” của Lưu Văn Đồng chủ
biên, do Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng xuất bản năm 1993, …đã chỉ rõ những
đặc điểm, tính chất, mục tiêu của âm mưu “Diễn biến hòa bình” một cách
khái quát và hệ thống. Cuốn sách “Một số vấn đề về “Diễn biến hòa bình”
và chống “Diễn biến hòa bình” ở nước ta” do tác giả Dương Thông chủ
biên, được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1994 đã chỉ ra
rằng “ “Diễn biến hòa bình” là chiến lược tiến công toàn diện của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động vào các nước xã hội chủ nghĩa và các
Đảng cộng sản”… “áp dụng chiến lược này, chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động hy vọng “chiến thắng không cần chiến tranh”, hòng xóa bỏ
hoàn toàn chủ nghĩa xã hội. Do vậy, chúng ta không thể coi thường âm mưu
và thủ đoạn hết sức thâm độc và nguy hiểm của chúng” [3, 26]. Tuy nhiên,
việc đề cập sâu hơn tới các phương tiện thông tin đại chúng – một bộ phận
quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” của kẻ
thù thì chưa được trình bày cụ thể.
Ngoài ra, đáng chú ý là hai cuốn sách đều do tập thể tác giả Vũ Hiền,
Trần Quang Nhiếp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000. Đó
là: “Chống “Diễn biến hòa bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng”
và “Báo chí trong đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình””. Đây là hai cuốn
sách đã đi vào trình bày các vấn đề có liên quan tới vai trò của hệ thống
thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh chống âm mưu đen tối của kẻ thù.
Nhưng các cuốn sách đều chưa nhấn mạnh đến mạng điện tử - thứ công cụ
được coi là hữu hiệu nhất hiện nay của chủ nghĩa tư bản – để trình bày những
luận điệu xuyên tạc, tuyên truyền phản động, bóp méo sự thật ở Việt Nam.
4



Tập trung làm rõ những câu hỏi đặt ra đối với “Diễn biến hòa bình”,
“cách mạng màu” của thế lực thù địch, cũng như chỉ ra nguy cơ “Diễn biến
hòa bình” và “cách mạng màu” ở Việt Nam, cuốn sách “Hỏi đáp về “Diễn
biến hòa bình” và “cách mạng màu”” đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia phát hành năm 2012, do GS. TS Phạm Ngọc Hiền làm chủ biên.
Bên cạnh đó, nhiều cuốn sách mới được phát hành thời gian gần đây
đề cập tới “Diễn biến hòa bình” và công tác phòng chống “Diễn biến hòa
bình” trên từng mặt, từng lĩnh vực cụ thể như “Góp phần chống “Diễn biến
hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận” của tác giả PGS. TS Nguyễn
Mạnh Hưởng, hay “Góp phần chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
quân sự, quốc phòng” do Đại tá, TS. Trần Đăng Bộ làm chủ biên, do Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2013 đã đi sâu, phân tích những
nội dung trọng yếu của công tác đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, góp
phần giữ vững an ninh quốc phòng, an ninh chính trị ở Việt Nam.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chiến lược "Diễn biến hòa bình" của
các thế lực thù địch và những cách thức phòng, chống chiến lược "diễn biến
hòa bình" trong giai đoạn hiện nay, mới đây, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia đã xuất bản cuốn sách: "Phòng, chống "Diễn biến hòa bình" ở Việt Nam
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách do Trung tướng, PGS, TS
Lê Minh Vụ, Giám đốc Học viện Chính trị quân sự và Thiếu tướng, TS
Nguyễn Tiến Quốc, Chính ủy Học viện Chính trị quân sự đồng chủ
biên.Cuốn sách tập hợp các bài viết nghiên cứu về chiến lược "Diễn biến
hòa bình" trên nhiều phương diện khác nhau nhằm giúp bạn đọc có được cái
nhìn toàn diện về chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch
hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu của sách đề cập
đến phương thức, thủ đoạn mới của chiến lược "Diễn biến hòa bình"; làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống chiến lược "Diễn
biến hòa bình" ở nước ta hiện nay. Cuốn sách tập trung vào bốn lĩnh vực
chủ yếu: Chính trị - xã hội; kinh tế - đối ngoại; tư tưởng - văn hóa; quốc
phòng - an ninh. Tuy cách tiếp cận khác nhau, song các bài viết đều tập

5


trung vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn mới của chiến lược “Diễn biến
hoà bình” trong chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay; qua đó, đề xuất
các giải pháp, biện pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn
biến hoà bình”, “tự Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong tình
hình mới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), trở thành thành viên không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc. Cuốn sách góp phần quan trọng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay; đồng
thời lưu ý đến các dấu hiệu và những biểu hiện của "tự diễn biến" cần đề
phòng và kiên quyết khắc phục khi nó phát sinh.
Nhiều công trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu về chiến lược “Diễn
biến hòa bình” và đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam được
đăng tải qua các Báo Quân đội nhân dân: “Bộ mặt thật của hai kẻ chống đối
Nhà nước” của Lê Ngọc Long và Trần Anh Tuấn (số ra ngày 23, 24,
25/04/2007), Báo Nhân dân: “Chưa thể xảy ra hay không thể xảy ra” của
Hồng Thế (số ra ngày 16/03/1998), “Một bản báo cáo dối trá và sai trá” của
Xuân Hiệu (số ra ngày 08/03/2007)…
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, luận văn đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu về chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng
lớp thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đây là đề tài độc lập của tác
giả, không trùng lặp với các công trình trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ
Mục đích: Từ việc làm rõ âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên
Việt Nam, luận văn đề xuất giải pháp chủ yếu đấu tranh chống những luận
điệu phản động qua hệ thống mạng điện tử của chúng, nhàm góp phần vào
cuộc đấu tranh chung chống lại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ở Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đó, luận văn phải hoàn thành những
nhiệm vụ sau:
6


- Làm rõ âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Chỉ rõ nội dung và thực trạng đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực mạng điện tử đối với
thanh niên Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh
tư tưởng lý luận, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa.
Cơ sở thực tiễn: là thực trạng tình hình “Diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam hiện
nay; các hoạt động đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực
mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam; được thu thập qua các nguồn tư
liệu, tài liệu ở trong nước và nước ngoài, qua báo cáo tổng kết, đánh giá của
các cơ quan chức năng và qua khảo sát thực tế của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các
phương pháp logic lịch sử, quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, phân
tích, tổng hợp…
5. Đối tƣợng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: của luận văn là chống “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với thanh niên Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu trên phạm vi hệ thống
mạng Internet của Việt Nam và những thông tin trên mạng Internet quốc tế
có ảnh hưởng tới Việt Nam; thời gian khảo sát từ 2005 đến nay.

7


6. Ý nghĩa
Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Chống “Diễn biến hòa bình”của các
thế lực thù địch trên lĩnh vực mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt
Nam hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nó không chỉ góp
phần nhận diện đầy đủ và sâu sắc hơn âm mưu, thủ đoạn và tác hại về chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch thông qua hệ thống mạng
điện tử. Từ đó nhận rõ sự cần thiết của việc nêu cao ý thức cảnh giác cách
mạng của thanh niên Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại mọi biểu
hiện, mọi âm mưu của các thế lực thù địch để bảo vệ và giữ vững lý tưởng
cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản, Nhà nước và dân tộc
Việt Nam.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và hoạt động thực tiễn trong phòng, chống “Diễn biến hòa
bình” ở Việt Nam.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu của luận văn bao gồm 02 chương với 06 tiết.

8


Chƣơng 1
CHIẾN LƢỢC “DIẾN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC

THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC MẠNG ĐIỆN TỬ
ĐỐI VỚI TẦNG LỚP THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái lƣợc về “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
chống phá Việt Nam
1.1.1 Khái lược về “Diễn biến hòa bình”
Lịch sử loài người đã ghi nhận, từ năm 1848 với sự ra đời “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản”, “chủ nghĩa xã hội khoa học đã được hình thành. Ngay từ
khi nó mới ra đời, các thế lực coi đó là “một bóng ma” ám ảnh bầu trời Châu
Âu và đã liên hiệp lại thành một liên minh để trừ khử bóng ma đó” [8, 539].
Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, tiêu diệt chủ nghĩa Mác – Lênin, xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản – đội tiền phong của giai cấp công nhân là âm
mưu lâu dài và nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Từ khi
chủ nghĩa xã hội còn là một học thuyết, các thế lực thù địch đã tìm cách kìm
hãm sự phát triển của nó. Khi chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực, sự chống
đối càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp tư
sản trước và sau vẫn khẳng định chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao nhất của văn
minh nhân loại, Truman – tổng thống Mỹ đã từng tuyên bố tại Chicago ngày
6/4/1946 rằng: “Ngày nay, Mỹ là cường quốc không có một quốc gia nào có
thể mạnh hơn”, “điều đó có nghĩa rằng, chúng ta có sức mạnh như vậy, chúng
ta phải gánh vác trách nhiệm lãnh đạo và thực hiện trách nhiệm đó” [29, 10].
Truman đã nói một cách không cần che giấu là: “Toàn thế giới phải chọn chế
độ Mỹ, dù chúng muốn hay không thì cục diện kinh tế trong tương lai sẽ do
chúng ta quyết định”.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nhà nước xã
hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời, khẳng định sự xuất hiện trên thực tế một hình
thái kinh tế - xã hội mới, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà chủ
nghĩa xã hội là giai đoạn đầu. Đây là hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn, thay
9



thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ tính lạc hậu và
phản động. Đến sau chiến tranh thế giới thứ 2, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã
trở thành một hệ thốngthế giới, như một thách thức lớn nhất đối với chủ nghĩa
đế quốc. Thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã đập tan giấc mơ thống
trị thế giới của chủ nghĩa tư bản. Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển
khiến sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản bị đe dọa nghiêm trọng. Vì
vậy lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa luôn luôn là chiến lược cơ bản của chủ
nghĩa đế quốc.
Cuộc đấu tranh giữa các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ với
các nước xã hội chủ nghĩa diễn ra trong thế giằng co quyết liệt. Bọn chúng cho
rằng chủ nghĩa xã hội là “một quái thai lịch sử”. Cách mạng tháng Mười Nga
vừa giành thắng lợi không lâu, liên minh 14 nước đế quốc đã ngang nhiên tiến
hành xâm lược và can thiệp vũ trang đối với nước Nga Xô Viết. Khi Cách
mạng Trung Quốc giành thắng lợi, Mỹ lôi kéo 17 nước, với danh nghĩa Liên
Hiệp Quốc, ngang nhiên phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, hòng lấy
Triều Tiên làm bàn đạp để xâm lược Trung Quốc. Song tất cả những điều đó
đều kết thúc thất bại. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chủ nghĩa đế quốc tìm
cách ngăn chặn và gây khó khăn cho các nước xã hội chủ nghĩa bằng các thủ
đoạn như cô lập về chính trị, phong tỏa, bao vây về kinh tế, đối đầu về quân
sự… Nhưng kết quả là mọi thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc cuối cùng đã không
tiêu diệt được sức sống mãnh liệt cũng như sự phát triển và mở rộng ảnh hưởng
của chủ nghĩa xã hội. Âm mưu tiêu diệt chủ nghĩa xã hội bằng sức mạnh quân
sự của chủ nghĩa tư bản đã bị phá sản.
Đặc biệt, khi sa lầy rồi thất bại nặng nề trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ
lâm vào khủng hoảng trầm trọng về chiến lược. Chiến lược sử dụng sức mạnh
quân sự, can thiệp vũ trang, chiến tranh xâm lược, phá hoại, gây bạo loạn lật đổ
các nước xã hội chủ nghĩa và các dân tộc tiến bộ đều rơi vào ngõ cụt. Nhưng
điều này không làm cho chủ nghĩa tư bản từ bỏ tham vọng thống trị thế giới.
Trong điều kiện hoàn cảnh mới không dễ dàng tiến hành chiến tranh xâm lược
để xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, các chiến lược gia Mỹ bắt đầu tính đến

10


một phương thức, một thủ đoạn chiến tranh mới để tiêu diệt chủ nghĩa xã hội,
đó là thực hiện “cuộc chiến tranh không khói súng” bằng chiến lược “Diễn biến
hòa bình”.
Những ý tưởng ban đầu về “Diễn biến hòa bình” được các chính trị gia
Mỹ phác thảo từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX. Người đầu tiên sử dụng
thuật ngữ “Diễn biến hòa bình” là ngoại trưởng Mỹ Dean Akinson. Thuật ngữ
này được ông nhắc đến trong một bức thư gửi tổng thống Truman, nó được
dùng để chỉ sự chuyển hóa các nước xã hội chủ nghĩa thành các nước tư bản
chủ nghĩa. Khái niệm “Diễn biến hòa bình” tiếp tục được bổ sung và điều chỉnh
trong điều kiện đấu tranh quyết liệt giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư
bản chủ nghĩa. Các thế lực thù địch đẩy mạnh “cuộc đấu tranh tâm lý” chống
chủ nghĩa xã hội trên mặt trận tư tưởng – tinh thần, tuyên truyền cho lối sống
phương Tây, ca ngợi cho tự do cá nhân, ca ngợi các giá trị dân chủ và sở hữu tư
nhân của chủ nghĩa tư bản; đồng thời bóp méo, xuyên tạc tình hình ở các nước
xã hội chủ nghĩa, kích động tâm lý bất mãn trong một số bộ phận nhân dân, tập
hợp lực lượng chống Đảng Cộng Sản và chính quyền xã hội chủ nghĩa. Đến
cuối những năm 80 của thế kỷ XX, chiến lược “Diễn biến hòa bình” đã được
hoàn chỉnh từ mục tiêu đến lực lượng, chính sách, biện pháp, bước đi. Đây là
chiến lược tổng lực, đẩy lực lượng quân sự làm công cụ răn đe, thông qua các
biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, văn hóa,…
để đưa các nhân tố chống chủ nghĩa xã hội vào trong lòng các nước xã hội chủ
nghĩa, tạo ra sự chuyển hóa nội tại để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội mà không cần
chiến tranh.
Qua các đời tổng thống Mỹ, “Diễn biến hòa bình” đã được các chiến
lược gia Mỹ xây dựng và hoàn thiện. Bắt đầu là chiến lược “Ngăn chặn” của
tổng thống Truman với chính sách “chống cộng, chống Liên Xô, dùng thủ đoạn
quân sự để ngăn ngừa sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa cộng sản, nhốt

chủ nghĩa cộng sản trong bức màn sắt khiến nội bộ phân liệt, suy yếu” [16, 33].
Sau Truman, qua mỗi đời tổng thống Mỹ, chiến lược “Diễn biến hòa bình” lại
được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ khác nhau như: chiến
11


lược “Trả đũa ồ ạt” của Aixenhao, chiến lược “phản ứng linh hoạt” của
Kenedy, chiến lược đan xen “Răn đe quân sự và hòa hoãn” của Nixơn và Ford,
chính sách “Ngăn chặn mới” của chính phủ Carter, chiến lược “Ngăn chặn về
quân sự và tiến công về chính trị” của Reagan, chiến lược “Vượt trên ngăn
chặn” của tổng thống Bush (cha), chiến lược “Mở rộng và dính líu” của tổng
thống Bill Clinton, chiến lược “Chiến tranh không thương vong” của Bush
(con) (tổng thống thứ 43). Qua các đời tổng thống khác nhau, chiến lược “Diễn
biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc tuy có sự điều chỉnh về hình thức nhưng
mục đích, bản chất thì không hề thay đổi, cuộc đấu tranh giữa hai chế độ xã hội
vẫn chưa kết thúc, dã tâm của chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi, chẳng
qua chỉ thay đổi phương thức tiến hành. Âm mưu của các thế lực thù địch là
đánh bại chủ nghĩa xã hội bằng phương thức hòa bình, làm cho các nước xã hội
chủ nghĩa “tự diễn biến”, “tự chuyển biến” và cuối cùng tan rã sụp đổ.
Trong từ vựng chính trị quốc tế của chủ nghĩa đế quốc hiện nay, “Diễn
biến hòa bình” tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau: “Chiến tranh không vũ
khí”, “chiến tranh không khói súng”, “chuyển hóa hòa bình”, “cách mạng hòa
bình”, “biến đổi hòa bình”, “cạnh tranh hòa bình”, … và gần đây nhất là “cách
mạng màu”, “cách mạng nhung”, “cách mạng hoa hồng”, “cách mạng cây tuyết
tùng”, “cách mạng cam”,…trong đó, thuật ngữ “Diễn biến hòa bình” mang tính
khái quát nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Hiện nay cũng có rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau xung quanh khái niệm này.
Theo Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương: “Diễn biến hòa bình là chiến
lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế được thực hiện
dưới một thủ đoạn mới, để chống phá, đẩy lùi và đi đến xóa bỏ chủ nghĩa xã

hội” [2, 3].
Trong cuốn “Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực phản
động chống Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, các chuyên gia Bộ quốc phòng Tổng cục 2 chuyên nghiên cứu về “Diễn biến hòa bình ” đã quan niệm:
“Diễn biến hòa bình là tác động vào bên trong và thực hiện cuộc vận động
chống chủ nghĩa xã hội trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa để làm sụp đổ
12


chủ nghĩa xã hội từ bên trong bằng nhiều biện pháp như: tuyên truyền hệ tư
tưởng tư sản, dùng các loại viện trợ, bao vây, cô lập về kinh tế…Chủ nghĩa
đế quốc âm mưu tạo nên trong lòng chủ nghĩa xã hội những yếu tố, lực
lượng chống chủ nghĩa xã hội, chống Đảng cộng sản và công nhân để tiến
hành lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa” [29, 60].
Trong cuốn “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam” đã định nghĩa:
““Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã
hội của các nhà nước tiến bộ, trước hết là các nhà nước xã hội chủ nghĩa từ bên
trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động tiến hành. Nội dung chính: sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính
trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh… kết hợp với răn đe quân sự
để ngầm phá từ bên trong, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu
bài tự do, dân chủ, nhân quyền; kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc,
chủng tộc, truyền bá mô hình chính trị, kinh tế, tư tưởng và lối sống của chủ
nghĩa tư bản; khuyến khích tư nhân hóa kinh tế và đa nguyên chính trị, triệt để
khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của nhà nước hiện hành, làm
trầm trọng thêm quá trình khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo nên sức ép ngày
càng lớn buộc lãnh đạo nhà nước phải từng bước chuyển hóa, thay đổi đường
lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho nhà nước đối lập, làm cho thể chế
chính trị tiến bộ, cách mạng bị thủ tiêu” [5, 303]. Các nhà nghiên cứu Trung
quốc thì cho rằng: “Diễn biến hòa bình” là việc các thế lực phản động quốc tế
lợi dụng thời cơ, tình hình thế giới có xu hướng phát triển hòa bình và các nước

xã hội chủ nghĩa thực hiện cải cách mở cửa, chúng vận dụng các khẩu hiệu dân
chủ, tự do, nhân quyền của giai cấp tư sản để tiến hành thẩm thấu và xâm nhập
vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, tôn giáo,… của các nước
xã hội chủ nghĩa; ủng hộ và mua chuộc những “phần tử bất đồng chính kiến”,
nuôi dưỡng tư tưởng sùng bái phương Tây một cách mù quáng, truyền bá mô
hình chính trị, mô hình kinh tế, quan niệm giá trị, tư tưởng thối nát và lối sống
của các nước chủ nghĩa tư bản phương Tây. Khi chúng thấy thời cơ đến, có thể
hành động thì phao tin đồn nhảm, gây rối, kích động, bạo loạn, tiến hành lật đổ
13


để cuối cùng biến các nước xã hội chủ nghĩa thành những thành viên của thế
giới tư bản chủ nghĩa” [32, 9 - 10].
Ngày nay, khái niệm “Diễn biến hòa bình” có lúc được dùng để mô tả
âm mưu của các thế lực phản động chống chủ nghĩa xã hội. Chúng sử dụng các
thủ đoạn kinh tế để gây sức ép với các nước xã hội chủ nghĩa, buộc các nước
này phải đi theo nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và thực hiện đa nguyên
chính trị. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các thế lực thù địch
đã tuyên truyền các quan niệm, giá trị dân chủ tư sản phương Tây, hòng làm
lung lạc ý chí, niềm tin và tinh thần của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, kẻ thù cũng đã lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền để can thiệp vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng lợi dụng
những mâu thuẫn của các nước xã hội chủ nghĩa để tung tin, bôi xấu chế độ,
Đảng lãnh đạo. Tất cả những hành động đó đều nhằm vào mục đích duy nhất,
không thay đổi, đó là thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, có thể nhận thấy, “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược mới
của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc
tế, nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa trong điều kiện không phát động
chiến tranh, là việc chủ nghĩa đế quốc triệt để lợi dụng tình thế và thời cơ các
nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng, phải tiến

hành cải tổ, cải cách, đổi mới cũng như những sai lầm, lệch lạc trong đường
lối, chính sách, trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ
nghĩa. Chúng làm xuất hiện ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa những
nhân tố phản cách mạng, hỗ trợ và tiếp sức cho nhân tố này trở thành lực lượng
chính trị đối lập và đối trọng với Đảng cộng sản, với nhà nước xã hội chủ
nghĩa, làm cho chủ nghĩa xã hội tự diễn biến, tự chuyển hóa, mất dần bản sắc
văn hóa của mình, chờ khi thời cơ tới sẽ gây sức ép về kinh tế, chính trị, tư
tưởng, kể cả quân sự để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, lái các
nước xã hội chủ nghĩa theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thực chất “Diễn biến
hòa bình” và chống “Diễn biến hòa bình” là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh

14


dân tộc nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội trong hoàn cảnh mới.
Phương châm chủ yếu trong “Diễn biến hòa bình” là thực hiện cuộc tấn
công “mềm”, “ngầm”, “sâu” thông qua các thủ đoạn phi vũ trang, kết hợp các
thủ đoạn, biện pháp, chiến lược khác. Nếu trong thời kỳ chiến tranh lạnh,
phương châm chủ yếu là chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược, “Diễn biến
hòa bình” chỉ là một trong những biện pháp kết hợp được tiến hành ngầm trong
lòng các nước xã hội chủ nghĩa thì đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, vị trí của
nó được nâng lên tầm chiến lược hoàn chỉnh, trong đó quân sự vẫn quan trọng
nhưng giữ chức năng răn đe để hỗ trợ cho các hoạt động phi quân sự. Các thế
lực thù địch đã đưa ra phương châm của chiến lược “Diễn biến hòa bình” là:
“bám sát diễn biến tình hình ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa để sử dụng đúng lúc,
đúng chỗ và đúng cách, từng lực tác động trên sáu lĩnh vực ưu tiên là tư tưởng,
ngoại giao, kinh tế, viện trợ, quân sự và hoạt động ngầm” [22, 27].
Thủ đoạn chủ yếu của “Diễn biến hòa bình” là tạo dựng và thúc đẩy các
nhân tố phản động chống đối ngay từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy

các nước xã hội chủ nghĩa vào tình trạng khó khăn, phức tạp, khủng hoảng toàn
diện, mà trước hết là làm phân liệt, suy yếu và phân hóa lãnh đạo Đảng và Nhà
nước. Qua đó tìm cách từng bước chuyển hóa vào các nước này theo con
đường tư bản chủ nghĩa hoặc sử dụng lực lượng chống đối để thực hiện bạo
loạn lật đổ chính quyền.
Biện pháp “Diễn biến hòa bình” là sử dụng tình thế và thời cơ để thực
hiện cuộc tổng tiến công “ngầm” một cách tổng hợp, toàn diện trên tất cả các
mặt: kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, tư tưởng, quân sự, ngoại
giao,…Trong đó tiến công trên mặt trận chính trị, tư tưởng là then chốt, lấy
biện pháp kinh tế làm mũi nhọn, quân sự giữ vị trí răn đe, gây áp lực để hỗ trợ
cho các biện pháp khác.
Bản chất của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
trước hết được thể hiện ở chỗ, nó là một bộ phận quan trọng nhất của chiến
lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc
Mỹ. Tính phản động ấy được biểu hiện rõ nhất ở mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa xã
15


hội với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến nhất và xu thế vận
động của tiến bộ xã hội, tiến bộ lịch sử. Thứ hai, “Diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa là một cuộc đấu tranh
giai cấp. Đó là cuộc “chiến tranh tâm lý” nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai”
giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay. Thứ ba,
chiến lược “Diễn biến hòa bình” còn chứa đựng bản chất phản động hiếu chiến
cố hữu của chủ nghĩa đế quốc. Tuy đặt các biện pháp hòa bình lên trên vị trí ưu
tiên, nhưng sức mạnh quân sự vẫn được duy trì thường xuyên, công khai răn đe
và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Với địa vị kinh tế của mình, chủ nghĩa đế
quốc không chịu từ bỏ tham vọng thống trị thế giới. Tổng thống Bush đã từng
tuyên bố sẽ làm cho các nước xã hội chủ nghĩa đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa và chào đón Liên Xô trở lại với trật tự thế giới tư bản. Điều này chứng tỏ

rằng Mỹ không hề ngần ngại trong việc sử dụng các phương thức kinh tế, quân
sự nhằm thực hiện mục đích của chúng.
Chiến lược “Diễn biến hòa bình” còn nguy hiểm và thâm độc hơn khi
các thế lực thù địch sử dụng ngay chính con người và phương tiện của các
nước xã hội chủ nghĩa làm vũ khí để chống lại các nước này. Các thế lực thù
địch sử dụng thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc các phần tử phản động, kích
động các tôn giáo, các dân tộc thiểu số, tập hợp thành lực lượng, tổ chức chống
đối lại chủ nghĩa xã hội ở ngay nước đó nhằm thực hiện “nội công ngoại kích”
để tấn công vào các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng âm mưu gây ra sự mất ổn
định chính trị, xã hội, làm tan rã trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa, làm cho
xã hội xã hội chủ nghĩa tự diễn biến và cuối cùng là chuyển hóa theo con
đường tư bản chủ nghĩa mà không cần mất viên đạn nào.
Tóm lại, “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược quan trọng trong chiến
lược toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. “Diễn
biến hòa bình” diễn ra từ từ và “không khói súng” nhưng hiệu quả mà nó mang
lại là rất lớn. Qua tìm hiểu về quá trình hình thành lẫn phương châm, thủ đoạn,
biện pháp và bản chất chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
cũng thấy rõ tính chất nguy hiểm và thâm độc của chúng. Dã tâm tiêu diệt chủ
nghĩa xã hội của các thế lực thù địch trước sau vẫn không hề thay đổi. Chúng
16


đã biện hộ cho hành động của chúng rằng: “Chúng ta không tìm cách thắng bất
cứ nước nào hoặc con người nào mà chỉ tìm cách cho tư tưởng tự do (tư tưởng
tư sản) thắng tư tưởng độc tài, chuyên chế (ám chỉ chế độ xã hội chủ nghĩa).
Chúng ta phải khẳng định rằng, khi lịch sử của thế kỷ tiếp theo được viết lên,
nó sẽ ở phía chúng ta” và “viện trợ kinh tế, quan hệ ngoại giao và các quan hệ
cá nhân sẽ chẳng ăn thua gì hết, nếu không chiến thắng được tư tưởng cộng
sản” [31, 17]. Vì vậy, cảnh giác với cuộc “chiến tranh không khói súng”, chống
lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là nhiệm vụ không

thể thiếu đối với chúng ta.
1.1.2 Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
chống phá Việt Nam
Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, các thế
lực phản động càng ráo riết thực hiện “Diễn biến hòa bình” nhằm nhanh chóng
xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, ngăn chặn xu hướng xã hội chủ nghĩa
ở các nước khác, âm mưu áp đặt “trật tự thế giới mới” do Mỹ cầm đầu và
khống chế. Trong phạm vi mục tiêu đó, Việt Nam là một trọng điểm mà chúng
đặc biệt quan tâm.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã sa lầy nghiêm trọng,
để tránh thất bại nhục nhã và để thực hiện dã tâm tiêu diệt chế độ chủ nghĩa xã
hội, tiêu diệt Đảng cộng sản Việt Nam, các nhà chiến lược gia Mỹ đã nhanh
chóng vạch ra “kế hoạch hậu chiến”, chuẩn bị cho việc rút quân viễn chinh Mỹ
ra khỏi miền Nam Việt Nam. “Kế hoạch hậu chiến” được Mỹ khởi thảo từ năm
1968 và dần dần được bổ sung, hoàn thiện. Đó chính là kế hoạch “Việt Nam
hóa chiến tranh”, mở đầu cho việc thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”
trên đất nước ta. Chúng sử dụng từng bước các biện pháp phi quân sự nhằm
thực hiện ý đồ chống phá sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần
công khai tuyên bố, đối với Việt Nam, Mỹ đã từng thua trong chiến tranh thì
nay phải thắng trong hòa bình, đã thua trên chiến trường thì nay phải thắng trên
thị trường. Cái mà Mỹ không thể áp đặt cho Việt Nam bằng một cuộc chiến
tranh xâm lược trước đây, thì nay họ đã đặt ra mục tiêu giành thắng lợi bằng
17


“Diễn biến hòa bình” như đã làm với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu trước đây.
Xét về tổng thể, nội dung cốt lõi chiến lược “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch ở Việt Nam là sự tác động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; nhằm tạo ra sự
tự diễn biến từ bên trong để chuyển hóa chế độ, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản đối với nhà nước và toàn bộ xã hội, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước
ta. Mặt trận tiến công của chúng là: lấy mặt trận kinh tế làm mũi nhọn, chúng
khuyến khích chúng ta đổi mới theo hướng tự do tư bản chủ nghĩa hòng làm ta
suy yếu và phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây. Các biện pháp chúng sử dụng là:
cấm vận kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa, tung tiền giả, buôn lậu,…làm “chảy
máu” vàng, đôla, phá giá tiền tệ,…, kích động nổi dậy đòi ruộng đất, đòi cải
thiện đời sống,…gây đột biến kinh tế - xã hội. Trên mặt trận chính trị, chúng
chủ trương kích động quần chúng với lá bài “dân chủ - đa nguyên – nhân
quyền – chống tham nhũng”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo... Chúng gây
chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết, làm giảm uy tín của Đảng Cộng Sản. Chúng
chia rẽ Việt Nam với Lào và Campuchia, tận dụng địa bàn này chống Việt
Nam. Từ đó tăng cường áp lực chính trị, ngoại giao. Các biện pháp chúng sử
dụng là phá hoại về tư tưởng, gây biến động về chính trị. Chúng xuyên tạc chủ
nghĩa cộng sản là “chuyên chế và độc tài”, rằng chủ nghĩa xã hội đang bị diệt
vong, tuyên truyền, sùng bái chủ nghĩa tư bản. Chúng khuyến khích đa nguyên,
đa đảng, kích động các thế lực phản động trong nước chống Đảng, lật đổ chủ
nghĩa xã hội; gây mơ hồ trong dân chúng, làm cho họ mất lòng tin, mất phương
hướng, tung ra những quan điểm lệch lạc, sai lầm. Chúng kích động nhằm phi
chính trị hóa các lực lượng quân đội và an ninh. Về văn hóa, chúng truyền bá
văn hóa, lối sống đồi trụy, độc hại, sa đọa; kích động đòi sự hưởng thụ, mức
sinh hoạt cao quá khả năng nền kinh tế cho phép.
Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, các hoạt động tình
báo của CIA. Sử dụng sức mạnh quân sự để răn đe, xây dựng các tổ chức phản
động lưu vong, chống phá cách mạng. Chúng tập hợp, đỡ đầu, cổ vũ các tổ

18



chức, những hoạt động của kẻ phản động trong cộng đồng người Việt ở nước
ngoài, chống phá ta dưới nhiều hình thức.
Thủ đoạn của Mỹ khi tiến hành những âm mưu trong chiến lược “Diễn
biến hòa bình” chống phá Việt Nam là nhằm thực hiện ba mục tiêu sau: Một là,
mưu toan xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng Việt Nam. Hai là, mưu
toan xóa bỏ chủ nghĩa xã hội – mục tiêu, lý tưởng của Đảng và của dân tộc ta.
Ba là, mưu toan xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với xã hội Việt Nam. Ba mục tiêu trên mà các thế lực thù địch nhằm
vào là ba vấn đề cốt tử của cách mạng nước ta và có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Bất cứ yếu tố nào trong ba yếu tố đó bị đánh sập sẽ đều làm rung
chuyển và kéo theo sự sụp đổ của các yếu tố còn lại.
Để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” của mình, các thế lực thù
địch đã sử dụng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau và trên nhiều mặt như:
quan điểm lý luận, đường lối, chính sách,…, với nhiều hình thức: công khai, bí
mật, hợp pháp, bất hợp pháp,…và thông qua nhiều con đường như: báo in, báo
tiếng (đài), mạng điện tử (internet), truyền đơn, hội thảo,…Trong đó, mạng
điện tử được xem là phương tiện có hiệu quả nhất hiện nay.
Như vậy, “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam thực chất vẫn là cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc quyết liệt giữa hai hình thái kinh tế - xã hội xã
hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa
độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với những âm
mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù, nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, đưa Việt Nam vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
1.2 “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực
mạng điện tử đối với tầng lớp thanh niên Việt Nam
1.2.1 Mạng điện tử - một phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng
trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam
Phương tiện thông tin đại chúng là một loại hình hoạt động chuyển tải
thông tin chính trị, xã hội; phản ánh những sự kiện, những hoạt động diễn ra

trong đời sống, được truyền bá, loan báo hoặc trao đổi giữa con người hay các
19


tổ chức xã hội với nhau. Những thông tin mà phương tiện thông tin đại chúng
mang lại là những sự kiện, vấn đề thường xuyên nảy sinh và đổi mới trong mọi
mặt đời sống của con người, xã hội; những vấn đề chung, có ảnh hưởng rộng
khắp tới toàn bộ đời sống xã hội. Do đó, chúng trở thành một bộ phận hữu cơ
không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện
cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân.
Cũng giống như tư duy có “vỏ vật chất” của mình là ngôn ngữ, thông tin
mà các phương tiện truyền thông đại chúng đem lại có “vỏ vật chất” biểu hiện
trực tiếp là các dạng chữ viết, hình ảnh và âm thanh nói chung. Bản thân các
phương tiện thông tin đại chúng, căn cứ vào hình thức hoạt động, có bốn loại
chính là báo in, báo tiếng (đài phát thanh), báo hình (đài truyền hình) và mạng
điện tử. Mỗi loại hình lại mang những đặc điểm riêng, chuyển tải thông tin qua
những kênh, phương tiện khác nhau. Và những loại hình phương tiện đại chúng
xuất hiện sau thì càng có sự kết hợp của nhiều tính năng, hiệu ứng cũng như có
hiệu quả tác động đến người sử dụng nhiều hơn.
Như vậy, phương tiện thông tin đại chúng là một phương tiện truyền
thông rất gần gũi với cuộc sống của con người, lại có hiệu quả truyền đạt
thông tin cao. Những thông tin mà chúng mang lại thường có khả năng lan
truyền nhanh, rộng. Qua các phương tiện nghe, nhìn, sóng radio, sóng truyền
hình, những tờ báo, tạp chí hay qua internet, những vấn đề, sự kiện được đề cập
đến ít nhiều đều có tác động đến tâm lý người tiếp nhận thông tin. Không ai có
thể dửng dưng, thờ ơ trước những thông tin thu được, đặc biệt là những tin tức
thời sự “giật gân”, “nóng hổi”. Chính điều ấy đã bị các thế lực thù địch phản
động lợi dụng để tiến hành cuộc “chiến tranh tâm lý”, thực hiện “diễn biến hòa
bình” thông qua các phương tiện truyền thông.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, mỗi một phương thức sản xuất tác phẩm

đều quy định loại hình phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Thế kỉ XIX
với sự phổ biến của máy in, hệ thống giao thông bắt đầu phát triển mạnh, cho
phép chi phí in ấn và phát hành rẻ hơn, góp phần đưa đến giai đoạn thống trị
của báo in. Thế kỉ XX, chứng kiến việc ứng dụng rộng rãi sóng phát thanh,
20


×