Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 67 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Khi cuộc sống của con người trở nên bận rộn hơn với vô số công việc, bộ não

không còn đủ sức để chứa đựng dữ liệu, họ nghĩ ra máy vi tính làm người bạn giúp
đỡ họ trong công việc và lưu trữ lại hệ thống dữ liệu. Nhờ có sự hỗ trợ của nó công
việc diễn ra hiệu quả hơn đối với tất cả các nghành nghề, nhất là ngành giáo dục.
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của chính phủ về ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) trong trường mầm non đã chứng minh điều đó. Thực tế, các giáo
viên mầm non (GVMN) hiện nay đã làm tốt công tác ấy chưa, đặc biệt là trong các
hoạt động nhằm phát triển nhận thức, tư duy ngôn ngữ cho trẻ. Đây là vấn đề đang
được quan tâm khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học
trẻ mầm non.
Nói đến ứng dụng CNTT trong dạy học người ta nghĩ ngay đến giáo án điện tử
(GAĐT). Việc thiết kế một GAĐT để phục vụ cho tiết dạy trẻ ở trường mầm non là
rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu xã hội phải nuôi dạy trẻ đảm bảo để trẻ phát triển
toàn diện về thể chất, tinh thần, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, trở
thành những con người năng động, sáng tạo trong tương lai. Nên GVMN luôn phải
tìm tòi, học hỏi, sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, kết hợp các phương
tiện hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Ngoài việc sử dụng thành thạo các thao tác trên máy, có khả năng tìm kiếm, khai
thác các phần mềm thường dùng cho trẻ mầm non,còn phải có phương pháp hướng
dẫn sao cho phù hợp và phát huy được thế mạnh của việc dạy với máy tính. Đối với
các lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ việc sử dụng các phần mềm sẽ nâng cao
hiệu quả rất nhiều. Vì đây là hai hoạt động chủ đạo để phát triển khả năng tư duy
ngôn ngữ mạch lạc, có logic, hình thành óc sáng tạo cho trẻ ngay từ nhỏ. Nếu bỏ
qua giai đoạn phát triển thần tốc về tư duy, ngôn ngữ giai đoạn dưới 6 tuổi sẽ có ảnh


hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ về sau này.


2

Các nhà giáo dục hiện rất quan tâm đến phương pháp dạy học hiện đại của các
nước Nhật, Pháp, Thụy sĩ...họ luôn đặt trẻ làm trung tâm của quá trình “Học”. Giáo
viên biết cách khai thác lợi thế của máy vi tính và hướng dẫn trẻ cùng cô hoạt động,
hình thành cho trẻ một số thao tác đơn giản trên máy.Tuy nhiên, hiện nay theo khảo
sát còn nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các giáo viên chưa sử dụng phong phú các
phần mềm vào bài dạy của mình nói chung, đối với phương pháp làm quen TPVH
nói riêng.
Vì thế chúng tôi đang nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên
thuận lợi hơn trong công tác sử dụng các phần mềm để giáo dục trẻ, nhất là trong
hoạt động làm quen tác phẩm văn học_ hoạt động phát triển ngôn ngữ chủ đạo cho
trẻ mầm non. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động
làm quen TPVH cho trẻ ở trường mầm non” để tìm ra một số giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng nhận thức trẻ mầm non.
2.

Lịch sử nghiên cứu
- Những văn bản của Đảng, nhà nước về ứng dụng Công nghệ thông tin trong

dạy học
Để nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chỉ thị,
nghị quyết, chủ trương nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Trong chỉ thị 29/2002/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng
đã nêu rõ: “ Đẩy mạnh một cách hợp lí việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học”
Tiếp theo đó là chỉ thị 29/2001/CT –BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giao dục và

Đào tạo cũng đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác
động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ
thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Và mới đây Bộ giáo dục đã đưa ra quyết định “Phê duyệt Chương trình quốc gia
về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn


3

2011-2015” .Cùng với sự tác động của Bộ giáo dục về ứng dụng CNTT trong dạy
học thì các nhà giáo dục trong và ngoài nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này.
-Một số công trình nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn ứng dụng Công nghệ
thông tin trong dạy học.
Chuyên gia nhi học Xiaoming Li đến từ Wayne State và nhà tâm lý Melissa
Atkins thuộc Đại học Ohio State đã tìm hiểu thời gian tiếp xúc với máy vi tính của
hơn 100 trẻ từ 3 đến 5 tuổi qua cha mẹ, đồng thời đánh giá sự phát triển nhận thức
và mức độ sẵn sàng học hỏi của các em bằng các bài test đặc biệt. Kết quả cho thấy
những trẻ sớm sử dụng máy tính một mình hoặc cùng với người thân có kết quả cao
hơn những em không có cơ hội tiếp cận với thiết bị này. Điều đó chứng tỏ các kĩ
năng sử dụng máy đã vô tình kích thích khả năng nhận thức của trẻ, giúp trẻ chuẩn
bị tốt hơn cho những năm học đầu.
Trẻ có thể dùng máy tính theo nhiều cách, từ chơi trò chơi, dùng phần mềm tự
học , xem hình ảnh cho tới việc quan sát, và bắt chước cha mẹ, anh chị sử dụng
máy. Tất cả đều tác động đến trẻ ở mức độ nhất định dù ở hình thức nào, có thể là
đánh máy, chơi trò chơi, hay thậm chí chỉ di chuột, các em vẫn thu được hiệu quả.
Giáo sư Gardne- nhà tâm lý học nổi tiếng của đại học Havard giải thích: “Trí tuệ
của mỗi con người đều là sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động
thân thể, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ giao tiếp
và trí tuệ tự nhiên...
Và như vậy, một giờ hoạt động của trẻ phải đảm bảo tích hợp rất nhiều hoạt

động, để trẻ phát triển phong phú và tăng khả năng tiếp nhận. Với các phương tiện
trực quan, âm thanh, hình ảnh chưa sinh động, gây khó khăn trong quá trình tích
hợp phong phú các hoạt động khi cho trẻ làm quen tác phẩm, nhưng với việc sử
dụng hiệu ứng trong phần mềm powerpoint, kết hợp các thao tác cần thiết, trẻ đã có
thể học bằng mắt, tai, có cơ hội dùng tay để trải nghiệm.
Làm quen TPVH là một trong những hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
rất tốt. Những công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ


4

mầm non của một số tác giả như: Tạ Thị Ngọc Thanh, Cao Đức Tiến, Phan
Thiều...đã nghiên cứu về việc xây dựng nội dung, phương pháp và các hình thức
phát triển lời nói cho trẻ, làm giàu vốn từ, góp phần cho trẻ lĩnh hội tiếng mẹ đẻ tốt
hơn.
Tuy có nhiều công trình nghiên cứu, sách báo liên quan đến ứng dụng CNTT
trong dạy học như: các sáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng CNTT của Trần Thị
Tuyết Dung, “Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu
học”, “Hướng dẫn sử dụng Violet của công ty cổ phần Bạch Kim”... nhưng chưa có
một tài liệu chính thức nào liên quan đến việc hướng dẫn soạn thảo các GAĐT,
hướng dẫn sử dụng một số liên quan đến hoạt động làm quen TPVH cho trẻ 5-6
tuổi. Dựa vào những hướng dẫn kĩ thuật của các giáo trình, cùng với một số kinh
nghiệm, chúng tôi bước đầu thiết kế các giáo án một cách thẩm mỹ, phù hợp với trẻ.
Tóm lại qua nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học trong và ngoài
nước về việc ứng dụng CNTT trong dạy học và các phương pháp cho trẻ làm quen
TPVH tôi nhận thấy ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động làm quen TPVH là
một việc làm hết sức cần thiết, tuy nhiên hiện nay các giáo viên mầm non chưa chú
trọng đến, và chưa có một tài liệu nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
3.


Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động làm quen TPVH ở
trường mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp “Ứng dụng CNTT trong soạn GAĐT cho trẻ làm quen
TPVH ở trường mầm non” nhằm tăng hứng thú nhận thức, phát huy tính tích cực
sáng tạo cho trẻ.
4.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu, tạp chí liên quan đến nội dung sử dụng các phần mềm tin học
để phục vụ cho việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo trong hoạt động Làm quen TPVH.


5

- Nghiên cứu thực trạng công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động làm quen TPVH
cho trẻ ở trường mầm non.
- Đề xuất và thử nghiệm một số ứng dụng CNTT qua GDĐT để nâng cao chất
lượng giờ hoạt động làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Công tác tổ chức giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen
TPVH.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và một số biện pháp nhằm làm tăng việc ứng
dụng CNTT trong hoạt động làm quen TPVH cho trẻ mầm non.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích các tài liệu lý luận, từ đó hệ thống hóa liên quan đến đề tài tìm hiểu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

• Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
Dùng phiếu câu hỏi để lấy thông tin từ phía giáo viên, ban giám hiệu trường Mầm
non, về thực trạng việc ứng dụng CNTT cho trẻ 5-6 tuổi làm quen TPVH.
Phương pháp trao đổi đàm thoại
Trao đổi và đàm thoại với giáo viên, giảng viên ngành giáo dục mầm non, trẻ 5-6
tuổi nhằm làm sáng tỏ hơn các thông tin nhận được từ kết quả quan sát, điều tra và
thực nghiệm.
• Phương pháp quan sát
Dựa vào các tiết dạy, các giáo án để phân tích thực trạng việc ứng dụng CNTT của
cô trong hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen TPVH
• Phương pháp phân tích- tổng hợp
Xử lý một số thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu.


6

7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Các giáo viên, ban giám hiệu, trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non .
- Đề xuất một số biện pháp để nâng cao việc ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt
động làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
8.

Giả thuyết khoa học
Nếu xác định đúng các biện pháp để tăng cường hiệu quả việc sử dụng các phần

mềm tin học trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi thì sẽ góp
phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ và nâng cao kĩ năng tin học
cho giáo viên mầm non.
9. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức cho trẻ
làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án điện tử
cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non.
Chương 3: Một số định hướng để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong soạn giáo án điện tử, cho trẻ làm quen TPVH ở trường mầm non


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG TỔ CHỨC CHO TRẺ LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1.

Cơ sở giáo dục học
Khi xây dựng chương trình giáo dục mầm non, các nhà giáo dục đưa quan

điểm: “Trẻ là người tích cực hoạt động”, “Trẻ học qua chơi” và “Người lớn là
người hỗ trợ trẻ trong việc học”
Các quan điểm này cho thấy:
Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung
quanh. Trẻ học một cách tự nhiên và tích cực. Trong cuộc sống trẻ rất thích quan
sát, thử nghiệm, tưởng tượng, khám phá, thu thập thông tin, luôn chia sẻ khi có điều
kiện. Như vậy, việc học tập sẽ có hiệu quả khi trẻ tích cực tham gia và thu hút vào
thực hiện các nhiệm vụ mà chùng cho là có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa trẻ phải được
hoạt động. Việc tổ chức cho trẻ học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên
cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Những hoạt động này phải

dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nếu việc học được tổ chức như vậy thì trẻ sẽ
là người học tích cực trong quá trình đó.
Chơi là sống còn đối với việc học của trẻ. Trò chơi là phương tiện để kích thích trẻ
khám phá, tìm kiếm, chấp nhận mạo hiểm, mắc lỗi và vượt qua thất bai. Nó cho
phép trẻ tham gia vào tổ chức, đưa ra quyết định, lựa chọn, thực hành, tiếp nhận và
thể hiện cảm xúc, tình cảm. Trò chơi khuyến khích trẻ tự nguyện, tưởng tượng và
tích cực sử dụng ngôn ngữ.
Để trẻ được phát triển tốt nhất, các nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra quan điểm:
“Lấy trẻ làm trọng tâm và nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập trong mỗi học sinh”.
Ở lứa tuổi này, sự tiếp thu của trẻ diễn ra thông qua quá trình tự khám phá, chúng
cần sự giúp đỡ của người lớn.


8

Không phải lúc nào trẻ cũng có khả năng tự học, tự khám phá qua các phương tiện
riêng lẻ khi tiếp xúc với môi trường xung quanh. Ngoài trường học, ở gia đình và
môi trường xung quanh, trẻ tiếp thu kiến thức bằng quá trình bắt chước, kiến thức
thu được một cách chậm chạp và không có hệ thống.
Trong lý thuyết “ vùng phát triển gần nhất”, L.X.Vưgôtxki cũng khẳng định: “
Với sự giúp đỡ của người lớn tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp, trẻ có thể thể hiện
năng lực cao hơn “điểm phát triển dừng trước đó”. Từ đó ông nhận ra mối quan hệ
qua lại giữa giảng dạy và sự phát triển “ Một đặc điểm cơ bản giữa giảng dạy và sự
phát triển gần”, tức là kích thích trẻ hoạt động thức tỉnh một loạt các quá trình phát
triển nội tại và đưa chúng vào cuộc chuyển động. Chỉ có giảng dạy nào đi trước
một chút sự phát triển, mới là sự giảng dạy tốt”.
Quan điểm của AL. Xôrôkina cũng tương tự “những tri thức trẻ lĩnh hội trực tiếp
bằng kinh nghiệm, không có sự hướng dẫn thường là những tri thức rời rạc, do đó
dễ có những biểu tượng sai”.
Những công trình nghiên cứu sư phạm và tâm lý học thu được những dữ kiện chứng

tỏ việc trẻ nắm được những nội dung tri thức khác nhau là kết quả hoạt động tư duy
của chúng do giáo viên tổ chức một cách phù hợp với những đặc điểm của tài liệu
được tiếp thu.
Còn quan điểm giáo dục của Motessori chú trọng đặt nền tảng tự do, nhu cầu và
hứng thú của trẻ lên trên hết. Bên cạnh môi trường học tập và học cụ giữ vai trò
quan trọng, qua kinh nghiệm tiếp xúc với học cụ trẻ tự học và khám phá kiến thức
và khả năng của mình. Trong quá trình tiếp xúc với môi trường, trẻ học qua khám
phá và đặc biệt trẻ học qua trải nghiệm và lỗi của mình. Qua nghiên cứu, bà hình
thành quan điểm giáo dục :


9

GIÁO DỤC QUA

GIÁO DỤC

CÁC GIÁC QUAN

TRÍ TUÊ

Qui trình trẻ lĩnh hội tri thức
QUA TRI GIÁC

TIẾP XÚC VỚI
GIÁO CỤ

HỌC ĐỌC

TRẺ HỌC VIẾT


Như vậy, các quan điểm giáo dục nhìn chung đều hướng đến sự phát triển
toàn diện của trẻ thông qua các hoạt động chơi, tập, trải nghiệm…với sự hướng dẫn
của người lớn.
1.2.

Cơ sở sinh lý học
Hơn giai đoạn nào trong cuộc đời, trẻ ở tuổi 0-6 phát triển não bộ một cách

nhanh chóng, ở giai đoạn não phát triển, cần có những tác động giáo dục thích hợp
để kích thích phát triển
Việc học tập bắt đầu bằng một số loại tác nhân kích thích, có thể từ bên trong
ví dụ như giải được một câu đố chữ, hoặc từ bên ngoài như chơi bóng rổ. Do tác
nhân kích thích chuyển từ nơ-ron này đến nơ-ron khác, chúng tạo ra sự kéo dài
dạng nhánh như hình cây. Tạo ra những kết nối về thần kinh này được coi như tạo
sự sắp đặt trong não
Việc phát triển của bộ não liên hệ chặt chẽ với quá trình học. Sự phát triển
không chỉ xảy ra khi giải quyết một vấn đề mà chúng phát triển trong quá trình tiến
đến giải pháp. Khi trẻ cố gắng, khi phân tích, khi tìm kiếm câu trả lời, chúng đang
phát triển bộ não. Bộ não, một cơ quan nặng chỉ có 3 pounds=1,362 kg ở người lớn
lại thay đổi sau mỗi kích thích, trải nghiệm hoặc hành vi mà nó trải qua. Hãy đặt trẻ
vào các câu hỏi dạng mở, vào các thí nghiệm và sản phẩm để có những kích thích
đáng kể cho sự phát triển não của trẻ.


10

Việc học tập ảnh hưởng đến rất nhiều đến não. Theo Eric Jensen tác giả của
“Teaching the Brain in mind” coi việc học là điều mà não bộ làm tốt nhất. Những
ứng dụng các nghiên cứu về bộ não và ảnh hưởng đến việc dạy và học đã hướng

ông đến những phát hiện ngạc nhiên về việc ngày nay chúng ta nghĩ thế nào về bộ
não. Xem xét những ảnh hưởng của các hoạt dộng khác nhau lên quá trình học tập,
ông nhấn mạnh là kỹ thuật có thể chuẩn bị cho bộ não chuẩn bị cho việc học tập
trong tương lai, ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng mọi
khu vực của não bộ từ thị giác, thính giác đến ngôn ngữ.
Vui chơi là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường năng lượng não bộ của trẻ.
Khi trẻ vui chơi, sóng não sẽ phát triển hết mức và từ đó có thể tăng cường kỹ năng
nhận biết ở trẻ. Vui chơi còn giúp trẻ phát triển đồng thời cả về mặt thể chất, tình
cảm, xã hội, và trí tuệ. Trẻ biết vui chơi ngay từ giai đoạn sơ sinh. Hoạt động vui
chơi giúp kích thích thần kinh giác quan một cách liên tục, lặp đi lặp lại làm cho tế
bào não liên kết với nhau nhiều hơn, màng bọc dây thần kinh dày hơn. Đây là bộ
phận quan trọng của sự phát triển và tăng cường tiềm năng trí tuệ cho trẻ.
Qua chơi đùa trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện liên tục các kỹ
năng như: ghi nhớ, nhận biết, chú ý và hành động co chủ đích. Trẻ chơi đùa chính là
trẻ đang sử dụng thời gian một cách có ích đối với việc học hỏi và hình thành những
trải nghiệm , hỗ trợ cho việc phát triển não bộ của trẻ.
Bác sĩ Pongsak Noipayk đã nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ thông minh thông
qua các nghiên cứu khoa học. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự phát
triển ngôn ngữ tác động đến sự phát triển các kĩ năng khác của trẻ vì ngôn ngữ giúp
giúp kích thích sự vận động não bộ, giúp trẻ học hỏi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
Tác động đến sự phát triển các kỹ năng khác của trẻ vì ngôn ngữ giúp kích
thích sự vận động của não bộ, giúp trẻ biết học hỏi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề..
Nếu trẻ sống trong môi trường với đầy đủ các âm thanh chọn lọc có nhịp điệu, làn
điệu, có tiếng nói của con người sẽ làm cho hoạt động của não trẻ hình thành sự
phát triển chồng chéo, phức tạp hơn từ đó não bộ phát triển tốt hơn.


11

Tóm lại, não bộ của trẻ đang phát triển với tốc độ nhảy vọt, để phát triển các khả

năng tư duy, thiên hướng hoạt động sáng tạo, khoa học cần có sự hướng dẫn của
GVMN với hệ thống các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
1.3. Đặc điểm tiếp nhận văn học của trẻ mầm non
1.3.1. Tiếp nhận gián tiếp: trẻ mẫu giáo chưa thể tự đọc một văn bản. Bằng con
đường truyền thụ thông qua ngôn ngữ nói, trẻ có thể tiếp nhận được văn học. Do
đặc điểm này mà trẻ không phát huy được khả năng tri giác phối hợp giữa chữ viết
và âm thanh, giữa kí hiệu và nghĩa, phần nào giảm bớt năng lực ghi nhớ và liên
tưởng của trẻ. Việc đọc, kể tác phẩm một cách diễn cảm sống động, sáng tạo có ảnh
hưởng rất lớn đến sự cảm thụ văn học nghệ thuật và việc thể hiện lại tác phẩm của
trẻ.
1.3.2. Tiếp nhận văn học của trẻ mang tính tập thể: trong lớp để tiếp thu tốt
tác phẩm văn học trẻ cần phải tập trung chú ý, lắng nghe, theo dõi những gì cô làm.
Trong việc học văn, xúc cảm đóng vai trò quan trọng. Nhưng do nghe tập thể trẻ dễ
bị bạn quấy rầy, phân tán chú ý và không thể bộc lộ những phản ứng cảm xúc của
mình về tác phẩm. Cũng vì sự tiếp nhận văn học gián tiếp và tập thể nên gần như trẻ
tiếp nhận lại sự tiếp nhận của cô.
Cho nên những bài thơ, câu chuyện giàu âm thanh, nhịp điệu, thể hiện nội dung cụ
thể, gần gũi với nhịp sống của trẻ có ý nghĩa rất lớn đến đối với việc hiểu từ ngữ,
cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ.
1.3.3. Tiếp nhận văn học phụ thuộc vào sự lớn khôn,vào kinh nghiệm
sống của trẻ
Trẻ hiểu và phân tích tác phẩm văn học qua vốn kinh nghiệm và trình độ tư duy
của chúng, điều này đôi khi làm méo mó tác phẩm. Tuy nhiên, hứng thú của trẻ mẫu
giáo một mặt được tạo điều kiện bởi những cái gần gũi, quen thuộc với trẻ, mặt
khác là sự tìm kiếm nội dung xa xôi, ngược hẳn so với thực tế cuộc sống đem đến
những ngạc nhiên, bất ngờ. Sự kết hợp đúng đắn hai yếu tố trên khi đem văn học
đến cho trẻ sẽ đem đến những kết quả đáng mừng.


12


Đối với trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, ở giai đoạn này, cảm nhận thẩm mỹ đã có một
bước phát triển trong tiếp nhận tác phẩm văn học. Sự tiếp nhận của trẻ đầy đủ hoàn
thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, bài thơ,
những đoạn văn xuôi hay và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng
nghệ thuật.
Những kết quả nghiên cứu được phát triển thành những quan niệm và luận điểm
về trình độ và năng lực của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn, của nhà giáo
dục học Xô Viết: A. V. Daparôz, I.A.Cốpxơn, D.P.Encônhin, E.I.Trikhêeve, N.A
Vetlughina, L.I Dancơretôva, D.I Nhikiphôrôva đã một lần nữa khẳng định khả
năng của trẻ trong tiếp nhận văn học. Bằng các thực nghiệm họ đã khẳng định sự
cảm thụ và hiểu biêt tác phẩm văn học được hình thành ở trẻ mẫu giáo trong mối
liên hệ với quá trình phát triển tâm ý của chúng. Qúa trình này tạo nên nhờ giáo dục
và dạy học. Trẻ mẫu giáo hoàn toàn có thể hiểu sâu sắc ở mức độ của chúng nội
dung và tư tưởng tác phẩm, phân biệt được hình ảnh nghệ thuật với hiện thực, chỉ
ra và nhận xét được những phương tiện biểu đạt hình tượng, ngôn ngữ, các thủ pháp
nghệ thuật. Trẻ có khả năng nắm được việc xây dựng cốt truyện, cấu trúc và mối
quan hệ giữa các nhân vật.
1.3.4. Tiếp nhận văn học chịu tác động của các yếu tố tâm lí
Người ta nhận thấy rằng sự tiếp nhận nghệ thuật nói chung và tiếp nhận văn học
nói riêng ở trẻ mẫu giáo là một quá trình tâm lý trọn vẹn thống nhất dựa trên mối
quan hệ chặc chẽ không ngừng giữa nhận thức và cảm xúc dưới tác động sư phạm.
Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, lúc đầu trẻ tham gia hồn nhiên vào các sự kiện,
sau đó có quá trình phát triển, trẻ biết đứng ra ngoài tác phẩm để tưởng tượng thậm
chí sáng tác thêm một đoạn theo chủ quan của mình một cách rất hợp lí.
Cả tư duy trực quan hành động lẫn tư duy trực quan hình tượng đều liên hệ mật
thiết với ngôn ngữ. Vai trò của ngôn ngữ là rất lớn. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
em, nhất là trẻ giai đoạn 5-6 tuổi cho phép trẻ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ nghệ



13

thuật qua nghệ thuật đọc và kể của cô giáo. Cho nên việc đọc và kể tác phẩm văn
học một cách diễn cảm của cô có ý nghĩa rất lớn trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Có thể nói rằng đến giai đoạn 5-6 tuổi, trẻ đã có những biến đổi về chất trong
tiếp nhận văn học. Cùng với sự phát triển tư duy, sự phát triển ngôn ngữ đã cho
phép trẻ lĩnh hội tác phẩm một cách tương đối đầy đủ và sâu sắc hơn lứa tuổi trước
đó.
1.4. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động làm quen TPVH cho trẻ
mầm non
1.4.1. Các phương pháp cho trẻ làm quen tác phẩm văn học
1.4.1.1. Nhóm phương pháp sử dụng lời nói
Đóng vai trò quan trọng làm nên tính hiệu quả của giờ làm quen tác phẩm văn
học.
Trẻ không biết chữ, vì thế chúng trông chờ vào lời kể diễn cảm của cô. Khi kể
cô cần sử dụng các thủ thuật : thanh điệu, ngắt giọng, cường điệu, nhịp điệu, ngữ
điệu…
Với số lượng ngôn ngữ phong phú, hình tượng bong bẩy, nghệ thuật, việc trẻ
khó mà nắm bắt được nghĩa của một số hình tượng là điều dễ hiểu. Lúc này, cô cần
sử dụng phương pháp giải thích. Có nhiều phương pháp, nhưng cho trẻ xem tranh
ảnh kết hợp với chỉ dẫn bằng lời là phương pháp hữu hiệu nhất.
Để trẻ tiếp nhận giá trị của tác phẩm văn học một cách tích cực, hình thành và
rèn luyện các kĩ năng ghi nhớ, kể chuyện, đọc thơ, diễn cảm thì đàm thoại trong tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học rất cần thiết. Trong phần này các
câu hỏi cần tập trung vào nhận biết truyện, tái tạo lại tác phẩm, câu hỏi về giá trị
nghệ thuật…
Ở phần câu hỏi đàm thoại, nếu giáo viên không khéo léo sử dụng các thủ thuật
để gây hứng thú cho trẻ sẽ dễ dẫn đến sự khô khan, buồn chán. Bằng cách đặt câu



14

hỏi kết hợp với các hình ảnh trên máy, hoặc sử dụng phần mềm violet, sẽ hấp dẫn
trẻ hơn.
1.4.1.2. Nhóm phương pháp trực quan
Ngoài các phương tiện trực quan như: ngôn ngữ hình thể của cô giáo, tranh vẽ, ảnh,
con rối, mô hình…các kĩ thuật điện tử như: máy vi tính, các bài soạn giáo án điện tử
không thể thiếu trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
Tranh minh họa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận tác
phẩm văn học của trẻ mầm non. Nghe đọc kể tác phẩm văn học và xem tranh minh
họa, đó là hai quá trình sáng tạo đòi hỏi rất nhiều ở con người sức tưởng tượng.
Minh họa chỉ diễn đạt một phần nội dung, nó biểu hiện các hành động riêng rẽ, chân
dung các nhân vật, tình thế của hành động, các bức tranh thiên nhiên theo tinh thần
tác phẩm. Ngay cả trong trường hợp minh họa chi tiết, các hình tượng trực quan
cũng không thể thay thế đầy đủ câu chuyen nghệ thuật. Trẻ chỉ tiếp nhận bằng tai và
mắt, vì vậy tranh minh họa kết hợp với lời kể sẽ làm cho tác phẩm trở nên sống
động, rõ ràng hơn. Trên thực tế tranh minh họa chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiếp nhận
tác phẩm văn học của trẻ, vì đối với một số hình tượng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của
các thiết bị tin học để trẻ được tri giác toàn vẹn về âm thanh, màu sắc, sự chuyển
tiếp nhịp nhàng của hình tượng đó.
1.5.2.5. Nhóm phương pháp thực hành
Luyện tập kể lại chuyện và trò chơi là những cách giúp trẻ nhớ lại câu chuyện,
phát triển vốn ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ngôn từ một cách mạch lạc.
Để trẻ kể lại một câu chuyện hay đọc thuộc diễn cảm một bài thơ, đòi hỏi
người giáo viên phải cho trẻ luyện tập, tương tác nhiều với tác phẩm từ trước đó.
Các phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen TPVH, mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm riêng và hạn chế nhất định, biết sử dụng chúng đúng lúc và kết hợp
với các phương tiện hữu ích sẽ giúp tăng cường khả năng vận dụng co hiệu quả
chúng.



15

1.4.2. Các hình thức tổ chức tổ chức hoạt động làm quen TPVH ở trường
mầm non
1.4.2.1. Tổ chức hoạt động làm quen TPVH qua các giờ học
Đây là hình thức tổ chức hoạt động rất cần thiết, để nâng cao hiệu quả dạy học
và giáo dục trẻ. Ở đó trẻ được mở mang nhận thức, tiếp thu những kiến thức rất bản
chất, hệ thống giàu tính chất nghệ thuật của tác phẩm văn học và đặc biệt phát triển
các phẩm chất trí tuệ.
1.4.2.2. Tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học qua các ngày lễ hội
Ngoài tiết học, làm quen TPVH được tiến hành thông qua các hoạt động vui
chơi, tham quan, lễ hội, trong sinh hoạt hằng ngày như trong giờ ngủ trưa, cô hát ru,
trong lúc đón, trả trẻ...cô giáo có thể đọc thơ, kể chuyện...
1.5.2.5. Làm quen TPVH mọi lúc, mọi nơi
Trong những hoạt động góc, những giờ chơi tự do, giờ đón trẻ, lúc thời gian
trống và rãnh rỗi, cô có thể cho trẻ làm quen với tác phẩm qua lời kể, cho trẻ xem
các đoạn video, hình ảnh minh họa…
Đặc điểm “ học” của trẻ mầm non là khả năng tập trung chú ý rất ngắn, để trẻ
truyền đạt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học đến trẻ một cách hiệu quả,
thì cách tối ưu nhất là cho trẻ có giới hạn vào những thời điểm nhất định trong ngày.
Thay vì cho trẻ xem phim hoạt hình, ca nhạc thiếu nhi…cô có thể thay thế bằng một
số đoạn video cổ tích, movimaker hình ảnh về nội dung câu chuyện…áp dụng một
số biện pháp nhỏ, nhưng đem lại hiệu quả khá cao.
Như vậy, tổ chức hoạt động làm quen TPVH cũng giống như tổ chức các hoạt
động khác đều cần được tổ chức dưới rất nhiều hình thức và phương pháp sư pạm
cho phù hợp.
1.5. Những vấn đề về ứng dụng tin học trong hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm
quen tác phẩm văn học
1.5.1. Giới thiệu chung về bài giảng điện tử Powerpoint



16

Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức nào từ ngành Giáo dục cho khái
niệm “Giáo án điện tử”. Ở các trường phổ thông, khi nói đến sử dụng giáo án điện
tử trong dạy học thì hầu như có nghĩa là giáo án được biên soạn trên máy tính bằng
một phần mềm chuyên dụng, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu (projector) kết nối với
máy tính, để xuất nội dung giáo án ra màn ảnh lớn cho học sinh xem trong quá trình
dạy học
Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng được sử
dụng nhiều hơn cả vẫn là phần mềm PowerPoint của Microsoft.
Bởi tính tương thích cao với hệ điều hành Windows (là hệ điều hành phổ biến
trên các máy PC ở VN), khả năng hỗ trợ multimedia rất mạnh, sự đa dạng về hiệu
ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản, tính nhất quán trong bộ MS Office giúp
người đã biết dùng WinWord dễ dàng sử dụng PowerPoint.
Theo chúng tôi hiểu, trong nghành giáo dục mầm non GAĐT được sử dụng
trong việc tổ chức một số hoạt động trên máy vi tính bằng hình ảnh, các đoạn video,
trò chơi…dưới sự trợ giúp của một số phần mềm tin học nhằm phục vụ cho giáo
dục trẻ .
1.5.2. Các phần mềm tin học và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả để
phục vụ cho tiết dạy với giáo án điện tử
Phần mềm dạy học bao gồm tất cả các chương trình máy tính được sử dụng
trong quá trình dạy học nhằm hỗ trợ giúp cho quá trình chuyển tải tri thức từ người
dạy đến người học như giáo trình điện tử, bài giảng điện tử, phim, phim hoạt hình,
games…
Trong trường mầm non các phần mềm được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho
hoạt động CS- GD trẻ mầm non.
Nhóm phần mềm để giáo viên mầm non sử dụng thiết kế các hoạt động
giáo dục trẻ: Phần mềm Powerpoint, violet, movie maker, photoshop, đổi đuôi

mp3, phần mềm Nature Illusion Studio.


17

1.5.2.1. Phần mềm Violet và hiệu quả của nó đối với giờ làm quen TPVH cho
trẻ 5-6 tuổi
• Giới thiệu
Violet là một phần mềm rất thông dụng ở các trường phổ thông, vì tính liên kết
của nó với các phần mềm khác như powerpoint, Flash, các chương trình xử lý ảnh,
phim. Violet cho phép tích hợp các loại màn hình hiển thị, cho phép đưa được ảnh,
phim, Flash, các bài tập vào cùng một trang màn hình.
Đối với trẻ mầm non, do đặc điểm nhận thức chưa phát triển, trẻ chưa có khả năng
đọc chữ nên Violet được dùng vào phần trò chơi là chính. Phần mềm giúp cô thiết
lập các bài tập trò chơi như: câu đố, câu hỏi đàm thoại…
• Cách sử dụng
. Để nhúng violet vào Powerpoint rất đơn giản theo trình tự sau:
Tải violet bảng dùng thử, tham khảo cách sử dụng. Tạo các bài tập ô chữ,
kéo thả chữ, điền khuyết...phù hợp với nội dung hoạt động , sau đó đóng gói dạng
HTML.
Lưu violet và bài Powerpoint vào cùng một thư mục
Hình 1.1 Hộp thoại khi lưu bài Powerpoint và Violet

Trong Powerpoint tại Slide cần chèn, mở thẻ View/ Toolbars/ Control Toolbox xuất
hiện hộp thoại, chọn biểu tượng

, chọn Shockware Flash object,

Hình 1.2 Hộp thoại Control Toolbox



18

Kéo thả “+”, nhấp phải chọn Properties xuất hiện hộp thoại, tại mục “Base” copy
chữ “Package-Lesson\Player.swf.

Hình 1.3 Hộp thoại Properties

Cuối cùng chỉ cần trình chiếu là sẽ có ngay một trò chơi lý thú và bổ ích cho trẻ.
1.5.2.2. Phần mềm đổi đuôi file ghi âm: Efficient WMA MP3, Converter
MP3 Convert Master, Video Convert Master...
• Giới thiệu
Hệ thống các phần mềm rất đa dạng, tùy theo loại máy tính mà tải về sử dụng cho
phù hợp, trang điện tử để tải về là: http://www. Mediafire.com/....
Nhờ có phần mềm này, lời kể chuyện, giọng đọc thơ truyền cảm của cô được đưa
vào máy vi tính kết hợp với hình ảnh trong bài powerpoint.


Cách sử dụng


19

Việc sử dụng rất dễ dàng, khi tải phần mềm về máy sẽ có bảng word chỉ dẫn sử
dụng, chỉ cần đưa file ghi âm vào phần mềm, hệ thống sẽ tự động chạy chương trình
để đổi đuôi MP3 cho bạn. Trong vòng 1 phút, tất cả file ghi âm sẽ được chuyển đổi,
việc còn lại là chèn chúng vào powerpoint.
1.5.2.3. Phần mềm Nature Illusion Studio
• Giới thiệu
Nature Illsion Studio là chương trình cho phép “thổi hồn thiên nhiên” vào trong bức

tranh ảnh tạo các hiệu ứng như nước gợn sóng, mưa rơi, tuyết rơi, trông rất tự nhiên.
Chương trình có giao diện đơn giản và dễ sử dụng.
• Cách sử dụng
Đầu tiên load một bức ảnh muốn tạo hiệu ứng động, sau đó chương trfinh cho bạn
bốn nét bút để xây dựng với bốn màu khác nhau. Mỗi nét bút sẽ có các kiểu: tạo
sóng, nước chảy, thác đổ, lửa cháy, khói...riêng biệt.
Việc chèn âm thanh, hình ảnh rất dễ dàng vì chương trình đã có sẵn các ảnh động
tuyết rơi, mưa rơi, các con vật, âm thanh tự nhiên...
Để xuất sản phẩm ra, có thể tùy chọn theo bốn cách:
Build Scr: tạo hiệu ứng SreenSave
Build Exe: tạo thành một file tự chạy
Build AVI: tạo file film đuôi AVI xem bằng các chương trình xem phim hoặc
chuyển sang định dạng khác có thể chạy trên đầu DVD
Build Gif: tạo file hình động gif.
Tùy vào bài dạy, cô có thể dùng phần mềm này để làm ảnh, đoạn video...chèn vào
bài powerpoint.
1.5.2.4. Phần mềm Movie maker
• Giới thiệu


20

Windows Movie Maker là phần mềm làm video, audio, album nhạc được tích hợp
sẵn trong máy cài WinXP và WinM. Với phần mềm này, các hình ảnh trong những
chủ đề về thế giới tự nhiên, đồ vật...được liên kết lại trên một nền nhạc phù hợp.
• Cách sử dụng
Trong hộp thoại Movie maker có những mục Import video, Import pictures...chỉ cần
click chuột vào chọn ảnh cần làm Movie, các hình sẽ hiện ra.
Sau đó thực hiện tùy chỉnh các hiệu ứng cho từng bức ảnh bằng View video effect,
View video transition.

Cuối cùng chỉ việc tùy chỉnh chọn chữ tích hợp vào cho trẻ, chèn nhạc và Save. Ta
đã có một album ảnh cho trẻ xem ở phần giới thiệu truyện hoặc cho trẻ thư giãn
trong các giờ chơi tự do.
1.5.2.5. Phần mềm Photoshop
• Giới thiệu
Photoshop là phần mềm tạo ảnh chuyên nghiệp. Đối với nghành mầm non chúng ta
chỉ sử dụng photoshop vào việc cắt, tạo ảnh động với một số thao tác đơn giản.
• Cách sử dụng
Bộ công cụ của photoshop rất phong phú, tìm hiểu cách sử dụng bộ công cụ
này giúp giáo viên tạo ra những hiệu ứng rất đẹp mắt.
Có hai công cụ được sử dụng nhiều nhất : Lasso tool, Polygonal lassotool
(công cụ cắt) và Window Animation (tạo ảnh động).
Kĩ thuật sử dụng photoshop tương đối khó hơn các phần mềm các, giai đoạn
đầu cần thời gian tìm hiểu, khi đã nắm chắc các công cụ thì việc sử dụng sẽ trở nên
rất dễ dàng.
Với hệ thống phần mềm này, các giờ hoạt động học của trẻ trở nên thú vị hơn, thế
giới màu sắc, sự cuốn hút bởi âm thanh, hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động sẽ mở ra
cho các em nhận thức về thế giới, cuộc sống, một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Tôi


21

không trình bày Powerpoint, vì hầu như đa phần giáo viên đều dùng powerpoint
như là một phần mềm chủ đạo. Việc trình bày cách sử dụng rất cô đọng, do đó, cần
có sự tìm hiểu thêm của người nghiên cứu vận dụng để có hiệu quả.
Nhóm phần mềm để trẻ tiếp xúc trải nghiệm thông qua các bài tập trò chơi: Phần
mềm kidsmart, bút chì thông minh, bé tập tô…
Đây là những phần mềm rất thông dụng hiện nay được thiết kế dành riêng
cho bé hoạt động với máy vi tính. Thông qua các trò chơi trong hệ thống phần mềm,
trẻ phát triển các thao thác, thiên hướng kĩ thuật nhạy bén, linh hoạt. Đối với trẻ

mẫu
Đối với bộ môn làm quen tác phẩm văn học việc ứng dụng các phần mềm
nhằm mục đích tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động nhận thức. Giúp trẻ tri giác các
hình tượng nhân vật qua hình ảnh, âm thanh một cách sinh động.
Các phần mềm được sử dụng : powerpoint, movie maker, photoshop, đổi
đuôi: Total video convert….
Mỗi phần mềm đóng một vai trò nhất định, powerpoint giúp thiết lập các
hiệu ứng từ các hình ảnh nhân vật , photoshop cắt tạo ảnh và làm ảnh động, các
phần mềm đổi đuôi giúp cô giáo ghi âm giọng đọc truyền cảm của mình vào tác
phẩm.
1.5.3. Những yêu cầu khi kết hợp các phương pháp cho trẻ làm quen tác
phẩm văn học với việc soạn giáo án điện tử.
1.5.3.1. Các yếu tố công nghệ thông tin ảnh hưởng đến trẻ trong quá trình
tham gia hoạt động Làm quen tác phẩm văn học
Trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học bằng các giác quan: tai, mắt. Khả năng tập
trung chú ý của trẻ độ tuổi 5-6 tuổi vẫn còn thấp, muốn chúng hứng thú với giờ kể
chuyện, không những cần tạo ra các tình huống trò chơi trong suốt quá trình
Làm quen một câu chuyện mà còn phải đem đến cho trẻ những hệ thống kiến thức,
phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.


22

Với hệ thống hình ảnh, âm thanh ngộ nghĩnh sinh động đã thu hút trẻ đến với hoạt
động kể chuyện.
Rất nhiều phần mềm được thiết kế theo kiểu đa dạng ngộ nghĩng, sinh động về âm
thanh, hình ảnh nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
Đặc điểm của hoạt động làm quen TPVH là cô truyền đạt cho trẻ những giá trị về
nghệ thuật ngôn từ, cách ngắt nhịp, đọc kể diễn cảm một tác phẩm . Thể hiện những
giọng điệu, sắc thái của các nhân vật trong truyện…cho phù hợp.

Để trẻ cảm thụ tốt tác TPVH, ngoài việc cô phải sáng tạo trong kế hoạch giáo dục,
đưa ra những ý tưởng để dìu dắt trẻ vào tác phẩm, thì việc xây dựng các đoạn phim
ảnh, thiết kế các câu truyện trên Powerpoint để trẻ khám phá TPVH là việc làm hết
sức cần thiết. Soạn và dạy trên giáo án điện tử, không có nghĩa là cô hoàn toàn phụ
thuộc vào máy móc, vì trẻ tri giác dựa trên tất cả các giác quan của chúng.
Nhóm phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan như mô hình, các mũ mão, phối
cảnh …vẫn được thực hiện vào lần thứ ba kể chuyện của cô.
Nhóm phương pháp thực hành cho trẻ đọc kể diễn cảm lại tác phẩm, chơi trò
chơi, trả lời câu hỏi …là nhóm phương pháp rất quan trọng. Ở bước này, khá làm
cho trẻ mất sự tập trung nếu không có sự sáng tạo. Vì thế sử dụng CNTT lúc này rất
thích hợp. Linh hoạt thay đổi giọng kể của mình xuất hiện trên máy với hình ảnh,
trẻ rất hứng thú và mong đợi.
Hệ thống câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hiểu và cảm thụ tác phẩm một cách sâu
sắc và có hệ thống. Trong quá trình đàm thoại, cô giáo không những giúp trẻ tự tin,
độc lập nói lên những suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình về tác phẩm mà còn giúp
các bé tranh luận, trao đổi với nhau về một tình huống, một ấn tượng, một sự cảm
nhận mà chúng đã tiếp thu được từ tác phẩm. Để quá trình này diễn ra một cách nhẹ
nhàng đúng như câu “ Vừa học, vừa chơi” chúng ta nên tổ chức cho trẻ đưuợc nghe
hỏi trên máy theo một hình thức trò chuyện của một nhân vật nào đó như ong nâu,
chị bướm…lúc này tích hợp hệ thống làm quen chữ viết cho trẻ rất thích hợp, cô


23

giáo đóng vai trò nhắc lại câu hỏi, hướng trẻ đi vào tình huống của trò chơi, kết hợp
với sử dụng máy một cách linh động.
Nhóm phương pháp thực hành: bao gồm việc hướng dẫn trẻ kể lại chuyện và
trò chơi làm quen tác phẩm văn học. Các ứng dụng CNTT trong giai đoạn này là
các đoạn video kể chuyện, các hệ thống câu hỏi trò chơi trên violet….mang đến cho
trẻ những thú vị, bất ngờ…

1.5.3.2. Các yêu cầu sư phạm của một phần mềm dạy học bậc học mầm
non
Do yếu tố tâm, sinh lý khác với với các bậc học khác. Vì vậy phần mềm dạy
học dành cho trẻ mầm non ngoài các yêu cầu chung như các phần mềm dạy học
khác thì nó phải có các yêu cầu riêng, phù hợp lứa tuổi:
Về hình thức:
- Phần mềm phải gây được sự chú ý và tạo ra cho trẻ những âm thanh, màu sắc hài
hòa, hình ảnh tĩnh hoặc động tùy vào yêu cầu.
- Phần mềm cần được trình bày gọn trên màn hình, tập trung vào những thông tin
trọng tâm.
- Nên dùng các màu dịu mắt, phần thông báo kết quả có hình tượng nhân vật tuyên
dương tán thưởng trẻ. Phối hơp thêm âm thanh để tập trung sự chú ý của trẻ.
- Trong phần mềm có động viên khi trẻ sai.
Về nội dung:
Các câu chuyện, bài thơ, hệ thống câu hỏi đàm thoại được thiết kế với hình thức
mới lạ, nhưng vẫn đảm bảo tốt nội dung cần truyền đạt tới trẻ.
Về phương pháp:
- Phần mềm phải được thiết kế phù hợp với nội dung và phương pháp giảng dạy của
hoạt động làm quen TPVH cho trẻ MN.
- Phần mềm cần tạo ra được giao diện thân thiện giữa người và máy.


24

1.5.4. Một số thao tác kĩ thuật đơn giản để tạo một giáo án điện tử sinh
động
Sau quá trình tìm hiểu các tư liệu cộng với kinh nghiệm bản thân khi soạn một giáo
án điện tử, tôi đưa ra các bước sau để việc soạn giáo án trở nên dễ dàng và hiệu quả
hơn.
- Xác định bài dạy,ý tưởng, thu thập các tư liệu: hình ảnh, video liên quan đến nội dung

tiến hành.
- Lựa chọn các phương tiện, phần mềm cần thiết cho quá trình thiết kế một giáo án.
- Đưa các tư liệu như: hình ảnh, video, các file ghi âm, file nhạc thu thập được vào bài.
+Xử lý các hình ảnh qua Photoshop: cắt các con vật ra khỏi nền để tạo hiệu ứng
trong Powerpoint, để đạt hiệu quả hơn chúng ta có thể tạo ảnh động trong Photoshop
rồi đưa vào Powpoint.
+Các file ghi âm và một số đoạn nhạc, video cần phải được xử lý qua các phần
mềm đổi đuôi như: Video converter Master, Total video Converter, tất cả các
chương trình này được dung rất phổ biến, chỉ cần download chúng về cài đặt vào
máy và tham khảo cách hướng dẫn sử dụng, các bạn dễ dàng đem giọng nói truyền
cảm của mình vào bài dạy thông qua máy tính.
- Tạo dàn ý cho bài giáo án
+Mở đầu:
Tạo sự thu hút bằng các hình ảnh, các đoạn video sưu tầm hoặc thiết kế trong
Movie maker.
+Phần nội dung:
Do đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, khi thiết kế bài dạy chú ý đến đến màu sắc,
hình ảnh các slide một cách tươi sáng, đảm bảo thẩm mỹ.


25

Nền : Lựa chọn những hình phong cảnh, hoạt hình có độ lớn khoảng 300x300 pixels
trở lên để tránh độ mờ khi mở rộng. Những hình được chọn phải có màu sắc tươi
vui, tránh màu tối, hợp với nội dung của câu chuyện, hay hoạt động cụ thể.
Chèn những hình ảnh, video minh họa, các file ghi âm, đoạn nhạc đã xử lý vào slide
.
Thiết lập hiệu ứng cho từng slide với những hình ảnh đã qua xử lý.Yêu cầu những
hình ảnh phải động và ngộ nghĩnh, âm thanh phải tương ứng với hình ảnh. Chèn
đoạn nhạc và âm thanh tương ứng với hình cần điều chỉnh ở thẻ Slide Show/

Custom Animation vào hộp thoại Timing và tùy chọn ở các mục effect, Timing để
chọn thời gian cho âm thanh phát ra đi liền với hình ảnh.
+Phần kết thúc:
Ngoài việc cho trẻ chơi các trò chơi như: đóng vai nhân vật hay một số trò chơi
nhằm giúp trẻ tái tạo lại tác phẩm với các đồ dùng trực quan thì các cô có thể linh
hoạt thay đổi bằng các bài tập trò chơi, câu đố, có hình ảnh, âm thanh, sinh động với
phần mềm Violet, Movie maker…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tâm lý của trẻ ở giai đoạn 5-6 tuổi đang có sự thay đổi theo hướng phát triển vượt
bậc. Nhìn chung, tuy có sự phát triển nhưng trẻ vẫn còn hạn chế về khả năng tập
trung, chú ý. Các hoạt động như làm quen TPVH, chữ viết…đóng vai trò quan trọng
để trẻ củng cố hệ thống ngôn ngữ, chữ viết chuẩn bị vào lớp 1.
Dựa vào đặc điểm tâm lý trên của trẻ mầm non, để việc “ Học” của trẻ diễn ra hiệu
quả, các nhà tin học đã thiết kế một số phần mềm giáo dục rất tốt để giáo dục trẻ.
Nhiệm vụ của cô giáo mầm non là học cách sử dụng các phần mềm có sẵn, thiết kế,
sáng tạo các giáo án điện tử trong phần mềm powerpoint. Tuy nhiên do thực tế
trong quá trình tôi tìm hiểu nhận thấy các cô còn vướng một số khó khăn trong quá
trình thiết kế các giáo án do nhiều nguyên nhân.


×