Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Triết lý chính trị hồ chí minh cơ sở hình thành và nội dung cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------  ------

Phan Duy Anh

TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH:
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------  ------

Phan Duy Anh

TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH:
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN

Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.02.04

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lại Quốc Khánh

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực.
Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.

Tác giả

Phan Duy Anh


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn này xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lại Quốc
Khánh, với tinh thần trách nhiệm và tấm lòng của một người Thầy đã hướng dẫn,
chỉ dạy và giúp đỡ em trên con đường nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn_ĐHQGHN và Thầy, Cô giảng dạy các chuyên
đề trong quá trình học. Các anh, chị, em học viên cao học đã luôn động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin được gửi tới gia đình, người thân và bạn bè lời biết ơn sâu
sắc vì sự quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................................ 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 10
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 10
6. Những đóng góp của luận văn ................................................................... 12
NỘI DUNG ......................................................................................................... 13
Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH ... 13
1.1. Quan niệm về triết lý, triết lý chính trị và triết lý chính trị Hồ Chí Minh13
1.1.1. Triết lý .................................................................................................... 13
1.1.2. Triết lý chính trị và triết lý chính trị Hồ Chí Minh .......................... 18
1.2. Cơ sở lý luận hình thành triết lý chính trị Hồ Chí Minh .................... 22
1.2.1. Triết lý chính trị truyền thống Việt Nam .............................................. 22
1.2.2. Triết lý chính trị phương Đông............................................................. 29
1.2.4. Triết học chính trị Mác xít .................................................................... 45
1.3. Cơ sở thực tiễn hình thành triết lý chính trị Hồ Chí Minh ................. 49
1.3.1. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............................ 49
1.3.2. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............................... 53
1.3.3. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ............................. 57
Tiểu kết Chƣơng 1 .............................................................................................. 63
Chƣơng 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ
CHÍ MINH ........................................................................................................... 64
2.1. Triết lý về mục tiêu và giá trị chính trị ................................................. 64
2.2 Triết lý về quá trình chính trị ................................................................. 74
2.3. Triết lý về chủ thể chính trị .................................................................... 87
2.4. Triết lý về thể chế chính trị .................................................................... 93
Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................ 104
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 107



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tòa lâu đài Pubbiloco ở Senia (Italia) có hai bức tranh đƣợc vẽ giữa
năm 1337 và 1339 bởi họa sĩ lừng danh Anbrogio Lorenzetti. Chúng thƣờng
đƣợc gọi là ngụ ngôn về “Chính phủ tốt và xấu” – miêu tả bản chất của chính phủ
tốt và xấu tƣơng ứng bằng những hình tƣợng các nhân vật đại diện cho các phẩm
chất mà nhà lãnh đạo phải có và không nên có, đồng thời thể hiện ảnh hƣởng của
chính phủ đến cuộc sống của ngƣời dân.
Ở bức tranh “Chính phủ tốt”, hình tƣợng nhà lãnh đạo đáng kính trong áo
choàng lộng lẫy ngồi trên ngai vàng, xung quanh là các nhân vật đại diện cho
những đức tính của lòng dũng cảm, công bằng, khoan dung, hòa bình, thận trọng
và chừng mực. Bên dƣới là những ngƣời dân đƣợc liên kết bởi một sợi dây dài
hai đầu buộc chặt vào cổ tay ngƣời lãnh đạo, tƣợng trƣng cho sự gắn bó giữa nhà
lãnh đạo và nhân dân. Cuộc sống sung túc của ngƣời dân dƣới những tác động
của chính phủ tốt đƣợc Lorenzetti vẽ lên sinh động. Thành phố rất có trật tự và
giàu có, nông thôn tự do trồng trọt và thu hoạch. Tất cả đều toát lên sức sống
mãnh liệt.
Bức tranh ở phía đối diện, đại diện cho “Chính phủ xấu”, ít đƣợc bảo quản
nhƣng thông điệp của nó cũng rất quan trọng: một ngƣời cai trị độc tài đƣợc bao
quanh bởi các biểu tƣợng tật xấu nhƣ tính hám lợi, độc ác và lòng tự kiêu, một
thành phố dƣới sự chiếm đóng của quân đội và một miền quê cằn cỗi bị tàn phá.
Tất cả đều toát lên sự sợ hãi.
Hai bức biếm họa về “Chính phủ tốt và xấu” của Lorenzetti đƣợc xem là tác
phẩm về triết học chính trị thể hiện bằng hình vẽ, màu sắc [136, p. 1-5]. Qua hai
bức tranh, tác giả muốn đi tìm căn nguyên của các vấn đề chính trị: chính phủ tốt
hay xấu ảnh hƣởng sâu sắc tới chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời nhƣ thế nào?
Hình thức của chính phủ có thể hoàn thiện đƣợc không? Làm sao để phân biệt
đƣợc chính phủ tốt hay xấu? Đây cũng chính là những câu hỏi nền tảng của triết
học chính trị. Từ khi nhà nƣớc xuất liện trong lịch sử nhân loại, con ngƣời đều đi


1


tìm một cách thức tổ chức nhà nƣớc tốt nhất, bởi quyền lực nhà nƣớc tác động
mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi ngƣời.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, một bức biếm họa về “Chính phủ xấu” lại
đƣợc vẽ lên, không phải bằng bút vẽ, sơn màu mà bằng chất liệu ngôn từ trên báo
chí Pháp bởi “họa sĩ” Nguyễn Ái Quốc – một ngƣời con của dân tộc thuộc địa.
Hãy xem “bức tranh” “Vấn đề dân bản xứ” đƣợc đăng trên báo Nhân đạo ngày 2
tháng 8 năm 1919, hình ảnh một dân tộc nô lệ đƣợc Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ
nét: “…từ khi Pháp chiếm, đất nƣớc chúng tôi hầu nhƣ luôn luôn sống lay lắt
ngày này qua ngày khác (ngƣời trích nhấn mạnh – PDA), không hề biết chính
quyền muốn dẫn mình đi đến đâu…Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm
cách biệt ngƣời Âu với ngƣời bản xứ. Ngƣời Âu hƣởng mọi tự do và ngự trị
nhƣ ngƣời chủ tuyệt đối; còn ngƣời bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi,
chỉ có quyền phải phục tùng, không đƣợc kêu ca…Còn công lý, đối với ngƣời
bản xứ, nó tồn tại thế này đây: ngƣời Âu nào đã giết chết, tàn sát hoặc cƣờng
dâm ngƣời bản xứ, thì trong trƣờng hợp vụ án không thể đƣợc ỉm hoàn toàn, anh
ta chắc mẩm rằng mình đƣợc toàn tha bổng, mình ra tòa chẳng qua là chuyện
hình thức…Ở các tỉnh, ngƣời bản xứ bị trói tay trói chân, phải gánh chịu thói
tùy hứng, chuyên quyền của các quan cai trị ngƣời Pháp và thói tham tàn của bọn
làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới. Ấy là
công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trả giá hời nhất…” [73, tr. 1012]. Đây chỉ là một “bức tranh” trong nhiều bức tranh Nguyễn Ái Quốc vẽ về chế
độ thực dân phản động.
Cả cuộc đời cách mạng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn đi tìm một con
đƣờng giải phóng cho dân tộc và một cách thức tổ chức nhà nƣớc nhằm mang lại
cho tất cả mọi ngƣời dân cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự. Hồ Chí
Minh với suy tƣ ở tầm sâu triết học đã đặt ra cho chính bản thân Ngƣời những
câu hỏi cần giải đáp: đâu là giá trị đích thực của một nền chính trị? Con đƣờng

nào để đạt đƣợc những giá trị ấy? Ai sẽ là ngƣời thực hiện con đƣờng đó? Cần
xây dựng một chính phủ nhƣ thế nào để giữ vững và phát huy những giá trị ấy
cho cuộc sống của nhân dân?
2


Trên con đƣờng bôn ba vạn dặm tìm đáp án cho những câu hỏi đó, Hồ Chí
Minh đã đến đƣợc với chân lý của thời đại, tìm ra đƣờng lối cứu nƣớc, giải
phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản – con đƣờng kết hợp giữa chủ
nghĩa yêu nƣớc chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, từ đó chấm
dứt sự khủng hoảng đƣờng lối cứu nƣớc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử
dân tộc – thời đại Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã xây dựng những tiền đề tƣ
tƣởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt Nam,
thƣờng xuyên quan tâm chăm sóc, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng
sản Việt Nam vƣợt qua mọi thử thách khó khăn. Hồ Chí Minh đã khai sinh ra
nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á, đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân. Hồ Chí Minh với những chiến lƣợc thiên tài, đã cùng với
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, mở ra thời kỳ sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
thực dân mới, góp phần tác động sâu xa vào tiến trình lịch sử thế giới trong thế
kỷ XX. Hồ Chí Minh đã khai phá con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nƣớc
nông nghiệp lạc hậu, chƣa qua chủ nghĩa tƣ bản, bị chiến tranh tàn phá. Những
thành quả to lớn đó đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng, nhân văn
của Học thuyết Hồ Chí Minh, mà nền tảng là triết lý chính trị Hồ Chí Minh.
Từ sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đời sống chính
trị thế giới luôn có những biến đổi phức tạp, khó lƣờng. Hòa bình, hợp tác và
phát triển vẫn là xu thế lớn, nhƣng trong những năm gần đây, các cuộc chiến
tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp

chủ quyền, lãnh thổ vẫn xảy ra ở nhiều nơi với diễn biến phức tạp, thách thức
nhiều nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị chính trị vốn đã đƣợc định hình, ổn định và
đề cao trong một thời gian dài. Một yêu cầu bức thiết đặt ra là cần có một triết lý
chính trị sáng suốt, đúng đắn để lý giải, đánh giá diễn biến của đời sống chính trị
thế giới, định hƣớng suy nghĩ, hành động của đất nƣớc trong quá trình hội nhập
quốc tế mạnh mẽ. Triết lý chính trị Hồ Chí Minh hoàn toàn đáp ứng đƣợc yêu
3


cầu đó và vì thế, việc đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng triết lý chính trị Hồ Chí
Minh là một nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa chính trị
cấp bách.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, cùng với quá trình
đổi mới toàn diện đất nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bƣớc đổi mới
quan trọng trong tƣ duy chính trị. Để theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn bảo vệ,
xây dựng và phát triển đất nƣớc, công cuộc đổi mới tƣ duy chính trị của Đảng
Cộng sản Việt Nam phải đƣợc tiến hành mạnh mẽ hơn. Công cuộc đổi mới tƣ
duy chính trị đó cần đƣợc tiến hành trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc nền
tảng, mà một trong những những nền tảng quan trọng đó là Học thuyết Hồ Chí
Minh với vai trò cốt lõi là triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Nghiên cứu làm rõ triết
lý chính trị Hồ Chí Minh nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho công cuộc
đổi mới tƣ duy, nâng cao năng lực thực hành chính trị của Đảng Cộng sản Việt
Nam là một nhiệm vụ cấp bách.
Từ những lý do trên đây, đồng thời trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ,
tôi đã chọn đề tài “Triết lý chính trị Hồ Chí Minh – Cơ sở hình thành và nội
dung cơ bản” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Học thuyết Hồ Chí Minh là một di sản quý báu của Đảng và nhân dân Việt
Nam. Với vị trí là nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của
cách mạng Việt Nam, các bộ phận của học thuyết Hồ Chí Minh nói chung đã

đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phân tích.
Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp/gián tiếp đến đề tài luận văn
khá phong phú và có thể chia thành các nhóm sau:
 Ở nƣớc ngoài:
Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu về triết học chính trị. Đây là
những công trình cần đƣợc tham khảo trong xây dựng khung lý thuyết phục vụ
nghiên cứu của đề tài. Có thể thấy rằng, bản thân triết học chính trị đã có một lịch
sử rất lâu đời. Các nhà tƣ tƣởng chính trị, các nhà hoạt động chính trị tiêu biểu
trong lịch sử nhân loại đều ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp xây dựng hệ thống
4


tƣ tƣởng chính trị và sự nghiệp thực tiễn chính trị của họ trên một nền tảng triết
học chính trị. Nói cách khác, triết học chính trị đã là một bộ phận cấu thành quan
trọng của các tƣ tƣởng và thực tiễn chính trị tiêu biểu trên thế giới từ Cổ đến
Kim, từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, những nghiên cứu về triết học chính trị với
tƣ cách là nghiên cứu chuyên ngành - liên ngành triết học - chính trị thì mới xuất
hiện chƣa lâu, từ đầu thế kỷ XX đến nay, và nhất là từ những năm 70 của thế kỷ
XX. Có thể kể đến về một số công trình quan trọng về triết học chính trị hiện đại
nhƣ: The Human Condition (1958), Between Past and Future (1961), On
Revolution (1963) của Arendt, H; Theories of Justice (1989), Democracy and
Power. 2 vols (1991) của Barry, B; Rationalism in Politics (1962) của Oakeshott,
M; Modern Political Thought (1991) của Plant, R; A Theory of Justice (1972),
Political Liberalism (1993) của Rawls, J; History of political philosophy (1987)
của Strauss, Leo..v.v. Trong đó tiêu biểu là công trình History of political
philosophy của Leo Strauss và A Theory of Justice của J. Rawls.
Leo Strauss (1899-1973) là một trong những nhà tƣ tƣởng quan trọng nhất
của thế kỷ XX và đƣợc đánh giá nhƣ “một nhân vật trung tâm trong sự hồi sinh
các nghiên cứu về triết học chính trị” [141, p. 1]. Nghiên cứu của ông tập trung
vào các phong trào chính trị và các nhà tƣ tƣởng chính trị từ cổ đại đến hiện đại

nhƣ Platon, Machiavelli, Husserl, Heidegger, Weber, Schmitt, Scholem…
History of political philosophy là một công trình đồ sộ do Leo Strauss chủ biên,
xuất bản lần đầu tiên vào năm 1963. Công trình tập hợp 21 chuyên luận về 21
nhà tƣ tƣởng chính trị phƣơng Tây từ thời Hy Lạp cổ đại đến thế kỷ XX của các
chuyên gia về triết học chính trị, trong đó có các chuyên luận của Leo Strauss về
Platon, Marsilius Padua và Niccolo Machiavelli. Đặc biệt, tới lần tái bản thứ ba
(1987 – sau khi Leo Strauss qua đời), các tác giả đã bổ sung thêm chuyên luận
“Leo Strauss và lịch sử triết học chính trị”, khẳng định cống hiến to lớn của Leo
Strauss đối với triết học chính trị và ý nghĩa đặc biệt của triết học chính trị trong
các công trình nghiên cứu của ông. Phƣơng pháp luận khi nghiên cứu triết học
chính trị đƣợc Leo Strauss đề cao trong công trình này là chú trọng đến mối liên
hệ giữa triết gia và xã hội của triết gia. Ông cho rằng, dù suy tƣ là một hoạt động
5


cao quý nhất của con ngƣời, nhƣng đó là một sinh hoạt ngoài khả năng của đa số
quần chúng. Vì vậy, trong chuyên luận về Platon, ông thể hiện sự ngƣỡng mộ ý
nghĩ táo bạo của Platon về những vị vua hiền triết (philosopher kings) đôi khi
phải phát ngôn những “gian dối cao thƣợng” để giữ trật tự trong đám đông thiếu
hiểu biết [142, p. 33]. History of political philosophy là cuốn sách tham khảo
quan trọng khi nghiên cứu về triết học chính trị.
John Rawls (1921-2002) là một nhà triết học hàng đầu của Mỹ. Năm 1971 ông
đã cho xuất bản cuốn sách A Theory of Justice – đƣợc coi là một công trình quan
trọng nhất của nền triết học Hoa Kỳ thế kỷ XX. Với một phạm trù mới mẻ: công lý
nhƣ là công bằng, coi đây là vấn đề trung tâm, John Rawls đã trình bày một lý
thuyết về công lý trong cuốn sách gồm ba phần lớn với 9 chƣơng và 87 mục.
Trong công trình này, Rawls đã đề cập đến một vấn đề lý luận phức tạp nhất, cũng
là một thức tế nhức nhối nhất của xã hội Mỹ: vấn đề công bằng xã hội trƣớc tình
trạng bất công xã hội gia tăng. Những bức xúc về công bằng xã hội là vấn đề
không riêng của nƣớc Mỹ. Công bằng xã hội là vấn đề gay go nhất của thế giới

hiện đại, bởi lẽ cái nhân loại cần không chỉ là một cuộc sống vật chất thuần túy,
với vai trò chúa tể của đồng tiền, mà là sự hài hòa cả về vật chất lẫn tinh thần.
Công bằng là điều kiện tối cần thiết để con ngƣời đƣợc tự do, hạnh phúc. Với mục
đích “là đƣa ra một lý thuyết về công lý có thể thay thế những quan điểm cũ đã
thống trị quá lâu trong nền triết học truyền thống của chúng ta” [139, p. 3] – lý
thuyết “công lý như là công bằng”, John Rawls đã thực sự tạo ra một tiếng vang
lớn và gây tranh luận trong giới triết học phƣơng Tây suốt hơn 40 năm qua.
Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh và triết lý
chính trị Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng, đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh đƣợc các học giả nƣớc ngoài (bao gồm cả
ngƣời nƣớc ngoài và Việt kiều) công bố. Một số công trình có giá trị đã đƣợc
dịch ra tiếng Việt. Trong nhiều công trình thuộc nhóm này, các tác giả đã đi sâu
nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp cách mạng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, và trong
những nghiên cứu ấy, có lúc, có tác giả đã đƣa ra những nhận định, đánh giá sâu
sắc về tƣ tƣởng triết học Hồ Chí Minh, triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Tất nhiên,
6


những nhận xét như vậy chưa nhiều, chưa hệ thống và vì nhiều lý do, có những ý
kiến chưa chính xác, cần thảo luận thêm. Có thể nêu lên các công trình tiêu biểu
nhƣ: Ho Chi Minh (1967) của Jean Lacouture; Ho Chi Minh (1970) của C. P.
Ragiơ; Đồng chí Hồ Chí Minh (1985) của E. Côbêlép; Ho Chi Minh: A Life
(2001) của William J. Duiker; Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 – 1941
(2002) của Sophie Quinn-Judge; Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư
tưởng cách mạng Hồ Chí Minh (2003) của John Le Van Hoa..v.v.
Đặc biệt trong công trình Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng
cách mạng Hồ Chí Minh, John Lê Văn Hóa đã khẳng định giá trị tinh hoa văn
hóa dân tộc là yếu tố quan trọng nhất để hình thành tƣ tƣởng cách mạng Hồ Chí
Minh. Với ba phần, 8 chƣơng, tác giả đã luận giải những vấn đề cơ bản trong tƣ
tƣởng chính trị Hồ Chí Minh từ cách tiếp cận văn hóa chính trị và triết học chính

trị. Những vấn đề của triết học chính trị nhƣ tính chính đáng của chính quyền, sự
nổi dậy của quần chúng, từ “mệnh trời” đến “ý dân”…đƣợc tác giả phân tích sâu
sắc. Đây là một công trình tham khảo có giá trị cho đề tài.
 Ở trong nƣớc:
Nhóm thứ nhất, những công trình nghiên cứu về triết học chính trị, phương
pháp luận chính trị, lý luận chung về chính trị. Những tác phẩm này giúp củng
cố thêm nhận thức của tác giả về những khái niệm chính trị, những yếu tố căn cốt
của triết học chính trị theo quan điểm nghiên cứu của các học giả Việt Nam. Có
thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Phân tích triết học những vấn đề cơ
bản của chính trị và khoa học chính trị (2006) của Nguyễn Hữu Khiển; Triết học
chính trị về quyền con người (2005) của Nguyễn Văn Vĩnh; Triết học chính trị
Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (2006) của Lê
Tuấn Huy; Triết học chính trị Khổng giáo (2007) của Trần Quang Thuận..v.v..
Tiêu biểu nhất là tác phẩm Phân tích triết học những vấn đề cơ bản của chính
trị và khoa học chính trị của Nguyễn Hữu Khiển. Tác giả dựa theo phƣơng pháp
phân tích triết học đã nghiên cứu chính trị với tính cách là một hình thái ý thức
xã hội. Cuốn sách cũng nghiên cứu bản chất của các mối quan hệ tƣ tƣởng (ý
thức) và thực tiễn trong đời sống chính trị - một bộ phận của đời sống xã hội
7


đang vận động. Đây là một công trình tham khảo có ý nghĩa đối với đề tài.
Nhóm thứ hai, các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học, tư duy triết
học, phương pháp triết học, triết lý của Hồ Chí Minh. Có thể nêu lên một số
công trình tiêu biểu nhƣ: Triết lý phát triển Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực
tiễn (2009) của Phạm Ngọc Anh ; Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh (2011)
của Hoàng Chí Bảo; Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh (2005) của Nguyễn Đức
Đạt; Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh, (1998) của Phạm Văn
Đồng; Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (2000) của Võ
Nguyên Giáp; Sự hình thành về cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh (1997) của Trần

Văn Giàu; Minh triết Hồ Chí Minh (1999) của Vũ Ngọc Khánh; Biện chứng của
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (2009) của Lại Quốc
Khánh; Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh (1997) của Đặng Xuân Kỳ;
Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu (2005) của Phạm Xuân Nam;
Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng thiên tài (2011) của Trần Nhâm; Tư tưởng triết học
Hồ Chí Minh (2000) của Lê Hữu Nghĩa; Đạo Khổng trong văn Bác Hồ (1996),
Suy tưởng trước Ba Đình (1998) của Đào Phan; Hồ Chí Minh học và minh triết
Hồ Chí Minh (2008), Triết lý Hồ Chí Minh về phát triển Việt Nam (2010) của Bùi
Đình Phong; Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc (2005) của Song Thành; Hồ
Chí Minh - Nhà cách mạng sáng tạo (2009) của Mạch Quang Thắng; Tư tưởng
Hồ Chí Minh và triết lý phát triển Việt Nam hiện nay (2007) của Hồ Bá Thâm;
Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh (2004) của Hồ Kiếm
Việt.
Tiêu biểu nhất là công trình Triết lý phát triển Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận
và thực tiễn của Phạm Ngọc Anh (CB) và Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết
học Hồ Chí Minh của Hồ Kiếm Việt. Triết lý phát triển Hồ Chí Minh – Giá trị lý
luận và thực tiễn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống triết lý phát triển
Hồ Chí Minh với những nội dung chủ yếu nhất nhƣ: triết lý về con đƣờng phát
triển của cách mạng Việt Nam và xã hội Việt Nam; triết lý về mô hình phát triển
xã hội xã hội chủ nghĩa; triết lý về sự phát triển hài hòa, toàn diện mối quan hệ
trong xã hội và xã hội với tự nhiên; triết lý về động lực phát triển xã hội. Trong
8


công trình Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh, tác giả đã
tập trung nghiên cứu có hệ thống về tƣ duy triết học Hồ Chí Minh – một tƣ duy
triết học phát triển trên nền tảng triết học Mác – Lênin, từ nội dung quyết định
luận duy vật Mác-xít, luận giải mối quan hệ giữa hoàn cảnh và con ngƣời, làm
sáng tỏ mối quan hệ giữa hoàn cảnh và con ngƣời, làm sáng tổ mối quan hệ giữa
tự do và tất yếu theo thế giới quan duy vật biện chứng; đồng thời kế thừa triết lý

dân tộc Việt Nam, bao gồm trong đó tinh hoa triết lý phƣơng Đông, chủ yếu là
Nho học ở vấn đề cơ bản nhất là quan hệ Thiên – Nhân đã đƣợc Việt hóa, hƣớng
sự cải biến cách mạng đối với xã hội, trƣớc hết vào giáo hóa con ngƣời vì con
ngƣời và phát huy nhân tố con ngƣời. Ngoài ra cuốn sách còn dành nhiều trang
cho vấn đề rất cơ bản trong việc vận dụng tƣ duy triết học Hồ Chí Minh trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay. Đây là những công trình tham khảo trực
tiếp của đề tài.
Thông qua tổng quan tài liệu nghiên cứu với những nhóm vấn đề đã đƣợc
khái quát ở trên, có thể thấy phần nào nội dung đã đƣợc nghiên cứu liên quan đến
đề tài. Đã có những công trình nghiên cứu về triết học chính trị, đã có những tác
phẩm viết về tƣ tƣởng triết học, tƣ duy triết học của Hồ Chí Minh, cũng đã có
những luận điểm đánh giá về triết lý chính trị Hồ Chí Minh. Song, chƣa có công
trình nào đề cập nghiên cứu một cách trực diện và có hệ thống về triết lý chính trị
Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu về “Triết lý chính trị Hồ Chí Minh” cần
phải đƣợc đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và những nội dung cơ
bản của triết lý chính trị Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
đƣợc xác định là:
-

Phát biểu quan niệm về “triết lý”, “triết lý chính trị”, “triết lý chính trị Hồ

Chí Minh” đƣợc sử dụng trong luận văn.
9



-

Xác định và phân tích những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã góp phần

hình thành nên triết lý chính trị Hồ Chí Minh.
-

Phân tích những nội dung cơ bản của triết lý chính trị Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của triết lý chính trị Hồ Chí Minh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về cách tiếp cận, luận văn nghiên cứu vấn đề từ góc độ liên ngành
khoa học Triết học – Chính trị học.
Thứ hai, nội dung triết lý chính trị Hồ Chí Minh đƣợc xác định và khái quát
nên từ hoạt động thực tiễn chính trị của Hồ Chí Minh và những luận điểm đƣợc
Hồ Chí Minh phát biểu trong các bài nói, bài viết của Ngƣời. Tƣ liệu phục vụ
nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh là các ấn phẩm đƣợc xuất bản ở
Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận chính trị học và triết học chính trị của chủ nghĩa Mác –
Lênin, phƣơng pháp luận Hồ Chí Minh, cùng với các quan điểm chính trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có nhiều cách tiếp cận triết học chính trị của các trƣờng phái nghiên cứu khác
nhau. Cách tiếp cận nghiên cứu của tác giả luận văn là dựa trên lý luận của các
nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin, cụ thể là: lý luận về quá trình phát
triển lịch sử - tự nhiên của hình thái kinh tế xã hội, phép biện chứng về mối quan
hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng, phép biện chứng về mối quan hệ

giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Phƣơng pháp luận Hồ Chí Minh mà đặc biệt là sự định hƣớng tƣ duy trên cơ
sở thực tiễn là cơ sở lý luận cho luận văn bởi triết lý chính trị Hồ Chí Minh cũng
nảy mầm trên mảnh đất thực tiễn cách mạng dân tộc. Hồ Chí Minh quan niệm:
“Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu
tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lƣỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó
10


chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính”. Theo quan niệm đó, trong
phƣơng pháp tƣ duy, Hồ Chí Minh luôn luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiện của đời
sống dân tộc và thời đại làm định hƣớng cho suy nghĩ và hành động, hết sức
tránh sao chép sách vở một cách giáo điều, hết sức tránh lặp lại các giải pháp có
sắn. Đây là một chỉ dẫn sâu sắc để tìm hiểu triết lý chính trị Hồ Chí Minh – muốn
biết rõ triết lý chính trị Hồ Chí Minh không chỉ tìm trong những bài nói, bài viết “tìm nghĩa trong chữ, tìm tƣ tƣởng trong câu văn”, mà còn phải tìm trong hành
động thực tiễn cuộc đời cách mạng phong phú của Ngƣời.
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là những quan điểm chính
trị của Đảng, quan điểm của Đảng về sự nghiệp và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng là
cơ sở lý luận quan trọng mà tác giả dựa vào đó để hoàn thành công trình nghiên
cứu của mình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận Mác-xít. Trên cơ sở đó,
luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ sau:
-

Phƣơng pháp hệ thống: nghiên cứu thế giới nhƣ một chỉnh thể, nhìn toàn

bộ xã hội nhƣ một hệ thống mà chính trị là một yếu tố cấu thành hệ thống đó.
Nghiên cứu triết lý chính trị Hồ Chí Minh là một hệ thống có các bộ phận cấu
thành cơ bản và có mối quan hệ giữa các thành tố ấy.

-

Phƣơng pháp lịch sử cụ thể: xem xét phân tích sự hình thành, biến đổi và

phát triển của triết lý chính trị Hồ Chí Minh trong những điều kiện nhất định của
tình hình thế giới và trong nƣớc, trong những tác động cụ thể của những yếu tố
khách quan và chủ quan.
-

Phƣơng pháp so sánh: so sánh triết lý chính trị Hồ Chí Minh với các tƣ

tƣởng, triết lý, triết học chính trị khác nhau, qua đó để thấy đƣợc sự tiếp thu và
phát triển của Hồ Chí Minh đối với triết lý chính trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam và phƣơng Đông; việc Hồ Chí Minh bổ sung làm phong phú thêm triết
học chính trị của các nhà kinh điển Mác-xít.
-

Phƣơng pháp lôgíc: nghiên cứu quy luật, logic vận động của chính trị

cũng nhƣ triết lý chính trị Hồ Chí Minh.
11


Ngoài ra, để triển khai đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
6. Những đóng góp của luận văn
-

Luận văn góp phần xác định và làm rõ những cơ sở chủ yếu hình thành


triết lý chính trị Hồ Chí Minh.
-

Luận văn bƣớc đầu trình bày một số nội dung cơ bản trong triết lý chính

trị Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 2 chƣơng, 7 tiết.

12


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
Khái niệm “triết lý chính trị” tự bản thân nó đã nói lên vai trò của tiếp cận
triết học đối với chính trị - một lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm và phức tạp nhất
trong đời sống xã hội ở mọi cấp độ: quốc gia – dân tộc, quốc tế - khu vực và thế
giới nhân loại. Khái niệm này còn hàm nghĩa mối quan hệ và sự tác động qua lại
giữa triết học với chính trị, trên bình diện nhận thức luận cũng nhƣ trên bình diện
đời sống thực tiễn, nhất là thực tiễn chính trị. Bản thân triết lý chính trị có cơ sở,
quá trình hình thành, biến đổi và phát triển, phản ánh những biến đổi và phát
triển của đời sống chính trị - xã hội. Triết lý chính trị Hồ Chí Minh cũng có
những cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành.
1.1. Quan niệm về triết lý, triết lý chính trị và triết lý chính trị Hồ Chí Minh
1.1.1. Triết lý
Triết học là một môn khoa học đƣợc hình thành từ rất sớm, mà chiếc nôi của
triết học phải nói đến Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ và Trung Quốc. Triết học đƣợc
hiểu theo nghĩa là sự thông thái, sự hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ. Ở Trung

Quốc đƣợc gọi là “Triết” nghĩa là Trí Tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con ngƣời
và thế giới. Còn ở Ấn Độ thì gọi “triết học” là Dar’sana nghĩa là chiêm ngƣỡng,
là con đƣờng suy ngẫm để dẫn dắt con ngƣời đến với lẽ phải. Ở phƣơng Tây,
thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp, theo tiếng Latinh từ triết học là
Philosophia nghĩa là yêu thích sự thông thái, “ái trí”, nó vừa mang tính định
hƣớng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con ngƣời. Nhƣ vậy,
cho dù ở phƣơng Đông hay phƣơng Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động
tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con ngƣời và tồn tại với tƣ
cách là một hình thái ý thức xã hội.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhƣng đều bao hàm những
nội dung về cơ bản là tƣơng đồng: triết học nghiên cứu thế giới với tƣ cách là
một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh
thể nói chung, của xã hội loài ngƣời, của con ngƣời trong cuộc sống cộng đồng
13


nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dƣới dạng duy lý. Tựu chung lại,
có thể hiểu, “triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con ngƣời về
thế giới, về vị trí, vai trò của con ngƣời trong thế giới ấy” [9, tr. 8].
Tuy nhiên, có một điều đặc biệt, trong hệ ngôn ngữ Latinh, xuất phát từ tiếng
Hy Lạp, chỉ có một chữ “philosophy” (có nghĩa là: yêu mến sự thông thái, anh
minh), chuyển sang tiếng Việt thành “triết học” nhƣ môn triết học, khoa triết học,
các trƣờng phái triết học, nhƣng bên cạnh đó còn đƣợc dịch là “triết lý”. Vậy
“triết lý” là gì?
Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều cách lý giải khác nhau về khái niệm “triết lý”.
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1992), triết lý có hai nghĩa: 1) lý
luận triết học; 2) quan niệm chung của con ngƣời về những vấn đề nhân sinh và
xã hội. Theo Từ điển từ và ngữ của Nguyễn Lân (2000) thì triết lý đƣợc chiết tự
thành: “triết” là sáng suốt, “lý” là lẽ. Còn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ
(2007) thì định nghĩa: triết lý là cái lý sâu xa mà phải vậy của mọi sự vật, mọi lý

do, mọi nguyên tắc trên đời…
Cách lý giải của các nhà khoa học Việt Nam về khái niệm “triết lý” cũng khá
phong phú.
Giáo sƣ Trần Văn Giàu cho rằng: “Trong tiếng Pháp chỉ có một từ
philosophie, không có từ thứ hai. Còn dân Việt Nam mình thì vừa nói triết lý vừa
nói triết học. Tôi nghĩ triết lý và triết học không hoàn toàn giống nhau. Triết học
chủ yếu là lý luận về nhận thức, tức nhận thức luận, hay nói một cách cụ thể hơn,
đó là phƣơng pháp luận tổng quát của các khoa học. Có ngƣời ngày xƣa gọi triết
học là khoa học của các khoa học. Còn triết lý chủ yếu hƣớng về đạo lý; hƣớng
về đạo lý chứ không phải đạo lý. Nó chủ yếu đặt vấn đề tốt hay xấu, nên hay
chăng, chứ không đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải. Hai loại vấn đề
ấy tuy có quan hệ với nhau, nhƣng có khác nhau” [66, tr. 21].
Giáo sƣ Vũ Khiêu thì quan niệm: “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình.
Triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện
ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con ngƣời” [66, tr. 21].

14


Giáo sƣ Hoàng Trinh lại đƣa ra định nghĩa: “Triết lý là những nguyên lý đầu
tiên, những ý tƣởng cơ bản đƣợc dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của
con ngƣời về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân,
làm phƣơng châm cho sự xử thế và sự xử sự của con ngƣời trong các hành động
sống hàng ngày…” [114, tr. 8].
Còn theo giáo sƣ Hồ Sỹ Quý thì: “Về đại thể, triết lý có thể và nên đƣợc hiểu
là những tƣ tƣởng, quan điểm hay quan niệm…mang tính khái quát cao; đƣợc
phản ánh một cách cô đúc dƣới dạng các mệnh đề hoặc các phán đoán thƣờng là
trau chuốt về mặt ngữ pháp; và đƣợc sử dụng trong đời sống xã hội với tính cách
là những định hƣớng cho hoạt động của con ngƣời về mặt thế giới quan, phƣơng
pháp luận hoặc nhân sinh quan” [96, tr. 57].

Để hiểu rõ hơn về khái niệm “triết lý”, chúng ta có thể xem xét những quan
điểm luận giải về mối tƣơng quan giữa triết học và triết lý. Về điều này, nhìn
chung trong giới khoa học Việt Nam có hai luồng ý kiến: một bên cho rằng triết
học và triết lý là khác nhau, và một bên cho rằng triết lý là triết học, hay đúng
hơn là một hình thái triết học.
Về quan điểm triết học và triết lý là khác nhau có thể kể đến ý kiến của giáo
sƣ Trần Văn Giàu nhƣ đã nêu ở trên. Giáo sƣ Hồ Sỹ Quý cũng thể hiện quan
điểm này khi cho rằng: “…mặc dù ở ta một số ngƣời đã dịch philosophy là triết
lý nhƣng trong tiếng Việt chúng ta đều biết triết lý và triết học là các khái niệm
khác nhau, dùng để biểu đạt, phản ánh những đối tượng khác nhau (ngƣời
trích nhấn mạnh – PDA)… nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn
luôn ở trình độ thấp hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán
trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tƣ duy. Nói một cách
khác, nếu không phải là tất cả thì trong đa số các trƣờng hợp, triết lý thƣờng thiếu
chặt chẽ hơn, phiến diện hơn và có nhiều khả năng chứa đựng mâu thuẫn hơn so
với triết học” [96, tr. 57]. Có cùng quan điểm, giáo sƣ Phạm Xuân Nam, trong
công trình Triết lý phát triển ở Việt Nam – mấy vấn đề cốt yếu (2005) nhận xét:
“Khác với triết học, triết lý không phải là môn khoa học đề cập đến những vấn

15


đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy (ngƣời trích nhấn mạnh –
PDA)…Nhƣng triết lý có quan hệ khá mật thiết với triết học” [66, tr. 23].
Về quan điểm triết lý là triết học có thể kể đến ý kiến của giáo sƣ Vũ Khiêu
nêu trên. Giáo sƣ Tô Duy Hợp khi bàn về triết lý dân gian cũng khẳng định:
“Nếu lấy tiêu chuẩn về trình độ tính lý luận, tính hệ thống, tính khoa học, tính
nhất quán lôgíc thì có thể thấy triết học ở cung bậc cao hơn triết lý; bởi vì triết lý
có bản tính kinh nghiệm, tiền khoa học, không có tính hệ thống logic chặt chẽ,
hoàn chỉnh. Nhƣng nếu lấy tiêu chuẩn khác, chẳng hạn nhƣ tính phổ cập, tính

hiệu quả xã hội thực tế.v.v…thì triết lý tỏ ra thiết thực hơn triết học ; theo nghĩa
đó, triết lý có giá trị thực tiễn hơn so với triết học. Nhƣ vậy triết lý và triết học
đều cùng một phạm trù đó là thế giới quan (và nhân sinh quan). Triết học là
thế giới quan lý luận, còn triết lý là nhân sinh quan kinh nghiệm (ngƣời trích
nhấn mạnh – PDA). Quan hệ giữa triết học và triết lý không quy giản về quan hệ
đúng – sai, cao – thấp, hay – dở ; bởi vì theo nguyên lý tƣơng đối trong văn hóa
thì còn có quan hệ bổ sung cho nhau” [45, tr. 307-308]. Trong công trình Triết lý
giáo dục thế giới và Việt Nam (2013), giáo sƣ Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nhìn
chung lại, “triết học” và “triết lý” đều bắt đầu bằng chữ “triết” chỉ sự am hiểu, tri
thức đại quát, bản chất, thông thái; tiếp theo, một đằng là chữ “học” là học
thuyết, khoa học, môn học, khoa đào tạo; một đằng là chữ “lý” là lý lẽ, lý giải, ý
sâu xa, một toát yếu, một châm ngôn, rất khái quát…đại thể có thể hiểu “triết lý”
là triết học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn với cuộc sống
thực ở một cấp độ nào đó, trong một phạm vi nào đó (ngƣời trích nhấn mạnh PDA)” [29, tr. 36].
Cũng có quan điểm chiết trung khi xem triết lý vừa thuộc triết học vừa không
thuộc triết học: “Nếu hiểu triết học theo nghĩa rộng, nó là môn khoa học về triết,
bao gồm tất cả các loại triết, thì nó bao gồm cả triết lý. Nhƣng nếu hiểu triết học
là một hệ thống khái niệm, phạm trù, kết cấu với nhau bằng một logic chặt chẽ
nhằm giải quyết vấn đề cơ bản của triết học thì triết lý không thuộc triết học. Gắn
triết học với hệ thống cũng chƣa hẳn đúng, vì trong lịch sử cũng có những triết
học phi hệ thống… ở Việt Nam có cả triết học (mặc dù trước kia, ông cha ta
16


không dùng từ này và nó nằm trong quan hệ bất phân với sử, văn, tôn giáo) và
triết lý mà chúng tôi gọi chung là triết (ngƣời trích nhấn mạnh – PDA)” [33, tr.
404-405].
Qua những quan điểm nêu trên thật khó để phân biệt tƣờng minh triết lý và
triết học, bởi không có một thang giá trị, chuẩn mực duy nhất để so sánh triết lý
và triết học. Để hiểu triết lý theo tính hệ thống, chúng tôi cho rằng, thực chất thì

triết lý là triết học, bởi triết lý và triết học đều diễn đạt cùng một phạm trù thế
giới quan và nhân sinh quan. Chúng đều thể hiện sự tìm tòi, sự suy lý của con
ngƣời về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân con
ngƣời. Thật dễ để có sự thống nhất về câu nói “Trái đất cung cấp đủ để thỏa mãn
nhu cầu của con người, nhưng không đủ thỏa mãn sự tham lam của con người”
của Gandhi là một triết lý hƣớng về đạo lý – sự chừng mực trong việc khai thác
các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu hợp lý của con ngƣời;
nhƣng cũng rất khó phản bác rằng câu nói đó là một mệnh đề lý luận thể hiện
nhận thức của con ngƣời về chính lòng tham – một yếu tố trong bản chất của
con ngƣời.
Nhƣng nếu xét về hình thức biểu đạt thì triết lý và triết học có hình thức biểu
đạt khác nhau; bởi triết học thƣờng đƣợc thể hiện bằng hệ thống các khái niệm,
các phạm trù, các nguyên lý có tính trừu tƣợng hóa cao, qua tác tác phẩm đồ sộ.
Có thể thấy rõ điều đó trong bất cứ một triết thuyết, một tác phẩm triết học nào,
nhất là các triết thuyết, các tác phẩm triết học nổi tiếng nhƣ hệ thống “những
nguyên lý cao nhất” về các cặp phạm trù trong Siêu hình học của Aristotle; hệ
thống những luận điểm về “ý niệm” và “ý niệm tuyệt đối” trong Lôgích học của
Hegel; hay hệ thống những luận điểm về hình thái kinh tế - xã hội trong Góp
phần phê phán khoa kinh tế chính trị và bộ Tư bản của Mác. Còn triết lý thƣờng
đƣợc thể hiện dƣới dạng những câu, những mệnh đề cô đọng, súc tích, ngắn gọn,
nhƣ “Cái gì mà chúng ta học đƣợc ở thời tuổi trẻ thì nó luôn luôn còn mãi” của
Cervantes, “Một cuộc sống vô ích là một cái chết trƣớc thời hạn” của Goethe…
Hồ Chí Minh cũng đã một số lần trực tiếp sử dụng thuật ngữ “triết lý”. Trong
Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản (9 – 1923) Ngƣời viết: ở Việt Nam “tiểu tƣ
17


sản…chịu sự chi phối bởi nhiều triết lý, nhƣ là nó hƣớng vào phong trào dân tộc
rất vội vã” [73, tr. 221]. Trong Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - một tác
phẩm có thể là của Hồ Chí Minh cũng đã nhắc đến thuật ngữ triết lý: “Mác đã xây

dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử” [73, tr. 509-510].
Trong Ông Anbe Xarô và bản Tuyên ngôn Nhân quyền, Nguyễn Ái Quốc viết: “Dù
rằng sự thực đau lòng nhƣ vậy, nhƣng thế giới rồi cũng quen đi với cái triết lý, cái
tính trì độn vốn dĩ, mỗi khi ngƣời ta khuấy lên cái tƣ tƣởng định mệnh của nó” [73,
tr. 259]. Trong Đáp từ tại buổi chiêu đãi của Chủ tịch G.Biđôn ở Paris (2 – 7 –
1946), Hồ Chí Minh nói: “Triết lý đạo Khổng và triết lý phƣơng Tây đều tán
dƣơng một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục, vật thi ƣ nhân”(nghĩa là điều mà
mình không muốn thì đừng làm cho ngƣời khác)” [76, tr. 304]. Khi Trả lời phỏng
vấn ông L.Hanxen, Chủ bút hãng U.P của Mỹ ở Châu Á (12 – 1955), Ngƣời khẳng
định: “Trong chính sách đối ngoại, triết lý hƣớng dẫn chúng tôi là sự thực hiện 5
nguyên tắc chung sống hòa bình. Về chính sách nội trị, triết lý hƣớng dẫn chúng
tôi là sự thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ để thực hiện thống nhất đất
nƣớc chúng tôi” [82, tr. 228]. Nhƣ vậy, có thể thấy, trong quan niệm của Hồ Chí
Minh, triết lý là những tƣ tƣởng có tác dụng chỉ đạo cách ứng xử, cách hành động
của con ngƣời trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó.
Tóm lại, có thể hiểu, triết lý là những tƣ tƣởng, những luận điểm, quan
điểm, phƣơng châm, lý lẽ mang tính khái quát cao, cơ bản và cốt lõi về cuộc
sống cũng nhƣ về những hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con ngƣời
trong xã hội, có vai trò định hƣớng trực tiếp đối với cuộc sống và những
hoạt động rất đa dạng ấy. Về mặt hình thức nó thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng
những mệnh đề, những châm ngôn ngắn gọn, súc tích bao chứa ý nghĩa sâu xa về
nhân tình thế thái, về tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Tuy nó không thể hiện dƣới
hình thức một hệ thống chặt chẽ và có thể giải thích và vận dụng khác nhau,
nhƣng vai trò xã hội của nó thì rất rõ ràng.
1.1.2. Triết lý chính trị và triết lý chính trị Hồ Chí Minh
Kể từ khi ra đời, cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội khác, triết lý tác động
đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nó không chỉ tác động đến khoa học, văn học,
18



văn hóa nghệ thuật, kinh tế…mà còn có tác động đến quá trình chính trị.
Ăngghen đã từng nói, lịch sử bắt đầu từ đâu thì tƣ duy bắt đầu từ đó. Quá trình
loài ngƣời tìm kiếm các phƣơng thức xây dựng quyền lực chính trị, thực thi
quyền lực chính trị, quyền lực nhà nƣớc nhằm thực hiện tối ƣu mục tiêu chính trị
là quá trình loài ngƣời xây dựng nên các tƣ tƣởng chính trị, các học thuyết, lý
thuyết về chính trị và về hoạt động chính trị; do đó, đó cũng chính là quá trình
loài ngƣời, mà chính xác hơn, là các chủ thể chính trị xây dựng nên các học
thuyết, các mô hình tổ chức, vận hành, hoạt động của các hệ thống chính trị; từ
đó hình thành các trƣờng phái, các xu hƣớng chính trị trên cơ sở giai cấp, và do
đó, trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, hệ tƣ tƣởng mà phân hóa thành các
thể chế chính trị, thể chế nhà nƣớc và các hệ thống chính trị khác nhau.
Hoạt động chính trị luôn luôn vô cùng phong phú, đa dạng, muôn màu sắc
nhƣng cái cốt lõi bên trong của đời sống chính trị là quy luật sinh thành, vận động
và phát triển nó. Mỗi một thể chế chính trị, mỗi một cộng đồng dân tộc, quốc gia
đều có mục tiêu chính trị riêng của mình, nhƣng cái chung của chính trị là việc sử
dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nƣớc để thực hiện mục tiêu chính trị vì lợi
ích của chủ thể chính trị, của đảng, của giai cấp, của quốc gia, dân tộc.
Chủ thể đảng, nhà nƣớc, quốc gia, dân tộc thực hiện lợi ích, lý tƣởng, mục
tiêu dân tộc, đó là chính trị quốc gia, dân tộc; lý tƣởng, mục tiêu, lợi ích đó thống
nhất, đồng thuận nhau, cũng có thể mâu thuẫn, xung đột nhau. Điều đó làm cho
đời sống chính trị diễn ra vô cùng phức tạp nhƣng cũng hết sức sinh động. Tham
gia vào đời sống chính trị phức tạp đó, mỗi một chủ thể chính trị luôn đặt ra
những vấn đề thể hiện mong muốn vƣơn tới những giá trị nhân văn: làm thế nào
để chính trị góp phần vào sự thịnh vƣợng của nhân loại? Cuộc sống tốt đẹp là gì
và làm sao để thực hiện đƣợc nó? Những nguyên tắc và giá trị nào cần đƣợc sử
dụng để định hình và đánh giá các tổ chức chính trị? Ý nghĩa của bình đẳng, công
lý và tự do là gì? Khi suy ngẫm, đúc kết, tổng kết về những vấn đề đó, các chủ
thể chính trị rút ra đƣợc những mệnh đề, những tƣ tƣởng có ý nghĩa triết lý và
xem đó là những nguyên tắc cƣ xử trong đời sống chính trị, phƣơng châm của
hoạt động chính trị. Đó chính là triết lý chính trị và cũng thể hiện “chính trị luôn

19


luôn có triết lý chính trị nằm bên trong nó” [134, p. 5]. Triết lý chính trị luôn
quan tâm đến tất cả những câu hỏi trên. Triết lý chính trị “tập trung vào các vấn
đề cụ thể liên quan đến đời sống chính trị của chúng ta…xem xét các ý tƣởng
quan trọng về sự công bằng, công lý, quyền lợi của cá nhân và cộng đồng và làm
thế nào để đạt đƣợc các giá trị đó” [143, p. 2].
Có thể hiểu, triết lý chính trị là những tƣ tƣởng, những quan niệm cốt lõi
thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng những câu, những mệnh đề cô đọng, súc
tích phản ánh đƣợc bản chất của các mối quan hệ diễn ra trong đời sống
chính trị của cá nhân và cộng đồng theo hƣớng khẳng định những niềm tin
chính trị, những giá trị chính trị, những đạo lý chính trị, có tác dụng chỉ đạo
cho cách ứng xử chính trị, tƣ duy và hành vi chính trị của con ngƣời trong
những hoàn cảnh chính trị cụ thể. Nói cách khác, triết lý chính trị là kết quả
của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành những phƣơng châm,
những định hƣớng cơ bản và cốt lõi về đời sống chính trị cũng nhƣ hoạt
động giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nƣớc của các
chủ thể chính trị.
Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động chính trị xuất sắc đồng thời cũng là một
nhà tƣ tƣởng lớn của dân tộc Việt Nam. “Là nhà tƣ tƣởng, không thể không lấy
tƣ tƣởng triết học làm điểm xuất phát cho hệ thống lý luận của mình. Hệ tƣ tƣởng
với tƣ duy triết học của một nhà tƣ tƣởng gắn với nhau nhƣ hình với bóng.
Không có nhà tƣ tƣởng nào lại không có hệ tƣ tƣởng triết học của riêng mình. Hồ
Chí Minh cũng không ngoại lệ” [69, tr. 479].
Là một nhà chính trị thực hành, trong bối cảnh văn hóa chính trị đặc thù, Hồ
Chí Minh hiếm khi bàn về những vấn đề trừu tƣợng nhƣ duy tâm và duy vật, biện
chứng và siêu hình, khả tri hay bất khả tri. Ngƣời cũng không để lại những tác
phẩm chuyên bàn về triết lý chính trị. Nhƣng không thể nói rằng, toàn bộ hệ
thống lý luận của Hồ Chí Minh lại không in đậm nét dấu ấn của quan điểm duy

vật triết học một cách triệt để, lại không xuyên suốt phép biện chứng duy vật từ
đầu đến cuối, lại không đề cao thực tiễn và tính quy luật khách quan của đời sống
xã hội lên hàng đầu. Giáo sƣ Trƣơng Chính đã từng viết: “Riêng chúng tôi lúc
20


×