TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BÀI LUẬN CUỐI
KHÓA
HỌC KÌ 14.1A (1431)
MÔN HỌC:
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH
NGUYỄN HOÀNG TUẤN
TÊN ĐỀ TÀI
HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI
“HÃY GIÚP CHÚNG TÔI…!!!”
SINH VIÊN THỰC HIỆN
ST
T
1
HỌ VÀ TÊN
MSSV
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Phong cách
trình bày (20%)
Sự lưu loát cuốn
hút (20%)
Hỏi đáp
(10%)
Điểm nhóm (50%)
Kết cấu toàn bài (20%)
2
Điển cứu, minh họa (10%)
3
4
Kỹ thuật, kỹ năng (10%)
5
Ngày tháng năm
NHẬN XÉT CỦA NHÓM
Tất cả đều làm tròn trách nhiệm của mình và thậm chí làm tốt hơn so với yêu cầu
đảm bảo mà nhóm trưởng đề ra.
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói trong bộn bề của xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta dường như đều có đầy
đủ những điêu kiện về mặt vật chất, thế nhưng về mặt tinh thần thì sao? Liệu con người ta
có thực sự hạnh phúc? Liệu ta có thực sự được sống là chính mình, liệu ta có được yêu đúng
người mà ta muốn, được cảm nhận những cảm xúc tinh túy từ sâu thẳm con tim mỗi người?
Hay là chúng ta, vì một lý do nào đó phải sống theo những định kiến của xã hội và áp lực
của gia đình. Liệu ta có thể kết hôn với người cùng giới với mình không?
Nhóm chúng tôi làm chủ đề HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH xuất phát từ sự thấu hiểu và
cảm thông đối với những người đồng tính, những người được cho là “không bình thường”
trong xã hội này, những người cũng có trái tim, có tâm hồn và có quyền yêu và được yêu,
đang sống trong sự tuyệt vọng và cần sự cảm thông giúp đỡ từ xã hội. Mong rằng sau khi
nghe chúng tôi phân tích vấn đề, bạn sẽ hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn những gì ẩn sau tên đề
tài này, bạn có thể thảo luận với chúng tôi, kể cho chúng tôi những điều mà nhóm chúng tôi
chưa biết, bởi lẽ xã hội này vô cùng rộng lớn, phức tạp và đầy rẫy những góc khuất, trớ trêu.
Phạm vi nghiên cứu: trên phương diện hôn nhân đồng tính trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Đối tượng: Những người đồng tính nam và đồng tính nữ.
Phương pháp nghiên cứu: Từ việc khảo sát các tư liệu, phim ảnh cũng như tham khảo
ý kiến người ngoài cuộc lẫn trong cuộc, nhóm đã trích lọc và tổng hợp một cách cẩn thận để
có thể đứa ra một cái nhìn đúng đắn nhất có thể.
Nhóm 5
Từ góc nhìn xã hội, trong lịch sử, đồng tính được ghi chép qua rất nhiều nền văn hóa.
Đồng tính có thể được ca tụng và công nhận, song cũng có thể bị lên án hoặc kì thị vì mỗi
đất nước có những quan điểm và chuẩn mực khác nhau. Ở những đất nước công nhận đồng
tính, đây được coi là một cách làm cho xã hội ngày càng tiến bộ. Còn ở những nước không
ủng hộ, đồng tính bị lên án và còn bị luật pháp trừng trị với một số hành vi. Tính đến năm
17/7/2013 đã có 14 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới và đến năm 2014 thì lên đến 16
quốc gia. Riêng nước Mĩ có 35 bang công nhận đồng tính chung sống với nhau dưới hình
thức kết hơp dân sự. Tuy vậy có trên 80 nước vẫn xem đồng tính là một tội và có luật pháp
trừng trị. Tại Châu Á, Nhật Bản và Isarel là hai nước đầu tiên công nhận hôn nhân đồng
tính.
Có 2 dạng đồng tính chính là Gay (đồng tính nam) và Lesbian (đồng tính nữ). Đây là
một thiên hướng tình dục mà trong đó con người chỉ bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu
và tình dục với người cùng giới. Theo kết quả khoa học của viện Nghiên cứu Xã hội KinhTế - Môi Trường, Việt Nam có khoảng 1,65 triệu người đồng tính trong độ tuổi từ 15 59. Mặc dù chưa nhận được nhiều sự quan tâm và biết đến của cộng đồng, song quan hệ
tình cảm và cách sống như một gia đình của những người đồng tính đang tồn tại và khá phổ
biến không chỉ ở các nước Châu Âu mà còn rất phát triển ở các nước Châu Á, trong đó có
cả Việt Nam. Người đồng giới khi chung sống với nhau gặp rất nhiều khó khăn so với
những cặp đôi bình thường. Những khó khăn này đến từ phía gia đình, sự kì thị của xã hội
cũng như sự không công nhận của pháp luật.
“Ở góc độ là một nhà tâm lý, TS. Duyệt định nghĩa rằng đồng tính không chỉ là việc
hai người đồng giới chia sẻ với nhau những cảm xúc sinh lý, mà đó là sự yêu thương,
chia sẻ cả về tâm hồn, tích cách và những giá trị tình cảm cho nhau.”
Trước năm 1994 trên thế giới người ta vẫn thường nghĩ rằng, đồng tính là một căn
bệnh lệch lạc giới tính và có ccá biểu hiện về suy đồi đạo đức. Hơn thế nữa đồng tính ở một
số quốc gia còn được xem là một bệnh tâm thần và cần được theo dõi. Từ sau năm 1994,
sau một cuộc nghiên cứu lâu dài các nhà khoa học đã nhận ra sai lầm của mình, từ đó đồng
tính không còn được xem là một bệnh nữa mà nó là một hiện tượng, một thiên hướng tình
dục bình thường. Những nghiên cứu đã cho thấy đồng tính luyến ái là một ví dụ minh họa
cho sự đa dạng về tình dục của loài người và nó không phải là nguyên nhân dẫn tới ảnh
hưởng tâm lí xấu. Có rất nhiều giả thuyết chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến đồng tính
luyến ái trong đó hai yếu tố chính là kiểu gen - yếu tố bẩm sinh và môi trường sống.
Hình 1
(www.nbcnews.com)
Người đồng tính thường hay sợ hãi với chính bản thân mình. Hằng ngày, họ phải
nghe những lời châm chọc, mỉa mai thậm chí là kì thị và xa lánh. Chính vì vậy họ thường từ
chối chính bản thân mình và tạo nên một vỏ bọc trong cuộc sống. Rất nhiều người muốn
công khai giới tính thật của mình nhưng họ lại sợ không vượt qua nổi sự kì thị của xã hội.
Đồng tính luyền ái chưa bao giờ là một căn bệnh, nó không gây nguy hiểm hay đe đọa đến
bất kì ai, nó cũng không như một dạng virus có thể lây lan. Chính thái độ của những người
xung quanh họ, của toàn xã hội đặt mục tiêu vào người đồng tính để xa lánh và soi mói là
một tội ác và đẩy người đồng tính vào chân tường, khiến họ không thể công khai giới tính
thật của mình.
Cho đến nay rất nhiều tuyên bố của các tổ chức quốc tế, các kết quả nghiên cứu đều
chỉ ra rằng đồng tính là một thiên hướng tình dục bình thường, không phải là bệnh rối loạn
tâm lí hay vấn đề cảm xúc và không thể lay lan.
Ở Việt Nam, luật pháp không coi đồng tính là tội phạm hoặc tệ nạn. Tuy nhiên, trong
xã hội còn tồn tại nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính mà nguyên nhân
chủ yếu là do kiến thức sai lệch. Do đó, pháp luật cần bảo vệ và xã hội cần thừa nhận để
người đồng tính không phải che giấu, tránh gặp rủi ro trong cuộc sống
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có quyền yêu và được yêu.Không ngoại trừ đều đó,
người đồng tính cũng vậy họ cũng có quyền sống thật ,đấu tranh và sống hết mình cho tình
yêu của họ.Tình yêu đồng tính là cung bậc cảm xúc rung động chân thật,sự quan tâm,chia sẻ
và yêu thương nhau giữa những người cùng giới.Nó chia làm 2 nhóm: nam và nam (gay),
nữ và nữ (lesbian). Tình yêu đồng tính đã không còn xa lạ với chúng ta hiện nay mặc khác
nó còn đáng quí,đáng trân trọng vì họ dám chấp nhận,vượt qua mọi sự cấm đoán và kỳ thị
để chạm đến tình yêu đích thực của riêng mình. Rào cản chia phối tình yêu đồng tính: Ngoài
ra,trên con đường đến tình yêu chân thật của mình họ phải trải qua bao nhiêu khó khăn,thử
thách bị sức ép của những rào cản chia phối nhưng đâu đó tình yêu,nghị lực sống và niềm
tin vẫn luôn ngự trị để họ vững tin và sống cho tình yêu của chính mình.
Về sự ngăn cấm, xa cách và ngăn cản từ gia đình - xã hội, ví như 1 đứa con trai duy
nhất trong gia đình phải lấy vợ có con nối dõi cho dòng tộc hay giữ gìn truyền thống dân tộc
gái lớn đến tuổi cặp kê thì phải lấy chồng. Không chỉ thế, sức ép xã hội dồn nén khiến họ
không dám công khai giới tính chính mình, xã hội có tồn tại một bộ phận người kì thị, né
tránh và khinh miệt những người đồng tính. Ngoài ra, bản thân họ mặc cảm và không dám
mở lòng trước thế giới bao la,rộng lớn.
Dù cho những rào cản ấy lớn và thách thức đến nhường nào thì những người đồng
tính luôn sống hết mình để tao dựng nên những tình yêu đẹp khiến mọi người trầm trồ khen
ngợi và ngưỡng mộ.
Sáng 28-07 Anh Yein Kai Yee và anh Sutpreedee Chinithigun, hai công dân Anh, đã
kết hôn trong đám cưới đồng tính đầu tiên tại Đại sứ quán Anh ở Việt Nam. Lễ kết
hôn diễn ra đơn giản, ấm cúng với sự chứng kiến của người thân của cặp đôi đồng
giới, nhân viên Đại sứ quán và đại biện lâm thời Đại sứ quán Anh. (Báo Tuổi Trẻ
ngày 28.07.2014, lúc 15:48)
Ái Linh và Thanh Phương là một trong những cặp đôi đồng tính nổi tiếng nhất tại
Việt Nam. Họ quen nhau được 12 năm. Trước khi quen Ái Linh, Thanh Phương đã
đính hôn và chỉ còn mấy tháng nữa là tổ chức đám cưới. Còn Ái Linh đã từng có một
đời chồng. Thế nhưng, vì tình yêu họ đã quyết định sống thật để đấu tranh sống cùng
nhau. Sau bao nhiêu sóng gió, năm 2008, họ dọn về sống chung với sự chấp nhận từ
hai gia đình. Ái Linh (1979) và Thanh Phương (1982) hiện đang làm việc tại một
công ty du lịch. (Theo trang báo mạng zing.vn đăng ngày 12.02.2014 lúc 17:28)
Có những cách duy trì nòi giống như thường xin con nuôi, thụ tinh nhân tạo, nhận
con đỡ đầu, con là con riêng của một người với vợ hoặc chồng cũ. Người ta luôn cho rằng,
những cặp đồng tính thì không thể làm tròn trách nhiệm của những bậc cha mẹ, song đó
hoàn toàn là một sai lầm. Trên thực tế, làm cha mẹ thậm chí là một ưu thế vượt trội của
người đồng tính so với người thường. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác còn khẳng định
thêm, trẻ em sống với bố mẹ đồng tính có xu hướng khoan dung, cởi mở và công bằng hơn.
Chúng ta có thể cảm động khi nhìn thấy hình ảnh của 2 người đàn ông anh BJ
Barone và Frankie Nelson được gặp và ôm con trai đầu lòng trong bệnh viện. Một
người mẹ thay thế đã mang thai và sinh ra Milo. Cô ấy rất hạnh phúc khi có thể giúp
đỡ và gửi tặng món quà tuyệt vời này cho cặp vợ chồng đồng tính. Tình yêu họ dành
cho con là vô điều kiện và họ tin rằng Milo sẽ trưởng thành ở những điều kiện tốt
nhất.(Theo báo mạng dailymail của Mỹ đăng ngày 03.07.2014 lúc 16:48)
Hình 2: BJ Barone và Frankie Nelson ôm con trai đầu lòng
(www.dailymail.co.uk)
Chúng ta có thể Ủng hộ hôn nhân đồng giới bằng cách lập ngày hội ủng hộ người
đồng tính, đối xử bình thường như mọi người, lập trang mạng xã hội ủng hộ. Phản đối khinh
miệt,chê bai và không tôn trọng họ, kì thị và tránh xa người đồng tính, đẩy họ vào sự dồn
nén của sức ép tinh thần
Không có câu trả lời mang tính tuyệt đối vì đó là quyền cơ bản về giới tính của mỗi
người. Nó phụ thuộc vào nhận thức,thái độ của mỗi người về vần đề này.
Theo thầy Daren giảng viên dạy tiếng anh ở Englishzone: “It is free for people to
choose their sex1”
Theo bạn Đỗ Lâm Trường Thịnh MK141: “Không cần biết họ là ai chỉ cần họ sống
tốt và mang đến hạnh phúc cho chính mình và mọi người”
Theo bạn Trần Nguyễn Như Quỳnh MK141“Theo tôi,đồng tính thì không tốt vì có
một số người ăn theo như 1 trào lưu chứ không hoàn toàn sống thật với chính mình”
1 Mọi người có quyền tự do trong việc lựa chọn giới tính.
Từ đó ta có thể thấy rằng ở những góc độ khác nhau người ta có những nhận định
khác nhau về vấn đề trên.
"Nhiều người thắc mắc là tại sao trước đây không thấy người đồng tính đâu mà hiện
nay lại nhiều đến như vậy, có phải do a dua, đua đòi hay đồng tính lây lan hay
không? Theo tôi, hiện nay ở Việt Nam, quan niệm về đồng tính thoáng hơn trước rất
nhiều. Hơn nữa, từ khi thế giới internet có mặt tại Việt Nam là cơ hội để nhiều người
nhận ra rằng mình là người đồng tính khi có dấu hiệu giống như các chuyên gia, tài
liệu nghiên cứu. Điều cốt yếu là những người này đã dám sống với chính con người
mình. Theo tôi, cũng có những đám cưới đồng tính a dua theo đám cưới của các cặp
đôi kia nhưng số lượng sẽ không nhiều" (Thạc sĩ Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện
nghiên cứu ISEE2).
Đến thời điểm này, khi mà rất nhiều nước trên thế giới công nhận về hôn nhân đồng
tính như Mỹ, Hà Lan, Thái Lan... thì ở Việt Nam, đây vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Phát
biểu tại hội thảo, tiến sĩ Khuất Thu Hồng cho rằng: "Theo tôi, những người đồng tính cũng
lao động, học tập, đóng góp cho xã hội thì tại sao quyền lợi của họ lại không được pháp
luật, xã hội bảo vệ?".
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nam, Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế): “Đồng
tính không phải một căn bệnh”. Từ trước đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu
về những người đồng tính. Nhiều người cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
đồng tính. Thứ nhất, do những mặt tác động về xã hội, cuộc sống khiến cho tâm sinh lí họ
thay đổi, tuy nhiên không phải như vậy. Còn nguyên nhân thứ hai: do mặt sinh lí, thần kinh
của con người. Đầu tiên, người ta nghiên cứu hệ thần kinh, nhiễm sắc thể của người đồng
tính để phát hiện ra những dấu hiệu đặc biệt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận cuối
cùng về nguyên nhân đồng tính. Không có nguyên nhân nào xác định đây là bệnh nên họ
loại ra khỏi hệ thống bệnh. Chính vì vậy, năm 1973, Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng
tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. “Ai chứng minh được những người đồng tính từ
nguyên nhân nào tôi cho rằng họ xứng đáng đoạt giải Nobel3".
"Đám cưới của hai cặp đôi đồng tính trước đó bạn bè họ vẫn đến và rất chia sẻ chứng
tỏ họ đã chấp nhận hai cuộc hôn nhân này, vấn đề còn lại là luật pháp. Theo tôi, nguyên
nhân dẫn đến hôn nhân đồng tính không được chấp nhận là do quan niệm của chúng ta về
mục đích hôn nhân. Hôn nhân vẫn được hiểu là sinh con đẻ cái mới là thiêng liêng. Nhưng
2Xã hội, kinh tế và môi trường.
3 là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt
thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hòa bình.
chúng ta cần phải xem xét, liệu mục đích đó có phải là định kiến bất di bất dịch, không thể
lay chuyển hay không?" tiến sĩ Hồng đặt vấn đề. Vị tiến sĩ này đưa ra một dẫn chứng, ở tỉnh
Khánh Hòa, thời gian qua đã xuất hiện câu lạc bộ MSM 4 mà chính quyền địa phương cho
phép dưới sự bảo trợ của Sở Y tế Khánh Hòa.
Trao đổi về việc luật pháp có nên công nhận kết hôn đồng tính, Tiến sĩ Nguyễn Thị
Thu Nam, Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) lập luận: "Theo tôi, người đồng tính
cũng là một con người bình thường. Pháp luật nên tạo những điều kiện để cho cuộc sống,
hôn nhân và quyền lợi của họ được bảo vệ. Bởi vì, theo kết luận của Hội Tâm lý học, Tâm
thần học của Tổ chức y tế thế giới, đồng tính không phải là một căn bệnh. Tuy nhiên, những
người đồng tính nếu không được xã hội chấp nhận, không được pháp luật bảo vệ sẽ rất
nhiều nguy cơ mắc bệnh về tâm thần. Rõ ràng, nếu xã hội kỳ thị họ thì hạnh phúc, sức khỏe,
quyền lợi của họ không được bảo vệ một cách chính đáng".
Thạc sĩ Lê Quang Bình cho biết, những người đồng tính đã phải chịu rất nhiều đau
khổ, tổn thương khi bị xã hội lên án. Ông chia sẻ: "Tôi từng biết đến nhiều trường hợp
người đồng tính bị cho rằng a dua, đua đòi, tạo ra sự khác người. Sau đó, người thân của
họ đã tìm mọi cách để đưa họ về với cuộc sống bình thường. Giải pháp mà những người
này áp dụng vô cùng cực đoan như xích nhốt con cái ở nhà, gửi vào trại tâm thần... Thậm
chí, khi tôi nghe câu chuyện có bậc phụ huynh thấy cô con gái của mình suốt ngày đi chơi
với bạn gái, thích bạn gái. Họ tưởng con gái mình không biết "mùi đàn ông" nên chán ghét
đàn ông dẫn đến bị đồng tính, nên đã cho con uống thuốc ngủ rồi thuê đàn ông đến hiếp
dâm chính cô con gái của mình. Những bi kịch ấy thật xót xa".
Đồng tính hiện nay không còn là vấn đề xa lạ đối với xã hội nữa mà nó rất cần sự
quan tâm chia sẻ từ xã hội để cộng đồng người đồng tính thực sự hòa nhập với nơi mà họ
đang sống và làm việc.
Đồng tính thực chất là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không phải là sự
biến thái hay suy đồi đạo đức. Mỗi khi nhắc đến người đồng tính, chúng ta thường nghĩ
ngay đến những người bị bệnh về tâm lý, những người không bình thường hay là những
thành phần xấu trong xã hội. Từ đó, đối với người đồng tính, việc công khai giới tính luôn là
sự đối mặt ghê gớm nhất.
Nhiều phụ huynh choáng váng khi phát hiện con cái mình “có vấn đề” về giới tính,
kèm theo là những sự điều chỉnh lệch lạc , thậm chí là tiêu cực như dọa tự tử, ép cưới và
thậm chí là đưa con mình vào viện tâm thần…Không ít các bạn trẻ chỉ vì gia đình không
4 Câu lạc bộ đồng tính nam
hiểu cho mình mà đã bỏ nhà ra đi, cũng có một phần nhỏ các bạn chọn cách sống thực với
chính mình, nhưng cũng có người chọn cách kết thúc cuộc đời của mình…Có rất nhiều phụ
huynh khi phát hiện ra vấn đề đều trải qua những cảm giác rất giống nhau : Sốc, giận dữ,
mất mát, không chấp nhận, tìm mọi cách để thay đổi con mình cho dù phải sử dụng đến bạo
lực. Thực tế, việc con mình là người đồng tính là hoàn toàn tự nhiên mà có. Năm 1990, Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) - cơ quan của Liên Hợp Quốc cố vấn chuyên môn cho các quốc
gia về y tế đã loại bỏ đuồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Việc bố mẹ khẳng định
con mình đồng tính mà dùng các biện pháp cách ly con để nhằm làm con mình trở thành “dị
tính” là cách nghĩ tiêu cực, không những làm con mình tổn thương mà còn là mối quan hệ
trong gia đình cũng căng thẳng hơn, thậm chí nhiều bạn trẻ đã bị khủng hoảng và tự tử. Các
bậc cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng và cùng chia sẻ tìm hiểu tâm sự
của con mình thay vì áp đặt hay ép buộc con thay đổi theo mong muốn của cha mẹ.
Nếu con bạn là người đồng tính, đừng cố gắng thay đổi con mình vì nó có thể phản
tác dụng . Cho dù cảm thấy tồi tệ nhưng hãy nhớ nguyên tắc khôn ngoan nhất trong tình
huống này là bảo đảm giữ vững tình yêu thương đối với con không để bị ảnh hưởng bởi nó.
Thay vào đó: học cách chấp nhận, khẳng định tình yêu thương gia đình sẽ không thay đổi,
hãy hiểu và cảm thông với con, đừng cố gắng thay đổi. Chỉ cần là hậu phương vững chắc,
luôn bên cạnh con mình trong những thăng trầm nghiệt ngã. Đuổi con đi không phải là cách
hoặc là để chúng quay về với ‘thuần phong mỹ tục’,có thể mất con mình mãi mãi.
Nếu gia đình kì thị người đồng tính, hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng nhất là sống
tự do, thoải mái và luôn là chính mình. Việc đối diện với những con mắt thiếu thiện cảm của
người ngoài là điều đáng sợ nhất đối với những người đồng tính. Những ý kiến sau sẽ giúp
bạn có ứng xử tốt hơn trong mọi trường hợp: Đối mặt khi không được chấp nhận hay bị lạm
dụng, không để tâm đến việc mình bị kì thị, tìm những lời khuyên hữu ích giúp mình trong
cuộc sống
Năm 2004, khi Internet phát triển mạnh mẽ thì cũng là giai đoạn các diễn đàn báo
mạng bùng nổ, các cộng đồng online ra đời và phát triển. Cũng từ đây, cộng đồng đồng tính
tại VN và khắp nơi trên thế giới có cơ hội tìm tới nhau và chia sẻ những thăng trầm trong
cuộc sống.
Ngày 17/5/1990, WHO5 quyết định loại trừ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách phân
loại bệnh quốc tế. Hàng năm vào ngày này, các nước lớn và liên minh Châu Âu EU công
nhận là ngày Quốc Tế chống kì thị LGBT6.
5 Tổ chức Y Tế thế giới
6 Lesbian – Gay – Bisexual - Transgender
Nhiều người đồng tính che giấu cảm xúc và hành vi của họ vì họ sợ không được công
nhận và sợ bị bạo hành. Mặc dù đồng tính là một yếu tố bẩm sinh trong xu hướng tình dục,
đó không phải là một căn bệnh truyền nhiễm trong xã hội song họ thường bị xa lánh và kì
thị. Đồng tính cũng giống như giới tính, bản thân vốn không thể lựa chọn khi sinh ra.
Những người đồng tính thường xuyên bị đào thải và bị tập thể xa lánh nên rất dễ bị
mắc bệnh tâm lý, stress và họ cũng tự nghĩ họ là con bệnh, khác người,… Chính vì thế, họ
thường xuyên chịu áp lực lớn từ chính xã hội họ đang sinh sống và làm việc. Đến giờ,
chứng ghê sợ người đồng tính vẫn còn, nó làm cho các bạn trẻ phải chịu đựng và gặp khó
khan trong xã hội hoặc thậm chí là dẫn đến tự tử. Có không ít những người thành dạt trên rất
nhiều lĩnh vực như văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học, giáo dục,.là những người đồng tính.
Ngày nay, khi xã hội có cái nhìn thoáng hơn về đồng tính thì đây cũng là lúc họ mới
dám đứng lên “sống thật” với chính mình. Hãy mở rộng trái tim và gian rộng vòng tay với
họ vì họ không thể tự lựa chọn giới tính cho mình, công nhận nó là một phần không thể gạt
bỏ của xã hội.
Quan niệm “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có còn luôn đúng? Câu tục ngữ
này luôn đúng trong mọi thời đại. Dù theo thời gian, những quan niệm về chuẩn mực của
người phụ nữ có nhiều thay đổi thì phụ nữ vẫn là người thắp lửa trong gia đình, vẫn là người
có tác động đặc biệt quan trọng đối với mỗi thành viên trong gia đình và trước hết là đối với
con cái của họ. Từ xưa cho đến hiện tại, việc chăm lo cho gia đình, nuôi dạy con cái là thiên
chức của người mẹ và điều đó không hề thay đổi theo tiến trình của lịch sử, dù cho quan
niệm của mỗi thời đại có khác nhau đi chăng nữa.
Đối mặt với những dự định tương lai, bởi sức ép của xã hội quá lớn, bởi trách nhiệm
nối dõi quá cao (đối với đồng tính nam) thế nên những người đồng tính không dám hy vọng
gì nhiều về một tương lai hạnh phúc. Tuy hiện giờ có những biện pháp tiên tiến để giúp họ
có con, thế nhưng đó là một điều xa xỉ vì đâu phải ai cũng có đủ điều kiên kinh tế để thực
hiện những biện pháp đó. Chúng ta thấy những cặp đồng tính tự tổ chức đám cưới và sống
với nhau được đăng trên báo có vẻ rất hạnh phúc, trong hình họ vui cười là thế nhưng đằng
sau là bao nhiêu đắng cay họ phải gánh chịu, những lời nói khó nghe, những ánh nhìn hắt
hủi. Điều này hiếm xảy ra trong giới trẻ hiện nay mà phần lớn là từ những thế hệ đi trước.
Cho nên, có thể thấy được một hiện trạng phổ biến đó là việc mặc định tất cả thứ gì liên
quan đến đồng tính thì đều không tốt. Suy nghĩ này khiến cho cuộc đời của nhiều người
đồng tính đi vào bế tắc.
Con người ta sinh có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Vậy tại sao lại chúng ta lại ngăn cản hôn nhân đồng giới, tại sao lại không cho phép họ đến
với nhau, tại sao không cho họ hưởng một hạnh phúc mà đáng ra họ phải nhận được một
cách trọn vẹn. Thật là bất công khi nói rằng hôn nhân đồng giới đi trái lại với quy luật tự
nhiên, rằng những người tính là những người bất bình thường, rằng chúng ta phải xa lánh họ
kẻo bị lây nhiễm, rằng nó không phù hợp với thuần phong mĩ tục,.. Chúng ta thật là ích kỷ
khi chà đạp lên tình yêu của họ, đã không chấp nhận lại còn phủ cho nó một tấm màn che
bụi bặm đáng ghét. Một phần không nhỏ số người trên Trái Đất này vẫn đang vô cùng phản
đối việc kết hôn giữa hai người cùng giới tính, cái khó ở đây là họ chịu ảnh hưởng quá nặng
nề từ những quan niệm xưa cũ đã lỗi thời. Trong khi đa số giới trẻ hiện nay đã nghĩ thoáng
hơn và chào đón những con người bị hắt hủi, thì hầu hết những bậc phụ huynh, những người
của thế hệ trước đó lại quyết liệt phản đối khiến cho nhà nước cũng phải đau đầu. Ở đất
nước Việt Nam cùa chúng ta, việc quyết định chuyển từ ‘cấm’ hôm nhân đồng giới sang
‘không thừa nhận’ hôn nhân đồng giới được cho là một bước ngoặt to lớn. Đông đảo người
khi nghe tin này đều không đồng ý với cách làm trên bởi họ cho rằng việc kết hôn giữa hai
người đồng tính là một điều hiển nhiên như bao cặp trai gái khác kết hôn vậy, và việc
‘không thừa nhận’ một điều hiển nhiên quả thật là vô cùng vô lý. Thế nhưng nói đi cũng
phải nói lại, Việt Nam ta, một nước có nền văn hóa lâu đời và luôn có lối suy nghĩ xưa đè
nặng, lại đi tiên phong trong những quốc gia Đông Nam Á về việc cải cách bộ luật hôn nhân
và gia đình sao cho phù hợp với thế giới thứ ba cũng là một dấu hiệu đáng mừng.
Hiện nay trên thế giới, số quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ngày một gia
tăng. Tuy vậy, theo thống kê thì còn khoảng 79 quốc gia cấm hai người đồng giới kết hôn
với nhau, thậm chí có nơi nhốt những người đồng tính vào tù và xử chết, chẳng hạn như ở
Iran, Mauritania, Saudi Arabia, Sudan, Yemen, một phần Nigeria và Somalia. Đã có những
cuộc biểu tình nổ ra thường xuyên để chống lại những đạo luật dã man ấy, chứng minh một
điều rằng hầu hết người dân toàn thế giới đã ý thức và biết cảm thông đối với cộng đồng
LGBT. Một xã hội đoàn kết, che chở và cảm thông cho nhau như vậy chính là điều mà
chúng ta luôn hướng tới.
Hình 3: Phần trăm số người trên thế giới ủng hộ hôn nhân đồng giới
thay đổi qua các năm
(religiondispatches.org)
Nói về khía cạnh tôn giáo, hầu hết tôn giáo cho rằng đồng tính là tội lỗi chứ không
phải là một thiên hướng tình dục. Nhưng những năm gần đây, tôn giáo bắt nguồn từ
Abraham đã chấp nhận đồng tính và cho phép tổ chức nghi thức đám cưới đồng giới. Còn
tôn giáo bắt nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc thì vẫn nhìn đồng tính với quan niệm tiêu cực.
Hình 4: Mâu thuẩn giữa tôn giáo và vấn đề đồng tính
(www.religionnews.com)
Chúng ta đang ở trong một xã hội ngày càng phát triển, sẽ đến lúc những quan niệm
lỗi thời bị thay thế bởi những khái niệm tân tiến và phù hợp hơn. Chúng ta hãy hướng tới
một thế giới không kì thị những người đồng tính, để họ có quyền được sống vui vẻ hạnh
phúc với chính bản thân mình và với người mà họ yêu thương. Bên cạnh đó, những người
đồng tính cũng đừng nên tự dằn vặt và e ngại, những người ngoài cuộc thì đừng dựa vào lối
suy nghĩ thiển cận mà phán xét. Ai trong chúng ta cũng đều đáng quý, vì vậy hãy trân trọng
bản thân và trân trọng những con người xung quanh mình.
KẾT LUẬN
Nói một cách khác, tình yêu và hôn nhân chỉ đơn giản là sự hòa hợp về tâm hồn và
tính cách. Còn giới tính, tuổi tác hay địa vị xã hội có phải chăng chỉ là một lớp vỏ bọc, là
những ‘chuẩn mực’ giả tạo do xã hội đặt ra, là những gì mà ‘họ’ muốn ta trở thành? Sống
tốt đã là một điều rất khó nhưng sống thật với chính mình còn là một điều khó hơn. Tóm lại,
chúng ta cần có một cái nhìn ‘thoáng’ và đúng đắn hơn với những người đồng tính và ngược
lại, bản thân họ cũng cần một sự cởi mở nhất định đối với bản thân mình và xã hội. Một lần
nữa, nhóm chúng tôi tin rằng những gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim, đó mới là
một cuộc sống đích thực và ý nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Việt Nam cùng Hội đồng Nhân quyền ra nghị quyết bảo vệ người đồng tính”. Theo báo
điện tử Dân Trí viết ngày 27 tháng 9 năm 2014, được truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
[2] “Bisexual women – new research findings”. Theo Women's Health New đăng ngày 17
tháng 1 năm 2008.
[3] “Giáo hoàng: 'Tôi là ai mà phán xét người gay”. Theo VnExpress truy cập 28 tháng 11
năm 2014.
[4] Theo báo Attitude - Tạp chí tháng của động đồng LGBT Việt ngày 12 tháng 11 năm
2014.
[5] Theo cuốn Mẹ ơi! Con đồng tính của NXB Lao Động.