Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Khảo sát hệ thống điện tàu thủy có dùng hệ thống tự động hóa báo cháy nổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 93 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, ngành giao
thông vận tải có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nó đem lại hiệu quả cao về kinh tế cho đất nước, đặc biệt là giao thông
vận tải biển. Nước ta với lợi thế có bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành giao thông vận tải biển phát triển, là tiền đề để ngành công nghiệp
đóng tàu của nước ta phát triển mạnh mẽ.Trong những năm gần đây
ngành công nghiệp tàu thuỷ chúng ta đã đóng được những con tàu cỡ lớn
,đủ các loại : tàu dầu ,tàu container ,tàu hàng rời mang tầm cỡ quốc tế
thu hút sự chú ý các bạn bè trên thế giới
Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang với đội ngũ giảng viên giỏi chuyên
môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy, là nơi đào tạo nên những kỹ sư có
tay nghề trình độ chuyên môn cao, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu
khai thác công việc sau khi sinh viên ra trường.
Qua gần 3 năm học tập tại Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang, được sự
dìu dắt dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Cơ khí, với sự cố
gắng học hỏi của bản thân và được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp CĐ –
Cơ Điện Tử K7. Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công Ty TNHH
Thương Mại và Dịch Vụ Vận Tải Biển Bộ Khánh Quân, em chọn
đề tài : “ Khảo sát tìm hiểu hệ thống điện có dùng hệ thống tự
động hóa hệ thống báo cháy tàu container CONTAINER 1700
TEU”.
Trong thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp em được sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Lưu Vĩnh Lộc cùng nhiều thầy giáo
khác trong khoa, với sự cố gắng tự giác của bản thân để hoàn thành báo
cáo tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do kinh nghiệm kiến thức
thực tế và trình độ hạn chế, tài liệu tham khảo không nhiều nên trong báo


cáo tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong được sự
chỉ bảo thêm của các thầy giáo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

1

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lưu Vĩnh Lộc và các thầy cô
giáo trong khoa Cơ Điện tử
Khánh Hòa, ngày ..... tháng.... năm 2016.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN ANH TUẤN

GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN BỘ KHÁNH QUÂN
1. Thông tin công ty
Tên công ty: Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải Biển Bộ
Khánh Quân
Mã số thuế: 4201099557
Địa

chỉ: 17


Phú

Xương,

Phường

Vĩnh

Hải, Thành

phố

Trang, Khánh

Nha
Hòa

Điện thoại: 0583543402
Tên giao dịch: KHANH QUAN SAE - LAND TRANSPORTION TRADING
AND SERVICE CO.,L
Tên quốc tế: Khanh Quan Sae - Land Transportion Trading and
Service Co.,Ltd
Giấy phép kinh doanh: 4201099557, ngày cấp 19-08-2009
Ngày hoạt động: 2009-08-19
Giám đốc: Nguyễn Thái Việt

2. Nghành nghề kinh doanh


Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải


SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

2

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc



Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị



Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu khác (trừ gỗ, tre, nứa);



Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải Biển Bộ Khánh Quân
với tên giao dịch KHANH QUAN SAE - LAND TRANSPORTION TRADING
AND SERVICE CO.,L, tên quốc tế Khanh Quan Sae - Land Transportion
Trading and Service Co.,Ltd, đã hoạt động hơn 7 năm trong lĩnh
vực Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải. Hiện đang được điều hành
bởi Ông Nguyễn Thái Việt . Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên lạc với

chúng tôi theo địa chỉ: 17 Phú Xương, Phường Vĩnh Hải, Thành phố Nha
Trang, Khánh Hòa. Điện thoại: 0583543402

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

3

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

CHƯƠNG I
TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU 700 TEU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU 700 TEU HEIMAR J
Ngày 18/3/20089, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam
Triệu, thuộc Tập đoàn Vinashin, đã hạ thủy thành công tàu chở
container 700 TEU mang tên HEIMAR J. Đây là loại tàu chở
container lớn nhất từ trước đến nay được đóng mới ở Việt Nam.
HEIMAR J là chiếc tàu đầu tiên trong hợp đồng đóng mới 8 chiếc
giữa Nam Triệu với chủ tàu là Công ty Horizont mbH thuộc Tập đoàn
MPC của Đức. Tàu do Tập đoàn MPC của Đức thiết kế, được cơ quan
đăng kiểm GL(Germanischer Lloyd) của Đức giám sát thi công và
phân cấp, thỏa mãn các công ước mới nhất về hàng hải.
Tàu chở container 700 TEU có đáy đôi, hệ thống dẫn động bằng động cơ
Diezel, trang thiết bị hiện đại và tự động hoá cao. Đặc biệt, mũi tàu được
trang bị một mũi phá băng.Kết cấu thượng tầng, cabin với sườn ngang


hoặc sườn dọc được trang bị các sống và cột theo điều kiện của khu
vực lắp đặt. Trang bị cánh gà cabin khép kín cho cabin lái, sử dụng
vật liệu không nhiễm từ trong vùng từ. Mũi tàu được làm bằng tôn
uốn và được gia cường bằng cơ cấu khoẻ, hai hầm xích neo ở phía
trước của vách ngăn chống đâm va. Phần đuôi tàu được trang bị
một mũi phá băng. Đáy đôi có chiều cao xấp xỉ 1750 /2250 mm
được trang bị bên trong khu vực hầm hàng và buồng máy. Trọng tải
container theo trọng tải từ 3 đến 4 tầng trong hầm hàng.

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

4

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

Hình 0.0: Hình ảnh tàu 700TEU chuẩn bị hạ thuỷ
* Giới thiệu về các thông số cơ bản của tàu Container 700
teu.
- Kích thước chính của tàu :

+ Chiều dài : 133,6 m.
+ Chiều rộng : 19,4 m.
+ Chiều cao mạn : 9,45 m.
+ Mớn nước : 7,36 m.


- Trọng tải:

+ Trọng tải toàn phần : 8.150 tấn.
+ Trọng tải đáy trong : 12 tấn/m 2.
+ Số lượng container : 700TEU
+ Dung tích chứa hàng:
+ Số lượng hầm hàng : 4.

- Tốc độ, công suất :

+ Tốc độ : 17,5 hải lý/giờ.
+ Công suất : 7.200 KW.

- Giới thiệu về hệ thống Máy chính - Hệ động lực:
+ Loại máy : MAK 8M43C.
+ Công suất : 7.200 KW/500min.

1

- Giới thiệu về phần điện:
Trạm phát điện chính :

+ Số lượng : 2 tổ hợp máy độc lập

nhau.

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

5


LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc
+ Hãng sản xuất : Leyoy somer.
+ Công suất định mức một máy :

538KVA.
+ Tần số định mức : 60Hz.
+ Điện áp định mức : 450V AC.
+ Dòng điện định mức : 690A.
+ Hệ số cosϕ định mức : 0,8.
+ Số pha : 3 pha.
Trạm phát điện sự cố :

+ Số lượng : 01.
+ Hãng sản xuất : Leyoy somer.
+ Tần số định mức : 60Hz.
+ Công suất định mức : 500 KVA.
+ Điện áp định mức : 450VAC.
+ Dòng điện định mức : 642 A.
+ Hệ số coϕ định mức : 0,8.
+ Số pha : 3 pha.

Máy phát đồng trục:

+ Số lượng : 01.
+ Hãng sản xuất : Leyoy somer.

+ Tần số định mức : 60 Hz.
+ Công suất định mức : 1495 KVA.
+ Điện áp định mức : 450 VAC.
+ Dòng điện định mức : 642 A.
+ Hệ số coϕ định mức : 0,8.
+ Số pha : 3 pha.

1.2.

TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH

1.2.1. KHÁI QUÁT CHUNG

1.2.1.1.

Khái niệm.
- Trạm phát điện tàu thuỷ là nơi biến đổi các dạng năng lượng khác
thành năng lượng điện. Nó là trung tâm cung cấp điện năng cho
toàn tàu. Trạm phát điện bao gồm các máy phát điện, động cơ lai

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

6

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc


máy phát, các khí cụ điện, các thiết bị bảo vệ và thiết bị đo các
thông số điện của trạm phát và phụ tải.
- Trạm phát điện và các thiết bị dẫn điện tạo thành lưới điện trên
tàu. Nó có nhiệm vụ cung cấp điện liên tục cho các phụ tải điện trên
tàu hoạt động trong mọi chế độ công tác. Việc thiết kế lắp đặt các
thiết bị của trạm phát điện là yếu tố quan trọng, quyết định đến
tính kĩ thuật, kinh tế, mức độ tự động hoá, thuận tiện sử dụng và
thẩm mĩ của con tàu.
- Công suất của trạm phát lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ điện
khí hoá, tự động hoá và trọng tải của con tàu. Để đảm bảo an toàn
cho con tàu trong mọi chế độ làm việc, nhất là trong chế độ sự cố
thỡ ngoài trạm phỏt chớnh ra cũn cú trạm phỏt sự cố. Trạm phỏt
điện sự cố có công suất nhỏ và chỉ cung cấp cho một số hệ thống
rất quan trọng. Đó là các hệ thống như máy lái, thiết bị radio, vô
tuyến điện...
- Trạm phát điện cũng như các thiết bị điện trên tàu làm việc trong
điều kiện hết sức khắc nghiệt đó là :
+ Phải chịu được độ ẩm cao (98%).
+ Nhiệt độ môi trường thay đổi trong phạm vi rộng.
+ Độ nghiêng tối đa của thiết bị là 15 . Độ nghiêng chũng chành
0

của thành tàu so với phương thẳng đứng là 22 30. Sự chấn động
0

mạnh của thành tàu với sóng, sự dao động lớn do máy móc, chân
vịt làm việc tạo nên.
Do điều kiện làm việc trong môi trường nóng ẩm dẫn đến ô xy
hoá nhanh các thiết bị điện, làm giảm điện trở cách điện của thiết

bị điện nên có thể gây ra những sự cố bất thường, làm giảm sự tiếp
xúc của các tiếp điểm, tăng sự ăn mòn của cổ góp và vành trượt.
Các thiết bị điện bị nứt, vỡ, già hoá hoặc bong lớp sơn phủ. Độ

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

7

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

nghiêng và chấn động của tàu làm cho các thiết bị điện hư hỏng về
cơ, dẫn đến độ chính xác kém và giảm tuổi thọ.
- Do làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt như vậy nên trạm phát
điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
* Yêu cầu công tác của trạm phát điện tàu thuỷ:
- Trạm phát điện phải có kết cấu chắc chắn, có độ bền cơ học
cao, chịu được sự va đập và chấn động mạnh.
- Độ cách điện của máy điện, cáp điện phải cao, chịu được độ
ẩm, nhiệt độ cao.
- Độ ổn định cao, nhất là bộ tự động điều chỉnh điện áp và bộ tự
động điều chỉnh tần số.
- Đối với các phần tử riêng biệt phải chịu được rung lắc, làm việc
lâu dài trong môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ lớn. Phải không
thấm nước, khó cháy, không bị tác dụng bởi hơi nước mặn, hơi dầu
và axit.

* Yêu cầu đối với hệ thống điện năng tàu thuỷ:
- Hệ thống điện năng tàu thuỷ là sự kết hợp nhiều phần tử riêng
biệt. Khi con tàu vận hành khai thác không cho phép gián đoạn
cung cấp điện bất kì một hệ thống nào. Trong trường hợp đặc biệt,
chỉ cho phép gián đoạn cung cấp điện một số hệ thống không quan
trọng trong thời gian ngắn. Còn đối với các hệ thống đặc biệt quan
trọng như máy lái, cứu hoả, đèn hành trình, vô tuyến điện, ra đa, la
bàn , máy đo sâu...người ta phải cung cấp điện từ hai nguồn riêng
biệt. Trạm phát điện sự cố phải lập tức phát điện sau 10s khi trạm
phát chính mất điện.

1.2.1.2. Phân loại trạm phát điện tàu thuỷ.

Đối với trạm phát điện tàu thuỷ ta có thể phân loại theo các khía
cạnh sau đây:
- Phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ gồm có:
+ Trạm phát điện cung cấp năng lượng cho toàn bộ mạng điện.

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

8

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

+ Trạm phát điện cung cấp năng lượng điện để quay chân vịt chạy

tàu.
+ Trạm phát điện sự cố : chỉ hoạt động khi trạm phát chính không
phát ra điện, nó thường đặt trên mớn nước của tàu.
- Phân loại dựa theo loại dòng điện gồm có:
+ Trạm phát dòng điện một chiều.
+ Trạm phát dòng điện xoay chiều.
- Phân loại dựa theo cách biến đổi năng lượng gồm có:
+ Trạm phát nhiệt điện: là trạm phát năng lượng hoá học của nhiên
liệu biến thành nhiệt năng rồi từ nhiệt năng biến đổi thành năng
lượng điện.
+ Trạm phát điện nguyên tử: là trạm phát năng lượng phản ứng hạt
nhân biến đổi thành năng lượng điện.
+ Trạm phát điện - thuỷ điện: là trạm phát lợi dụng sức nước tạo ra
cơ năng để biến đổi thành năng lượng điện.
- Phân loại dựa theo mức độ tự động, bao gồm:
+ Cấp A1: Không cần sĩ quan trực ca dưới buồng máy cũng như
buồng điều khiển .
+ Cấp A2: Không cần sĩ quan trực ca dưới buồng máy nhưng cần sĩ
quan trên buồng điều khiển. Những hệ thống tự động thường gặp ở
trên tàu này như: điều khiển từ xa máy chính, điều khiển từ xa
diesel lai máy phát, tự động phân bố tải vô công, tải phản tác dụng,
tự động hoà đồng bộ, điều chỉnh điện áp và tần số.
+ Cấp A3: Các loại tàu phải thường xuyên kiểm tra ở buồng điều
khiển thao tác điều khiển và kiểm tra phần lớn bằng tay.
- Phân loại dựa theo cơ sở truyền động bao gồm:
+ Trạm phát điện truyền động bằng động cơ đốt trong.
+ Trạm phát được truyền động hỗn hợp (giữa tuốc bin và diesel).
+ Trạm phát điện đồng trục.
- Tóm lại tuy có nhiều cơ sở phân loại khác nhau nhưng trong thực
tế, để thuận tiện cho việc khai thác và sửa chữa đồng bộ thì loại

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

9

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

động lực nào truyền động cho chân vịt cũng chính là loại động lực
truyền đồng cho máy phát.

1.2.2. Giới thiệu các chức năng công tác song song hệ thống
trạm phát tàu 700teu

1.2.2.1. Hoà dồng bộ
Giới thiệu phần tử:
Trang 40 ( BHV3- P272547/02)
+ P3: Đồng hồ vôn kế kép
+ P4: Đồng hồ tần số kép
+ F3: Cầu chì
+ P5: Khối kiểm tra điều kiện hoà đồng bộ
+ K20: Cuộn hút contactor
+ S3: là công tắc 4 vị trí chọn đo điện áp và tần số các pha :
- 0 là vị trí ban đầu không đo .
- 1 là vị trí đo điện áp và tần số pha L1-L2.
- 2 là vị trí đo điện áp và tần số pha L2-L3.
- 3 là vị trí đo điện áp và tần số pha L3-L1.

Trang 41 ( BHV3- P272547/02)
- S7 là công tắc chọn máy phát cần hoà.
- 3S15 là công tắc lựa chọn chế độ hoà bằng tay hoặc tự
động.
Nguyên lí: Bật công tắc 3S15 (Tr 41) chọn chế độ hoà tự động,
nhấn nút S7 chọn máy phát cần hoà, chân 4 và chân 5 thông phát
lệnh tới bộ GENERATOR PROTECTION DEVICE/ BREAKER CONTROL
(Tr 29). Khi bộ CHECK SYNCHRONIZER kiểm tra các điều kiện hoà đã
đảm bảo sẽ đóng tiếp điểm PLC (3,4) của khối kiểm tra điều kiện
hoà.
Hai đầu 5F22 và 5T1.L2 đi vào bộ SEE DRAWING GSSWLR- SYN
NO B3- SYNCHRON- STECK, đầu ra 1XSP1( Tr 29) vào khối A1
GEN.PROTECTING DEVICE/ BEAKER CONTROL, Khối A1 tự động đóng
aptomat đưa máy phát cần hoà lên lưới công tác.
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

10

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

Còn nếu hoà bằng tay thì bật công tắc 3S15 sang chế độ manu
và nhìn vào các đồng hồ vôn kế, tần số kế khi nào các điều kiện:
Ulưới = Umáy phát
flưới = fmáy phát
thì đóng máy phát cần hoà lên lưới.


1.2.2.2. Phân bố tải tác dụng :

a. Phân bố tải tác dụng bằng tay :
+ Đưa 3S8( 028 ) về vị trí Manual khi đó chân 1-2 cấp tín hiệu
điều khiển máy phát bằng tay đến chân số 2 của khối A1.
Việc thực hiện phân bố tải tác dụng bằng tay cho các máy phát
được thực hiện trên PANEL số 5
+ 3S15, 6S15 (041) : Là các công tắc điều khiển cấp nguồn cho
động cơ secvo quay theo chiều tăng hoặc giảm nhiên liệu vào các
Diesel 1,2.Có 3 vị trí tăng, giảm, tắt.
+ K23 : Là rơle cấp nguồn cho động cơ secvô quay theo chiều
tác
động giảm nhiên liệu vào Diesel.
+ K24: Là rơle cấp nguồn cho động cơ secvô quay theo chiều tác
động tăng nhiên liệu vào Diesel
Các rơ le này được thể hiện trên bản vẽ OUTPUTS1A13/A(017GENERATOR PROTECTION DIESEL GENERATOR) .
Giả sử máy phát 1 đang hoạt động, ta hoà máy phát 2 lên lưới,
lúc đó máy phát 2 chưa nhận tải , muốn máy phát hai nhận tải thì
ta phải thực hiện như sau:
+ Đưa tay điều khiển động cơ secvo của máy phát 1 về vị trí
giảm nhiên liệu.
+ Đưa tay điều khiển động cơ secvo của máy phát 2 về vị trí
tăng nhiên liệu.
Quá trình tăng giảm phải thực hiện đồng đều cho đến khi ta
quan sát trên 2 đồng hồ đo công suất thấy giá trị của chúng tương
đương nhau thì dừng lại.
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

11


LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

b.Tự động phân bố tải tác dụng
Quá trình tự động phân bố tải tác dụng được thực hiện khi công
tắc S8 đặt ở vị trí AUTO .Sau khi máy phát được hòa tự động hệ
thống sẽ tiến hành phân chia tải tác dụng cho máy phát .Tín hiệu
tải của máy phát sẽ được cảm nhận thông qua dòng tải của máy
phát được lấy từ các biến dòng được đưa vào các đầu X1.6, X1.7,
X1.8 .Khi tín hiệu công suất của hai máy khác nhau .sẽ có tín hiệu
cấp nguồn cho động cơ secvô để thay đổi lượng nhiêu liệu vào
Diesel do đó thay đổi được công suất của máy phát .

1.2.2.3. Hệ thống phân bố tải vô công tàu 700TEU
Hệ thống phân bố tải vô công trên tàu 700TEU hoạt động theo
phương pháp điều khiển độ nghiêng đặc tính ngoài bằng cách lấy
tín hiệu từ dòng tải.Khi máy phát nhận tải giá trị dòng điện tải được
lấy thông qua biến .được đưa vào hai đầu S1,S2 qua biến trở P1
chuyển thành tín hiệu điện áp đưa vào bộ R448 điều khiển ,thay đổi
dòng kích từ tương ứng với dòng tương ứng với dòng tải.
Phương pháp điều chỉnh phân chia tải vô công bằng cách điều
chỉnh đặc tính ngoài máy phát. Tín hiệu dòng tải chuyển thành tín
hiệu điện áp khoảng 3 - 7 V AC được cộng với giá trị điện áp trong
mạch R448 (cộng các tín hiệu tương tự) cho ta tín hiệu tải vô công.
Khi công tác song song, máy phát nhận nhiều tải vô công hơn, tín

hiệu tải vô công của máy phát điều khiển giảm dòng kích từ, đặc
tính ngoài của máy phát bị đánh gục xuống. Máy phát sẽ giảm tải
vô công. Ở máy phát nhận ít tải vô công hơn, tín hiệu tải vô công
điều khiển tăng kích từ, đặc tính ngoài của máy phát cứng hơn, máy
phát nhận thêm tải vô công. Quá trình chuyển đổi được thực hiện
đến khi các máy cân bằng tải vô công hoặc độ chênh lệch tải vô
công nằm trong giới hạn cho phép.

1.2.2.4. Các bảo vệ

a. Các chỉnh định :

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

12

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

- Mạch nguồn kích từ cấp vào bộ R448 được bảo vệ ngắn mạch
bởi cầu chì F1.
- Điều chỉnh giá trị dòng kích từ thông qua núm xoay P5.
- Điều chỉnh giá trị tần số điều khiển khi điện áp đạt định mức
trong chức năng điều chỉnh U/f thông qua núm xoay P4.
- Điều chỉnh giá trị điện áp thông qua núm xoay P2.
- Đặt giá trị điện áp định mức thông qua triết áp ST4 bên ngoài

bộ R448 hoặc thông qua modul R731 nối thêm vào R448.
- Điều chỉnh độ nghiêng đặc tính ngoài thông qua núm xoay P1.
b. Giới thiệu bảo vệ công suất ngược trong trạm phát
700TEU:
Để cảm biến chiều và độ lớn của giá trị công suất của Máy
phát ,trên tàu 700TEU sử dụng bộ A11 đây là bộ đo và cảm biến giá
trị công suất của máy phát (Trang 7 của tập bản vẽ GSSWLRMI,GENERATOR PROTECTION DIESEL GENERATOR 1).3chân 2,5,8 là
3 chân lấy tín hiệu điện áp của máy phát từ 3 đầu XI 1, XI 2, X1 3
ba đầu này tương ứng với điện áp của máy phát .Tín hiệu dòng của
máy phát được đưa vào chân số 3 và chân số 9,tín hiệu này được
lấy từ các chân XI 6 và XI 8 thông qua biến dòng .Tín hiệu tỷ lệ với
độ lớn của công suất máy phát được đưa ra hai đầu ra 19 và 20 để
đưa đến các đầu XT1 11 và XT1 12 đưa đến đồng hồ đo công suất
của máy phát được đặt trên bảng điện chính .Còn các đầu ra 13,14
tỷ lệ với độ lớn và chiều công suất của máy phát được đưa đến các
đầu 1A11/13,1A11/14(trang hai 21 của tập bản vẽ này) đây là đầu
vào tương tự của tín hiệu công suất của máy phát .Tín hiệu công
suất của máy phát sẽ được PLC giám sát và hiện thị trên màn hình
của máy tính .Giả sử vì một lý do nào đấy mà máy phát số 1 bị
hiện tượng công suất ngược khi đó khối PLC xử lý .Ở đầu ra 1A12/9
sẽ có tín hiệu cấp điện cho rơ le K10.K10 có điện sẽ đóng tiếp điểm
của nó (trang 24) cấp tín hiệu đến các chân XCR 1 và XCR 4 của
khối RC-DEVICE tạo tín hiệu chễ ngắt aptomat của máy phát .Đồng
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

13

LỚP: CĐ – CĐT K7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

thời các chân XS1 7, XS1 8 ở mạch điều khiển áptomat của máy
phát cũng được cấp tín hiệu .Cuộn MN có điện sau một thời gian trễ
aptomat của máy phát sẽ được ngắt ra khỏi lưới . Khối ALARM UNIT
ở trang 23 sẽ được cấp tín hiệu báo động công suất ngược cho máy
phát .Đồng thời đầu ra 1A13/8 sẽ có tín hiệu hiện thị giá trị công
suất ngược của máy phát .
c. Giới thiệu bảo vệ quá tải trong trạm phát tàu 700TEU
Tín hiệu về dòng tải các pha của của máy phát được lấy thông
qua biến dòng T1,T2,T3, được đưa vào các đầu vào X1.6,X1.7,X1.8
của khối A1 (GN.PROTECTING DEVICE/BEAKE CONTROL)trang 26
tập bản vẽ bảng điện chính .Các đầu vào này được thể hiện rõ trên
tập bản vẽ GSSWLR-MIS HD1, GENERATOR PROTECTION

DIESEL

GENERATOR .
Các tín hiệu dòng tải này sẽ được đưa đến khối 1A10(trang 7 của
tập bản vẽ này) đây là khối biến đổi tín hiệu dòng tải các pha của
máy phát thành tín hiệu điện 1 chiều và được đưa đến các dây
1A10/+1,1A10/+2,1A10/+3, 1A10/- .Để đưa đến các đầu vào tương
tự của PLC(trang 13) thực hiện giám sát dòng tải của máy phát :
+ 1A12/13:Đầu vào tương tự để giám sát giá trị dòng tải pha L1
của máy phát
+ 1A12/13:Đầu vào tương tự giám sát giá trị dòng tải pha L2 của
máy phát .
+ 1A12/13:Đầu vào tương tự giám sát giá trị dòng tải pha L3 của

máy phát .
+ 1A12/13:Đầu vào chung
Tín hiệu về dòng tải của máy phát sẽ được khối PLC xử lý .Vỡ
một nguyên nhân nào đó mà máy phát bị quá tải .Khi giá trị dòng
tải của máy phát đạt giá trị 100% Iđm .Khối PLC sẽ xử lý và cấp tín
hiệu ngắt các phụ tải không quan trọng theo 3 bước sau đây :
+Bước 1 ngắt các Panel phân chia các container socket 1->3

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

14

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

+Bước 3 ngắt các Panel phân chia các bộ chia chia cách và điều
hòa
không khí
+Bước 2 ngắt các Panel phân chia các container socket 1->3
Giả xử máy phát số 1 đang công tác trên lưới vì một lý do nào đó
mà máy phát bị quá tải.Tín hiệu dòng tải đó đạt đến 100I đm sẽ đựợc
đưa đến các đầu vào tương tự của PLC .Các phụ tải không quan
trọng sẽ được ngắt ra theo các bước như đã nói ở trên:
*Bước 1:Tín hiệu ngắt aptomat của các phụ tải không quan trọng
được đưa ra 1A12/17(016) cấp điện cho rơ le K17.K17 có điện đóng
tiếp điểm K17 ở trang 25 cấp tín hiệu đến các chân XI 1,XI 2 .Các

nhóm chân này được thể hiện cụ thể trên trang 38 của tập bản vẽ
bảng điện chính.Chân 1XI 2sẽ cấp tín hiệu đến dây STEP 1HG .Rơ le
K1(059 – MAIN SWITCH BOAD ) sẽ được cấp điện .K1 có điện nó sẽ
đóng các tiếp điểm của nó như sau:
+K1(53.4) tập bản vẽ bảng điện chính .trước đó nếu áptômat
cấp nguồn cho ổ cắm container1 đóng thì rơ le K41 sẽ có điện đóng
tiếp điểm của nó ở cột số 7.Như vậy hai tiếp điểm K41 và tiếp điểm
K1 đóng thì sẽ có tín hiệu ngắt aptomat được đưa đến chân A4 của
Q1 áptomat Q1sẽ được ngắt ra khỏi lưới
+K1(54.2) tập bản vẽ bảng điện chính .trước đó nếu áptômat
cấp nguồn cho ổ cắm container2 đóng thì rơ le K42 sẽ có điện đóng
tiếp điểm của nó ở cột số 2.Như vậy hai tiếp điểm K42 và tiếp điểm
K1 đóng thì sẽ có tín hiệu ngắt aptomat được đưa đến chân A4 của
Q2 áptomat Q2 sẽ được ngắt ra khỏi lưới
+K1(55.2) tập bản vẽ bảng điện chính .trước đó nếu áptômat
cấp nguồn cho ổ cắm container3 đóng thì rơ le K43 sẽ xó điện đóng
tiếp điểm của nó ở cột số 2.Như vậy hai tiếpđiểm K43 và tiếp điểm
K1 đóng thì sẽ có tín hiệu ngắt aptomat được đưa đến chân A4 của
Q3 áptomat Q1sẽ được ngắt ra khỏi lưới.

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

15

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc


*Bước 2:Sau khi ngắt các phụ tải ở bước 1 mà vẫn còn tín hiệu
quá tải tới PLC sẽ tiếp tục gửi tín hiệu đến cắt nhóm phụ tải tiếp
theo.

Đầu

ra

1A12/18(trang

16

GSSWLR-MI,GENERATOR

PROTECTION DIESEL GENERATOR) cấp điện co rơ le K18.K18 có điện
đóng tiếp điểm K17 ở trang 25 cấp tín hiệu đến các chân XI 3,XI
4 .Các nhóm chân này được thể hiện cụ thể trên trang 38 của tập
bản vẽ bảng điện chính.Chân 1XI 4sẽ cấp tín hiệu đến dây STEP
2HG .Rơ le K2(trang 59 tập bản vẽ bảng điện chính ) sẽ được cấp
điện .K2 có điện nó sẽ đóng các tiếp điểm của nó như sau:
+K2(63.2) tập bản vẽ bảng điện chính .trước đó nếu áptômat
cấp nguồn cho ổ cắm container4 đóng thì rơ le K41 sẽ có điện đóng
tiếp điểm của nó ở cột số 2.Như vậy hai tiếp điểm K41 và tiếp điểm
K2 đóng thì sẽ có tín hiệu ngắt aptomat được đưa đến chân A4 của
Q1 áptomat Q1sẽ được ngắt ra khỏi lưới
+K2(64.2) tập bản vẽ bảng điện chính .trước đó nếu áptômat
cấp nguồn cho ổ cắm container5 đóng thì rơ le K42 sẽ có điện đóng
tiếp điểm của nó ở cột số 2.Như vậy hai tiếp điểm K42 và tiếp điểm
K2 đóng thì sẽ có tín hiệu ngắt aptomat được đưa đến chân A4 của

Q2 áptomat Q2 sẽ được ngắt ra khỏi lưới
+K2(65.2) tập bản vẽ bảng điện chính .trước đó nếu áptômat
cấp nguồn cho ổ cắm container6 đóng thì rơ le K43 sẽ có điện đóng
tiếp điểm của nó ở cột số 2.Như vậy hai tiếp điểm K43 và tiếp điểm
K2 đóng thì sẽ có tín hiệu ngắt aptomat được đưa đến chân A4 của
Q3 áptomat Q1sẽ được ngắt ra khỏi lưới.
*Bước 3:Nếu sau khi cắt nhóm phụ tải ở bước 2 mà máy phát
vẫn bị quá tải thì PLC sẽ tiếp tục gửi tín hiệu đến cắt các nhóm phụ
tải tiếp theo Đầu ra 1A12/18(trang 17 GSSWLR-MI,GENERATOR
PROTECTION DIESEL GENERATOR).sẽ có tín hiệu cấp cho rơle K19
.K19 có điện đóng tiếp điểm K19 ở trang 25 cấp tín hiệu đến các
chân XI 5,XI 6 .Các nhóm chân này được thể hiện cụ thể trên trang
38 của tập bản vẽ bảng điện chính.Chân 1XI 6sẽ cấp tín hiệu đến
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

16

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

dây STEP 3HG lúc này cuộn ngắt C1,C2 của aptômat Q4(trang16.8)
cấp nguồn cho bộ điều hòa không khí (D.B.AIR CONDITION)
Và rơ le thời gian K8(trang 75) có điện sau một thời gian trễ
đóng tiếp điểm của nó cấp nguồn cho rơ le K7.K7 có điện sẽ đón
tiếp điểm của nó cấp nguồn cho cuộn ngắt aptomat cấp nguồn cho
bộ chia cắt (D.B SEPARATORS) C1,C2 ngắt aptomat ra khỏi lưới .

Đồng thời với tín hiệu ngắt các phụ tải không quan trọng thì đầu
ra 1A12/15(trang 16 của tập bản vẽ GSSWLR-MI,GENERATOR
PROTECTION DIESEL GENERATOR sẽ có tín hiệu cấp nguôn f cho Rơ
le K15 .K15 có điện sẽ đóng tiếp điểm của nó ở trang 25 day XP3 sẽ
được cấp tín hiệu .Khối ALARM UNIT ở trang 23 sẽ được cấp tín hiệu
báo động quá tải máy phát .
Khi giá trị dòng tải của máy phát đạt 110%I dmthì khi đó .khối PLC
sẽ xử lý .Ở đầu ra 1A12/10 sẽ có tín hiệu cấp điện rơ le K11.K11 có
điện nó sẽ đóng tiếp điểm của nó ở(24.4) các chân XS1 3, XS1 4 ở
mạch điều khiển Aptomat trên bảng điện chính đước cấp tín hiệu
Aptomat của máy phát sẽ được ngắt ra khỏi luới điện .
d. Giới thiệu bảo vệ ngắn mạch trong trạm phát tàu
700TEU:
Để bảo vệ ngắn mạch cho máy phát điện trên tàu 700TEU sử
dụng áp to mat . Khi ngắn mạch thì dòng của từng máy phát tăng
rất lớn, các biến dòng cảm biến được tín hiệu này và đưa tín hiệu đủ
lực hút, làm nhả các tiếp điểm chính của aptomat dẫn đến cắt máy
phát ra khỏi lưới. Các mức bảo vệ như sau:
+ Khi dòng đạt 115%Iđm (553A) thi thời gian thực hiện bảo vệ là
20s.
+ Khi dòng đạt 300%Iđm (1443A) thì thời gian thực hiện bảo vệ là
120ms.
+ Khi dòng đạt 1200%Iđm (5772A) thì aptomat thực hiện ngắt
ngay với
thời gian trễ vô cùng nhỏ.
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

17

LỚP: CĐ – CĐT K7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

Ngoài ra hệ thống còn thực hiện bảo vệ ngắn mạch theo từng
khu vực, ở khu vực nào có sự ngắn mạch thì khu vực đó được cắt ra
khỏi mạng để tránh ảnh hưởng đến các khu vực và phân tử khác.
e. Giới thiệu bảo vệ điện áp thấp trong trạm phát điện
700TEU:
Tín hiệu điện áp của máy phát được đưa vào các X1.1,X1.2,X1.3
của khối GSSWLR-MI,GENERATOR .Vì một lý do nào đó mà máy phát
bị điện hiện tượng điện áp thấp .
+Giá trị điện áp máy phát giảm thấp xuống thấp còn 85%U đm thì
sẽ có tín hiệu gửi Khối ALARM UNIT ở trang 23 sẽ được cấp tín hiệu
báo động điện áp máy phát .thấp
+Khi giá trị điện áp của máy phát giảm xuống 50% U đmthì đầu ra
1XS1 7 và 1XS1 8 có tín hiệu cấp điện cho cuộn ngắt aptmat
.Aptomat sẽ được ngắt ra khỏi lưới .Đồng thời sẽ có tín hiệu báo
động điện áp máy phát thấp .
f. Giới thiệu bảo vệ điện áp cao

trong trạm phát điện

700TEU :
GSSWLR-MI,GENERATOR sẽ thực hiên chức năng báo động khi
điện áp của máy phát đạt giá trị 120% U đm thì sẽ có tín hiệu gửi đến
ALARM UNIT báo động điện áp máy phát cao
Khi điện áp máy phát đạt giá tị 125% thì cuộn ngắt của aptomat sẽ

được cấp điện aptomat sẽ được ngắt ra khỏi lưới .Đồng thời ở đầu ra
1A13/21 sẽ có tín hiệu cấp nguồn cho rơ le K6.K6 có điện sẽ đóng
tiếp điểm của nó cấp tín hiệu Deexcitation .
g. Giới thiệu bảo vệ tần số trong trạm phát điện 700TEU :
Trong trạm phát điện tàu 700TEU sẽ thực hiện báo động khi tần
số của máy phát giảm xuống 95%fđm.Và ngắt máy phát khi tần số
của máy phát đạt giá trị 90%fđm.Tín hiệu về tần số của máy phát
được đưa vào các đầu vào 1A12/19 và 1A12/22 .Các đầu ra 1A13/8
có tín hiệu hiển thị giá trị tần số của máy phát lên màn hình máy
tính .đồng thời khối ALARM UNIT sẽ có tín hiệu báo động .Và cuộn
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

18

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

ngắt aptomat cũng sẽ được cấp điện để ngắt aptomat ra khỏi lưới
khi tàn số của máy phát giảm xuống 90%fđm

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

19

LỚP: CĐ – CĐT K7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

CHƯƠNG II:
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NỒI HƠI
2.1.GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1. Khái niệm :
Nồi hơi trên tàu thuỷ là thiết bị sử dụng năng lượng của chất đốt
(hoá năng của dầu đốt như là than, củi, khí hoá lỏng, dầu đốt) biến
nước thành hơi nước có áp suất cao và nhiệt độ cao.
Nồi hơi cung cấp hơi nước phục vụ cho :
Hâm nóng dầu đốt dùng cho việc khởi động Diesel máy chính.
Phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của thuyền viên như sưởi ấm,
hâm nóng nước sinh hoạt.
Đối với một số tàu chuyên dụng nồi hơi còn phục vụ cho chạy
một số máy phụ là máy hơi nước trên boong như tàu dầu, tàu chở hoá
S e r v ic e s te a m

PI

E xhaust
g a s b o ile r
B o ile r
dp

C i r c u l a t i o n f lo w
m e a s u re m e n t


W a te r
le v e l
c o n tro l

F e e d w a te r
re g u la tin g
v a lv e s

dps

C ir c u l a t i o n
pum ps

PI

PI

PI

PI

chất cháy nổ.

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

20

LỚP: CĐ – CĐT K7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc chung nồi hơi
2.1.2 Phân loại :
Trên tàu thuỷ ngày nay thường được trang bị 3 loại nồi hơi :
- Nồi hơi chính chạy máy chính trên các tàu thuỷ máy hơi nước.
- Nồi hơi phụ dùng cho tàu chạy máy Diesel chính hoạt động ở mọi
chế độ của tàu.
-

Nồi hơi kinh tế (nồi hơi khí xả) hoạt động ở chế độ tàu hành trình

trên biển.

2.1.3. Các chức năng :
a. Chức năng tự động cấp nước nồi hơi

I n s tr u m e n t a ir
R e g u la t in g f e e d w a t e r v a lv e

L e v e l t r a n s m it te r
P r o te c tio n t u b e

W a te r le v e l c o n tro l s y s te m
F e e d w a te r
v a lv e s

F la n g e


S a f e ty d e v ic e
L e v e l p ro b e

H W

B o ile r

N W
C o n tro l
s y s te m
( p a n e l)

LW

E le c t r o d e s ta n d
V e n t h o le

F e e d w a te r p u m p s

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc hệ thống tự động cấp nước nồi hơi

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

21

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

Nhằm giữ cho mức nước trong nồi hơi luôn giữ ở mức ổn định sao
cho nồi hơi không bị cháy khi mức nước quá thấp hoặc trào ra khi
quá cao. Để thực hiện dùng hai bơm cấp nước một bơm hoạt động
và một bơm dự trữ.
hmin1 ≤ h ≤ hmax
hmin : Quyết định tới độ an toàn của nồi hơi.
h = hmin1 : Duy trì đốt nhưng cũng báo động mức nước trong nồi
thấp.
h < hmin2 : (hmin2 < hmax1) thường dẫn tới bảo vệ ngắt nồi hơi.
h > hmax : Năng suất sinh hơi giảm có tín hiệu ngắt bơm nhưng vẫn
duy trì đốt, có tín hiệu báo động.
Khi h < hmin : Bơm cấp nước cho nồi hơi hoạt động.
hmax > h > hmin : vẫn tiếp tục bơm.
h = hmax : Dừng bơm.
h > hmin : Bơm hoạt động trở lại.

Hình 2.3: Các mức nước của nồi hơi
hmin2 : Báo động mức nuớc thấp.
hmin3 : Báo động mức nước quá thấp.
Phương trình thuật toán điều khiển.
õ(t) = hmin1 + õ(t-1). h¯max
õ(t) = 1 Động cơ lai bơm có điện.
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

22

LỚP: CĐ – CĐT K7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

õ(t) = 0 Động cơ lai bơm mất điện .
õ( t-1) Trạng thái của bơm trước đó được nhớ lại.
Khi h < hmin1 : 0 + 1.1 = 1 → õ(t) = 1 động cơ bắt đầu bơm.
Khi h > hmin1 : 0 + 1.1 = 1 → õ(t) = 1 động cơ vẫn bơm.
Khi h = hmax : 0 + 1.0 = 0 → õ(t) = 0 động cơ lai bơm dừng.
Khi h < hmax : 0 + 0.1=0 → õ(t) = 0 động cơ vẫn dừng.
Khi h = hmin1 : 1 + 0.1=1

→ õ(t) = 1 động cơ tiếp tục hoạt động.

Hình 2.4: Thuật toán cấp nước
Mức nước trong nồi hơi đảm bảo thì mới cho phép tiến hành các
bước tiếp theo.
Quá trình cấp nước cho nồi hơi là quá trình điều khiển tự động và
cũng có thể thực hiện bơm nước bằng tay khi mà quá trình tự động
xảy ra sự cố.
b. Chức năng tự động hâm sấy dầu

Nồi hơi tàu thuỷ thường dùng dầu nhẹ để đốt mồi, sau đó nồi đốt
thành công mới chuyển sang dầu đốt. Cũng có khi dùng trực tiếp
dầu đốt để đốt lò từ đầu. Dầu đốt thường có độ nhớt cao, quá trình
phun sương khó khăn nên độ bắt lửa kém vì vậy trước khi phun dầu
vào lò thì dầu đốt cần được hâm nóng để tăng độ nhớt của dầu làm
tăng khả năng phun sương.

Nhiệt độ hâm sấy dầu với nồi hơi thường : tº = 80º ± 130º
tºmin ≤ tº ≤ tºmax

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

23

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

Trong thực tế dùng năng lượng nhiệt hâm phổ biến là dùng điện
trở nhiệt để hâm sấy và khi nồi hơi đó hoạt động thì dùng trực tiếp
hơi nóng để hâm sấy.
Phương trình thuật toán điều khiển quá trình tự động hâm sấy
dầu đốt :
H(t) = tºmin + H(t-1).t‾max

Hình 2.5: Thuật toán điều khiển quá trình tự động hâm sấy dầu đốt
Để khống chế quá trình hâm dầu trên người ta dùng rơle nhiệt
đơn ứng với ngưỡng tºmin và tºmax hoặc cảm ứng nhiệt vi sai. Nhiệt
độ hâm sấy dầu phải đảm bảo thì mới có thể thực hiện các bước đốt
tiếp theo. Quá trình hâm sấy dầu cũng có thể thực hiện bằng tay
khi mà mạch tự động có sự cố. Trong quá trình hâm sấy dầu thường
có bộ phận kiểm tra áp lực dầu đốt. Áp lực dầu đốt đảm bảo thì quá
trình đốt lò tiếp theo mới được tiếp tục.
c. Chức năng điều khiển đốt lò.


Để thực hiện quá trình đốt lò trong hệ thống phải có thiết bị tạo
ra chương trình đốt và tuân thủ nghiêm túc không thể đảo nghịch
được.
Thiết bị này có thể là :
- Cam chương trình.
- Rơle chương trình dạng bán dẫn vi mạch.
- PLC điều khiển.
* Quá trình điều khiển :

SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

24

LỚP: CĐ – CĐT K7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lưu Vĩnh Lộc

- Mức nước trong nồi phải đảm bảo đủ (do mạch tự động cấp
nước thực hiện).
- Nhiệt độ dầu đốt phải đảm bảo (do mạch tự động hâm sấy dầu
thực hiện).
- Áp suất dầu đốt cũng phải đảm bảo (do bơm dầu đốt thực
hiện).
- Đảm bảo quạt gió không có sự cố.
- Toàn bộ các bộ phận trong hệ thống không có sự cố.
- Vòi phun không bị tắc, bẩn, cực đánh lửa đảm bảo kích thước

quy định.
* Giai đoạn đốt lò :
Được thực hiện theo một chương trình định trước và được quyết
định bởi thiết bị chương trình.
Phát lệnh đốt (do người thực hiện bật công tắc, ấn nút điều
khiển cấp nguồn cho mạch phía sau) → thiết bị chương trình hoạt
động.
Mở cửa gió bật quạt gió để thổi sạch khí CO, CO 2 ra khỏi lò đồng
thời cấp khí O2 cho lò đảm bảo quá trình cháy an toàn của lò.
Biến áp đánh lửa hoạt động cùng với dầu mồi (hoặc dầu đốt
được hâm nóng) phun vào lò sẽ cú 2 khả năng :
+ Cháy thành công : ngọn lửa xuất hiện thông qua quang điện
trở hoặc rơle quang điện phản hồi về ngắt biến áp đánh lửa, ngắt
phun dầu mồi chuyển sang dầu đốt. Báo cháy thành công bằng
đèn. Đồng thời mở thêm le gió đưa thêm gió vào lò và khi đó thiết
bị chương trình dừng lại ở một vị trí nhất định sau khi thực hiện
xong.
+ Cháy không thành công : tự động dừng đốt lò. Tắt phun dầu
vào buồng đốt. Tắt biến áp đánh lửa. Vẫn duy trì quạt gió hoạt động
trong một khoảng thời gian để thổi các khí dư ra ngoài.
Thiết bị chương trình có điện quay trở lại trạng thái ban đầu thực
hiện cho lần đốt sau.
SVTT: NGUYỄN ANH TUẤN

25

LỚP: CĐ – CĐT K7



×