Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề kiểm tra cuối năm các môn lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.63 KB, 6 trang )

ĐỀ KIỂM TRA TOÁN LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ II
Năm học 2014 - 2015
A. Phần trắc nghiệm (4đ) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Chữ số cần viết vào chỗ chấm của số 15... để được số chia hết cho cả 2 và 3 là:
A. 2
B. 4
C. 6
D. 9
2
2
2
Câu 2: Số thích hợp điền vào chỗ chấm để: 5m 3dm = ......dm là:
A. 53
B. 503
C. 5003
D.530
Câu 3: Một hình chữ nhật có chiều dài

3
2
m, chiều rộng bằng m. Diện tích hình chữ
4
3

nhật đó là:
1 2
m
2

A.


B.

9 2
m
8

C.

3 2
m
4

3
8

D. m2

Câu 4: Ô tô thứ nhất chở được 2160 kg gạo, như vậy chở ít hơn ô tô thứ hai 780kg. Hỏi
cả hai ô tô chở được bao nhiêu gạo?
A. 3540 kg
B 50 tạ
C 51 tạ
D. 52 tạ
B.Tự luận
Câu 1: Tính (1đ)
a)

1 2
+
2 3


b)

3 1
4 2

c)

4 6
×
3 5

d)

5 3
:
8 4

Câu 2: Tìm X (2đ)
a)

1
5
+X× 3=
2
2

b)

3

2
37
+X: =
4
5
16

Câu 3 (1đ) Một hình thoi có đường chéo thứ nhất dài 36 cm, đường chéo thứ hai dài
bằng

5
đường chéo thứ nhất. Tính diện tích hình thoi.
9

Câu 4: (2 đ) Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng bằng

2
chiều dài. Tính diện
5

tích mảnh vườn đó, biết rằng nếu bớt chiều dài đi 15m và thêm vào chiều rộng 15m thì
mảnh vườn trở thành hình vuông.
ĐÁP ÁN, BIỂU CHẤM
A. Trắc nghiệm 4 điểm, mooic âu đúng cho 1 điểm
Câu1. C Câu 2: B
Câu 3: A
câu 4: C
B. Tự luận
Câu1: 1 điểm, mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
Câu 2: 2 điểm, mỗi ý đúng cho 1 điểm

Câu 3: Tìm đường chéo thứ hai cho 0,25 điểm
Tính diện tích hình thoi cho 0,5 điểm
Đáp số cho 0,25 điểm
Câu 4: Tính hiệu giữa chiều dài và chiều rộng cho 0,5 điểm
Vẽ sơ đồ hoặc lí luận cho 0,25 điểm.
Tính chiều dài cho 0,25 điểm, tính chiều rộng cho 0,25 điểm, tính diện tích cho 0,5
điểm, đáp số cho 0,25 điểm


ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ II
A. Kiểm tra đọc
Cho văn bản
Chuyện về hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những
hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất
nhủ thầm: " Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan
nát trong đất. Tốt nhất là ta hayc giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và
tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào
đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật
sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận
được nước và ánh sáng. Lúc này, chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần,
chết mòn. Trong khi đó, dù hạt thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên
cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
( Theo báo Điện tử)
1. Đọc thành tiếng: 1 điểm: Đọc thành tiếng một đoạn trong câu chuyện trên.
2. Đọc thầm và làm bài tập
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại " chọn một
góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó"?
A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống.
B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.
C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.
Câu 2: Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?
A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.
B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới
C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?
A. Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất,
không còn gì.
B. Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa vàng
óng, trĩu hạt.
C. Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán,
thiếu nước.
Câu 4: Dòng nào nêu đúng các tính tư trong câu "Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm
hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy."
A. nát tan, to, chắc, khỏe..
B. tốt, to khỏe, chắc mẩy.
C. tốt, to khỏe, chắc mẩy, lí tưởng
Câu 5: Dòng nào toàn từ ghép có trong bài


A. to khỏe, chắc mẩy, nát tan, dinh dưỡng, cuộc đời.
B. to khỏe, chắc mẩy, nát tan, sung sướng, cuộc đời.
C. to khỏe, chắc mẩy, nát tan, bình yên, cuộc đời .
Câu 6: Trong câu: "Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới." Bộ phận nào là chủ
ngữ?
A. Nó

B. Nó lại mang đến cho đời
C. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa
Câu 7: Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ
trống:
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..........................................
........................................................................................................................................

Câu 8. Viết vào chỗ trống bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: "Một hôm,
người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó."
Trạng ngữ:..........................................................................................................
Chủ ngữ: ...........................................................................................................
Vị ngữ: ...............................................................................................................
B. Kiểm tra viết:
1. Viết chính tả Bài Con chuồn chuồn nước (TV lớp 4 tập 2 trang 127)
Đầu bài và đoạn: Rồi đột nhiên.....cao vút.
2. Tả một con vật mà em yêu thích

Biểu chấm
A. Đọc: 5 điểm
1. Đọc thành tiếng: 1 điểm
2. Đọc thầm 4 điểm, đúng mỗi ý 0,5 điểm
1- c, 2 -a, 3 -b, 4 - b, 5 - a, 6 - a,
7. can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách sẽ thành công.
8 -TN: Một hôm
CN: người chủ
VN: định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó
B. Viết: 5 điểm
1. Chính tả: 2 điểm ( sai 8 lỗi trừ 1 điểm)
2. Viết văn: 3điểm

Mở bài : 0,5 đ
Thân bài: 2đ
Tả bao quát: 0,5 đ
Tả hình dáng 1 đ
Tả hoạt động 0,5 đ
Kết bài 0,5 đ


ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ II
Phần I: Khoanh vào ý đúng nhất.
Câu 1: Năm 1400, nhà Hồ thay cho nhà Trần trong trường hợp?
A. Vua Tràn thua trận
B. Vua trần nhường ngôi cho nhà Hồ
C. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần
Câu 2: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
A. Vẽ bản đồ đất nước
B. Soạn Bộ luật Hồng Đức
C. Cả hai ý trên
Câu 3: Do đâu mà vào thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì chia cắt?
A. Vua suốt ngày đêm lo cho việc quảng lí đất nước
B. Quan lại chia thành phe phái, đánh giết nhau tranh giành quyền.
C. Cả hai ý trên
Câu 4: Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng Bắc Bộ
A. Đông
B. Bắc
C. Đông Bắc
Câu 5: Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống của các sông nào bồi đắp nên ?
A. Sông Mê Kông và sông Đồng Nai
B. Sông Mê Kông
C. Sông Đồng Nai

Câu 6: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Địa điểm du lịch.
Tên tỉnh.
a. Sầm Sơn.
1. Đà Nẵng
b. Lăng Cô.
2. Khánh Hoà
c. Mĩ Khê, Non Nước.
3. Bình Thuận
d. Nha Trang.
4. Thanh Hoá
e. Mũi Né.
5. Thừa Thiên - Huế
Phần II: Tự luận
Câu 7: Nêu kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?
Câu 8: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 9: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất
lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước ?
Câu 10: Sắp xếp các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
ĐÁP ÁN, BIỂU CHẤM SỬ- ĐỊA
Phần I: Khoanh vào ý đúng nhất. (mỗi câu đúng cho 1 điểm)
Câu 1: C. Câu 2: C. Câu 3: B. Câu 4: C. Câu 5: A. Câu 6: f - 4, g- 5, h- 1, i-2, z -3
Phần II: Tự luận (mỗi câu đúng cho 1 điểm)
Câu 7: Lật đổ họ Trịnh giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việcn thống
nhất lại đất nước sau 200 năm bị chia cắt.
Câu 8: Nguyễn Ánh huy động lực lượng lất đổ triều tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế
Câu 9: Nhờ thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động
Câu 10: ( ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa ; ĐB Nam Ngãi ;
ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh)



ĐỀ KIỂM TRA KHOA HỌC LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ II
Câu 1:(1 đ) Không khí gồm những thành phần chính nào?
A. ô-xy và ni-tơ.
B. Ô-xy
C. Ni-tơ
Câu 2:(1 đ) Âm thanh do đâu phát ra?
A. Do các vật va chạm vào nhau
B. Do các vật rung động C. Do các vật di chuyển
Câu 3:(0,5 đ) Tiếng ồn nào ảnh hưởng đến sức khoẻ?
A. Tiếng hát
B. Tiếng các loại động cơ
C. Tiếng gió
Câu 4:(0,5 đ) Khi nào mắt ta nhìn thấy vật? ( Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào
mắt)
Câu 5:(1 đ) Nêu 2 việc em nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt khi
đọc sách, xem ti vi?
Câu 6:(1 đ) Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa,
một lúc sau em thấy thìa nào nóng hơn?
A. Thìa bằng nhựa nóng hơn
B. Thìa bằng kim loại nóng hơn
C. Hai thìa nóng như nhau
Câu 7: (0,5 đ) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp:
A

B

1. Đồng.

2. Bông


a) Dẫn nhiệt tốt.

3. Len
4. Không khí.

b) Dẫn nhiệt kém.

5. Nhôm.
Câu 8:(1 đ) Trong quá trình hô hấp, thực vật thải ra khí nào?
A. Khí ô-xi
B. Khí các-bô-níc
C. Khí ni-tơ


Câu 9:(0,5 đ) Em hãy lấy một ví dụ chứng tỏ thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt
trời để tổng hợp các chất hữu cơ ( chất đường, bột) từ các chất vô cơ ( nước, chất
khoáng, khí các bô níc)
Câu 10: (1 đ) Trong quá trình sống, động vật lấy vào cơ thể những gì?
a. Ô -xi, nước
B.Các chất hữu cơ
C. Ô -xy, nước, các chất hữu cơ
Câu 11. (0,5 đ) Đánh mũi tên vào sơ đồ dưới đây để thể hiện sinh vật này là thức ăn của
sinh vật kia.
Lá ngô

Châu chấu

Ếch


Câu 12. (1,5 đ) Hãy điền vào chỗ … trong các sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây cho phù
hợp.
a)

b)

c)

Cỏ





Sâu

Cỏ



Con người



.........

ĐÁP ÁN, BIỂU CHẤM KHOA
Câu 1:(1 đ) A. Câu 2:(1 đ) B. Câu 3:(0,5 đ)
B. Câu 4:(0,5 đ) ( Khi có ánh sáng
từ vật đó truyền vào mắt) Câu 5:(1 đ) Không đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc

quá mạnh. Không nhìn lâu vào ti vi
Câu 6:(1 đ) B. Thìa
Câu 7: (0,5 đ) 1, 5 nối a; 2, 3, 4 nối với b
Câu 8:(1 đ) B. Câu 9:(0,5 đ) Cây lúa lấy từ các chất vô cơ (nước, chất khoáng, khí các
bô níc) và ánh sáng mặt trời để phát triển tạo ra hạt lúa là chất hữu cơ ( chất đường,
bột) , có thể lấy ví dụ cây khác..
Câu 10: (1 đ) C. Câu 11. (0,5 đ)
Lá ngô

>

Châu chấu

>

Ếch

Câu 12. (1,5 đ) Hãy điền vào chỗ … trong các sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây cho phù
hợp.a) Trâu, bò b, rau
c, con người



×