Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích ảnh hưởng môi trường tự nhiên của ấn độ đến hoạt động marketing tại đây kinh nghiệm hoạt động marketing quốc tế của samsung tại ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.82 KB, 26 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Doanh Quốc Tế - Marketing

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA INDIA
ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI
ĐÂY. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG
MARKETING QUỐC TẾ CỦA
SAMSUNG TẠI INDIA

GVHD: ThS. QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
SVTH : PHẠM THỊ PHƯỚC NGA
NGUYỄN XUÂN LÂM
LỚP : VB2-17BMR01

TP H Ồ

CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2015


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hiện nay và cùng sự phát triển của khoa học - kỹ
thuật, công nghệ ngày càng cao với một tốc độ thay đổi nhanh chóng thì những
công ty, tập đoàn đa quốc gia phải luôn không ngừng thay đổi để thích ứng với
từng môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia khác nhau, qua đó có chiến lược
Marketing phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của từng quốc gia.
Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt
trong thời gian gần đây. Ấn Độ được coi là thị trường mới nổi và tiềm năng cho


các tập đoàn, công ty đa quốc gia thâm nhập, phát triển và đưa các sản phẩm, dịch
vụ của công ty tới thị trường này. Tập đoàn Samsung cũng không nằm ngoại lệ đó
– là công ty đa quốc gia, có nguồn lực dồi dào Samsung đã sớm nhận được thị
trường Ấn Độ tiềm năng này. Công ty đã có những chiến lược thâm nhập, kế hoạch
Marketing phù hợp, qua đó khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trên thị trường
thế giới nói chung và thị trường Ấn Độ nói riêng.


1. Phân tích môi trường tự nhiên của Ấn Độ. Phương thức thâm nhập thị
trường Ấn Độ
1.1. Tổng quan về Ấn Độ
Cộng hòa Ấn Độ nằm ở Nam Á, tiếp giáp biển Ả Rập và vịnh Bengan, nằm
giữa Pakistan và Burman với diện tích 3.287.263 km2. Ấn Độ có nhiều tài nguyên
thiên nhiên than đá, quặng sắt, mangan,bauxit,mỏ titanium, khí tự nhiên, crôm ,
kim cương , dầu,đất trồng trọt, đá vôi.
Nền kinh tế Ấn Độ có GDP lớn thứ 11 thế giới và xét theo sức mua tương
đương (PPP) lớn thứ ba thế giới. Theo quỹ tiền tệ quốc tế, năm 2013, nền kinh tế
Ấn Độ có GDP là 1.758 tỷ đô la Mỹ và có GDP theo sức mua tương đương là
4.962 tỷ đô la Mỹ. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi
năm trong hai thập niên qua, và đạt mức 6,1% trong giai đoạn 2011–2012. Ấn Độ
là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ
xếp hạng trên 100 thế giới về GDP bình quân đầu người, GDP theo đầu người
3900 USD. GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp 17%, công nghiệp 18%, dịch
vụ 65%.
Dân số Ấn Độ khoảng 1.22 tỷ người đứng thứ 2 trên thế giới, cấu trúc dân
số là 0-14 tuổi: 28.9%, 15-24 tuổi: 18.2%, 25-54 tuổi: 40.4%,55-64 tuổi: 6.9%,
trên 65 tuổi: 5.7%. Tỷ lệ tăng dân số 1.280(%) như năm 2011 lực lượng lao động
Ấn Độ khoảng 498.4 triệu người. Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp
nông nghiệp: 53%, công nghiệp: 19%, dịch vụ: 28%. Các dân tộc tại Ấn Độ
Người Indo-Aryan, Dravidian, Mongoloid và dân tộc khác .

Sản phẩm nông nghiệp như gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, đậu
lăng, hành tây, khoai tây, sản phẩm từ sữa, cừu, dê, gia cầm, cá. Sản phẩm công
nghiệp như dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng,
khai thác mỏ, dầu khí, máy móc thiết bị, phần mềm, dược phẩm.
Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ
19 trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm
dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất,
và gia công đồ da thuộc. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc,
4


ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất. Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của
các mặt hàng hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%.
Năm 2010, Ấn Độ xếp hạng 51 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp hạng 7
về trình độ phát triển của thị trường tài chính, xếp hạng 24 về lĩnh vực ngân hàng,
xếp hạng 44 về trình độ phát triển trong kinh doanh. Thị trường tiêu dùng của Ấn
Độ hiện lớn thứ 11 thế giới, và dự kiến sẽ lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh trong các thập niên gần đây, Ấn Độ phải
đối mặt với các thách thức về kinh tế-xã hội, môi trương. Ấn Độ là nơi có số
lượng người nhiều nhất sống dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô la Mỹ/ngày) của
Ngân hàng Thế giới, bất bình đẳng kinh tế giữa các bang liên tục phát triển, tham
nhũng gia tăng. Các vấn đề về môi trường như suy thoái rừng và suy thoái đất
nông nghiệp; cạn kệt tài nguyên nước, khoáng sản, rừng, cát và đá; suy thoái môi
trường; các vấn đề về y tế công; mất đa dạng sinh học; các hệ sinh thái mất khả
năng phục hồi và an ninh sinh kế cho người nghèo.
1.2 Môi trường tự nhiên ở Ấn Độ
1.2.1. Vị trí địa lý
Nằm ở phía Nam Châu Á. Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km nên có cơ hội
phát triển du lịch biển, xây dựng các cảng biển, giao thông vận tải biển. Phần lớn
Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn Độ giáp Biển Ả Rập về

phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về phía Đông và Đông Nam. Ấn Độ có diện
tích 3.287.240 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích, trong đó phần đất liền
chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên giới trên đất liền
giáp với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605 km), Myanma (1.463 km), Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km), Nepal (1690 km) và Pakistan (2.912 km).
Đỉnh núi cao nhất có độ cao 8.598 m, điểm thấp nhất là Kuttanad với độ cao -2,2
m. Các sông dài nhất là sông Brahmaputra, sông Hằng. Hồ lớn nhất là hồ Chilka.
Vùng đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu chiếm phần lớn ở phía Bắc, miền Trung
và Đông Ấn Độ nên thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp. Về phía Tây là
sa mạc Thar, một hoang mạc hỗn hợp đá và cát có cơ hội và tiềm năng để phát
triển các ngành về năng lượng, cát. Biên giới phía Đông và Đông Bắc của quốc
gia này là dãy Himalayas.
5


Tuy Ấn Độ có nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển nhiều ngành nhưng
cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách do địa lý có nhiều vùng miền khác nhau
nên khó khăn trong việc phân phối và vận chuyển sản phẩm theo từng vùng miền
nên giá thành sản phẩm cao, nhu cầu sản phẩm tại mỗi vùng miền cũng khác
nhau. Ngoài ra, cũng gặp nhiều khó khăn khi tổ chức các chương trình xúc tiến
như khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ, triển lãm tại mỗi địa phương.
1.2.2. Khí hậu
Ấn Độ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gió mùa Tây Nam có vai trò rất lớn, nó
thổi từ Ấn Độ Dương vào mùa hạ mang theo nhiều mưa, tuy nhiên phân bố
không đều do ảnh hưởng của địa hình.
Thời tiết Ấn Độ được chia làm ba mùa chính: mùa đông, mùa hè và mùa
mưa.
Mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 5)
Ấn Độ bắt đầu trở nên ấm áp từ khoảng tháng hai, đầu tiên là ở miền Nam
sau đó là những phần còn lại của nước này. Đến tháng 4, nhiều nơi có nhiệt độ

hàng ngày trong khoảng 40oC (105oF). Một phần ở khu vực phía Bắc sẽ mát mẻ
hơn với nhiệt độ quanh mức 35oC (95oF) mặc dù độ ẩm cao hơn. Đến cuối tháng
5, mùa mưa tại đây bắt đầu. Độ ẩm bắt đầu tăng cao, giông bão bắt đầu xuất hiện
cùng với bụi.
Mùa hè tại Ấn Độ là nhiệt độ khá ổn định. Mỗi ngày thời tiết gần như không
có sự thay đổi, nó luôn nóng, nắng và khô. Do đó, có thể tham quan các điểm du
lịch trên núi, đồi như Manli và Nainital. Không khí sẽ rất dễ chịu và nhẹ nhàng,
vào rừng để ngắm nhìn những loài động vật hoang dã hoặc báo đốm trong môi
trường tự nhiên, tham quan các công viên quốc gia Ấn Độ.
Mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10)
Ấn Độ có hai mùa mưa là mùa mưa Tây Nam và Đông Bắc. Mùa mưa tại
phía Tây Nam là mùa mưa chính, nó đến từ biển và bắt đầu từ bờ biển phía Tây
Ấn Độ từ tháng sau. Giữa tháng 7 hầu như toàn bộ vùng bị bao phủ bởi mưa. Dần
dần nó sẽ qua đi tại khu vực Tây Nam Ấn Độ vào tháng 10.

6


Mùa mưa ở Đông Bắc ảnh hưởng đến bờ biển phía Đông Ấn Độ suốt tháng
11 và 12. Nó kéo dài không lâu tuy nhiên lại có cường độ mưa cao.
Mùa đông (tháng 12 đến tháng 2)
Nhiệt độ hàng ngày trong mùa đông khá dễ chịu mắc dù có một chút lạnh
lẻo vào buổi tối. Ở miền Nam, thời tiết không bao giờ lạnh. Đây là sự tương phản
hoàn toàn với nhiệt độ lạnh giá tại miền Bắc xa xôi, xung quanh khu vực núi
Himalaya.
Mùa đông là thời gian cao điểm của các bãi biển tại Ấn Độ và rất nhiều
người đến đây để thư giãn, mở tiệc trên bãi biển trải dài ở Goa, khoảng thời gian
từ tháng 12 đến tháng 2 thực sự là những tháng tốt để đi du lịch và trượt tuyết
xung quanh núi Himalaya được bao phủ bởi tuyết.
Từ những đặc điểm về khí hậu cho thấy Ấn Độ có cơ hội phát triển du lịch

và kinh doanh các sản phẩm khác nhau theo từng mùa, phát triển các nông sản
nhiệt đới, đưa ra các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi của từng sản phẩm và
dịch vụ khác nhau theo từng mùa. Tuy nhiên, cũng gặp nhiều khó khăn trong bảo
quản sản phẩm, thiết kế các sản phẩm phù hợp cho từng mùa, sự cạnh tranh của
các sản phẩm ôn đới.
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
Ấn Độ có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú như than đá (trữ lượng
lớn thứ 4 thế giới), quặng sắt, mangan, khoáng chất mica, boxite, quặng titan,
crom, khí gas tự nhiên, kim cương, dầu mỏ, đá vôi, đất trồng trọt.
Đất đai rộng lớn, phì nhiêu, màu mỡ, đường bờ biển dài với nguồn lợi thủy
sản đáng kể. Ấn Độ có cơ hội về phát triển nông lâm ngư nghiệp, du lịch, khai
thác thủy điện, các ngành công nghiệp về khai khoáng, năng lượng, phát triển các
sản phẩm về máy móc, trang thiết bị, công nghệ.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách:
– Tài nguyên có tính chất vô tận, như không khí, nước đang có nguy cơ bị
hủy hoại và trở thành vấn nạn do tình trạng môi trường bị ô nhiễm.

7


– Tài nguyên có hạn nhưng tái tạo được, như tài nguyên rừng và thực phẩm
cũng đang gặp phải những thách thức lớn : nạn tàn phá rừng, đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp và kém màu mỡ, có nơi bị sa mạc hóa, trong khi nhu cầu lương
thực ngày càng tăng lên.
– Tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được, như dầu mỏ, than, kim loại
và các khoáng sản khác đang cạn kiệt. Về phương diện marketing, các vấn đề
trên đặt ra cho các nhà quản trị marketing nhiều thách thức, đòi hỏi phải tư duy
và tìm ra những định hướng phù hợp cho hoạt động marketing, các chiến dịch về
truyền thông, quảng cáo của mình.
1.2.4. Môi trường

Sự ô nhiễm không khí và nước tại nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ ngày càng
nghiêm trọng đã đến mức nguy hiểm như chất lượng không khí tại bang Delhi,
do cục kiểm soát ô nhiễm trung tâm theo dõi, cho thấy mức độ chất độc hại tại
đây lên tới 2,5 lần vượt quá giới hạn về chất lượng không khí của WHO.
Mối lo ngại về các chất thải công nghiệp như chất hoá học, phóng xạ, độ
thủy ngân trong nước biển và các hóa chất khác trong đất và các nguồn thực
phẩm, các loại bao bì không phân hủy tác động xấu đến không khí làm hủy hoại
màu xanh của môi trường sống, các hoạt động tàn phá môi trường của con người
là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ trái đất tăng cao. Ấn Độ là nước thải khí
CO2 nhiều thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ) nên đã làm cho khí hậu ở Ấn
Độ nóng lên rất nhiều, chỉ khoảng 1/3 người dân Ấn Độ có điện sinh hoạt đầy đủ.
Điều này có nghĩa hàng triệu người khác không có phương tiện giải nhiệt như
quạt hoặc máy điều hòa.
Bên cạnh đó các vấn đề về môi trường ở Ấn Độ như suy thoái rừng và suy
thoái đất nông nghiệp; cạn kệt tài nguyên nước, khoáng sản, rừng, cát và đá; suy
thoái môi trường; các vấn đề về y tế công; mất đa dạng sinh học; các hệ sinh thái
mất khả năng phục hồi và an ninh sinh kế cho người nghèo ngày càng tăng.
Sự ô nhiễm không khí và nước ở Ấn Độ cũng tạo điều kiện cho các công ty
vấn đề về ô nhiễm môi trường sẽ tìm thấy cơ hội cho một thị trường rộng lớn về
các giải pháp kiểm soát ô nhiễm như máy lọc nước, xử lý chất thải, tái sinh
nguyên liệu, sản xuất bao bì dễ phân hủy không gây hại cho môi trường. Trong
8


khi chờ đợi tìm được những nguồn năng lượng mới thay thế có tính hiệu năng ,
chi phí thấp hơn, dầu mỏ với đặc điểm không thể tái tạo đang và sẽ vẫn là nguồn
nhiên liệu quan trọng nhất cung cấp năng lượng cho hầu hết các ngành sản xuất
công nghiệp ở Ấn Độ. Vì vậy, sự lên xuống của giá cả dầu mỏ sẽ ảnh hưởng đến
sự biến động chi phí sản xuất và do đó, ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm của các
doanh nghiệp. Điều này mở ra triển vọng ứng dụng phát triển ngành năng lượng

mặt trời vào lĩnh chế tạo xe hơi và phục vụ đời sống, các ngành trong lĩnh vực
năng lượng sạch, các phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng xanh, công
nghệ môi trường phát triển.
Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều thử thách và khó khăn trước sự can thiệp
và kiểm soát của chính quyền địa phương và cũng như các tổ chức chính trị xã
hội khác. Do đó, các doanh nghiệp phải linh hoạt khi đưa ra chiến lược kinh
doanh, các doanh nghiệp giúp đỡ nhau trong việc triển khai những giải pháp về
các vấn đề môi trường, nguồn nguyên liệu và năng lượng đang đặt ra cho đất
nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định về môi
trường đối với sản phẩm.
1.2.5. Mật độ dân số
Số liệu cuộc tổng điều tra 2013 cho thấy, Ấn Độ hiện đứng thứ 2 thế giới
(sau Trung Quốc) về quy mô dân số với hơn 1.2 tỷ người (1210.2 triệu), trong đó
nữ giới chiếm 48.46% tổng dân số. Quy mô dân số hiện tại của Ấn Độ tương
đương với tổng dân số của các nước: Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan,
Bangladesh và Nhật Bản cộng lại. Mật độ dân số cũng tăng lên từ 325 người/km2
(2001) lên 382 người/km2 (2011). Những bang có mật độ dân số đông như: Delhi
(11.297người/km2), Chandigarh (9.252), Puducherry (2.598), Daman & Diu
(2.169), Lakshadweep (2.013), Bihar (1.102), West Bengal (1.029).

9


Hình 1.1: Dân số Ấn Độ từ Tổng điều tra 1901đến 2011

10


Hình 1.2: Dân số Ấn Độ và 9 nước đông dân nhất thế giới so với tổng dân
số thế giới (%).

Tỷ số giới tính (nam/nữ) của dân số Ấn Độ là 106, tức nam nhiều hơn nữ.
Tỷ số giới tính của trẻ em ( dân số ở nhóm tuổi từ 0-6) là: 109.4. Theo nhận định
của viện quản lý dân số và phát triển New Delhi thì kết quả của tổng điều tra
2011 cũng cho thấy tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em gái ngày càng lan rộng
cả vùng nghèo lẫn vùng phát triển hơn.
Những người làm marketing cần quan tâm đên dân số, mật độ vì dân số tạo
nên thị trường. Người làm marketing cần chú ý khi nghiên cứu phân bố dân cư
theo khu vực địa lý và mật độ dân cư; xu hướng di dân, phân bổ dân số theo độ
tuổi, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ sinh đẻ, tỷ lệ tử vong, chủng tộc. Có những xu
hướng biến đổi trong môi trường dân số học sẽ có tác động quan trọng đến các
doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi hành vi
của người mua như : sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về đặc
điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về điạ lý, cơ cấu về trình độ
học vấn của dân cư.
Do đó sẽ có cơ hội cho các ngành sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ giao hang tận
nhà phát triển. Dân cư phân bố tập trung thuận lợi cho phân phối sản phẩm, đưa
ra các sản phẩm phù hợp với từng lứa tuổi, từng khu vực địa lý và thực hiện các
chương trình quảng cáo, truyền thông, khuyến mãi, tổ chức hôi chợ, triển lãm.
Đồng thời cũng có nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá giữa các vùng
miền, các khu vực địa lý khác nhau sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm,
khó khăn trong việc tìm được địa điểm đặt kênh phân phối phù hợp.
1.3. Phương thức thâm nhập vào thị trường Ấn Độ
Ấn Độ có nhiều nhân tố thuận lợi cho quá trình phát triển mà doanh nghiệp
nào biết cách khai thác sẽ đạt được thành công lớn. Mức độ thâm nhập thị trường
của hàng hóa và dịch vụ còn ở mức thấp kết hợp với việc phần lớn dân số Ấn Độ
có thu nhập ngày càng cao sẽ giúp cho các doanh nghiêp đạt được sự tăng trưởng
tốt về doanh thu. Đây cũng là một thị trường hết sức rộng lớn với dân số hơn 1,2
tỷ người. Trong khoảng thời gian từ 2000 - 2025, Ấn Độ sẽ có thêm khoảng 275
triệu lao động trẻ - khách hàng mục tiêu mà các thương hiệu nhắm tới. Sau cuộc
11



cách mạng xanh thì Ấn Độ đã trở thành một trong những nước luôn có GDP cao
nhất trên thế giới. Mức chi tiêu dùng đóng góp tới 60% GDP của Ấn Độ, trong
khi xuất khẩu chỉ chiếm 20% - bằng một nửa so với các chỉ số tương ứng của
Trung Quốc. Do đó Ấn Độ ít chịu ảnh hưởng trước các biến động và rủi ro của
môi trường tài chính thế giới. Mức chi tiêu của tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ vào
những sản phẩm theo sở thích cá nhân ngày càng tăng, đồng thời họ cũng trở nên
quen thuộc hơn với việc sử dụng nợ và thẻ tín dụng. Tầng lớp người tiêu dùng có
thu nhập trung bình đạt khoảng 38 triệu người. Trong khi đó mức chi tiêu tại khu
vực nông thôn lại có tốc độ tăng trưởng rất tốt và đóng góp đến gần một nửa
GDP của Ấn Độ và sẽ còn tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Ngoài ra, Ấn Độ còn là đất nước có nền kinh tế năng động không chỉ ở Châu
Á mà còn trên cả thế giới. Do đó, bất cứ hãng hay nghành nghề nào cũng muốn
thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này. Có rất nhiều phương thức khác
nhau để thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, các công ty, doanh nghiệp có thể lựa
chọn các phương thức khác nhau để thâm nhập vào thị trường phụ thuộc vào quy
mô, cấu trúc của từng công ty, tập đoàn. Ngoài ra, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
sử dụng phù hợp, linh hoạt trong từng thời kỳ. Một số phương thức xâm nhập thị
trường của các tập đoàn quốc gia:
-

Tháng 5 năm 1985, Pepsi đã bắt tay với một hãng kinh doanh hàng đầu Ấn Độ,
hãng R.P.Goenka (RP Group) để bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ
đã từ chối dự án không đồng ý. Dó đó để chiếm thâm nhập vào thị trường này
Pepsi liên doanh với tổ chức công-nông nghiệp Punjab, (PAIC, một tổ chức thiết
lập bởi chính quyền Punjab) và công ty Voltas Ấn Độ (một công ty thuộc sở hữu
của Tatas). Trong khi Pepsi nắm giữ 36,89% cổ phần của liên doanh, PAIC và
Voltas lần lượt nắm 36,11% và 24% cổ phần. Công ty khởi động ngành kinh
doanh nước giải khát với một chiến dịch quảng cáo đa truyền thông. Năm 1994,

Pepsi mua lại đối tác trong liên doanh của mình; trong khi Voltas phải bán toàn
bộ cổ phần, còn cổ phần của PAIC thì sụt tới mức chỉ còn dưới 1%. Công ty
thành lập một công ty con 100% vốn chủ sở hữu, PepsiCo Holdings India (PHI).

-

Ở Ấn Độ trà được coi là thức uống chủ yếu và truyền thống nhưng những năm gần
đây phong cách truyền thống này đã thay đổi và được đánh giá là một thị trường
đầy hứa hẹn cho cà phê. Starbucks-chuỗi hệ thống cà phê lớn nhất thế giới mở
cửa hàng đầu tiên ở Ấn Độ xâm nhập thị trường lớn này. Starbucks đã lựa chọn
12


khai trương cửa hàng đầu tiên ở thành phố trung tâm tài chính và giải trí Mumbai.
Để thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, Starbucks đã liên doanh với tập đoàn Ấn Độ
Tata vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD.
-

Liên doanh giữa Honda và hãng xe Ấn Độ Hero là đòn bẩy lớn nhất giúp Honda
thâm nhập vào thị trường này, cộng với lợi thế thương hiệu, Honda đã tung ra
nhiều sản phẩm ở các phân khúc khác nhau. Sau thời gian dài dựa vào hệ thống
nhà xưởng và mạng lưới đại lý đã có sẵn của Hero để phát triển thị trường,
Honda tích lũy đủ kinh nghiệm, nguồn lực để tách riêng, đứng độc lập, cạnh
tranh ngược trở lại Hero. Sau 4 năm kể từ ngày chia tách, Honda Ấn Độ trở thành
hãng xe lớn thứ hai tại đây, trong khi Ấn Độ trở thành thị trường lớn nhất cho
Honda trên toàn cầu. Chỉ 4 năm sau khi tách khỏi Hero, Honda nhảy từ vị trí thứ
4 lên thứ 2. Honda hiện sản xuất 4,5 triệu xe mỗi năm tại 3 nhà máy ở Ấn Độ,
hãng này đang tiếp tục mở rộng thêm nhà máy thứ thứ và thứ 5 đi vào hoạt động
từ 2017, tăng thêm 1,2 triệu xe mỗi năm.


-

McDonald’s đã thâm nhập thị trường Ấn Độ bằng cách liên doanh với 3 tập đoàn
năng lượng của Ấn Độ để được quyền mở nhà hàng tại các địa điểm đẹp ở các
trạm nhiên liệu nhằm tạo thói quen mua thức ăn nhanh ngay trên xe hơi cho
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, McDonald’s cũng linh hoạt sử dụng hình thức
nhượng quyền lại cho các doanh nghiệp địa phương và McDonald’s cũng phát
triển mô hình cấp giấy phép kinh doanh ở nhiều tỉnh lẻ khác để nhanh chóng mở
rộng hệ thống kinh doanh. Ngoài ra, sản phẩm được sản xuất không có thịt bò và
thịt lợn thay vào đó là thịt gà, thit cừu và cá, có những thực đơn dành cho người
ăn chay và không ăn chay.
Tuy nhiên hiện tại mức thu nhập bình quân đầu người tại Ấn Độ vẫn thấp
nên các nhà sản xuất cần xem xét kỹ danh mục các sản phẩm dự định cung cấp để
phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng tại đây, đẩy mạnh phát triển sản
phẩm ở khu vực nông thôn. Nhiều công ty đã và đang tiến hành cải tiến các sản
phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng tại Ấn Độ,
điển hình như sản phẩm máy giặt có chức năng tự động hoàn tất việc giặt ngay cả
khi mất điện. Dù sở hữu nhiều lợi thế nhưng đất nước đông dân nhất thế giới này
vẫn có những trở ngại nhất định, như thiếu các doanh nghiệp lớn trong nước, cơ
sở hạ tầng còn kém phát triển và mức độ rủi ro khi giá cả hàng hóa gia tăng bất

13


thường. Nền kinh tế Ấn Độ đang phải đối mặt với vấn nạn lạm phát do không có
khả năng phân phối hàng hóa đến thị trường cách hiệu quả.
2. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của công ty Samsung tại thị
trường Ấn Độ.
2.1. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Samsung.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngày 1 tháng 3 năm 1938, tập đoàn Samsung được thành lập tại Hàn Quốc
bởi chủ tịch Lee Byung Chull. Ban đầu, doanh nghiệp chỉ hoạt động như một
công ty xuất khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động.
Tới thập niên 1990, Samsung nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành.
Năm 1969, công ty điện tử Samsung (Samsung Electronics) ra đời, kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực điện tử. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip
điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc.
Năm 1994, công ty điện tử Samsung triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế"
với kinh phí 126 triệu USD. Ngày nay, các hoạt động nghiên cứu và phát triển
(R&D) đã trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Samsung để tranh
giành và dẫn đầu các thị trường mới.
Đến năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm không ít tập đoàn điêu
đứng, phá sản. Nhưng cũng giống như nhiều doanh nghiệp lớn, Samsung đã vượt
qua, đứng vững và hiện nay Samsung đã trở thành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc
với hơn 483.000 nhân viên hoạt động ở hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Công
ty kinh doanh đa ngành nghề bao gồm: thiết bị điện tử, bán dẫn, thiết bị viễn
thông, hóa chất, thương mại, kinh doanh khách sạn, tài chính bảo hiểm, xây
dựng, vv…
Quyết định theo đuổi công nghệ bán dẫn từ những năm 1970 là một trong
những chiến lược liều lĩnh nhất trong lịch sử Samsung, và đến nay đã mang lại
thành quả to lớn khi 70% smartphone (điện thoại thông minh) trên thị trường đều
sử dụng con chip bộ nhớ DRAM của Samsung. Trong một báo cáo mới nhất từ
các hãng phân tích dữ liệu kinh doanh là Strategy Analytics và TrendForce,
Samsung nắm giữ 24,3% thị phần smartphone toàn cầu trong quý I/2015 với việc
14


bán ra 82,8 triệu đơn vị sản phẩm, đánh bại Apple - đơn vị đang có 17,9% thị
phần với doanh số 61,6 triệu chiếc iPhone. Trong khi đó Lenovo chiếm 5,5%,
Huawei 5,1%, LG 4,5% lần lượt đứng vị trí thứ ba, tư và năm.

Trong năm 2014, Samsung đã được những thành tựu lớn trong mảng kinh
doanh các thiết TV LCD, theo một báo cáo mới đây từ phía công ty nghiên cứu
Witsview cho biết. Samsung là hãng sản xuất TV LCD chiếm 22,8% trên toàn thế
giới, tăng đáng kể so với năm trước chỉ có 14,5%. Trong khi đó, đối thủ cạnh
tranh lớn nhất của Samsung là LG chỉ đạt được khoảng 14,9% đứng ở vị trí thứ
hai, Sony đứng ở vị trí thứ ba với con số khiêm tốn 6,9%. Ngoài ra các vị trí
trong TOP 10 hầu hết là đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc như TCL, Konka,
Hisense và Skyworth.
Trong năm 2015, Interbrand vừa đưa ra bảng xếp hạng các thương hiệu có
giá trị nhất trong năm 2015 này. Các yếu tố chính được xét đến là doanh thu từ
các sản phẩm, vai trò của thương hiệu ảnh hưởng đến quyết định mua hàng ra
sao, và lòng trung thành của người dùng với sản phẩm. Và Samsung đứng vị trí
thứ 7 trong danh sách, với giá trị thương nhiệu là 45,3 tỷ USD (doanh thu 305 tỷ
USD, lợi nhuận ròng 22,1 tỷ USD).
Tập đoàn Samsung có tầm ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong sự phát triển
kinh tế, chính trị, truyền thông, văn hóa ở Hàn Quốc. Samsung đóng góp
khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, doanh thu toàn tập đoàn
tương đương 17% GDP cả quốc gia này.

2.1.2. Triết lý hoạt động của công ty.

15


Tại Samsung hoạt động theo một triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài
năng và công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo đóng góp vào sự phát
triển chung của toàn cầu theo cách tốt nhất. Những nhà lãnh đạo và nhân viên của
công ty được tuyển chọn ở khắp nơi trên toàn cầu, họ luôn được công ty cung
cấp, hỗ trợ những nguồn lực tốt nhất để phát huy hết khả năng làm việc, sáng tạo
của mình.

Dựa trên triết lý đó, Samsung đã định hình cho mình những giá trị cốt lõi,
những quy tắc các chiến lược, chiến thuật và từng hành động của công ty. Tại
Samsung, một quy tắc ứng xử nghiêm chỉnh và những giá trị cốt lõi sau là trọng
tâm cho mọi quyết định:
-

Con người: công ty chính là những con người, tại samsung mọi cơ hội thuận
lợi được tạo ra để nhân viên thể hiện tối đa năng lực của mình.

-

Sự xuất sắc: mọi thứ thực hiện ở Samsung được làm bởi một niềm say mê, xây
dựng thành công vượt trội và sự cống hiến không ngừng trong việc phát triển
các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất trên thị trường.

-

Sự thay đổi: đối với sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu thì sự thay đổi
liên tục và những bước sáng tạo, đột phá đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn
tại của công ty. Công ty luôn đặt ra những tầm nhìn, dự đoán nhu cầu và đòi hỏi
của thị trường.

-

Tính chính trực: đạo đức chính là nền tảng của kinh doanh, hoạt động của
công ty được chi phối bởi kim chỉ nam đạo đức nhằm đảm bảo tính trung thực,
công bằng, minh bạch và sự tôn trọng đối với tất cả mọi người trong và ngoài
công ty.

-


Sự thịnh vượng: một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp mang lại
sự thịnh vượng và cơ hội cho người khác. Dù kinh doanh ở bất cứ một quốc gia
nào trên toàn cầu, công ty luôn phấn đấu là một công ty có trách nhiệm về mặt
con người, xã hội và môi trường.

2.1.3. Tầm nhìn
Samsung vận hành theo một tầm nhìn duy nhất: dẫn đầu xu hướng hội tụ kỹ
thuật số.
Thông qua sự đổi mới công nghệ, công ty sẽ tìm ra các giải pháp cần thiết để
giải quyết những thử thách trong tương lai. Công nghệ tạo ra thời cơ để doanh
nghiệp phát triển, để công dân trong những thị trường tiềm năng phát triển bằng
cách khai thác nền kinh tế kỹ thuật số, để mọi người tạo nên những khả năng
mới.

16


Samsung hướng đến mục tiêu phát triển các công nghệ tối ưu và những quy
trình hiệu quả nhằm tạo ra những thị trường mới, làm phong phú cuộc sống con
người, và không ngừng giúp Samsung trở thành một doanh nghiệp hàng đầu có
uy tín trên thị trường.
2.2.

Phương thức thâm nhập vào thị trường Ấn Độ của công ty Samsung.

Samsung gia nhập vào Ấn Độ trong tháng 12 năm 1995 với hình thức liên
doanh theo tỉ lệ 51:49 với công ty máy tính Reasonable Computer Solutions Pvt
Ltd (RCSPL), thuộc quyền sở hữu của tập toàn Videocon Group. Tới năm 1998,
RCSPL bán bớt cổ phần 26% cho Samsung và sau đó tiếp tục bán thêm 23% vào

tháng 11 năm 2002 thì Samsung ở Ấn Độ đã trở thành một công ty con sở hữu
100% cổ phần và thuộc tập đoàn của công ty mẹ ở Hàn Quốc.
Samsung ở Ấn Độ chính là trụ sở chính đại điện cho tập đoàn Samsung ở
khu vực Tây Nam Á với hơn 45.000 nhân viên, trong đó có 11.500 nhân viên làm
việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D).
Samsung bắt đầu hoạt động ở Ấn Độ bằng cách thành lập nhà máy sản xuất
phức hợp tại Noida, Uttar Pradesh, gần New Delhi, trong năm 1997 và tiếp tục
thành lập nhà máy sản xuất phức hợp thứ hai đặt tại Sriperumbudur, Tamil Nadu
vào tháng 11 năm 2007. Những cơ sở, phương tiện sản xuất ở Noida được xếp
hạng là số một trong tất cả các công ty con của tập đoàn Samsung. Hiện tại, đây
là những nơi sản xuất ti vi màu, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt và thiết bị điều hòa.
Samsung có 3 trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) ở Ấn Độ, tập
trung vào việc phát triển giải pháp cho tivi công nghệ cao như Plasma, LCD, sản
phẩm gia dụng, thiết bị số, thiết bị đầu cuối và viễn thông.

17


Hình 2.1.

Một số sản phẩm tủ lạnh slide và tivi LCD

Tại Ấn Độ, Samsung luôn được xếp hạng cao trong các khảo sát được thực
hiện bởi những tổ chức nghiên cứu lớn như The Economic Times, Financial
Express, Reader Digest và Business Today.
-

Năm 2014, theo khảo sát của The Economic Times, trong những thương hiệu được
người tiêu dùng ưa thích nhất và muốn gắn bó sử dụng lâu dài, thì Samsung đứng
ở vị trí thứ 6.


-

Năm 2015, theo khảo sát của tổ chức The Brand Trust Report ở Ấn Độ, thì
Samsung là thương hiệu được tin tưởng nhất trong tâm trí khách hàng về mức
chất lượng, uy tín thương hiệu, hình ảnh.
2.3.

Chiến lược Marketing 4P cho sản phẩm điện thoại di động smartphone

Tại Ấn Độ, Samsung dẫn đầu thị trường về các sản phẩm như Tivi LED,
Tivi LCD, Tivi Slim và tủ lạnh cửa trượt; đứng thứ hai về sản phẩm điện thoại di
động , trong đó dẫn đầu về phân khúc thị trường điện thoại thông minh
smartphone. Mặc dù khi mới bắt đầu hoạt đồng ở thị trường Ấn Độ vào năm
1995 với tư cách là một gã khổng lồ trong việc cung cấp, sản xuất các mặt hàng
điện tử tiêu dùng cho khách hàng với sản phẩm chính là tivi và tủ lạnh, nhưng
khoảng hơn sau hai thập niên, thì doanh số chính của Samsung tại Ấn Độ lại đến
chủ yếu từ việc phát triển phần mềm-xuất khẩu, và đặc biệt là từ thiết bị di động
cầm tay:
-

Trong năm 2009-2010, doanh số bán hàng điện thoại di động đóng góp 39%
cho doanh thu của Samsung Ấn Độ, tiếp tục tăng lên 46,5% trong năm tiếp
theo, 55% trong năm 2011-2012 và 64,7% trong năm 2012-2013.

-

Trong 2013-2014, Samsung đã bán điện thoại di động với tổng trị giá
279.120.000.000 Rs, chiếm khoảng 60% tổng trị giá điện thoại di động thị
trường Ấn Độ (450 tỷ Rs).

- Doanh thu của Samsung Ấn Độ từ các sản phẩm nghe nhìn chiếm khoảng
30% trong năm 2009-2010 giảm xuống chỉ 10,8 phần trăm trong 2013-2014.
- Doanh thu của Samsung Ấn Độ từ những thiết bị gia dụng khoảng 30,6%
trong năm 2009-2010 giảm xuống còn khoảng 12,8% trong năm 2013-2014
18


- Doanh thu từ việc phát triển phần mềm và xuất khẩu tăng tới 10,55 tỷ Rs
trong 2013-2014 từ 7 tỷ Rs trong năm 2012-13 và 1,86 tỷ Rs trong năm 20092010.

Hình 2.2 Doanh thu và lợi nhuận của Samsung Ấn Độ từ 2010-2014,
nguồn:
/>
Việc nhắm tới phân khúc thị trường là dành cho giới trẻ những người cần
điện thoại di động với mới số tiêu chí như về rẻ bền, tiện dụng, chức năng tốt,
thẩm mỹ, thời trang đã giúp cho Samsung Ấn Độ sớm xác định rõ thị trường mục
tiêu, và giành lấy được thị phần lớn ở dòng điện thoại di động smartphone.

19


Hình 2.3 Thị phần điện thoại Smartphone trong tổng số điện thoại ở Ấn
Độ, nguồn< >

Hình 2.4 Thị phần điện thoại Smartphone ở Ấn Độ 2014, nguồn
< />2.3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)
Với khoảng 1/3 tổng số nhân viên làm trong trung tâm nghiên cứu và phát
triển sản phẩm (R&D), Samsung luôn luôn có những sản phẩm điện thoại di động
(smartphone) mới được cải tiến về mẫu mã, tiện ích và chức năng. Đặc biệt, với
các dòng sản phẩm Samsung Galaxy S4, S5, S6 và Samsung Galaxy J5, J7 đã

giúp cho Samsung thống lĩnh được thị trường smartphone trong năm 2014 và
năm 2015 này.
20


-

Hình dáng và kích cỡ: nhiều màu sắc lựa chọn, kích cỡ màn hình lớn thích hợp đối
với điện thoại di động smartphone.

Hình 2.5
-

Điện thoại Samsung Galaxy J7

Đặc điểm và chức năng: đầy đủ những chức năng cần thiết đối với một điện thoại
di động smartphone, cung cấp cho người dùng những tiện ích nhất định như:
chụp hình, quay film, thẻ nhớ, gọi thoại có hình... Cấu hình chip, bộ nhớ, chức
năng của máy luôn được nâng cấp nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng ở Ấn Độ.

21


Hình 2.6. Các đặc điểm và tính năng của Samsung Galaxy J7
2.3.2. Chiến lược giá (Price)
Có nhiều phân khúc giá khác nhau với nhiều sản phẩm đặc trưng, giúp cho
khách hàng ở Ấn Độ có được nhiều sự lựa chọn tùy theo mức thu nhập của mình.
-


Từ 6000 Rs – 12.000 Rs : sản phẩm dành cho người có thu nhập thấp.
Từ 12.000 Rs – 18.000 Rs: sản phẩm dành cho người thu nhập vừa.
Từ 18.000 Rs – 25.000 Rs: sản phẩm dành cho người thu nhập cao.
Trên 25.000 Rs: sản phẩm cao cấp.

22


Hình 2.7

Phân khúc giá của một số điện thoại phổ biến

Do nắm được rõ được Ấn Độ là một thị trường nhạy cảm về giá, cũng như hiểu
rõ được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Nên giá của những điện thoại di
động smartphone dao động trong khoảng từ $100 tới $200, đây là mức giá mà
khách hàng ở Ấn Độ thấy hợp lý và sẵn sàng chi tiêu.
2.3.3. Chiến lược phân phối (Place)
Samsung đã áp dụng nhiều phương thức phân phối sản phẩm khác nhau,
thông qua các kênh như nhà cung cấp dịch vụ, cửa hàng bán lẻ hiện đại, các nhà
phân phối. Đặc biệt, thông qua các hệ thống siêu thị quy mô lớn chính thức của
Samsung sẽ đáp ứng thõa mãn nhu cầu mua và cơ hội trải nghiệm của khách
hàng.

23


-

Đối với những người kinh doanh và cung cấp dịch vụ thì hợp tác với công ty
Samsung ở khía cạnh là nhà phân phối độc quyền cho sản phẩm.


-

Những nhà bán lẻ hiện đại gồm có Vivek’s, Vijay sales, Hypercity và Croma.
Những nhà bán lẻ này muốn giữ Samsung như một sự thay thế cho tên thương
hiệu của mình với sản phẩm chất lượng tốt.

-

Samsung có một hệ thống phân phối chuyên nghiệp và độc nhất, bằng cách ở mỗi
thành phố sẽ có một cơ sở phân phối toàn bộ các sản phẩm.
Ngoài tra, phân phối thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến online cũng là
một giải pháp hiệu quả mà công ty đang nhắm tới, theo khảo sát thì kênh trực
tuyến này đóng góp 10% vào tổng số điện thoại di động smartphone bán ra ở Ấn
Độ trong 2014 và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên 25% vào khoảng cuối năm 2015.
2.3.4. Chiến lược truyền thông, xúc tiến (Promotion)
Samsung đã chi tiêu rất mạnh cho chi phí quảng cáo cho sản phẩm và
thương hiệu của mình. Quảng cáo trên truyền hình được xem là một môi trường
tốt nhất để tiếp cận với người tiêu dùng, cứ 15 phút là Samsung lại chạy quảng
cáo trên tivi. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông khác như qua báo, tạp chí,
các poster hay quảng cáo ngoài trời.
Bên cạnh đó, Samsung cũng là sử dụng những người nổi tiếng ở Ấn Độ và
trên thế giới để làm đại diện cho thương hiệu như Amir Khan, Priyanka Chopra,
Nargis Fakhri, Lionel Messi qua đó có sức tác động, ảnh hương lớn tới người tiêu
dùng.

24


Hình 2.8

3.

Chi phí cho quảng cáo của Samsung từ 2009-2013

Bài học kinh nghiệm trong hoạt động Marketing quốc tế của Samsung tại Ấn
Độ
Samsung đã chứng tỏ rằng họ là một trong những công ty dẫn đầu về công
nghệ trong ngành công nghiệp điện tử, đối với thị trường thế giới nói chung và
thị trường Ấn Độ nói riêng. Với những tiến bộ về công nghệ mà họ đang nắm giữ
trong thời điểm hiện tại, Samsung luôn có những ưu thế nhất định và là công ty
tiên phong về công nghệ. Bất kể sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại thị trường
đông dân thứ 2 thế giới, Samsung đang duy trì phong độ ấn tượng.
Samsung mạnh dạn và nghiêm túc đầu tư vào R&D để luôn dẫn đầu vào
công nghệ. Samsung có một nguồn nhân lực tốt để giúp họ đưa ra những định
hướng đúng đắn. Bên cạnh đó, Samsung còn có một chiến lược xây dựng thương
hiệu thống nhất và xuyên suốt. Chiến lược này được phát triển bằng các chiến
thuật, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chiến lược thương
hiệu được xây dựng trên cơ sở tính năng sản phẩm tạo sự khác biệt với người tiêu
dùng. Các quảng cáo của Samsung vẫn luôn chú trọng điều này. Đó là lý do vì
sao thương hiệu smartphone của Samsung có thể đạt được các thành công tại thị
trường thế giới nói chung và thị trường Ấn Độ nói riêng. Các chiến lược thương
hiệu cũng cần sự tương tác với người tiêu dùng.

25


×