Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH AOCC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.86 KB, 65 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là điều kiện không thể thiếu để một đơn vị được thành lập và tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn luôn được coi là yếu tố hàng đầu của mọi quá
trình sản xuất kinh doanh và là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của
Công ty. “Buôn tài không bằng dài vốn”, câu châm ngôn đã khẳng định vai trò của
vốn trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn theo đó là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý tài chính của Công ty. Trong cơ cấu vốn
của Công ty, nếu vốn cố định được ví như là xương cốt của một cơ thể sống thì vốn
lưu động được ví như là huyết mạch của cơ thể đó, cơ thể ở đây chính là Công ty,
bởi đặc điểm vận động tuần hoàn liên tục gắn liền với chu kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn được xem là hết
sức quan trọng đối với mỗi Công ty trong điều kiện cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt như hiện nay.
Công ty TNHH AOCC Việt Nam là một Công ty không nằm ngoài vòng xoáy
đó. Công ty có vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh. Công ty
đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc quan
tâm đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động được coi là một vấn đề thời sự đặt ra cho
các nhà quản trị Công ty.
Chính vì tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động nên trong khi thực tập tại công ty TNHH AOCC VI ỆT NAM em đã chọn đề
tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH AOCC
VIỆT NAM”
Kết cấu của bài : Ngoài lời mở đầu và lời kết, báo cáo gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH AOCC VIỆT NAM.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH AOCC VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH
AOCC VIỆT NAM.




2

Trong quá trình tìm hiểu, do những hạn chế về trình độ kinh nghiệm và thời gian
thực tập, bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy giáo, cô giáo nhằm giúp em hiểu sâu
hơn về đề tài mà mình đã lựa chọn.
Em xin chân thành cảm ơn THS Phạm Thị Thu Hòa đã tận tình giúp em hoàn
thành bài báo cáo này.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH AOCC VIỆT NAM
1.1.Quá trình ra đời và phát triển của công ty.
1.1.1.Lịch sử hình thành của công ty.
*Những thông tin chung.
-Tên công ty: công ty TNHH AOCC Việt Nam.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài :AOCC VIET NAM COMPANY
LIMITED.
-Mã số thuế : 0900276314
-Trụ sở chính: km 7, quốc lộ 39A Yên Mỹ, Hưng Yên
-Email:
-Hình thức pháp lý: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
-Quyết đinh thành lập công ty TNHH AOCC VIỆT NAM được thành lập theo
giấy chứng nhận đầu tư số 051043000012 chứng nhận lần đầu ngày 07 tháng 11
năm 2007 do UBND Hưng Yên cấp.
1.1.2.Quá trình xây dựng và phát triển của công ty TNHH AOCC Việt Nam.
Công ty TNHH AOCC VIỆT NAM là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài,

công ty có vốn điều lệ là 10.560 trệu đồng do chủ đầu tư góp bằng tiền mặt.
Đầu năm 2007 công ty TNHH AOCC VIỆT NAM bắt đầu đi vào hoạt động.
Tháng 11/2007 với 10990 m2 nhà xưởng trên diện tích đất 524 m2 đi thuê, 127 thiết
bị công nghệ và gần 1000 công nhân làm việc theo chế độ 2 ca nhiệm vụ chính là
gia công hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Đến năm 2009 công ty đã xây nhà xưởng từ 2 tầng thành 2 nhà 5 tầng, 1 nhà 3
tầng với tổng diện tích là 2910 m2, có trang bị thang máy, có nhà ăn tập thể, văn
phòng làm việc.
Tháng 5/2010 đến nay công ty TNHH AOCC Việt Nam đã áp dụng thống quản
lý ISO 9001_2000... Trên diện tích 3ha do UBND Hưng Yên cấp cho thuê này đang
hoạt động 2 xí nghiệp và 1 xí nghiệp dệt len, sử dụng 900 lao động sản xuất hàng
hóa, mở rộng thị trường Mỹ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.


4

Với công nghệ tiên tiến, với thiết bị hiện đại được nhập của YA, CHLB Đức,
Bỉ, Hàn Quốc… với lực lượng lao động và một đội nũ cán bộ có trình độ quản lý
kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh năng động có năng lực, cán bộ kỹ thuật chuyên
sâu có nhiều kinh nghiệm với đội ngũ công nhân lành nghề. Sản phẩm của công ty
đã đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, tạo hiệu quả lớn cho công ty. Sản phẩm sợi,
hàng dệt kim của công ty được xuất sang nhiều thị trường: nhật bản, Đài Loan, Mỹ,
Thái Lan, Hồng Koong.... Công ty có đại lý bán buôn, bán lẻ ở khắp cả nước đặc
biệt là các thành phố lớn : Hà Nội, Hải phòng, Đà Nãng, Hồ Chí Minh.
Hàng năm công ty sản xuất trên, trên 1,5 triệu sản phẩm quần áo. Ngoài ra công
ty còn sản xuất hàng nghìn tấn khăn các loại.
Công ty coi chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất
kinh doanh, luôn đặt ra cho mình mọi mực tiêu hàng đầu trong quá trình sản
Tuy mới thành lập được một thời gian ngắn nhưng với sự cố gắng của tập thể,
với những nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo, công ty luôn phải nắm bắt thị hiếu

của người tiêu dùng trong và ngoài nước để có những sự thay đổi phù hợp với nhu
cầu của khách hàng. Hiện nay sản phẩm của công ty đã chiến được lòng tin của
khách hàng trong nước và làm hài lòng được cả thị trường khó tính nhất như: Mỹ,
Nhật Bản. Bên cạnh đó, công ty còn đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm tốt, giá
cả phải chăng, và đồng thời cũng đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời nhu cầu
cho mọi đối tượng khách hàng về chủng loại, màu sắc, kích thước sản phẩm
*Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty TNHH AOCC Việt Nam chuyên sản xuất gia công hàng may mặc xuất
khẩu và tiêu thụ nội địa. Thông thường công ty tạm nhập nguyên vật liệu từ nước
ngoài, từ khách hàng để sử dụng cho việc sản xuất ra thành phẩm và tái xuất khẩu
lại ra nước ngoài cho khách hàng. Công ty sẽ nhận được tiền gia công và các khoản
chi phí phụ liệu như thùng, chỉ ,nút,.
Trong gia công, do định mức của khách hàng đã tính thêm khoản hao hụt trong
quá trình hoạt động sản xuất phải có, nên trong quá trình sản xuất công ty tiết kiệm
được vải, phụ liệu,. Số tiết kiệm được công ty có thể dùng để sản xuất thành phẩm


5

hoặc bán thẳng cho khách hàng.
Về sản xuất: Công ty gia công cho tất cả khách hàng trong và ngoài nước hoặc
có thể gia công hộ cho các công ty khác.
Về kinh doanh: Công ty có thể xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc nhận ủy thác từ
những đơn vị khác.
*Nhiệm vụ:
-Về sản xuất sản phâm xuất khẩu: công ty không ngừng tổ chức mở rộng sản
xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của xã hội. Tân dụng được lợi thế lao động rẻ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung và tỉnh
Hưng Yên nói riêng. Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và

ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu cảu khoa học kỹ thuật
của nước ngoài vào sản xuất, góp phần tích cực vào việc tổ chức sản xuất sản phẩm
Các sản phẩm sản xuất gia công chủ yếu: Áo sơ mi các loại; Áo Jacket, Gilê các
Veston, Manteau; Quần áo bảo hộ lao động; Quần áo trẻ em.
-Về mặt xã hội: Thực hiện lao động theo phân phối sản phẩm, đảm bảo công
bằng trong hoạt động sản xuất, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp
vụ của nhân viên.
-Đối với Nhà nước: Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng
lực sản xuất, tự bù đắp các chi phí, tự trang trãi vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với
Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ các khoản thuế cho
Nhà nước.
-Đối với môi trường và an ninh chính trị: Công ty luôn chú trọng đến vần đề bảo vệ
môi trường trong sản xuất kinh doanh xử lý tốt các thải đảm bảo nguồn nước sạch, tuyệt
đối chấp hành đúng quy định về phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy… Hoạt động
sản xuất trong khuôn khổ của pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ quản
lý của nhà nước quy định đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động và giữ gìn an ninh trật
tự.

*Thành tựu đạt được trong những năm qua.


6

Ngoài ra Công Ty TNHH AOCC Việt Nam luôn góp phần vào xây dựng sức
mạnh kinh tế của xã hội. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động kinh doanh, đảm bảo cuộc sống ổn định và ngày càng nâng cao cho cán bộ
công nhân viên. Công ty TNHH AOCC Việt Nam đã tham gia tích cực các hoạt
động xã hội:
- Đống góp quỹ từ thiện: mỗi đơn vị là 1 ngày lương của cán bộ công nhân
viên, số tiền trên 20.000.000 đồng.

- Ủng hộ các xã nghèo Định Hoá- Thái Nguyên: 2.860.000 đồng và 9 kiện
hàng hơn 1000 sản phẩm.
- Ủng hộ lũ lụt miền Trung: 10.000.000 đồng và 10 kiện hàng.
- Tham gia ủng hộ quỷ chăm sóc thiếu nhi và các trường trẻ em tàn tật trên
2.000.000 đồng.
- Trong công tác tuyển dụng ưu tiên tại địa phương diện chính sách, diện các
hộ nghèo, trong quá trình đào tạo có miển giãm học phí từng phần hoặc toàn phần.
- Khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức các đợt tham quan, nghỉ mát, hội thi tay nghề, biểu diển văn nghệ,
thời trang… tạo không khí tươi vui và thoải mái để có điều kiện phát triển tốt hơn
cho người lao động.
*Các hướng chiến lược của công ty TNHH AOCC Việt Nam.
Với chiến lược kinh doanh của công ty là:
-Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng và giá cả sản phẩm.
-Tăng cường hoạt động marketting, xây dựng và quảng bá thương hiệu của công
ty ngày một vững mạnh.
-Đầu tư mở rộng ra các thị trường lân cận
*Kế hoạch kinh doanh của công ty.
-Cơ chế thị trường đã mở ra ở nước ta đã dẫn đến việc ra đời các thanh phần
kinh tế do vậy tính cạnh tranh càng gay go đồng thời rủi do từng doanh nghiệp ngày
càng cao. Công ty đã nắm rõ được quy luật đào thải của thị trường nên rất thận
trọng trong mọi hoạt động kinh doanh mới cho từng thời kì.


7

-Giám đốc công ty đã không ngừng đào tạo cho mình đội ngũ cán bộ khai thác
thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để nắm rõ thị hiếu của người tiêu
dùng.
-Ngoài ra công ty còn có ý định kinh doanh thêm một số mặt hàng khác. Bên

cạnh đó công ty rất quan tâm đến khâu quảng cáo nhiều hơn nữa để mặt hàng của
công ty để được nhiều người biết đến.
Tóm lại với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nâng cao lợi nhuận. Công ty đã đề ra
hàng loạt phương hướng phát triển kinh doanh phù hợp với hiện thực và khả năng
hiện có của mình.
Ngoài ra công ty còn có chiến lược kinh doanh riêng của mình: Công ty định
hướng sẽ trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành may mặc tại Việt Nam. Tạo
dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hoá, mở rộng kênh
phân phối trong và ngoài nước. Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
Sứ mạng kinh doanh của công ty xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty
vững mạnh về mọi mặt tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tham
gia tích cực các hoạt động xã hội, góp phần ổn định đời sống của người lao động,
tạo sự gần gũi với cộng đồng. Để thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm.
1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Công ty TNHH AOCC Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập và
được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình. Để phù
hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả nhất. Công ty
TNHH AOCC Việt Nam đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình phân cấp từ trên
xuống dưới. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự chỉ
đạo của Tổng giám đốc thống nhất thông suốt từ trên xuống.


8

1.2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được biểu diễn dưới dạng sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.1.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH AOCC VIỆT NAM:

Giám đốc

công ty

Phó giám đốc
01

Phòng
SXKD

Phó giám đốc
02

Phòng tổ chức
hành chính

Phòng kế
toán

Phòng XNK

Các xí nghiệp trực
thuộc

( Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
* Đặt điểm tổ chức quản lý :
Công ty tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, đứng đầu công ty là ban
giám đốc công ty lãnh đạo trực tiếp đến từng xí nghiệp. Giúp việc cho ban giám đôc
có phòng ban chức năng.
+Ban giám đốc công ty gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc:
-


Giám đốc công ty là người phụ trách chung ,chịu trách nhiệm chỉ huy

toàn bộ hoạt động của công ty, phụ trách công tác đầu tư quy hoạch phát triển công
ty và công tác tổ chức.


9

-

Phó giám đốc 1: được giám đốc ủy quyền ký kết các văn bản hợp đồng

kinh tế và trực tiếp chỉ huy sản xuất kinh doanh bộ phận giày thể thao.
-

Phó giám đốc 2: được giám đốc ủy quyền ký kết các văn bản hợp đồng

kinh tế và trực tiếp chỉ huy bộ phận giày vaỉ.
+Các phòng ban chức năng: đây là khối nghiệp vụ của công ty gồm có 4 phòng
nghiệp vụ đảm nhận công tác điều hành và quản lý theo sự phân công chuyên
môn.Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng
ban như sau:
-Phòng tổ chức- hành chính- bảo vệ:
+ Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực công tác tổ chức, nhấn sự,
chế độ đối với người lao động, xếp lương và theo dõi diễn biến lương- tính lương,
tính thưởng cho cán bộ công nhân viên.
+Tham gia nghiên cứu sắp xếp,cải tiến bội máy quản lý phù hợp với điều kiện
hoạt độnh sản xuất kinh doanh của công ty,tham gia xây dựng kế hoạch lao
động,tiền lương trong hệ thống kế hoạt sản xuất - kỹ thuật- tài chính.
+Phụ trách công tác đào tạo tuyển dụng lao động, công tác phòng cháy chữa

cháy,bão lụt,quân sự,tự vệ,an toàn lao động, phụ trách công tác quản trị đời sống
tiếp khách.
- Phòng sản xuất kinh doanh:
+ Điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường, tiếp cận thị trường, xây dựng kế
hoạch sản phẩm sản xuất dài hạn,lập kế hoạch giá thành, dự toán chi phí sản xuất.
+ Tham gia đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, tổ chức thanh lý hợp đồng và
quản lý hợp đồng
+ Cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
+ Tổng hợp thống kê,báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo định
kỳ hoặc bất thường cho giám đốc.


10

- Phòng xuất nhập khẩu:
+ Theo dõi hàng nhập khẩu, xuất khẩu, lập các chứng từ, tiếp nhận hàng, xin
giấy phép xuất nhập khẩu.
+ Báo cáo kết quả xuất nhập khẩu cho giám đốc và cơ quan chức năng khác.
-Phòng kế toán- tài chính:
+Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động tài chính,hạch toán kế
toán, phân tích, xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ, định mức vốn lưu động vào
cân đối thu chi tài chính.
+Tham gia bảo vệ kế hoạch sản xuất,tài chính hàng năm trước cấp trên công
ty.
+Thiết lập các sổ sách kế toàn và chứng từ kế toán theo pháp định.
+Lập các báo cáo tài chính theo định kỳ.
Trước những khó khăn và thách thức của nền kinh tế thị trường, lãnh đạo Công
ty TNHH AOCC Việt Nam nhận thức rõ: khách hàng là người quyết định sự tồn tại
và phát triển của Công ty. Từ đó xác định mục tiêu chiến lược là hướng tới thoả

mãn và tạo lòng tin cho khách hàng ở mức tốt nhất. Điều này được thể hiện rõ
ràng thông qua Chính sách Chất lượng và mục tiêu hoạt động của Công ty. Chính
sách chất lượng của Công ty TNHH AOCC Việt Nam là: Luôn luôn cung cấp sản
phẩm dịch vụ đúng yêu cầu của khách hàng.
Công ty đảm bảo:
- Quyền lợi của khách hàng là quyền lợi của Công ty
- Duy trì và nâng cao hệ thống chất lượng theo ISO 9002 một cách có hiệu quả
trên cơ sở có sự tham gia cuả mọi người.
- Chính sách chất lượng trên được Tổng giám đốc Công ty chính thức công bố
bằng việc ban hành cuốn sổ tay Chất lượng của Công ty. Tiêu chuẩn chất lượng
ISO 9002:
Để thực hiện tốt công tác kế toán với đầy đủ các chức năng về thông tin kiểm tra
và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mô hình tổ chức hạch
toán kế toán được áp dụng là mô hình kế toán tập trung. Mọi công tác kế toán đều
tập trung ở phòng tài vụ, các phân xưởng chỉ có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp các số
liệu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đưa vào sản xuất, tính ngày công... và định kỳ
chuyển sốliệu đó cho phòng kế toán giúp việc xử lý thông tin một cách kịp thời
cũng như bộ máy kế toán gọn nhẹ.


11

1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 1.1.Kết quả kinh doanh của công ty TNHH AOCC VIỆT NAM trong 3 năm (từ năm 2010- 2012)
(Đvt: đồng)
chỉ tiêu
2010
Doanh thu bán hàng
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng

Doanh thu tài chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Lợi nhuận từ sản xuất kinh
doanh
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

năm
2011

chênh lệch
2012

13.724.979.071
22.249.326.250
-8.524.347.179
204.692.683
2.621.429.643
127.958.685
1.773.332.246

28.318.328.451
29.009.069.525
-690.741.074
36.849.554
3.007.133.169
221.054.987
0


82.009.843.759
65.787.253.028
16.222.590.731
77.070.724
11.539.546.515
187.034.395
7.268.730.255

-12.842.375.070
0
0

-3.882.079.676
0
0

-2.695.649.710
0
0

2011/2010
2012/2011
(+/_)
(%)
(+/_)
(%)
14.593.349.380 206,33 53.691.515.308
289,60
6.759.743.275 130,38 36.778.183.503

226,78
7.833.606.105
8,10 16.913.331.805
-2348,58
-167.843.129
18,00
40.221.170
209,15
385.703.526 114,71 8.532.413.346
383,74
93.096.302 172,75
-34.020.592
84,61
-1.773.332.246
0 7.268.730.255
8.960.295.394
0
0

30,23
0
0

1.186.429.966
69,44
0
0
0
0
(Nguồn : phòng kế toán)



12

Nhận xét:
Mức lợi nhuân sau thuế là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng
của doanh nghiệp, nói lên quy mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp.Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm hoạt động chính
tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua 3 năm kinh doanh, doanh nghiệp có tổng lợi nhuận trước thuế cao nhất vào
năm 2012 tuy vậy nhưng lợi nhuận vẫn ở mức âm. Do doanh thu năm 2012 tăng đột
biến gấp gần 3 lần so với năm 2011, doanh thu đạt mức 82.009.843.759 đồng, trong
khi dó doanh thu 2011 chỉ đạt 28.318.328.451 đồng tương ứng tăng 53.691.515.308
đồng về số tuyệt đối và 289,60 % về số tương đối. doanh thu năm 2011 tăng gấp 2 lần
so với năm 2010 tương ứng 14.593.349.380đồng về số tuyệt đối và 206,33 về số tương
đối. Doanh thu tăng chứng tỏ lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất tăng, doanh
nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, và trong năm 2012 do doanh nghiệp có trang bị
thêm một số thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động ủa doanh nghiệp: máy in, máy
vi tính…vì vậy cho nên chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng cũng tăng lên.
Chi phí quản lý doanh ngiệp năm 2012 là 11.539.546.515 đồng Trong khi năm
2010 chỉ có 2.621.429.643 đồng, tăng gấp 5 lần.
Chi phí bán hàng giảm rõ rệt trong 3 năm qua, năm 2010 chi phí bán hàng
là..nhưng đến năm 2011 chi phí bán hàng là giảm -1.773.332.246 Đồng..trong đó chi
phí bán hàng năm 2011 là 0 đồng chứng tỏ năm 2011 doanh nghiệp ko bán sản phẩm
hàng hóa mà chỉ nhân gia công hàng hóa. Nhưng năm 2012 chi phí bán hàng tăng
mạnh đtạ mức 7.268.730.255 đồng. Tuy vậy lợi nhuân 3 năm vẫn âm, lợi nhuận năm
2010 đạt -12.842.375.070 đồng, năm 2011 đạt -3.882.079.676 đồng, năm 2012 đạt
-2.695.649.710 đồng.
Lợi nhuân đang có chiều hướng đi lên tăng dần trong 3 năm, chứng tỏ nhờ cơ cáu
tổ chứ sản xuất tốt, áp dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất cùng đội ngũ nhan viên

trình độ cao, làm việc đúng chuyên môn đang từng bước đưa công ty đi lên.


13

1.4.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty.
1.4.1.Đặc điểm sản phẩm, thị trường.
*Đặc điểm sản phẩm của công ty.
Công ty TNHH AOCC Việt Nam là doanh nghiệp chuyên may gia công và xuất
khẩu hàng may mặc, sản phẩm của công ty là quần áo may sẵn các loại phục vụ cho
nhu cầu may mặc của người tiêu dung. Sản phẩm của công ty đáp ứng yêu cầu rất cao
và hợp thời trang, sản phẩm của công ty luôn thay đổi theo mốt, theo thời vụ, thời tiết
khí hậu và theo thời điểm vào dịp lễ hội. Trong tất cả các loại sản phẩm thì công ty
chọn cho mình một dố sản phẩm thiết yếu như : sowmi, jacket…
Sản phẩm của công ty TNHH AOCC Việt Nam bao gồm 2 loại: sản phẩm xuất
khẩu và sản phẩm tiêu dung nội địa.
Sản phẩm xuất khẩu chiếm mọt tỷ trọng khá lớn (70%) trong sản lượng sản xuất
của công ty. Nhưng sản phẩm lại mang tên của các hàng nổi tiếng khác như: kaneta..vi
chúng ta chỉ may gia công. Trong tương lai công ty TNHH AOCC Việt Namddeef ra
quyết tâm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng tỷ lệ mua đứt bán đoạn. Tiền
công áo sơ mi của công ty TNHH AOCC Việt Nam khá cao trong nước, tiền công may
áo là 1,2 USD . Áo của công ty phải dùng nguyên vật liệu nhập ngoại từ các nước như
Hàn Quốc, Indonexia…
Sản phẩm tiêu thụ nội địa chiếm một tỷ trọng rất nhỏ ngoài các sản phẩm chính như
áo sowmi các loại, áo khoác các loại còn có các sản phẩm đa dạng khác và phong phú
về kiểu dáng mẫu mã phục vụ nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng..
Tuy nhiên hiện nay tiền công áo sơmi còn rất cao, do đó giá bán phục vụ người tiêu
dùng tương đối đắt. Hiện nay sản phẩm của công ty mới chỉ đáp ứng và phục vụ khách
hàng thuộc tầng lớp trung thượng lưu, chưa có loại hàng đặc biệt cao cấp.
Có thể thấy sự đa dạng về chủng loại mặt hàng của công ty như sau:

- Sản phẩm xuất khẩu: sơ mi kaneta, sơ mi chemo caola. Sơ mi Mang Haram, sơ mi
Hanjoo, sơ mi Primo, sơ mi Tomen, sơ mi Đức, jacket Sunkyong, jacket Woobo,
jacket Pan Paci


14

*.Đặt điểm tiêu thụ và thi trường tiêu thụ:
*Các khách hàng chính của công ty
Khách hàng của công ty thường là các hãng nước ngoài kinh doanh hàng may
mặc. Có một số khách hàng thường xuyên của công ty như: YOUNG SHIN, ITOCHU,
HADONG, LEISURE, FLEXCON...và hiện nay có thêm một số khách hàng mới như:
NEPAL, ENTER, THALOGA, AMEREX...Trong đó khách hàng chủ yếu tiêu thụ sản
phẩm nhiều nhất của công ty là hãng ITOCHU và HADONG với số lượng tiêu thụ trên
1 triệu sản phẩm một năm. Nhìn vào bảng số lượng tiêu thụ ta thấy các hãng chủ yếu
này tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng ít đi. Vì vậy công ty cần có những chiến
lược cụ thể để thu hút thêm nhiều khách hàng mới và kích thích các hãng quen thuộc
tăng sức mua lên.


15

Bảng 1.2: Lượng tiêu thụ sản phẩm của các khách hàng chủ yếu của công ty
Stt

Các khách hàng chính

Số lượng tiêu thụ (sản phẩm )
Năm 2010


1

WOOSUNG

2

YOUNG SHIN

3

Năm 2011

Năm 2012

22.018

33.452

124.490

80.623

145.611

WOOBO

48.727

59.682


42.947

4

LEISURE

173.300

143.449

109.991

5

CANADA

4.175

12.950

6

GARNET

16.626

76.790

14.451


7

ITOCHU

2.674.465

2.524.844

1.864.763

8

HADONG

1.978.591

1.888.892

1.494.358

9

SUHO

4.681

930

10


SK GLOBAL

51.217

71.803

11

C MARTEX

39.775

46.515

12

FLEXCOM

37.383

6.778

13

TÂMDƯƠNG

13.000

61.796


14

ĐƯC MINH

98.448

15

ENTER B

37.833

16

THALOGA

17

CHTRADING

18

AMEREX

19

PHU HAN

20


NEPAL

21

ONGOOD

22

MITSUI

23

PARK'S

24

FOYANG

931

25

ERATEX

149.415

26

IRAN


35.863

6.436
55.887
340.452
268

46.869

22.056
1.409
13.176

29.129

45.145

36.858
79.432

1019
602
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)


16

*Các thị trường chủ yếu của công ty
Công ty TNHH OACC VIỆT NAM may gia công cho khách hàng nước ngoài. Bên
cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài Công ty cũng đẩy mạnh hình thức mua

nguyên liệu bán thành phẩm (bán FOB) để tăng dần tính chủ động trong sản xuất kinh
doanh và thu về lợi nhuận hơn. Vì hình thức bán FOB sẽ đem lại cho công ty doanh
thu cao hơn rất nhiều so với hình thức gia công. Các thị trường chủ yếu của công ty
trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3: Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH AOCC VIỆT NAM
(Đơn vị : sản phẩm)
Trị giá sản phẩm
Năm 2010
Stt
1

Các thị trường
CH Pháp

2

Đan Mạch

3

Gia công

Năm 2011

FOB

Gia công

Năm 2012


FOB

Gia công

FOB

276.797

699.342

633.670

1.163.223

5.310

24.426

29.643

136.357

124.088

572.173

Hà Lan

115.391


534.822

132.287

708.157

193.840

1.483.481

4

Anh

354.118

2.183.997

155.897

1.482.000

139.755

1.397.550

5

EC


69.241

318.506

152.602

722.649

6

CHLB Nga

306.215

306.215

468.833

468.833

7

Nhật

423.293

2.166.630

449.335


2.291.585

317.458

1.659.690

8

Hàn Quốc

162.204

619.420

74.856

195.630

352.519

829.168

9

Canada

89.404

894.040


70.081

645.109

230.978

1.484378

10

Đài Loan

172.804

864.020

145.130

722.723

12.193

107.636

11

Thuỵ Điển

45.382


453.820

38.009

380.090

32.803

299.755

12

Tây Ban Nha

548.802

1.071.521

329506

957.335

138.941

684.429

13

CHLB Đức


1.358.617

6.405.852

1.227.493

6.403.316

1.123.068

3.752.174

14

Argentina

3.601

31.301

15

Nauy

3.609

36.090

16


Singapo

21.191

211.910

9.835

98.350

17

Mexico

14.483

28.190

6.059

44.332

18

Ý

26.134

132.891


19

Iran

20

Thị trường
khác

232.658

1704820

16.819

16.819

11.820

11.820

139.283

958.379

95.630

609.752

(Nguồn:Phòng XNK)



17

Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường truyền thống của công ty trong những năm
qua là: CHLB Đức, Đài Loan, Nhật, Canada, Hà Lan,Anh, Pháp...Trong đó Đức là thị
trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị gia công. Tuy nhiên hiện nay có một
số thị trường đang có xu hướng giảm lượng tiêu thụ sản phẩm xuống như: CHLB Đức,
Tây Ban Nha, Thuỵ Điển...ngược lại một số thị trường khác đang có xu hướng tiêu thụ
tăng lên. Năm 2012 công ty có thêm một số thị trường mới như Argentina, Nauy, ý.
Qua những cố gắng của Công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
trong mấy năm qua Công ty đã đạt được một số thành tựu sau:
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang được mở rộng. Mặc dù Công ty
đã mất đi một số thị trường như: Phần Lan, úc, Mỹ...nhưng năm 2012 Công ty cũng
xuất hiện thêm một số thị tường mới như: ý, argentina, Nauy
+ Tốc độ doanh thu ngày càng tăng. Trong đó doanh thu từ việc bán hàng trực tiếp
(bán FOB) tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty đã chuyển dần từ
hình thức gia công sang hình thức bán FOB để thu được lợi nhuận cao hơn
+ Khách hàng của Công ty ngày càng tăng
+ Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng: để đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng Công ty đã nghiên cứu tìm hiểu nhiều mẫu mã phong phú để thu
hút khách hàng .
+ Chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao và hiện đại dần, đem lại uy tín cho
Công ty thể hiện qua số hợp đồng kinh tế ngày càng tăng
+ Công ty đã bước đầu sử dụng phụ liệu trong nước như: chỉ may, bao bì sản
phẩm... nhằm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty, tăng chủ động trong việc giải quyết
các yếu tố đầu vào...
Tuy nhiên vẫn còn 1 số hạn chế
+ Mẫu mốt của Công ty chưa đa dạng, hầu hết là làm theo mẫu mốt của khách hàng
hoặc thiết kế theo yêu cầu của khách hàng

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm bán theo giá FOB còn ít và khối lượng tiêu thụ còn
nhỏ, mà trong khi đó sản phẩm bán theo giá FOB thường lợi gấp 5 đến 7 lần giá gia
công


18

+ Số lượng tiêu thụ không ổn định trên thị trường. Có năm tăng rất cao, nhưng có
năm lại giảm xuống rất thấp, lý do là phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng
+ Nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm bán FOB còn thiếu
+ Thị trường trong nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức, doanh thu từ thị
trường nội địa chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của Công ty.
1.4.2.Đặc điểm kỹ thuật công nghệ
Sơ đồ tổng quát quá trình công nghệ sản xuất quần áo trong may công nghiệp:
Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất quần áo( QTSXQA ) trong may công
nghiệp. Qua sơ đồ cho thấy QTSXQA trong may công nghiệp được chia thành 2 quá
trình:
- Quá trình chuẩn bị sản xuất( QTCBSX ).
- Quá trình sản xuất chính( QTSXC ).
- QTCBSX : Làm nhiệm vụ tính toán cân đối, chuẩn bị tất cả các điều kiện
về vật tư, chuẩn bị về kỹ thuật( thiết kế các loại mẩu, lập quy trình công nghệ ) làm
cơ sở cho QTSXC .
- QTSXC : Là tổ chức thực hiện, bám sát tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chỉ tiêu,
định mức kinh tế- kỹ thuật, xây dựng các phương pháp công nghệ để tổ chức sản
xuất ở các công đoạn nhằm mục đích đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng thời
hạn giao hàng của mỗi loại sản phẩm.
Quy trình này được áp dụng ở tất cả các cơ sở sản xuất hàng may mặc. Quy mô
lớn hay nhỏ của mỗi cơ sở phụ thuộc vào công tác tổ chức của cơ sở đó.
Ta thấy quá trình chế biến từ vải thành sản phẩm cuối cùng được tổ chức sản
xuất qua 5 công đoạn:

1. Chuẩn bị vật tư, nguyên phụ liệu tại kho nguyên liệu( CBVL).
2. Chuẩn bị về kỹ thuật, nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng sự án công nghệ
(CBKT ).
3. Công đoạn cắt.
4. Công đoạn may.


19

5. Công đoạn hoàn thành.
Năm công đoạn này liên kết mật thiết với nhau như một dây chuyền lớn.Năng suất
và chất lượng của mỗi công đoạn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. QTCNSXQA
trong may công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Nó bao quát toàn bộ bước công việc cơ bản từ khi nguyên vật liệu vào kho đến
khi sản phẩm được xuất xưởng. Nó thể hiện được mối liên quan mật thiết của các
bước công việc với nhau và với tổng thể của quá trình sản xuất.
- Qua quá trình sản xuất người sản xuất biết được vị trí mình đang tham gia trong
dây chuyền và ảnh hưởng của họ đến năng suất và chất lượng sản phẩm nói chung đến
của toàn đơn vị sản phẩm và tự phấn đấu đến hoàn thành tốt công việc của mình.
- Căn cứ vào quy định để tính toán lập luận chứng kinh tế- kỷ thuật, xây dựng
một cơ sở sản xuất hàng may mặc. Đồng thời để thiết lập mô hình tổ chức sản xuất
hàng may mặc( dạng công ty, xí nghiệp, phân xưởng, tổ hợp…) và thể hiện được mối
quan hệ mật thiết, hửu cơ, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, nhịp
nhàng


20

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổng quát quy trình công nghệ sản xuất quần áo trong may
công nghiệp của công ty TNHH AOCC VIỆT NAM.


Nguyên Liệu
Phụ
Khách
hàngcung
cấp

Lập kế hoạch
sản xuất

Tài liệu TK,SP
mẫu

Công ty
mua

Lệnh sản xuất

Chuẩn bị sản
xuất

Nguồn lực

Thiết
bị sản
xuất

Nhân
lực


Kiểm
Các xí
nghiệp may
Cắt:

Thêu

Kiểm

Kiểm
:tra
May

Kiểm

Xử lí sản
phẩm
không phù
hợp theo
quy trình
4.13/01

Là cấp ,bao
gói
Kiểm
Kho
Xuất hàng

Hành động
khắc phục

phòng ngừa
quy trình

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)


21

*. Nhiệm vụ của mỗi công đoạn sản xuất trong may công nghiệp.
-Công đoạn chuẩn bị vật tư, nguyên phụ liệu: Được tiến hành tại kho nguyên
phụ liệu.Trách nhiệm của phòng CBSX là tiếp nhận nguyên phụ liệu từ các nguồn
hàng gia công, từ phía khách hàng, từ nơi đặt mua… Nhân viên phòng CBSX mở hàng
kiểm đếm 100%, so sánh số lượng, kiểm tra chất lượng, màu sắc của nguyên phụ liệu
theo quy trình hướng dẫn của Kỹ thuật. Cung cấp mẫu nguyên phụ liệu mới về cho
phòng Kỹ thuật, báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng và số lượng cho các phòng có
liên quan.Tiến hành phân loại và bảo quản và cấp phát để sản xuất các mặt hàng may
mặc đạt năng suất cao đãm bảo chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu và hạ giá thành sản
phẩm.
-Công đoạn chuẩn bị kỹ thuật: Chuẩn bị kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết
định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các công đoạn sản xuất chính cũng
như của toàn bộ cơ sở. Bởi vì chuẩn bị kỹ thuật là toàn bộ khâu thử nghiệm có vận
dụng kinh nghiệm thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất để thiết lập toàn bộ văn
bản về kỹ thuật, các phương pháp công nghệ cho các công đoạn của quá trình sản xuất
chính, làm cơ sở đạt năng suất cao, đãm bảo chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm
nguyên liệu và phụ liệu.
Công việc cụ thể:
+ Thiết kế các loại mẩu phục vụ cho công đoạn cắt, may.
+ Xây dựng phương pháp công nghệ, quy trình tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật
làm cơ sở cho công đoạn cắt, may, hoàn thành.
+ Thiết kế dây chuyền sản xuất cho công đoạn may với mã hàng mới.

+ Xây dựng định mức lao động, định mức tiêu hao vải, nguyên phụ liệu.
-Công đoạn cắt: Công đoạn cắt có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm
cho công đoạn may vì vậy năng suất và chất lượng công đoạn cắt ảnh hưởng trực tíêp
đến năng suất chất lượng thành phẩm, đồng thời đống vai trò quan trọng trong việc
tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm.
Trong công nghiệp để cắt các bán thành phẩm ta sử dụng các loại máy cắt để cắt
các đường chi tiết của sản phẩm theo những đường đã được sang dấu từ sơ đồ cắt lên


22

lá mặt của bàn vải, hoặc cắt theo sơ đồ giác mẩu được vẽ trên máy hệ Accumark, sao
cho các chi tiết của sản phẩm phải đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật và được cấp
phát kịp thời cho công đoạn may. Vì vậy trong quá trình cắt phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
+ Bám sát quy trình công nghệ sản xuất.
+ Khâu kiểm tra chất lượng phải được tiến hành sau mỗi bước công việc bằng
cách tự kiểm tra và cán bộ kỹ thuật kiểm tra.
+ Các bán thành phẩm phải được cắt chính xác đảm bảo kỹ thuật.
+ Quản lý tốt đầu vào ở quá trình trải vải và thu hồi đầu tấm để tránh lãng phí
nguyên liệu.
-Công đoạn may: Đây là công đoạn chiếm khối lượng công việc lớn nhất trong
quá trình phân công sản phẩm từ 75-80% vì vậy nó quyết định năng suất chất lượng
của toàn bộ cơ sở mỗi khi đưa vào sản xuất một mã hàng mới. Công đoạn này có thể
coi như một đơn vị thi công bản thiết kế dây chuyền may do mỗi loại mặt hàng nghĩa
là tổ chức sản xuất (TCSX) bằng cách bố trí thiết bị công cụ trên một diện tích nhà
xưởng nhất định, phân công lao động cụ thể, điều hành và giám sát quá trình sản xuất
đồng thời có thể TCSX khi bản thiết kế dây chuyền chưa hợp lý để đảm bảo quá trình
sản xuất nhịp nhàng.
1. Quá trình gia công một sản phẩm may mặc có thể phân tích nhỏ thành nhiều

nguyên công vì vậy nó có tổ chức sản xuất theo dây chuyền rõ rệt nhất, xác định được
thời gian trung bình của dây chuyền và phần lớn các nguyên công có thể gia công
cùng lúc.
2. Có thể phân công lao động chuyên môn hoá hẹp đến mức các nguyên công,
nghĩa là: một lao động có thể chỉ thực hiện một nguyên công cũng có thể thực hiện
một số nguyên công.
-Công đoạn hoàn thành sản phẩm: Công đoạn hoàn thành sản phẩm là khôi phục
lại chất lượng sản phẩm sau khi đã qua sản xuất các khâu trước đó( phục hồi lại chất
lượng mặt vải, chất lượng đường may). Đồng thời trang trí, gấp, đóng gói, đạt tiêu
chuẩn, thuận tiện cho việc trưng bày sản phẩm bảo đảm dể kiểm tra số lượng và chất
lượng sản phẩm cuối cùng, giử gìn bảo quản xuất nhập hàng hoá thuận tiện.


23

1.4.3.Tình hình lao động tiền lương.
*Tình hình lao động
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động từ năm 2011-2012 của công ty TNHH AOCC Việt Nam.
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu

số
lượng

(%)

Số
lượng

1. Tổng số lao động


900

2. Cơ cấu theo tính chất lao động

900

100

950

lao động trực tiếp

815

90.56

lao động gián tiếp

85

(%)

(%)

50

105.56

100


50

105.56

865

91.05

50

106.13

9.44

85

8.95

0

100.00

900

100

950

100


50

105.56

Trình độ đại học và trên đại học

40

4.44

14

1.47

-26

35.00

Trình độ cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp

13

1.44

16

1.68


3

123.08

Lao động phổ thông

837

93.00

920

96.84

83

109.92

4. Cơ cấu theo độ tuổi

900

100

950

100

50


105.56

từ 18-30 tuổi

520

57.78

550

57.89

30

105.77

từ 31-45 tuổi

300

33.33

325

34.21

25

108.33


từ 46-60 tuổi

70

7.78

75

7.89

5

107.14

900

100

950

100

50

105.56

86

9.56


95

10.00

9

110.47

3. Cơ cấu theo trình độ

5.Cơ cấu theo giới tính
Nam
Nữ

814

950

(+/-)

90.44
855
90.00
41
105.04
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)


24


Nhận xét:
Qua số liệu trên ta thấy số lượng lao động của công ty qua 3 năm đều tăng lên: tổng
số lao động năm 2012 tăng 5.56% so năm 2011. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo giới
thay đổi rõ rệt. Trong đó, số lượng lao động nữ chiếm đa số, năm 2011 tỷ lệ lao động
nữ là 90.44%, năm 2012 là 90%. Đặc điểm này là do công ty kinh doanh đặc thù đòi
hỏi lao động nữ là chủ yếu, điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý lao động nữ
nói chung. Nhưng cơ cấu lo động này cũng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất
của công ty trong trường hợp đồng loạt các lao động nữ nghỉ chế đôh thai sản như sinh
con…Đòi hỏi công ty phải có chính sách hợp lý để khắc phục đặc thù lao động trên
của mình.
Ngoài ra số lao động có trình độ đại học của công ty là rất ít, năm 2012 giảm 26
người so với năm 2011, tuy nhiên tỷ lệ ổn đinh qua các năm khoảng 2% đến 5%.
Trong xu thế phát triển hội nhập cạnh tranh gay gắt việc tăng cường lao động có trình
độ ngày càng trở nên cần thiết. Số lo động cao đẳng, trung cấp tương đối thấp năm
2012 tăng 3 người so với năm 2011 do đó tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trung cấp
tăng 1.44% lên 1.68%. Tỷ lệ này cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với xu thế thời đại
và sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Số lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của công ty, điều
này cũng dễ dàng giải thích là do đặc thù sản phẩm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
công ty. Nếu xét tỷ lệ lao động phổ thông qua các năm tỷ lệ này cũng có tăng. Sự biến
động của tổng số lao động trong công ty chủ yếu là do số lượng lao động trực tiếp qua
2 năm đều tăng lên, năm 2012 tăng 50 người so với năm 2011. Số lượng lao động gián
tiếp qua 2 năm tương đối ổn định, không thay đổi.
Như vậy bộ máy quản lý của công ty đã được tinh gọn nhẹ nhàng góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả về mặt quản lý. Số lượng lao động trực
tiếp của công ty qua các năm chiếm tới hơn 90% đây là đặc điểm nổi bật do hoạt động
chủ yếu của công ty là sản xuất.
*Tình hình tiền lương.



25

-Trả lương theo sản phẩm : đây là hình thức mà tiền lương nhận được của mỗi
người được tính theo sản lượng thực tế hoàn thành nhân với đơn giá của mỗi hàng.
Hệ số lương = Hệ số xét thưởng * Hệ số thưởng * Lương sản phẩm
Hệ số thưởng = Quỹ lương hệ số / quỹ lương sản phẩm những người được hưởng.
-Trả lương theo thời gian.
Lương theo thời gian cố đinh chủ yếu áp dụng ở các bộ phận không thể định mức
một cách chặt chẽ và chính xác được nếu trả theo sản phẩm sẽ không đem lại hiệu quả
thiết thực.
+Đối vơi lao động trực tiếp sản xuất.
Lương thời gian= Hệ số bình quân *ngày công thực tế * tiền lương ngày.
Hệ số bình quân =(Hệ số chuyên mô + Hệ số trách nhiệm, công tác quản lý + Hệ số
thời gian và sức khỏe)/3
+Đối với lao động gián tiếp.
Lương thời gian= Hệ số cấp bậc * Lương thời gian theo mức quy định * ngày công
1.4.4.Tình hình quản lý chất lượng.
Sảnphẩm của công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000
Tiêu chuẩn EN 14682: 2004 về dây luồn trên quần áo trẻ em, áp dụng cho tất cả
quần áo trẻ em dưới 14 tuổi nhằm giảm rủi ro tai nạn do dây luồn trên quần áo trẻ em
gây ra (nghẹt cổ, một số việc gây chết người khi vận động)
Các sản phẩm của công ty đều đảm bảo yêu cầu về thiết kế, sản xuất và không gây
tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Sản phẩm không sử dụng các chất độc hại
như thuốc nhuộm, hoặc chất gây dị ứng…
Công ty luôn duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng có hiệu quả, kiểm tra giám
sát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất để sản phẩm đáp ứng
tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. Chính vì vậy sản phẩm của công ty trong những năm
gần đây luôn được người tiêu dùng trong và ngoài nước bình chọn là sản phẩm có chất
lượng cao… và được tặng thưởng nhiều bằng khen, giất chứng nhận về chất lượng sản
phẩm.



×