Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

trắc nghiệm suy hô hấp sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.56 KB, 4 trang )

Một trong những biểu hiện của suy hô hấp sơ sinh là:
A. Nhịp thở dao động.
B. Cơn ngưng thở.
C. Kiểu thở Cheyne – Stockes.
@D. Dấu thở gắng sức.
E. Nhịp thở không đều.
Những dấu hiệu lâm sàng chính của suy hô hấp sơ sinh là:
A. Nhịp thở dao động, dấu thở gắng sức, tình trạng tím.
B. Rối loạn tần số thở, tình trạng tím, nhịp thở dao động.
C. Nhịp thở dao động, dấu thở gắng sức, rối loạn tần số thở.
@D. Rối loạn tần số thở, tình trạng tím, dấu thở gắng sức.
E. Nhịp thở dao động, tình trạng tím, thở rít.
Chỉ số Silverman có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Cánh mũi phập phồng.
B. Rút lõm hõm ức.
C. Co kéo liên sườn.
D. Di động ngực bụng.
@E. Tiếng rít.
Bệnh màng trong xảy ra:
A. Luôn luôn ở trẻ đẻ non.
B. Chỉ khi tiền sử có suy thai.
C. Thường ở các nước đang phát triển.
D. Ở trẻ cân nặng lúc sinh 1000g - 1500g.
@E. Chủ yếu ở trẻ đẻ non.
Đặc điểm của suy hô hấp do hít nước ối, phân su là:
A. Thời gian ối vỡ kéo dài.
B. Thường gặp ở trẻ mổ đẻ.
@C. Thường xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc già tháng.
D. Xảy ra một thời gian ngắn sau khi sinh.
E. Có chỉ số Silverman thấp.
Viêm phổi sơ sinh có đặc điểm:


A. Tiền sử liên quan suy thai.
B. Là bệnh lý nhiễm trùng sau sinh.
C. Chỉ xảy ra khi có vỡ ối sớm.
@D. Cần được nghi ngờ khi mẹ có yếu tố nhiễm trùng.
E. Chủ yếu xảy ra ở trẻ đẻ non.
Bệnh cảnh cơn khó thở nhanh thoáng qua có đặc điểm:
@A. Hay gặp ở những trẻ mổ đẻ.
B. Không liên quan với ngạt.
C. Chỉ xảy ra ở trẻ đủ tháng hoặc già tháng.
D. Có thở nhanh kèm tình trạng tím rất rõ.
E. Có chỉ số Apgar thấp.
Cần nghĩ đến suy hô hấp do thoát vị cơ hoành khi trẻ có:
A. Dấu đùn chất xuất tiết ở miệng.
B. Trẻ tím và vật vã từng lúc.
C. Rì rào phế nang nghe kém ở bên phải.
51


D. Ngực lõm, bụng gồ lên.
@E. Vị trí tiếng tim nghe rõ ở bên phải.
Biện pháp nào sau đây không phù hợp trong điều trị suy hô hấp sơ sinh:
A. Khai thông đường thở.
@B. Thuốc trợ hô hấp.
C. Cung cấp oxy.
D. Tránh hạ đường máu, hạ thân nhiệt.
E. Tiêm kháng sinh.
Biện pháp nào sau đây là không thích hợp trong việc phòng suy hô hấp sơ sinh:
A. Vệ sinh và quản lý thai nghén tốt.
@B. Trong đẻ mẹ dùng thuốc giảm đau nhiều.
C. Tránh kẹp rốn muộn.

D. Lau khô, ủ ấm cho trẻ.
E. Cho trẻ bú mẹ sớm và đủ.
Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của tình trạng suy hô hấp sơ sinh:
A. Lồng ngực gồ.
B. Nhịp thở không đều.
C. Nhịp thở dao động.
@D. Những cơn ngưng thở > 15 giây.
E. Thở bụng là chủ yếu.
Biểu hiện tím trong suy hô hấp sơ sinh:
A. Xuất hiện sớm hơn so với trẻ lớn.
B. Luôn biểu hiện ở trung tâm.
@C. Thường đa dạng.
D. Hay kín đáo.
E. Thường thoáng qua.
Đặc điểm của rối loạn nhịp thở trong suy hô hấp sơ sinh là:
A. Thở nhanh ≥ 60 lần/phút.
B. Thở chậm < 30 lần/phút.
C. Thở chậm rồi thở nhanh.
@D. Có thể thấy thở không đều với những cơn ngưng thở > 15 giây.
E. Nhịp thở dao động 30 – 60 lần/phút
Một trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi, vào viện được ghi nhận không có phập phồng cánh mũi,
rút lõm hõm ức ít, co kéo liên sườn rõ, ngực ít di động, không thở rên cả qua ống nghe.
Đánh giá trẻ:
A. Không suy hô hấp.
B. Suy hô hấp nhẹ.
@C. Suy hô hấp vừa.
D. Suy hô hấp nặng.
E. Đe dọa ngừng thở.
Một trẻ sinh thường, đủ tháng, ở phút đầu tiên sau sinh được ghi nhận da tím, thở
không đều, nhịp tim 110 lần/phút, tay chân co nhẹ, kích thích trẻ nhăn mặt. Đánh giá

trẻ:
A. Rối loạn nhịp thở.
B. Không ngạt.
@C. Ngạt nhẹ.

52


D. Ngạt vừa.
E. Ngạt nặng.
Trẻ 3 ngày tuổi có da môi hồng, phập phồng cánh mũi nhẹ, không co kéo gian sườn,
không rút lõm hõm ức, không nghe tiếng rên (cả qua ống nghe), thở ngực bụng cùng
chiều, nhịp thở đều 60 lần/phút. Xác định trẻ:
A. Không có dấu gắng sức, không thở nhanh.
B. Có dấu gắng sức, không thở nhanh.
C. Không dấu gắng sức, thở nhanh.
@D. Có dấu gắng sức, thở nhanh.
E. Không suy hô hấp.
Yếu tố nào sau đây không liên quan bệnh màng trong:
A. Suy thai gây ngạt.
B. Đẻ non.
C. Hạ thân nhiệt.
@D. Mẹ dùng thuốc hạ huyết áp.
E. Mẹ bị xuất huyết lúc sinh.
Hội chứng hít nước ối, phân su có đặc điểm:
@A. Là hội chứng dị vật đường thở.
B. Luôn xảy ra khi dịch ối có phân su.
C. Chiếm 50% dịch ối nhuốm phân su.
D. Không liên quan với ngạt.
E. Không liên quan với viêm phổi.

Bé trai, sinh mổ vì mẹ rỉ ối 20 giờ - nước ối nhuốm phân su, tuổi thai 32 tuần, chỉ
số Apgar 8/1’ – 9/5’, cân nặng lúc sinh 1800 gam. Hôm nay 3 ngày tuổi, trẻ xuất
hiện thở rên, tần số thở 90 lần/phút, cánh mũi phập phồng, co rút hõm ức – liên
sườn và tình trạng tím rõ. Khả năng trẻ bị suy hô hấp là do:
A. Bệnh màng trong.
B. Hít nước ối phân su.
@C. Nhiễm trùng sơ sinh.
D. Cơn khó thở nhanh thoáng qua.
E. Nguyên nhân ngoài phổi.
Biện pháp xử trí ban đầu quan trọng nhất trong trường hợp nước ối lẫn phân su
và trẻ bị ngạt nặng là:
A. Hút sạch vùng hầu họng cẩn thận trước khi nhịp thở đầu tiên bắt đầu.
@B. Hút qua ống nội khí quản.
C. Hút miệng trước rồi hút mũi bằng bầu hút.
D. Hút sạch miệng và mũi bằng bơm tiêm có bầu hút hoặc ống thông có nòng lớn.
E. Bóp bóng qua mặt nạ.
Vấn đề sử dụng oxy trong trường hợp suy hô hấp sơ sinh là:
A. Chưa cần thiết khi chưa tím.
@B. Cần sớm khi chưa tím.
C. Khi biểu hiện suy hô hấp rõ.
D. Cần tránh lạm dụng để tránh xơ teo võng mạc.
E. Tốt nhất là qua thông khí hỗ trợ.
Điều trị kháng sinh trong suy hô hấp sơ sinh:
A. Chỉ trong trường hợp viêm phổi.

53


B. Tuỳ theo bệnh cảnh.
@C. Bằng các loại kháng sinh phổ rộng.

D. Dựa theo kháng sinh đồ của dịch hút.
E. Không thực hiện ở tuyến y tế cơ sở vì phải tiêm tĩnh mạch.
Vệ sinh thai nghén và quản lý thai nghén:
A. Không liên quan với các bệnh cảnh suy hô hấp sơ sinh.
B. Chỉ thực hiện cho các sản phụ có nguy cơ cao.
@C. Thông qua giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng về bà mẹ mang thai.
D. Thực hiện ở tuyến huyện.
E. Thực hiện ở tuyến tỉnh.
Dấu hiệu cần theo dõi để phát hiện suy hô hấp sơ sinh:
A. Màu da.
B. Nhịp thở.
C. Thân nhiệt.
@D. Màu da, nhịp thở
E. Màu da, nhịp thở, thân nhiệt.
Biện pháp nào sau đây không giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi sơ sinh là:
A. Giữ ấm.
B. Bú mẹ sớm và đủ.
C. Giặt sạch đồ dùng cho trẻ.
D. Tránh khói thuốc và khói bếp
@E. Tiêm chủng cho trẻ.
Để phòng suy hô hấp cho trẻ sơ sinh, biện pháp nào sau đây không phù hợp trong
đẻ:
@A. Luôn luôn cắt tầng sinh môn.
B. Không chuyền dịch nhược trương quá mức cho mẹ.
C. Giúp mẹ thở tốt.
D. Dụng cụ vô trùng.
E. Kẹp rốn khoảng 30 giây sau sinh.
Biện pháp giúp trẻ sơ sinh thở tốt ngay sau sinh là:
A. Lau khô.
B. Đặt nằm tư thế ngửa cổ nhẹ.

C. Ủ ấm.
D. Lau khô, đặt nằm tư thế ngửa cổ nhẹ.
@E. Lau khô, đặt nằm tư thế ngửa cổ nhẹ, ủ ấm.
Biện pháp nào sau đây không giúp làm giảm tần suất suy hô hấp sơ sinh do
nhiễm trùng sơ sinh sớm:
@A. Bệnh viện giảm quá tải.
B. Phát hiện và điều trị nhiễm trùng tiết niệu - sinh dục lúc mẹ mang thai.
C. Hạn chế khám âm đạo ở mẹ có ối vỡ sớm.
D. Tiệt trùng các dụng cụ dùng cho trẻ sơ sinh.
E. Người mắc bệnh hô hấp, tiêu hoá không chăm sóc trẻ khi sinh.

54



×