TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG CÔNG
TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ
HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI
HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Thuý
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Hồng
Hà Nội, năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ
và chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo trong khoa Quản lý đất đai – Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các đoàn thể đã tạo điều kiện để em
hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Trước hết xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo ThS Nguyễn
Ngọc Hồng đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực
tập cũng như thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các Thầy, các Cô
giáo trong Khoa Quản lý đất đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vũ
Thư là đơn vị trực tiếp giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu làm đề tài tại địa
phương.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Em xin kính chúc các Thầy, các Cô giáo và các Cô, Chú luôn mạnh khỏe và
công tác tốt.
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trần Thị Phương Thúy
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu thực hiện ............................................................................................... 3
3. Yêu cầu ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .................................................................... 4
1.1.1. Vị trí và vai trò ...................................................................................................... 4
1.1.2. Đăng ký đất đai..................................................................................................... 5
1.1.3. Khái niệm GCN và vai trò của công tác cấp GCN ............................................ 6
1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .................................................................... 9
1.2.1. Các văn bản pháp lý ............................................................................................. 9
1.2.2. Một số quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận ............................... 11
1.3. Cơ sở thực tiễn của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .................................................................. 23
1.3.1. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở Việt Nam ..................................................... 23
1.3.2 Tình hình công tác cấp GCN ở tỉnh Thái Bình .................................................. 24
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản ............................................................................ 27
2.4.2. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu ............................................ 27
2.4.3. Phương pháp so sánh ......................................................................................... 28
iii
2.4.4 Phương pháp kế thừa .......................................................................................... 28
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vũ Thư ............................................. 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Vũ Thư ........................................................... 33
3.1.3 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình .. 37
3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ............................... 41
3.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Vũ Thư ................................... 46
3.3.1. Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương........................................ 46
3.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện Vũ
Thư ................................................................................................................................. 52
3.4. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Vũ Thư .... 62
3.5. Một số biện pháp thúc đẩy tiến độ cấp GCN trên địa bàn huyện Vũ Thư ........ 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 65
1. Kết Luận............................................................................................................ 65
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66
iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
TTLT-BTP-BTMNT
Thông tư liên tịch - Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên Môi trường
TTLT-TCĐC-BTC
Thông tư liên tịch - Tổng cục Địa chính - Bộ tài chính
TT-BTNMT
Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường
TT-BTC
Thông tư - Bộ Tài chính
QĐ-BTNMT
Quyết định - Bộ Tài nguyên Môi trường
VPĐKQSDĐ
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
CT-HĐBT
Chủ tịch - Hội đồng Bộ trưởng
GCN
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
QĐ-UBND
Quyết định - Ủy ban nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
NĐ-CP
Nghị định - Chính phủ
BĐĐC
Bản đồ địa chính
HĐND
Hội đồng nhân dân
ĐKĐĐ
Đăng ký đất đai
CSTG
Cơ sở tôn giáo
HSĐC
Hồ sơ địa chính
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Trình tự thủ tục cấp GCN ....................................................................... 22
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Vũ Thư 2013 ........................................... 42
Bảng 3.2 : Thống kế, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp 2013 ............................... 43
Bảng 3.3 Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp .................................... 45
Bảng 3.4: Kết quả GCN đất nông nghiệp huyện Vũ Thư giai đoạn 2010-2013 ...... 53
Bảng 3.5. Thống kê những trường hợp chưa được cấp GCN đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Vũ Thư giai doạn 2010- 2013 ........................................................ 56
Bảng 3.6: Kết quả cấp GCN đất ở trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2010- 2013
.............................................................................................................................. 58
Bảng 3.7. Thống kê những trường hợp chưa được cấp GCN đất ở trên địa bàn
huyện Vũ Thư giai đoạn 2010 -2013..................................................................... 61
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Vũ Thư .......................................................... 29
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế ................................................................... 34
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Vũ Thư năm 2013………………………..44
Biểu đồ 3.3: Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp huyện Vũ Thư giai đoạn 2010 2013 ...................................................................................................................... 55
Biểu đồ 3.4: Kết quả cấp GCN đất ở trên địa bàn huyện Vũ Thư giai đoạn 2010 2013 ...................................................................................................................... 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó không chỉ đơn thuần là nơi
sinh sống, sản xuất của con người mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu
văn hóa, trao đổi thông tin, làm phong phú cuộc sống của con người, tạo nên nét
văn hóa riêng của từng quốc gia, từng dân tộc.
Đất đai là nguồn gốc của mọi tài sản vật chất của con người. Qua quá trình
sản xuất, khai thác từ nguồn lợi của đất, con người đã tạo ra lương thực, thực phẩm,
trang phục, nơi làm việc… Tuy nhiên, quỹ đất có hạn nó không thể sinh ra thêm do
đó cần phải quản lý tốt quỹ đất hiện có. Vấn đề quản lý việc sử dụng đất đai ngày
càng trở lên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, hiện đại hóa, công nghiệp
hóa, tài nguyên ngày càng cạn kiệt như ngày nay. Vì vậy công tác quản lý đất đai
ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm để quản lý chặt chẽ những biến động
cả về chủ sử dụng và bản thân đất đai thì Nhà nước phải thực hiện công tác đăng ký,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất và lập hồ sơ địa chính. Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai từ Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Các Luật Đất đai năm 1988, 1993, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đất đai năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai năm 2009 cùng với các văn bản pháp luật có liên quan đã và đang
từng bước đi vào thực tế.
Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã quy định 13 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai trong đó trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
lập hồ sơ địa chính. Đây thực chất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ
thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là
2
cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng,
quản lý đất theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà
nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học.
Vũ Thư là huyện thuộc tỉnh Thái Bình, là nơi có đường quốc lộ 10 chạy qua
nối liền thành phố Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng, đây là những thành phố
đang trong quá trình phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Bởi
vậy việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp ngày càng tăng và các quan hệ đất đai ngày càng phức tạp, làm cho công tác
quản lý đất đai trở nên khó khăn hơn.
Để đảm bảo quản lý Nhà nước về đất đai một cách hợp lý, hiệu quả đến từng
thửa đất, từng đối tượng sử dụng, huyện Vũ Thư đã xác định đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(GCN) là nội dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền lợi
cho người sử dụng. Thực tế huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và
tạo điều kiện để người dân thực hiện các thủ tục hoàn thành GCN. Tuy nhiên do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác đăng ký cấp GCN vẫn còn
nhiều tồn tại và gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
trên cơ sở đó để nhận ra được những thuận lợi, khó khăn đồng thời tìm ra nguyên
nhân để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đăng ký GCN của huyện Vũ Thư
là vô cùng cần thiết.
3
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình”
2. Mục tiêu thực hiện
- Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đấttrên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình cá
nhân.
- Đề xuất giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc
trong công tác cấp GCN trên địa bàn huyện Vũ Thư.
3. Yêu cầu
- Nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai, và các tài liệu, văn bản
liên quan đến cấp GCN.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phải có độ tin cậy, chính xác,
phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp GCN trên địa bàn huyện.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học để phân tích, đánh giá được các số
liệu đã thu thập được một cách chính xác, trung thực và khách quan.
- Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa
phương liên quan đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1.1.1. Vị trí và vai trò
1.1.1.1. Vị trí và vai trò của đất đai đối với đời sống của con người
Đất đai là một sản phẩm tự nhiên, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trên trái đất nói chung và con người nói
riêng. Trong tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người và đất đai
ngày càng trở nên gắn bó mật thiết với nhau. Đất đai đã trở thành nguồn của cải vô
tận của con người, con người dựa vào nó để nuôi sống mình. Đất đai luôn luôn là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, không có đất đai thì không
thể có sự sống. Các Mác đã viểt “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tồn”. Đất đai chính là địa bàn sống của con người. Nó là địa điểm
xây dựng các thành phố, làng mạc, nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống
của con người.
1.1.1.2. Vị trí và vai trò của đất đai đối với sự phát triển của các ngành kinh tế
Đất đai có trước lao động và ngày càng trở thành yếu tố vô cùng quan trọng
đối với sự phát triển của các ngành kinh tế. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành
sản xuất vật chất xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Có thể nói đất đai là
nguồn gốc của của cải vật chất như Adam Smith đã chỉ ra: “Đất đai là mẹ còn lao
động là cha của của cải vật chất”. Tuy nhiên vai trò của đất đai đối với mỗi ngành
sản xuất khác nhau trong nền kinh tế thì lại thể hiện khác nhau. Đặc biệt đối với
ngành sản xuất nông nghịêp, đất đai có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố
hàng đầu của ngành sản xuất này. Bởi vì đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để
lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua đó tạo
nguồn thức ăn cung cấp cho ngành chăn nuôi. Mọi tác động của con người vào cây
5
trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Trong trường hợp này đất đai còn
đóng vai trò như là một công cụ sản xuất của con người.
Mặt khác, trong quá trình tiến hành sản xuất của mình thì con người tác động
vào ruộng đất nhằm làm thay đổi chất lượng của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển. Tức là thông qua hoạt động của mình con người đã
cải tạo, biến đổi từ những mảnh đất kém màu mỡ thành những mảnh đất màu mỡ
hơn. Trong quá trình này thì đất đai đóng vai trò như một đối tượng lao động. Bởi
vậy có thể nói đối với nông nghiệp không có đất đai thì không thể có các hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay
thế được. Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là công cụ lao động của con người.
Đối với các ngành sản xuất khác thì đất đai là nơi xây dựng công xưởng, nhà
máy, kho tàng, bến bãi và là địa điểm để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đất đai còn là nơi cung cấp nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, chủ yếu cho
ngành công nghiệp khai thác và gián tiếp cho công nghiệp chế biến thông qua ngành
nông nghiệp. Với ngành du lịch thì đặc thù tự nhiên, địa hình, địa thế của đất đai
đóng một vai trò khá quan trọng.
Do đất đai là có hạn trong khi dân số ngày càng tăng nên vai trò của đất đai
ngày càng trở nên quan trọng đối với xã hội loài người. Vì vậy, trong sử dụng đất
đai phải tiết kiệm và có hiệu quả.
1.1.2. Đăng ký đất đai
1.1.2.1. Khái niệm
Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và
cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ
pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt
chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
1.1.2.2. Vai trò của công tác đăng ký đất đai
-
Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng
đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành
cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước
6
biết được chắc để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý.
Lợi ích của công dân có thể thấy được như:
Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp,
khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh
chấp đất đai.
- Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu
Nhà nước, Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được khai thác trong
lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà nước. Bảo vệ hợp
pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chung của
toàn xã hội. Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống thông tin về đất đai
sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý.
- Đăng ký đất đai để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài
nguyên đất. Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa
chính, hồ sơ địa chính cung cấp tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh,
thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình
sử dụng và quản lý của những thay đổi này.
1.1.3. Khái niệm GCN và vai trò của công tác cấp GCN
1.1.3.1. Khái niệm GCN
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( GCN) là
chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất
để họ yên tâm đâu tư, cải lạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các
quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Hay GCN là giấy chứng nhận do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính là cơ sở pháp lý để Nhà nước
công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng. GCN có vai trò rất
quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biến
động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các thấm quyền và trình tự
giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài chính của người sử
dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai.
7
1.1.3.2. Vai trò của công tác cấp GCN
Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý. Nhà nước giao cho các tố chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất.
Đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đất
trong các trường hơp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất
hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực
hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì:
- GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử
dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong
việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự
ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử
dụng đất đai trong việc châp hành luật đát đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp
GCN sẽ cung cấp thông tin đây đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác
định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra
tranh chấp, xâm phạm ... đất đai.
- GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất
trong phạm vi lãnh thổ. Đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết
kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích trong
phạm vi lãnh thổ các cấp hành chính. Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với
toàn bộ đất đai, thì trước hết phải nắm vững toàn bộ các thông tin về đất đai theo
yêu cầu của quản lý. Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao
gồm:
Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần có các thông tin sau:
tên chủ sử dụng đất, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất,
8
mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những
thay đổi trong quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý.
Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hình
thể, diện tích, loại đất.
Tất cả các thông tin trên phải được thế hiện chi tiết tới từng thửa đất.
Thửa đất chính là đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh
tế, xã hội và pháp lý của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
- GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường,
góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản
Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một
cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị
trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó
khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ
thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị
trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và
thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.
- Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội
dung, nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa
trên thực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là
một cơ sở quan trọng. Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho
việc cấp GCN đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng
đất.
Đối với công tác điều tra đo đạc: Kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa
học cho việc xác định vị trí, hình thế, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử
dụng thực tế để phục vụ yêu cầu tổ chức cấp GCN.
Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả
của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp
GCN thông qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn
cứ cho việc giao đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh