Lời mở đầu
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có vai trò chi phối với tất cả các ngành trong
nền kinh tế và đời sống xã hội dân cư và là mặt hàng nhập khẩu gần như hoàn toàn
nên phụ thuộc rất lớn về cung và giá cả vào thị trường thế giới. Những năm gần
đây, giá xăng dầu trên thế giới liên tục biến động tăng và ở mức cao ảnh hưởng rất
lớn đến giá cả trong nước cũng như chính sách kiềm chế và ổn định lạm phát của
Chính phủ. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một trong mười đơn vị được phép nhập
khẩu xăng dầu của cả nước, trải qua các năm hoạt động công ty đã không ngừng cố
gắng trong việc tìm hướng khai thác, tìm hiểu thị trường nâng cao hiệu quả nhập
khẩu và quy mô kinh doanh, để hoàn thành nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu do Bộ
Thương Mại cấp Quota và đáp ứng nhu cầu xăng dầu phục vụ quốc phòng và kinh
tế.
Tuy nhiên do những biến động khách quan của thị trường thế giới cũng như
những nhân tố chủ quan của công ty như khả năng tích lũy tài chính còn hạn chế,
đối tác kinh doanh cũng chưa đa dạng và còn chịu sự chi phối của chính sách nhập
khẩu của Nhà nước nên công ty gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình nhập khẩu,
xây dựng chiến lược kinh doanh để phát triển quy mô kinh doanh.
Nhằm tháo gỡ những khókhăn và nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đòi hỏi cần phải có những giải pháp
thích hợp. Vì lý do đó, đề tài luận văn: “Lựa chọn nguồn hàng mới trong hoạt
động nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam” đã được lựa chọn
và nghiên cứu.
1
MỤC LỤC
2
- BẢNG BIỂU
3
Từ viết tắt
CT
TNHH
XNK
NHNN
NHTM
TMQT
TDXDVN
4
Nghĩa tiếng Việt
Công ty
Trách nhiệm hữu hạn
Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Thương Mại
Thương mại quốc tế
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LỰA CHỌN NGUỒN
HÀNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA TẬP
ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM.
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thời đại ngày nay là thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mà sự phát triển
của xã hội gắn liền với sự phát triển của khoa học – công nghệ và hội nhập kinh tế
quốc tế. Sự phát triển của khoa học – công nghệ tạo ra những máy móc thiết bị hiện
đại giúp con người chinh phục tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ
cho cuộc sống của mình. Nhiều nguồn tài nguyên quý đã được phát hiện và khai
thác một cách có hiệu quả, chẳng hạn như dầu mỏ, than, các loại khoáng sản... Tuy
vậy những tiến bộ khoa học – công nghệ đó lại được ứng dụng ở mỗi quốc gia khác
nhau là khác nhau cùng với sự phân bổ nguồn tài nguyên không đồng đều trên thế
giới, tạo ra khoảng cách rất lớn về sự phát triển kinh tế giữa các nước. Hội nhập
kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu và khách quan ảnh hưởng tới mọi quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Nó tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương trên
thế giới nói chung và mỗi nước nói riêng phát triển. Ngoại thương phát triển thì
hoạt động nhập khẩu cũng dễ dàng và thuận lợi hơn và đối với hoạt động nhập khẩu
xăng dầu cũng vậy.Trên thế giới, xăng dầu luôn đươc coi là hàng hóa đặc biệt quan
trọng, là máu huyết của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng..
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một trong những doanh nghiệp trọng yếu của
Nhà nước, ngoài chức năng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và các
dịch vụ hỗ trợ có liên quan, Tập đoàn còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng mang ý
nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, đó là chức năng chủ đạo, bình ổn thị trường xăng
dầu, đảm bảo nguồn xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu để cung cấp và phục vụ tốt
nhất cho các nhu cầu thiết yếu của xã hội và đất nước. Chính vì vậy, việc đảm bảo
nguồn hàng xăng dầu là nhiệm vụ hàng đầu của Tập đoàn và việc lựa chọn được
những nguồn cung cấp xăng dầu có chất lượng tốt là một trong những biện pháp
góp phần thực hiện nhiệm vụ đó. Vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Lựa chọn
nguồn hàng mới trong hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
5
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Với những lợi ích và tầm quan trọng của hoạt động lựa chọn nguồn hàng mới
trong hoạt động xuất nhập khẩu trong việc phát triển kinh tế nước ta đã có một đề
tài nghiên cứu về lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại công ty cổ phần thương mại bưu chính viễn thông. Vấn đề này được đề cập đến
trong luận văn tốt nghiệp sau:
Vũ Thị Việt Hà (2007), “Lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu để nâng cao
hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại bưu chính viễn thông”, lớp
39F2, khoa Kinh Tế, trường Đại học Thương Mại.
Luận văn trên đã nói đến: dự báo về nhu cầu vật tư, thiết bị cho ngành bưu
chính viễn thông trên toàn quốc năm 2007-2010; mục tiêu, phương hướng hoạt
động của công ty cổ phần thương mại bưu chính viễn thông trong 2007-2010; lựa
chọn nguồn hàng nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần
thương mại bưu chính viễn thông.
Vẫn chưa nói đến các chỉ tiêu và phương pháp lựa chọn nguồn hàng mới trong
hoạt động nhập khẩu.
Do đó đề tài “Lựa chọn nguồn hàng mới trong hoạt động nhập khẩu xăng
dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam” của em không bị trùng với đề tài nghiên
cứu nào đã được công bố trước đây.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các tiêu chí lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu xăng dầu mới từ đó
đánh giá việc lựa chọn nguồn hàng mới trong hoạt động nhập khẩu xăng dầu của
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu hoạt động lựa chọn nguồn hàng
mới trong hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: nghiên cứu nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu
-
Việt Nam từ năm 2012 đến nay.
Về không gian: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Về đối tượng: Nguồn hàng xăng dầu nhập khẩu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
6
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Khoa luận tốt nghiệp sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.
1.7 Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm 4 phần:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về việc lựa chọn nguồn hàng mới trong
hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về việc lựa chọn nguồn hàng mới trong hoạt động
nhập khẩu xăng dầu của doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng lựa chọn nguồn hàng mới trong hoạt động nhập
khẩu xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất lựa chọn nguồn hàng mới
trong hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
7
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LỰA CHỌN NGUỒN HÀNG MỚI
TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm và phân loại nguồn hàng nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm về nguồn hàng mới
Khi nhìn nhận ở các góc độ khác nhau thì có nhiều quan niệm về nguồn
hàng mới, nhưng đều thống nhất các dấu hiệu để nhận dạng một nguồn hàng mới là:
- Nguồn hàng mới tham gia cung cấp các mặt hàng xuất khẩu.
- Nguồn hàng hiện tại nhưng cung cấp các mặt hàng mới.
- Nguồn hàng hiện tại nhưng tham gia cung cấp cho một khu vực thị trường
mới.
Còn đối với một doanh nghiệp nhập khẩu, nguồn hàng mới là nguồn hàng lần
đầu có quan hệ cung cấp hàng cho doanh nghiệp hoặc đã có quan hệ buôn bán với
doanh nghiệp nhưng hiện tại đã thay đổi về bản chất, thì vẫn phải xem xét đánh giá
và lựa chọn như một nguồn hàng mới.
2.1.2 Phân loại nguồn hàng nhập khẩu
Các loại nguồn hàng có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau:
- Phân loại nguồn hàng theo tầm quan trọng của nguồn hàng:
+ Nguồn hàng chính: Là nguồn hàng mà phần lớn các sản phẩm nhập khẩu
của công ty đều được cung cấp từ nguồn hàng này. Nguồn cung này phải đảm bảo
được hầu hết các yêu cầu mà công ty đặt ra về số lượng, chất lượng, giá cả, khả
năng cung ứng và tính ổn định của nguồn hàng...
Nguồn hàng này có khả năng cung cấp sản lượng lớn mà vẫn thỏa mãn được
các yêu cầu công ty đòi hỏi về chất lượng, giá cả... Đồng thời do nhập khẩu với số
lượng lớn nên công ty thường được giảm giá do mua nhiều, được hưởng nhiều ưu
đãi khi mua hàng. Tuy nhiên nguồn hàng này có hạn chế là do công ty chọn, đây là
nguồn cung ứng chính nên nếu nguồn này vi phạm một trong những tiêu thức mà
công ty đặt ra ví dụ như không cung cấp đủ số lượng, hàng giao có chất lượng kém
sẽ gây khó khăn rất lớn cho công ty trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vì vậy
sẽ gây rủi ro và thiệt hại lớn cho công ty.
+ Nguồn hàng phụ: là nguồn hàng không cung cấp thường xuyên cho hoạt
động nhập khẩu của công ty do chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn mà công ty đề
8
ra. Công ty chỉ đặt hàng của các nguồn cung này với số lượng ít, nguồn hàng phụ
nhằm hạn chế rủi ro cho công ty khi có biến động bất thường xảy ra đối với nguồn
hàng chính.
Nguồn hàng này có ưu điểm là giúp công ty có thể hạn chế được rủi ro và thiệt
hại khi nguồn hàng chính làm sai hoặc phá vỡ hợp đồng đã ký kết.
Mặt khác nguồn hàng phụ có nhược điểm là chưa đáp ứng hoặc đã đáp ứng
nhưng chất lượng không cao so với các nguồn hàng khác về một hoặc một số tiêu
chuẩn mà công ty đề ra. Thông thường công ty nhập khẩu với số lượng ít từ nguồn
này nên không được hưởng các ưu đãi khi mua.
- Phân loại nguồn hàng theo mối quan hệ kinh tế:
+ Nguồn hàng truyền thống: là nguồn hàng mà công ty có mối quan hệ mua bán
từ lâu, mang tính thường xuyên liên tục. Nguồn hàng này chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng giá trị hàng hóa kinh doanh, góp phần đảm bảo cho công ty kinh doanh liên tục.
Đối với nguồn hàng này công ty không phải lo lắng nhiều về giá cả, chất lượng cũng
như thời gian giao hàng. Đồng thời doanh nghiệp cókhả năng thanh toán chậm hoặc áp
dụng các hình thức thanh toán đơn giản hơn rất nhiều so với các nguồn hàng khác.
Do có quan hệ mua bán lâu dài nên doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi từ
phía nguồn hàng ví dụ như chất lượng hàng hóa luôn được đảm bảo, luôn đồng đều
qua các thời kỳ khác nhau, thường được chiết khấu thương mại, hoạt động cung ứng
được đảm bảo đều đặn, thường xuyên ổn định, thời hạn thanh toán và điều kiện
thanh toán được rút gọn nên không phức tap, nhanh chóng, thuận tiện hơn... Mặc dù
vậy, trong xu thế hiện đại nhu cầu khách hàng không ngừng nảy sinh và đòi hỏi của
thị trường ngày càng cao, nếu nguồn hàng truyền thống không thường xuyên được
đổi mới, doanh nghiệp không tìm kiếm nguồn cung mới thì sẽ dẫn đến tình trạng
doanh nghiệp phụ thộc quá nhiều vào nguồn hàng truyền thống, do đó gặp nhiều rủi
ro và có thể giảm hiệu quả kinh doanh.
+ Nguồn hàng mới: là nguồn hàng mới được doanh nghiệp tìm hiểu và xúc
tiến của giao dịch mua bán, nó góp phần phát trển và mở rộng quy mô kinh doanh
của doanh nghiệp. Thông thường những nguồn hàng mới mà doanh nghiệp tìm đến
thường có một số ưu điểm vượt trội so với nguồn hàng truyền thống như: giá cả hợp
lý hơn, chất lượng cao hơn... Song sử dụng nguồn hàng này doanh nghiệp phải giám
sát chặt chẽ bởi có thể chất lượng hàng hóa chưa bền vững và ổn định.
9
Nguồn hàng mới thườngcó một số ưu thế vợt trội so với các nguồn hàng
truyền thống có thể về giá cả hoặ chất lượng hoặc các điều kiện khác. Nhưng nguồn
hàng mới cũng có mặt hạn chế là chưa kiểm nghiệm được tính ổn định và khả năng
cung ứng thường xuyên, liên tục của nguồn hàng do đó doanh nghiệp luôn phải cân
nhắc và cẩn trọng khi nhập khẩu.
+ Nguồn hàng vãng lai: là nguồn hàng mà công ty chỉ giao dịch mua bán một
đôi lần hoặc mua bán trôi nổi trên thị trường.
Ưu điểm của nguồn hàng này đáp ứng tính kịp thời trong trường hợp doanh
nghiệp nhận đơn hàng với mặt hàng đang khan hiếm hoặc mặt hàng đặc biệt phục
vụ cho mục đích chuyên dụng mà các nguồn hàng truyền thống cũng như nguồn
hàng mới khai thác không có, công ty phải tìm đến các nguồn hàng vãng lai. Hạn
chế của nguồn hàng này là do việc mua bán với các nguồn hàng vãng lai chỉ được
doanh nghiệp tiến hành mua bán một đôi lần nên có thể sản phẩm giao dịch mua
bán không đủ độ tin cậy vì vậy doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng chặt chẽ, định
giá một cách chính xác về mặt hàng nhập khẩu.
- Phân loại nguồn hàng theo vị trí địa lý:
+ Nguồn hàng có khoảng cách địa lý gần: là nguồn hàng có vị trí địa lý gần
với doanh nghiệp. Khi khai thác nguồn hàng này doanh nghiệp sẽ giảm bớt được
chi phí vận chuyển đồng thời các phương tiện đa dạng hơn, tạo nhiều cơ hội lựa
chọn phương tiện hơn cho doanh nghiệp. Vì với ưu điểm quãng đường vận chuyển
ngắn nên hàng hóa được nhập khẩu từ nguồn này sẽ giảm thiếu đươc các hao hụt tất
yếu và hao mòn tự nhiên, đáp ứng các nhu cầu một cách nhanh chóng và kịp thời.
Nguồn hàng này có ưu điểm là khi khai thác thì các chi phí đi lại, vận chuyển,
chi phí bảo quản sẽ giảm. Đồng thời do khoảng cách địa lý gần nên thời gian vận
chuyển ngắn giúp cho việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh
chóng từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Nhược điểm của nguồn hàng này là
nếu chỉ khai thác nguồn hàng ở gần mà không tìm kiếm thêm những nguồn hàng ở
xa có những ưu điểm vượt trội hơn thì sẽ mất đi năng lực cạnh tranh, nhất là trong
xu thế ngày nay sự cạnh tranh rất gay go và quyết liệt.
+ Nguồn hàng có khoảng cách địa lý xa: là nguồn hàng có khoảng cách địa lý
xa so với doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nhập khẩu ở nhóm hàng này sẽ khiến cho
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển, giữ gìn và bảo quản
hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
10
2.2 Những lý luận cơ bản về việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới
2.2.1 Vai trò của việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới
- Thứ nhất, lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới sẽ giúp doanh nghiệp đảm
bảo được nguồn hàng cả về số lượng và chất lượng. Doanh nghiệp sẽ luôn đảm bảo
được nguồn hàng kể cả khi thị trường nhập khẩu truyền thống của doanh nghiệp có
sự biến động lớn. Có nhiều mặt hàng nhập khẩu, chẳng hạn như xăng dầu thì việc
đảm bảo nguồn hàng có thể có là nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp. Nếu không
có hoạt động lựa chọn nguồn hàng mới doanh nghiệp rất có thể sẽ rơi vào tình trạng
thiếu hàng hoặc chất lượng hàng không được đảm bảo.
- Thứ hai, lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới giúp doanh nghiệp giảm rủi ro
trong hoạt động nhập khẩu của mình. Hoạt động nhập khẩu là một hoạt dộng khá
phức tạp và rủi ro, bới vì doanh nghiệp giao dịch mua bán ở thị trường nước ngoài
mà thị trường nước ngoài rất có thể xảy ra nhiều biến động bất lợi. Đồng thời do
khoảng cách địa lý xa nên cũng có thể gây ra những rủi ro khó lường trước. Chính
vì vậy, khi mà doanh nghiệp có nhiều thị trường nhập khẩu thì sẽ có sự san sẻ rủi ro
và doanh ngiệp cũng có nhiều cơ hội để chọn lựa những thị trường nhập khẩu ít rủi
ro nhất trong từng trường hợp cụ thể.
- Thứ ba, khi việc lựa chọn nguồn hàng mới của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì sẽ
nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập
khẩu muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao thì trước hết phải đảm bảo được nguồn
cung ứng ra thị trường và hàng hóa phải có chất lượng, giá cả cạnh tranh. Điều này chỉ
có được khi doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn hàng tốt. Lựa chọn nguồn hàng mới
cũng chính là quá trình doanh nghiệp chọn lựa, đào thải những thị trường nhập khẩu
kém hiệu quả, để tìm ra nguồn hàngmang lại cho doanh nghiệp hiệu quả tối ưu.
11
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới
- Nguồn lực của doanh nghiệp:
Việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới là việc không đơn giản. Nó đòi hỏi
phải có sự tìm hiểu nghiên cứu kỹ lưỡng và thông tin nhanh chóng, chính xác về các
nguồn hàng nhập khẩu. Do đó muốn hoạt động này đạt hiệu quả cần có một bộ phận
riêng phụ trách và đội ngũ nhân lực trong bộ phận đó phải là những người ngoài
kiến thức chuyên môn tốt cần có sự nhạy bén trong phán đoán và có khả năng phân
tích. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận nói riêng luôn
là yếu tố quyết định sự thành công trong các hoạt động của doanh nghiệp.
- Nguồn tài chính:
Muốn duy trì và phát triển một doanh nghiệp thì điều kiện cần là có một
nguồn tài chính nhất định. Đối với hoạt động lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu hay
bất kỳ một hoạt động nào khác nếu doanh nghiệp có tài chính mạnh sẽ tạo điều kiện
thuận lợi hoạt động đó phát triển. Việc lựa chọn nguồn hàng mới đòi hỏi sự đầu tư
lớn từ khâu tìm hiểu thông tin về các thị trường nhập khẩu đến khâu nhập khẩu
hàng, rồi cả việc đầu tư vào phương tiện chuyên chở... Nếu doanh nghiệp có nguồn
tài chính eo hẹp thì sẽ hạn chế khả năng tìm kiếm những nguồn hàng nhập khẩu
mới, từ đó sẽ giảm hiệu quả trong kinh doanh.
- Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chi phối
toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ cho biết doanh nghiệp muốn đi đến đâu, có nhiệm vụ là gì. Còn kế hoạch
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đưa ra các chỉ tiêu với con số cụ thể trong một thời
gian nhất định, ví dụ như chỉ tiêu về lợi nhuận, thị phần...Căn cứ vào chiến lược và
kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu ta có thể dự
báo được khả năng lựa chọn nguồn hàng mới của doanh nghiệp.
- Đặc điểm của mặt hàng nhập khẩu:
Có những mặt hàng nhập khẩu thông dụng, sẵn có ở rất nhiều quốc gia trên thế
giới, nhưng có những mặt hàng chỉ có một số quốc gia có những điều kiện nhất định
mới có thể sản xuất. Nếu là những mặt hàng thông dụng, vận chuyển một cách
thuận tiện thì việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới tương đối dễ dàng. Còn đối
12
với mặt hàng chỉ một số nước mới có khả năng xuất khẩu, chẳng hạn như xăng dầu
thì việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới là tương đối khó khăn. Bởi vì, thứ nhất
là do nguồn cung không phải lúc nào cũng sẵn, thứ hai là do vận chuyển tương đối
khó khăn, điều này sẽ hạn chế việc khai thác các nguồn hàng ở xa, thứ ba là do các
yếu tố khác như: hạn ngạch nhập khẩu đối với từng mặt hàng, các chính sách của
Chính phủ quy định đối với từng loại hàng hoá cụ thể.
- Nhu cầu trong nước:
Đây chính là cầu của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu. Yếu
tố này trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà doanh nghiệp nhập về. Nếu nhu
cầu hàng hoá trong nước cao thì hiển nhiên doanh nghiệp phải tăng cung tức là tăng
sản lượng nhập khẩu của mình. Lúc này việc lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới là
một đòi hỏi tất yếu nhằm mục đích khai thác các thị trường nhập khẩu một cách có
hiệu quả nhất, đảm bảo khả năng cung ứng cho thị trường trong nước nhưng vẫn
nâng cao được hiệu quả kinh doanh.
- Đặc điểm thị trường mà doanh nghiệp nhập khẩu
Chính bản thân các nguồn hàng nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng bởi rất
nhiều yếu tố như những quy định của Chính phủ về xuất khẩu, nhu cầu mặt hàng đó
tại nước xuất khẩu, năng lực sản xuất của nước xuất khẩu tại mỗi giai đoạn...Tất cả
những nhân tố đó đều gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn nguồn hàng mới
của doanh nghiệp nhập khẩu. Khi doanh nghiệp muốn khai thác một thị trường nhập
khẩu nào đó thì đều phải tìm hiểu những yếu tố tác động tới việc xuất khẩu. Do đó,
đặc điểm của thị trường nước mà doanh nghiệp nhập khẩu chính là căn cứ để doanh
nghiệp xem xét, cân nhắc liệu có nên lựa chọn nguồn cung cấp đó hay không.
2.3 Nội dung lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu mới
2.3.1 Xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn
• Khả năng sản xuất của nguồn hàng:
- Ý nghĩa : nắm vững thị trường nguồn hàng, hạn chế bị động trong lựa chọn
đối tác giao dịch.
- Phương pháp tính:
13
Đánh giá chủng loại mặt hàng xăng dầu , hình thức, màu sắc, đặc điểm riêng
của từng loại, những chỉ tiêu chất lượng, mức độ phù hợp và khả năng đáp ứng nhu
cầu thị trường Việt Nam của chúng.
Ngoài ra còn phải xác định khả năng đáp ứng về số lượng và thời điểm cung
cấp của nguồn hàng.
Mặt khác còn phải xác định được giá cả trong nước của mặt hàng xăng dầu so
với giá cả quốc tế, sau khi đã tính đủ những chi phí vào giá mua như chi phí thu
mua, vận chuyển, bảo quản, bao gói, phân loại, thuế.
- Phương pháp đánh giá: Các nguồn hàng có những đặc điểm sau đây sẽ được
đánh giá cao trong khi lựa chọn:
Các nguồn hàng có hình thức, màu sắc, đặc điểm, chất lượng tốt, phù hợp với
khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam.
Các nguồn hàng có khả năng đáp ứng về số lượng và thời điểm cung cấp đầy
đủ, nhanh chóng và kịp thời.
• Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng:
- Ý nghĩa: Công ty nào có tiềm lực tài chính và khả năng kỹ thuật càng cao thì
càng đem lại sự tin cậy cho đối tác kinh doanh, càng chứng tỏ được chất lượng và vị
thế trên thị trường của mình.
- Phương pháp tính: dựa vào khối lượng tài sản sở hữu, bao gồm tài sản vô
hình và tài sản hữu hình. Doanh thu, lợi nhuận từng năm của công ty.
- Phương pháp đánh giá: công ty có khối lượng tài sản cũng như doanh thu, lợi
nhuận lớn sẽ được đánh giá cao.
• Năng lực quản lý:
- Ý nghĩa: Khả năng quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt
động của doanh nghiệp. Do đó trong việc lựa chọn nguồn hàng không thể xem nhẹ
việc đánh giá kỹ năng quản lý của người cung cấp tiềm năng, đặc biệt đối với
những hợp đồng lớn và các sản phẩm phức tạp về kỹ thuật.
- Phương pháp tính: dựa vào cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm quản lý và
điều hành công ty.
- Phương pháp đánh giá: Công ty càng có được người quản lý có tài năng, tư
cách và đạo đức và được nhiều người biết đến thì càng được đánh giá cao.
• Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng:
- Ý nghĩa: Để xem xét nguồn hàng cần phân tích khả năng phát triển nguồn
hàng trong tương lai để thấy được khả năng đáp ứng của nguồn hàng trong thời gian
14
tới. Đồng thời xem xét khả năng đổi mới mặt hàng, vì khả năng đổi mới mặt hàng
quyết định nhiều đến khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu của doanh
nghiệp.
- Phương pháp tính: xác định những tiềm năng mà công ty có được trong
tương lai, khả năng thay đổi để bắt kịp với nhu cầu của thị trường.
- Phương pháp đánh giá: công ty có khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng
càng nhanh chóng để bắt kịp với nhu cầu của người tiêu dùng thì càng có được lợi
thế.
• Khả năng tiếp cận nguồn hàng:
- Ý nghĩa: những nguồn hàng bên cạnh có tiềm năng, thì cần phải có khả năng
tiếp cận dễ dàng thì mới có thể đơn giản hóa quá trình chuyển thành nguồn hàng
hiện tại của doanh nghiệp.
- Phương pháp tính: thời gian, cách thức để tiếp cận nguồn hàng.
- Phương pháp đánh giá: thời gian tiếp cận càng nhanh, cách thức càng đơn
giản thì càng được đánh giá cao trong khi lựa chọn.
2.3.2. Nghiên cứu các thị trường cung cấp tiềm năng:
- Nghiên cứu mặt hàng xăng dầu trên thị trường đó:
Mục đích của nghiên cứu mặt hàng xăng dầu là để tiến hành nhập đúng chủng
loại mà thị trường Việt Nam cần, kinh doanh có hiệu quả, đạt được mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp. Việc nhận biết các mặt hàng nhập khẩu trước hết căn cứ
vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, tính thời vụ,
thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó
tiến hành xem xét các khía cạnh của hàng hoá cần nhập khẩu như: công cụ, đặc tính
quy cách, phẩm chất mẫu mã, giá cả, điều kiện mua bán, khả năng sản xuất, các
dịch vụ kèm theo v.v…
Để lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, một nhân tố nữa phải được tính đến,
đó là tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng. Trong nhập khẩu, tỷ suất ngoại tệ là tổng số
tiền bản tệ có thể thu được khi chi ra một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu. Nếu tỷ suất
ngoại tệ mặt hàng đó (VND/USD) lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việc
chọn mặt hàng nhập khẩu là hiệu quả. Ngoài ra, việc lựa chọn hàng hoá nhập khẩu
còn phải dựa vào kinh ngiệm của người nghiên cứu thị trường để dự đoán xu hướng
biến động của giá cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước, khả năng thương
lượng để đạt tới điều kiện mua bán ưu thế hơn.
15
-
Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm
vi thị trường nhất định, trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Nghiên
cứu dung lượng thị trường phải xác định nhu cầu thật của khách hàng và khả năng
cung cấp của nhà sản xuất.
Nghiên cứu thị trường nhằm hiểu rõ hơn về quy luật vận động của thị trường,
được thể hiện qua sự biến động của nhu cầu và khả năng sản xuất hàng hoá. Từ đó,
người nhập khẩu có thể giải quyết hàng loạt vấn đề có liên quan đến thị trường. Đối
với người nhập khẩu tìm hiểu dung lượng thị trường là rất quan trọng.
Dung lượng thị trường không cố định, nó thay đổi tuỳ theo tình hình do tác
động tổng hợp của nhiều nhân tố trong thời gian nhất định. Các nhân tố ảnh hưởng
đến dung lượng thị trường có thể chia làm 3 nhóm, căn cứ vào thời gian ảnh hưởng
của chúng với thị trường.
Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến động có tính chu kỳ:
Đó là sự vận động của tình hình kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt là các
tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng
hoá. Sự vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
tói tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường tư liệu sản xuất. Sự ảnh hưởng này có
thể phạm vi thế giới hoặc khu vực. Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào khủng
hoảng thì dung lượng thị trường bị co hẹp còn ngược lại thì dung lượng thị trường
mở rộng.
Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường: Các nhân tố thuộc nhóm
này tương đối nhiều dưới đây là một số nhân tố cơ bản:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất và nhu
cầu về hàng hoá cũng được mở rộng, có nghĩa là dung lượng thị trường cũng thay
đổi. Đặc biệt đối với máy móc thiết bị, nhu cầu nhập khẩu ở các nước kém phát
triển không ngừng tăng lên, làm ảnh hưởng tới dung lượng thị trường.
Các chính sách của Nhà nước và tập đoàn lũng đoạn (Tập đoàn sản xuất lớn)
Thị hiếu tập quán của người tiêu dùng, khả năng sản xuất hàng thay thế.
Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường: bao gồm các hiện
tượng đầu cơ gây ra những đột biến về cung và cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên
-
tai, động đất, bão lũ, hạn hán… Các yếu tố về chính trị xã hội như đình công v.v…
Lựa chọn đối tượng giao dịch
Trong Thương mại Quốc tế, bạn hàng hay khách hàng là những người hoặc
những tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các quan hệ hợp đồng
16
mua bán hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế hay khoa học kỹ thuật
liên quan đến việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế hay
khoa học kỹ thuật liên quan đến việc cung cấp hàng hoá. Lựa chọn đối tượng giao
dịch bao gồm vấn đề lựa chọn nước để giao dịch và lựa chọn thương giao dịch.
Khi chọn nước để nhập khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước chúng ta
cần phải nghiên cứu tình hình sản xuất của nước đó, khả năng và chất lượng hàng
xuất khẩu, chính sách và tập quán thương mại của nước đó.
Chọn thương nhân để giao, trong điều kiện cho phép, hiệu quả nhất là nên chọn
những người xuất nhập khẩu trực tiếp. Nội dung cần thiết để nghiên cứu lựa chọn
thương nhân bao gồm: quan điểm kinh doanh của thương nhân đó, lĩnh vực kinh
doanh của họ, khả năng vốn và cơ sở vật chất, uy tín và mối quan hệ trong kinh
-
doanh của họ.
Nghiên cứu giá cả hàng hóa và nhập khẩu
Giá cả biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện một cách
tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
Giá cả luôn luôn gắn liền với thị trường và là một yếu tố cấu thành thị trường.
Trong buôn bán quốc tế, giá cả lại càng phức tạp càng phức tạp do việc mua
bán diễn ra giữa các khu vực khác nhau, trong một thời gian dài và các chính sách
thuế khác nhau. Nghiên cứu giá cả thị trường là một bộ phận của nghiên cứu thị
trường và bao gồm công việc như: nghiên cứu mức giá từng mặt hàng tại từng điểm
trên thị trường, xu hướng biến động và các nhân tố ảnh hưởng tới nó, các loại giá.
Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với loại hàng hoá nhất định trên thị
trường thế giới và là giá của những giao dịch thương mại thông thường, không kèm
theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2.3.3. Lựa chọn nguồn cung cấp mới
Sau khi lựa chọn được một số thị trường mục tiêu thuận lợi nhất cho việc tiến
hành nhập khẩu thì bước tiếp theo cần thực hiện và lựa chọn bạn hàng giao dịch.
Bạn hàng ở đây có thể là các hãng, các Công ty sản xuất hoặc các Công ty xuất
khẩu, các tổ chức kinh doanh khác.
Để lựa chọn đúng nguồn hàng nhập khẩu, cần chú trọng đến việc lựa chọn bạn
hàng giao dịch. Việc lưa chọn bạn hàng giao dịch không chỉ căn cứ vào quảng cáo,
giới thệu mà cần dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh của bạn hàng, khả năng
17
cạnh tranh, tình hình thực hiện tài chính trong lĩnh vực kinh doanh... để có thể chắc
chắn về khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên và ổn định của bạn hàng.
Qúa trình đánh giá lựa chọn nguồn cung cấp mới có thể sử dụng các phương
-
pháp sau:
Phương pháp 1: Phân tích các nguồn hàng trên các tiêu thức đã lựa chọn, sau đó sắp
-
xếp các nguồn hàng theo thứ tự bậc ưu tiên để phân tích lựa chọn.
Phương pháp 2: Đánh giá theo hệ thống tính điểm để tiến hành lựa chọn (phương
pháp tính điểm). Do mức độ khách quan của phương pháp đánh giá theo hệ thống
điểm, cho nên nó được sử dụng phổ biến để đánh giá các nguồn hàng và được tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các yếu tố cần đánh giá: Khả năng sản xuất, khả năng tài chính,
kỹ thuật, năng lực quản lý, khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng, khả năng tiêp
cận nguồn hàng.
Bước 2: Tính tỷ trọng cho từng yếu tố (Wi)
Bước 3: Phân tích đánh giá và cho điểm các yếu tố các đánh giá.
Bước 4: Xác định tổng số điểm cho từng nguồn hàng theo công thức:
Tj =
Trong đó: Tj: Tổng số điểm cho nguồn hàng thứ j
n : Số lượng các yếu tố cần đánh giá
Wi: Tỷ trọng của yếu tố thứ i
Với
=1
Fi: Điểm số đánh giá của yếu tố thứ i
Bước 5: Xếp thứ tự các nguồn hàng theo Tj để tiến hành lựa chọn
Ngoài ra, uy tín, thế lực và quan hệ trong kinh doanh, mục tiêu, chiến lược và
những ứng xử của bạn hàng trên thj trường cũng là yếu tố cần cân nhắc để đi đến
quyết định kinh doanh mua bán với nguồn hàng đó. Việc lựa chọn nguồn hàng nhập
khẩu dựa trên các căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng và tiên quyết để doanh
nghiệp có thể thực hiện thắng lợi các hoạt động mua bán sau này trong Thương mại
Quốc tế.
Đối với mỗi mặt hàng không nên chỉ chọn một người cung cấp để tiến hàng
giao dịch, như vậy sẽ không đảm bảo tính cạnh tranh, nhưng nếu chọn quá nhiều se
khó khăn cho vấn đề giao dịch và lựa chọn các đơn chào hàng của các nguồn hàng
sau này. Tuy nhiên khi lựa chọn các nguồn hàng không chỉ thuần túy dưa vào các
18
quá trình phân tích đánh giá để lựa chọn một cách cứng nhắc mà phải căn cứ vào
một số các yếu tố khác như: Sự chỉ đạo của Chính phủ, các khả năng buôn bán đối
lưu, khả năng có mỗi quan hệ dài hạn, hoặc tính đa dạng nguồn hàng để xem xét lựa
chọn cho phù hợp nhất.
19
Chương 3: THỰC TRẠNG LỰA CHỌN NGUỒN HÀNG MỚI TRONG
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU
VIỆT NAM.
3.1 Tổng quan về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (tên giao dịch quốc tế viết tắt là Petrolimex)
là một công ty cổ phần lớn và trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, được hình
thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo
Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiền thân của Petrolimex là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị
định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp. Từ đó đến nay, trong suốt
hơn 50 năm hoạt động tập đoàn đã thay đổi nhiều tên để phù hợp với yêu cầu và
nhiệm vụ của đơn vị trong từng thời kỳ, ban đầu là Tổng công ty Xăng dầu mỡ
(1956 - 1961); Cục nhiên liệu, hóa chất (1961 – 1968); Tổng công ty Xăng dầu
(1970 – 1995); Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (1995 – 2011); và bắt đầu kể từ
tháng 5 năm 2011 đã được cổ phần hóa thành Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh các loại xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu: xăng, diesel,
mazzut, nhiên liệu bay, dầu hỏa, dầu nhờn, mỡ máy, khí đốt hóa lỏng...
- Kinh doanh vận tải xăng dầu trong và ngoài nước.
- Kinh doanh kho cảng dầu.
- Kinh doanh các loại vật tư, máy móc thiết bị phụ tùng chuyên dụng xăng dầu
- Kinh doanh các dịch vụ ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu và làm đại lý bán các
loại hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Tập đoàn cho các tổ chức trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để vận tải, sản
xuất, gia công, pha chế các mặt hàng theo phạm vi kinh doanh của Tập đoàn.
...
20
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân lực
3.1.3.1. Bộ máy tổ chức của Petrolimex:
Sơ đồ 3.1.Bộ máy tổ chức của Petrolimex(Phụ lục 1)
3.1.3.2 Cơ cấu nhân sự của Petrolimex.
• Cơ cấu theo giới tính:
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự theo giới tính (Phụ lục 2)
• Cơ cấu theo trình độ:
Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ (Phụ lục 3)
3.1.4 Tình hình tài chính
Bảng 3.3.: Kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2013(Phụ lục 4)
3.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam
3.2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của Tập đoàn
Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh thì kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh
doanh chủ đạo của Petrolimex được Văn phòng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và 44
công ty xăng dầu thành viên đảm nhiệm.
Đứng đầu cả nước về kinh doanh xăng dầu, Petrolimex đã cung cấp ra thị
trường (kể cả nội địa và tái xuất khẩu, chuyển khẩu) năm 2011 là 9,1 triệu m,3, năm
2012 là hơn 8,7 triệu m,3 , năm 2013 đạt 8,23 triệu m,3. Doanh thu xăng dầu năm
2013 đạt 160 tỷ đồng, chiếm 98% tổng doanh thu toàn ngành. Hàng năm,
Petrolimex nhập mua (gồm nhập khẩu và nhập từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất) hơn
8-9 m3 dầu, thị phần nội địa chiếm khoảng 50%.
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Petrolimex gồm có:
• Xăng các loại: xăng không chì RON 92, xăng không chì RON 95. Đối tượng
tiêu dùng nhóm sản phẩm này chủ yếu là các phương tiện xe máy oto dưới 15 chỗ
ngồi và một số loại xe tải nhẹ dưới 1,5 tấn.
• Dầu Diezen (DO): các loại DO 0,05s được dùng cho các động cơ đường bộ,
DO 0,25S dùng cho động cơ đường thủy…
• Dầu hỏa, nhiên liệu đốt lò….
3.2.2 Hoạt động nhập khẩu xăng dầu của Tập đoàn
21
Trong thời gian qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu các
mặt hàng xăng dầu chủ yếu như: xăng; diesel, dầu mazút, dầu hoả. Cơ cấu mặt hàng
nhập khẩu theo từng năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu xăng dầu của Petrolimex(Phụ lục 5)
Các nguồn cung cấp xăng dầu chủ yếu cho Petrolimex:
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu theo nước của Petrolimex (Phụ lục 6)
3.3 Phân tích thực trạng lựa chọn nguồn hàng trong hoạt động nhập khẩu xăng
dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
3.3.1. Xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu của Petrolimex
• Công ty đã sử dụng các tiêu chuẩn lựa chọn và cách thức xác định như sau:
- Khả năng sản xuất của nguồn hàng: dựa vào công suất sản xuất ( công suất
lọc dầu, sản lượng, khối lượng khai thác...) trong 1 ngày hay 1 năm để xác định.
Công suất càng lớn thì khả năng sản xuất của nguồn hàng càng cao.
- Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng: dựa vào khối lượng
tài sản sở hữu, bao gồm tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Doanh thu, lợi nhuận
từng năm của công ty. Công ty nào có những số lượng tài sản cũng như lợi nhuận
cao thì càng đem lại sự tin cậy cho đối tác kinh doanh, càng chứng tỏ được chất
lượng và vị thế trên thị trường của mình.
- Năng lực quản lý: dựa vào cá nhân hay tổ chức có trách nhiệm quản lý và
điều hành công ty. Công ty càng có được người quản lý có tài năng, tư cách và đạo
đức và được nhiều người biết đến thì càng có được chữ tín cho công ty trong khi
làm ăn và một phần cũng tạo ra sự đảm bảo cho bạn hàng.
- Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng: xác định những tiềm năng mà
công ty có được trong tương lai, khả năng thay đổi để bắt kịp với nhu cầu của thị
trường. Công ty có khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng càng nhanh chóng để
bắt kịp với nhu cầu của người tiêu dùng thì càng có được lợi thế.
- Khả năng tiếp cận nguồn hàng: xác định mức độ tiếp cận đối với nguồn
hàng (dễ hay khó, có mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hay không...)
22
3.3.2 Nghiên cứu các nhà cung cấp xăng dầu tiềm năng
Sau khi xem xét và đánh giá rất nhiều nguồn cung cấp xăng dầu từ nhiều nước
trên thế giới, em đã chọn ra 5 Công ty tiêu biểu sau:
1. Saudi Aramco (Saudi Arabian Oil): là công ty dầu và khí tự nhiên quốc
gia của Ả-rập Xê-út. Theo tạp chí Financial Times, giá trị của Saudi Aramco ước
tính lên tới 10 nghìn tỷ USD; điều này khiến Saudi Aramco trở thành công ty giá trị
nhất trên thế giới.
- Khả năng sản xuất của nguồn hàng: Hiện nay, công suất lọc dầu của Saudi
Aramco là hơn 640.000 m3/ngày (liên doanh và vốn chủ sở hữu quốc tế:
328.000.000 m3 /ngày; liên doanh trong nước: 1.108 mpbd và các hoạt động hoàn
toàn trong nước: 158.200.000 m3 /ngày), con số này dự tính sẽ tăng lên khi nhiều
dự án mới bước vào khai thác.
Saudi Aramco hiện sở hữu một số lượng lớn các nhà máy lọc dầu, với 100%
vốn nhà nước, liên doanh trong nước và liên doanh quốc tế.
- Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng: Saudi Aramco hiện
đang vận hành Master Gas System, mạng lưới hydrocarbon lớn nhất thế giới. Năng
lực sản xuất hàng năm khoảng 3,479 tỷ thùng, Saudi Aramco sở hữu hơn 100 mỏ
dầu và khí ở Ả-rập Xê-út, trong đó trữ lượng khí tự nhiên là 284,8 nghìn tỷ feet
khối tiêu chuẩn. Ngoài ra, Saudi Aramco còn sở hữu mỏ Ghawa, mỏ dầu lớn nhất
thế giới và mỏ Shaybah, một trong những mỏ lớn nhất thế giới.
Sản lượng dầu và khí tự nhiên quy đổi của công ty này trong năm 2013 là 12,7
triệu thùng/ ngày. Theo đánh giá của tạp chí danh tiếng Forbes, Saudi Aramco
hiện dẫn đầu trong top 20 công ty dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.
Saudi Aramco không chỉ có trữ lượng dầu thô được chứng minh lớn nhất thế
giới với hơn 260 tỷ thùng mà công suất sản xuất dầu hàng ngày cũng dẫn đầu thế
giới. Saudi Aramco có trụ sở tại Dhahran và hoạt động rộng khắp trên thế giới ở các
lĩnh vực khai thác, sản xuất, lọc dầu, hóa chất và phân phối.
- Năng lực quản lý: Tất cả hoạt động của công ty nằm dưới sự kiểm soát của
Bộ Dầu khí và Tài nguyên Khoáng sản và Hội đồng tối cao Dầu khí và Khoáng sản.
Tuy nhiên, Bộ là đơn vị chịu trách nhiệm nhiều hơn Hội đồng. Hiện, Khalid A. AlFalih và Ali Al-Naimi là hai nhân vật chủ chốt trực tiếp điều hành Saudi Aramco.
23
- Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng:Hiện tại, mỗi ngày, lượng khai
thác mỏ dầu Ghawar của Saudi Aramco đều vượt quá 5 triệu thùng, tổng sản lượng
dầu thô của công ty này mới chỉ là 8 triệu – 8,5 triệu thùng/ngày. Có thể không nói
ngoa, ở mức độ rất lớn, Saudi Aramco kiếm sống nhờ vào mỏ dầu Ghawar. Mặc dù
lịch sử khai thác có từ lâu đời, nhưng tổng số lượng thăm dò đầu tiên của mỏ dầu
Ghawar là 100 tỷ thùng, do đó, có thể nói, Ghawar hiện vẫn nằm trong thời kỳ trung
niên, sản lượng cao của mỏ dầu này vẫn có thể tiếp tục duy trì trong nhiều năm.
- Khả năng tiếp cận nguồn hàng: Saudi Aramco sẽ là đối tác chiến lược góp
vốn đầu tư vào tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội, cùng với Tập đoàn Dầu khí Thái Lan.
(N.Nhung, 2014, vinpa.org.vn)
2. Exxon Mobil Corp. (ExxonMobil) là công ty dầu khí đa quốc gia của Mỹ
có trụ sở tại Irving, Texas, Hoa Kỳ.
Exxon Mobil được thành lập ngày 30 tháng 11 năm 1999 do sự sáp nhập của
Exxon và Mobil (trước đây là Standard Oil New Jersey và Standard Oil of New
York) với tiền thân là công ty Standard Oil của tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller.
- Khả năng sản xuất của nguồn hàng: Xét về sản lượng, công ty đứng thứ
4 trong top 20 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới theo xếp loại của tạp
chí Forbes năm 2013 với sản lượng dầu và khí tự nhiên quy đổi là 5,3 triệu
thùng/ngày.
- Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng: với 400.000 thùng
dầu của ExxonMobil đến từ nước Mỹ. Exxon là công ty thương mại mua bán dầu
mỏ lớn nhất, tốt nhất thế giới. Sản lượng dầu mỏ sản xuất hàng ngày của
ExxonMobil vào khoảng 2,5 triệu thùng.
Doanh thu năm 2013 của Exxon Mobil là 420,836 tỷ USD, lãi ròng là 32,580
tỷ USD, tổng tài sản 346,808 tỷ USD và tổng nhân công là 75.000 người.
- Năng lực quản lý: Chủ tịch kiêm CEO hiện tại của Exxon Mobil là Rex
Tillerson. Cổ đông lớn nhất của công ty là tổ chức Bill và Melinda Gates
Foundation là một trong những tổ chức tư nhân lớn nhất trên thế giới, được thành
lập với nguồn vốn từ Quỹ Bill và Melinda Gates. Mục đích chính của tổ chức là
tăng cường chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo đói, mở rộng cơ hội giáo dục và tiếp
cận với công nghệ thông tin trên toàn thế giới cho người nghèo. Tổ chức này có trụ
24
sở tại Seattle, Washington, dưới dự điều hành của ba ủy viên quản trị: Bill Gates,
Melinda Gates và Warren Buffett. Với hơn 7 triệu cổ phiếu, chiếm gần 14% cổ
phần Exxon Mobil.
- Khả năng phát triển và đổi mới mặt hàng:Với 37 nhà máy lọc dầu ở 21 quốc
gia tạo nên tổng công suất lọc dầu là 6,3 triệu thùng/ngày, Exxon Mobil hiện là tập
đoàn sở hữu số lượng nhà máy lọc dầu nhiều nhất thế giới.
- Khả năng tiếp cận nguồn hàng: Exxon Mobil phân phối sản phẩm trên toàn
thế giới dưới thương hiệu Exxon, Mobil và Esso. Các hoạt động thượng nguồn
chiếm ưu thế khi mang về khoảng 70% doanh thu cho công ty.
Exxon Mobil có mặt tại Việt Nam thông qua Công ty Exxon Mobil Unique
Vietnam chuyên phân phối các sản phẩm dầu nhớt, hóa dầu … và Công ty
ExxonMobil Exploration and Production Vietnam Limited với hoạt động chủ yếu là
khai thác ngoài khơi khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam.
Exxon Mobil gần đây bày tỏ dự định đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào dự án phát
triển các cụm khí điện tại Việt Nam, liên doanh với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt
Nam (PetroVietnam).
(N.Nhung, 2014, vinpa.org.vn)
3. Petrochina: Công ty CP TNHH Dầu khí Trung Quốc PetroChina là công ty
dầu và khí niêm yết trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), có
trụ sở tại quận Dongcheng, Bắc Kinh.
- Khả năng sản xuất của nguồn hàng: Petrochina là công ty con của công ty
xăng dầu quốc gia lớn nhất Trung Quốc. Nó chiếm khoảng 60% lượng dầu đầu ra
của Trung Quốc, vượt qua cả ExxonMobile và BP về trữ lượng dầu trong năm qua
bằng cách hợp tác với Iran và Venezuela trong khai thác dầu mỏ. Sản lượng dầu
khai thác mỗi ngày của CNPC vào khoảng 2,3 triệu thùng. Sản lượng năm 2013 của
PetroChina là 3,9 triệu thùng dầu & khí quy đổi, xếp thứ 7 trong danh sách 20 công
ty có sản lượng cao nhất thế giới năm 2013 do tạp chí Forbes bình chọn. PetroChina
sản xuất ra 2/3 lượng dầu và khí đốt của Trung Quốc. Công ty có trữ lượng được
chứng minh là 11,3 tỷ thùng dầu và 63,2 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên. Tại Trung
Quốc, thị phần của PetroChina là 39,2% (năm 2011). PetroChina sở hữu hơn 50.620
25