Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.83 KB, 7 trang )

Tiết 91.
Tiếng Việt.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nắm vững các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
2.Kĩ năng:
- Có kĩ năng nhận diện và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật.
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
3. Thái độ :
- HS có thái độ đúng mực trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong nói và viết.
4. Năng lực
Giúp HS hình thành năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
B. PHƯƠNG TIỆN
1. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của giáo viên : SGK, SGV, giáo án, phiếu bài tập.
- Chuẩn bị của học sinh : SGK, vở chuẩn bị bài, vở ghi bài.
2. Phương pháp
Nêu vấn đề, đọc và phân tích ngữ liệu, phát vấn kèm gợi mở, đàm thoại...
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Em đã học những phong cách ngôn ngữ nào trong chương trình Ngữ Văn 10? Có những
đặc trưng cơ bản nào?
3. Bài mới.
*Giới thiệu bài mới:
Các em đã từng được học về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, hôm nay chúng ta sẽ
cùng học thêm một phong cách ngôn ngữ khác: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Có những đặc trưng cơ bản nào? Chúng ta sẽ


cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.


Hoạt động của GV và HS
HĐ1: Tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ
thuật
Thao tác 1 : GV cung cấp ngữ liệu.
Giáo viên sử dụng bảng phụ đã chuẩn
bị sẵn hai ngữ liệu.
Gọi 1 HS đứng lên đọc ngữ liệu.

Nội dung cần đạt
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngữ liệu:
Ngữ liệu 1:
Bánh trôi nước được làm từ bột nếp. Người làm
nhào nặn bột rồi vê thành viên tròn màu trắng,
trong nhân đường phên đỏ. Khi nước sôi bỏ bánh
vào bánh chìm xuống, khi nổi lên mặt nước là lúc
bánh vừa chín tới.
Ngữ liệu 2:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Thao tác 2 : GV hướng dẫn HS tìm
hiểu ngữ liệu.
- GV: Hai văn bản trên có điểm gì
giống và khác nhau?

Gợi ý:
+ Đối tượng được đề cập ở đây là gì?
+ Cách sử dụng từ ngữ ra sao?
+ Ngữ liệu nào giàu tính gợi hình, gợi
cảm hơn?

Phân tích ngữ liệu
Giống nhau : Cả 2 văn bản đều cung cấp những
thông tin cơ bản về bánh trôi nước: Hình dáng, màu
sắc, đặc điểm, tính chất.
khác nhau:
+ VB1 : Ngôn ngữ cô đọng, chính xác; câu văn
ngắn gọn; sắc thái trung hòa
+ VB2 : Hình thức bài ca dao, ngôn ngữ giàu sức
gợi tả ; giàu tính biểu cảm -> Ngôn ngữ nghệ thuật.

- GV : Từ sự so sánh 2 ví dụ trên, em 1. Khái niệm
hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật ? Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi
1 HS trả lời
cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
- GV : Ngoài các văn bản nghệ thuật,
các em còn bắt gặp ngôn ngữ nghệ
thuật ở đâu? Hãy lấy ví dụ cụ thể.
1 HS trả lời
- Lời nói hàng ngày : Đi chậm như
sên, nói nhanh như gió …
- Văn bản thuộc các phong cách ngôn
ngữ khác:
VD: SGK
Chính luận: Chúng lập ra nhà tù

nhiều hơn trường học.Chúng thẳng
tay chém giết những người yêu

2. Phạm vi sử dụng
- Văn bản nghệ thuật.
- Lời nói hàng ngày .
- Văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.


nước.Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa
của ta trong những bể máu.
- GV : Dựa vào SGK, em hãy cho
biết ngôn ngữ trong các văn bản nghệ
thuật được phân chia thành mấy loại?
Đó là những loại nào?
1 HS trả lời

3. Phân loại
Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân
chia thành ba loại :
- Ngôn ngữ tự sự : Truyện, tiểu thuyết, kí, bút kí …
- Ngôn ngữ thơ : Thơ, ca dao, vè …
- Ngôn ngữ sân khấu : Kịch, chèo, tuồng …

+ Tự sự: Hai bên cầu có đến mấy
vạn quỷ dạ xoa, mắt xanh, tóc đỏ,
hình dáng nanh ác...
+Sân khấu:
Này thầy tiểu ơi!
Thầy như táo rụng sân đình,

Em như gái dở, đi rình của chua
- GV: Cho HS theo dõi ngữ liệu trên
bảng phụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

4. Chức năng
Ngôn ngữ nghệ thuật có hai chức năng chính là:

- GV hỏi:
Như các em đã tìm hiểu thì bài ca dao
cho em biết được những điều gì?
Vậy chức năng đầu tiên của ngôn ngữ - Chức năng thông tin .
nghệ thuật là gì?
HS trả lời.
- GV: Bài ca dao có phải chỉ nói về
bánh trôi nước không? Thông qua đó
tác giả muốn nói về điều gì?
GV giảng: Không chỉ cung cấp thông
tin về bánh trôi nước mà bài ca thơ
còn thể hiện vẻ đẹp bên trong và bên
ngoài, thân phận người phụ nữ.
Vậy ngôn ngữ nghệ thuật còn có chức - Chức năng thẩm mĩ.
năng gì?
- GV tổng kết lại kiến thức về ngôn
ngữ nghệ thuật, yêu cầu 1 HS đọc to
phần ghi nhớ.
1 HS đọc


*Ghi nhớ : SGK - 98


HĐ2 Tìm hiểu phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản.Các
đặc trưng này làm nên phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật.

Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm 1. Tính hình tượng
hiểu đặc trưng tính hình tượng của
ngôn ngữ nghệ thuật.
- GV sử dụng lại ngữ liệu về bài thơ
Bánh trôi nước
+ GV : Hình ảnh bánh trôi nước hiện
lên qua những chi tiết nào?
Thực chất bài thơ nói về điều gì?
+ GV: Em hiểu thế nào là tính hình
- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ
tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?
nghệ thuật, để chỉ cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và
gợi cảm.

- Hình tượng bánh trôi nước được
xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật
nào? Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật
còn được xây dựng bằng những biện

pháp nghệ thuật nào khác?
HS trả lời, lấy ví dụ minh họa.
GV nhận xét,bổ sung một số biện
pháp nghệ thuật khác:
+ So sánh :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
+ Ẩn dụ :
Tiện đây Mận mới hỏi Đào
vườn Hồng có lối ai vào hay chưa
Mận hỏi thì Đào xin thưa:
Vườn Hồng có lối nhưng chưa ai vào
+ Hoán dụ :
Phe kẹp nơ, cánh mày râu...
- GV : Mở rộng thêm phần kiến thức
về
+ Tính đa nghĩa .
+ Tính hàm súc của ngôn ngữ nghệ
thuật đi liền với tính đa nghĩa: Lời ít
ý nhiều.
VD: Bánh trôi nước không chỉ nói về
bánh trôi nước mà còn nói đến vẻ đẹp
bên ngoài , phẩm chất bên trong và

- Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường
dùng rất nhiều biện pháp tu từ như : so sánh, ẩn dụ,
hoán dụ, nói quá ….

- Tính hình tượng tạo nên tính đa nghĩa và tính đa
nghĩa thì đi liền với tính hàm súc: Lời ít ý nhiều.



thân phận của người phụ nữ .
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu tính truyền cảm của ngôn ngữ
nghệ thuật.
- GV : Đọc đoạn thơ sau đây em có
cảm xúc như thế nào?Từ đó hãy phát
biểu về tính truyền cảm trong văn bản
thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật ?
NL:
Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?
Bóng chiều không thắm, không vàng
vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mất trong
1 HS trả lời.
- GV : Nhờ đâu mà ngôn ngữ nghệ
thuật có tính truyền cảm?
GV so sánh với tính cảm xúc trong
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

2. Tính truyền cảm
- Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể
hiện ở chỗ làm cho người nghe, người đọc cùng
vui, buồn, yêu thích… như chính người nói (viết);
tạo ra sự hoà đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm
xúc cho người đọc.


- Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật
có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả,
bình giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và
tâm trạng chủ quan (thơ trữ tình).

Thao tác 3: GV hướng dẫn HS tìm 3. Tính cá thể hoá
hiểu tính cá thể hóa của ngôn ngữ
nghệ thuật
- GV cung cấp ngữ liệu về hình tượng
Sóng và tình yêu trong thơ Xuân
Quỳnh và thơ Xuân Diệu.
+ GV: Cho biết điểm giống và khác
nhau của hình tượng sóng của hai nhà
thơ?
XQ:
Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ
sông không hiểu nổi mình
sóng tìm ra tận bể.
XD:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi


Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...

+ Giống nhau: Đều nói về hình tượng
Sóng với tâm trạng yêu tha thiết.
+ Khác:
• Xuân Diệu tình yêu mãnh liệt,
vồ vập, khát khao mang đậm
nét tính cách bạo dạn của
người con trai.
• Xuân Quỳnh: Những cung bậc
đa dạng của cảm xúc,khát vọng
tình yêu đầy nét nữ tính.

- GV: Em hiểu thế nào là tính cá thể
hóa ?
HS trả lời.
GV nhận xét, kết luận.
Chính sự khác nhau trong cách sử
dụng và biện pháp xử lí ngôn ngữ đã
tạo ra giọng điệu riêng, phong cách
nghệ thuật riêng cho mỗi nhà văn
trong sáng tạo nghệ thuật
- GV: Tính cá thể hóa tạo ra cho ngôn
ngữ nghệ thuật đặc điểm gì?
GV bổ sung: Ngoài ra tính cá thể hóa
còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời
nói của từng nhân vật, cách diễn đạt
cùng 1 sự việc, hình ảnh.

- GV: Tổng kết lại, yêu cầu 1 HS đọc
to phần ghi nhớ (SGK – 101)
1 HS đọc


- Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật được tạo
nên bởi cá tính sáng tạo của người viết.

- Tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật
những sáng tạo mới lạ,không trùng lặp.

*Ghi nhớ : SGK - 101


HĐ 3: Luyện tập
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV : Yêu cầu HS về nhà hoàn thành
các bài tập còn lại.

III. Luyện tập - củng cố
GV cho HS làm bài tập1, bài tập 3 trong SGK /
101.

4. Dặn dò
- Dặn dò HS về nhà học khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, những đặc trưng của
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Làm tiếp các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài mới: Lập luận trong văn nghị luận.



×