Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

KL KT tiền lương và các khoản trích theo lương cty PTĐT CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TÙNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.25 KB, 77 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
BHTN
BHXH
BHYT
BL
CDCV
CMND
CNSX

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bậc lương
Chức danh công việc
Chứng minh nhân dân
Công nhân sản xuất

CNV
CP

HC- NS
KD
KH

Công nhân viên
Cổ phần
Giám đốc
Hành chính - Nhân sự
Kinh doanh


Kế hoạch

KTPL
KPCĐ
LĐPT
LĐTT
NH
NVL
SDCK
SDĐ
K
SP
SX
TL
XL
TLNP

1

Khen thưởng phúc lợi
Kinh phí công đoàn
Lao động phổ thông
Lao động trực tiếp
Ngắn hạn
Nguyên vật liệu
Số dư cuối kỳ
Số dư đầu kỳ
Sản phẩm
Sản xuất
Tiền lương

Xếp loại
Tiền lương nghỉ phép


DANH MỤC SƠ ĐÔ

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với người lao động vì nó là nguồn thu nhập chính đảm bảo cho cuộc sống của bản thân
và gia đình họ.
Thu nhập của người lao động hay còn gọi là lương bổng luôn được coi là vấn đề
quan tâm hàng đầu của mọi người và của toàn xã hội. Thông qua thu nhập bình quân
của người dân một quốc gia cũng phần nào nói lên sự phát triển về kinh tế xã hội của
quốc gia đó, bởi vậy cải thiện và nâng cao mức sống của người dân luôn là mối quan
tâm hàng đầu của Chính phủ các nước. Trong những năm gần đây, ở nước ta, để cải
thiện và nâng cao mức sống của người dân, Chính phủ đã liên tục ra các quyết định về
điều chỉnh hệ số lương và mức lương tối thiểu cho người lao động. Sự thay đổi đó đã
góp phần đảm bảo cho cuộc sống của người lao động ngày càng tốt đẹp hơn.
Đối với các doanh nghiệp, tiền lương có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động
sản xuất kinh doanh đó là một yếu tố chi phí quan trọng, là bộ phận cấu thành giá
thành của sản phẩm. Còn đối với một đất nước, tiền lương là sự cụ thể hoá quá trình

phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội tạo ra. Trong nền kinh
tế thị trường hiện nay, khi sức lao động trở thành hàng hoá thì tiền lương là một nhân
tố quan trọng kích thích người lao động tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao trình độ tay nghề, gắn trách nhiệm của người lao động với công việc để từ đó nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải áp
dụng hình thức trả lương như thế nào cho phù hợp với tính chất và đặc điểm sản xuất
kinh doanh của mình, để tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế kích thích người
lao động hăng say làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được vai
trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và công tác trả lương còn nhiều bất cập. Bởi vậy
không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi doanh
nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác trả lương và thông quan việc
nghiên cứu thực tiễn hoạt động trả lương tại công ty CỔ PHẦN PTĐT CÔNG NGHỆ
VÀ THIẾT BỊ TÙNG ANH, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương tại công ty CỔ PHẦN PTĐT CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TÙNG ANH.” làm
đề tài nghiên cứu với mong muốn những ý kiến đóng góp của mình có thể phần nào
hoàn thiện hơn công công tác kế toán tiền lương tại công ty CỔ PHẦN PTĐT CÔNG
NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TÙNG ANH.
4


2. Mục tiêu nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu chuyên đề. chuyên đề hướng tới những mục tiêu :
Tìm hiểu và nhìn nhận về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty CỔ PHẦN PTĐT CÔNG NGHỆ
VÀ THIẾT BỊ TÙNG ANH.
Tìm hiểu khó khăn và thuận lợi trong công tác kế toán. Từ đó rút ra nhận xét và
đưa ra những kiến nghị nhằm giúp công ty quản lý tốt công tác kế toán tiền lương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu:Công tác kế toán tiền lương trong doanh nghiệp.

-Phạm vi nghiên cứu:Công ty CỔ PHẦN PTĐT CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
TÙNG ANH.
4.Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Công tác lao động - tiền lương đóng vai trò quan trọng trong hoạt độn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.Khi doanh nghiệp thực hiện tốt công tác này sẽ khuyến
khích người lao động ra sức phấn đấu, phát huy năng lực của mình góp phần tăng năng
xuất lao động ,nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.Vì vậy ,đề tài
nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
không còn mới mẻ với các thực tập sinh.
Ở nước ngoài, các đề tài hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương đã được nghiên cứu một cách sâu rộng đối với các thực tập sinh hay
các doanh nghiệp.Các kết quả nghiên cứu cưa họ đã được ứng dụng vào thực tiễn và
hiệu quả mang lại là rất lớn.Với phong cách quản lý phù hợp ,trang thiết bị máy móc
và công nghệ hiện đại họ dễ dàng ứng dụng các kết quả nghiên cứu của mình vào các
doanh nghiệp và thu được kết quả cao.
Ở trong nước, công tác hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó, công tác hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
đang được các doanh nghiệp quan tâm và dánh giá cao tầm quan trọng của công tác
này.Hiện nay hầu hết các trường đại học trong cả nước đều đào tạo chuyên ngành về
quản trị kinh doanh và kế toán và đề tài nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương được nhiều thực tập sinh lựa chọn làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.Tuy nhiên tất cả chỉ mang tính lý thuyết ,tính ứng dụng
không cao ,nội dung còn mang tính khái quát ,chung chung gây khó khăn trong việc áp
5


dụng vào một doanh nghiệp cụ thể.Vấn đề đặt ra là phân tích được thực trạng công tác
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài. em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra. thu thập số liệu. ghi chép: bằng việc sử dụng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu. tìm hiểu các sổ sách. báo cáo kế toán từ phòng Tài
vụ và phòng tổ chức hành chính của công ty để thu thập những số liệu cần thiết cho đề
tài.
- Phương pháp phân tích: trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập được. thông qua sàng lọc
xử lý số liệu để từ đó là cơ sở cho việc phân tích thực tế hoạt động của đơn vị.
- Phương pháp tổng hợp: thông qua việc tổng hợp những số liệu. chứng từ làm cơ sở
để tiến hành nghiên cứu.
6. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theolương tại công ty “CỔ PHẦN PTĐT CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TÙNG
ANH”.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty “CỔ PHẦN PTĐT CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TÙNG
ANH”.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương
1.1.1. Khái niệm về tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động (hay
còn gọi là thị trường lao động), sức lao động là hàng hoá, do vậy tiền lương là giá cả
của sức lao động. Khi phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi mà các quan hệ thị

truờng thống trị mọi quan hệ kinh tế, xã hội khác. Các Mác viết “ tiền công không phải
là giá trị hay giá cả của sức lao động mà chỉ là hình thức cải trang của giả trị hay giá cả
sức lao động”
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương trước
hết là số tiền mà nguời sử dụng lao động (người mua sức lao động) trả cho nguời lao
động ( người bán sức lao động). Đây là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác, do
tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương không chỉ đơn thuần là vấn
đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã
hội. Đây là quan hệ xã hội
Trong quá trình hoạt động, nhất là trong hoạt động kinh doanh, đối với các chủ
doanh nghiệp tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Vì
vậy, tiền lương luôn luôn được tính toán quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động, tiền
lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ phần thu nhập chủ yếu với đại đa số lao
động trong xã hội có ảnh hưởng đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là
mục đích hết thảy của người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động
phát triển trình độ và khẳ năng lao động của mình.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay,
phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần kinh tế
+ Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp (khu vực
lao động được nhà nước trả lương), tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc
doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế chính
sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang lương, bảng lương do nhà
nước qui định.
+ Trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chụi sự tỏc động chi
phối rất lớn của thị trường và thị trường sức lao động. Tiền lương khu vực này dự vẫn
7


nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của chính phủ và là những
giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê và

một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này tác động trực tiếp đến phương thức trả
công.
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về
phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất tiêu dựng, quan hệ trao đổi. Do vậy chính sách
tiền lương thu nhập luôn luôn là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia.
Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm của tiền lương:
+Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng xuất lao động, phụ thuộc
vào trình độ, kinh nghiệm làm việc ngay trong quá trình lao động.
+ Tiền lương thực tế: Được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dựng và các
loại dịch vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương và có thể mua được bằng
tiền lương thực tế đó.
1.1.2. Ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm thỏa mãn nhu cầu của người lao động vỡ
tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, người lao động đi làm cốt là
để nhận được khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho họ để đảm bảo cho cuộc sống.
Đồng thời đó cũng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra để trả cho người lao động vỡ
họ đó làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Tiền lương có vai trũ như một nhịp cầu nối
giữa người sử dụng lao động với người lao động. Nếu tiền lương trả cho người lao
động không hợp lý sẽ làm cho người lao động không đảm bảo được ngày công và kỷ
luật lao động cũng như chất lượng lao động, lúc đó doanh nghiệp sẽ không đạt được
mức tiết kiệm chi phí lao động cũng như lợi nhuận cần có của doanh nghiệp để tồn tại
như vậy lúc này cả hai bên đều không có lợi. Vì vậy cụng việc trả lương cho người lao
động cần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao
động cũn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền lương,
tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, thanh toỏn kịp thời tiền lương
và các khoản liên quan cho người lao động từ đó sẽ làm cho người lao động chấp hành
tốt kỷ luật lao động nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

8


1.1.3. Bản chất kinh tế của tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền hay sản phẩm mà xã hội trả cho người lao động
tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đó cống hiến. Như vậy
tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong
thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có chức năng vô cùng quan
trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao
động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động giúp tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
1.2. Đặc điểm và chức năng của tiền lương
1.2.1. Đặc điểm của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động , tiền tệ và nền sản xuất
hàng hóa.
Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do người lao động làm
ra.Tùy theo cơ chế quản lý, tiền lương có thể xác định là một bộ phận của chi phí sản
xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của
thu nhập, là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
tăng năng xuất lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích công nhân viên chức
phấn khởi, tích cực lao động nâng cao hiệu quả công tác.
1.2.2. Chức năng của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao gồm các chức năngsau:
- Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập quốc dân,
các chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.
- Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu
nhập mang lại với các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ.

- Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan
trọng của thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao động. Do đó là
công cụ quan trọng trong quản lí. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy người lao động
hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công cụ tạo động lực trong sản xuất kinh
doanh (SXKD).

9


1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương
Giờ công, ngày công lao động, năng suất lao động, cấp bậc hoặc chức danh,
thang lương quy định, số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành, độ tuổi, sức khoẻ,
trang thiết bị kỹ thuật đều là những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương cao hay thấp
+ Giờ công: Là số giờ mà người lao động phải làm việc theo quy định.
Ví Dụ: 1 ngày công phải đủ 8 giờ… nếu làm không đủ thì nó có ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất sản phẩm, đến năng suất lao động và từ đó ảnh hưởng đến tiền lương
của người lao động.
+ Ngày công: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương của người lao động,
ngày công quy định trong tháng là 22 ngày. Nếu người lao động làm thay đổi tăng
hoặc giảm số ngày lao việc thì tiền lương của họ cũng thay đổi theo.
+ Cấp bậc, Chức danh: Căn cứ vào mức lương cơ bản của các cấp bậc, chức vụ,
chức danh mà CBCNV hưởng lương theo hệ số phụ cấp cao hay thấp theo quy định
của nhà nước do vậy lương của CBCNV cũng bị ảnh hưỏng rất nhiều.
+ Số lượng chất lượng hoàn thành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu
làm được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt đúng tiêu chuẩn và vượt mức số sản phẩm
được giao thì tiền lương sẽ cao. Còn làm ít hoặc chất lượng sản phẩm kém thì tiền
lương sẽ thấp.
+ Độ tuổi và sức khoẻ cũng ảnh hưởng rất ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương. Nếu
cùng 1 công việc thì người lao động ở tuổi 30 – 40 có sức khoẻ tốt hơn và làm tốt hơn
những người ở độ tuổi 50 – 60.

+ Trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương. Với 1
trang thiết bị cũ kỹ và lạc hậu thì không thể đem lại những sản phẩm có chất lượng cao
và cũng không thể đem lại hiệu quả sản xuất như những trang thiết bị kỹ thuật công
nghệ tiên tiến hiện đại được. Do vậy ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm
hoàn thành cũng từ đó nó ảnh hưởng tới tiền lương.
1.3. Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
1.3.1. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả
cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng .Thành phần quỹ
lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
thực tế làm việc (theo thời gian ,theo sản phẩm….); tiền lương trả cho người lao động
trong thời gian ngừng việc ,nghỉ phép hoặc đi học ; các loại tiền thưởng trong sản xuất,
các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp khu vực ,phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học
10


nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…).Trong quan hệ với quá trình
sản xuất –kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp như sau:
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thơìư gian làm nhiệm
vụ chính đã quy định cho họ ,bao gồm :tiền lương cấp bậc ,các khoản phụ cấp thường
xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
- Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm
nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả
cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội
họp, đi học, thời gian trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất.
Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa
nhất định trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong
công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp .
Về nguyên tắc quản lý tài chính, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền
lương, như:chi quỹ lương theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất –kinh doanh

trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng quỹ tiền
lương doanh nghiệp đựoc phép chi không vượt quá lương cơ bản tính theo số lượng
lao động thực tế tham gia vào quá trình sản xuất –kinh doanh, hệ số và mức lương cấp
bậc theo theo hợp đồng, mức phụ cấp lương theo quy định của Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà
nước cao ,đóng góp cho Ngân sách Nhà nước lớn thì đươcj phép chi quỹ lương theo
hiệu quả đạt được của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Bảo toàn được vốn và không xin giảm khấu hao hoặc giảm các khoản phải
nộp Ngân sách Nhà nước.
+ Tốc độ tăng quỹ tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên
vốn Nhà nước cấp.
1.3.2. Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho
tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng .Thành phần quỹ lương
bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực
tế làm việc (theo thời gian ,theo sản phẩm….); tiền lương trả cho người lao động trong
thời gian ngừng việc ,nghỉ phép hoặc đi học ; các loại tiền thưởng trong sản xuất, các
khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp khu vực ,phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học
11


nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…).Trong quan hệ với quá trình
sản xuất –kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp như sau:
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thơìư gian làm
nhiệm vụ chính đã quy định cho họ ,bao gồm :tiền lương cấp bậc ,các khoản phụ cấp
thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
- Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian
không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như

tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ
xã hội, hội họp, đi học, thời gian trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản
xuất.
Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý
nghĩa nhất định trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và
trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp .
Về nguyên tắc quản lý tài chính, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền
lương, như: Chi quỹ lương theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất – kinh doanh
trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng quỹ
tiền lương doanh nghiệp đựoc phép chi không vượt quá lương cơ bản tính theo số
lượng lao động thực tế tham gia vào quá trình sản xuất –kinh doanh, hệ số và mức
lương cấp bậc theo theo hợp đồng ,mức phụ cấp lương theo quy định của Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà
nước cao ,đóng góp cho Ngân sách Nhà nước lớn thì được phép chi quỹ lương theo
hiệu quả đạt được của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Bảo toàn được vốn và không xin giảm khấu hao hoặc giảm các khoản phải nộp
Ngân sách Nhà nước.
+ Tốc độ tăng quỹ tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Nhà nước cấp.
1.3.3. Nguyên tắc trả lương
- Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau trong doanh
nghiệp.
Đây là nguyên tắc đảm bảo sự công bằng ,tránh sự mất bình đẳng trong công tác trả
lương.Nguyên tắc này phải thể hiện được trong các thang lương, bảng lương và các
hình thức trả lương của doanh nghiệp.
12



- Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình
quân.
Trong doanh nghiệp tiền lương chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh.Nguyên tắc này
đảm bảo có hiệu quả trong công tác sử dụng tiền lương làm đòn bẩy, thể hiện hiệu quả
trong sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc 3: Phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.
Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp tránh tình trang xây dựng các hình thức lương
phân phối, vì như vậy sẽ tạo ra sự ỷ lại và sức ỳ của người lao động.
- Nguyên tắc 4: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động trong các điều kiện khác nhau.
Nguyên tắc này làm căn cứ cho doanh nghiệp xây dựng tổ chức thực hiện công tác tiền
lương công bằng hợp lý trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo công nhân yên tâm sản
xuất trong những điều kiện làm việc khó khăn, môi trường độc hại…
1.3.4. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Quỹ tiền lương: Là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của doanh nghiệp do
doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp
gồm:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản
phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực….
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do những
nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ
cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ
cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học- kỹ thuật có
tài năng.
- Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia
thành 2 loại : tiền lương chính, tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực
hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực

hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, ngừng sản
xuất được hưởng lương theo chế độ.
Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất được
hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công
13


nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản
phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
 Quỹ BHXH
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định là 24% trên tổng quỹ
lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm giúp
đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp CNV bị ốm đau, thai sản, tai
nạn, mất sức lao động…
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương
phải trả CNV trong kỳ, Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành
trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 24% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân
viên trong tháng, trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng
sử dụng lao động, 7% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp
quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.
- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý
quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động.
Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị
ốm đau, thai sản…Trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng doanh nghiệp,
phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.

 Quỹ BHYT
Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy định là 4.5%
trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty
nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Cơ quan Bảo Hiểm
sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỉ lệ nhất định mà nhà nước quy định
cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương
phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích quỹ
BHXH theo tỷ lệ 4.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong
tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng
14


lao động, 1.5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ
cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn
chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
 Kinh phí công đoàn

Kinh Phí Công Đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ
lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm
chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt của
công đoàn tại doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn
trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi
phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công
đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh
nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. Kinh phí công đoàn
được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo,
bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

 Bảo hiểm thất nghiệp
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng đối với đối
tượng lao động và người sử dụng lao động như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời
hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử
dụng lao động.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá
nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ mười lao
động trở lên.
* Theo điều 81 Luật BHXH, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn
15


tháng trước khi thất nghiệp;
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
- Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp
* Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
+ Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp;
+ Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo

hiểmthất nghiệp;
+ Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp trở lên.
* Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
và mỗi năm chuyển một lần.
Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN
chịu 1% tính vào chi phí
1.4. Các hình thức trả lương
Việc vận dụng hình thức tiền lương thích hợp nhằm quán triệt nguyên tắc phân
phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của xã hội với lợi ích của
doanh nghiệp và người lao động, lựa chọn hình thức tiền lương đúng đắn còn có tác
dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động
,nâng cao năng suất lao động, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công
để hạ giá thành sản phẩm.Trong doanh nghiệp nước ta hiện nay, các hình thức trả
lương chủ yếu được áp dụng là:
- Hình thức trả lương theo thời gian.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm.
16


1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức tiền lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương cho người lao

động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ
thuật, huyên môn của người lao động .
Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một thang
lương riêng: thang lương nhân viên cơ khí, thang lương công nhân lái xe, thang lương
nhân viên đánh máy ,…Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp
vụ kỹ thuật,chuyên môn mà lại chia thành nhiều bậc lương, mỗi bậc lương lại có một
mức tiền lương nhất định .
Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ.
*Tiền lương

Tiền lương cấp bậc
×

=
tháng

Số ngày làm việc

chức vụ 1 ngày

thực tế trong tháng

Tiền lương tháng
*Tiền lương tuần

×

12 tháng

=

Số tuần làm việc theo chế độ (52)
Tiền lương tháng

*Tiền lương ngày =
Số ngày làm việc theo chế độ (26)
Tiền lương ngày
* Tiền lương giờ

=
Số giờ làm việc theo chế độ

1.4.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao
động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành.Đây là hình
thừc tiền lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng suất
lao động với thù lao lao động,có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng
suất lao động góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội .Trong việc trả lương theo sản
phẩm thì điều kiện quan trọng nhất là phải xây dựng được các định mức kinh tế -kỹ

17


thuật để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm,
từng công việc một cách hợp lý.
Hình thức trả lương theo sản phẩmcòn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng
doanh nghiệp mà vận dụng theo từng hình thức cụ thể sau đây:
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế .Với hình thức
này,tiền lương phải trả cho người lao động đựơc tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm
hoàn thành đúng quy cách ,phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm quy định ,không
chịu bất cứ một sự hạn chế nào .Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ

biến để tính lương phải trả cho lao động trực tiếp .
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm
trực tiếp
hoàn thành

x Đơn giá
lương

- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp:Thường được áp dụng để trả lương cho lao động
gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu,thành
phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị...
Tiền lương của
CNSX phụ

= Mưc lương cấp bậc x Tỷ lệ hoàn thành định mức sản
của CNSX phụ
lượng BQ của CNSX chính

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: Theo hình thức này,
ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được hưởng trong sản
xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết
kiệm vật tư.Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng ,lãng phí vật tư
trên định mức quy định hoặc không đảm bảo đủ ngày công quy định..thì có thể phải
chịu tiền phạt trừ vào thu nhập của họ .
- Hình thức tiền lương sản phẩm thưởng luỹ tiến:Theo hình thức này,ngoài tiền
lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần thưởng được tính trên cơ sở tăng đơn
giá tiền lương ở các mức năng suất cao. Hình thức tiền lương này có tác dụng kích
thích người lao động duy trì cường độ lao động ở mức tối đa, nhưng hình thức này sẽ
làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
,cho nên ,nó chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết như khi cần phải hoàn

thành gấp một đơn đặt hàng hoặc trả lương cho người lao động làm việc ở những khâu
khó nhất để bảo đảm tính đồng bộ cho sản xuất.
Tiền lương = đơn giá (n) * sản lượng (n)
18


- Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán việc .Hình thức này áp dụng cho
những công việc lao động giản đơn, có tính chất đột xuất như bốc dỡ nguyên vật
liệu ,hang hoá ,sửa chữa nhà cửa …Trong trường hợp này,doanh nghiệp xác định mức
tiền lương trả cho từng công việc mà người lao động phải hoàn thành.
Mức lương quy định

Khối lượng công việc
×

Tiền lương khoán công việc =
cho từng công việc

đã hoàn thành

- Hình thức khoán quỹ lương: là dạng đặc biệt của tiền lương sản phẩm được sử
dụng để trả lương cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp.
Theo hình thức này, căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban, doanh
nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc
vào mức độ hoàn thành công việc được giao. Tiền lương thực tế của từng nhân viên
vừa phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban, vừa phụ thuộc vào số lượng nhân
viên của phòng ban đó.
1.4.3. Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt
Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là trả lương làm
thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm.

Đối với lao động trả lương theo thời gian
Nếu làm thêm ngoài giờ thì DN sẽ trả lương như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150% hoặc 200% hoặc 300% * Số
giờ làm thêm
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vàongày thường; mức 200% áp dụng đối với
giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các
ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của Bộ Luật lao động. Nếu được bố
trí nghỉ bù những giờ làm thêm thỉ chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ
thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ
hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định.
Nếu làm việc vào ban đêm:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số giờ làm việc vào
19


ban đêm
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm * 150%
hoặc 200 hoặc 300%
Đối với DN trả lương theo sản phẩm
Nếu làm thêm ngoài giờ thì DN sẽ trả lương như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Số lượng sp, công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương của
sp làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 150 hoặc 200 hoặc 300%)
Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so
với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường; 200%
nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui
định.
Nếu làm việc vào ban đêm:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Số lượng sản phẩm công việc làm thêm * (Đơn
giá tiền lương của sp làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 130%)

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Số lượng sp, công việc làm thêm * (Đơn giá
tiền lương làm thêm vào ban ngày * 130%) *150% hoặc 200 hoặc 300%
1.5. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.5.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ là vấn đề quan tâm riêng của
công nhân viên mà còn là vấn đề doanh nghiệp đặc biệt chú ý. Vì vậy, kế toán lao
động tiền lương cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh đầy đủ chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên.
Tính toán đúng, thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương
cho công nhân viên. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương.
- Tính toán phân bổ hợp lý chính xác chi phí về tiền lương (tiền công) và trích
BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan.
- Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý sử dụng quỹ tiền
lương. Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.
1.5.2. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động
1.5.2.1. Hạch toán số lượng lao động
Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận,
phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao động
20


trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể nắm được
từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người với lý do gì.
Hàng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng người
tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các phòng
ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ
tập hợp và hạch toán số lượng công nhân viên lao động trong tháng.
1.5.2.2. Hạch toán theo thời gian lao động
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công là

bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc,
nghỉ BHXH của từng người cụ thể và từ đó có thể căn cứ tính trả lương, BHXH…
Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, nhóm…) hoặc người ủy quyền căn cứ vào tình
hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người trong ngày và ghi
vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các kí hiệu qui định. Kế toán
tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người rồi tính ra số ngày công
theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35, 36. Ngày công quy định là
8h nếu giờ lễ thì đánh thêm dấu phẩy.
Ví dụ: 24 công 4 giờ thì ghi 24,5
Tùy thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất, công tác và trình độ hạch toán đơn vị
có thể sử dụng một trong các phương pháp chấm công sau:
Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác
như họp, thì mỗi ngày dựng một ký hiệu để chấm công cho ngày đó.
Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì
chấm công theo các ký hiệu đó qui định và ghi số giờ công việc thực hiện công việc đó
bên cạnh ký hiệu tương ứng.
Chấm công nghỉ bù: Chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ lương thời gian
nhưng không thanh toán lương làm thêm.
1.5.2.3. Hạch toán theo kết quả lao động
Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Do phiếu là
chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá
nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương hoặc
tiền công cho người lao động. Phiếu này được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại quyển 1
và 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động
21


và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra
chất lượng và người duyệt.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh nghiệp

áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối
lượng công việc.
1.5.2.4. Hạch toán tiền lương với người lao động
Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ
cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm
việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao
động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận
(phòng, ban, tổ chức, nhóm…) tương ứng với bảng chấm công.
Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: Bảng
chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công
việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, bộ phận kế toán tiền lương lập
bảng thanh toán tiền lương, chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu
chi và phát lương. Bảng này lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương người lao động
phải trực tiếp ký vào cột "ký nhận" hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Từ bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiền
lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.5.3. Kế toán tổng hợp tiền lương
a. Chứng từ kế toán
Muốn tổ chức tốt kế toán tiền lương, BHXH chính xác thì phải hạch toán lao
động chính xác là điều kiện để hạch toán tiền lương và bảo hiểm chính xác theo quy
định hiện nay, chứng từ lao động tiền lương bao gồm:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Phiếu nghỉ BHXH
- Bảng thanh toán BHXH
- Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc đã hoàn thành
- Phiếu báo làm thêm giờ

22



b. Thủ tục hạnh toán
Từ bảng chấm công kế toán cộng sổ công làm việc trong tháng, phiếu báo làm
thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán tiến hành trích lương cho các bộ phận
trong doanh nghiệp. Trong bảng thanh toán lương phải phản ánh được nội dung các
khoản thu nhập của người lao động được hưởng, các khoản khấu trừ BHXH, BHYT,
và sau đó mới là số tiền còn lại của người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán lương
là cơ sở để kế toán làm thủ tục rút tiền thanh toán lương cho công nhân viên. Người
nhận tiền lương phải ký tên vào bảng thanh toán lương.
Theo quy định hiện nay, người lao động được lĩnh lương mỗi tháng 2 lần, lần đầu
tạm ứng lương kỳ I, lần II nhận phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu
trừ vào lương theo quy định.
Trường hợp ở một số doanh nghiệp có số công nhân nghỉ phép năm không đều
đặn trong năm hoặc là doanh nghiệp sản xuất theo tính chất thời vụ thì kế toán phải
dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
Việc trích trước sẽ tiến hành đều đặn vào giá thành sản phẩm và coi như là một khoản
chi phí phải trả. Cách tính như sau:
Mức trích trước
tiền lương nghỉ =
phép của CNSX

Tổng số tiền lương nghỉ phép của
CNSX theo kế hoạch năm

Tiền lương thực tế
x phải trả cho CNSX

Tổng số tiền lương chính phải
trả theo kế hoạch của CNSX năm


Tỷ lệ trích trước tiền
Lương nghỉ phép (%) =

Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm CNSX
x 100
Tổng số tiền lương theo KH năm CNSX

Mức tiền lương
nghỉ phép

=

Tiền lương thực tế
phải trả

x

Tỷ lệ % trích tiền
lương nghỉ phép

Để phục vụ yêu cầu hạch toán thì tiền lương được chia ra làm 2 loại:
* Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện
nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm
theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực)
23


* Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện
nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ được hưởng lương
theo quy định của chế độ (nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất ...)

Việc phân chia tiền lương thành lương chính lương phụ có ý nghĩa quan trọng
đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương
chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch
toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân
viên sản xuất không gắn liền với các loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào
chi phí sản xuất sản phẩm.
c. Tài khoản kế toán sử dụng
* Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 2 tài khoản
chủ yếu:
- TK334- Phải trả công nhân viên: là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản
phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh
nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu
nhập của công nhân viên.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334
Nợ
TK 334

- Các khoản khấu trừ vào tiền công,
Tiền lương, tiền công và các lương của tiền
lương của CNV
khoản khác còn phải trả cho CNV chức
- Tiền lương, tiền công và các khoản
khác đã trả cho CNV
- Kết chuyển tiền lương công nhân
viên chức chưa lĩnh
Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho CNV
chức

Dư có: Tiền lương, tiền công và các
khoản khác còn phải trả CNV chức


- TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và
phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh
phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo
quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị

24


tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn,
các khoản thu hộ, giữ hộ...

25


×