Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hiệp định về quy tắc xuất xứthách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.13 KB, 7 trang )

CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA WTO –
THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI
THỰC HIỆN

1. Đặt vấn đề
Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc xác định xuất xứ của hàng hóa nhập
khẩu do các nước nhập khẩu tùy ý quy định khiến cho việc xác định xuất xứ trở nên
phức tạp cho các nhà nhập-xuất khẩu. Trong khi đó các thỏa thuận ưu đãi thuế quan,
các tranh chấp về quy tắc xuất xứ và cả các biện pháp trừng phạt bằng thuế quan (ví dụ
thuế chống bán phá giá) trên thế giới ngày càng tăng; nhiều kiểu quy định, nhiều cách
thức áp dụng khác nhau về quy tắc xuất xứ hàng hóa khiến hoạt động thương mại bị
cản trở không ít. Bên cạnh đó phải kể đến trường hợp các nhập khẩu còn sử dụng quy
tắc xuất xứ với mục đích bảo hộ (ví dụ quy định quy tắc xuất xứ khó khăn để từ chối
cấp hạn ngạch hoặc không cho hưởng thuế quan ưu đãi1).
Trong khuôn khổ WTO, để hạn chế tình trạng lạm dụng quy tắc xuất xứ đơn giản
hóa hệ thống quy định này bằng các quy định hài hòa hóa và làm rõ các quy tắc xuất
xứ giữa các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; ngày
20/9/1986 các nước thành viên WTO đã đi đến thống nhất Hiệp định về quy tắc xuất
xứ (Rules of Origin- gọi là ROO). Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam cũng
phải thực thi các quy định về quy tắc xuất xứ cuả WTO. Theo đó gần 10 năm gia nhập
WTO pháp luật thương mại Việt Nam đã có những thay đổi các quy định về quy tắc
xuất xứ hàng hóa; các quy định này quy định có liên quan về quy tắc xuất xứ cuả
WTO đã có những tác động quan trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động
thương mại của các doanh nghiệp khi thực hiện quy định về Quy tắc xuất xứ theo Hiệp
định ROO trong khuôn khổ WTO.Trong phạm vi của bài viết, người viết tóm lược
những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện quy định về
Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định ROO trong khuôn khổ WTO.
2. Quy tắc về xuất xứ theo Hiệp định ROO và các quy định của pháp luật
Việt Nam có liên quan
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ROO được hiểu là “những luật, qui
định, quyết định hành chính chung do các Thành viên áp dụng để xác định nước xuất


xứ của hàng hóa với điều kiện là qui tắc xuất xứ này không liên quan đến thoả thuận
thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan ngoài phạm
1 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ, [truy cập ngày
28/10/2010]

Trang 1


vi điều chỉnh của khoản 1 Điều I của GATT 1994” 2. Theo quy tắc này thì “một nước
được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như hàng hóa được hoàn
toàn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất
ra hàng hóa đó, thì nước Xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ
bản cuối cùng”3.Từ quy định này nhận thấy xuất xứ hàng hóa có tính tương đối. Bởi
cùng một hàng hóa được sản xuất và xuất khẩu bởi một quốc gia nhưng tùy thuộc vào
quy tắc xuất xứ được áp dụng trong mỗi trường hợp, hàng hóa đó có thể được coi là có
hoặc khồng có xuất xứ tại chính quốc gia này. Theo Hiệp định Roo có thể phân chia
quy tắc xuất xứ theo nhiều cách khác nhau. Nếu dựa trên tiêu chí xuất xứ, quy tắc xuất
xứ bao gồm quy tắc xuất xứ thuần túy và quy tắc xuất xứ không thuần túy. Theo đó
khi hàng hóa hoàn toàn được sản xuất ra tại một quốc gia (sản xuất nội địa hoàn toàn)
thì hàng hóa đó được xem là có xuất xứ thuần túy, đối với hàng hóa được nhiều quốc
gia cùng tham gia vào quá trình sản xuất thì được xem là xuất xứ không thuần túy.
Các quy tắc xuất xứ được quy định trong khuôn khổ WTO đã tạo khung pháp lý
chung cho các quốc gia thành viên trong việc đặt ra các chuẩn mực về tiêu chí xuất xứ
riêng trong hệ thống pháp lý của quốc gia mình. Theo đó, pháp luật Việt Nam tại Nghị
định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 đã định nghĩa xuất xứ hàng hóa là nước
hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn
chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc
vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó4.
Việc phân loại xuất xứ thuần túy và xuất xứ không thuần túy cũng được Nghị
định trên quy định. Cụ thể:

Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia,
vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 3
Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/20065.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần tuý được công nhận có xuất xứ từ một quốc
gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện cộng đoạn chế biến cơ bản
cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này6.
Qua các quy định của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa của WTO và quy
định của Nghị định 16/2006/NĐ-CP có thể nhận thấy đối với các hàng hóa có xuất xứ
2 Khoản 1, Điều 1 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ.
3 Điều 3(b)Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO.
4Xem thêm Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại
về xuất xứ hàng hóa.
5 Điều 7 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.
6 Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.

Trang 2


thuần túy tiêu chí “hoàn toàn” trong các quy tắc xuất xứ được xác định ở mức hầu như
tuyệt đối, chỉ áp dụng cho các hàng hóa phải hoàn toàn được sinh trưởng và thu hoạch
ở nước xuất xứ hoặc được gia công hoàn toàn bằng các nguyên liệu của nước xuất xứ.
Nếu một hàng hóa được sản xuất mà có một nguyên liệu hoặc bộ phận, phụ tùng
không có xuất xứ của nước xuất khẩu thì hàng hóa này sẽ mất đi tính chất “xuất xứ
hoàn toàn” và do đó loại hàng hóa này không được xem là hàng hóa có xuất xứ thuần
túy.
Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là những hàng hóa được sản xuất
toàn bộ hay từ một phần nguyên vật liệu, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu hoặc không rõ
xuất xứ. Những loại hàng hóa này vẫn được coi là có xuất xứ của nước sản xuất khi
đạt ở “mức độ đáng kể” tại quốc gia xuất khẩu. Việc xác định “mức độ đáng kể” khá
phức tạp vì các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia thậm chí

còn có cả nguyên vật liệu không rõ xuất xứ.Để xác định “mức độ đáng kể”, người ta
thường căn cứ vàotiêu chí chuyển đổi hạng mục trên biểu thuế quan (chuyển đổi mã số
HS), tiêu chí theo tỷ lệ phần trăm theo giá trị (hàm lượng gia tăng hay hàm lượng giá
trị khu vực RVC), tiêu chí về công đoạn chế tác hay gia công. Theo quy định của Quy
tắc xuất xứ của WTO thì các quốc gia thành viên khi ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật nội địa hóa các quy định này có thể sử dụng 1 trong 3 tiêu chí trên. Tại Nghị
định 19/2006/NĐ-CP pháp luật Việt Nam đã sử dụng tiêu chí "Chuyển đổi mã số hàng
hoá" là tiêu chí chính để xác định sự thay đổi cơ bản của hàng hoá có xuất xứ không
thuần túy, các tiêu chí “Tỉ lệ phần trăm của giá trị” và tiêu chí “Công đoạn gia công
hoặc chế biến hàng hóa” được lấy làm các tiêu chí bổ sung hoặc thay thế khi xác định
thay đổi cơ bản của hàng hoá 7. Cụ thể hơn,tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” được
áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa, trừ những hàng hóa mà pháp luật quy định rõ
ràng phải áp dụng tiêu chí “Tỉ lệ phần trăm của giá trị” hoặc tiêu chí “Công đoạn gia
công hoặc chế biến hàng hóa”8.
Đáp ứng yêu cầu “rõ ràng” của Hiệp định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong nội
khối WTO khi pháp luật quốc gia quy định các tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa.
Thông tư 08/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 đã quy định chi tiết và rõ ràng các tiêu
chí trên. Theo đó:
- "Chuyển đổi mã số hàng hóa" là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế
xuất nhập khẩu) của hàng hóa ở cấp 4 số so với mã số HS của nguyên liệu không có
7 Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.

8Xem thêm điểm 4 phần II Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 của Bộ Thương mại về việc hướng
dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy. Thông tư này
được sửa đổi, bồ sung bởi Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01/6/2006.

Trang 3


xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ)

dùng để sản xuất ra sản phẩm đó.
- "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có
xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản
xuất ra. Phần giá trị gia tăng nói trên phải đạt ít nhất 30% của giá trị hàng hóa được
sản xuất ra và được thể hiện theo công thức sau:
Giá FOB –
Giá nguyên liệu không có xuất xứ
từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất
x 100% ≥ 30%
Giá FOB
- "Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" là quá trình sản xuất chính tạo ra
những đặc điểm cơ bản của hàng hoá.
Với các quy định của pháp luật Việt Nam về quy tắc xuất xứ hàng hóa phần nào
đã bao quát và chi tiết Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hóa của WTO. Tuy nhiên khi
áp dụng trên thực tế cần phải chú ý đến nguyên tắc: Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện
được hưởng ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập sẽ áp dụng quy tắc xuất xứ
của nước nhập khẩu để xác định xuất xứ cho hàng hóa đó; Hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan theo các
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia
nhập sẽ áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định chi tiết các
quy tắc xuất xứ thuộc các điều ước quốc tế nói trên.
Thêm vào đó, theo quy định của WTO thì các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên
của WTO nhằm tự do hóa thương mại của họ, họ có thể đi đến việc ký kết điều ước
quốc tế về “thỏa thuận thương mại khu vực” (RTA) và khi đó các quốc gia thành viên
của RTA sẽ phải tuân theo quy tắc xuất xứ của RTA mà họ tham gia. Các thỏa thuận
thương mại này được đánh giá là đi ngược lại các nguyên tắc của WTO, tuy nhiên việc
WTO cho phép thành lập các RTA này là do chúng hướng tới mục tiêu chính của
WTO, đó là tự do hóa thương mại; việc thành lập các RTA khu vực cũng phải thỏa
mãn các điều kiện cụ thể mà WTO quy định.

Với các quy định về nguyên tắc áp dụng của quy tắc xuất xứ hàng hóa vừa nêu
trên, có thể nhận thấy sự đa dạng và nghiêm ngặt về xuất xứ hàng hoá, đây là khó khăn
rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) khi phải tìm hiểu về quy tắc xuất xứ
hàng hóa trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm.
3. Thách thức và các giải pháp cho nghiệp Việt Nam khi thực hiện Hiệp định
ROO
Trang 4


Khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì việc thực thi quy
định về Quy tắc xuất xứ của Hiệp định ROO đã mang lại những thuận lợi rất lớn cho
các DNVN, có thể thấy đó là việc các doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi mà các
thành viên RTA dành cho hàng hóa của nhau khi hàng hóa đó đáp ứng được các yêu
cầu về xuất xứ hàng hóa; đặc biệt phải nói đến là các ưu đãi về thuế quan. Tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ trong các nước nội khối của RTA, mở rộng cơ hội tiếp cận thị
trường, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn, triển vọng cho nhiều ngành xuất khẩu chủ lực
của nước ta hiện nay như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ. Song chính những quy
định này lại đặt ra không ít những thách thức cho DNVN trong bối cảnh tự do hóa
thương mại như hiện nay. Một trong những thách thức đầu tiên mà DNVN gặp phải đó
là các DNVN không có kiến thức đầy đủ về các quy tắc xuất xứ, nên lúng túng trong
việc thực hiện cũng như tận dụng triệt để các quy định về quy tắc xuất xứ của các Hiệp
định FTA để đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu về xuất xứ. Giải pháp đưa ra là các
doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ quy tắc xuất xứ trong WTO và trong từng
Hiệp định RTA thậm chí cả quy định của pháp luật quốc gia để chắc chắn hàng hóa
đáp ứng được các quy tắc xuất xứ hàng hóa trước khi sản xuất, xuất khẩu. Theo đó,
doanh nghiệp phải có hệ thống quy định pháp lý nội bộ đồng nhất cho tất cả các khâu,
từ khâunhập khẩu nguyên liệu, sản xuất, gia công, kiểm định cho đến xuất hàng thành
phẩm; đặc biệt khâu kế toán và kiểm soát. Hệ thống này phải cung cấp được thông tin
chi phí, cập nhật các thay đổi mã số hàng hóa (kể cả cho nguyên vật liệu), nhóm thuế

cho các nguyên liệu, phân loại hệ thống đầu vào có xuất xứ và không có xuất xứ, các
chi phí gia công gián tiếp và trực tiếp và các dữ liệu liên quan để tính toán hàm lượng
xuất xứ của hàng hóa. Tuy nhiên, điều đáng nói là phí tổn phát sinh khi vận hành một
hệ thống như thế không hề nhỏ; và sẽ là một khoản đáng kể khi doanh nghiệp xuất
khẩu đồng thời đến các quốc gia mà RTA có quy định khác nhau về cách tính xuất xứ.
Thách thức tiếp theo được xem là thách thức mấu chốt cho DNVN là do Việt
Nam chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất xuất
khẩu chủ lực. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là Việt Nam chưa xây dựng
được công nghiệp hỗ trợ (như hỗ trợ phụ liệu cho ngành da giày, dệt may…), dẫn đến
việc hầu hết các phụ kiện đều phải nhập khẩu và từ đó hàng hóa xuất khẩu của các
DNVN khó đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa để được
hưởng ưu đãi thuế quan. Vì vậy, trong khi các chính sách phát triển ngành công nghiệp
phụ trợ được các cơ quan nhà nước đang áp dụng để phát triển các ngành công nghiệp
này, các DNVN cần phải rà soát lại để tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước,
hoặc nhập khẩu nguyên liệu của các nước thành viên RTA để thay thế nguyên liệu của
Trang 5


các nước ngoài RTA.Bởi lẽ các nguyên liệu từ các thành viên RTA sẽ có giá thấp hơn
các nguyên liệu ngoài khu vực RTA, do nguyên liệu này được hưởng các thuế suất ưu
đãi của Việt Nam; hoặc thậm chí nguyên liệu này cũng sẽ được tính như là nguyên liệu
sản xuất trong nước và không được xem là nguyên liệu không có xuất xứ khi xác định
xuất xứ của thành phẩm (nếu Hiệp định RTA có quy định).
Vấn đề nữa là, đối với những ngành công nghiệp cụ thể như: dệt may, da giày,
điện tử, gỗ… đây là các nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi hội nhập
kinh tế thế giới. Các nhóm hàng này được đánh giá rất cao khi đáp ứng được các quy
tắc xuất xứ hàng hóa, không chỉ giúp được các doanh nghiệp trong nước tăng cường
xuất khẩu, mà còn có thể phân chia lại thị trường cung ứng hàng hóa thế giới(đặt biệt
là dệt may), để đạt được điều này hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp phải đáp
ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, thách thức hiện nay đa phần các

nguyên phụ liệu để sản xuất nhóm hàng hóa đều nhập khẩu từ các nước thứ 3 (Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…). Nguyên nhân chính cũng là do khiếm khuyết chuỗi
cung ứng trong nước từ đó dẫn đến phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu; và khi các
nhà đầu tư tăng cường chuỗi cung ứng trong nước lại gặp phải vấn đề lớn là chi phí và
ô nhiễm môi trường. Vì thế giải pháp được đặt ra trước mắt đối với nhóm ngành hàng
đặc thù này là phải tái cấu trúc lại, theo hướng hoàn thiện các chuỗi cung ứng, liên kết
các doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu trong nước.
4. Kết luận
Quy tắc xuất xứ hàng hóa được xem là “chiếc chìa khóa vàng” cho các doanh
nghiệp Việt Nam, bởi lẽ khi đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hóa các DNVN sẽ
được hưởng lợi rất lớn từ “chính sách ưu đãi hàng hóa’ mà các thành viên của quy tắc
xuất xứ dành cho nhau. Thế nhưng trên thực tế, việc xác định xuất xứ hàng hóa khá
phức tạp, không phải lúc nào cũng thống nhất vì mỗi Điều ước, mỗi quốc gia đều đưa
ra các tiêu chí cụ thể để xác định nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển chung của khu vực
và bảo hộ ngành kinh tế trong nước, trong khu vực; chưa kể đến có những quy tắc xuất
xứ đưa ra khá khắc khe và việc đáp ứng các tiêu chí của chúng cũng không hề dễ dàng.
Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ của Chính phú, các DNVN cần phải chủ động nắm vững các
quy định về quy tắc xuất xứ, xác định chiến lược kinh doanh riêng cho mình tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể, tận dụng hoặc xây dựng các vùng nguyên liệu sẵn có để chiếm
lĩnh thị trường nội địa và phát huy thế mạnh; từ đó tạo thương hiệu đảy mạnh xuất
khẩu hoặc có thể xây dựng chuỗi cung ứng riêng ngay trong nước. Ngoài ra khi tiến
hành xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ về nhà nhập khẩu và thị trường xuất khẩu; đồng thời
phối hợp chặt chẽ cùng nhà nhập khẩu trong việc xác định xuất xứ hàng hóa và lưu giữ
chứng từ theo quy định để phục vụ xác minh khi cần.
Trang 6


Tài liệu tham khảo
1. Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (Roo)
2. Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về

xuất xứ hàng hóa.
3. Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 của Bộ Thương mại về việc hướng
dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không
thuần túy.
4. Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01/6/2006 sửa đổi bổ sung Thông tư số
08/2006 ngày 17/4/2006 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định
19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng
hóa.
5. PGS. TS. Mai Hồng Qùy, ThS. Trần Việt Dũng, Luật Thương mại quốc tế, Nxb Đại
học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2006.
6. TS. Trần Thị Thu Phương, Thỏa thuận thương mại khu vực trong khuôn khổ của tổ
chức thương mại thế giới, Tạp chí Luật học số 12/2012.
7. Lê Thị Ánh Tuyết, Huỳnh Thế Nguyễn, Cơ hội và thách thức cho hàng xuất khẩu
cuả Việt Nam khi triển khai Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định TPP, Tạp chí phát triển và
hội nhập, Số 15 (25), tháng 03-04/2014.
8. Ths. Lê Minh Tiến, Quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực thương mại tự do Asean,
Tạp chí Luật học số 9/2011
9. Sefano Inama, Hồ Quang Trung, Trần Bá Cường, Phan Sinh, Báo cáo Đánh giá tác
động của Quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, Mutrap
(EU Viet Nam Mutrap III) Dự án hỗ trợ thương mại đa biên.
10. Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo tổ chức thương mại thế
giới (WTO), (số 6-5205), ngày 27/10/2006.
11. Hiệp định về Quy tắc xuất xứ, [truy cập ngày 28/10/2010].

Trang 7




×