Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận Hôn nhân đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 16 trang )

DÀN Ý BÀI TIỂU LUẬN
Nội dung Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2
1. Định nghĩa về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới. 2
2. Số liệu thống kê tỷ lệ người đồng tính. 3
2.1. Việt Nam. 3
2.2. Thế giới. 4
3. Pháp luật và dư luận Việt Nam về vấn đề này. 4
3.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành. 4
3.2. Quan điểm của dư luận xã hội. 5
3.3. Quan điểm từ những người nghiên cứu. 5
4. Các luận điểm về việc không tán thành sự cần thiết phải
ghi nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình.
6
4.1. Cái nhìn từ góc độ chính trị, nhân quyền. 6
4.2. Cái nhìn từ góc độ xã hội. 6
4.3. Cái nhìn từ góc độ tâm lý học. 7
4.4. Cái nhìn từ góc độ tôn giáo – truyền thống. 7
4.5. Cái nhìn từ góc độ y học. 9
5. Pháp luật của những quốc gia và dư luận xã hội trên thế
giới chưa tán thành kết hôn đồng giới.
10
C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ. 11
1
D. DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO. 12
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hôn nhân đồng giới đang là một vấn đề được tranh luận rất sôi nổi trên thế
giới hiện nay. Hiện tại, tính đến thời điểm này, có hơn 10 quốc gia trên thế giới đã
công nhận kết hôn đồng giới trong Luật (Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam
Phi, Na Uy, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina). Ngoài 10 nước đã liệt


kê trên còn có năm tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut,
Vermont, New Hampshire, thủ đô Washington) cùng với thủ đô Mexico (Thành
phố Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới. Tại thời điểm này ở Việt Nam,
các nhà làm luật, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, bác sĩ, luật sư… đang lên
tiếng tranh luận và đưa ra những ý kiến để ủng hộ việc công nhận kết hôn đồng
giới trong Luật hôn nhân và gia đình. Nhưng liệu việc quá vội vàng công nhận
việc kết hôn đồng giới đã là một giải pháp an toàn và tốt nhất cho vấn đề tại thời
điểm hiện tại hay chưa?
Theo quan điểm của tôi, thì chúng ta không nên vội vàng công nhận kết
hôn đồng giới trong Luật. Chúng ta nên xem xét và nghiên cứu vấn đề hôn nhân
đồng giới một cách tổng thể, dưới nhiều góc độ khác nhau rồi mới quyết định
công nhận hôn nhân đồng giới ở một thời điểm thích hợp trong tương lai xa. Việt
công nhận kết hôn đồng giới trong Luật vội vàng sẽ khiến chúng ta không thể
lường trước được những hậu quả phát sinh và kéo theo của nó, cũng như những
tác động tiêu cực mà nó mang lại cho các thế hệ tương lai.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2
1. Định nghĩa về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới.
- Đồng tính luyến ái: được nói một cách khiếm nhã là Pê-đê (từ tiếng
Pháp pédé, hay Gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và Lesbian (dùng
cho phái nữ), là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng
giới tính với nhau.
Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới
tính thứ ba. Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong
những thiên hướng tính dục (sexual orientation).
- Hôn nhân đồng giới: là cuộc hôn nhân của hai người có cùng giới tính
sinh học.
Qua các nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã chứng minh, xu hướng tình dục
đồng tính đã tồn tại hàng ngàn năm nay như một điều hiển nhiên không thể khác.
Đồng tính là xu hướng tình dục, xu hướng tình yêu, bị chi phối bởi tâm lý và cấu

tạo sinh lý của cơ thể con người mà họ không thể lựa chọn khác được, chứ không
đơn giản là sự lệch lạc về tâm lý, là sự học đòi, sự a dua.
Người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất,
tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, thực
tế không phải chỉ có hai giới như chúng ta vẫn thường biết, mà là ba giới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận ngoài những người đồng tính
“tự nhiên”, còn có không ít trường hợp đồng tính do sự lệch lạc về quan hệ tình
dục. Đó là những bạn trẻ có cuộc sống ăn chơi trác táng và có những quan niệm
lệch lạc về tình dục đồng giới do ảnh hưởng văn hoá phẩm phẩm đồi trụy, không
lành mạnh. Đây được xem như là một tệ nạn của xã hội. Vậy, pháp luật có nên
thừa nhận hôn nhân đồng tính là hôn nhân hợp pháp? Nếu thừa nhận, chúng ta sẽ
3
phải sửa đổi một loạt các qui định hiện hành như Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân
gia đình… để điều chỉnh hàng loạt vấn đề kéo theo quan hệ “hôn nhân” này như
con cái (con nuôi, hoặc con đẻ của một người nếu cặp đôi đồng tính là nữ), tài
sản, quyền và nghĩa vụ “vợ, chồng”, thừa kế…
Hiệp Hội Các Nhà Tâm Thần Học vào năm 1973, năm 1975 Hiệp Hội Các
Nhà Tâm Lý Học Hoa Kỳ cũng đã loại khỏi danh sách tâm bệnh những suy nghĩ
và hành động đồng tính. Tóm lại từ sau năm 1975 cả tâm thần học và tâm lý
học không còn xếp quan niệm và hành động đồng tính trong danh sách những hội
chứng tâm bệnh hay tâm lý nữa. Sau cùng năm 1990, Cơ Quan Y Tế Thế Giới
cũng công nhận rằng đồng tính không phải là “bệnh”. Và gần đây nhất năm 2001,
Hiệp Hội Các Nhà Tâm Thần Học Trung Hoa cũng đã loại bỏ đồng tính khỏi
danh sách tâm bệnh.
2. Số liệu thống kê tỷ lệ người đồng tính.
2.1. Việt Nam.
- Một cuộc thăm dò của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2007 tiến hành trên 300 học sinh của ba trường Trung học Cơ sở và Trung
học Phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 42% học sinh cho rằng 1%
học sinh trong trường mình là đồng tính, 2% học sinh cho rằng tỉ lệ này là 5%,

8% học sinh cho rằng 10%, còn 25% học sinh còn lại cho rằng nhiều hơn nữa.
- Các tổ chức khác nhau đưa ra dự đoán hoặc ước tính số người đồng tính
khác nhau. Theo một báo cáo được công bố tại hội nghị khoa học kỹ thuật do
Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26/9/2006, chưa có
những số liệu chắc chắn về số lượng đồng tính nam ở Việt Nam. Tuy vậy, theo
một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số đồng tính nam ước tính là khoảng
4
70.000 người. Nhưng theo một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE
thực hiện tại Việt Nam, con số này lại vào khoảng 50.000-125.000 người.
1
- Việc thống kê một cách đầy đủ và rộng khắp để đưa ra những số liệu đúng
đắn về người đồng tính ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính
sách đối với người đồng tính cũng như tác động đối với xã hội nói chung. Tuy
nhiên, việc thống kê này có nhiều khó khăn như sự khác nhau trong định nghĩa
đồng tính luyến ái, sự không công khai của người đồng tính và sự không quan tâm
đầy đủ của chính quyền và xã hội.
2.2. Thế giới.
Tỉ lệ người hoàn toàn đồng tính trong dân chúng trên thế giới là từ > 1%
đến 10%, đồng tính nam nhiều hơn đồng tính nữ.

Các số liệu thay đổi tùy quốc gia. Một nghiên cứu 1992 cho thấy 6.1% nam
giới ở Vương quốc Anh từng có quan hệ đồng tính, trong khi ở Pháp là 4.1%.
Theo một thống kê 2003, 12% người Na Uy từng quan hệ tình dục đồng
giới. Trong một cuộc thăm dò 2008, trong khi chỉ có 6% người Anh tự nhận là
đồng tính hoặc song tính, 13% người Anh đã từng quan hệ tình dục với người
cùng giới.

Ở Mỹ, cuộc thăm dò ngày 4 tháng 11 năm 2008 trong cuộc bầu cử Tổng
thống cho thấy tỉ lệ người tự nhận là đồng tính hoặc song tính là 4%.
2

3. Pháp luật và dư luận Việt Nam về vấn đề này.
3.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành.
1
Số liệu từ Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (web: />tong-quan-dong-tinh-tai-viet-nam.html)
2
Số liệu từ />5
- Theo Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: "Kết
hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".
- Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 còn quy định
"nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính". Do đó, khi những
cặp đồng tính tổ chức đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng là vi phạm
pháp luật Việt Nam.
3.2. Quan điểm của dư luận xã hội.
Cuối năm 2010, cư dân mạng từng “sốt xình xịch” vì đám cưới của hai cô
gái trẻ. Và vài ngày nay, người ta lại bàn luận không ngớt trước sự kiện nhiều
trang mạng đưa tin đám cưới đồng tính công khai thứ hai ở Việt Nam. Lần này
“cô dâu, chú rể” cùng là nam! Nhiều tờ báo đưa tin: đám cưới của cặp đôi này
được tổ chức hoành tráng tại tòa nhà sự kiện Forever đường Nguyễn Thông, TP
HCM. Hàng loạt các bức ảnh được đăng tải cho thấy, hai “nhân vật chính” trông
rạng ngời hạnh phúc và thỉnh thoảng lại dành cho nhau những cử chỉ âu yếm, thân
mật. Đám cưới cũng được bắt đầu với màn cắt bánh gato, rót rượu… khá trang
trọng.
Có thể nói, dưới con mắt của phần lớn người Việt Nam, nhất là những
người lớn tuổi, hôn nhân đồng giới là sự “kỳ dị”, không bình thường và khó chấp
nhận. Đám cưới này dù được cả gia đình hai bên ủng hộ, dù “xuất phát từ tình yêu
chân thành” của “cô dâu”, “chú rể”, nhưng vẫn là hành động “không bình
thường”, khác với phong tục tập quán lâu nay. Đấy là chưa nói đến khía cạnh
pháp luật, kết hôn đồng giới chưa được thừa nhận và hai “cặp đôi” này chưa được
pháp luật Việt Nam công nhận là vợ chồng, vì họ không thể đăng ký kết hôn.

6

×