Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập Văn học Việt Nam sau 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.09 KB, 8 trang )

A. Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc,
đồng thời cũng tạo ra bước ngoặt trong nền văn học Việt Nam, đã đem lại sự biến đổi toàn
diện và sâu sắc cho nền thơ Việt Nam. Song để đánh giá một thời kì văn học với 50 năm phát
triển và hiện vẫn đang tiếp diễn là một công việc to lớn và thật không dễ dàng gì. Một trong
những khó khăn của việc đánh giá đó là chúng ta chưa có một khoảng cách cần thiết để nhìn
nhận và tiếp cận với văn học một cách khách quan, toàn diện trong sự tương quan nhiều mặt.
Trong những năm gần đây, việc nhìn nhận đánh giá nền văn học mới từ sau Cách
mạng tháng 8( CMT8) đã trở thành một vấn đề mang tính thời sự, gây nhiều cuộc thảo luận,
tranh luận ở cả giới nghiên cứu, phê bình lẫn giới sáng tác. Và một trong cuộc thảo luận về
thơ đầu những năm 90, đã có ý kiến cho rằng: “Thơ Việt Nam từ sau năm 1945 chỉ là sự nối
dài của thi pháp thơ mới”. Quan niệm này chưa thật sự thoả đáng, cần phải xem xét lại. Tuy
vậy, quan điểm này cũng có ít nhiều cơ sở: số là sự khác biệt giữa thơ mới và thơ cũ nằm
trong sự khác biệt giữa thi pháp hiện đại và thi pháp trung đại - còn sự khác biệt giữa hình
thức nghệ thuật của thơ trước và sau CMT8 dù sao cũng là trong khuân khổ và trên tinh thần
thi pháp hiện đại, vẫn là câu thơ mới. Nhưng xét trong hệ thống nghệ thuật, thơ sau CMT8
năm 1945 là câu thơ mới, nhưng từ đó mà cho rằng, thơ sau năm 1945 chỉ là sự nối dài của
thơ mới, thì là có sự lẫn lộn, đánh đồng giữa câu thơ, dòng thơ là yếu tố đơn thuần hình thức
và trung tính, với hình thức nghệ thuật là một hệ thống nghệ thuật được quy định bởi chính
nội dung. Mà xét về hình thức nghệ thuật, thì ngay những năm đầu cánh mạng, đã có sự khác
biệt và phát triển so với thơ mới. Chỉ lấy lục bát, thì lục bát Nguyễn Duy cũng khác xa với lục
bát của Lửa thiêng…không thể phủ nhân là ngay từ đầu các bài thơ của Trần Mai Ninh (Nhớ
máu, Tình sông núi), của Hồng Nguyên (Nhớ), của Trần Huyền Trân (Hải phòng 19-111946) rồi của Nguyễn Đình Thi, của Chính Hữu, của Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật…của
một loạt nếu không muốn nói là của tất cả các nhà thơ khác, kể cả Tố Hữu vốn được coi là
nhà thơ cổ điển của thơ ca cách mạng cũng đã khác xa với Thơ mới về hình thức thể hiện. So
với thơ mới, tỉ lệ thơ tự do tăng gấp nhiều lần, các từ sinh hoạt, khẩu ngữ, hình ảnh sinh hoạt,
yếu tố dân gian, yếu tố kể, chất văn xuôi, chất trí tuệ, tất cả cộng lại tạo nên âm hưởng và
giọng điệu riêng, khác nhiều so với thơ mới.


Có thể nói nhìn một cách bao quát diện mạo của văn học Việt Nam sau CMT8 có thể


thấy sự biến đổi toàn diện từ mối quan hệ văn học với đời sống, nhà văn và công chúng, đến
các quan niệm nghệ thuật, các thể tài, thể loại và thi pháp chứ nó không phải chỉ đơn thuần là
sự nối dài của Thi pháp thơ mới .Và để hiểu sâu sắc được điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu sự
đổi mới của thi pháp thơ từ sau năm 1945 trên 3 phương diện:
1. Việc đưa thơ trở về với hiện thực đời sống rộng lớn và ngày càng đa chiều đã tạo
nên sự đổi mới và mở rộng chất liệu thi ca ngày càng đa dạng và phong phú mà chưa một giai
đoạn thơ nào trong quá khứ đạt tới được.
2. Ngôn ngữ và giọng điệu là những yếu tố có sự biến đổi rất rõ rệt trong thơ từ sau
1945. Cảm hứng và chất liệu thơ đã thay đổi thì cũng đòi hỏi một trường ngữ mới, phù hợp
với cảm xúc mới. Xu hướng chung của sự tổ chức ngôn ngữ thơ hiện đại là chuyển từ điệu
ngâm sang điệu nói.
3. Tự do hoá là xu hướng vận động chính trong sự phát triển hình thức thơ.

B.Nội Dung.
Cuộc CMT8 thành công và tiếp theo đó là hai cuộc kháng chiến đã đem lại những biến
đổi sâu sắc và toàn diện cho nền thơ ca Việt Nam.Các nhà văn nhà thơ giường như “lột xác”,
đã có sự thay đổi sự rõ rệt, họ đi từ“ thung lũng đau thương ra cách đồng vui” (Chế Lan
Viên), “Từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người”. Nhìn chung, thơ sau cách
mạng là thơ của niềm vui của những con người chiến thắng vững bước đi tới tương lai.
Thơ mới trước đây không phải là không có lòng lạc quan yêu đời, nhưng phải chờ đến
sau cách mạng, nhất là sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tinh thần lạc quan càng thấm nhuần
vào văn thơ và mang một chất lượng mới. Lạc quan cách mạng là phẩm chất của những con
người nhận chân được quy luật phát triển xã hội, tin tưởng vào chính nghĩa cách mạng, vào
khả năng vô cùng vô tận của quần chúng một khi đã được khơi dậy. Câu thơ mang niềm tin
thanh thản của những con người hoà nhịp cùng bước đi của lịch sử, trong cuộc hành trình đi
đến độc lập tự do, giành lấy quyền sống, làm chủ cuộc đời mình, không còn triền miên trong


nỗi buồn vô cớ, có thể chưa có đủ chiều sâu tâm tình, nhưng lại có được chiều kính của tình
người, hơi ấm của niềm tin toả sáng của lí tưởng của lẽ sống cao đẹp.

Có thể dễ dàng nhận ra những biến đổi về nội dung , về khuynh hướng tư tưởng và
phương diện đổi mới thi pháp thơ sau cách mạng tháng tám năm 1945, mặc dù thơ Việt Nam
trải qua nhiều chặng đường và con đường vận động của nó không phải là không có những trồi
sụt thăng trầm, nhưng xu hướng vận động thì khá nhất quán. Do vậy việc cho rằng thơ sau
cách mạng chỉ là sự nối dài của thi pháp là chưa thoả đáng. Mà thơ sau cách mạng có sự phát
triển, sự đổi mới một cách toàn diện sâu sắc mà thơ ca trước đó chưa đạt được.
Trước hết, thơ sau cách mạng đã có sự đổi mới là việc thơ trở về với hiện thực đời sống
lớn và ngày càng đa chiều đã tạo nên sự đổi mới và mở rộng chất liệu thi ca ngày càng đa
dạng và phong phú mà chưa một giai đoạn thơ nào trong quá khứ có thể đạt tới được. Nhà thơ
Xuân Diệu nhận định: “Ta thấy chưa bao giờ thơ Việt Nam lại có một sức ôm lấy thực tại như
bây giờ: Nói vỡ đất trên rừng, nói đánh cá dưới biển, nói quốc than bốc vác trồng cây chèo
đò, nói băng đèo vượt núi, nói đi học, nói ngày tết nấu bánh chưng”, “kháng chiến in rất sâu
vào trong thơ, và những thơ hay cùng giữ lại mãi mãi những dấu tích trăm mặt của cuộc
kháng chiến ” (Mười lăm năm thơ Việt Nam dân chủ cộng hoà). Xu hướng tăng cường chất
liệu hiện thực đời sống đã khởi đầu từ thơ kháng chiến chống Pháp, đã tiếp tục được trong thơ
sau 1954 và càng được đẩy mạnh trong thơ kháng chiếnn chống Mỹ.
Nhìn chung chất liệu hiện thực đưa vào thơ không chỉ ngày càng đa dạng phong phú
hơn mà còn được chọn lọc, nâng cao bằng sự phát hiện những ý nghĩa sâu sắc, giá trị độc đáo
và điển hình của mỗi chi tiết, hình ảnh. Đồng thời, đó cũng là quá trình khắc phục dần hiện
tượng đưa hiện thực đời sống đưa vào thơ một cách xô bồ thiếu chọn lọc, ngoại giới lấn át nội
tâm, biểu hiện của một quan niệm thiên lệch: Sùng bái hiện thực khách quan mà coi nhẹ vai
trò của chủ quan trong sáng tạo nghệ thuật.
Chất liệu thơ thời kì này ngày càng được mở rộng và đào sâu, hướng tới sự hoà
nhập, chuyển hoá giữa nội tâm và ngoại giới. Trong thơ kháng chiến chống Pháp chủ yếu là
chất liệu của đời sống chiến đấu, lao động sinh hoạt cộng đồng của quần chúng được đưa vào
thơ một cách trực tiếp trong dáng vẻ tự nhiên sinh động (Phá đường của Tố Hữu, Bức tranh
sinh hoạt của Minh Tiệp, Nhớ của Hồng Nguyên….). Như vậy, chất liệu hiện thực luôn gắn


bó với tâm hồn, cảm xúc của cái tôi trữ tình, ngoại cảnh thống nhất với nội tâm. Khi đó, thơ là

sự mở rộng tâm hồn ra ngoại giới và cũng là âm vang của đời sống vào trong lòng nhà thơ.
Chất liệu thơ đã được mở rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống từ thực tiễn cánh mạng
đến sinh hoạt hàng ngày, đến cả đời sống, tư tưởng, những vấn đề chính trị, và từ sau 1975
còn là đời sống thế sự với bao vấn đề và số phận của con người, là đời sống cá nhân với mọi
khuất khúc, với thế giới tâm linh, vô thức được mở ra trong chiều sâu vô tận của nó. Sự biến
đổi về thi liệu đã tạo sự thay đổi về thế giới hình ảnh của thơ sau 1945. Nếu như ở trong
những năm đầu, có sự lấn át của hình ảnh thực và chủ yếu là ngoại cảnh, thì sau đó thơ đã tìm
đến nhiều loại hình ảnh khác, gia tăng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, tạo nên những
hình ảnh biểu tượng mới mẻ.
Thơ sau cách mạnh khác với Thơ mới chứ không phải là sự nối dài của Thơ mới đó là:
Thơ mới lấy tự biểu hiện, lấy độc thoại làm chủ, còn ở thơ sau cách mạnh lấy con người, sự
việc từ bên ngoài dội vào nội tâm mà thành cảm hứng, nên vần nên điệu. Bao nhiêu người và
việc cứ tràn vào trong thơ ca:
Rồi anh kể tôi nghe
Chuyện chợ Đồn, chợ Rã…
(Cá nước)
Đêm nay trên sàn
Bập bùng ngọn lửa
Má kể nguồn cơn
chuyện nhà chuyện cửa
(Bà mẹ Việt Bắc-Tố Hữu)
“Chuyện nhà-chuyện cửa” đâu chỉ là chuyện riêng của bà mẹ Việt Bắc, mà là chuyện
kháng chiến, chuyện số phận chung của các bà mẹ của người dân vùng tạm chiến.


Thi liệu thay đổi : Cái thi vị cái đẹp không còn là độc quyền của tâm hồn, của nội tâm,
mà được hình thành từ đời sống mọi mặt bên trong cũng như bên ngoài, từ bên ngoài mà dội
vào đời sống bên trong. Từ nay thơ thấy cần phải kể, có điều kể mà không rơi vào kể lể. Yếu
tố tự sự không chỉ có ở những bài thơ kể chuyện, mà tồn tại phổ biến rộng rãi hơn trong hầu
hết thơ ca kháng chiến ở các chi tiết miêu tả cảnh vật và sự việc hoạt động. Trong thơ những

năm sau kháng chiến Pháp và nhất là trong thơ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, yếu tố
tự sự tiếp tục có vị trí đáng kể, nhưng cách khai thác và xử lí chất liệu hiện thực ở nhiều
trường hợp đã nhuần nhuyễn hơn, có sức khái quát nghệ thuật cao, đạt được sự hoà hợp tự sự
với trữ tình, suy tưởng với triết lí.
Vì thơ sau 1945 là hướng ngoại, là kể, và kể về nhân dân, đất nước với những con người,
những hành động, những sự việc có hành động có tầm vóc lịch sử lớn lao và vì trữ tình cá
nhân đã nhường chỗ cho trữ tình công dân, nên thơ cũng mang âm hưởng dáng vóc sử thi, là
cái mà Thơ mới ít khi đạt tới. Từ hướng nội sang hướng ngoại, từ lắng nghe mình chuyển
sang lắng nghe cuộc sống bên ngoài, thơ cách mạng cũng tự nhiên chuyển từ điệu ngâm sang
điệu nói, ít ra sự xen kẽ giữa ngâm và nói là một hiện tượng phổ biến.
Xưa nay tôi hát mà bây giờ tôi học nói
Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
(Chế Lan Viên)
Nếu Thơ mới có rất ít thơ tự do, thì thơ tự do lại chiếm tỉ lệ cao trong thơ sau cách
mạng, được báo trước từ các bài thơ đầu tiên như Nhớ Máu của Trần Mai Ninh, Nhớ của
Hồng Nguyên, Hải Phòng 19-11-1946 của Trần Huyền Trân.
Từ hướng nội chuyển sang hướng ngoại sẽ kéo theo một loạt đặc điểm thi pháp khác
về giọng điệu chất văn xuôi, hình tượng, ngôn ngữ, vừa hiện đại, trí tuệ hơn, vừa tiếp thu văn
học dân gian, ca dao truyền thống…cần có sự khảo sát riêng.
Như vậy, xét trong hệ thống nghệ thuật, thơ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là câu
thơ mới, nhưng từ đó mà cho rằng, thơ sau năm 1945 chỉ là sự nối dài của thơ mới, thì là có
sự lẫn lộn, đánh đồng giữa câu thơ, dòng thơ là yếu tố đơn thuần hình thức và trung tính, với
hình thức nghệ thuật là một hệ thống nghệ thuật được quy định bởi chính nội dung. Mà xét về


hình thức nghệ thuật, thì ngay những năm đầu cánh mạng, đã có sự khác biệt và phát triển so
với Thơ mới. Chỉ lấy lục bát, thì lục bát Nguyễn Duy cũng khác xa với lục bát của Lửa
thiêng…không thể phủ nhận là ngay từ đầu các bài thơ của Trần Mai Ninh (Nhớ máu, Tình
sông núi), của Hồng Nguyên (Nhớ), của Trần Huyền Trân (Hải phòng 19-11-1946) rồi của
Nguyễn Đình Thi, của Chính Hữu, của Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật…của một loạt nếu

không muốn nói là của tất cả các nhà thơ khác, kể cả Tố Hữu vốn được coi là nhà thơ cổ điển
của thơ ca cách mạng cũng đã khác xa với Thơ mới về hình thức thể hiện. So với thơ mới, tỉ
lệ thơ tự do tăng gấp nhiều lần, các từ sinh hoạt, khẩu ngữ, hình ảnh sinh hoạt, yếu tố dân
gian, yếu tố kể, chất văn xuôi, chất trí tuệ, tất cả cộng lại tạo nên âm hưởng và giọng điệu
riêng, khác nhiều so với thơ mới.
Từ sự phân tích trên ta thấy ý kiến cho rằng thơ sau năm 1945 chỉ là sự nối dài của thi
pháp Thơ mới là không thoả đáng.
Sự đổi mới thi pháp thơ từ sau tháng Tám - 1945, còn là sự đổi mới về ngôn ngữ và giọng
điệu, nó là yếu tố có sự biến đổi rất rõ rệt trong thơ từ sau năm 1945. Cảm hứng và chất liệu
thơ đã thay đổi thì cũng đòi hỏi một trường ngôn ngữ mới, phù hợp với cảm xúc mới. Xu
hướng chung của sự tổ chức ngôn ngữ thơ hiện đại là chuyển từ điệu ngâm sang điệu nói. Câu
thơ, điệu nói đã xuất hiện từ Tú Xương đến Thơ mới đã trở nên khá phổ biến. Nhưng phải đến
thơ sau năm 1945 thì thơ điệu nói mới thật sự gần với tiếng nói của đời sống hàng ngày và rất
đa dạng về giọng điệu. Ngay sau cách mạng tháng Tám - 1945 và những năm đầu kháng chiến
chống Pháp, một lớp nhà thơ mới đã có ý thức tìm một tiếng nói mới cho thơ ca thời đại mình,
vượt ra khỏi từ trường ngôn ngữ và giọng điệu của Thơ mới. Những hướng tìm tòi của họ có
thể khác nhau, nhưng đều có chung một ý hướng cách tân cho thơ. Trần Mai Ninh phóng
khoáng và mềm mại trong “Tình sông núi”, táo bạo và đầy ấn tượng trong “Nhớ máu”. Quang
Dũng tài hoa tinh tế trong một điệu thơ, vừa có hơi hướng cổ điển, lại vừa mới mẻ hiện đại…
Một trong những cách thức tạo điệu nói là đưa khẩu ngữ và đối thoại vào thơ. Chưa bao giờ
trong thơ lại có thể dung nạp nhiều khẩu ngữ, phương ngữ, địa danh và lời đối thoại như trong
thơ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nếu như Thơ mới vẫn nghiêng về giọng than và đến một lúc nào đó sẽ trở nên đơn
điệu. Huy Cận có giọng điệu “mang mang thiên cổ sầu”, Chế Lan Viên thì không dừng lại ở
lời than mà cất lên tiếng kêu đau đớn, còn Thâm Tâm, Trần Huyền Trân thì có giọng cảm khái


bi phẫn. Còn thơ sau cách mạng tháng Tám - 1945, được đặt trở lại giữa đời sống đang diễn ra
bao nhiêu biến động, đật lên nhưng nhịp khác thường, con người phải sống với bao nhiêu tâm
trạng và cảm xúc mới lạ. Thơ vì thế cũng phải tìm nhiều giọng điệu và nhịp điệu mới. Trong

sự đa dạng về giọng điệu ấy, vẫn có thể nhận ra hai xu hướng chính, đó là giọng tâm tình trò
chuyện và giọng kêu gọi khẳng định. Sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 1980, thơ đã
dần có sự chuyển giọng rõ rệt. Các nhà thơ đều muốn tìm cho mình một giọng điệu phù hợp
với thời của mình “Xưa tôi hát giọng cao, giờ tôi hát giọng trầm” (Chế Lan Viên).
Sự đổi mới thi pháp từ sau cách mạng tháng Tám - 1945, khác với Thơ mới, đó là sự tự do
hoá là xu hướng vận động chính, trong sự phát triển hình thức thơ. Cùng với xu hướng tìm về
hình thức nghệ thuật dân gian dân tộc, thì xu hướng tự do hoá hình thức thơ là một hướng tìm
tòi phát triển rất quan trọng về phương diện hình thức nghệ thuật của thơ sau năm 1945. Thơ
cách mạng từ sau năm 1945, đứng trước yêu cầu mở rộng khả năng phản ánh va phạm vi ôm
chứa hiện thực rộng lớn, phong phú của đời sống cách mạng và kháng chiến nên đã thúc đẩy
mạnh mẽ xu hướng tự do hoá hình thức thơ. Tự do hoá hình thức thơ được thể hiện ở những
cấp đọ khác nhau: dòng thơ và bài thơ, thể thơ.
Về thể thơ, ngoài những thể có nguồn gốc dân gian và dân tộc, các thể thơ tứ tuyệt, 7
tiếng, 8 tiếng, thơ tự do đã được sử dụng rộng rãi và có nhiều thành công. Việc tự do hoá thể
thơ được thể hiện ở những cấp độ khác nhau: dòng thơ, bài thơ và thể thơ. Và cuối cùng xu
hướng tự do thể hiện ở cấp độ cao nhất là thể thơ.
Thơ giai đoạn sau năm 1945 sử dụng nhiều thể thơ đã sẵn có trong thơ ca dân gian,
thơ cổ điển và thơ mới đều có những biến đổi ở mức độ ít nhiều. Thơ lục bát vẫn tỏ rõ sức
sống bền bỉ của một thể thơ thuần tuý dân tộc, có khả năng thích ứng với nhiều đối tượng và
nội dung, bởi bí quyết sinh tồn của nó nằm ngay trong những đặc điểm về âm thanh và hình vị
của tiếng Việt. Thơ lục bát hiện đại trong tay Tố Hữu, Nguyễn Duy và nhiều nhà thơ khác đã
thực sự làm mới lại mang nhiều sắc thái và giọng điệu mà trước kia chưa thể có hay chưa rõ
nét. Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên… mỗi người mỗi vẻ nhưng đều có những
sáng tạo hiện đại trong ngôn ngữ, hình ảnh, cấu trúc, dòng thơ và bài thơ, tuy vậy vẫn không
đoạn tuyệt với tính chất cổ điển truyền thống. Thơ tự do, có vần, không vần hoặc rất ít vần,
nếu như vào hồi đầu kháng chiến chống Pháp còn bị phê phán là thiếu tính đại chúng, thì từ
sau năm 1945 đã dần dần trở thành quen thuộc trong sự tiếp nhận của công chúng và đã có


những nhà thơ sáng tác chủ yếu bằng thể thơ này. Sự mở rộng dung lượng hiện thực, gia tăng

chất tự sự đã làm xuất hiện nhiều bài thơ kể chuyện và cả những truyện thơ. Đặc biệt, sự phát
triển của thể trường ca là một minh chứng cho sự mở rộng dung lượng hiện thực và xu hướng
tự do hoá hình thức thơ trong giai đoạn này. Ngay năm sau cách mạng tháng Tám - 1945 đã
xuất hiện hai trường ca trữ tình - chính luận của Xuân Diệu, mà tác giả gọi là tráng khúc.
Như vậy, từ những phân tích và chứng minh như trên, đã cho ta thấy thơ sau năm 1945
đã có sự biến đổi sâu sắc và toàn diện, chứ không chỉ là sự nối dài của thi pháp Thơ mới.

C. Kết Luận.

Nền thơ cách mạng từ sau năm 1945 đã phát triển và trưởng thành trong sự gắn bó mật
thiết với các chặng đường cách mạng, đặc biệt là với hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân
tộc ta. Thơ ca đã biểu hiện được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và những khát vọng tinh thần lớn
lao của con người Việt Nam, in đậm nét nhiều hình ảnh chân thực và cao đẹp về cuộc sống
chiến đấu, lao động, sinh hoạt của nhân dân, vẻ đẹp gần gũi của quê hương, đất nước. Thơ từ
sau cách mạng dù đã có nhiều đổi mới về nội dung tư tưởng cảm xúc và hình thức nghệ thuật,
nhưng không hề đứt đoạn với nền thơ dân tộc, từ ca dao, thơ cổ điển trung đại đến thơ mới, đó
là sự tiếp tục của tiến trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc. Nhưng không có nghĩa đơn thuần chỉ
là sự nối dài. Mà đây có thể coi là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ và phong
phú của thơ Việt Nam , vừa tạo được cái nền vững chắc của phong trào thơ, lại có được sự kết
tinh ở nhiều tác giả có phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo.



×