Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.75 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU
2.1.1 Giới thiệu chung
Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Toàn Cầu thành lập ngày 19/6/2006 theo giấy phép
thành lập 37/GP/KDBH và giầy phép điều chỉnh số 37/GPĐC1/KDBH do Bộ Tài
Chính cấp.
Tên tiếng Anh của cơng ty: Global Insurance Company (GIC)
Vốn điều lệ ban đầu: 80 tỷ VNĐ, thực góp năm 2007: 300 tỷ VNĐ. Dự tính
đến trước 2010: 1000 tỷ VNĐ, đến năm 2015: 1500 tỷ VNĐ
Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Toàn Cầu được thành lập với sự góp vốn của các
cổ đơng:
- Tập đồn điện lực Việt Nam ( EVN) nắm giữ 30% vốn điều lệ
- Công ty bay dịch vụ Miền Nam (SFC)
- Tổng công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE)
- Ngân Hàng Thương mại Cổ Phần Đông Á (DONGA BANK)
- Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
(SUDICO)
Biểu đồ 1: Thành phần và các
EVN
cổ đông
VINARE
NHĐA
SUDICO
SFC
Cá nhân- tập
thể

Nguyễn Văn Minh


1

Bảo hiểm 48A


 Lĩnh vực hoạt động chính: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo
hiểm phi nhân thọ; Đầu tư tài chính; Các dịch vụ tài chính khác.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: cung cấp hơn 20 nhóm sản
phẩm bảo hiểm thương mại cho kỹ thuật, tài sản, trách nhiệm con người, xe cơ giới,
hàng không, hàng hải, hàng hóa vận chuyển.
- Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: đây là một công cụ quản lý
rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng
doanh thu từ phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng từ nhượng tái bảo hiểm. GIC đã
xây dựng được mối quan hệ hợp tác với hầu hết công ty tái bảo hiểm có uy tín trên
tồn thế giới, như Swiss Re, Murich re, Lububan Re,và Vinare….
- Đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận cho cơng ty, điều hịa
nguồn vốn sử dụng và sử dụng tối đâ hợp lý nguồn vốn nhàn rỗi, nhằm nâng cao
năng lực tài chính, hỗ trợ khả năng khai thác. Như đầu tư bất động sản, đầu tư
chứng khoán…
 Khách hàng tiêu biểu của cơng ty là: Tập đồn điện lực Việt Nam (BH tài
sản của các tập đoàn, các cơng trình xây dựng, lắp đặt thủy điện, nhiệt điện); Hệ
thống kho bạc tên tồn quốc; Cơng ty bay dịch vụ miền Bắc; Công ty bay dịch vụ
miền Nam; Cụm cảng hàng không miền Nam; Công ty vận tải dầu khí Palcon… và
các khách hàng lớn khác.
 Cơ cấu tổ chức

Nguyễn Văn Minh

2


Bảo hiểm 48A


Sơ đồ1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty Bảo Hiểm Tồn Cầu
CƠNG TY CỔ BẢO HIỂM TỒN
CẦU

Hàng hải

Hàng hải

Phi hàng
hải

Phi hàng
hải

Hội Sở phía
Bắc

Trụ sở chính

TSKT

TSKT

TBH

HGĐ


HGĐ

HCTH

HCTH

P.KD

P.KD

CN Đà
Nẵng

CN
Bình
Dương

CN
Đồng
Nai

CN Bà
Rịa
Vũng
Tàu

CN
Cần
Thơ


CN
Đắk
Lắk

CN
Sơn
La

CN
Quảng
Ninh

CN Hải
Phòng

CN
Nghệ
An

CN

Tây

 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Bộ phận hàng hải: có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Về bảo hiểm tàu: bảo
hiểm thân tàu; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Về bảo hiểm hàng hóa: hàng
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Nguyễn Văn Minh


3

Bảo hiểm 48A


+ Hỗ trợ các phòng khác kinh doanh các loại hình bảo hiểm khác có liên quan
đến nghiệp vụ hàng hải.
+ Tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ hàng hải..
- Bộ phận phi hàng hải
+ Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải: bảo hiểm xe cơ
giới; bảo hiểm toàn diện học sinh, bảo hiểm du lịch…
+ Hỗ trợ các phịng khác kinh doanh các loại hình bảo hiểm khác có liên quan
đến nghiệp vụ phi hàng hải.
+ Tham mưu cho Ban Giám Đốc các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm
phi hàng hải.
+ Là đầu mối liên lạc với các Phòng ban chức năng thuộc công ty và các cơ quan
liên quan khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng
hải.
+ Phát triển và quản lý hệ thống đại lý hoạt động thuộc bộ phận phi hàng hải
quản lý.
- Bộ phận TS-KT:
+ Trực tiếp khai thác nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tài sản và kỹ thuật như: bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ; bảo hiểm xây dựng lắp đặt…
+ Hỗ trợ các loại hình bảo hiểm có liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản và
Kỹ thuật, đối với các phịng ban của cơng ty, các chi nhánh theo phân cấp và phân
công.
+ Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty để tổ chức thực hiện, triển khai các kế
hoạch của Công ty đối với nghiệp vụ Tài sản và Kỹ thuật.
- Bộ phận tổ chức hành chính tổng hợp:

+ Tổ chức thực hiện việc quản lý hành chính tổng hợp của cơng ty. Hướng dẫn và
hỗ trợ các chi nhánh về công tác tổ chức nhân sự theo chỉ đạo của Công ty.
+ Tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề liên quan đến cơng tác tổ chức hành
chính tổng hợp của cơng ty.
+ Phụ trách các vấn đề về trang thiết bị nhằm đảm bảo hoạt động của văn phòng
- Bộ phận kế tốn:
+ Quản lý tài chính của cơng ty, kế tốn thống kê hoạt động của cơng ty.
+ Tham mưu cho ban giám đốc về vấn đề tài chính của công ty. Thực hiện báo
cáo kết quả kinh doanh, để lãnh đạo đưa ra các phương hướng chỉ đạo cụ thể.

Nguyễn Văn Minh

4

Bảo hiểm 48A


 Hệ thống các chi nhánh
Ngoài 2 trung tâm đầu não là Trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và Hội
sở phía Bắc tại Hà Nội, GIC đã xây dựng cho mình một hệ thống mạng lưới rộng khắp
30 tỉnh thành trên cả nước với 12 chi nhánh, các văn phòng kinh doanh tại các trung
tâm kinh tế quan trọng, và nhiều phòng kinh doanh tại các tỉnh.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của GIC
Sau hơn một năm đi vào hoạt động, GIC đã dần ổn định, từng bước phát triển
và đạt được những kết quả đáng kể sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của GIC
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
4th năm 2006
2007

2008
Doanh thu phí
2,558
112,818
385,810
Phí giữ lại
2,558
55,014
201,10
BT thuộc trách nhiệm giữ lại
0,465
10,949
45,861
Lợi nhuận sau thuế
(3,647)
5,343
25,34
( Nguồn GIC )
Từ bảng biểu trên cho ta thấy:
- Năm 2006, do công ty mới được thành lập từ tháng 6, và chính thức đi vào hoạt
động tháng 8 nên các hoạt chưa đáng kể.
- Năm 2007, là năm đầu tiên GIC chính thức đi vào hoạt động, tuy nhiên GIC đã
tỏ ra là một doanh nghiệp có tiềm lực với doanh thu phí bảo hiểm đạt 112,818 tỷ.
Phí giữ lại đạt 55,024 tỷ đồng chiếm 48,77% doanh thu phí, đây là một tỷ lệ lớn
so với mặt bằng chung.
Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại của là 10,949 tỷ đồng chiếm 19,9% doanh
thu, tình hình bồi thường như vậy là tương đối tốt.
Sau hơn một năm hoạt động, lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế đạt 5,343 tỷ đồng,
tuy còn khiêm tốn nhưng con số này chúng tỏ khả năng phát triển của Cơng ty.
- Năm 2008, doanh thu phí cơng ty đạt 385,810 tỷ đồng, đạt 341,98% so với cùng

kỳ năm trước, trong đó doanh thu của EVN chiếm 5% tổng doanh thu.
Tổng số tiền bồi thường là 45,861 tỷ đồng, chiếm 22,8% doanh thu. Tình hình
bồi thường tồn cơng ty nhìn chung là tốt, tuy nhiên ở một số nghiệp vụ như Bảo hiểm
Hàng hóa, Xe cơ giới, Tai nạn con người có tỷ lệ bồi thường khá cao, trong đó bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển là 42% doanh thu phí đạt được.
Tổng chi phí quản lý là 65,196 tỷ đồng, chiếm 16,9% doanh thu. Chi phí quản lý
Cơng ty giảm về mặt tương đối so với năm trước là 7%, nguyên nhân chủ yếu theo đánh

Nguyễn Văn Minh

5

Bảo hiểm 48A


giá của Cơng ty là các chi nhánh đã có tiến bộ rất lớn về doanh thu so với năm trước nên
các khoản chi cố định đã giảm đi nhiều.
- Hiện nay, GIC là công ty thứ 5 cung cấp được loại hình bảo hiểm tàu biển,
và là cơng ty thứ 3 cung cấp đầy đủ các sản phẩm của bảo hiểm hàng không.
- Đặc biệt sản phẩm “Bảo hiểm tồn diện hộ gia đình” là sản phẩm riêng chỉ có
ở GIC. Đây là bảo hiểm hỗn hợp, tồn diện, vừa phù hợp với sự phát triển của thị
trường, vừa mang tính xã hội hóa cao, kết hợp với mạng lưới cán bộ nhân viên của
ngành điện. GIC đã đưa ra sản phẩm này nhằm bảo hiểm cho các hộ sử dụng điện trên
tồn quốc.
Thời gian triển khai chương trình Bảo hiểm hộ gia đình bắt đầu từ tháng 03 năm
2008 và tính đến hết năm 2008 doanh thu phí đạt được 430 triệu đồng. Chương trình
mang tính chất lâu dài nên thời gian đầu doanh thu còn thấp, chi phí triển khai cịn cao.

2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại GIC.

2.2.1 Công tác khai thác bảo hiểm
Công tác khai thác là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp, các công
ty, khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra lợi thế thương mại
cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống cịn của cơng ty. Doanh
nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ tài chính khơng có hoạt động sản xuất cho nên họ
chủ yếu tập trung vào khai thác thị trường. Nếu công ty khai thác tốt tức là bán được
nhiều hợp đồng bảo hiểm, mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm
lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Chính vì tính chất
quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các công ty bảo hiểm phải lập ra các chiến
lược khai thác. Công việc khai thác càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thị
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trước tình hình đó địi hỏi các cơng ty phải tổ
chức tốt khâu khai thác. Đối với Bảo Minh mục tiêu và cũng là thước đo hiệu quả của
khâu khai thác là xây dựng và phát triển một thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu ổn định lâu dài và tăng trưởng cao, để làm được điều đó cơng ty càn phải làm
được một số việc sau:
Vào đầu năm các nhân viên của phòng bảo hiểm hàng hải phải thu thập được
thông tin về kim ngạch xuất nhập khẩu như chủng loại hàng hố, số lượng hàng hố
của từng cơng ty xuất nhập khẩu, qua đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khai thác
và định mức thu phí trong năm cho các đối tượng. Đối với khách hàng mới thì các cán

Nguyễn Văn Minh

6

Bảo hiểm 48A


bộ phải tìm cách tiếp cận để tìm hiểu về ngành hàng, nhóm hàng, cách thức đóng gói
chất xếp, luồng vận chuyển. Các nhân viên phải tìm cách tiếp cận được với những
khách hàng này cho họ thấy sự hiện diện của công ty và giúp họ hiểu hơn về sản phẩm

mà cơng ty có thể cung cấp. Cụ thể Phịng hàng hải phải chuẩn bị tài liợ̀u chào phí
kèm theo điều kiện bảo hiểm, các báo cáo tài chính trong số năm gần đây để chứng
minh cho họ thấy vị thế cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua tư
vấn giúp đỡ các công ty xuất nhập khẩu lựa chọn các điều kiện bảo hiểm phù hợp.
Đối với khách hàng cũ, các khách hàng truyền thống, các nhân viên phải thuyết
phục được họ tiếp tục hợp đồng một cách tự nguyện. Lượng khách hàng truyền thống
này sẽ đảm bảo cho công ty một doanh thu ổn định. Một cơng ty bảo hiểm có lượng
khách hàng truyền thống chiếm tỉ lệ cao chứng tỏ chất lượng dịch vụ của cơng ty là rất
tốt và biểu phí phù hợp.
Trong q trình thực hiện kế hoạch, cơng ty Bảo Hiểm Toàn Cầu thường xuyên
cử nhân viên nhắc nhở khách hàng mua bảo hiểm theo đúng thời gian quy định, đồng
thời hướng dẫn họ mua bảo hiểm hết phần kim ngạch nhập về theo giá FOB, CIF và
phần kim ngạch xuất theo giá CIF. Mặt khác theo dõi số liệu về hàng hoá xuất nhập
khẩu của từng đơn vị và đối chiếu khối lượng khách hàng mua bảo hiểm, nếu tỷ lệ
hàng hoá được bảo hiểm so với kim ngạch mà thấp thì cơng ty cịn phải tìm ra lý do để
có sự điều chỉnh phù hợp. Tỷ lệ phí là mối quan tâm lớn của khách hàng. Đối với hàng
hoá xuất nhập khẩu giá trị rất lớn chỉ cần một tỷ lệ nhỏ trong phí cũng là một khoản
phí rất lớn. Vấn đề đặt ra cho phòng hàng hải là phải nắm vững cách thức tính phí, các
yếu tố cấu thành nên phí cũng như là đối tượng được bảo hiểm để tính mức phí phù
hợp nhất. Đến cuối năm phòng hàng hải tổng kết tập hợp số liệu để tính ra một số chỉ
tiêu hiệu quả khai thác, từ đó đề ra một chiến lược khai thác cho năm nghiệp vụ mới.
* Cấp đơn bảo hiểm:
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm, phòng hàng hải phải xem xét việc cấp
đơn theo trình tự sau:
a. Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro
- Đánh giá rủi ro:
+ Đây là bước nghiên cứu để dự kiến mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với lơ
hàng và tàu trong suốt hành trình.
+ Đối với tàu chở hàng, các cán bộ khai thác của công ty phải xem xét kỹ các
yếu tố sau:


Nguyễn Văn Minh

7

Bảo hiểm 48A


o Thứ nhất: quốc tịch của tàu và chủ tàu. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến
độ an tồn của hành trình. Chẳng hạn tàu có quốc tịch Đơng Âu thường xảy ra tổn thất
thấp hơn tàu của các vùng khác.
o Thứ hai: là nếu tàu được bảo hiểm thân tàu tại Bảo Minh thì kiểm tra xem
tổng giá trị của tàu và hàng có vượt quá phân cấp 11 triệu USD hay không ? Trường
hợp vượt quá sẽ thơng báo cho phịng tái bảo hiểm để thu xếp nhượng tái.
o Thứ ba: là khả năng tài chính của chủ tàu, nếu chủ tàu có khả năng tài
chính tốt thì ít xảy ra tranh chấp.
o Thứ tư: tuổi của tàu. Đối với tàu già, khả năng gây tổn thất sẽ tăng lên
thậm chí khơng đủ khả năng đi biển. Trong trường hợp này cần thu thêm phụ phí tàu
già. Nếu khách hàng nhập hàng theo giá CIF thì khai thác viên đề nghị khách hàng áp
đặt vấn đề của tàu và bảo lưu quyền địi lại phí tàu già trên hợp đồng mua bán. Đối v
ới hàng hoá bảo hiểm các nhân viên cần phải xem xét các vấn đề sau: Vấn đề thứ nhất
là loại hàng (bao gồm chủng loại, tính chất, nội tỳ hàng hố). Vấn đề thứ hai là phương
thức đóng gói, bao bì, chất xếp hàng hoá, phương thức vận chuyển, ký mã hiệu.
Đối với cảng đi, cảng đến: cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra tổn thất cho
hàng hố vì nó chứa đựng rất nhiều các yếu tố liên quan như người bán hàng, người
nhận hàng, tình trạng bốc xếp, tập quán của cảng. Qua việc nghiên cứu cảng đi, cảng
đến, nhân viên bảo hiểm biết được những rủi ro hàng hố nào có thể gặp đối với hành
trình, biết được lơ hàng có phải chuyển tải hay khơng và chuyển tải ở cảng nào. Từ đó
cơng ty sẽ có biện pháp cần thiết cũng như khuyến cáo với khách hàng nhằm ngăn
ngừa và hạn chế tổn thất.

Khả năng tài chính của khách hàng: khai thác viên ln phải theo sát q trình
thanh tốn phí của khách hàng để có thể phân biệt được loại khách hàng theo tiêu
chuẩn thanh tốn tốt hay xấu, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng dây
dưa nợ đọng phí.
- Kiểm tra chứng từ:
Trước hết cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lý của người yêu cầu bảo
hiểm, chỉ khi người được bảo hiểm khai rõ tất cả các đề nghị in sẵn thì giấy yêu cầu
bảo hiểm mới được coi là hợp lệ.
+ Đối với hàng mới nhập chỉ chấp nhận "báo sau" các đề mục liên quan đến
phương tiện vận chuyển như: tên tàu, ngày khởi hành, số hợp đồng vận chuyển với

Nguyễn Văn Minh

8

Bảo hiểm 48A


cam kết của khách hàng là tàu đủ khả năng đi biển. Đồng thời yêu cầu khách hàng
cung cấp đủ các chi tiết khi nhận được bộ chứng từ. Nếu khách hàng khai thiếu một
trong các đề mục cơ bản sau: Tên mặt hàng, giá trị bảo hiểm, tuyến hành trình, điều
kiện bảo hiểm thì các khai thác viên yêu cầu khách hàng phải bổ sung ngay.
+ Đối với hàng xuất: Bên cạnh giấy yêu cầu bảo hiểm khách hàng phải cung
cấp thêm một số tài liệu sau:
o Vận tải đơn
o Hố đơn thương mại
o Thư tín dụng (nếu việc thanh tốn mua bán bằng tín dụng)
Bên cạnh đó cán bộ cịn phải xem xét kỹ đặc điểm, tính chất hàng hố, phương
thức đóng gói, xếp hàng, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm mà khách hàng yêu cầu.
Nếu tàu chở nguyên chuyến một mặt hàng, công ty sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp

thêm tàu và bảng thông báo chi tiết tàu để tính thêm phụ phí.
b. Xem xét chấp nhận, từ chối bảo hiểm.
- Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ và khơng
thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ từ chối ngay bằng
cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường bưu điện kèm theo các tài
liệu giải thích cho khách hàng hiểu.
- Chấp nhận bảo hiểm: Sau khi kiểm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phân tích số
liệu thống kê, phân tích khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá rủi ro nếu thấy
đạt u cầu thì Cơng ty quyết định bảo hiểm, đồng thời thoả thuận thời gian giao kết
hợp đồng chính thức.
c. Cấp đơn bảo hiểm.
Khi đã đồng ý bảo hiểm, khai thác viên vào sổ cấp đơn, số đơn bảo hiểm được
lấy theo số thứ tự trong sổ. Tiếp theo tiến hành tính số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo
hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm theo một trong các giá trị: FOB,
CF, CIF và thêm vào đó tỷ lệ lãi ước tính.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
hiện đang được GIC áp dụng gồm: Bộ điều khoản ICC 01/01/1982 hay 01/11/1963
hoặc QTC-90. Tuy nhiên ICC 01/01/1982 là thông dụng nhất và đang được sử dụng ở
hầu hết các hợp đồng trong đó gồm có:

Nguyễn Văn Minh

9

Bảo hiểm 48A


- Điều khoản bảo hiểm hàng hoá (Institute Cargo Clauses), (A), (B), (C) ngày
01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm chiến tranh cho hàng hoá (Institute War Clauses)

01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm đình cơng cho hàng hố (Institute War Clauses)
01/01/1982.
Đối với một số hàng hoá đặc biệt như xăng dầu chở rời, thực phẩm đông lạnh,
thịt cá đông lạnh chỉ áp dụng các điều khoản tương ứng:
- Điều khoản bảo hiểm thực phẩm đông lạnh (A), (B), (C).
- Điều khoản bảo hiểm thịt đông lạnh.
Hiện nay chi nhánh đang áp dụng cách tính phí bảo hiểm như sau:
CF
CIF = 1  R

Bước 1: Tính số tiền bảo hiểm theo cơng thức
Trong đó:
C: giá trị hàng hố
F: cước phí vận tải
R: Tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng theo từng điều kiện bảo hiểm.
(R = R1 + R2 + …)
R1: Tỷ lệ gốc + Tỷ lệ phí theo luồng
R2: Tỷ lệ phụ phí khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm phụ như
bảo hiểm chiến tranh, đình cơng, truyền tải, tuyến.
Bước 2: Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền và giá trị bảo hiểm.
Igốc = Số tiền bảo hiểm * R
Với R = Rgốc + Rphụ
Trên thực tế, phí bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu được áp dụng với GIC với
cách tính như trên dao động khoảng từ 0,1 đến 0,3% tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở
giao hàng, điều kiện bảo hiểm, loại hàng bảo hiểm, tuyến hành trình, kỹ thuật chất xếp,
chèn lót, phương thức bao gói, cụ thể là:

Nguyễn Văn Minh


10

Bảo hiểm 48A


Nếu hàng hoá tham gia bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm càng rộng thì phí bảo
hiểm càng cao và ngược lại. Mặt khác, loại hàng hoá được bảo hiểm cũng là nhân tố
ảnh hưởng tới tỷ lệ phí chính, đối với những hàng hoá chịu tác động lớn của mơi
trường bên ngồi, khó bảo quản thì tỷ lệ bảo hiểm cao hơn.
Tỷ lệ phí chính cao hay thấp cịn phụ thuộc vào phương thức đóng gói, chất
xếp, chuyên chở hàng hố. Nếu hàng hố đóng trong container hoặc chở ngun
chuyến thì tỷ lệ phí thấp hơn hàng chở rời hoặc đóng thùng.
Đối với các tỷ lệ phụ phí: Phụ phí luồng thường dao động trong khoảng 0,02 0,03% tuỳ theo luồng vận tải (ví dụ luồng châu Âu là 0,02%, luồng châu Mỹ là
0,03%). Phụ phí chuyển tải thường chiếm 0,03% số tiền bảo hiểm (sở dĩ có tỷ lệ thu
phụ phí này vì trên thực tế đã có nhiều trường hợp tổn thất xảy ra tại cảng chuyển tải).
Phụ phí rủi ro chiến tranh, đình cơng hoặc được áp dụng theo tỷ lệ do Uỷ ban định phí
rủi ro chiến tranh công bố là 0,0275% ở khu vực khơng có chiến tranh, cịn với khu
vực đang có chiến tranh mà xác suất rủi ro xấp xỉ là 100% thì GIC có quyền từ chối
bảo hiểm.
- Trong trường hợp phát sinh phụ phí tàu già.
Itàu già = Số tiền bảo hiểm * Rtàu già
(Rtàu già : Tỷ lệ phụ phí tàu già)
Lúc này tổng phí bảo hiểm sẽ là:
I = Igốc + Itàu già
Tỷ lệ phụ phí tàu già mà GIC đang áp dụng là vào khoảng 0,125% - 0,375% tuỳ
theo nhóm tuổi tàu (căn cứ vào biểu phí tính thêm cho mỗi tàu già của hiệp hội bảo
hiểm London).
Việc xác định tỷ lệ phí khơng chỉ dựa vào kết quả của tính tốn, thống kê hay
các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được u cầu của tình hình
thực tế, chi nhánh cịn thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường,

khách hàng, nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý. Việc điều chỉnh này
khơng những đảm bảo được lợi ích kinh doanh của cơng ty mà cịn nâng cao ý
thức trách nhiệm cũng như hiệu suất công việc của cán bộ làm cơng tác bảo
hiểm hàng hố xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Mặt khác đảm bảo
quyền lợi cho khách hàng.
2.2.2 Công tác giám định và bồi thường tổn thất tại GIC

Nguyễn Văn Minh

11

Bảo hiểm 48A


Ngay khi nhận được thông báo tai nạn, tổn thất từ khách hàng qua bất cứ hình
thức nào, GIC phải cử ngay nhân viên thu thập thông tin ban đầu liên quan đến tổn
thất và mở số theo dõi tổn thất, sổ nhận khai báo tổn thất.
Sơ đồ 2: Quy trình giám định BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển

Nhận yêu cầu giám định

Thực hiện giám định

Thông báo kết quả giám định

Lập biên bản giám định và lập hồ sơ giám định

Thu phí giám định
2.2.2.1 Nhận yêu cầu giám định
- Khi phát hiện ra tổn thất, người được bảo hiểm phải gửi ngay giấy yêu cầu

giám định đến GIC, yêu cầu ban đầu có thể bằng điện thoại, fax nhưng sau đó phải bổ
xung giấy u cầu chính thức theo mẫu để lưu vào tập hồ sơ giám định. Đồng thời,
người yêu cầu giám định phải bổ xung đầy đủ các giấy tờ có liên quan cần thiết cho
GIC: Hợp đồng bảo hiểm, vận đơn, hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu đóng gói, hóa
đơn thương mại, biên bản giao nhận giữa chủ tàu và chủ hàng, và các chứng từ khác
liên quan chứng minh tổn thất nếu giám định viên yêu cầu.
Dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám
định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương
tiện vận chuyển…GIC cần phải xem xét tổn thất để đánh giá sơ bộ tổn thất có được
bảo hiểm hay khơng, có thuộc phạm vi trách nhiệm của GIC hay không?
- Nếu tổn thất không được bảo hiểm hoặc có thể khẳng định ngay khơng thuộc

Ngũn Văn Minh

12

Bảo hiểm 48A


trách nhiệm bảo hiểm thì phải trả lời ngay cho khách hàng, để khách hàng có biện
pháp thích hợp đối với hàng hóa của mình, tránh tổn thất hàng hóa phát sinh.
- Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm hoặc trách nhiệm bảo hiểm chưa xác
định được ngay hoặc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm chưa rõ ràng, GIC tiến hành các
công việc tiếp theo.
2.2.2.2 Tiến hành thực hiệm giám định
Việc tiến hành giám định có thể là do GIC tự tổ chức giám định (tự giám định) hay
thuê các công ty giám định chuyên nghiệp
Thuê giám định:
Việc GĐTT nếu như được thực hiện bởi các nhân viên của công ty bảo hiểm
chưa hẳn sẽ tạo ra hiệu quả cao. Bởi giám định hàng hóa tổn thất là một cơng việc rất

khó khăn địi hỏi các giám định viên phải có một trình độ chun mơn cao, có nhiều
kinh nghiệm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì có rất nhiều loại hàng hóa
với các đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó có thể xảy ra các loại tổn thất khác
nhau do các nguyên nhân khác nhau và việc xác định ra nguyên nhân, mức độ tổn thất
là rất khó khăn, phức tạp. Vì vậy việc thuê các giám định chuyên nghiệp là rất cần
thiết để nâng cao hiệu quả cơng tác giám định.
Ngồi ra, việc thuê một bên trung gian thực hiện giám định tạo ra sự khách quan
hợp lý đối với tất cả các bên có liên quan. Tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi
cịi” khi chính nhân viên bảo hiểm vừa là người giám định tổn thất, vừa là người bồi
thường, sẽ mất khách quan đối với người khiếu nại bồi thường.
Do đó, GIC cũng như các cơng ty bảo hiểm thường thuê các công ty giám định
chuyên nghiệp để giám định hàng hóa tổn thất. GIC làm việc với các Cơng ty giám
định chuyên nghiệp trong nước như VinaControl, Công ty giám định Đại Việt
(DavidControl), Công ty Giám định – thẩm định Kim An (KIMAN)… Ngồi ra, GIC
cịn hợp tác với nhiều công ty giám định chuyên nghiệp trên thế giới.
Khi có thơng báo tổn thất, GIC hoặc người nhận hàng gửi giấy yêu cầu giám
định đến đại lý giám định gần hiện trường nhất đến giám định. Các đại lý sẽ đến hiện
trường làm việc với các bên liên quan để tiến hành giám định. Kết quả giám định cùng
những giấy tờ liên quan được lập thành hồ sơ giám định gửi cho GIC và các bên có
liên quan.
Chi phí giám định được các đại lý tính tốn và gửi thơng báo thu phí kèm hồ sơ
giám định. Nếu tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của GIC, GIC phải chịu chi phí
giám định đó. Nếu tổn thất khơng thuộc phạm vi bảo hiểm của GIC, người yêu cầu

Nguyễn Văn Minh

13

Bảo hiểm 48A



giám định phải chịu chi phí này.
Trong một vụ tổn thất xảy, có thể liên quan đến nhiều bên, đặc biệt trong
những vụ đâm va, những sự việc liên quan đến trách nhiệm dân sự thường việc phân chia
trách nhiệm của các bên rất phức tạp, địi hỏi cơng tác giám định phức tạp chính xác.
Ngồi việc các cơng ty bảo hiểm thuê giám định thì hội P & I cử đại diện giám định của
mình đi giám định. Mọi kết quả đều phải dựa trên kết quả giám định của hội P & I.
Quỳ trình giám định được thực hiện như sau:
 Giám định viên cần phải phối hợp với các bên liên quan để thu thập thông tin,
xét nghiệm hiện trường một cách chính xác. Các giấy tờ có liên quan đến vụ giám
định tổn thất thường gồm:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Vận tải đơn ( B/L)
- Chi tiết đóng gói (P/L).
- Hóa đơn mua hàng (Invoice).
- Hợp đồng mua bán ( Sale Contract).
- Giấy chứng nhận phẩm chất.
- Biên bản hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ do tàu gây nên.
- Sơ đồ xếp hàng.
- Nhật ký hàng hải.
- Giấy chứng nhận kín chắc hầm tàu trước khi xếp hàng.
- Giấy chứng nhận vệ sinh hầm tàu trước khi xếp hàng.
- Giấy chứng nhận ôn độ.
Tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa tổn thất mà các giấy tờ có liên quan cần thiết
là khác nhau.
 Cơng tác giám định tại hiện trường
Giám định viên cùng đại diện của chủ tàu, chủ hàng đến nơi hàng tổn thất để tiến
hành giám định.
- Kiểm tra miệng hầm:
+ Xem xét tình trạng niêm chì, ký hiệu niêm chì, vị trí cặp chì.

+ Cách che đậy miệng hầm, tình trạng miệng hầm.
- Kiểm tra hàng trước khi dỡ hàng, xem xét tình trạng lớp hàng xếp mặt trên.
- Kiểm tra tình hình chèn lót, sắp xếp hàng, thơng gió, thiết bị của tàu và các yếu
tố có thể gây nên tổn thất.
Nếu thấy hàng ướt, phải xem ngay ống dẫn nước, dẫn dầu, đường thơng gió,

Ngũn Văn Minh

14

Bảo hiểm 48A


hàng lỏng xung quanh.
Nếu hàng bị rách vỡ, phải kiểm tra khả năng do dụng cụ xếp dỡ hàng xuống tàu,
cách chèn lót sắp xếp của tàu, bao bì đóng gói, khả năng va chạm của tàu.
- Giám định bên ngoài kiện hàng.
Giám định viên cần kiểm tra ký mã hiệu xem đúng trong hợp đồng hay không,
các ký hiệu đề phịng hạn chế tổn thất.
Bao bì: Vật liệu bao bì, cách thức đóng gói, dấu vết tổn thất của bao bì…
- Giám định bên trong kiện hàng.
Tùy thuộc tình trạng tổn thất loại hàng, số lượng tổn thất nhiều hay ít, đề nghị
tàu và người u cầu mở tồn bộ hoặc một số kiện hàng bên trong để xem xét:
+ Xem cách đóng gói bao bì, sắp xếp chèn hàng hóa.
+ Số lượng, khối lượng có trong mỗi kiện
+ Tình trạng tổn thất của hàng hóa
+ Các dấu vết biểu hiện hư hỏng, thiệt hại, các vật lạ và các hiện tượng khả nghi.
- Lấy mẫu và chụp ảnh:
+ Cần phải lấy mẫu để xét nghiệm và phân tích lý hóa để xác định được nguyên
nhân tổn thất, xác định giá trị hàng hóa có đủ phẩm chất hay không, hay để so sánh,

xác định mức độ tổn thất.
+ Khi điều kiện cho phép, Giám định viên nên chụp ảnh về hàng hóa. Tuy nhiên,
bắt buộc phải chụp ảnh khi: Chủ tàu không chịu ký vào biên bản giám định, lô hàng bị
tổn thất lớn, hay dùng lời không thể diễn tả được tình trạng và mức độ tổn thất.
- Xác định mức tổn thất, ghi rõ số lượng hàng bị hư hỏng, ước tính chi phí để
khắc phục, tỷ lệ giảm giá, giá trị còn lại của hàng hóa.
2.2.2.3 Lập biên bản giám định
- Khi giám định xong, Giám định viên phải ghi toàn bộ nội dung chi tiết của
cuộc giám định, kết quả giám định được lập thành biên bản giám định để khách hàng,
người bảo hiểm và các bên có kiên quan có cơ sở pháp lý phân bổ trách nhiệm, người
được bảo hiểm có cơ sở để khiếu nại giải quyết bồi thường.
- Biên bản giám định phải ghi rõ:
 Nguyên nhân, mức độ tổn thất
 Tình trạng sắp xếp, chèn lót thiết bị của tàu
 Số lượng kiện, số thứ tự kiện hàng bị tổn thất
 Tình trạng tổn thất và tổn thất của bao bì
Biên bản giám định phải được tiến hành tại hiện trường giám định và có chữ kỹ

Nguyễn Văn Minh

15

Bảo hiểm 48A


của các bên có liên quan xác nhận.
Ngồi ra, trong biên bản còn phân chia trách nhiệm giữa các bên nếu có.
- Nếu một bên khơng đồng ý kết quả giám định thì mời một trung gian Giám
định riêng độc lập.
- Nội dung của biên bản giám định yêu cầu phải đảm bảo yêu cầu: trung thực,

chính xác, rõ ràng, cụ thể, các số liệu ghi trong biên bản phải phù hợp với tổn thất
thực tế.
Biên bản được lập giám định được lập nên làm cơ sở cho việc giải quyết bồi
thường.
Đối với trường hợp thuê giám định, các công ty giám định chuyên nghiệp sau khi
lập biên bản giám định, tạo thành hồ sơ giám định gửi về cho GIC, và kèm theo thơng
báo thu phí GIC. Nếu chấp nhận, GIC thanh tốn phí giám định và tiến hành giải
quyết bồi thường.
Để rõ hơn về công việc này, chúng ta có thể đi xem xét cách giải quyết thực tế
một vụ tổn thất hàng hóa được bảo hiểm tại GIC:
Ví dụ minh họa:

2.2.2.4 Kết quả cơng tác giám định tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng
đường biển tại GIC năm 2007 - 2008
Bảng 2: Chi giám định và bồi thường tổn thất hàng hóa trong BHHHXNK vận
chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007 - 2008
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2007
2008

Chi GĐTT thuộc trách nhiệm
bảo hiểm
Số vụ

Chi phí

12
35


96
280

Số tiền bồi
thường

Tổng chi
bồi thường

1.390
4.630
( Nguồn GIC )
Năm 2007, do mới được thành lập nên công ty chưa nhận được nhiều hợp đồng
bảo hiểm, doanh thu phí cũng chưa cao, tổng chi bồi thường là 1.390 triệu đồng, trong
đó tổng chi giám định trong bồi thường là 240 triệu đồng chiếm 17,27% trong tổng chi
bồi thường.
Sau hơn hai năm hoạt động năm 2008, GIC đang dần khẳng định mình trong thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, các hợp đồng BHHHXNK tăng lên nhiều, và

Nguyễn Văn Minh

1.294
4.350

16

Bảo hiểm 48A


cùng theo đó các vụ tổn thất cũng tăng lên từ 13 vụ năm 2007 đến 33 vụ năm 2008.

Trong đó, số vụ tổn thất khơng thuộc trách nhiệm bảo hiểm của GIC là 5 vụ năm
2007, 8 vụ năm 2008 chi phí giám định cũng tăng lên 74 triệu đồng. Số vụ thuộc trách
nhiệm bồi thường của GIC tăng từ 8 vụ lên 25 vụ, chi phí mà GIC phải bỏ ra là 1.054
triệu đồng.
Như vậy, chi phí giám định bồi thường tăng lên là do:
Các hợp đồng GIC khai thác được năm 2008 tăng lên nhiều so với năm 2007.
Công tác giám định đã được chú trọng hơn, bởi công việc này giúp GIC phân
chia được trách nhiệm và quyền lợi các bên một các rõ rang. Điều đó góp phần đảm
bảo quyền lợi hợp lý cho khách hàng cũng như loại trừ những tổn thất không thuộc
trách nhiệm của GIC, giảm bớt thiệt hại cho cơng ty.
Ngồi ra, do các vụ tổn thất xảy ra phức tạp hơn nhiều, và xảy ra ở nước
ngồi do đó GIC thường phải thuê các đai lý giám định, và đó cũng chính là một
nguyên nhân làm tăng chi phí giám định bồi thường.

2.2.3

Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường tổn thất đối với bảo hiểm hh
xnk vận chuyển bằng đường biển tại GIC
2.2.3.1 Giải quyết khiếu nại bồi thường

Nguyễn Văn Minh

17

Bảo hiểm 48A


Sơ đồ 3: Quy trình giải quyết khiếu nại bồi thường
Thông báo tổn thất


Đánh giá sơ bộ tổn thất

Chỉ định giám định

Thu thập hồ sơ bồi thường

Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại

Kiểm tra sơ bộ hồ sơ chứng từ

Xét tiền bồi thường

Cơng việc sau bồi thường

Thanh tốn bồi thường

Địi tái bảo hiểm

Nguyễn Văn Minh

Bán cứu vớt tái sản

18

Đòi người thứ ba

Bảo hiểm 48A


2.2.3.2 Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường

Ngay sau khi việc giám định được tiến hành xong và đã có kết quả giám định,
nhân viên cơng ty phải u cầu khách hàng cung cấp hồ sơ khiếu nại.
Sau khi nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường , bồi thường viên cấp cho người khiếu
nại hồ sơ bồi thưòng. Và tiến hành những công việc sau:
1, Kiểm tra hồ sơ - bộ chứng từ:
- Bồi thuờng viên kiểm tra xem xét bộ chứng từ được cung cấp có thể hiện đầy
đủ nội dung cần thiết, các chứng từ có hợp pháp hợp lệ hay không, và phải được ghi
nhận lại.
- Xác minh phí
+ Trước tiên, bồi thường viên phải xác minh phí: Cơng ty chỉ xem xét khiếu nại
khi có xác minh phí bảo hiểm, trừ khi có thoả thuận bằng văn bản về vấn đề quyết định
thời hạn đóng phí. Mọi trường hợp chưa đóng phí vào thời điểm xảy ra tai nạn thì hợp
đồng chưa có hiệu lực tức là khiếu nại tổn thất thuộc hợp đồng đó khơng thuộc phạm
vi bồi thường bảo hiểm.
+ Sau đó cán bộ kế tốn xác nhận việc đóng phí, phải ghi rõ số hợp đồng, số tiền
đã đóng vào thời điểm khiếu nại.
+ Trường hợp có thoả thuận thời gian đóng phí thì phải sao văn bản đính kèm hồ
sơ khiếu nại.
2, Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại
- Xem xét tổn thất có thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm hay
không?
Vào thời điểm khiếu nại., người khiếu nại có quyền lợi bảo hiểm hay không?
Thông thường, người khiếu nại bồi thường là chủ hàng, và họ phải chứng minh quyền
sở hữu hợp pháp của hàng hóa, như hợp đồng mua bán, vận tải đơn, phiếu vận chuyển,
chứng từ xác nhận thanh toán tiền hàng, nếu làm hộ phải có giấy ủy quyền theo pháp
luật.
- Xem xét tổn thất có xảy ra trong thời hiệu của hợp đồng bảo hiểm khơng?
- Tổn thất có phải là những rủi ro loại trừ gây ra hay không?
- Tổn thất có vi phạm các thỏa thuận riêng của được quy định trong đơn bảo
hiểm khơng?

- Tổn thất có được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm hay không?
- Sau khi xác nhận được người khiếu nại có quyền lợi, tổn thất trong thời hiệu
bảo hiểm, không vi phạm các thoản thuận riêng và tổn thất không phải là do những rủi

Nguyễn Văn Minh

19

Bảo hiểm 48A


ro loại trừ gây ra thì lúc này cần kiểm tra xem tổn thất có được bảo hiểm theo điều
kiện bảo hiểm được thỏa thuận trong đơn bảo hiểm hay không?
- Trên cơ sở xem xét các điểm trên để đánh giá có hay khơng trách nhiệm bảo
hiểm đối với khiếu nại của người khiếu nại. Nếu có điểm chưa rõ ràng cần bổ xung
chứng từ để hoàn thiện chứng từ để làm sáng tỏ những điểm trong hồ sơ khiếu nại. Sau
đó tiến hành xét bồi thường

2.2.3.3 Xét số tiền bồi thường
Sau khi xem xét các bước trên, cùng với biên bản giám định tổn thất, bồi thường
viên tiến hành lập tờ trình bồi thường, và xét số tiền bảo hiểm và trình lãnh đạo duyệt.
Nếu khơng đồng ý bồi thường thì bồi thường viên phải gửi cơng văn để giải thích
rõ về việc từ chối bồi thường tổn thất mà người được bảo hiểm khiếu nại.
Sau khi lãnh đạo duyệt bồi thường, bồi thường viên lập Thông báo bồi thường tổn
thất cho khách hàng, khi khách hàng chấp nhận Thông báo tổn thất, cán bộ bồi thường
tiến hành thanh toán bồi thường.
2.2.3.4 Thanh toán bồi thường tổn thất.
Cán bộ bồi thường vào sổ theo dõi hồ sơ bồi thường và chuyển cho kế toán thực hiện
việc thanh toán bồi thường. Thời hạn thanh tốn của GIC trong thơng báo bồi thườn là
07 ngày kể từ khi có xác nhận bằng văn bản của khách hàng về số tiền bồi thường.

2.2.3.5 Cơng việc sau bồi thường
a, Địi nhà tái bảo hiểm
Đối với các trường hợp tổn thất thuộc trách nhiệm của nhà Tái bảo hiểm, cần
thông báo cho nhà tái để nhà tái bảo hiểm thực hiện bồi thường thuộc trách nhiệm.
Thông thường, Các nhà Tái đảm nhận việc bồi thường cho khách hàng tồn bộ,
sau đó, GIC sẽ chuyển số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của mình cho nhà Tái bảo
hiểm.
b, Đòi người thứ ba
Đối với những hồ sơ liên quan đến việc đòi người thứ ba: Sau khi thanh toán bồi
thường, bồi thường viên gửi 04 bản thông báo và thế nhiệm, tiến hành lập hồ sơ đòi
người thứ ba cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký trả lại 03 bản. Việc đòi người
thứ ba căn cứ vào trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra.
c, Bán cứu vớt
Tiến hành bán cứu vớt hàng hóa bị tổn thất thu hồi sau khi bồi thường 100% nếu
chưa được tiến hành trong quá trình giám định và xét bồi thường. Khi nhận thông báo
từ bỏ hàng, tùy từng trường hợp mà GIC có chấp nhận hay không. Nếu GIC chấp nhận

Nguyễn Văn Minh

20

Bảo hiểm 48A



×