Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Quy trình khai thác 1 lô hàng nhập khẩu phụ kiện may mặc tại kho CFS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.02 KB, 31 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước đang chuyển mình cùng với thời đại, trong quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương
mại quốc tế việc phát triển hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ở mỗi nước có một ý
nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng hoá ở của nước đó
trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập
khẩu với các nước khác trên thế giới, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển
nhịp nhàng, cân đối. Thời đại toàn cầu hoá các nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu
vực, mối liên hệ giữa các quốc gia về mọi phương diện kinh tế càng ngày càng gắn bó
với nhau; đặc biệt trong đó hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng.
Nhiệm vụ này không thể tách rời với việc đào tạo nhân lực - yếu tố quan trọng hàng
đầu của một doanh nghiệp. Việc tạo ra nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở việc cung
cấp các kiến thức chuyên ngành, mà cũng phải tạo ra được khả năng thích ứng các
công việc trong thực tế và các vận dụng linh hoạt các kiến thức đó học vào trong công
việc. Do đó việc thực tập nghiệp vụ là rất cần thiết đối và hữu ích đối với sinh viên nói
chung và sinh viên các ngành kinh tế nói riêng.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phan Thị Bích Ngọc cùng với sự giúp đỡ
của quý công ty cổ phần container Việt Nam (VICONSHIP), em đã có 6 tuần thực
tập đầy ý nghĩa. Trong thời gian thực tập tại công ty đã giúp chúng em có một cái nhìn
đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động khai thác kho CFS
và vận dụng một cách cụ thể hơn những kiến thức đã học vào trong điều kiện thực tế.
Em xin được báo cáo về đề tài: ” Quy trình khai thác 1 lô hàng nhập khẩu phụ kiện
may mặc tại kho CFS”.
Do chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết sâu rộng về các vấn
đề kinh doanh và các hoạt động ngoại thương và nghiệp vụ khai thác kho bãi nên trong
một khoảng thời gian ngắn (6 tuần) bản báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi


Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 1-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy cô để em có
thể hoàn thiện hơn về kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 2-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ THỰC HIỆN
1.1- CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.1.1. Luật Hàng Hải
• Các văn bản quy phạm Quốc tế
Các quy phạm Quốc tế có thể kể ra như sau:
- Công ước Vienne 1980 về buôn bán Quốc Tế: Gồm 101 điều được chia làm 4 phần,
gồm các điều khoản chung về phạm vi áp dụng, xác lập hợp đồng ( trình tự, thủ tục kí
kết hợp đồng, mua bán hàng hóa( nghĩa vụ người bán, nghĩa vụ người mua, chuyển rủi
ro) và một số vấn đề mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.
- Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, kí tại

Brussels ngày 25/08/1924: Những điều ước về người chuyên chở, hợp đồng vận tải,
hàng hóa, tàu, chuyên chở hàng hóa ( định nghĩa về từng đối tượng trên, phạm vi,
trách nhiệm, của người chuyên chở, của chủ hàng hóa, của thuyền trưởng hay thủy thủ
tàu, của người gửi hàng trước và sau khi hàng được xếp lên tàu, dỡ xuống tàu.....
- Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc vận đơn đường
biển ( Nghị định thư Visby 1968): Sự sửa đổi, bổ sung cho Công ước Quốc tế để thống
nhất một số quy tắc luật pháp liên quan đến vận đơn kí tại brussels ngày 25/4/1924
- Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ( 1978): Gồm 34
điều được chia làm 7 phần, gồm các điều khoản quy định chung, trách nhiệm của
người chuyên chở, trách nhiệm của người gửi hàng, chứng từ vận tải, khiếu nại và tín
dụng...
• Các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:
- Bộ luật Hàng Hải 1990: Gồm những quy định chung, các điều khoản về Tàu biển, an
toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm tra dung tích tàu biển, tài liệu
của tàu, các quyền về sở hữu tàu biển, thuyền bộ, cảng biển và cảng vụ, hợp đồng vận
chuyển hàng hóa, thực hiện vận chuyển hàng hóa, dỡ hàng và trả hàng, cước phí và
phụ phí vận chuyển, chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm bồi thường và tổn thất hàng hóa,

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 3-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cầm giữ hàng hóa, hợp đồng cho thuê tàu vv.......
- Luật thương mại 2005 về mua bán hàng hóa và dịch vụ logistics
- Nghị định 140/207/NĐ- CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết Luật thương mại về

điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân
kinh doanh dịch vụ Logistics.
- Quyết định số 2073/ QĐ-GT ngày 06/20/1991
- Quyết định số 2016/QĐ-GTVT ngày 23/08/1997 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải
(thay thế Quyết định 2073/QĐ-GT)...
1.1.2. Luật Hải Quan
- Luật Hải Quan được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/06/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2006 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Hải Quan.
- Nghị Định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết
thi hành luật thuế xuất nhập khẩu.
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Nghị định 155/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2005 của Chính Phủ về việc
xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 về hướng dẫn thi hành thuế
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư 114/2005/TT-BTC ban hành ngày 15/12/2005 về hướng dẫn kiểm
tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Quyết định 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 về việc ban hành quy trình thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Quyết định có hiệu lực thi
hành ngày 01/06/2006
- Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc
ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640

Lớp KTN51-ĐH1

- 4-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Và một số nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành khác.
1.2- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Khái quát chung về hoạt động giao nhận
1. Một số khái niệm về giao nhận:
Định nghĩa: giao nhận hàng hoá là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan
đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng (người
gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không phải vận tải. Hoạt động giao nhận
lo liệu cho hàng hóa được vận tải đến điểm đến xác định, nhưng không phải chỉ lo
riêng vận tải mà còn làm những việc khác để di chuyển hàng hóa như bốc xếp, lưu
kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ…
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Chưa có một định
nghĩa chính thức nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận. Người giao nhận có
thể là chủ tàu, chủ hàng, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp
hay bất cứ người nào khác có đăng kí kinh doanh hoạt động giao nhận hàng hóa.
* Các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá:
- Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu).
- Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu).
- Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt.
- Những dịch vụ khác.
2. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngày này do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, người
giao nhận không chỉ làm đại lý, người ủy thác mà còn làm cung cấp dịch vụ vận tải
đóng vai trò như một bên chính – Người chuyên chở ( Carrier).

Người giao nhận đã làm chức năng và công việc sau:
• Môi giới hải quan ( Customs Broker):
• Đại lý ( Agent)
• Người gom hàng ( Cargo consolidator)
• Người chuyên chở (Carrier)
• Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 5-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3. Phạm vi hoạt động của người giao nhận
Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận kho
vận. Trừ khi bản thân người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng) muốn tự mình tham gia
vào bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có thể
thay mặt người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng
hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba
khác.
Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:
+ Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở
+ Tổ chức chuyên chở hàng hoá trong phạm vi ga, cảng,
+Tổ chức xếp dỡ hàng hoá,
+ Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hoá,
+ Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước,
+ Làm thủ tục nhận hàng, gửi hàng,
+ Làm thủ tục hải quan,kiểm nghiệm, kiểm dịch,

+ Mua bảo hiểm cho hàng hoá,
+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng, gửi hàng,
+ Thanh toán, thu đổi ngoại tệ,
+ Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận
+ Thu xếp chuyển tải hàng hóa
+Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận,
+ Gom hàng, lựa chon tuyến đường chuyên chở, phương thức vận tải và người
chuyên chở thích hợp.
+ Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hoá,
+ Lưu kho, bảo quản hàng hoá,
+ Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến quá trình vận chuyển
hàng hoá,
+ Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi...
+ Thông báo tình hình đi và đến của phương tiện vận tải,
+ Thông báo tổn thất với người chuyên chở,

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 6-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại, đòi bồi thường.
4. Địa vị pháp lý của người giao nhận:
Khái niệm về lĩnh vực giao nhận còn mới mẻ, do đó còn thiếu các văn bản pháp
quy, quy định địa vị pháp lý của người giao nhận. Vì vậy, địa vị pháp lý của người giao
nhận thường không giống nhau ở các nước khác nhau.
- Tại các nước theo luật tập tục (Common Law) phổ biến thuộc khối liên hiệp Anh,
địa vị pháp lý của người giao nhận thường dựa trên khái niệm Đại lý, đặc biệt là đại lý

ủy thác. Người giao nhận thường là đại lý của người ủy thác (người gửi hàng hay
người nhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa. Do đó người giao nhận:
trung thực với người ủy thác, phải tuân theo các chỉ dẫn hợp lý và có tính khả năng tính
toán cho toàn bộ quá trình giao dịch.
Với vai trò là đại lý, người giao nhận được hưỏng quyền bảo vệ và giới hạn trách
nhiệm
Tuy nhiên, khi không còn là người đại lý mà đóng vai trò là người ủy thác thì người
giao nhận sẽ không còn quyền đó nữa mà lúc này phạm vi trách nhiệm của anh ta sẽ
tăng lên. Lúc này người giao nhận đã trở thành một bên chính thức của hợp đồng và
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký. Thực tế, địa vị pháp
lý của người giao nhận phụ thuộc vào loại dịch vụ mà anh ta đảm nhận.
- Tại các nước theo luật dân sự (Civil Law):
Hệ thống này rất chặt chẽ, được ban hành bằng văn bản cụ thể. Theo luật này,
người giao nhận thường lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy
thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) và đối với người chuyên chở thì họ là
người ủy thác.
Ngoài ra, tại một số nước đã thông qua điều kiện kinh doanh chuẩn thì địa vị pháp
lý cũng như nghĩa vụ và quyền hạn của người giao nhận được quy định rõ ràng trong
hợp đồng. Các điều kiện này hoàn toàn phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế
pháp lý hiện hành.
1.2.2. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển
1. Nguyên tắc:
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 7-



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XNK tại các cảng biển Việt nam như sau:
- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở
hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các
chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu)
(quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ
thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm
xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp
chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả
các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng
phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những
chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục
trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
2. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK
a) Nhiệm vụ của cảng
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng
Hợp đồng có hai loại:
+ Hợp đồng uỷ thác giao nhận
+ Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản
hàng hoá
- Giao hàng xuất khẩu cho tầu và nhận hàng nhập khẩu từ tầu nếu được uỷ thác
- Kết toán với tầu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để
bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.

- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất
nhập khẩu.
- Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 8-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình
giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có
biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau:
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên
vẹn
+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn
đến nhầm lẫn mất mát)
b) Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu
- Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
- Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến
hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng
- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tầu
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá:
* Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:
+ Lược khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tầu, do đại lý tầu

biển làm được cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu
+ Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung
cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tầu.
Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu.
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên
có liên quan
- Thanh toán các chi phí cho cảng.
3. Nhiệm vụ của hải quan
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu
- Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 9-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
khẩu, thuế nhập khẩu
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu,
gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam
qua cảng biển

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 10-



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.1- Lịch sử hình thành và phát triển
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI CONTAINER VIỆT NAM (VICONSHIP) là
một trong những hãng Đại lý Tàu biển và Vận tải hàng đầu chính thức hoạt động từ
năm 1985
VICONSHIP luôn cam kết đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Công ty có đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm và năng lực tiếp cận thị trường
thế giới nhằm đáp ứng những nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.
VICONSHIP có hệ thống cảng container, kho bãi, đội xe riêng phục vụ cho các
dịch vụ vận chuyển hàng hóa thông thường và hàng container ở cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam. Cung cấp đầy đủ phương tiện cho tất cả các phương thức dịch vụ hàng hóa. Tạo
mối liên hệ gắn kết giữa người gửi, người nhận và chủ hàng là điều mà công ty cố
gắng hết sức để đạt được.
Phương châm hoạt động của công ty là "luôn nỗ lực hết mình để giải quyết mọi
vấn đề liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá của khách hàng".
VICONSHIP được những người gửi hàng, nhận hàng và các nhà điều hành vận
tải đa phương thức biết đến như một doanh nghiệp vận tải đáng tin cậy và có uy tín
trong nhiều năm qua.
Với đội ngũ nhân viên và các nhà quản lý được đào tạo chuyên nghiệp và giàu
kinh nghiệm trong lĩnh vực tàu biển và tiếp vận, Viconship đã ứng dụng thành công
Hệ thống Quản lý Chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000 và được chứng
nhận bởi SGS-UKAS ( Thụy Sĩ ) từ tháng 05/2001.
Với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực quản lý cảng biển và kho bãi, Công ty
đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép cho thành lập địa điểm thông quan vào
ngày 10/09/1999. Địa điểm thông quan này có chức năng quản lý hoạt động kê khai
hải quan đối với tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực Hải Phòng.
Trụ sở chính tại : 11 Võ Thị Sáu - Quận Ngô Quyền - Thành Phố Hải Phòng Việt Nam.
Tóm tắt lịch sử :

1985 : Ngày 27/7/1985 công ty được thành lập, tên ban đầu "Công ty Container Việt
Nam".

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 11-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1992 : Mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, sau đó tách ra và trở thành công ty độc lập
trực thuộc Vinalines (Viconship Sài Gòn) Công ty Container Việt Nam đổi tên thành
"Công ty Container Phía bắc Việt Nam" (Viconship Hải Phòng)
1995 : Thành lập Công ty liên doanh với 5 hãng Nhật Bản : (Kanematsu Corp. - Honda
Trading Corp. - Suzue Corp. - Meiko Trans Corp. - Kamigumi Corp.) "Công ty liên
doanh Việt - Nhật"(VIJACO).
1996 : Tháng 4/1996 thành lập Công ty thành viên tại Hải Phòng "Công ty dịch vụ
giao nhận vận chuyển Container Quốc tế".
1997 : Mở chi nhánh mới tại TP Hồ Chí Minh tái thành lập mang tên "Viconship Hồ
Chí Minh".
2000 : Thành lập công ty thành viên tại Đà Nẵng "Công ty TNHH Container Miền
Trung".
2001 : Thành lập công ty thành viên tại TP Hồ Chí Minh "Công ty đại lý MSC".
2002 : Tháng 4/2002 Viconship Hải Phòng được cổ phần hoá và trở thành Công ty cổ
phần với tên gọi "Công ty CP Container Việt Nam".
2004 : Tháng 3/2004 Thành lập " Công ty TNHH tuyến TS".
2004 : Tháng 9/2004 đưa cảng của Viconship (GreenPort) vào hoạt động.
2006 : Tháng 3/2006 đưa thêm cầu cảng số 2 vào khai thác, nâng cao khả năng khai
thác của cảng GreenPort.
2006 : Tháng 8/2006 Thành lập "Công ty TNHH vận tải Toàn Cầu Xanh".

2007 : Tháng 10/2007 đổi tên "Công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển Container Quốc
tế" thành "Công ty TNHH vận tải biển Ngôi Sao Xanh".
2008 : Tháng 1/2008 chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
2008 : Tháng 2/2008 đưa thêm cầu sà lan với chiều dài 51,5m nằm liền kề với cầu
cảng số 1 và số 2 vào khai thác.
2009 : Góp vốn vào " Công ty cổ phần Tiếp Vận Tương Lai.
2009 : Tháng 4/2009 Mở chi nhánh mới tại Quảng Ninh.
2012 : Tháng 1/2012 Đưa sà lan trọng tải 72 TEUs đầu tiên (GS05) vào khai thác, và
tháng 3/2012 đưa sà lan số 2 (GS11) cùng trọng tải vào khai thác.
2012 : Tháng 9/2012 Thành lập Công ty TNHH MTV Bến Xanh (Green Depot).
2012 : Tháng 11/2012 Đưa trung tâm Logicstics xanh (diện tích 8,6 Ha) tại khu công
nghiệp Đình Vũ vào khai thác.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 12-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2- Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự
Đại hội dồng cổ
đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Ban tổng giám
đốc
Các đơn vị thành
viên

Công ty TNHH MTV
Viconship TP.HCM

Doanh nghiệp góp
vốn

Các phòng
Phòng tài chính kế toán

Công ty TNHH
Container miền Trung

Phòng tổng hợp

Vinconship
Quảng Ninh

Phòng kĩ thuật

Xí nghiệp cảng Viconship
( Green Port)

Phòng vật tư

Công ty TNHH MTV
Vận tải biển Ngôi Sao Xanh

Phòng đại lý

Trung tâm

Logistic Xanh
Công ty TNHH MTV
Biển Xanh

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 13-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.3- Cơ sở vật chất
A. Cầu cảng
1. Sơ đồ cảng:

2. Luồng tàu
Từ điểm hoa tiêu (Phao số 0) tại cửa Nam Triệu đến cảng Green Port qua sông Bạch
Đằng, Hải Phòng :
- Điểm hoa tiêu : 20o40’00N- 106o50’00E.
- Chiều dài luồng : 30 Km.
- Thuỷ triều : Nhật triều, chênh lệch cao nhất 4,23 m.
- Cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận : 10,000 DWT/cầu.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 14-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


3. Cầu bến
Thành phần
Cầu Cảng GreenPort

Đơn vị tính

Số lượng

Chiều dài

m

480

Chiều rộng

m

25.0

Trọng tải tàu

tấn/m2

4.0

Độ sâu nước

m


8.0

Cần cẩu trên ray tại cầu tàu (Trọng tải 40
tấn)
Xe nâng khung mang (Trọng tải 40 tấn)
Diện tích bãi sau cầu

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

chiếc

5

chiếc

17

m2

50.550

- 15-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

B. Kho bãi
- Kho CFS: Với hệ thống kho bãi rộng gần 5,000 m2 ở cảng Container Chùa

Vẽ Hải Phòng, Viconship sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về lưu
kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa thông qua hệ thống vận tải toàn quốc. Cung
cấp dịch vụ kho bãi và đóng hàng xuất nhập theo yêu cầu của tất cả các khách
hàng trong và ngoài nước. Dịch vụ của chúng tôi gồm sắp xếp và đóng rút hàng vào
ra cho các loại Container, kể cả Container khung và Container phằng. Đảm bảo an
toàn cho hàng hoá với nhiều chủng loại khác nhau.

- Khai thác bến bãi container: Với dây chuyền đóng gói và bốc dỡ hàng hoá
hiện đại, cách thức quản lý chuyên nghiệp, địa thế an toàn, Bến bãi Container
Viconship (với diện tích 90,000 m2) đã được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thông
quan ... Bãi Viconship quản lý hàng Container cho hầu hết các hãng tàu chính hoạt
động tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ khai thác kho bãi, Bãi
Viconship đảm nhận việc đóng và lưu kho tất cả các loại hàng Container, sắt thép,
thiết bị hóa chất và xăng dầu, chuyên chở những thiết bị này từ từ tàu đến kho chứa và
ngược lại.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 16-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Hệ thống khu vực kho bãi:
Khu vực bãi chùa vẽ
Bãi container – Green Depot
Bãi container – Green Logistic Centre
Khu vực Đà Nẵng
Khu vực tp.Hồ Chí Minh


C. Phương tiện vận tải
- Khu vực Hải Phòng : Số xe vận chuyển Container thường xuyên: 60 xe
- Khu vực Đà Nẵng : 11 đầu kéo, 11 Smirmooc 40', 07 Smirmooc 20', 2 xe cẩu
- Khu vực TP. HCM : 5 xe vận chuyển Container, 1 Xe nâng vỏ container

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 17-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.4- Tình hình hoạt động kinh doanh
A. Đại lý tàu biển
Là một đại lý tàu biển, thay mặt cho các hãng tàu và các nhà điều hành, chúng
tôi tuân theo thủ tục của Chính phủ khi tàu ra vào cảng. Chúng tôi thực hiện xếp,
dỡ hàng và giao nhận hàng hóa với tàu, cung cấp hàng hóa và làm dịch vụ đại lý xếp
dỡ hàng hóa, thủ tục bốc xếp lưu kho hàng dời, dịch vụ cung cấp nước ngọt và cung
ứng thực phẩm cho tàu biển và thu xếp nơi ăn chốn ở cho các thuyền
viên, giám định hàng hải, dịch vụ lên đà sửa chữa tàu...
Là một nhà môi giới hàng hải, chúng tôi thay mặt cho những người thuê tàu và
chủ tàu, tổ chức kí kết các hợp đồng thuê tàu theo thời gian hoặc theo chuyến.
Viconship là đại lý tàu biển duy nhất của hai hãng tàu lớn trên thế giới là hãng tàu biển
MSC và TSLines tại Việt Nam.
Vào cuối năm 2007 thành lập công ty TNHH Vận tải biển Ngôi Sao Xanh với
nhiệm vụ khai thác vận tải biển bằng tàu container trên các tuyến nội địa trong nước và
các tuyến ngoài nước.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640

Lớp KTN51-ĐH1

- 18-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
B. Đại lý vận tải container
Tháng 10/2007 Công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh được thành lập với
nhiệm vụ cung cấp mọi dịch vụ vận tải cần thiết để lưu thông hàng hóa giữa Việt nam
và mọi nơi trên thế giới bằng cả đường bộ, đường biển và đường sắt.
Công ty có các xe chuyên dùng vận tải Container có khả năng vận chuyển trên
tất cả các miền của đất nước Việt Nam và vận chuyển cho các loại hàng hóa không
hạn chế về chiều rộng, kích thước to nhỏ. Việc sử dụng các loại xe chuyên dụng cùng
đội ngũ lái xe tay nghề cao đã tạo cho công ty một uy tín vững chắc.
C. Đại lý giao nhận
Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận Công ty TNHH Vận tải
biển Ngôi sao xanh (được đổi tên từ Công ty Dịch vụ giao nhận vận chuyển container
quốc tế -INFACON cuối năm 2007) đã khẳng định được uy tín, chất lượng dịch vụ của
mình trong lĩnh vực đại lý giao nhận. Công ty luôn cung cấp cácdịch vụ giao nhận
hàng không, giao nhận đường biển, dịch vụ đóng gói, dịch vụ vận chuyển door to
door, thanh lý hải quan, dịch vụ vận chuyển bằng xe tải, sà lan đến các nơi trên lãnh
thổ Vietnam và quốc tế.
D.Vận tải đa phương thức
D.1 Vận tải container nội địa và tiếp vận:
Viconship cung cấp một hệ thống toàn diện dịch vụ giám sát tiếp vận container,
sắp xếp bó trí, chuyên chở nội địa, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa và cho thuê container.
Bằng đội xe của mình, công ty là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực vận tải
container, công ty có các xe chuyên dùng vận tải Container có khả năng vận chuyển
trên tất cả các miền của đất nước Việt Nam và vận chuyển cho các lọaị hàng hóa
không hạn chế về chiều rộng, kích thước to nhỏ. Việc sử dụng các loại xe chuyên dụng

với đội ngũ tay nghề cao đã tạo cho công ty một uy tín vững chắc. Đây là một công
việc tỉ mỉ, đòi hỏi độ an toàn và tính khẩn trương, cần thiết trong việc nối liền các
tuyến đường biển và đường bộ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hợp tác với công ty đường
sắt Việt Nam xây dựng ga xe lửa tại cảng container Viconship và chuyên chở tất cả
các loại hàng hóa đến nơi nhận bằng tàu hỏa.
D2. Môi giới hải quan

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 19-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Với đội ngũ nhân viên gồm các chuyên gia lành nghề trong khai báo thủ tục hải
quan về hàng xuất nhập khẩu qua cảng biển và địa điểm thông quan trong đất liền đảm
bảo các chuyến hàng xuất nhập khẩu sẽ được giải quyết một cách chuyên nghiệp, hiệu
quả và nhanh chóng. Các nhân viên của chúng tôi luôn cập nhập những tài liệu mới
hàng ngày từ cơ quan hải quan Việt Nam và đảm bảo kê khai kịp thời cũng như tuân
thủ các quy định của chính phủ.
D.3 Sửa chữa và cho thuê container
Với đội ngũ nhân viên giỏi có chứng nhận IICL, chúng tôi đáp ứng thỏa mãn
những yêu cầu của bạn dựa trên những tiêu chuẩn của MNR
Sự sửa chữa, bảo trì và đóng gói được xem là hoàn thành nó phải bao gồm tất cả các
chi phí giám định phương tiện vận tải và các phí sửa chữa, tổng tổn thất về những mất
mát hàng hóa một cách bí ẩn và những hư hại trong xây dựng.
2.5- Doanh thu và lợi nhuận toàn công ty
A. Doanh thu
Từ năm 2007 đến năm 2012 doanh thu của toàn công ty tăng khá nhanh và liên
tục. Năm 2012 tổng doanh thu đã tăng 3.32 lần so với năm 2007 và 1.2 lần so với năm

2011. Dù trong bối cảnh phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như sức ép
từ thị trường lớn nhưng công ty vẫn đứng vững và phát triển nhanh chóng.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 20-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
B. Lợi nhuận sau thuế
Từ năm 2007 đến năm 2009 lợi nhuận tăng khá nhanh lên mức 39,245 tỷ đồng
từ ở năm 2008 và 50,736 tỷ đồng ở năm 2009. Đến năm 2012 tuy không tăng nhanh
song cũng tăng khá đều

C. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Mặc dù tới năm 2010 mức lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng đều song 2 năm trở lại
đây lại đang có xu hướng giảm.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 21-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng đều
qua các năm từ năm 2007 đến năm 2012. Hoạt động kinh doanh của Viconship luôn
ổn định và phát triển, trong bối cảnh có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời và tham
gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của công ty, sức ép cạnh tranh từ thị trường

ngày càng tăng lên. Sự biến động thường xuyên của giá xăng dầu trên thế giới cũng là
nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Nhưng với quyết tâm cao độ
của đội ngũ cán bộ công nhân viên, sự chỉ đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị, những
quyết định kinh doanh táo bạo, đúng thời điểm của ban Tổng giám đốc, đã giúp công
ty vượt qua những thách thức, hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Tổng doanh thu năm 2012 tăng 21% và lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh tăng 19,7%
so với năm 2011, tỷ lệ trả cổ tức cho cổ đông duy trì ở mức khá cao từ 18 đến trên 22
%/năm.

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 22-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3:
QUY TRÌNH KHAI THÁC KHO CFS HÀNG
PHỤ LIỆU MAY MẶC NHẬP KHẨU
3.1. Sơ đồ quy trình khai thác kho CFS hàng nhập

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NHẬP KHO CFS
HÃNG TÀU
- giao d/o, bảng kê chi tiết, manifest,
B/L….
HẢI QUAN
GIÁM SÁT
-


Phòng
khai thác
kho bãi
viconship

Đối chiếu manifest.
Ký đóng dấu công chức về đã kiểm tra,
đối chiếu

HẢI QUAN
KHO BÃI
-

Hải quan ký tiếp nhận công văn đưa hàng vào kho
và nhận 01 bản công văn và bộ manifest.
KHO BÃI

-

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

Nộp công văn xin đưa hàng vào kho và bộ
manifest, lệnh giao hàng nguyên cont có dấu
của thương vụ thu ngân.
Kho bố trí xắp xếp rút hàng từ cont vào kho
Giao hàng cho chủ hàng

- 23-



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.2 Quy trình khai thác hàng nhập CFS
3.2.1. Nhận chứng từ
Bao gồm:
- 02 giấy uỷ quyền của bên thuê kho cho CFS.
- 01 master bill of lading.
- 01 bộ manifest.
Việc nhận và kiểm tra hồ sơ chặt chẽ ngay khi bên thuê kho bàn giao để tránh tình
trạng vướng mắc thủ tục hải quan và tồn đọng tại Cảng.
3.2.2. Làm thủ tục Hải quan khai thác hàng CFS
- Bên CFS liên lạc với các hãng tàu về thời gian tàu cập cảng.
- Với bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ, hợp lệ thì thời gian chậm nhất trong vòng một ngày,
bên CFS lấy container hàng nhập từ Cảng về để khai thác hàng.
(Bên thuê kho cần phải thông báo kế hoạch và cung cấp chứng từ đầy đủ trước cho bên
CFS để tránh tồn đọng hàng tại Cảng nếu vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết......)
- Bên CFS phải thực hiện đồng thời các công việc khác như: thông báo thời gian khai
thác cho bên thuê kho, mời cơ quan giám định, bàn giao chứng từ và đăng kí thời gian
khai thác với Hải quan kho bãi để kết hợp
- Các bên liên quan đảm bảo khai thác nhanh nhất ngay sau khi đưa container hàng từ
Cảng về cửa kho CFS....
- Nhân viên kho CFS sẽ mang 1 bộ hồ sơ đầy đủ gồm công văn xin nhập hàng vào
kho, giấy ủy quyền, lệnh giao hàng, MB/L, 1 bộ manifest đến văn phòng của hải quan
giám sát ở Hải quan KV3 để xin xác nhận. Bộ hồ sơ được chấp nhận khi có đủ chữ kí
và con dấu của ………..
- Sau khi bộ hồ sơ đã được Hải quan giám sát thông qua thì nộp lại phòng Hải quan
giám sát 1 công văn và 1 bảng kê chi tiết.
- Sau đó mang bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên xuống Hải quan kho bãi có
văn phòng đặt tại tầng 1 của tòa nhà trong cảng GREEN PORT để vào sổ.
3.2.3. Giao nhận hàng từ Cảng về kho

- Bên CFS phải kiểm tra chặt chẽ số container, số chì và tình trạng kỹ thuật của
container (bẹp méo, thủng, rách, rò rỉ nước, chất lỏng, .....) trước khi lấy container
hàng ra khỏi Cảng. Nếu có các trường hợp sau thì bên CFS phải thông báo cho bên
thuê kho và phải có sự đồng ý của bên thuê kho thì bên CFS mới được nhận:

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 24-


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Container hàng phát hiện bị sai số container, số chì
• Container hàng trong tình trạng thủng, rách, biến dạng hoặc có biểu hiện tổn
thất hàng hoá ra bên ngoài như rò rỉ nước, chất lỏng …. Đồng thời bên CFS
phải yêu cầu Cảng cung cấp và bàn giao tất cả các chứng từ, hàng hoá có liên
quan giữa cảng với chủ tàu và gửi nội dung đó cho bên thuê kho thông qua bản
fax hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác.
- Bên CFS sẽ thực hiện nhận container tại cảng và khai thác hàng hoá có tổn thất về
kẹp chì, sai số, hư hỏng tình trạng kỹ thuật của container, có biểu hiện tổn thất hàng
hoá… trên cơ sở nhận được biên bản hàng vỡ
của Cảng và yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho dưới sự giám sát của cơ quan
giám định và hải quan kho bãi.
- Bên CFS sẽ không chịu trách nhiệm đến việc lưu kho bãi, đọng container phát sinh
nếu không do lỗi của bên CFS.
3.2.4. Đưa hàng vào kho
- Bên CFS bố trí và kết hợp thời gian hợp lý để việc bàn giao chứng từ và khai thác
hàng hoá ngay sau khi đưa container hàng từ cảng về đảm bảo có đủ đại diện các cơ
quan liên quan: Giám định, hải quan kho, đại diện bên thuê kho nếu bên thuê kho yêu
cầu.

- CFS và các bên liên quan đến việc khai thác hàng vào kho phải kiểm tra lại số
container, số chì, tình trạng kỹ thuật container trước khi phá chì container......
- Trong quá trình khai thác nếu tình trạng hàng hoá không nguyên đai, kiện có dấu
hiệu tổn thất hàng hoá hoặc đã tổn thất thì bên CFS phải ngay lập tức dừng lại việc
khai thác, thông báo cho bên thuê kho và tiến hành chụp ảnh những lô hàng trên. CFS
kết hợp với bên thuê kho, giám định, Hải quan giám sát kho, thống nhất nguyên tắc
xác định tổn thất hàng hoá và lưu kho, bảo quản tiếp theo để xác định chính xác tình
trạng số lượng hàng hoá tại thời điểm khai thác và không gây tổn thất phát sinh trong
quá trình lưu kho, bảo quản tiếp theo.
- Bên CFS, Hải quan kho bãi và giám định viên cùng nhau thống nhất số lượng và tình
trạng hàng hoá để lập biên bản và lên chứng thư giám định.
- Bên CFS tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho theo các
nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện

Họ tên:Trần Hà Phương – 40640
Lớp KTN51-ĐH1

- 25-


×