Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt huyện Phú Xuyên- Thành phố Hà Nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.23 KB, 47 trang )

MỤC LỤC

1


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Phan Thị Thu Trang
2. Dương Thị Thu Trang
3. Bùi Ngọc Trâm

4. Lê Khánh Ngân
5. Trần Thảo Phương
6. Trần Bích Phương

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

:Bảo vệ thực vật

BV

:Bệnh viện

CCN

:Cụm công nghiệp

CTR

:Chất thải rắn


CNH – HĐH

: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CTNH

: Chất thải nguy hại

HST

: Hệ sinh thái

HTMT

:Hiện trạng môi trường

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm

KCN

:Khu công nghiệp

KLN


: Kim loại nặng

KHHĐ

: Kế hoạch hành động

MT

: Môi trường

LVS

: Lưu vực sông

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ÔNMT

: Ô nhiễm môi trường

PTBV

: Phát triển bền vững

TNN

: Tài nguyên nước


TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

TCCP

:Tiêu chuẩn cho phép

TP

: Thành phố

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường
2


UBND

: Uỷ ban nhân dân

WHO

: Tổ chức y tế Thế giới

3


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

4


LỜI NÓI ĐẦU
Phú Xuyên là huyện đồng bằng, cửa ngõ phía Nam của Thu đô Hà Nội, có diện
tích tự nhiên 171 km2, dân số 190.000 người. Toàn huyện có hai thị trấn là thị trấn Phú
Xuyên, thị trấn Phú Minh và 26 xã. Phía Bắc huyện Phú Xuyên giáp huyện Thường
Tín và huyện Thanh Oai, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp huyện Ứng
Hoà, phía Nam giáp huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
Huyện Phú Xuyên đang từng bước phát triển tất cả các ngành; phát triển xây
dựng cơ sở hạ tầng từ thị trấn đến các xã; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng
nghề. Đồng thời các lĩnh vực y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngày
càng củng cố và phát triển, tạo tiềm năng phát triển trung tâm kinh tế, các khu dân cư
tiêu chuẩn cao. Huyện Phú Xuyên đang được đô thị hóa, công nghiệp hóa với tốc độ
nhanh, nằm trong vùng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao trong tương lai gần nếu
không có các biện pháp, chính sách hiệu quả nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm này.
Luật bảo vệ môi trường đã quy định: Phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội phải gắn
kết hài hòa với bảo vệ môi trường; Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên,
lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất
lượng môi trường. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên,
văn hóa lich sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn.
Trong các vấn đề môi trường hiện nay tại huyện Phú Xuyên, ô nhiễm nước đang
là một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các các cơ quan quản lý và người dân.
Hiện nay huyện đang đứng trước một thực trạng là sự gia tăng dân số, đô thị hoá
và công nghiệp hoá dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về sử dụng nước. Trong khi đó diện
tích đất nông nghiệp, đất hồ ao đầm lại bị thu hẹp. Hiện tại trên toàn huyện chưa có
một công trình xử lý nước thải tập trung trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.
Xuất phát từ hiện trạng môi trường trên và yêu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng

môi trường nước mặt của huyện Phú xuyên, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm
thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của huyện trong thời gian
tới, chúng tôi tiến hành lập "Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt huyện Phú
Xuyên- Thành phố Hà Nội năm 2014 ".

Trích yếu
5




Báo cáo gồm có sáu chương:

Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên của địa phương
Chương 2: Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường
Chương 3: Thực trạng môi trường nước mặt
Chương 4: Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt
Chương 5: Thực trạng công tác quản lý môi trường nước mặt
Chương 6: Các giải pháp và chính sách bảo vệ môi trường
Mục đích:
Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt huyện Phú Xuyên năm 2011.
Xác định các thách thức tới môi trường nước mặt của huyện Phú Xuyên
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi
trường nước của huyện trong thời gian tới.
• Phạm vi báo cáo:

-

Toàn bộ môi trường nước mặt huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Phú Xuyên là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 35 km
về phía Bắc, trên vĩ tuyến bắc 22o42 và kinh tuyến đông 105o59. Tổng diện tích đất tự
nhiên là 17.110.46 ha, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 2,5m. Tiếp giáp
với những địa phương:
- Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai.
- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới.
- Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà.
Huyện Phú Xuyên có 2 thị trấn và 26 xã, có 2 đường quốc lộ (1A cũ và đường
Pháp Vân - Cầu Giẽ) chạy qua, có các tỉnh lộ 428A, 428B, 429; đường liên xã nối các
xã trong huyện và nối với các tỉnh lân cận.
1.2. Đặc trưng khí hậu
1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu huyện Phú Xuyên chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, khí hậu đồng
bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh.
6


Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,60C, nhiệt độ cao nhất là 29,60C (tháng 7) và
nhiệt độ thấp nhất là 160C (tháng 1). Số giờ nắng trung bình năm là 1.357giờ, thuộc mức
tương đối cao và thuận lợi cho việc canh tác 3 vụ trong năm.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200mm - 1.900mm, lượng mưa
phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 9 (chiếm 81% 86% lượng mưa cả năm). Hàng năm, thường có 1 đến 3 cơn bão với mưa lớn kéo dài
gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình là từ 75% - 85%, độ ẩm cao nhất là 89%
(tháng 3) và thấp nhất là 78% (tháng 12).
1.2.2. Điều kiện thủy văn
Huyện có 3 con sông lớn chảy qua là sông Nhuệ dài 17 km chảy theo chiều từ
tây Bắc - Đông Nam ở phía Tây của huyện, Sông Hồng 17 km chảy từ Bắc xuống

phía Nam bao quanh phía đông của huyện, sông Lương 12,75 km theo hướng Bắc
Nam là con sông cụt chảy từ Nam Hà qua các xã Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại
Xuyên cuối cùng là xã Phúc Tiến.
1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê năm 2014 thì tổng diện tích tự nhiện của huyện Phú
Xuyên là 17.110,46ha, được chia thành các loại chính như sau:
+ Diện tích đất nông nghiệp (NNP): 11.165,90ha, chiếm 65,25%.
(diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản: 789,35ha, chiếm 4,61%.
+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp (PNN): 5.876,9 ha, chiếm 34,35%.
+ Diện tích đất chưa sử dụng (CSD): 67,65ha, chiếm 0,40%
Và thể hiện chi tiết theo từng loại đất ở bảng 1.1 .
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2014
TT

Loại đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

17.110,46

100

1

Đất nông nghiệp

11.165,90


65,25

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

9.881,98

57,75

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

9.778,06

57,15

9.108,62

53,23

669,44

3,91

1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
7



1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

103,92

0,61

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

789,35

4,61

1.4

Đất nông nghiệp khác

494,57

2,89

2

Đất phi nông nghiệp

5.876,90


34,35

2.1

Đất ở

1.346,77

7,87

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

1.266,52

7,40

2.1.2

Đất ở tại đô thị

80,25

0,47

2.2

Đất chuyên dùng


3.293,48

19,25

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, doanh nghiệp

68,36

0,40

2.2.2

Đất quốc phòng

10,99

0,06

2.2.3

Đất an ninh

1,00

0,01

2.2.4


113,88

0,67

2.2.5

Đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp
Đất có mục đích công cộng

3.099,25

18,11

2.3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

74,50

0,44

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

155,09

0,91


2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

963,25

5,63

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

43,81

0,26

3

Đất chưa sử dụng

67,65

0,40

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

67,65


0,40

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Xuyên
CHƯƠNG 2: SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên đã đạt được
nhiều thành quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, và được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ
yếu như sau:
- Giai đoạn 2000- 2014, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Phú
Xuyên đạt 11,07%. Trong đó giai đoạn 2000- 2005 tăng bình quân 12,62%; giai đoạn
2006-2014 tăng bình quân 9,54%: Nhóm ngành Công nghiệp- xây dựng tăng
12,66%/năm; Dịch vụ- thương mại tăng 13,36% và ngành nông nghiệp tăng trưởng
thấp (1,63%).
8


Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể năm 2014:
+ Nông nghiệp chiếm 23,39%, giảm so với năm 2000 là 20,16%.
+ Công nghiệp-xây dựng chiếm 54,78%, tăng so với năm 2000 là
18,51%.
+ Thương mại dịch vụ chiếm 21,83%, tăng so với năm 2000 là 1,65%.
Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của huyện Phú Xuyên
giai đoạn 2000-2014
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phú Xuyên
Trong giai đoạn 2000-2014, huyện Phú Xuyên đã có sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tích cực, đến thời điểm năm 2014 cơ cấu kinh tế của huyện cụ thể như sau:
+ Nông nghiệp chiếm 29,17%, giảm so với năm 2000 là 21,26%.
+ Công nghiệp-xây dựng chiếm 41,27%, tăng so với năm 2000 là 15,13%.

+ Thương mại dịch vụ chiếm 29,56%, tăng so với năm 2000 là 6,13%.
*Thu nhập bình quân:
Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 của huyện theo giá hiện hành đạt trên 11,9
triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu này năm 2000 mới đạt 3,35 triệu đồng/người/năm). Dự
kiến thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 15,15 triệu đồng/người/năm. Đây
là kết quả của quá trình phát triển kinh tế của toàn huyện trong xu thế phát triển nói
chung của kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Nhận xét: Về sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ các số liệu thu thập ta có thể rút ra kết
luận rằng cơ cấu kinh tế của huyện Phú Xuyên đang có xu hướng chuyển dịch tích cực
đó là giảm mạnh ở nông nghiệp và tăng đối với công nghiệp và thương mại - dịch vụ.
Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm phản ánh sự ổn định trong tăng
trưởng kinh tế. Đây vừa là cơ hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với công tác
bảo vệ môi trường, bởi nó đòi hỏi phải đặt ra và tuân thủ những định hướng phát triển
nhất định nhằm hạn chế đến mức tối đa sức ép và tác động lên môi trường.

2.2. Sức ép dân số
2.2.1. Dân số
Năm 2011, dân số của huyện là 186.452 người, trong đó: Dân số đô thị là
16.510 người, dân số nông thôn là 169.942 người. Mật độ dân số trung bình khoảng
9


1.004,8 người/km. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm xuống do công
tác dân số kế hoạch hóa gia đình được toàn dân hưởng ứng, với tỷ lệ tăng dân số năm
2000 là 1,07% và đến năm 2008 giảm xuống còn 0,97%. Dân số năm 2015 ước đạt
189,14 nghìn người.
2.2.2. Lao động và việc làm
- Lao động: Theo thống kê của năm 2014, tổng số lao động toàn huyện khoảng
103.488 nghìn lao động. Trong đó: Lao động nông nghiệp: 42.820 người, chiếm 41,04%.
Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 36.453 người chiếm 35,22%.

Lao động dịch vụ: 24.215 người, chiếm 23,74% tổng số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện Phú Xuyên có xu hướng giảm
nhanh đồng thời cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng - thương mại có xu hướng tăng
mạnh.
Về chất lượng lao động: Trình độ lao động của huyện ngày càng được nâng cao,
chất lượng lao động ngày càng được phát triển trong đó số lượng lao động nông
nghiệp được đào tạo và hướng dẫn về kỹ thuật công nghệ cũng gia tăng nhanh qua các
năm.
Nhận xét: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm đi; phần nào
giảm bớt áp lực về nhà ở, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường bởi sự gia tăng
dân số chính là nguyên nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đô thị.

2.3. Phát triển nông nghiệp, công nghiệp
2.3.1. Phát triển nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua vẫn là định hướng cơ bản phát triển
kinh tế chủ yếu của huyện. Năm 2014, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá CĐ94) đạt
438,14 tỷ đồng. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thể hiện sự tiến bộ, tỷ trọng trồng
trọt giảm dần, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi (trồng trọt 50,53%, chăn nuôi 30,51%, thủy
sản 13,87%, dịch vụ nông - lâm- thuỷ sản 5,08%). Giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy
sản năm 2015 ước đạt 517,45 tỷ đồng, tăng bình quân 1,63% giai đoạn 2006- 2015 và
4,17% cho cả giai đoạn 2000- 2015.
Trồng trọt:
Cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt huyện Phú Xuyên rất phong phú và đa
dạng gồm có cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau…
Cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao cả về sản lượng và diện tích gieo trồng. Vụ
10


đông đã thực sự trở thành vụ sản xuất chính mang lại giá trị kinh tế cao cho người
dân.

Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là một ngành sản xuất khá quan trọng của huyện, đóng vai trò
tích cực trong kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thêm thu nhập, tận dụng các sản phẩm dư
thừa trong nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp khi nhàn rỗi, góp
phần nâng cao đời sống nhân dân.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản là một trong các thế mạnh của huyện. Các chỉ
tiêu phát triển về đàn trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy cầm được duy trì và tăng về số lượng,
đặc biệt việc ấp nở con giống ở Phú Yên, Đại Xuyên,... hàng năm đã cung cấp cho thị
trường từ 18 đến 20 triệu con/năm. Tỷ trọng chăn nuôi (gồm cả thuỷ sản) trong cơ cấu giá
trị sản xuất nông nghiệp đạt mức 44,38% (năm 2000 chỉ tiêu này đạt 41,65%).
2.3.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2014 đạt
1.051,3 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 1.211,8 tỷ đồng; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2006- 2014 là 12,02%. Trong đó:
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 7,65%/năm giai đoạn 2006 2014.
- Xây dựng - cơ bản tăng bình quân 29,3%/năm giai đoạn 2006 - 2014.

Bảng 2.1. Kết quả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phú Xuyên

TT Chỉ tiêu

1

Giá trị sản xuất
(giá cố định 94)

2000

282,0


2005

667,6

2008

904,1

11

ĐVT: tỷ đồng; %

2014

1.051,4

Ước
2015

1.211,9

Tốc độ tăng bình
quân (%)
2000-

2006-

2000-


2005

2014

2014

18,8

12,0

15,7


Giá trị sản xuất
1.1

công nghiệp - tiểu

229,3

561,0

697,1

753,4

851,3

- Công nghiệp Trung
ương


52,8

229,9

138,4

166,7

188,6

Cơ cấu trong công
nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp

19,2

41,0

19,9

22,1

22,2

- Công nghiệp địa
phương

176,5


331,1

558,7

586,9

662,7

Cơ cấu trong công
nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp

80,8

59,0

80,1

77,9

77,8

1.2

Giá trị sản xuất xây
dựng cơ bản

52,8

106,6


207,0

298,0

360,6

1.3

Giá trị hàng công
nghiệp - thủ công
nghiệp xuất khẩu

15,0

45,0

68,5

73,4

79,0

2

Giá trị tăng thêm công
nghiệp - xây dựng

111,7


274,4

366,6

428,9

493,9

19,6

7,7

14,0

15,1

29,3

21,2

19,7

11,8

16,0

thủ công nghiệp

Tính đến nay trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 02 cụm công nghiệp được phê duyệt và
đang triển khai xây dựng: Cụm công nghiệp Đại Xuyên và Cụm công nghiệp Phú

Xuyên. Ngoài ra còn có 02 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (làng
nghề thôn Thượng xã Chuyên Mỹ và làng nghề thôn Lưu Thượng xã Phú Túc). Đối
với các cụm công nghiệp này các cơ quan hữu quan đã và đang có chính sách kiểm tra,
kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh môi trường, vấn đề kiểm soát chất thải rắn, khí,... ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp ở các
khu vực lân cận.
Nhận xét: Đối với nông nghiệp, hiện tượng lạm dụng và sử dụng không đúng chỉ dẫn
kỹ thuật các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vẫn còn tồn tại ở các vùng trồng lúa
cũng như rau, quả trên địa bàn huyện. Điều này đã gây hậu quả xấu tới sức khoẻ con
người, cân bằng sinh thái nông nghiệp bị phá vỡ, và hiệu quả phòng trừ của thuốc bảo
vệ thực vật cũng bị giảm xuống. Song tác hại lớn nhất sẽ là ảnh hưởng trực tiếp tới sức
12


khoẻ của cộng đồng vì dư lượng thuốc BVTV trong đất, nước mặt và trong nông sản
vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều lần.
Đối với công nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương đối lớn, thể
hiện sự ổn định trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của
huyện Phú Xuyên. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển công nghiệp là sự gia tăng lượng
rác thải, khí thải, nước thải được thải ra môi trường xung quanh. Môi trường đang phải
chịu tải một lượng lớn các chất thải từ hoạt động công nghiệp và nếu như không có
được sự quan tâm từ các cấp chính quyền, không có một chính sách phát triển hợp lý
cũng như sự tuân thủ các quy định về BVMT của các doanh nghiệp thì việc ô nhiễm
môi trường sẽ là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên trầm trọng.
2.4. Phát triển làng nghề
Huyện đặc biệt quan tâm đến việc duy trì, bảo tồn và phát triển sản xuất tiểu thủ
công nghiệp làng nghề. Ngoài các nghề truyền thống như: Guột tế Phú Túc, khảm trai
Chuyên Mỹ, Giầy da Phú Yên, May comlê Vân Từ; nghề Mộc xã Tân Dân, Văn Nhân,
Tò he - Xuân La xã Phượng Dực…Các địa phương trong huyện còn phát triển thêm
nghề mới như: May màn xuất khẩu Đại Thắng, Cơ kim khí Thị trấn Phú Minh …đã

phát triển mạnh, đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2011 là 7%. Ngành
nghề ở Phú Xuyên không chỉ phát triển mạnh ở các xã miền Tây, Trung tây của huyện
mà đã và đang được nhân rộng, phát triển ở các xã miền Đông vốn trước đây độc canh
cây lúa.
Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, Phú Xuyên triển khai chương
trình xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2011 - 2015. Với
mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 100% làng có nghề.
Nhận xét: Các làng nghề thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Xuyên hiện
nay đa số vẫn sản xuất theo phương pháp thủ công, lượng chất thải hàng ngày rất lớn,
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Bên cạnh đó, do thiếu hiểu biết về vấn đề môi
trường nên các hoạt động phòng ngừa, bảo vệ môi trường tại nhiều làng nghề chưa
được quan tâm đúng mức. Vì vậy hiện nay môi trường tại nhiều làng nghề đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, người dân và gây mất
mỹ quan khu vực. Nhiều lao động tại các làng nghề không có cả những trang thiết bị
bảo hộ lao động tối thiểu như găng tay, kính, khẩu trang đúng tiêu chuẩn. Các làng
nghề này đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Tuy nhiên, cũng góp phần làm gia tăng ô
nhiễm môi trường. Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề đều phát
13


triển tự phát theo nhu cầu của thị trường với thiết bị và công nghệ sản xuất đơn giản,
mặt bằng sản xuất chật hẹp, khả năng đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải rất hạn chế
hoặc đã có nhưng không hoạt động do chi phí vận hành cao, ý thức bảo vệ môi trường
của người lao động chưa tốt...dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài, đặc biệt
là môi trường nước mặt.

2.5. Phát triển giao thông vận tải
Hệ thống giao thông rất thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12 km chạy qua, tuyến
đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ dài 7 km,
điểm đầu đường Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12 km trên địa bàn huyện.
Các xã, thị trấn trong huyện đều có đường ô tô đến trung tâm, huyện có một bến cảng
Vạn Điểm có thể cho tàu trọng tải 300 tấn trở xuống cập bến an toàn, năng lực khoảng
20 nghìn tấn hàng hóa/năm, có nhà xe lửa Phú Xuyên.
Hệ thống đường tránh cho tàu chở, tàu đỗ, tàu tránh thuận lợi nằm tại trung tâm
huyện sát với đường Quốc lộ 1A.
Nhận xét: Đặc điểm giao thông vận tải thuận lợi là điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế - xã hội của Phú Xuyên.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
3.1. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Hồng trên địa bàn huyện Phú
Xuyên
Sông Hồng dài 17 km chảy từ Bắc xuống phía Nam bao quanh phía đông của
huyện, chạy dọc ranh giới giữa huyện Phú Xuyên với huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng
Yên, đây là con sông lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thuỷ văn của huyện.
Hình 3.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước sông Hồng.

14


Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Hồng đoạn qua Phú
Xuyên
(Ngày lấy mẫu: 24/08/2014)
TT

Thông số phân tích

Đơn vị đo


M01

M02

M03

M04

M05

1

Nhiệt độ

oC

29,4

29,6

29,9

31,8

30,6

2

pH


-

7.45

7.09

7.25

7.14

7.84

3

DO

mg/l

4.19

4.77

5.25

5.25

1.14

4


BOD5

mg/l

105

260

189

245

98

5

COD

mg/l

154

335

265

312

129


6

SS

mg/l

180

124

146

174

211

15


7

ΣN

mg/l

16

15,8


19,1

22,5

24

8

ΣP

mg/l

5,1

4,86

4,77

5,24

5,42

9

Dầu khoáng

mg/l

0,08


0,21

0,14

0,12

0,05

mg/l

0,34

0,25

0,75

0,66

0,44

MPN/100m
5800
l

6100

10 Dầu mỡ ĐTV
11 Coliform

22500 33500 22800


12 Cr6+

mg/l

<0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002

13 As

mg/l

<0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002

14 Pb

mg/l

<0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002

15 NO2

mg/l

0,01

0,007

0,026

0,011


0,011

16 NO3

mg/l

19.2

20.6

15.5

16.3

24.5

17 NH4(theo N)

mg/l

1.15

1.07

1.3

1.45

4.6


18 Zn

mg/l

0,012

0,01

0,008

0,014

0,013

19 Fe

mg/l

0,435

0,27

0

1,232

0,552

20 Mn


mg/l

0,014

0,025

0,015

0,021

0,011

21 F

mg/l

0,022

0,024

0,028

0,042

0,04

22 CN

mg/l


<0,002 <0,002 <0,002 <0,002 <0,002

23 Hg

mg/l

<0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002 <0,0002

Tổng hoạt động phóng xạ
α

Bq/l

<0,02

<0,02

<0,02

<0,02

<0,02

25 Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

<0,05


<0,05

<0,05

<0,05

<0,05

24

M01: Đoạn qua thôn Chanh Thôn xã Văn Nhân
M02: Đoạn qua thôn Nho Tống, TT Phú Minh
M03: Đoạn qua thôn Thuỵ Phú xã Thuỵ Phú
M04: Đoạn qua thôn Phong Triều, xã Nam Triều
M05: Đoạn qua thôn Trại Khang, xã Khai Thái

16


Theo kết quả phân tích chất lượng nước sông Hồng (Phụ lục 1) qua các năm cho
thấy: Nhìn chung chất lượng nước sông còn khá tốt so với tiêu chuẩn QC 082008/BTNMT loại B1. Hàm lượng BOD5 dao động từ 3 - 6mg/l, COD từ 8 - 14mg/l
đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước loại B1 theo QC 08-2008/BTNMT. Hàm lượng
các chất dinh dưỡng NO2-N dao động từ 0,006 - 0,035mg/l, NO 3-N từ 0,1 - 2,4mg/l,
NH3-N từ 0,18 - 0,34mg/l đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước loại B1 (QC 082008/BTNMT).
Kết quả phân tích nồng độ các chỉ tiêu chính được biểu diễn cùng với kết quả
phân tích các năm 2012, năm 2014 được biểu diễn trên hình từ hình 3.2 đến hình 3.5
dưới đây:

Hình 3.2: Diễn biến NH3-N trong nước sông Hồng năm 2012 – 2014


Hình 3.3: Diễn biến NO2-N trong nước sông Hồng năm 2012– 2014
Nhìn trên hình diễn biến nồng độ các chất dinh dưỡng và căn cứ vào QC 08-2008/
BTNMT loại B1 ta thấy rằng: Năm 2014 có sự biến động lớn về nồng độ các chỉ tiêu thể
hiện mức độ ô nhiễm dinh dưỡng và đều nằm trong TCCP. Sau sự tăng đột biến về nồng
độ NO2-N và NH3-N năm 2013 vượt quá TCCP đối với nguồn nước loại B11 (QC 082008/ BTNMT) đến năm 2014 đã có xu hướng giảm theo chiều hướng tích cực nằm
trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên nồng độ các chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với năm
2012. Nguyên nhân của hiện tượng trên là năm 2013 có sự xuất hiện nhiều nhà máy, xí
nghiệp sản xuất ở Thị trấn Phú Xuyên, xã Thụy Phú, xã Hồng Thái và đặc biệt là CCN
Phú Minh. Bên cạnh các cơ sở sản xuất được xây dựng bằng vốn nước ngoài hoặc liên
doanh với nước ngoài nhìn chung có thiết bị, công nghệ tiên tiến, lắp đặt hệ thống xử lý
nước thải vẫn còn rất nhiều các xí nghiệp như các cơ sở sản xuất chế biến lương thực
phẩm, sản xuất giấy. Nước thải sau quá trình sản xuất hoặc không qua bất kỳ khâu xử lý
sơ bộ nào hoặc qua quá trình xử lý không triệt để đổ trực tiếp vào sông. Lượng nước thải
này có hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng, độ đục lớn...gây ô nhiễm ô nhiễm cho
nguồn tiếp nhận. Đến năm 2014 công tác tiến hành kiểm soát ô nhiễm được tăng cường
trên địa bàn huyện, do vây hàm lượng các chất ô nhiễm này đã giảm xuống đạt TCCP
QC 08-2008/ BTNMT loại B1.

Hình 3.4: Diễn biến BOD5 trong nước sông Hồng năm 2012 - 2014

17


Hình 3.5: Diễn biến COD trong nước sông Hồng năm 2012 – 2014
Nhìn trên hình diễn biến nồng độ các chất hữu cơ trong nước sông Hồng ta thấy
rằng: Nồng độ các chỉ tiêu BOD, COD đều nằm trong giới hạn cho phép QC 08-2008/
BTNMT loại B1. Tuy nhiên nồng độ của chúng dao động mạnh theo từng mùa và đều
tăng cao so với những năm trước. Tại vị trí S1 nồng độ BOD 5 và COD năm 2011 tăng
lên gấp đôi so với năm 2010.
Tóm lại, chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua huyện Phú Xuyên năm 2014 có

những đặc điểm nổi bật cần quan tâm sau:
+ Có xu hướng tăng nhẹ nồng độ hai chỉ tiêu BOD5 và COD.
+ Có sự giảm mạnh nồng độ hai chỉ tiêu NO2-N và NH3-N
Những biến động của các chỉ tiêu trên cho thấy cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến
các biện pháp giảm thiểu xả thải nước thải ô nhiễm ra sông. Về chất lượng nước đoạn
sông Hồng chưa bị ô nhiễm, khả năng tự làm sạch còn tốt, nguồn nước vẫn đáp ứng
được yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản.Trong những năm tới, với tốc tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ trong thành phố thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao và việc
kiểm soát các chất ô nhiễm tại đoạn lưu vực sông này là cần thiết,có những biện pháp
quản lý kịp thời để kiểm soát các nguồn thải, tránh cho đoạn sông rơi vào tình trạng bị
ô nhiễm trong những năm tới.
3.2. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ trên địa bàn huyện Phú
Xuyên
Cũng như các loại thuỷ vực nước mặt khác, hiện nay chất lượng nước của các con
sông chảy qua huyện đang chịu nhiều áp lực do các nguồn thải và các chất ô nhiễm
gây ra. Các nguồn thải và các chất ô nhiễm rất đa dạng, từ sinh hoạt của các khu dân
cư, từ hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở hai bên bờ sông, tuy
nhiên một trong những nguồn gây ảnh hưởng đáng kể là các loại chất thải sinh ra từ
các khu dân cư và làng nghề truyền thống trên lưu vực hai bên bờ của các con sông.
Sông Nhuệ chạy dọc qua các xã phía Tây của huyện Phú Xuyên như xã Hoàng Long,
Chuyên Mỹ, Phượng Dực, Hồng Minh, Tri Trung, Đại Thắng,..
Hình 3.6. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước sông Nhuệ

18


Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Nhuệ
đoạn qua huyện Phú Xuyên
TT


Thông
số
Đơn vị đo
phân tích

1

Nhiệt độ

oC

31,2 31,3 31,1 31,6 30,3 31

2

pH

-

7.2

7.1 7.3 7

7.4

7.3 7.3 7.5

3


DO

mg/l

5.2

4.8 2.1 4

4.8

4.9 4.8 2.1

4

BOD5

mg/l

52

35

124 30

60

52

61


152

5

COD

mg/l

71

61

186 44

89

77

88

206

6

SS

mg/l

67


34

65

156

110 90

212

M09 M10 M11 M12 M13 M14 M15 M16

19

90

31,5 30,9


7

ΣN

mg/l

19,8 16,8 17,5 18

8

ΣP


mg/l

4,5

4,22 4,14 4,06 3,9

4,1 5,05 5,4

9

Dầu khoáng

mg/l

0,11

0,04 0,1 0,05 0,2

0,05 0,13 0,11

10

Dầu mỡ ĐTV mg/l

11

Coliform

12


Cr6+

15,6 14,5 17,2 17

0,07 0,13 0,08 0,22 0,36 0,14 0,56 0,42

MPN/100ml 3300 8100

1950
2800 6100 7500 5050 7500
0

mg/l

<0,00 <0,0 <0,0 <0,0 <0,00 <0,0 <0,0 <0,00
2
02 02 02 2
02 02 2

13

As

mg/l

<0,00 <0,0 <0,0 <0,0 <0,00 <0,0 <0,0 <0,00
2
02 02 02 2
02 02 2


14

Pb

mg/l

<0,00 <0,0 <0,0 <0,0 <0,00 <0,0 <0,0 <0,00
2
02 02 02 2
02 02 2

mg/l

0,006

0,02 0,00 0,01
0,01 0,01
0,005
0,014
4
8
1
5
2

15

NO2


16

NO3

mg/l

12

14

17

NH4(theo N) mg/l

1.9

0.9 6.7 1

18

Zn

mg/l

0,011 0,01

0,00 0,00
0,00 0,00
0,01
0,005

8
9
8
3

19

Fe

mg/l

0,36 0,32

0,35
0,22
0,21 0,24
0,23 0,65
2
5

20

Mn

mg/l

0,01

0,00
0,01

0,01 0,00
0,01
0,007
0,009
5
1
1
8

21

F

mg/l

0,03

0,02
0,03
0,04 0,02
0,03
0,028
0,031
2
3
7
5

22


CN

mg/l

<0,00 <0,0 0,00 <0,0 <0,00 0,00 <0,0 <0,00
2
02 3
02 2
3
02 2

23

Hg

mg/l

<0,00 <0,0 <0,0 <0,0 <0,00 <0,0 <0,0 <0,00
02
002 002 002 02
002 002 02

24

Tổng

hoạtBq/l

<0,02 <0,0 <0,0 <0,0 <0,02 <0,0 <0,0 <0,02
20


15

18

14

16

16

17

0.8

3.6 1.2 1.4


động
xạ α
25

phóng

Tổng hoạt độ
Bq/l
phóng xạ β

2
<0,05


2

2

2

2

<0,0 <0,0 <0,0
<0,0 <0,0
<0,05
<0,05
5
5
5
5
5

M06: Đoạn qua thôn Văn Nội, xã Đại Thắng
M07: Đoạn qua thôn Nội, xã Văn Hoàng
M08: Đoạn qua xã Phượng Dực
M09: Đoạn qua thôn Hoà Mỹ, xã Hồng Minh
M10: Đoạn qua thôn Tri Chỉ, xã Tri Trung
M11:Đoạn qua xã Hoàng Long
M12: Đoạn qua xã Chuyên Mỹ
M13: Đoạn qua xã Sơn Hà
Về chất lượng nước sông Nhuệ đoạn qua Phú Xuyên: Hiện nay một số lượng lớn các
chất ô nhiễm (chủ yếu từ nước thải sinh hoạt) của thành phố Hà Nội, thành phố Hà
Đông và dân cư dọc sông xả vào sông Nhuệ. Sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô

Lịch, nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đoạn sông Nhuệ chảy qua khu vực
huyện Phú Xuyên đã bắt đầu bị ô nhiễm. Các giá trị COD, BOD5 vượt quá tiêu chuẩn
B1 (QC 08-2008/BTNMT) từ 1,2 – 2,5 lần, hàm lượng kim loại nặng như Cu, Zn, Fe
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 – 1,9 lần. Chỉ tiêu Coliform cũng vượt 1,32
lần so với cột B1 tiêu chuẩn QC 08-2008/BTNMT. Nước có màu đen, có váng, lắng
cặn, mùi tanh.
Theo kết quả phân tích chất lượng nước sông Nhuệ cho thấy: do trực tiếp tiếp nhận
nước thải của thành phố nên một số chỉ tiêu chất lượng nước không đảm bảo.
Kết quả phân tích nồng độ các chỉ tiêu chính được biểu diễn cùng với kết quả phân
tích năm 2014 được biểu diễn trên hình từ 3.7 đến hình 3.10 dưới đây:

Hình 3.7: So sánh hàm lượng BOD5 ở các vị trí lấy mẫu với QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 3.8: So sánh hàm lượng COD ở các vị trí lấy mẫu với QCVN 08:2008/BTNMT

21


Hình 3.9: So sánh hàm lượng TSS ở các vị trí lấy mẫu với QCVN 08:2008/BTNMT

Hình 3.10: So sánh hàm lượng Coliform ở các vị trí lấy mẫu với QCVN 08:2008/BTNMT
3.3. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Lương trên địa bàn huyện Phú
Xuyên
Sông Lương chạy dọc các xã Phú Yên, Châu Can và Đại Xuyên nối sông Nhuệ
với sông Đáy.
Hình 3.11. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước sông Lương

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Lương
đoạn qua huyện Phú Xuyên
Ngày lấy mẫu: ngày 24/8/2014

TT

Thông số phân tích

Đơn vị đo

M01

M02

M03

1

Nhiệt độ

oC

31,2

30,4

30,1

2

pH

-


7.6

7.1

7.05

3

DO

mg/l

4.7

5.11

5.3

4

BOD5

mg/l

32

44

25


5

COD

mg/l

45

60

33

6

SS

mg/l

40

85

143

7

ΣN

mg/l


13,3

18,1

16

8

ΣP

mg/l

4,41

4,6

5,15

22


9

Dầu khoáng

mg/l

0,08

0,04


0,07

10

Dầu mỡ ĐTV

mg/l

0,3

0,19

0,28

11

Coliform

MPN/100ml

9200

5500

6250

12

Cr6+


mg/l

<0,002

<0,002

<0,002

13

As

mg/l

<0,002

<0,002

<0,002

14

Pb

mg/l

<0,002

<0,002


<0,002

15

NO2

mg/l

0,021

0,009

0,013

16

NO3

mg/l

19

14.8

14.6

17

NH4(theo N)


mg/l

1.5

6.8

7.1

18

Zn

mg/l

0,009

0,017

0,014

19

Fe

mg/l

0,308

0,74


0,446

20

Mn

mg/l

0,009

0,012

0,013

21

F

mg/l

0,045

0,04

0,05

22

CN


mg/l

<0,002

<0,002

<0,002

23

Hg

mg/l

<0,0002

<0,0002

<0,0002

24

Tổng hoạt động phóng xạ α

Bq/l

<0,02

<0,02


<0,02

25

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

<0,05

<0,05

<0,05

M01: Đoạn qua xã Đại Xuyên
M02: Đoạn qua Cầu Giẽ, xã Châu Can
M03: Đoạn qua thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên
Theo kết quả phân tích chất lượng nước sông Lương qua các năm cho thấy:
- Ô nhiễm hữu cơ nhẹ: Hàm lượng BOD5 từ 3 - 14mg/l, hàm lượng COD từ 6 35mg/l chỉ đảm bảo nguồn nước loại B1, tại một số điểm mức độ ô nhiễm đã vượt
TCCP QCVN08- 2008/BTNMT (Loại B1). Mức độ ô nhiễm này tăng cao vào mùa
khô khi lượng mưa giảm.

23


- Ô nhiễm chất dinh dưỡng còn ở mức nhẹ: Hàm lượng NH 3-N từ 0,19 - 0,34mg/l
đã vượt tiêu chuẩn nguôn nước loại A, Hàm lượng NO 2-N từ 0,001 - 0,02mg/l, hàm
lượng NO3-N từ 0,2 - 1,2mg/l, hàm lượng PO43- từ 0,3 - 1,06mg/l.
Kết quả phân tích nồng độ các chỉ tiêu chính được biểu diễn cùng với kết quả

phân tích năm 2012, 2014 được biểu diễn trên hình của các hình từ hình 3.12 đến 3.14
dưới đây:

Hình 3.12: Diễn biến NO2-N trong nước sông Lương năm 2012 – 2014

Hình 3.13: Diễn biến BOD5 trong nước sông Lương năm 2012 – 2014

Hình 3.14: Diễn biến COD trong nước sông Lương năm 2012 – 2014
Từ hình so sánh trên ta thấy: Năm 2014 có sự giảm mạnh của các chỉ tiêu NO 2N và NH3-N và đều nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ NO 2-N và NH3-N sau sự
gia tăng đột biến không đạt TCCP đối với nguồn nước loại B1 (QCVN 082008/BTNMT) năm 2013, đến năm 2014 đã giảm xuống đạt TCCP. Tuy nhiên nồng độ
vẫn cao hơn năm 2012. Các chỉ tiêu BOD 5, COD tuy nằm trong giới hạn cho phép
nhưng có xu hướng tăng lên. Vì vậy, cần thiết phải theo dõi trong những năm tiếp theo
để xác định mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm ngăn chặn sự gia
tăng nồng độ các chất ô nhiễm và những khuyến cáo kịp thời về những tác động đến
hệ sinh thái thuỷ vực và sức khoẻ người dân sống xung quanh.
Tóm lại, chất lượng nước đoạn sông Lương chưa bị ô nhiễm, khả năng tự làm
sạch còn tốt, nguồn nước vẫn đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản
và sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần phải có những biện pháp quản lý kịp
thời để kiểm soát các nguồn thải, tránh cho đoạn sông rơi vào tình trạng bị ô nhiễm
trong những năm tới.

24


CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
4.1. Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt đối với sức khỏe con người:
Việc ô nhiễm nguồn nước mặt đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người
dân nhất là các hộ sống xung quanh các sông, hồ và kênh mương thoát nước. Hiện
nay một số lượng lớn các chất ô nhiễm (chủ yếu từ nước thải sinh hoạt) của thành phố
Hà Nội, thành phố Hà Đông và dân cư dọc sông xả vào sông Nhuệ. Sau khi tiếp nhận

nước thải của sông Tô Lịch, nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là dọc
khu vực sông Nhuệ, các hộ xung quanh thải ra nhất là khu vực làng nghề khảm trai
Chuyên Mỹ, ..các hộ kinh doanh (chế biến mỡ lợn, xí nghiệp bánh keo..). Do vậy, ở
đây có mùi rất khó chịu ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân ở khu vực này.
Theo khảo sát gần đây và theo phiếu điều tra khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường nước mặt đến sức khỏe người dân cho thấy các bệnh hay gặp ở khu vực này
bao gồm:
Bệnh về đường hô hấp: tai, mũi, họng luôn chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh
thường gặp.



Các bệnh đường ruột, đau mắt hột, đau mắt đỏ, phụ khoa có chiều hướng gia
tăng.



Bên cạnh đó, do địa hình của huyện Phú Xuyên thấp, trũng, vào mùa mưa mực
nước 2 con sông chảy qua thành phố đều cao hơn nền thành phố do vậy dẫn đến tình
trạng úng ngập cục bộ trong huyện, nước thải của huyện theo hệ thống cống thải chung
ra hào thành và các hồ, ao chảy tràn vào nhà dân đặc biệt là khu vực chợ Lịm gây ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người dân.
Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng cho biết, năm 2011 vừa qua huyện vẫn
xuất hiện một tỷ lệ các bệnh nhân mắc các bệnh có liên quan đến ô nhiễm nước (Bảng
4.8).
Bảng 4.8: Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước
tại huyện Phú Xuyên năm 2011
Bệnh tả
Tổng số
13


Lỵ trực trùng

Trẻ
em
9

Thương hàn

Ngoài da

Tổng số

Trẻ em

Tổng số

Trẻ em

Tổng số

469

59

0

0

415


25


×