Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp Học Viện Quản lý Giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.14 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA QUẢN LÝ
--------------- o0o ----------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập: Phòng GD&ĐT Huyện Nam Trực Tỉnh Nam Định

Họ và tên sinh viên: Vũ Ngọc Tú
Lớp/ khóa: QLGD K6D
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Vũ Thị Hằng

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

TCCB

Tổ chức cán bộ

TCCB – TT

Tổ chức cán bộ - Thanh Tra


QLGD

Quản lý giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nước

TTTN

Thực tập tốt nghiệp

MN

Mầm non

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

KTNB


Kiểm tra nội bộ

TH.S

Thạc sĩ


LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình, kế hoạch đào tạo, Học viện Quản Lý Giáo Dục
đã triển khai chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên năm 4. Thực tập tốt
nghiệp là một cơ hội giúp sinh viên tìm hiểu các hoạt động Quản lý Giáo dục trong
thực tế, hoạt động của một cơ quan Quản lý giáo dục, của nhà trường và của các Cơ
sở giáo dục khác, hoạt động của một cán bộ Quản lý giáo dục cụ thể trong hệ thống
Quản lý giáo dục... Đây cũng là dịp sinh viên được ứng dụng, vận dụng lý thuyết
trong phân tích, đánh giá hoạt động quản lý trên thực tế của một đơn vị, cá nhân và
tham gia thực hành, thực hiện các nhiệm vụ, công việc quản lý trong hệ thống giáo
dục, định hướng hoàn thiện những tri thức đã được học tập và nghiên cứu. Từ đó,
sinh viên có điều kiện được khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về
quản lý và Quản lý giáo dục cũng như ý thức nghề nghiệp sau này.
Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là khoảng thời gian sinh viên được tiếp
xúc với thực tế, tham gia các hoạt động trong thực tiễn Quản lý giáo dục, có trách
nhiệm, ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp trong
tương lai. Thực hiện theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của học viện, em đã liên hệ
với Phòng GD&ĐT, huyện Nam trực, tỉnh Nam Định để trực tiếp tham gia các hoạt
động quản lý và làm địa điểm thực tập tốt nghiệp cho mình.
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, các
cô trong Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, đặc biệt là thầy Đoàn Quang Vụ trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trực; cô Nguyễn Thị Yến - chuyên viên phòng
Tổ chức cán bộ; cô Nguyễn Thu Hằng - giảng viên hướng dẫn học viện QLGD đã
quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể thực hiện tốt các công việc được
giao và hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.


4


Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, ban lãnh đạo Học viện, các
thầy cô trong khoa Quản lý, phòng chức năng đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho
chúng em tham gia đợt thực tập này.
Báo cáo này là sản phẩm thể hiện sự quan sát, tìm hiểu, tham gia thực hành
và đánh giá công việc của bản thân em trong suốt quá trình thực tập. Vì kinh
nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bản báo cáo còn nhiều thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô để báo cáo này được
hoàn thiện hơn, cũng như giúp chúng em có thêm những bài học kinh nghiệm bổ
ích để bước vào thực tiễn công tác sau này được thuận lợi hơn.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cám ơn!
Trong báo cáo này, em sẽ tập trung trình bày, phân tích các hoạt động công
việc mà em đã trực tiếp tham gia thực hiện trong 7 tuần thực tập ở vị trí chuyên
viên phòng TCCB-TT, để từ đó rút ra những bài học cho nghề nghiệp tương lai.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I: Tổng quan về địa điểm thực tập
1. Tổng quan về Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
1.1. Giới thiệu chung.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
1.3 Chức năng, nhiệm vụ Phòng GD & ĐT huyện Nam Trực
1.4 Cơ cấu tổ chức của Phòng GD & ĐT huyện Nam Trực.
1.5 Thành tích đã đạt được của Phòng GD & ĐT huyện Nam Trực.
2. Tổng quan về phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra.
2.1 Giới thiệu chung.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra.
5



Phần II: Phần nội dung
1. Danh mục các nội dung thực tập.
2. Cơ sở pháp lý.
3. Nội dung thực tập các công việc cụ thể.
a) Kiến thức liên quan.
b) Nội dung công việc.
Phần III: Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận.
2. Khuyến nghị.

6


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
1. Tổng quan về Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
1.1. Giới thiệu chung
Năm thành lập: 1976
Địa chỉ: Thị trấn Nam Giang – Nam Trực – Nam Định
Website: pgd-namtruc.namdinh.edu.vn
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
Nam Trực là cửa ngõ phía Nam thành phố Nam Định, phía Bắc tiếp giáp
thành phố Nam Định, phía Nam giáp huyện Trực Ninh, phía Đông giáp huyện Vũ
Thư (tỉnh Thái Bình), phía Tây giáp huyện Vụ Bản và huyện Nghĩa Hưng, có sông
Hồng và sông Đào chảy qua.
Phòng giáo GD&ĐT huyện Nam Trực có trụ sở làm việc tại thị trấn Nam
Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là cơ quan tham mưu cho UBND huyện
Nam Trực về ngành giáo dục, là nơi cung cấp những cán bộ tốt cho các ngành
trong tỉnh và huyện. Phòng giáo GD&ĐT huyện Nam Trực được thành lập năm

1976, trải qua chặng đường lịch sử 40 năm hình thành và phát triển, cùng với sự
phát triển của kinh tế xã hội, phòng giáo GD&ĐT huyện Nam Trực đã gặt hái được
nhiều thành công đáng kể, trở thành một trong những ngọn cờ đầu của ngành giáo
dục tỉnh Nam Định, đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, tổng số trường trong toàn huyện là 88 trường của 3 cấp học thuộc
quyền quản lý về chuyên môn của phòng GD&ĐT huyện Nam Trực. Trong đó có
33 trường MN, 33 trường TH và 22 trường THCS.
Trên bước đường phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở
GD&ĐT tỉnh Nam Định, UBND huyện Nam trực cùng với sự phối hợp với các ban
ngành , phòng GD&ĐT huyện Nam Trực tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình, đưa
7


phong trào giáo dục toàn huyện phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Đại hội Đảng đã đề ra vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
1.3.1 Vị trí, chức năng Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu,
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu
chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất,
thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ
theo qui định của pháp luật.
Phòng giáo dục và đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp
huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định.

1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
1. Trình UBND huyện:
a) Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, cá quy định
của UBND huyện về hoạt động giáo dục trên địa bàn;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch 5 năm, hằng năm và chương trình, nội
dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn;
c) Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có
nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm
non công lập và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở
Giáo dục và Đào tạo;

8


2. Thẩm định và chịu trách nhiệm nội dung thẩm định các đề án, hồ sơ thành lập,
sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục công lập gồm:
trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trừ cấp trung học phổ
thông), trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non công lập trình UBND huyện
quyết định; Thẩm định và báo cáo UBND huyện cho phép thành lập, đình chỉ hoạt
động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý
của UBND huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp về công tác tổ chức bộ
máy của UBND tỉnh;
3. Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tỏ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau khi được UBND
huyện phê duyệt; hướng dẫn tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách pháp luật và
thông tin vè giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế
hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác
tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục
và đào tạo trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của UBND huyện
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tổ chức tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của ngành, ứng dụng các kinh nghiệm,
thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực GD&ĐT;
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen
thưởng đối với cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình
tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện;
7. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi quản
lý của UBND huyện, xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở

9


giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện, trình cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định;
8. Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính của các cơ sở giáo dục
và đào tạo công lập theo thẩm quyền của UBND tỉnh và quy định của pháp luật;
9. Phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch lập dự toán và phân bổ ngân sách giáo
dục, dự toán chi các chương trình, mục tiêu quốc gia hằng năm về giáo dục của
huyện;
10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện chính
sách, pháp luật, kế hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có
thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm,
phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật;
11. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và lao động thuộc ngành giáo dục - đào
tạo trên địa bàn huyện theo phân cấp của UBND tỉnh và phân công của UBND
huyện thực hiện tuyển dụng, hợp đồng làm việc, điều động luân chuyển, đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng,

kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của
pháp luật và ủy quyền của UBND huyện;
12. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật
và ủy quyền của UBND huyện;
13. Thực hiện công tác báo cáo các định kỳ và đột xuất về tìn hình thực hiện nhiệm
vụ được giao với UBND huyện;
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND huyện giao và theo quy
định của pháp luật;

10


1.4 Cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
Tổng số cán bộ quản lý và chuyên viên của Phòng GD&ĐT: 20 người
STT

Họ tên

Chức vụ
A. Lãnh đạo phòng

1

Đoàn Quang Vụ

Trưởng phòng

2

Nguyễn Mạnh Hưng


Phó trưởng phòng

3

Trần Thị Thành

Phó trưởng phòng

4

Trần Văn Hinh

Phó trưởng phòng
B. Các Tổ chức năng

1. Tổ Hành chính
1

Phan Viết Anh

Chuyên viên

2. Tổ Tổ chức cán bộ - Thanh tra
1

Ngô Văn Dự

Trưởng bộ phận


2

Nguyễn Thị Yến

Chuyên viên

3

Vũ Tiến Lưỡng

Chuyên viên

3. Tổ Tài vụ - Sách thiết bị
1

Nguyễn Quốc Đạt

Trưởng bộ phận

11


2 Lê Thị Thu

Chuyên viên

4. Tổ Mầm non
1

2


Nguyễn Thị Hằng

Trưởng bộ phận

Đinh Thị Hường

Chuyên viên

5. Tổ Tiểu học
1

Dương Viết Bổng

Trưởng bộ phận

2 Trần Xuân Chỉnh

Chuyên viên

6. Tổ THCS
1

Vũ Thế Võ

Trưởng bộ phận

2 Nguyễn Hải Tùng

Chuyên viên


3 Lê Viết Thi

Chuyên viên

4 Tống Văn Thịnh

Chuyên viên

7. Công đoàn
1 Nguyễn Phan Anh

Chủ tịch công đoàn

2 Cao Văn Đới

Chuyên viên

12


1.5 Thành tích đã đạt được của Phòng GD & ĐT huyện Nam Trực
Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực
đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý của UBND tỉnh Nam Định, Sở GD&ĐT Nam
Định, UBND huyện Nam Trực, là một trong những lá cầu đầu của nền giáo dục
tỉnh nhà và đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2014 đã nhận được bằng khen của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT, năm 2015 nhận được bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
2. Tổng quan về Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra
2.1. Lịch sử hình thành
Đồng hành cùng với Phòng và các phòng ban từ khi mới thành lập năm

1976, phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra là phòng ban trực thuộc Phòng GD&ĐT
Nam Trực. Với những kết quả đạt được từ khi mới thành lập, phòng TCCB-TT đã
có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành giáo dục tỉnh Nam định
nói chung và Phòng GD&ĐT Nam Trực nói riêng, đặc biệt về công tác quản lý đội
ngũ nhân sự toàn ngành và công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đối
với các đơn vị nhà trường.

13


2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Phụ trách công tác nhân sự; theo dõi, lưu giữ hồ sơ, tham mưu, xây dựng
phương án đề xuất ý kiến công tác TCCB (Đề bạt, bổ nhiệm, điều động, đánh giá
cán bộ, xử lý kỷ luật, chế độ chính sách…);
Giúp Trưởng phòng tập hợp, theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
giáo viên theo kế hoạch của ngành. (Cán bộ, giáo viên đi học các lớp nâng cao trình
độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý…);
Theo dõi, hoàn tất thủ tục nâng lương định kỳ và nâng lương trước thời hạn
để trình ban lương của ngành xem xét và đề nghị với UBND huyện. Hoàn tất thủ
tục hồ sơ giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên toàn ngành;
Nghiên cứu, phổ biến chính sách, các văn bản pháp luật cho cán bộ giáo viên
toàn ngành; hướng dẫn hoàn tất các thủ tục giải quyết chế độ cho cán bộ, giáo viên
nghỉ hưu, nghỉ chế độ bảo hiểm; chuyển công tác; lưu trữ hồ sơ cán bộ theo quy
định;
Tham mưu với lãnh đạo phòng ban hành văn bản hướng dẫn các trường thực
hiện các quy định có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ và tổ chức bộ máy lãnh
đạo trường;
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định và đảm bảo chất lượng
theo quy định.
Thực hiện một số nhiệm vụ, công việc khác do lãnh đạo phòng trực tiếp phân

công.

14


Phần II: Nội dung thực tập
1. Danh mục các nội dung thực tập
Căn cứ vào các công việc đã được trực tiếp thực hiện và được phối hợp thực
hiện cùng với chuyên viên hướng dẫn phòng TCCB-TT trong thời gian thực tập tại
Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, căn cứ sự liên hệ qua lại giữa các công việc thực
hiện với mục đích đã đề ta để có thể tiến hành phân tích một cách phù hợp, thuận
lợi những công việc đã thực hiện, em xin chia các công việc đã thực hiện và phối
hợp thực hiện như sau:
+ Công tác thống kê, lập báo cáo.
+ Xây dựng kế hoạch công tác, lịch làm việc.
+ Công tác kiểm tra nội bộ trường học.
+ Công việc quản lý hồ sơ của cán bộ, giáo viên.
+ Công tác hội họp.
2. Cơ sở pháp lý
-

Điều lệ trường mầm non 14/2008/QĐ-BGDĐT; sửa đổi bổ sung 09/2015/TT-

-

BGDDT.
Điều lệ trường THCS, trường THPT và phổ thông có nhiều cấp học 12/2011/TT-

-


BGDĐT.
Điều lệ trường Tiểu học 2015/TT-BGDĐT.
Luật giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục 115/2010/NĐ-CP.
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên

-

môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị trấn.
Nghị định số 42/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của

-

Thanh tra giáo dục.
Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 quy định về chế độ báo cáo thống

-

kê và quản lý hồ sơ công chức.
Thông tư số 114/2006/QĐ-TTG quy định chế độ họp trong hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước.
15


-

Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc


-

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thông tư số 09/2013/TT-BNV quy định chế độ báo cáo thống kê công tác văn thư,
lưu trữ và tài liệu lưu trữ xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Nội dung thực tập các công việc cụ thể
3.1. Công tác thống kê, lập báo cáo
3.1.1. Kiến thức liên quan
Thống kê và lập báo cáo là công tác liên quan đến vấn đề thống kê số liệu.
Trước hết, muốn hoàn thành công tác lập báo cáo, người làm công tác báo cáo phải
thu thập, xử lý, thông tin số liệu.
Thống kê là hệ thống các phương pháp để thu thập, phân tích và xử lý các con
số (mặt lượng), của hiện tượng số lớn nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn
có của chúng (mặt chất) trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Thống kê chia thành 2 lĩnh vực:
+ Thống kê mô tả: gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày
số liệu, tính toán các đặc trưng đo lường.
+ Thống kê suy diễn: Gồm các phương pháp ước lượng, kiểm định, phân tích
mối liên hệ, dự đoán…trên cơ sở thu thập thông tin từ mẫu.
Thống kê có nhiệm vụ:
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
+ Thu thập thông tin
+ Tổng hợp thông tin.
+ Phân tích thống kê
+ Dự đoán thống kê
+ Đề xuất ý kiến cho quyết định quản lý
16


Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, số liệu người làm công tác thống kê thực

hiện tổng hợp thống kê. Tổng hợp thống kê là cách tiến hành xử lý và hệ thống hóa
một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.
Một trong những đặc trưng của tổng hợp thống kê là bảng thống kê. Bảng
thống kê là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống. hợp lý,
rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Bảng
thống kê được trình bày một cách khoa học hợp lý sẽ giúp ta dễ dàng nhận biết, so
sánh, đối chiếu và phân tích để tìm ra bản chất và xu hướng phát triển của hiện
tượng. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng bảng thống kê giúp ta tránh nhiều sai
sót và rút ngắn thời gian.
Ngoài ra, phần đầu của bảng thống kê bao giờ cũng có một tiêu đề chung, gọi
là tên của bảng và nó được viết một cách ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện nội dung của
bảng.
Quy tắc xây dựng bảng thống kê:
+ Quy mô của bảng không nên quá phức tạp, quá nhiều hàng, nhiều cột,
nhiều phân tổ thống kê kết hợp.
+ Tên bảng, tên các cột, các hàng cần ghi ngắn gọn, dễ hiểu, phản ánh đúng
nội dung của bảng, thời gian,địa điểm mà số liệu phản ánh, đơn vị tính toán ghi rõ
trong bảng, từng hàng, từng cột.
+ Các chỉ tiêu giải thích trong bảng cần sắp xếp theo thứ tự hợp lý, tạo điều
kiện cho việc nhận thức và tính toán.
+ Những số liệu không thu thập theo nguyên tắc, cách thức chung của bảng
thì ghi rõ ở phần ghi chú.
3.1.2 Nội dung công việc
Công việc: Thống kê, lập báo cáo tình hình trước, trong và sau tết Nguyên
đán Bính Thân năm 2016 của các đơn vị trường học trên địa bàn huyện .
Mục đích:
17


Việc thống kê, lập báo cáo tình hình trước, trong và sau tết Nguyên đán là

công tác quản lý chuyên biệt của phòng TCCB, cũng là nhiệm vụ thường niên
theo quy định của Sở GD&ĐT và UBND tỉnh mà hằng năm sau mỗi dịp nghỉ tết
Nguyên đán phải thực hiện. Căn cứ vào đó, chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ
nắm bắt được tình hình chung nhất của các trường sau đợt nghỉ tết dài, để từ đó là
căn cứ báo cáo lên cấp trên.
Cách tiến hành
Được sự cho phép và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên viên Nguyễn
Thị Yến em đã tiến hành công tác thống kê, lập báo cáo tình hình trước, trong và
sau tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 của các đơn vị trường học trên địa bàn
huyện:
-

Thu trực tiếp tại phòng TCCB báo cáo tình hình trước, trong và sau tết Nguyên đán
Bính Thân năm 2016 của các trường MN, TH, THCS theo công văn số 26/CVPGD&ĐT.
- Tổng hợp, phân loại báo cáo theo từng trường, từng cấp học
- Lập bảng thống kê theo biểu mẫu có sẵn.
- Nhập dữ liệu vào bảng thống kê:
+ Số học sinh nhà trường trước, trong và sau tết (Tổng số, có mặt, vắng mặt,
lý do vắng).
+ Số cán bộ, giáo viên, công nhân viên (Tổng số, có mặt, vắng mặt, lý do
vắng).
+ Kế hoạch trồng cây xanh nhân dịch tết Bính Thân năm 2016.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ngăn chặn các hành vi vi phạm
luật giao thông, gây rối trật tự công cộng trong dịch nghỉ tết.
- Báo cáo kết quả thống kê với chuyên viên Nguyễn Thị Yến.
Kết quả đạt được

-

Hiểu rõ hơn về cách thức cũng như những kỹ năng cần phải có để thực hiện công

việc thống kê, lập báo cáo.
18


- Thu đầy đủ báo cáo của các trường trong toàn huyện.
- Thống kê đầy đủ, chính xác các thông tin từ bản báo cáo của các trường .
-

Lập được bảng tổng hợp báo cáo tình hình trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính
Thân năm 2016 của các đơn vị trường học trên địa bàn huyện.
Bài học kinh nghiệm
Công việc thống kê, lập báo cáo là công việc mất nhiều thời gian và rất dễ
sai số, nhầm lẫn. Để hoàn thành tốt công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cận thận, làm
việc một cách khoa học tránh những sai sót dù là nhỏ nhất.
3.2. Xây dựng kế hoạch công tác, lịch làm việc.
3.2.1 Kiến thức liên quan
Kế hoạch công tác là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện
pháp tiến hành một lĩnh vực, một nhiệm vụ công tác của Nhà nước nói chung hoặc
của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng. Kế hoạch thường được xây
dựng cho từng thời gian nhất định theo niên hạn như: kế hoạch dài hạn (5 năm, 10
năm, 20 năm…); kế hoạch trung hạn (2 – 3 năm), kế hoạch ngắn hạn (1 năm, 6
tháng, quý, tháng).
Theo nguyên tắc, kế hoạch mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì
nó bắt buộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng
thời hạn. Kế hoạch đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng thời hạn
hay không là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao
của một cơ quan, đơn vị.
Lịch làm việc là bản ghi ngày giờ thực hiện các công việc theo dự kiến của
kế hoạch.
Yêu cầu của kế hoạch công tác:

+ Kế hoạch phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức.
+ Kế hoạch phải đáp ứng được chủ trương quyết định của cấp trên.
19


+ Nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ danh mục những công việc dự kiến,
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và phải thể hiện rõ các mục tiêu, nhiệm vụ,
biện pháp và tiến độ cụ thể đối với từng việc.
+ Các kế hoạch phải cân đối và ăn khớp với nhau.
+ Phải đảm bảo tính khả thi, tránh ôm đồm quá nhiều công việc.
Yêu cầu của lịch làm việc:
+ Đảm bảo tính chính xác khi xây dựng lịch làm việc: chính xác tên công
việc; chính xác ngày, giờ thực hiện; chính xác địa điểm thực hiện; chính xác tên
người thực hiện…
+ Đảm bảo không có sự trùng lặp: không trùng lặp thời gian, địa điểm, con
người khi thực hiện các công việc.
+ Đảm bảo không bỏ sót: không bỏ sót việc; không bỏ sót một trong các yếu
tố: thời gian, địa điểm, thành phần…
+ Đảm bảo tính khả thi: khi xây dựng lịch phải tính toán, dự phòng thật sát
thực tế. Tránh tối đa sự thay đổi, điều chỉnh lịch làm việc. Tuy nhiên, trong những
trường hợp bất khả kháng vẫn phải có sự điều chỉnh lịch. Nhưng khi điều chỉnh cần
có sự tính toán đến các yếu tố đảm bảo thực hiện được như thời gian, con người…
+ Đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện: ngay từ khi xây dựng lịch cần tính
đến các yếu tố ưu tiên: việc quan trọng hay không quan trọng, cần thiết hay không
cần thiết để ưu tiên bố trí con người, địa điểm và thời gian, …Đồng thời, để đảm
bảo khâu thực hiện được hiệu quả, ngay từ khi xây dựng lịch cũng cần tính đến các
yếu tố dự phòng: dự phòng về thời gian, địa điểm, nhân sự…
3.2.2 Nội dung công việc
Công việc: Xây dựng lịch công tác tuần tiếp theo của phòng GD&ĐT huyện
Nam Trực.

Việc xây dựng lịch công tác tuần là việc làm thường xuyên của phòng Tổ
chức cán bộ và được diễn ra định kỳ vào thứ 5 hàng tuần. Lịch làm việc có vai trò
20


vô cùng quan trọng trong cơ quan, tổ chức, giúp thực hiện công việc một cách khoa
học, nề nếp và hiệu quả.
Vai trò:
+ Xây dựng được lịch công tác tuần một cách cụ thể, khoa học để từ đó có
thể triển khai các công việc một cách dễ dàng, nề nếp, đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Lịch công tác tuần là cơ sở để các thành viên triển khai, thực hiện các công
việc của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
+ Là cơ sở cho việc kiểm tra giám sát, đánh giá các hoạt động trong cơ quan.
Cách tiến hành:
Được sự cho phép và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên viên Nguyễn
Thị Yến, em đã hỗ trợ chuyên viên Nguyễn Thị Yến lên lịch công tác tuần của
phòng GD&ĐT huyện Nam Trực:
-

Đầu tiên, các phòng chức ban, phòng chức năng trong phòng GD&ĐT huyện Nam
Trực gửi lịch công tác tuần tiếp theo của phòng mình cho chuyên viên Nguyễn Thị

-

Yến qua Gmail.
Em tiến hành tổng hợp các lịch công tác tuần của các phòng bộ phận lại và thực

-

hiện lên lịch công tác tuần của phòng GD&ĐT theo khung bảng bố cục đã có sẵn:

+ Tên công việc: ghi chính xác tên công việc.
+ Thời gian thực hiện: cần ghi chính xác ngày, tháng, năm.
+ Địa điểm thực hiện: ghi cụ thể, rõ ràng địa điểm.
+ Nhân sự: ghi chính xác thành phần.
Sau khi đã hoàn thành công việc lên lịch công tác tuần, gửi bản công tác tuần sang

-

UBND huyện qua Gmail.
Gửi lịch công tác tuần cho trưởng Phòng Đoàn Quang Vụ duyệt.
Kết quả đạt được:
Nắm được cách thức làm một lịch công tác tuần, biết cách sắp xếp, bố trí các công
việc, ưu tiên những công việc quan trọng trước, biết vận dụng các yếu tố cũng như

-

các kỹ năng mềm dẻo để thực hiện có hiệu quả nhất.
Có được bản công tác tuần chuẩn về mặt hình thức, trình bày khao học, đảm bảo
nội dung thể hiện được các hoạt động chính của lãnh đạo và sự tham gia của các
21


đơn vị, cá nhân liên quan; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; địa điểm; thành
phần.
Bài học kinh nghiệm:
Xây dựng lịch công tác tuần là một công việc phải đòi hỏi người thực hiện
phải có cái nhìn bao quát, toàn cảnh chung tình hình, có các kiến thức, kỹ năng
khéo léo liên quan đến việc xây dựng kế hoạch, lịch công tác.Vì vậy trong quá
trình thực hiện chức năng lập kế hoạch, bản thân cần có sự thu thập, xử lý và vận
dụng những thông tin, các kiến thức liên quan, trình bày một cách khoa học trong

việc xây dựng kế hoạch, xây dựng lịch công tác.
3.3. Công tác kiểm tra nội bộ trường học của phòng GD&ĐT.
3.3.1 Kiến thức liên quan
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc
hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những
kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Kiểm tra chẳng
những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp
nhận rõ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả cụ thể các hoạt động của mỗi
cá nhân, từng đơn vị, từ đó có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý.
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục,
điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự
nghiệ giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói
riêng.
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng đảm bảo tạo lập mối liên hệ
ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích
trong quá trình quản lý nhà trường; là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý

22


trường học nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm
tra thì coi như không quản lý.
Kiểm tra nội bộ trường học ngoài việc xem xét và đánh giá ưu điểm, nhược điểm,
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường còn phải phân
tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu
sót. Do đó nhằm tư vấn, thúc đẩy đối tượng điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng chuyên
môn nghiệp vụ; giúp cho việc động viên, khen thưởng các cá nhân- đơn vị chính xác, thực sự
tiêu biểu.
Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu

giao dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng
có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị,
các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có
hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm
tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.

3.3.2 Nội dung công việc
Công việc: Kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Nam Tiến
Kiểm tra nội bộ trường học là công việc thường xuyên của phòng Thanh tra, theo quy
định mỗi năm phải kiểm tra nội bộ ít nhất 1/3 tổng số trường trên địa bàn huyện.
Mục đích:
Xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai
phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời giúp cho nhà quản lý
điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý hướng đích.

23


Nhằm mục đích giúp cho nhà trường nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý
đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo.
Cách tiến hành
Được sự cho phép và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên viên Vũ Tiến
Lưỡng, em đã cùng đoàn kiểm tra của phòng GD&ĐT huyện Nam Trực tiến hành
KTNB trường Tiểu học Nam Tiến vào ngày 18 tháng 03 năm 2016:
Quy trình kiểm tra:
7h đoàn kiểm tra có mặt đầy đủ tại trường TH Nam tiến.
7h30 tiến hành họp phiên thứ nhất:

-


+ Chuyên viên Vũ Tiến Lưỡng đọc quyết định KTNB trường TH Nam Tiến.
+ Phó Phòng GD&ĐT Trần Văn Hinh – Trưởng đoàn kiểm tra triển khai
công việc của đoàn và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn.
+ Cô Vũ Thanh Trúc – Hiệu trưởng TH Nam Tiến báo cáo tóm tắt tình hình
của nhà trường và phân công cán bộ, giáo viên của trường phối hợp với đoàn kiểm
tra.
- 8h – 11h các thành viên trong đoàn tiến hành kiểm tra các công việc của
mình đã được giao.
-

14h họp phiên thứ 2:
+ Từng thành viên trong đoàn kiểm tra trình bày kết quả kiểm tra, nêu rõ

những ưu điểm và những mặt còn tồn tại, sau đó có những kiến nghị để khắc phục.
+ CBGV của nhà trường phát biểu ý kiến, trao đổi về kết quả kiểm tra.
+ Kết luận kiểm tra của trưởng đoàn Trần Văn Hinh.


Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra đội ngũ giáo viên và các đoàn thể
24


+ Kiểm tra về cơ sở vật chất theo hướng chuẩn quốc gia
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của đội ngũ giáo viên
+ Kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng
+ Kiểm tra việc tham mưu với chính quyền địa phương, phối kết hợp với ban cha mẹ
học sinh

Được sự cho phép và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên viên Vũ Tiến
Lưỡng, em đã hỗ trợ chuyên viên Vũ Tiến Lưỡng kiểm tra công tác quản lý của
Hiệu trưởng trường TH Nam Tiến và kiểm tra cơ sở vật chất theo hướng chuẩn
quốc gia:


Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng:

+ Kiểm tra việc xây dựng và triển khai kế hoạch.
+ Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường.
+ Kiểm tra Công tác quản lý chất lượng: Sổ theo dõi và đánh giá chất lượng; sổ dự
giờ thăm lớp.
+ Kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, quy chế làm việc, giải quyết khiếu nại tố
cáo trong đơn vị.


Kiểm tra cơ sở vật chất theo hướng chuẩn quốc gia.

+ Kiểm tra diện tích khuân viên, hệ thống các khối công trình, vườn hoa cây cảnh, cây
bóng mát, cảnh quan, môi trường sư phạm.
25


×