Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Đánh giá tình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.57 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, các cô trong trường nói
chung và trong Khoa Quản lý đất đai nói riêng em đã được trang bị những kiến thức
cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho em hành trang vững chắc cho công
tác sau này.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn
các thầy cô. Đặc biệt để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, em còn được sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của ThS. NguyễnThị Khuy
và sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Quản lý đất đai cùng các cán bộ phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận
được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để bài khóa luận càng hoàn
thiện hơn. Đây sẽ là kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy, các cô và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh
Phúc. Kính chúc các thầy, các cô và toàn thể các cô, chú tại Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Tam Đảo luôn luôn mạnh khỏe hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hằng

1

1


ĐẶT VẤN ĐỀ


1 Tính cấp thiết của chuyên đề.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng nền tảng cho sự sống và mọi hoạt
động sản xuất của con người đều bắt nguồn từ đất đai. Đất đai là yếu tố cấu thành
nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai cung cấp
nguồn nước cho sự sống, cung cấp nguồn nguyên vật liệu và khoáng sản, là không
gian của sự sống đồng thời bảo tồn sự sống. Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Đất đai có ý nghĩa rất quan trọng, bất kỳ ngành nào, một quốc gia nào cũng cần
đến đất đai. Đất đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản
xuất nào khác, nó là nơi cư trú của sinh vật trên toàn trái đất, là tài nguyên có hạn về
số lượng, có vị trí cố định trong không gian không thể di chuyển được theo ý muốn
chủ quan của con người.
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật Đất đai
năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý,
cho nên đất đai phải được thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương, đến từng
thửa đất, từng chủ sử dụng”.
Điều 22 Luật Đấtđai năm 2013 quy định nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
đã khẳng định công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất (viết tắt là GCN) là rất cần thiết, nhằm thiết lập đầy đủ
cơ chế pháp lý để Nhà nước nắm chắc quỹ đất của quốc gia, tạo điều kiện cho người
sử dụng đất chủ động khai thác hết mọi tiềm năng đất đai và thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Với vị trí nằm gần
trung tâm tỉnh nên huyện có nhiều điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền nên
huyện đã có nhiều sự đổi mới về mọi mặt. Cùng với sự phát triển của quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa thì vấn đề liên quan đến đất đai như: khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp, lấn chiếm đất đai,… ngày càng gia tăng. Do đó vấn đề cấp GCNQSDĐ là một
trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết đúng đắn, công minh, phù hợp với
pháp luật đồng thời là công cụ để nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất của địa phương


2

2


Xuất phát từ thực tiễn trên, để đánh giá công tác cấp GCN của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm thúc
đẩy công tác cấp GCN trên địa bàn huyện ngày một nhanh hơn, được sự hướng dẫn
của Thạc sỹ: Nguyễn Thị Khuy – Khoa Quản lý Đất đai, em đã tiến hành nghiên cứu
chuyên đề: “Đánh giá tình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc”.
2 Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích
- Tìm hiểu tình hình cấp GCN tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định và đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình cấp GCN
củahuyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục để thúc đẩy công tác cấp GCN ngày càng
nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của người dân tại huyện huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
trong thời gian tới.
2.2 Yêu cầu
- Cần nắm vững các quy định trong Luật Đất đai và các văn bản dưới luật về cấp GCN.
- Đánh giá đúng mức, khách quan những gì làm được, những gì còn tồn tại của
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác cấp GCN.
- Số liệu thu thập phải thật chính xác, khách quan, trung thực.
- Các giải pháp đưa ra phù hợp với địa phương và có tính khả thi.

3

3



MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC BẢNG

5

5


CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH THU THẬP TÀI LIÊU TẠI HUYỆN TAM ĐẢO , TỈNH VĨNH PHÚC.
1.1 Căn cứ pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền, quyền sở hữu
nhà ờ và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện thông qua các văn bản sau:
- Luật Đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên và
Môi trường về ban hành các quy định về cấp GCN.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 do Chính phủ ban hành về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 25/5/2007 quy định
bổ sung về việc cấp GCN.

- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 11/01/2004 v/v hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC.
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 01/11/2006 quy định về GCN.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định về giấy chưng nhận quyền sử
dụng đấtquyền sở hữu nhà ở tài sản khác gắn liền với đất.
- Luật đất đai năm 2013 (Luật số 45/2013/QH13).
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng chính phủ về tập chung
chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 Quy định về
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.

6


- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ địa chính
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi
đất.
- Chỉ thị số 44/2009/CT-UBND ngày 09/7/2009 và Kế hoạch số 2349/KHUBND ngày 17/6/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đẩy mạnh công tác cấp
Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 25/5/2012 về tăng cường công tác quản lý đất
đai trên địa bàn tỉnh
- Công văn số 1756/UBND-NN2 ngày 11/4/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về

biện pháp đẩy nhanh và hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2013 trên địa bàn
tỉnh.
- UBND huyện ban hành kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2013
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
- Ngày 26 tháng 6 năm 2013, phòng Tài chính-Kế hoạch, phòng Tài nguyên và
Môi trường ban hành Hướng dẫn liên ngành số 08/CV-TCKH-TNMT về việc hướng
dẫn lập dự toán, nguồn kinh phí, chế độ chi tiêu tài chính để cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 25/CV-TNMT
hướng dẫn một số nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện
năm 2013.
- Ngày 25 tháng 8 năm 2013 UBND huyện Tổ chức hội nghị triển khai và tập
huấn công tác cấp giấy chứng nhận năm 2013, thành phần mời là sở Tài nguyên và
Môi trường, sở Tư pháp, lãnh đạo UBND huyện, tổ công tác giúp Ban chỉ đạo huyện
và cán bộ địa chính các xã, thị Trấn.
- Chỉ thị số 26-CT/HU ngày 07/10/2014 về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho hộ gia đình, cá nhận trên địa bàn huyện.

7


Những văn bản pháp quy trên đây chính là cơ sở pháp lý để các cấp tại huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện công tác cấp GCN theo quy định của pháp luật,
đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với Nhà nước.
1.2 Nguồn tài liệu thu thập được tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.1 Hồ sơ địa chính

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Đảo năm 2010
- 02 tờ bản đồ địa chính số 05, 06 tỷ lệ 1:1000 của xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại huyện Tam Đảo có 24 tờ bản đồ địa chính bắt đầu được lập từ
năm 2000 với tỷ lệ 1/1000; 1/2000 và 1/5000.
- Sổ mục kê đất đai lập cho tờ bản đồ số 05, quyển số 03 năm 2012 của xã Hợp
Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc lập theo mẫu số 02/ĐK ban hành theo thông tư
29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Sổ địa chính: 10 trang sổ địa chính của 10 hộ gia đình cá nhân xã Hồ Sơn,
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ở quyển số 06 lập năm 2011. Sổ địa chính theo mẫu
số 01/ĐK ban hành theo thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Tính đến năm 2014 tổng số sổ địa chính của các xã thị trấn trong huyện là 54 quyển.
- Sổ cấp giấy chứng nhận: Thu thập tài liệu tại quyển số 02 của xã Đại Đình,
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc lập năm 2005. Tính đến hết năm 2014 sổ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp huyện là 24 quyển. Sổ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của cấp xã là 18 quyển.
- Sổ theo dõi biến động đất đai quyển số 02 lập năm 2006 của xã Tam Quan, huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Sổ theo dõi biến động đất đai lập theo mẫu số 03/ĐK ban
hành theo thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Tính đến hết năm
2014 sổ theo dõi biến động đất đai của cấp huyện là 12 quyển. Sổ theo dõi biến động
đất đai của cấp xã là 12 quyển.
1.2.2 Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Do thời gian thực tập ở huyện Tam Đảo chưa thực hiện xong việc kiểm kê đất đai
năm 2015 nên hệ thống bảng biểu thu thập được gồm những biểu sau:

8



- Biểu 02/TKĐĐ thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp. Tổng diện tích
đất nông nghiệp trong đơn vị hành chính là 20.509,26 ha trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 5.494,93 ha.
+ Đất lâm nghiệp: 14.798,98 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 94.87 ha.
+ Đất nông nghiệp khác: 120,47 ha.
- Biểu 03/ TKĐĐ thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp. Tổng diện
tích đất phi nông nghiệp trong đơn vị hành chính là 2.934,40 ha trong đó:
+ Đất ở: 681,81 ha.
+ Đất chuyên dùng: 1.799,74 ha.
+ Đất cơ sở tôn giáo: 32,78 ha
+ Đất cơ sở tín ngưỡng: 11,3 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 52,66 ha.
+ Đất sông, ngòi, kênh rạch, suối: 230,76ha
+ Đất có mặt nước chuyên dùng: 125,16ha
+ Đất phi nông nghiệp khác: 0,03 ha
- Biểu 04/ TKĐĐ thống kê, kiểm kê diện tích đất phân theo đơn vị hành chính.
Tổng diện tích đất trong đơn vị hành chính là 23.469,85 ha trong đó diện tích của các
xã, thị trấn như sau:
+ Thị trấn Tam Đảo: 210,12 ha.
+ Xã Hợp Châu: 999,66 ha.
+ Xã Đạo Trù: 7445,36 ha.
+ Xã Yên Dương: 926,77 ha.
+ Xã Bồ Lý: 942,58 ha.
+ Xã Đại Đình: 3.456,03 ha.
+ Xã Tam Quan: 2.793,09 ha.
+ Xã Hồ Sơn: 1.804,09 ha.
+ Xã Minh Quang: 4.892,14 ha.
- Biểu 05a/ TKĐĐ thống kê, kiểm kê diện tích đất theo mục đích được giao,
được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện với diện tích 3,72

ha.

9


- Biểu 08/ TKĐĐ kiểm kê diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học. Tổng diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên là: 11.989,15 ha.
- Biểu 10/ TKĐĐ phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích các loại đất.
- Biểu 11/ TKĐĐ cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử
dụng, quản lý đất. Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính là 23.469,85 ha
trong đó:
+ Hộ gia đình cá nhân trong nước: 7.470,84 ha.
+ Tổ chức trong nước: 14.169,130 ha.
+ Cộng đồng dân cư cơ sở tôn giáo: 44,08 ha
+ UBND cấp xã: 927,56 ha
+ Tổ chức phát triển quỹ đất: 10,32 ha.
+ Cộng đồng dân cư và tổ chức khác: 447,92 ha.
- Biểu 12/ TKĐĐ Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất. Diện tích năm
2015 là 23.469,85 ha; năm2010 là 23.587,62 ha và năm 2005 933,96 ha so sánh tăng
giảm diện tích của năm 2015 so với năm 2010 và 2005 như sau:
+ Năm 2015 so với năm 2010 giảm là 117,77 ha.
+ Năm 2015 so với năm 2005 tăng 22.535,89 ha.
- Biểu 13/ TKĐĐ So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
trong kỳ quy hoạch.
- Báo cáo thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với
tổng diện tích tự nhiên tính đến hết ngày 31/12/2014 là 23.469,85 ha.
1.2.3 Hồ sơ đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai.
Hồ sơ đăng ký lần đầu và hồ sơ biến động đất đai được thu thập tại xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.3.1 Hồ sơ đăng ký lần đầu của hộ gia đình cá nhân:

- Hộ ông Đặng Văn Sinh, sinh năm 1984, Số CMND: 135842352; địa chỉ
thường trú: Thôn Lõng Sâu, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Thửa đất đăng ký quyền sử dụng: thửa số 15; tờ bản đồ số 04.
+ Địa chỉ thửa đất: thôn Lõng Sâu, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Sử dụng vào mục đích đất ở: 50,0m2; Đất trồng cây lâu năm: 131,0 m2.

10


- Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp GCN, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
+ Trích đo sơ đồ thửa đất xin cấp giấy chứng nhận.
+ Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất.
+ Giấy ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận.
+ Phiếu lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất.
+ Biên bản kết thúc công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp GCN.
+ Bản sao CMND, sổ hộ khâu của ông Đặng Văn Sinh
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất.
+ Tờ khai tiền sử dụng đất.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp GCN của ông Đặng Văn Sinh xã kiểm tra và
ký xác nhận, chuyển hồ sơ lên huyện thẩm định.
1.2.3.2 Hồ sơ đăng ký biến động của hộ gia đình cá nhân
* Hồ sơ cấp lại cấp đổi giấy chứng nhận hộ bà Đào Thị Thường; sinh năm
1943; CMND: 026143000044; Địa chỉ thường trú: thôn Thanh Sơn, xã Đại Đình,
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Giấy chứng nhận đã cấp được đề nghị cấp lại cấp đổi: Thửa đất số 80; tờ bản
đồ số 02; diện tích 1462,0 m2; số phát hành GCN: 0955022, cấp ngày 29/11/1993.
+ Thông tin thửa đất mới thay đổi: thửa đất số 243; tờ bản đồ số 44; diện

tích 1508,3 m 2.
+ Lý do đề nghị cấp lại cấp đổi: cấp lại cấp đổi theo bản đồ địa chính mới.
- Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị cấp lại cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
+ Sơ đồ thửa đất
+ Giấy chứng nhận xin cấp lại
+ Biên bản kiểm tra hiện trạng đất thổ cư
+ Phiếu lấy ý kiến khu dân cư.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp GCN của bà Đào Thị Thường xã đã kiểm tra
và ký xác nhận, chuyển hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thẩm định và
ra GCN có số seri: CB 551938; số vào sổ cấp GCN: CS 00553.
11


* Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà Trần Thị Phương; sinh năm
1977; số CMND: 135421024; địa chỉ thường trú: xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc cho bà Nguyễn Thị Bằng sinh năm 1956; số CMND: 135498747; hộ khẩu
thường trú: xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chuyển nhượng thửa đất số: 09; Tờ bản đồ số: Quy hoạch;
- Địa chỉ thửa đất: Thôn Sơn Phong, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Diện tích: 120,0 m2; mục đích sử dụng đất ở tại nông thôn.
- Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp GCN quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất của bà Nguyễn Thị Bằng.
+ Trích đo sơ đồ thửa đất đề nghị cấp GCN.
+ Biên bản kiểm tra hiện trạng.
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất.

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
+ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.
+ Giấy chứng nhận của bà Trần Thị Phương
+ Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của bà Trần Thị Phương và bà Nguyễn
Thị Bằng.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp GCN của bà Nguyễn Thị Bằng xã đã kiểm tra
và ký xác nhận, chuyển hồ sơ lên huyện thẩm định và ra GCN có số seri: BO 641270;
số vào sổ cấp GCN: CH 00453.
* Hồ sơ nhận thừa kế: ông Lâm Văn Hữu để thừa kế cho con là Lâm Văn Sáu
sinh năm:1978; số CMND: 135420967; địa chỉ thường trú: Thôn Đồng Hộ, xã Đại
Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thửa đất đăng ký: 391; tờ bản đồ số: 01.
- Địa chỉ thửa đất: thôn Đồng Hội, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Diện tích: 834,5m2
- Mục đích sử dụng: đất ở tại nông thôn 100,0 m2; đất trồng cây lâu năm 734,5 m2.
- Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất của ông Lâm Văn Sáu.
12


+ Sơ đồ trích đo thửa đất xin cấp GCN.
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
+ Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất.
+ Giấy chứng tử ông Lâm Văn Hữu
+ Giấy chúng nhận của ông Lâm Văn Hữu
+ Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của ông Lâm Văn Sáu.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp GCN của ông Lâm Văn Sáu xã kiểm tra và ký
xác nhận, chuyển hồ sơ lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thẩm định và ra
GCN có số seri: CA 060499; số vào sổ cấp GCN: CS 00529.

* Hồ sơ tặng cho: Bà Nguyễn Thị Thanh Kiều sinh năm 1960; số CMND
135498680; Địa chỉ thường trú: Thôn Đại Điền, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc nhận tặng cho của bố đẻ là ông Nguyễn Văn Đề và mẹ là Nguyễn Thị Hán.
- Thửa đất đăng ký: 411; tờ bản đồ số: 09.
- Địa chỉ thửa đất: Thôn Đại Điền, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Diện tích: 300,0 m2
- Mục đích sử dụng: đất ở tại nông thôn 50,0 m2; đất trồng cây lâu năm 250,0 m2
- Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp GCN quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất của Bà Nguyễn Thị Thanh Kiều.
+ Sơ đồ trích đo thửa đất xin cấp GCN.
+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng nhận của ông Nguyễn Văn Đề
+ Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của ông Nguyễn Văn Đề và bà Nguyễn Thị
Thanh Kiều.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp GCN của bà Nguyễn Thị Thanh Kiều
xã kiểm tra và ký xác nhận, chuyển hồ sơ lên huyện thẩm định.
1.2.4 Giấy chứng nhận:
- Giấy chứng nhận của bà Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1971; Số CMND:
135276517, cấp ngày 02/01/2004; Địa chỉ thường trú: Định Trung - Vĩnh Yên -Vĩnh
Phúc. Số seri BL 809872, số vào sổ CH 00217; Cấp ngày 13/11/2012.

13


- Giấy chứng nhận của bà Nguyễn Thị Thảo, sinh năm 1986; Số CMND:
135555069, cấp ngày 25/02/2008; Địa chỉ thường trú: Sơn Thanh - Đại Đình - Tam
Đảo - Vĩnh Phúc. Số seri BO 641834, số vào sổ CH 00295; Cấp ngày 01/10/2013
- Giấy chứng nhận của Ông Nguyễn Văn Duy, sinh năm 1988; Số CMND:
070943652, Địa chỉ thường trú: Định Trung -Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Số seri CB

551905, số vào sổ CH 00550; Cấp ngày 08/10/2015.
- Giấy chứng nhận của Hộ ông Nguyễn Văn Tụ, sinh năm 1976; Số CMND:
135252988, cấp ngày 21/07/2003 và Bà: Trần Thị Thúy; sinh năm: 1979; số CMND:
630079780. Địa chỉ thường trú: Thôn Lán Than - Đại Đình - Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Số
seri BO 641561, số vào sổ CH 00424; Cấp ngày 28/03/2014.
- Giấy chứng nhận của Hộ ông Trần Văn Tư, sinh năm 1983; Số CMND:
135420869, cấp ngày 24/5/2008 và Bà: Phan Thị Thành; sinh năm: 1983; số CMND:
630079780. Địa chỉ thường trú: Thôn Sơn Phong - Đại Đình - Tam Đảo -Vĩnh Phúc.
Số seri BL 809885, số vào sổ CH 00424; Cấp ngày 28/03/2014.
1.2.5 Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận.
- Báo cáo về việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận, lập và hoàn thiện hồ
sơ địa chính trên địa bàn huyện Tam Đảo năm 2011
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2012 và xây dựng kế hoạch năm 2013.
- Báo cáo về kết quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Tam Đảo năm 2013
- Báo cáo về việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 12/3/2014 của UBND huyện Tam Đảo năm 2014
- Báo cáo công tác cấp GCN tháng 6 năm 2015.
1.2.6 Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 nhằm mục đích đánh giá
đúng thực trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, các loại đất, đối tượng sử dụng,
nguyên nhân biến động làm cơ sở cho việc đánh giá hoàn thiện chính sách pháp luật
đất, làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất hiệu quả. Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu
căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2020.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Đảo năm 2014 có diện tích tự nhiên
là 23.469,85 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp diện tích: 20.509,26 ha.
14



- Đất phi nông nghiệp diện tích: 2.934,39 ha.
- Đất chưa sử dụng diện tích 26,2 ha.
Bản đồ hiện trạng được xây dựng từ nguồn bản đồ khoanh đất cấp xã. Trên bản
đồ hiện thị đầy đủ, chi tiết nội dung cũng như độ chính xác các yếu tố nội dụng hiện
trạng sử dụng đất của xã đến ngày 31/12/2014 theo đúng các quy định trong thông tư
số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.2.7 Danh sách các hộ gia đình cá nhân vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai
(tính đến ngày 31/9/2012).
Tổng số trường hợp vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai tính thời điểm
31/9/204 có 415 trường hợp trên địa bàn huyện đã xử lý 370 trường hợp nguyên nhân
vi phạm là: lấn chiếm đất nông nghiệp, đất hành lang an toàn giao thông, đất thủy lợi,
đất hoang, đất chợ , đất nhà văn hóa,…..
1.3 Đánh giá nguồn tài liệu thu thập được tại địa phương
Qua quá trình thu thập tài liệu tại địa phương so sánh với các văn bản pháp quy
của nhà nước đã ban hành thì tại UBND huyện đã và đang thực hiện theo các văn bản
đã ban hành nhưng vẫn còn một số bất cập như sau:
1.3.1 Hồ sơ địa chính
* Sổ mục kê đất đai
Xã áp dụng sổ mục kê ban hành theo thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng
11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ
sơ địa chính.Tuy nhiên sổ mục kê của xã còn một số thiếu sót sau:
+ Không ghi số trang trong sổ mục kê
+ Những nội dung thay đổi trong cột ghi chú không được ghi.
+ Đất giao cho Uỷ ban nhân dân để sử dụng hoặc để quản lý, đối với đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích thì ghi "Đất NN công ích"vào cột Ghi chú, đối
với đất đã xác định mục đích sử dụng nhưng chưa giao, chưa cho thuê thì ghi "Chưa
G-CT" vào cột Ghi chú, đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng giao cho Uỷ ban
nhân dân quản lý thì ghi "Giao QL" vào cột Ghi chú nhưng trong quá trình lập sổ mục
kê xã đã không ghi và cột ghi chú.


15


* Sổ địa chính
Do xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc chưa có điều kiện lập sổ địa
chính điện tử theo mẫu 01/ĐK ban hành kèm theo thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa
chính; nên xã thực hiện theo đúng mẫu của thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01
tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý,
quản lý hồ sơ địa chính. Tuy nhiên trong nội dung nghi trong sổ địa chính ở các trang
có thiếu sót như sau:
+ Ở các trang sổ địa chính xã không ghi số trang.
+ Thông tin ở mục “I- Người sử dụng đất” không ghi đầy đủ như hộ ông Ma
Văn Vi và bà Hoàng Thị Nam thiếu số CMND, ngày cấp, nơi cấp CMND của cả 02 vợ
chồng.
* Sổ cấp giấy chứng nhận
Qua tài liệu thu thập được về sổ cấp giấy chứng nhận xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ta thấy:
- Xã Đại Đình không sử dụng theo mẫu sổ cấp giấy chứng nhận theo thông tư
số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý,quản lý hồ sơ địa chính; hay mẫu 03/ĐK ban hành
kèm theo thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Ngoài các cột về tên người sử
dụng đất, số phát hành GCN, ngày ký GCN, ngày giao GCN, người nhận giấy chứng
nhận ký ghi rõ họ tên, ghi chú; thì xã đã bổ xung thêm cột số vào sổ cấp giấy chứng
nhận, thửa đất (tờ bản đồ), tài sản gắn liền với đất; việc bổ xung thêm các cột như vậy
sẽ chi tiết hơn giúp cho quá trình quản lý, theo dõi tình hình biến động đất đai về sau
được dễ dàng hơn. Tuy nhiên xã vẫn còn một số thiếu sót sau:
- Trên mỗi trang sổ cấp GCN không nghi số trang bao nhiêu.

- Phần diện tích xã không lấy sau số thập phân 1 số.
- Số thứ tự vào sổ không thống nhất theo thời gian được ký giấy chứng nhận ở
các trang sổ:
+ Trong 1 trang sổ cấp GCN số vào sổ đầu tiên là CH 00309 của hộ ông Lý Văn
Vòng ngày ký GCN là 10/10/2013 đến cuối trang số vào sổ lại viết quay lại số CH
00299 của bà Trần Thị Chín giấy vẫn được ký trong ngày 10/10/2013.
16


- Tên người sử dụng đất: xã chỉ tiến hành ghi tên của một người trên GCN,
không ghi như thông tin tên và địa chỉ cụ thể của người sử dụng đất như trên trang 1
giấy chứng nhận.
- Ngày giao giấy chứng nhận không ghi.
- Cột người nhận giấy chứng nhận, ký và ghi rõ họ tên: Người được cấp giấy
chứng nhận đã nhận giấy từ năm 2013 nhưng không ký. Khi ký lấy GCN không có
giấy tờ ủy quyền, hay ghi chức vụ của cán bộ lấy GCN, không ghi rõ họ tên.
- Dùng cột ký nhận GCN và cột ghi chú dùng để ghi chú diện tích cho từng mục
đích sử dụng đất.
- Ngày ký giấy chứng nhận không ghi.
* Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Xã sử dụng mẫu sổ số 03/ĐK ban hành kèm theo thông tư số 29/2004/TTBTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi tường về việc hướng dẫn lập, chỉnh
lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Sổ theo dõi biến động đất đai xã không ghi số trang trong mỗi trang sổ biến
động đất đai.
1.3.2 Hồ sơ đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai.
* Hồ sơ đăng ký lần đầu.
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
+ Xã sử dụng mẫu đơn số 01/ĐK-GCN
+ Phần ghi của người nhận hồ sơ thiếu ngày tiếp nhận; quyển số và số thứ tự

tiếp nhận; người nhận hồ sơ không ký.
+ Trong mục “2. Đề nghị” không tích vào ô trống đề nghị cấp.
* Hồ sơ đăng ký biến động.
- Hồ sơ xin cấp lại, cấp đổi GCN của bà Đào Thị Thường
+ Xã sử dụng mẫu đơn số 10/ĐK đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ban hành kèm theo
thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Trong đơn xã chưa ghi số vào sổ
tiếp nhận hồ sơ và quyển số bao nhiêu, ngày tiếp nhận và người nhận hồ sơ không ghi.

17


+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất ở phần mã vạch thiếu dấu”.” ngăn cách giữa mã xã, mã năm cấp GCN, số
thứ tự lưu trữ hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai.
- Hồ sơ chuyển nhượng của bà Trần Thị Phương cho bà Nguyễn Thị Bằng
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất xã sử dụng mẫu đơn số 01/ĐK-GCN. Trong đơn còn một
số chỗ chưa đầy đủ như sau: thiếu ngày tiếp nhận; quyển số và số thứ tự tiếp nhận
không ghi; người nhận hồ sơ không ký. Trong mục “2. Đề nghị” không tích vào ô
trống đề nghị cấp.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất ở phần mã vạch thiếu dấu”.” ngăn cách giữa mã xã, mã năm cấp GCN, số
thứ tự lưu trữ hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai. Phần mã xã trong mã vạc không ghi đủ 5
số.
- Hồ sơ của ông Lâm Văn Sáu nhận thừa kế từ bố đẻ là Lâm Văn Hữu.
+ Tại thời điểm đăng ký xin cấp giấy chứng nhận là ngày 28/8/2014 nên xã đã
sử dụng mẫu đơn số 04a/ĐK đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo thông tư số 24/2014/TT-BTNMT

ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
hồ sơ địa chính. Tuy nhiên trong phần tiếp nhận hồ sơ trong đơn xã không ghi số vào
sổ tiếp nhận hồ sơ, quyển số; ngày tiếp nhận; người nhận hồ sơ không ký. Không tích
vào phần “2. Đề nghị”.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất ở phần mã vạch thiếu dấu”.” ngăn cách giữa mã xã, mã năm cấp GCN, số
thứ tự lưu trữ hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai.
- Hồ sơ của bà Nguyễn Thị Thanh kiểu nhận tặng cho từ bố đẻ là ông Nguyễn
Văn Đề và mẹ là bà Nguyễn Thị Hán.
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất xã sử dụng mẫu đơn số 01/ĐK-GCN. Trong đơn còn một
số chỗ chưa đầy đủ như sau: Thiếu ngày tiếp nhận; quyển số và số thứ tự tiếp nhận
không ghi; người nhận hồ sơ không ký. Trong mục “2. Đề nghị” không tích vào ô
trống đề nghị cấp.

18


1.3.3 Giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất ở phần mã vạch thiếu dấu ”.” ngăn cách giữa mã xã, mã năm cấp GCN, số
thứ tự lưu trữ hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai. GCN của hộ ông Trần Văn Tư, hộ ông
Nguyễn Văn Tụ, bà Nguyễn Thi Thảo,bà Nguyễn Thị Lan mã xã trong phần mã vạch
không ghi đủ 5 số; phần số vào sổ cấp giấy chứng nhận huyện không ghi giống thông
tư hướng dẫn mà đã ghi thêm cả số quyết định được cấp GCN.
1.3.4 Đánh giá chung.
* Thuận lợi:
- Có sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao từ trung ương đến cơ sở về chuyên môn
trong từng khâu. Do đó trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc có thể xin ý kiến
chỉ đạo kịp thời từ cấp trên.

- Các văn bản của nhà nước được ban hành khá đầy đủ và cụ thể tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác cấp GCN.
- Đội ngũ cán bộ, viên chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũng
như của phòng Tài nguyên và Môi trường có trình độ chuyên môn, tích cực học hỏi hết
lòng vì công việc.
* Khó khăn:
- Do UBND huyện Tam Đảo đang tu sửa xây dựng lại trụ sở cơ quan nên hồ sơ
lưu trữ để ở nhiều phòng ban gây khó khăn cho việc tìm kiếm tài liệu.
- Huyện Tam Đảo là huyện miền núi địa hình phức tạp được thành lập năm
2004 từ các xã của 4 huyện thị hợp lại. Do vậy quá trình bàn giao hồ sơ địa chính của
các xã hầu như không đầy đủ.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ địa chính một số xã còn hạn chế
dẫn đến việc hoàn thiện hồ sơ gặp nhiều khó khăn như: hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu chính
xác,….
- Công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa được chặt chẽ, đặc biệt đối với công
tác luôn chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế mất nhiều thời gian,
gây khó khăn cho công tác thực hiện.
- Việc sử dụng bản đồ 299 trong công tác cấp giấy chứng nhận còn gặp nhiều
khó khăn do bản đồ được đo vẽ bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác không
cao, hiện trạng thửa đất không phù hợp với hồ sơ địa chính.
- Hồ sơ địa chính còn thiếu không đấy đủ, không chính xác gây khó khăn trong
việc xác định nguồn gốc sử dụng của thửa đất đề nghị cấp giấy.
19


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tam Đảo là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba

ranh giới giữa Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, cách trung tâm
thành phố Vĩnh Yên 10 km. Địa bàn huyện trải dài trên sườn Tây Nam của dãy núi
Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ. Trên địa bàn huyện có ngọn núi Tam Đảo
cao 1310 m thuộc địa phận thị trấn Tam Đảo.
Tọa độ địa lý huyện Tam Đảo: từ 21 021’- 21042’ vĩ Bắc và 105023’ - 105044’
kinh Đông
Ranh giới hành chính bao gồm:
- Phía Đông Nam và Nam giáp huyện Bình Xuyên
- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương
- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch
- Phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương ( tỉnh Tuyên Quang )
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ ( tỉnh Thái Nguyên )
Tổng diện tích tự nhiên huyện Tam Đảo là: 23.587,62 ha, Tam Đảo là huyện có
diện tích lớn thứ 2 của tỉnh Vĩnh Phúc với mật độ 303 người/km 2. Dân số thành thị
thấp chỉ chiếm khoảng 0,9% so với tổng dân số trong toàn huyện. Tam Đảo có 9 đơn
vị hành chính gồm: 01 thị trấn Tam Đảo và 08 xã là Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý, Đại
Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang.
Với vị trí nằm gần thành phố Vĩnh Yên và thành phố Hà Nội, gần sân bay quốc
tế Nội Bài, có tỉnh lộ 314 chạy qua nối liền với quốc lộ 2B, là huyện nằm trong vùng
dự kiến có đường Xuyên Á chạy qua và là vùng quy hoạch tuyến du lịch Đại Lải Tam Đảo - Tây Thiên. Với vị trí thuận lợi như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài nhất là phát triển du lịch - dịch vụ thương mại.
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Tam Đảo là huyện miền núi, nằm chọn vẹn trên sườn Tây của dãy núi Tam Đảo,
nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Vùng miền
núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và
20


Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi
do các xã quản lý và sử dụng.

Các xã, thị trấn của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng
đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc
thái riêng trong phát triển Kinh tế - Xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp và dịch vụ
du lịch. Huyện Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi có dãy núi Tam Đảo và rừng
quốc gia Tam Đảo nên có nhiều cảnh quan đẹp và còn có những điều kiện đặc thù về
yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái và du lịch tâm linh.
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của huyện Tam Đảo là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh,
nửa đầu mùa đông thì lạnh khô, nửa cuối mùa đông thì lạnh ẩm do có mưa phùn, mùa
hè thì mưa nhiều. Khí hậu Tam đảo còn phân hóa rõ rệt theo độ cao của địa hình và
theo từng mùa trong năm.
- Chế độ bức xạ, nắng, mưa: Do chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của gió mùa
Đông Bắc nên khu vực Tam Đảo có chế độ bức xạ nhìn chung không dồi dào, tương
đối ít nắng, khá nhiều mây và phân hóa theo mùa, theo địa hình.Trung bình mỗi năm
có khoảng 1650-1712 giờ nắng ở vùng thấp, còn đối với vùng có vị trí cao như thị trấn
Tam Đảo thì số giờ nắng trong một năm vào khoảng dưới 1300 giờ.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của huyện Tam Đảo đạt 23,5 0C-23,60C
ở vùng thấp, giảm xuống còn 180C ở độ cao 900m.
- Chế độ mưa ẩm: Huyện Tam Đảo có chế độ mưa từ vùa đến nhiều, tổng lượng
mưa năm đạt khoảng 1500-1600mm/ năm ở vùng thấp và đạt tới 2000-2500mm/năm ở
vùng núi. Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt khoảng 81-83% ở vùng thấp, còn ở
vùng núi cao có thể đạt tới 87%.
2.1.1.4 Thổ nhưỡng
Trên địa bàn của huyện có các nhóm đất chính là:
- Nhóm đất phù sa: có diện tích khoảng 218,74 ha (chiếm 0,93% diện tích đất tự
nhiên)
- Nhóm đất bạc màu: có diện tích 3.628,03 ha đạt 15,39% diện tích tự nhiên,
thường phân bố trên các thềm sông cũ;
- Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 15.675,34 ha chiếm 66,50% diện tích tự nhiên;

2.1.1.5 Nguồn nước thủy văn
21


- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối,
ao, hồ. Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và tạo
thành ranh giới Tam Đảo với Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Những
năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện,
nguồn nước tương đối dồi dào.
- Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên địa
bàn Huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan
của nhân dân khá tốt. Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam
Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục vụ nhu
cầu dân cư trong Huyện.
2.1.1.6 Nguồn khoáng sản
Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện có cát, sỏi
ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có quặng sắt và 2
mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vài chục năm, nhưng
đang gây ô nhiễm và đặc biệt là ảnh hưởng đến cảnh quan, sự an toàn trong hoạt động
du lịch của Huyện.
Tiềm năng khoáng sản ít là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
chung của Huyện, nhất là công nghiệp khai khoáng. Nhưng lại là yếu tố thuận lợi cho
sự phát triển của Tam Đảo với tư cách là Huyện lấy dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch
làm trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Bởi vì, khai thác và chế biến
khoáng sản tạo ô nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
2.1.1.7 Thảm thực vật, động vật
- Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ đặc trưng của rừng nhiệt đới gió mùa. Gần
đây qua khảo sát bước đầu trong vườn quốc gia Tam Đảo, các nhà thực vật học đã
thống kê được 130 họ, 344 chi, 490 loài thực vật bậc cao. Trong đó, nhóm thực vật hạt
kín có 102 họ, 305 chi, 426 loài.

- Động vật: Thú rừng có 47 loài, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm như sóc
bay, chồn mực, ... lớp lưỡng cư có 19 loài, đặc biệt là loài cá cóc Tam Đảo được đưa
vào sách đỏ về những loài động vật quý hiếm.

22


2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Đặc điểm dân số, dân tộc và lao động
* Dân số và nguồn lao động
Năm 2014 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 75,734 người, mật độ dân số
trung bình là 303 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9%. So với các
huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật
độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các
xã vùng thấp và thưa thớ tại, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng Đồng bằng.
Bảng 2.1: Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: người
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

1.Tổng dân số


67.235

67.990

70.694

71.528

75.734

2. Tổng LĐ đang làm việc

31.197

32.002

34.136

34.579

37.252

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

20.235

19.921

17.956


18.189

19.774

- Công nghiệp, TTCN, xây dựng

5.269

5.588

7.305

7.400

8.195

- Dịch vụ

5.603

6.493

8.875

8.990

9.313

30.149


30.821

31.166

29.392

26.076

- Công nhân kỹ thuật

225

320

1.092

2.974

5.588

- Trình độ trung cấp

490,

512

922

1.176


2.608

- Cao đẳng, đại học trở lên

333

349

956

1.037

2.980

3. Chất lượng nguồn lao động
- Lao động chưa qua đào tạo

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo )
Tam Đảo là huyện miền núi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ dân trí
còn thấp và chưa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi. Tỷ lệ
dân số hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản khá thấp ở địa bàn cấp huyện
(52,6 % năm 2014). Một bộ phận khá lớn dân cư đã chuyển sang các hoạt động công
23


nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (7.400 người, chiếm 21,4%) và các ngành
dịch vụ (8.990 người, chiếm 26,0%).
Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung nguồn lao động của Tam Đảo có
chất lượng thấp. Số người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (91,3% năm

2014). Lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức
cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế...
* Dân tộc và tôn giáo
Trên địa bàn huyện Tam Đảo có 08 dân tộc là: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mường,
Hoa, Mông, Dao, Khơ me, trong đó hai dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân
số của huyện, các dân tộc khác (Lào, Mường, Hoa) chiếm một phần rất nhỏ. Dân tộc
kinh chiếm 57,79%, dân tộc Sán Dìu chiếm 41,76%, các dân tộc khác chỉ chiếm
0,45%.
2.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành
* Thực trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện Tam Đảo
với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi các yếu tố thời tiết khí hậu. Những thế
mạnh đó đã được chú trọng khai thác trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập
Huyện đến nay. Số lượng người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản của Tam Đảo cũng chiếm tỷ trọng cao. Trong số 34.579 người đang làm việc trên
địa bàn Huyện, số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 52,6% và giá trị sản
xuất của nông, lâm thủy sản năm 2014 chiếm 50,8% tổng giá trị sản xuất của các
ngành.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản
Chỉ tiêu
Tổng số

2008
121,95

2009
127,36


2010
139,06

2011
146,44

2012
178,03

2013
203,87

2014
230,12

1.Nông nghiệp

116,13

123,47

136,59

142,36

173,59

199,05

225,06


2.Lâm nghiệp

4,52

2,87

1,02

3,01

3,33

3,80

3,95

3.Thủy sản

1,30

1,02

1,45

1,07

1,10

1,02


1,11

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo )
24


Với sự tập trung đầu tư, nông, lâm và thủy sản của Tam Đảo có sự tăng trưởng
khá cao so với nông nghiệp của các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Phúc. Sự tăng trưởng
cao của nhóm ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh
tế chung của Huyện.
- Thực trạng ngành nông nghiệp:
+ Đối với ngành trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chủ yếu
nhờ sự thâm canh tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tất cả các xã và thị
trấn của Huyện. Trong những năm qua, Tam Đảo đã triển khai dự án mở rộng phát
triển cây su su thành 7 vùng ở một số xã và thị trấn trong Huyện, với diện tích 85 ha;
diện tích trồng dưa hấu tại xã Đạo Trù (7 ha), bí xanh tại xã Minh Quang (7 ha). Trong
5 năm diện tích cây rau đậu đã tăng từ 323 ha lên 554 ha. Nhờ đó, giá trị thu nhập trên
ha đất canh tác được nâng cao.
+ Đối với ngành chăn nuôi: Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có sự
tăng trưởng khá nhanh cả về số lượng và chất lượng cụ thê:
Đàn trâu được giữ vững ở mức độ tăng 3,1%/năm, từ 5.099 con năm 2008 tăng
lên đến 6.104 con đạt 2014, thì đàn bò có mức tăng cao bình quân 7,5%/năm. Năm
2008, toàn Huyện có 10.460 con bò, năm 2014 có 16.080.
Đàn lợn có số lượng tăng đột biến qua các năm 2008 - 2014, ở mức từ 32.925
con năm 2008 năm 2014 có 64.080 con. Không chỉ tăng đột biến về số lượng đàn lợn,
chất lượng đàn cũng được nâng lên. Vì vậy, sản lượng thịt lợn hơi đã tăng từ 2.293 tấn
năm 2008, năm 2014 đạt 4.144 tấn, bình quân tăng 12,0%/năm.
Số lượng gia cầm có sự biến động tăng cao nhất với mức tăng bình quân
30,8%/năm, từ 300.000 con năm 2008, đến năm 2014 đạt 1.322,5 ngàn con, số tăng

lên này chủ yếu là gia cầm nuôi lấy thịt và lấy trứng.
- Thực trạng ngành lâm nghiệp:Trong những năm qua được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ ngành lâm nghiệp đã được triển
khai, vì vậy ngành lâm nghiệp có bước phát triển khá.Tuy nhiên, quy mô các hoạt
động nhỏ. Đối với hoạt động trồng và chăm sóc rừng, quy mô giá trị sản xuất từ 395790 triệu/năm (chưa kể hoạt động của Vườn quốc gia Tam Đảo). Đối với khai thác lâm
sản, quy mô ở mức 3-4 tỷ/năm, chủ yếu thu nhặt từ rừng và khai thác rừng ở khu vực
rừng sản xuất của Huyện

25


×