Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.78 KB, 4 trang )
Câu 7
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM?
Trả lời:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận cơ bản về chiến lược,
sách lược, phương châm, phương pháp của cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân
tộc đến CNXH. Đó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành do yêu
cầu khách quan nhằm giải đáp những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam
đặt ra hồi đầu thế kỷ 20 trong những điều kiện lịch sử - xã hội sau đây:
1.Sau khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta vẫn tiếp
tục chiến đấu chống ngoại xâm trong hoàn cảnh rất khó khăn. Các phong trào yêu
nước, các cuộc nổi dậy đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Nguyên nhân của những
thất bại nêu trên là do chưa tìm được đường lối rõ ràng, đúng đắn.
2.Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê
hương của Người (tỉnh Nghệ An) là mảnh đất giàu truyền thống bất khuất, cần cù
lao động, hiếu học nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt
Nam. Ngay từ nhỏ, Người đã được ảnh hưởng bởi những truyền thống quý báu đó.
3.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại mới trong lịch sử
loài người. Vào thời điểm ấy, sau khi bôn ba qua nhiều nước để tìm đường cứu
dân, cứu nước, Hồ Chí Minh đến Thủ đô nước Pháp. Tại đây, sau khi đọc bản Luận
cương về Dân tộc và Thuộc địa của V.I.Lênin, Người coi đây chính là cái “cẩm
nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc địa, khẳng
định thêm con đường mà Người đã chọn.
Có thề chia thành các giai đoạn là:
1.Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (từ 1911 đến 1920). Trong giai đoạn này
Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua các châu lục để tìm hiểu cuộc sống của người lao
động tại các nước tư bản, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Năm
1920, sau khi nghiên cứu Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc tán thành gia
nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Ðảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu
bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ giác ngộ dân tộc đến
giác ngộ giai cấp, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin.