Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

báo cáo thực tập tại CÔNG TY DNC và CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP CHÍNH xác EVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 33 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Tuân
MSV: 44567
Lớp: ĐTĐ54CĐ
Đơn vi thực tập: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển DNC
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Tiến Lương
Nhậnxét:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………..…………..…………..…………..…………..……………….
Chương 1: Khái quát chung về công ty EVA
Chương 2: Nội dung thực tập
Đánh giá chung:
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
………..…………..…………..…………..…………..……………….
Hải Phòng , ngày……tháng…..năm 2016.
Giáo viên hướng dẫn



1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa
học kỹ thuật cùng với nền công nghiệp của nước ta đang trên đà phát triển. Để
theo kịp với nên công nghiệp hiện đại của thế giới, chúng ta phải học hỏi, nghiên
cứu và tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến trên
thế giới.Muốn đạt được những thành tựu đó chúng ta phải trang bị cho mình một
vốn kiến thức lớn bằng cách cố gắng học tập và tìm hiểu thêm một số kiến thức


mới.Cung cấp điện là một môn học quan trọng,nó cung cấp cho chúng ta những
kiến thức cơ bản về việc thiết kế, vận hành và bảo trì một hệ thống cung cấp
điện. Cung cấp điện cho một nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng, tòa nhà… là hết
sức quan trọng. Nó đảm bảo cho quá trình vận hành của nhà máy, phân xưởng,
xí nghiệp, tòa nhà… được an toàn, liên tục và đảm bảo tính kỹ thuật cao.
Qua việc học môn cung cấp điện và thực tập môn cung cấp điện đã giúp
chúng em có cơ hội tổng hợp lại các kiến thức đã học và học hỏi thêm một số
kiến thức mới. Trong tập báo cáo này, chúng em xin trình bày một số kiến thức
cơ bản nhất mà chúng em học được trong quá trình thực tập cũng như khảo sát
thực tế. Ngoài ra, chúng em xin chân thành cám ơn thầy Trần Tiến Lương và
ông Hà Đình Dũng đã hướng dẫn và hỗ trợ để chúng em hoàn thành tốt khóa
thực tập này.

2


LỊCH LÀM VIỆC
TUẦN

CÔNG VIỆC

Tuần 1
(14-16/03/2016)

- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức chấp hành chánh, nhân sự của
cơ quan thực tập.
- Môi trường làm việc của cơ quan thực tập.
- Tìm hiểu về các quy định về an toàn lao động, an toàn
trong sản xuất.


Tuần 2
(21-23/03/2016)
Tuần 3
(30-31/03/2016)
Tuần 4
(4-6/04/2016)

- Tìm hiểu sơ lược về hệ thống điện của nhà máy.
- Tìm hiểu đường dây trung thế cấp nguồn, buồng biến áp,
tủ điện cho khu công nghiệp.
- Tìm hiểu hệ thống tiêu thụ điện của nhà máy

3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DNC VÀ
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP CHÍNH XÁC EVA
I.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DNC VÀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP
CHÍNH XÁC EVA
1. Giới thiệu về công ty DNC
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển DNC là công ty hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng với các dịch vụ chính bao gồm :


Bảo trì công trình xây dựng


ECP tổng thầu xây dựng lắp đặt sửa chữa công trình dân dụng và công

nghiệp


Thiết kế giám sát và tư vấn công trình



Tư vấn đầu tư

DNC là một trong những nhà tổng thầu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
xây dựng công nghiệp tại các KCN, KKT ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là
trong phân khúc thị trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. DNC cung cấp cho
nhà đầu tư tổng thể các dịch vụ về thiết kế, thi công, các loại nhà xưởng ở trong
và ngoài KCN, KKT. Đội ngũ của DNC có trên 100 kỹ sư quản lý có trình độ
chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, trên 2.000 công nhân kỹ thuật trải rộng trên
hàng chục công trường.
2. Dự án nhà máy EVA
Nhà máy EVA là dự án “Sản xuất linh kiện cho thiết bị văn phòng” gắn
với thành lập Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Eva Hải Phòng được Ban
Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư Eva
Group Limited (Hồng Kông) ngày 26/3/2015 có tổng vốn đầu tư 10 triệu USD,
với diện tích đất dự kiến sử dụng là 36.944 m2.
Chủ thầu là công ty DNC sẽ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và lắp đặt
hệ thống điện, hỗ trợ lắp đặt trang thiết bị phục vụ sản xuất của nhà máy .
Thông tin nhà máy :
Sản xuất: Sản xuất điện tử phụ kiện
4


Location: VSIP Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

Diện tích xây dựng: 16.000 m2 nhà máy và xây dựng công ty con
Phạm vi công việc: Thiết kế & Xây dựng
Loại tòa nhà: nhà máy, 2 tầng với kết cấu bê tông
Thời gian xây dựng: 2015
II.

GIỚI THIỆU CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY

Tổng giám đốc: NGUYỄN HỮU HÀ
Phó tổng giám đốc, Tài chính & Kế hoạch: KIỀU VĂN VĨNH
Phó tổng giám đốc, mua sắm: NGÔ HỮU HOÀNG
Lập kế hoạch quản lý: TRẦN ĐỨC TUẤN
Trưởng đại diện TP.HCM: NGUYỄN THANH MINH
Tổng cố vấn: DƯƠNG NGUYỄN THANH
Giám đốc công nghệ: LÊ KHÁNH DƯƠNG
Trợ lý Chủ tịch: TRẦN ĐẮC HUY
Phó tổng giám đốc: HÀ ANH TUẤN

5


CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
1. Khái niệm về hệ thống điện
Ngày nay khi nói đến hệ thống năng lượng, thông thường người ta thường

hình dung nó là hệ thống điện, đó không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó
chính là bản chất của vấn đề. Lý do là ở chỗ năng lượng điện đã có ưu thế trong

sản xuất, khai thác và truyền tải, cho nên hầu như toàn bộ năng lượng đang khai
thác được trong tự nhiên người ta đều chuyển đổi nó thành điện năng trước khi
sử dụng nó. Từ đó hình thành một hệ thống điện nhằm truyền tải, phân phối và
cung cấp điện điện năng đến từng hộ sử dụng điện.
Một số ưu điểm của điện năng
+ Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác thông qua các thiết bị có hiệu
suất cao (quang năng, nhiệt năng, hoá năng, cơ năng…).
+ Dễ dàng truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao.
+ Không có sẵn trong tự nhiên, các dạng năng lượng khác đều được khai thác rồi
chuyển hoá thành điện năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành
các dạng năng lượng khác.
Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay tại chỗ
rồi được đổi thành điện năng (ví dụ: nhà máy nhiệt điện thường được xây dựng
tại nơi gần nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt; nhà máy thuỷ
điện gần nguồn thế năng của dòng nước…). Đó cũng chính là lý do xuất hiện hệ
thống truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng mà thường gọi là hệ thống
điện.
Định nghĩa: Hệ thống điện bao gồm các khâu sản xuất ra điện năng; khâu tryền
tải; phân phối và cung cấp điện năng đến tận các hộ dùng điện.
Định nghĩa: Hệ thống cung cấp điện chỉ bao gồm các khâu truyền tải; phân phối
và cung cấp điện năng đến các hộ tiêu thụ điện.
Vài nét đặc trưng của năng lượng điện:
6


- Khác với hầu hết các sản phẩm khác, điện năng được sản xuất ra không tích trữ
được (trừ vài trường hợp đặc biệt nhưng với công suất nhỏ như pin, acqui..). Do
đó tại mọi thời điểm luôn luôn phải đảm bảo cần bằng giữa lượng điện năng
được sản xuất ra và tiêu thụ có kể đến tổn thất trong khâu truyền tải. Điều này
cần phải được đặc biệt chú ý trong các khâu thiết kế, qui hoạch, vận hành và

điều độ hệ thống điện, nhằm giữ vững chất lượng điện (điện áp U và tần số f).
- Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh, chẳng hạn sóng điện từ lan tuyền trong
dây dẫn với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng 300.000.000 km/s (quá trình ngắn
mạch, sóng sét lan truyền lan truyền trên đường dây và thiết bị). Tốc độ đóng cắt
của các thiết bị bảo vệ … đều phải xảy ra trong vòng nhỏ hơn 1/10 giây, điều
này rất quan trọng trong thiết để thiết kế, hiệu chỉnh các thiết bị bảo vệ.
- Công nghiệp điện lực có quan hệ chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc dân
(luyện kim, hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí, công nghiệp dệt…) và là một trong
những động lực tăng năng suất lao động tạo nên sự phát triển nhịp nhàng trong
cấu trúc kinh tế.
Với những đặc điểm kể trên, có những quyết định hợp lý trong mức độ
điện khí hoá đối với các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ khác nhau đóng vai trò
hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, mức độ xây dựng nguồn điện, mạng lưới
truyền tải, phân phối cũng phải được tính toán hợp lý nhằm đáp ứng sự phát
triển cân đối, tránh được những thiệt hại kinh tế quốc dân do phải hạn chế nhu
cầu của các hộ dùng điện.
Nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong việc thiết kế hệ thống cung cấp
điện xí nghiệp nói chung và hệ thống điện nói riêng, với mỗi công trình phải xây
dựng nhiều phương án khác nhau. Một phương án cung cấp điện được gọi là hợp
lý phải kết hợp hài hoà một loạt các yêu cầu như:
+ Tính kinh tế (vốn đầu tư nhỏ).
+ Độ tin cậy (xác suất mất điện nhỏ).
+ An toàn và tiện lợi cho việc vận hành thiết bị.
+ Phải đảm bảo được chất lượng điện năng trong phạm vi cho phép.
7


Như vậy lời giải tối ưu khi thiết kế hệ thống điện phải nhận được từ quan
điểm hệ thống, không tách khỏi kế hoạch phát triển năng lượng của vùng, miền,
phải được phối hợp ngay trong những vấn đề cụ thể như: chọn sơ đồ nối dây của

lưới điện, mức tổn thất điện áp.
Việc lựa chọn phương án cung cấp điện phải kết hợp với việc lựa chọn vị
trí, công suất của nhà máy điện hoặc trạm biến áp khu vực. Phải quan tâm đến
đặc điểm công nghệ của xí nghiệp, xem xét sự phát triển của xí nghiệp trong kế
hoạch tổng thể (xây dựng, kiến trúc…..).
Vì vậy các dự án về thiết kế cung cấp điện xí nghiệp, thường được đưa ra
đồng thời với các dự án về xây dựng, kiến trúc, cấp thoát nước v.v… và được
duyệt bởi một cơ quan trung tâm. Ở đây có sự phối các mặt trên quan điểm hệ
thống và tối ưu tổng thể.
2. Phân loại hộ dùng điện xí nghiệp
Các hộ dùng điện trong các xí nghiệp được phân chia thành nhiều loại tuỳ
theo các cách phân chia khác nhau. Việc phân loại hộ tiêu thụ điện nhắm tới
mục đích đảm bảo cung cấp điện theo yêu cầu của từng loại hộ phụ tải.
2.1. Theo điện áp và tần số
- Hộ dùng điện 3 pha Uđm < 1000 V ; fđm = 50 Hz.
- Hộ dùng điện 3 pha Uđm > 1000 V ; fđm = 50 Hz.
- Hộ dùng điện 1 pha Uđm < 1000 V ; fđm = 50 Hz.
- Hộ dùng điện làm việc với tần số ≠ 50 Hz.
- Hộ dùng điện một chiều.
2.2. Theo chế độ làm việc
- Dài hạn: phụ tải không thay đổi hoặc ít thay đổi, làm việc dài hạn mà nhiệt độ
không vượt quá giá trị cho phép (VD: Bơm; quạt gió, khí nén…).
- Ngắn hạn: thời gian làm việc không đủ dài để nhiệt độ thiết bị đạt giá trị qui
định (ví dụ: các động cơ truyền động cơ cấu phụ của máy cắt gọt kim loại, động
cơ đóng mở van thiết bị thuỷ lực).
8


- Ngắn hạn lặp lại: các thời kỳ làm việc ngắn xen lẫn với thời kỳ nghỉ, chế độ
này được đặc trưng bởi tỷ số giữa thời gian đóng điện và thời gian toàn chu trình

sản suất.
2.3. Theo mức độ tin cậy cung cấp điện
Tuỳ theo tầm quan trọng trong nền kinh tế và xã hội, các hộ tiêu thụ điện được
cấp điện với mức độ tin cậy khác nhau và phân thành 3 loại.
a) Hộ loại I
Loại hộ mà khi sự cố ngừng cấp điện sẽ gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế, đe
doạ đến tính mạng con người, hoặc ảnh hưởng có hại lớn về chính trị – gây
những thiệt hại do rối loạn qui trình công nghệ. Hộ loại I phải được cấp điện từ
2 nguồn độc lập trở lên. Xác suất ngừng cấp điện rất nhỏ, thời gian ngừng cấp
điện thường chỉ được phép bằng thời gian tự động đóng thiết bị dự trữ (ví dụ: xí
nghiệp luyện kim, hoá chất lớn…)
b) Hộ loại II
Loại hộ tuy có tầm quan trọng lớn nhưng khi ngừng cấp điện chỉ dẫn đến thiệt
hại về kinh tế do hư hỏng sản phẩm, ngừng trệ sản xuất, lãng phí lao động v.v…
Hộ loại II được cấp điện từ 1 hoặc 2 nguồn – thời gian ngừng cấp điện cho phép
bằng thời gian để đóng thiết bị dự trữ bằng tay (ví dụ: xí nghiệp cơ khí, dệt,
công nghiệp nhẹ, công nghiệp địa phương…)
c) Hộ loại III
Loại hộ có mức độ tin cậy thấp hơn, gồm các hộ không nằm trong hộ loại 1 và 2.
Cho phép ngừng cấp điện trong thời gian sửa chữa, thay thế phần tử sự cố nhưng
không quá một ngày đêm. Hộ loại III thường được cấp điện bằng một nguồn.
2.4. Các hộ tiêu thụ điện điển hình
- Các thiết bị động lực công nghiệp.
- Các thiết bị chiếu sáng (thường là thiết bị một pha, đồ thị phụ tải bằng phẳng,
cosφ = 0,6 ÷ 1,0)
- Các thiết bị biến đổi.
- Các động cơ truyền động máy gia công.
- Lò và các thiết bị gia nhiệt.
9



- Thiết bị hàn.
(Dải công suất; dạng đồ thị phụ tải ; dải Uđm ; fđm ; cosφ ; đặc tính phụ tải;
thuộc
hộ tiêu thụ loại 1; 2 hoặc 3……).
II.5. Các chỉ tiêu kỹ thuật trong cung cấp điện xí nghiệp
Chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện được đánh giá bằng chất
lượng điện năng cung cấp, thông qua 3 chỉ tiêu cơ bản: điện áp U; tần số f và
tính liên tục cấp điện.
- Tính liên tục cung cấp điện: hệ thống cung cấp điện phải đảm bảo được việc
cấp điện liên tục theo yêu cầu của phụ tải (yêu cầu của các hộ loại I, II và III).
Chỉ tiêu này thường được cụ thể hoá bằng xác suất làm việc tin cậy của hệ thống
cung cấp điện. Trên cơ sở tiêu chí này người ta phân các hộ tiêu thụ thành 3 loại
hộ và trong thiết kế cần phải quán triệt để có được phương án cung cấp điện hợp
lý.
- Tần số: độ lệch tần số cho phép được qui định là ± 0,5 Hz. Để đảm bảo tần số
của hệ thống điện được ổn định công suất tiêu thụ phải nhỏ hơn công suất của hệ
thống. Như vậy ở các xí nghiệp lớn khi phụ tải gia tăng thường phải đặt thêm
thiết bị tự động đóng thêm máy phát điện dự trữ của xí nghiệp hoặc thiết bị bảo
vệ loại bỏ phụ tải theo tần số.
- Điện áp: Độ lệch điện áp cho phép so với điện áp định mức được qui định (ở
chế độ làm việc bình thường) như sau:
+ Mạng động lực: ∆U% = ± 5 % Uđm
+ Mạng chiếu sáng: ∆U% = ± 2,5 % Uđm
Trường hợp mở máy động cơ hoặc mạng điện đang trong tình trạng sự cố
thì độ lệch điện áp cho phép có thể tới (-10 ÷ 20 %)Uđm. Tuy nhiên vì phụ tải
điện luôn thay đổi nên giá trị điện áp lại khác nhau ở các nút của phụ tải, dẫn
đến điều chỉnh điện áp là một vấn đề rất phức tạp.
Để có những biện pháp hiệu quả điều chỉnh điện áp, cần mô tả sự diễn
biến của điện áp không những theo độ lệch so với giá trị định mức, mà còn phải

10


thể hiện được mức độ kéo dài. Khi đó chỉ tiêu đánh giá mức độ chất lượng điện
áp là giá trị tích phân.
Trong đó:
U(t) - giá trị điện áp tại nút khảo sát ở thời điểm t
T - khoảng thời gian khảo sát
Uđm - giá trị định mức của mạng
Độ lệch điện áp so với giá trị yêu cầu (hoặc định mức) được mô tả như
một đại lượng ngẫu nhiên có phân bố chuẩn, và một trong những mục tiêu quan
trọng của điều chỉnh điện áp là: sao cho giá trị xác suất để trong suốt khoảng
thời gian khảo sát T, độ lệch điện áp năm trong phạm vi cho phép, đạt cực đại.
Ngoài ra khi nghiên cứu chất lượng điện năng cần xét đến hành vi kinh tế, nghĩa
là phải xét đến thiệt hại kinh tế do mất điện, chất lượng điện năng xấu. Chẳng
hạn khi điện áp thấp hơn định mức, hiệu suất máy giảm, sản xuất kém, tuổi thọ
động cơ thấp hơn định mức, sản phẩm kém chất lượng, tuổi thọ động cơ giảm
v.v.. Từ đấy xác định được giá trị điện áp tối ưu.
Mặt khác khi nghiên cứu chất lượng điện năng trên quan điểm hiệu sử
dụng điện, nghĩa là điều chỉnh điện áp và đồ thị phụ tải sao cho tổng số điện
năng sử dụng với điện áp cho phép là cực đại.
Những vấn đề nêu trên cần có những nghiên cứu tỉ mỉ dựa trên những
thông kê có hệ thống về phân phối điện áp tại các nút, suất thiệt hại kinh tế do
chất lượng điện năng xấu.

11


II.6. Một số ký hiệu thường dùng


II.

TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY
1. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện

12


- Hệ thống cung cấp điện bao gồm: tủ trung thế, máy biến áp, máy cắt và
các tủ phân phối.
2. Nội dung chi tiết của sơ đồ hệ thống cung cấp điện
2.1. Nguồn điện trung thế 22kV
Công ty Điện lực Hải Phòng đã đóng điện vận hành an toàn đường dây
110 kV Nhiệt điện Hải Phòng – Khu Đô thị Công nghiệp và Dịch vụ VSIP Hải
Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư là 52,26 tỷ đồng, được thiết kế đường dây quy
mô 2 mạch dài 7,42 km, điểm đầu là Trạm biến áp Nhà máy Nhiệt điện Hải
Phòng, điểm cuối là Trạm biến áp 110 kV Bắc sông Cấm.
Đường dây 110kV được kéo đến Trạm biến áp trung thế của khu công
nghiệp VSIP và qua máy biến áp để hả xuống 22 kV để phục vụ cung cấp điện
cho tất cả các công ty trong khu công nghiệp.
Nguồn điện của công ty EVA được kéo từ đường dây trung thế của khu
công nghiệp và chạy ngầm dưới đất nối tới tủ trung thế.

13


Hình 2.1. Đường dây trung thế 22kV của khu công nghiệp

2.2. Tủ trung thế
Tủ trung thế đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phân phối và truyền

tải điện. Tủ trung thế là điểm kết nối đầu tiên với lưới điện để cung cấp điện cho
công trình, nếu có bất kỳ sự cố hay sự trục trặc nào xảy ra ở tủ trung thế thì công
trình sẽ mất nguồn điện lưới cung cấp. Hơn nữa, yêu cầu sản xuất lien tục và
luôn sẵn sang phục vụ là yếu tố tối cần thiết trong kinh doanh, nếu có bất kỳ sự
gián đoạn sản xuất/ dịch vụ xảy ra ngoài ý muốn se gây ra những thiệt hại rất
lớn cho doanh nghiệp. Cho nên, độ tin cậy và độ an toàn là hai điều kiện tiên
quyết để chọn lựa ra công nghệ và thiết bị.
Tủ điện phân phối trung thế được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản
lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao an toàn khi vận hành và đã được ứng
dụng rộng rãi trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các công ty điện
lực, khu công nghiệp, khu dân cư và các nhà máy.

14


Kết cấu tủ đảm bảo độ an toàn cao: Vỏ tủ được làm từ tôn dày 2mm, đảm
bảo vững chắc, các thiết bị đóng cắt như máy cắt được bố trí hợp lý và được bảo
vệ bằng một cánh phía trong của tủ.

Hình 2.2. Tủ trung thế

Công tác kiểm tra bảo dưỡng đơn giản: Tủ được chế tạo và đã đạt được
cấp bảo vệ IP4X ngăn chặn sự xâm nhập của bụi và côn trùng.
Để thích ứng với thị trường ngày càng cao về các tủ điện trung thế Công
ty đã chế tạo thành công các mẫu tủ điện trung thế kiểu lắp ghép bằng tôn tráng
kẽm như các hãng lớn ABB, Schneider, SIEMENS,...
2.3. Máy biến áp
Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên tắc cảm ứng
điện từ, dùng để biến đổi hệ thống điện xoay chiều (U1, I1,fi) thành (U2, I2,fi)
Đầu vào của máy biến áp nối với nguồn điện gọi là sơ cấp. Đầu ra nối với

tải gọi là thứ cấp .
• Các lượng định Mức
- Điện áp định Mức
Điện áp sơ cấp định mức kí hiệu U 1đm là điện áp đã quy định cho dây quấn sơ
cấp. Điện áp thứ cấp định mức kí hiệu U 2đm là điện áp giữa các cực của dây quấn

15


thứ cấp, khi dây quấn thứ cấp hở Mạch và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là
định mức .
Với máy biến áp ba pha điện áp định mức là điện áp dây.
- Dòng điện định mức
Dòng điện định mức là dòng điện đã quy định cho mỗi dây quấn của máy
biến áp, ứng với công suất định mức và điện áp định mức.
Đối với Máy biến áp ba pha, dòng điện định mức là dòng điện dây.
Dòng điện sơ cấp định mức kí hiệu I 1đm, dòng điện thứ cấp định Mức kí
hiệu I2đm
- ông suất định Mức
Công suất định mức của máy biến áp là công suất biểu kiến thứ cấp ở chế độ
làm việc định mức.
Công suất định mức kí hiệu là Sđm, đơn vị là KVA.
• Cấu tạo của máy biến áp
Gồm hai bộ phận chính: lõi thép và dây quấn
Lõi thép máy biến áp: Dùng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo
từ vật liệu dẫn từ tốt, thường là thép kỹ thuật điện mỏng ghép lại. Để giảm dòng
điện xoáy trong lõi thép, người ta dùng lá thép kỹ thuật điện, hai mặt có sơn
cách điện ghép lại với nhau thành lõi thép.
Dây quấn máy biến áp: Được chế tạo bằng dây đồng hoặc nhôm có tiết
diện tròn hoặc chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện.

Máy biến áp có công suất nhỏ thì làm mát bằng không khí, máy có công
suất lớn thì làm mát bằng dầu, vỏ thùng có cánh tản nhiệt.

16


Hình 2.3. Máy biến áp

• Nguyên lý làm việc của máy biến áp
Khi ta nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều điện áp U sẽ có
dòng điện sơ cấp I .
1

1

Dòng điện I sinh ra từ thông fi biến thiên chạy trong lõi thép. Từ thông
này móc vòng đồng thời với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp được gọi là từ
thông chính.
1

Theo định luật cảm ứng điện từ:
e = - W dfi/dt
1

1

e = - W dfi/dt
2

2


17


W , W là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
1

2

Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý MBA

Khi máy biến áp có tải, dưới tác động của sức điện động e , có dòng điện
thứ cấp I cung cấp điện cho tải.
2

2

Từ thông fi biến thiên hình sin fi = fi sinWt
Max

Ta có:
e1 = -W1 dfi/dt = 4,44 fi W1 fiMax sin(Wt- p/2)
e2 = -W2 dfi/dt = 4,44 fi W2 fiMax sin(Wt- p/2)
trong đó E1=4,44 fi W1 fiMax, E2=4,44 fi W2 fiMax
k = E1/ E2= W1/ W2 , k được gọi là hệ số biến áp.
Bỏ qua điện trở dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí ta có:
U / U xấp xỉ E / E = W / W = k
1

2


1

2

1

2

Bỏ qua Mọi tổn hao trong máy biến áp, ta có:
U I xấp xỉ U I suy ra U /U xấp xỉ I /I =W /W = k
2

2

1

1

1

2

2

1

1

2


2.4. Máy cắt
Máy cắt điện là thiết bị đóng cắt mạch điện cao áp . Ngoài nhiệm vụ đóng
cắt dòng điện phụ tải phục vụ cho công tác vận hành, máy cắt còn có chức năng
cắt dòng ngắn mạch để bảo vệ các phần tử của hệ thống điện.
18


Phân loại máy cắt:
- Máy cắt ít dầu: Dầu làm nhiệm vụ sinh khí dập hồ quang, cách điện là chất rắn;
- Máy cắt nhiều dầu: Dầu vừa làm nhiệm vụ cách điện vừa làm nhiệm vụ dập hồ
quang;
- Máy cắt không khí: Dùng khí nén dập hồ quang;
- Máy cắt chân không: Hồ quang được dập tắt trong môi trường chân không;
- Máy cắt tự sinh khí: Dùng vật liệu cách điện tự sinh khí ở nhiệt độ cao để dập
tắt hồ quang;
- Máy cắt điện từ: Hồ quang bị lực điện từ đẩy vào khe hở hẹp và bị dập tắt
trong đó.
Các điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt được tóm tắt ở bảng sau:
STT Đại lượng chọn và kiểm tra Điều kiện

Ký hiệu

1

Điện áp định mức

UdmMCĐ >= UdmLĐ

kV


2

Dòng điện định mức

IdmMCĐ >= Ilvmax

A

3

Dòng điện ổn định lực điện
động

Iđ.max >= Ixk

kA

4

Dòng điện ổn định nhiệt

Inh.dm >= I∞

kA

5

Công suất cắt định mức


Scdm >= SN’’

MVA

Các yêu cầu đối với máy cắt:


Độ tin cậy cao cho mọi chế độ làm việc
Quá điện áp khi cắt thấp
Thời gian đóng và thời gian cắt nhanh
Không gây ảnh hưởng đến môi trường
Dễ bảo dưỡng, kiểm tra, thay thế
Kích thước nỏ, gọn, tuổi thọ cao
Một số hình ảnh máy cắt tại nhà máy

19


Hình 2.5. Máy cắt

2.5. Tủ tụ bù
Theo qui định của ngành điện, thì hệ số cosfi phải luôn lớn hơn 0.85 (hệ
số công suất). Ta đã biết công suất tiêu thụ điện được tính bằng điện áp nhân
dòng điện tiêu thụ và nhân với hệ số công suất (P = U.I.cosφ), như vậy nếu
20


doanh nghiệp nào cũng luôn đưa hệ số cosφ xuống thấp như vậy công suất tiêu
thu sẽ thấp dẫn đến tiền điện ít đi rất nhiều.


Hình 2.6. Tủ tụ bù

Nhưng do công suất truyền tải đến nhà máy của nhà máy tính bằng S=U.I,
như vậy nhà cung cấp điện sẽ phải gánh toàn bộ phần công suất mất đi do hệ số
công suất thấp. Do vậy mới có qui định phải luôn nâng cao hệ số công suất tiêu
thụ.
Công thức tính dung lượng tụ bù
Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất (P) của tải đó và
hệ số công suất (Cosφ) của tải đó :Giả sử ta có công suất của tải là P
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 ( trước khi bù, cosφ1 nhỏ
còn tgφ1 lớn )
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 ( sau khi bù, cosφ2
lớn còn tgφ2 nhỏ)
Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 ).
Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà
cung cấp tụ bù.

21


2.6. Tủ điện ATS
Tủ điện ATS là một thiết bị chuyển đổi nguồn tự động, khi điện lưới mất
nó sẽ truyền tín hiệu để máy phát điện tự động khởi động và đóng điện cho phụ
tải. Khi nguồn lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt
máy phát.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của tủ ATS:
Tủ ATS là một thiết bị khớp nối với một máy phát điện và hệ thống điện
của tòa nhà. Nó theo dõi các nguồn điện và chuyển tín hiệu khởi động đến máy
phát điện nếu nguồn điện xảy ra sự cố (mất pha, mất trung tính, thấp áp, quá
áp,...) vượt quá khả năng đáp ứng của thiết bị điện hoặc khi sự cố mất điện xảy

ra. Điện dự phòng ngay lập tức được cấp vào tủ điện đa dụng chính hoặc một tủ
điện khẩn cấp thông qua tủ ATS.
Thông thường, tủ ATS có hai đầu vào và một đầu ra. Đầu vào là một máy
phát điện dự phòng và nguồn điện. Tủ ATS sẽ tự động bật máy phát điện trong
trường hợp mất điện hoặc nó có thể được được bật bằng tay khi một cơn bão
đang đến gần hoặc để bảo trì cung cấp điện liên tục (UPS). Máy phát điện được
xem là một nguồn điện dự phòng đáng tin cậy và ổn định hơn các nguồn dự
phòng khác.
Quá trình chuyển mạch của tủ ATS khá giống với các thiết bị chuyển
mạch khác. Các quá trình chuyển mạch này có thể làm hỏng các thiết bị cuối. Sự
bảo vệ tăng áp luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho các thiết bị cuối của
ATS.

22


23


Hình 2.7. Tủ ATS

Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý tủ ATS

Sơ đồ trên cho thấy một mô hình tủ ATS đơn giản. Có nhiều loại thiết bị
chuyển mạch khác nhau nhưng các nguyên tắc áp dụng cơ bản là giống nhau.

2.7. Tủ phân phối
Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình
công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống
truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt

và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối
phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với
người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Tủ điện phân phối tổng sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành
phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Nó được đăt sau các trạm hạ
thế và trước các tủ điện phân phối nhỏ để phân phối điện đến các công xưởng.

24


Hình 2.10. Tủ phân phối

25


×