Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài luận văn Đầu tư của Tập đoàn Samsung vào việt nam trong lĩnh vực điện tử - mộn kinh tế đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.83 KB, 19 trang )

BÀI LUẬN VĂN
MÔN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài
ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SAM SUNG VÀO VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ
Tp Hồ Chí Minh
1
ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀO VIỆT NAM TRONG
LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ
MỤC LỤC
ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC
ĐIỆN TỬ 2
MỤC LỤC 2
1.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Samsung 3
1.2 Nguyên nhân Samsung quyết định đầu tư vào Việt Nam 4
2. 1 Các nhà máy của Samsung Electronics tại Việt Nam (SEV) 8
2.2 Cơ cấu tổ chức của Samsung electronics tại Việt Nam (SEV) 10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐIỆN TỬ SAMSUNG
TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12
KẾT LUẬN 15
1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của SEV 15
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của điện tử Samsung tại thị
trường Việt Nam 16
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ ĐỂ SAMSUNG ELECTRONICS ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
1.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Samsung
Tập đoàn Samsung (samsung tiếng Hàn có nghĩa là 3 ngôi sao) là một trong những
tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Samsung bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm
1938, nhưng mau chóng có sự phát triển và mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Tập đoàn Samsung được sáng
lập tại thành phố Suwon, trước đây là khối kết ("Jaebeol"), có hơn 400.000 công nhân


trên toàn thế giới và chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy, ngành
buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt
vải, công nghệ thực phẩm…
Samsung là một tập đoàn đang hướng tới mục tiêu đi đầu thị trường về công
nghệ kĩ thuật số với đa dạng mẫu mã và chủng loại sản phẩm kết hợp chất lượng số
một. Samsung đang chứng tỏ vị thế của mình trên trường thế giới.Tại Việt Nam nơi
được coi là địa điểm đầu tư chiến lược cho tương lai,Samsung đã quyết định đầu tư
670 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh -
nhà máy có công nghệ hiện đại,chuyên sản xuất điện thoại di động thế hệ mới 3G,
4G,thậm chí cả 5G - là một sự đầu tư chiến lược nhằm giảm các chi phí sản xuất,tăng
sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm trên thị trường. Các sản phẩm bao
gồm:
-Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV SlimFIt, TV LCD, PDP, đầu máy DVD, rạp hát
tại gia, máy nghe MP3.
-Sản phẩm vi tính: Màn hình CRT, LCD, máy in laser mono/color /đa năng, đĩa cứng,
đĩa quang.
3
-Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòa với công nghệ
Silver Nano.
-Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp nhất.
1.2 Nguyên nhân Samsung quyết định đầu tư vào Việt Nam
Bắt đầu hoạt động từ năm 1996, với thị phần gần như bằng không, đến nay
Samsung elcectronics tại Việt Nam (SEV-cũng chính là tập đoàn Samsung Vina Việt
Nam) đã trở thành công ty điện tử hàng đầu ở Việt Nam, chiếm 36,7% thị phần ti vi
LCD và 26% đối với ti vi đèn hình, 19% thị phần điện thoại di động (nguồn: GfK,
tính đến tháng 6-2008). Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng khác của công ty như tủ lạnh 2
cửa “side by side”, màn hình máy tính, máy in, ổ đĩa cứng và đĩa quang… cũng chiếm
một trong hai vị trí đầu trên thị trường.
Trước tình hình kinh tế toàn cầu khủng hoảng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu,
khiến cho không ít hãng điện tử tiêu dùng như Sony , Panasonic … thực sự gặp nhiều

khó khăn và thậm chí đã phải bỏ cuộc tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, tập đoàn
điện tử lại quyết định ngược lại. Ngoài nhà máy sản xuất hiện có tại TP HCM
Samsung còn tiếp tục đầu tư thêm 670 triệu đô la Mỹ để xây dựng thêm một trong
những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, với công suất dự kiến
120 triệu sản phẩm mỗi năm.
Ông Je Hyoung Park, Tổng giám đốc SEV, cho biết: “Tại Samsung, chúng tôi đã
có định hướng rõ ràng và coi Việt Nam là một điểm đầu tư chiến lược. Các chuyên
gia của Samsung đã có sự xem xét, đánh giá trên phạm vi toàn cầu và nhận thấy Việt
Nam có những điều kiện thuận lợi, nên đã đưa ra quyết định chiến lược xây dựng nhà
máy ở đây”.
Quyết định chọn Việt Nam làm điểm đầu tư chiến lược của Samsung phần nào
bắt nguồn từ sự thành công của Samsung Vina.
Sở dĩ Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài là
do những lợi thế về giá nhân công thấp, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện,
4
sự ổn định về chính trị , nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và nằm ở vị trí địa lý lý
tưởng là trung tâm khối ASEAN.
Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người.Việt Nam là nước có
nguồn lao động trẻ , dồi dào và chi phí nhân công tương đối thấp tuy nhiên nguồn
nhân lực thực sự chưa được quan tâm đúng mức nên tay nghề của người lao động
chưa cao.
Việt Nam là thị trường mới nổi mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể không
chú ý. Dù dân số không bằng Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil, nhưng với gần 85 triệu
dân - một thị trường công nghệ thông tin và điện tử nhiều tiềm năng , kết cấu dân số
trẻ có mức chi tiêu cho bản thân khá cao, là một trong những trung tâm phát triển
CNTT nhanh nhất khu vực, cộng với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng nhanh, Việt
Nam có nhiều tiềm năng trở thành thị trường tiêu thụ lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định do đó các nhà đầu tư có thể yên
tâm phát triển sản xuất, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mình. Cùng với đó là các
chính sách ưu đãi thông thoáng khuyến khích các nhà đầu tư tại Việt Nam.Việc xóa

bỏ chính sách bảo hộ đối với hàng điện tử để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới thu hút được hàng loạt những dự án đầu tư lớn. Đây là cơ hội tốt cho ngành công
nghiệp sản xuất linh kiện phát triển.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện
nay, tốc độ, chi phí và chất lượng của linh kiện, phụ kiện đóng vai trò rất quan trọng
đối với sự thành công của sản phẩm. Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) và chấp nhận những quy tắc về tự do thương mại, đầu tư của tổ chức này, linh
kiện sản xuất ở quốc gia này có thể lưu chuyển đến quốc gia khác thuận lợi hơn và nơi
nào có môi trường đầu tư tốt, chi phí hấp dẫn, thì nơi đó sẽ thu hút được nhiều nhà
đầu tư.
Hơn nữa,việc Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định thương mại tự do Hàn
Quốc-ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 cũng đã góp phần đưa Việt Nam “trở thành
5
một thị trường rất quan trọng”của các nhà đầu tư Hàn Quốc, trong đó có không loại
trừ tập đoàn Samsung.
Đánh giá môi trường kinh doanh ở chính quốc và Việt Nam
Nguồn nhân lực:
-Trụ sở có tất cả hơn 700 nhân viên trên cả nước.
-Các vị trí quản lý cấp cao đều do những người có trình độ đại học có kinh
nghiệm, cộng thêm trình độ tiếng Anh, tin học….đảm nhận.
-SEV có đội ngũ nhân viên trình độ khá cao, lành nghề do được thường xuyên
huấn luyện nâng cao tay nghề và được cử đi học tập tại các chi nhánh của
Samsung ở nước ngoài.
Qua phần yêu cầu công việc cho ta thấy yêu cầu của SEV cho những vị trí quản lý
khá cao. Muốn trở thành nhà quản trị trong công ty Sam Sung Vina,bạn không chỉ
cần có bằng cấp mà còn phải thỏa mãn nhiều yêu cầu khác liên quan đến các kỹ
năng mềm khác nữa.
Việc tuyển chọn đầu vào khá kĩ lưỡng giúp Samsung Vina tạo nên thế mạnh về
nguồn nhân lực- một lợi thế cạnh tranh với các công ty,doanh nghiệp khác.
Nguồn lực tài chính.

-Việt Nam là một trong những điểm đầu tư trọng điểm trong chiến lược toàn cầu
hoá của Samsung. Bắt đầu hoạt động từ năm 1996 với doanh thu đạt 9 triệu USD
sau đó tăng dần qua các năm tiếp theo đến năm 2007,Samsung Vina đạt doanh thu
gần 400 triệu USD, trong đó xuất khẩu chiếm 88 triệu USD.Công ty đang đặt mục
tiêu đạt doanh số 1 tỉ USD vào năm2010.
-Quan sát biểu đồ có thể thấy năm 2008 có mức doanh thu thấp hơn 2007 và 2006
đi ngược với quy luật phát triển chung.nguyên nhân có doanh thu thấp như vậy là
do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho người tiêu dùng
thắt chặt chi tiêu đối với hàng hóa thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng , cho nên
đã xuất hiện sự giảm nhẹ về doanh thu tại thị trường Việt Nam.
-Sang năm 2009,tình hình kinh doanh của Samsung Vina có những dấu hiệu khả
quan hơn,khi mà Samsung Vina xây dựng thêm một số nhà máy với quy mô lớn
6
và kinh tế Việt Nam từng bước tăng trưởng ổn định,nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
thuộc ngành hàng điện tử đã tăng trở lại .
-Cơ sở vật chất,trang bị kĩ thuật:
Máy móc, trang thiết bị là yếu tố không thể thiếu đối với một công ty kinh doanh
sản xuất.Samsung Vina là công ty cổ phần liên kết giữa Samsung, Hàn Quốc và
công ty cổ phần TIE nên được thừa hưởng những trang thiết bị, dây truyền sản
xuất khá hiện đại từ những công nghệ tiên tiến của công ty bên Hàn Quốc…
Đánh giá chung về nguồn lực bên trong công ty:
+Các yếu tố thuộc môi trường bên trong của công ty như: nguồn nhân lực,
nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật, giá trị thương hiệu chính là các yếu
tố quyết định tạo lên sức mạnh cạnh tranh cho công ty. Hiểu được tầm quan trọng
ấy, công ty đã đầu tư rất nhiều để có thể nâng cao trình độ quản lý của các nhà
quản trị trong công ty cũng như nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên
bằng cách tổ chức những đợt tập huấn trong nước và nước ngoài. Cử một số nhân
viên xuất sắc sang nước ngoài học tập về phục vụ cho công ty…Ngoài ra công ty
còn chú ý thường xuyên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản
phẩm taọ dựng uy tín cho công ty.

+ Điểm mạnh:
Công ty Samsung Vina có nguồn nhân lực mạnh, ngày càng có trình độ
chuyên môn cao do được bời dưỡng, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu sản xuất
trong quá trình sử dụng các máy móc trang thiết bị hiện đại nên chất lượng công
việc được đảm bảo. Do vậy mà công ty có thể ngày một nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Công ty sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại lại trong thời kì hết
khấu hao nên có khả năng sản xuất ra các loại sản phẩm có chi phí rẻ mà chất
lượng mẫu mã đươc đảm bảo tốt. Ngoài ra các dây chuyền này rất đa dạng nên
sản xuất được nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau, đáp ứng nhu cầu phong phú
của đa số khách hàng.
7
+ Khó khăn:
Trình độ của cán bộ, công nhân viên không đồng đều. Đa số lực lượng lao động
trẻ đều thiếu kinh nghiệm và hiểu biết thực tế vì thế công ty phải đầu tư vào đào
tạo lại từ đầu.
CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ CỦA SAMSUNG ELECTRONICS TẠI VIỆT NAM
Tập đoàn Samsung bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1996, Samsung elctronics
tại Việt Nam (SEV) từ năm 1996 đến nay đã đạt được những thành công to lớn,
chiếm phần lớn thị phầncác mặt hàng điện tử tại Việt Nam.
2. 1 Các nhà máy của Samsung Electronics tại Việt Nam (SEV)
-Sau 15 năm có mặt tại Việt Nam (1996-2011), Samsung có 2 cơ sở sản xuất
điện tử công nghệ cao là nhà máy Samsung Vina tại Thủ Đức (TP HCM) và khu phức
hợp Samsung Electronics (KCN Yên Phong, Bắc Ninh). Đây là 2 địa điểm sản xuất
điện tử công nghệ cao, là nhà đầu tư nước ngoài thành công và liên tục trong nhiều
năm dẫn đầu về TV và điện thoại di động thông minh có màn hình cảm ứng.
- Samsung Electronics tại Việt Nam (SEV) có nhà máy sản xuất điện thoại
Samsung có qui mô lớn thứ 2 trên thế giới với nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm
ĐTDĐ cho thị trường toàn cầu của Samsung và dự định sẽ trở thành nhà máy sản xuất
điện thoại di động hàng đầu của Samsung trên toàn cầu và là một trong những nhà

máy chủ lực cung cấp điện thoại cho thế giới của hãng này.
-SEV đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện thoại
di động của Samsung và đang thực hiện việc cung cấp sản phẩm cao cấp dán mác
“Made in Vietnam” ra toàn thế giới. Theo số liệu của Công ty TNHH Samsung
Electronics Việt Nam (SEV), tính đến hết quý 2/2011, giá trị xuất khẩu điện thoại của
SEV đạt 1,724 tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu chiếm tới 96,2% tổng số lượng sản phẩm.
-Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện
cho nhà máy sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam thì có tới 12 nhà cung cấp là ở
trong nước, 25 là ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong tỷ lệ nhà cung cấp linh, phụ kiện nội
8
địa thì số lượng doanh nghiệp của Việt Nam gần như là không có, chủ yếu chỉ là các
doanh nghiệp cung cấp bao bì và in ấn. Lý do là công nghiệp phụ trợ của Việt Nam
phát triển còn rất chậm, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử của Việt Nam
cũng chưa phát triển. Bản thân các doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực này cũng khá
rủi ro vì đòi hỏi phải có vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài, phải nghiên cứu, tìm tòi,
hàm lượng kỹ thuật cao. Do đó, các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện của Việt Nam
đều chưa đáp được các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Samsung đặt ra, hàm lượng kỹ thuật
trong các sản phẩm phụ trợ của doanh nghiệp còn rất thấp và yếu, vì thế không sử
dụng được.
-Những công nghệ mới nhất của Samsung đã được thử nghiệm ở SEV, để nếu
thành công, sẽ ứng dụng ở các nhà máy khác trên toàn cầu. Quy trình sản xuất điện
thoại tại tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện theo quy chuẩn chung. Sản phẩm
tạo ra có thể giống nhau nhưng việc kiểm soát chất lượng của nhà máy Samsung Việt
Nam hiện nay chưa tốt bằng công ty mẹ tại Hàn Quốc như nhập hàng đầu vào chất
lượng kém (vì yếu tố giá rẻ), lỗi thao tác trên dây chuyền lớn (do tay nghề và công
nghệ áp dụng kém) và chinh sách kiểm soát chất lượng đầu ra lỏng, chấp nhận để
thành phẩm có tỷ lệ lỗi cao ra thị trường.
-Hiện nay SEV đang được triển khai thành một khu công nghiệp phức hợp của
Samsung (Samsung Complex), với hai nhà máy sản xuất pin điện thoại và máy hút bụi
cũng đã được SEV đưa vào hoạt động ngoài nhà máy sản xuất ĐTDĐ. Cùng với đó,

kế hoạch sản xuất máy ảnh, laptop cũng đã được thiết lập.
-Nhằm đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường, ngoài FPT Mobile đang nhận phân
phối độc quyền, Samsung cũng đã thiết lập mối quan hệ với 1 nhà phân phối mới là
Công ty Phú Thái, hiện phân phối hơn 3.000 mặt hàng tiêu dùng.
Năm 2011, SEV sẽ tiếp tục được đầu tư để trở thành một khu tổ hợp công nghệ
cao- Samsung Complex, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD trong giai đoạn
2015-2020. Đây là quyết định có tầm nhìn chiến lược của SEV nhằm nâng cao hiệu
suất hoạt động, trang thiết bị hiện đại nhất cho quy trình sản xuất.
9
2.2 Cơ cấu tổ chức của Samsung electronics tại Việt Nam (SEV)
Để đạt được mục tiêu chiến lược xây dựng Samsung Vina trở thành thương hiệu cao
cấp được yêu thích nhất tại thị trường Việt Nam, công ty cần xây dựng được một cơ
cấu tổ chức hiệu quả nhằm phối hợp hoạt động nhiều chức năng trong toàn doanh
nghiệp để đạt được mục tiêu chung. Với việc theo đuổi chiến lược đa dạng hóa trong
dài hạn, công ty Samsung Vina đã thiết kế theo mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp cho
phép chuyên môn hóa các ngành nghề, phân bổ doanh thu lợi nhuận cho từng bộ phận
trong từng lĩnh vực kinh doanh trong đó từng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm loại hình
sản phẩm của mình. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý (xem hình bên dưới):
Mô hình cơ cấu tổ chức SEV
(Nguồn: website:samsung.com.vn)
Ban lãnh đạo chủ chốt của công ty điện tử Samsung tại Việt Nam-Samsung Vina
(SEV) gồm có:
10
+Ông Je Hyoung Park: Tổng Giám đốc công ty Điện tử Samsung Vina, chính
thức nhận chức Tổng Giám đốc Samsung Vina từ tháng 2 năm 2007. Ông là
một trong những người đầu tiên của tập đoàn Samsung tham gia đàm phán và
ký kết hợp đồng liên doanh đưa đến sự ra đời của Samsung Vina tại Việt Nam.
+Ông Nguyễn Văn Đạo: Phó Tổng giám đốc công ty Điện tử Samsung Vina,
một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho Samsung tại Việt Nam. Ông
Đạo là chuyên viên trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị tại thị trường nội địa,

quan hệ cộng đồng (báo chí và chính phủ) và đặc biệt là những vấn đề pháp lý
liên quan đến đầu tư, thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài.
+Ông Lâm Quan Việt Hải: Phó tổng giám đốc Samsung Vina, gia nhập từ năm
2006 với vai trò là Phó Tổng giám đốc thứ nhất, đại diện phía Việt Nam trong
liên doanh. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm về kỹ sư chế tạo máy trong lĩnh
vực hàng không quân sự.
+Ông Deung Geun Kim: Phó tổng giám đốc phụ trách nhà máy sản xuất của
Samsung Vina từ tháng 4/2008. Gia nhập Samsung từ năm 1989, ông Kim có
hơn 18 năm kinh nghiệm quản lý về kế hoạch đầu tư, xây dựng nhà máy, tổ
chức và điều hành sản xuất ở các nhà máy chi nhánh.
2.3 Lịch sử phát triển của điện tử Samsung tại Việt Nam (SEV)
1996:Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam
1997:Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore
Bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại Việt Nam
Tổng doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ
1998:Đạt chứng chỉ ISO 9002
Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu
1999:Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên
Bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam
2000:Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt
nam bình chọn)
Giải thưởng SAMSUNG Guinness cho kỷ lục tăng năng suất 6 lần thời kỳ
đầu (giải thưởng của tập đoàn SAMSUNG trao tặng)
Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam
2001:Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam
11
Đạt chứng chỉ ISO 14001
2002:Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam
Đạt chứng chỉ OHSAS 18001

Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ
2003:Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt
nam bình chọn)
Màn hình vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt nam bình chọn)
trong suốt 5 năm
2004:Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ
2004:Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV CRT
màn hình phẳng; màn hình
Vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK
Asia)
Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PC World Việt
nam bình chọn).
Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình
chọn)
2005:Doanh thu đạt 290 triệu USD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TV màu và
màn hình vi tính LCD.
(Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình
chọn)
2006:Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD
Giải vàng chất lượng Việt Nam
Dẫn đầu thị trường TV LCD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV Phẳng và
màn hình vi tính LCD. (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt nam bình
chọn
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐIỆN TỬ
SAMSUNG TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Việt Nam là một trong những điểm đầu tư trọng điểm trong chiến lược toàn cầu

hoá của Samsung. Bắt đầu hoạt động từ năm 1996 với doanh thu đạt 9 triệu USD, đến
năm 2007, SEV đạt doanh thu gần 400 triệu USD, trong đó xuất khẩu chiếm 88 triệu
USD. Công ty đang đặt mục tiêu đạt doanh số 1 tỉ USD vào năm2010.
12
(Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Samsung Vina trong 5 năm trở lại đây)
Năm Tổng doanh thu
2004 237
2005 290
2006 330
2007 400
2008 298
(Đơn vị : triệu đô)
Qua biểu đồ ta có thể thấy doanh thu cua SEV tăng qua các năm , tuy nhiên có
sự đột biến vào năm 2008 - có sự giảm nhẹ về doanh thu xuống còn 298 triệu đô. Sở
13
dĩ như vậy là bởi vì năm 2007 là năm có nhiều thuận lợi đối với ngành hàng điện tử
tiêu dùng đặc biệt là đối với SEV.
Thị phần máy in đa chức năng Samsung đứng thứ hai. Màn hình vi tính LCD
Samsung tăng trưởng 250% và màn hình vi tính nói chung tăng 40%.
Samsung Vina liên tục tung ra các sản phẩm mới như: dòng điện thoại cảm ứng
Omnia i900, F480, Soul U900, Giorgio Armani – Samsung, điện thoại Innov8 với
camera 8MP, hoặc điện thoại theo phong cách LiveLoud i450, F330, F250; ti vi LCD
Series 6 và 7; máy giặt WA95V9i với lồng giặt có thiết kế kim cương…
Do đó doanh thu của SEV vào năm 2007 cao nhất từ năm 1996 cho đến nay.
Còn năm 2008 , do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho
người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu đối với hàng hóa thuộc ngành hàng điện tử tiêu
dùng, cho nên đã xuất hiện sự giảm nhẹ về doanh thu tại thị trường Việt Nam. Tuy
nhiên đây cũng thực sự vẫn là một con số khá ấn tượng khi mà năm 2008 là năm
khủng hoảng đối với ngành hàng điện tử tiêu dùng .Năm 2008 tập đoàn Samsung, lần
đầu tiên trong báo cáo một quý kinh doanh thua lỗ kể từ khi hãng theo dõi số liệu

hàng quý từ năm 2000 tới nay. Trong quý 4/2008, hãng này lỗ ròng 22,2 tỷ Won,
tương đương 16,16 triệu USD. Cùng kỳ năm trước, hãng lãi 2.210 tỷ Won, còn trong
quý 3/2008, hãng cũng lãi 1.220 tỷ Won.Bộ phận chất bán dẫn của Samsung lỗ 560 tỷ
Won trong quý 4/2008, đánh dấu quý thua lỗ đầu tiên trong 7 năm. Bộ phận màn hình
tinh thể lỏng của Samsung lỗ khoảng 350 tỷ Won trong quý 4, so với mức lợi nhuận
917 tỷ Won cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của bộ phận viễn thông, bao gồm các sản
phẩm điện thoại di động, đã giảm xuống mức 160 tỷ Won. Về lĩnh vực tivi màn hình
LCD, SEV chiếm hơn 1/3 thị phần cả nước:
14
Biểu đồ thị trường TV LCD tại Việt Nam năm 2008
Để có được thành tích đáng chú ý như vậy trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn
phải đề cập đến sự lao động hăng say và đoàn kết một lòng của toàn thể cán bộ nhân
viên của Samsung Vina.
Sang năm 2009 ,tình hình kinh doanh của Samsung Vina có những dấu hiệu khả
quan hơn , khi mà Samsung Vina xây dựng thêm một số nhà máy với quy mô lớn và
kinh tế Việt Nam từng bước tăng trưởng ổn định , nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thuộc
ngành hàng điện tử đã tăng trở lại.
KẾT LUẬN
1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của SEV
Tại Việt Nam, Samsung elctronics sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nghe
nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanh Home Theatre,
đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, màn hình máy tính CRT,
LCD, điện thoại di động, máy in, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang… Với sự đa dạng về chủng
loại này, các nhà máy của SEV không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường trong
15
nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi, Trung Đông và
Philippines.
Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu cầu
của người tiêu dùng, các sản phẩm của SAMSUNG luôn tích hợp công nghệ hiện đại
nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu

dùng.
Trong 13 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SEV tăng từ 9 triệu USD
năm 1996 lên 400 triệu USD năm 2007; doanh thu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm
1996 lên 88 triệu USD năm 2007. Trung bình hàng năm, SAMSUNG Vina đã đóng
góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 triệu USD.
Hiện nay, SEV chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng, Màn hình máy tính
và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động.
Những thành quả đạt được trong sản xuất và kinh doanh trong 11 năm qua tại
Việt Nam là sự thể hiện tổng lực sức mạnh nhân lực của công ty trong suốt nhiều năm
phấn đấu, thể hiện phương châm và nguyên tắc , chiến lược của SEV đang đi đúng
hướng, đáp ứng tình hình cung cầu trên thị trường.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của điện tử Samsung tại thị
trường Việt Nam
2.1 Tăng cường phát triển thương hiệu một cách tập trung
Như đã biết, Samsung đang nỗ lực hết mình để định vị với tư cách là một thương
hiệu về phong cách sống cao cấp trên toàn thế giới, công ty hướng tới chinh phục thị
trường cao cấp bằng các sản phẩm kết hợp hài hòa công nghệ sáng tạo và thiết kế thời
trang. Tuy nhiên, trong tiềm thức của người tiêu dùng Việt Nam, một số dòng sản
phẩm của Samsung vẫn bị coi là sản phẩm giá rẻ với chất lượng thấp, độ bền còn thua
kém các đối thủ cạnh tranh.Vì vậy, công ty cần nỗ lực nhằm thay đổi nhận thức của
người tiêu dùng, tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu của mình bằng một
cách thức nhất quán.
16
2.2 Sáng tạo cá tính Samsung
Đa phần các thương hiệu lớn đều là những thương hiệu có cá tính mạnh mẽ. Tuy
nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu, dường như Samsung đã lơ là yếu tố
quan trọng này. Mặc dù luôn đi những bước đúng đắn trong truyền thông, nhưng có
vẻ như công ty vẫn chưa tập trung vào viêc xây dựng một cá tính mạnh mẽ cho
thương hiệu. Nó không sở hữu bất cứ thứ gì cụ thể trong tâm trí người tiêu dùng, như
Harley - Devidson tượng trưng cho sự độc lập mạnh mẽ của tây Mỹ hay chiếc BMW

tượng trưng cho cảm giác lái xe đỉnh cao. Một thương hiệu thành công không chỉ
cung cấp cho khách hàng các lợi ích chức năng, mà còn bao gồm cả các lợi ích tinh
thần và tự thể hiện. Cho tới nay, Samsung đã nhấn mạnh vào các lợi ích chức năng
của công nghệ hàng đầu, các thiết kế hiện đại và các đặc tính thú vị. Công ty còn cần
phải tiến xa hơn thế và tạo ra sự sùng bái thương hiệu. Samsung cần đảm bảo thương
hiệu của mình có thể tồn tại độc lập với các sản phẩm. Điều này có thể là một thử
thách lớn,nhưng là không thể thiếu để biến Samsung trở thành một thương hiệu lớn.
2.3 Không ngừng cải tiến , sáng tạo để sản phẩm dịch vụ có tính năng vượt trội
Samsung electronics là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ. Vì vậy yếu tố liên tục đổi mới sáng tạo giúp cho sản phẩm , dịch vụ có những
tính năng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh là vấn đề sống còn của một doanh
nghiệp tham gia vào công nghệ. Vì công nghệ là không ngừng đổi mới và cải tiến.
Đặc biệt với thị trường Việt Nam, khi mà dân số hơn 80 triệu người với đặc
điểm là dân số trẻ , những người trẻ thường yêu thích công nghệ với những tính năng
mới, vượt trội, hình thức đẹp, bắt mắt. Bên cạnh đó một thương hiệu mạnh cần thiết
phải có khả năng chống đỡ trước những bất trắc của thị trường để duy trì vị thể của
mình, gia tăng sự tin trưởng đối với khách hàng. Cải tiến và sáng tạo liên tục sẽ giúp
thương hiệu luôn thu hút được khách hàng, tạo ra tính cách khác biệt và duy trì lòng
trung thành của khách hàng. Do đó việc liên tục đổi mới sản phẩm sao cho phù hợp
với thị trường Việt Nam là điều hết sức cần thiết để đưa thương hiệu Samsung lên
thành thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
17
2.4 . Đổi mới về con người
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.Đặc
biệt là với thực trạng nhân lực nước ta, tuy có dân số đông, nguồn lao động trẻ, giá
nhân công tương đối rẻ, nhưng tay nghề chưa cao và kinh nghiệm lao động trong lĩnh
vực công nghệ còn non kém .
Với chiến lược mở rộng quy mô của Samsung Vina bằng cách xây dựng thêm
các nhà máy với công suất lớn tại Việt Nam thì điều này hết sức quan trọng.
Lĩnh vực công nghệ đòi hỏi nhân lực phải có kiến thức và tay nghề cao, do đó

Samsung Vina cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của mình để có được năng suất
cao và tận dụng được tối đa lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ cạnh tranh khác./.
Chúc các bạn thành công
**
18
Danh mục tài liệu tham khảo:
-Kinh tế đối ngoại-TS Hà Thị Ngọc Oanh
-Kinh tế đối ngoại Việt Nam-PGS.TS Nguyễn Văn Trình
-Quan hệ kinh tế quốc tế-PGS.TS Võ Thanh Thu
-www.mot.gov.vn (Cục thống kê)
-www.nciec.gov.vn (UB về hợp tác kinh tế quốc tế)
-www.samsung.com (trang chủ Samsung Hàn Quốc)
-www.samsung.com.vn (trang chủ Samsung tại Việt Nam)
-www.wikipedia.org (từ điển bách khoa điện tử)
-www.vneconomy.vn (trang tin kinh doanh tài chính)
19

×