Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIÁO ÁN nhận biết chữ cái UƯ (MGL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.06 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ
--- o0o ---

GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề:

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên:
Lớp:

TS Lê Thị Hương
Ngô Thị Dạ Hương (03/11/1984)
K5 CTC1

Hà Nội, tháng 03 năm 2016

1


GIÁO ÁN
Chủ điểm:

Động vật

Tên bài:

Nhận biết tập nói: GÀ TRỐNG

Loại tiết:


Tiết 1

Đối tượng:

Trẻ mầm non (25-36 tháng)

Số trẻ:

10 trẻ

Thời gian:

15’

Ngày soạn:

04/3/2016

Ngày dạy: 05/3/2016

Người soạn: Ngô Thị Dạ Hương
I.
MỤC TIÊU – KỸ NĂNG
1. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết được đặc điểm bên ngoài của con gà trống;
- Trẻ nhận biết được một số đặc tính của con gà trống.
2. Kỹ năng
- Trẻ phát âm đúng các từ, tập hợp từ liên quan đến con gà trống: gà trống, mào gà, mỏ

gà, mắt gà, cánh gà, chân gà, cựa gà, đuôi gà, màu đỏ, màu vàng, …

- Trẻ trả lời trọn câu, nói đúng cấu trúc từ đơn giản;
- Trẻ biết thưa gửi lễ phép; biết thứ tự lần lượt
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học;
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô;
- Lễ phép trong thưa gửi;
- Giáo dục tình yêu thương động vật.
CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- 1 con gà trống đặt trong lồng, thóc cho gà ăn;
- Máy tính, âm thanh tiếng kêu của một số con vật (lợn, chó, mèo, gà trống), clip về
hoạt động của gà trống;
- Tranh Gà trống, que chỉ;
- Các bài hát thu sẵn: “Con gà trống” – ST Tân Huyền
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi bạn một chiếc mũ gà trống.
3. Địa điểm:
- Phòng học
III.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
II.

Hoạt động của cô
(2’)

Hoạt động của trẻ

1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

2



Các con ơi, lắng nghe, lắng nghe
Các con lắng nghe xem có tiếng con gì thế nhỉ?
(cô phụ bật tiếng kêu của con chó)
Cô mời một số bạn trả lời
(cô phụ lần lượt bật tiếng kêu của con mèo, lợn)
Cô lần lượt hỏi và mời một số trẻ trả lời
Cô khen trẻ trả lời đúng
(cô phụ bật tiếng gáy của con gà trống)
Tiếng con gì đây các con?
Cô khen trẻ trả lời đúng.
Sao con gà trống cứ gáy mãi thế nhỉ? Chúng mình cùng cô đi tìm
con gà trống nào!
Cô mở cửa đẩy lồng gà vào lớp học
Cô hỏi và lần lượt mời trẻ trả lời
Các con thấy đây là con gì đây?

2. NỘI DUNG CHÍNH
a. Quan sát con gà trống

Nghe gì, nghe gì?
Trẻ lắng nghe
Thưa cô, con chó ạ
Thưa cô, con mèo ạ
Thưa cô, con lợn ạ

Thưa cô, con gà trống ạ
Trẻ cùng cô đi tìm
Trẻ phần khích reo hò

Thưa cô, con gà trống ạ

(10’)
(5’)

Gà trống ở trong lồng ạ
Trong lồng có con gà trống
Con thấy ở nhà,
con thấy ở vườn,
con thấy ở đường,
con thấy ở quê
Con gà ăn thóc ạ
Con gà ăn gì nhỉ, các con?
Ở đây cô có thóc này. Chúng mình cho gà ăn nhé. Mỗi bạn lấy một Trẻ làm theo yêu cầu của
cô, quan sát gà mổ thóc.
ít thóc cho gà ăn nào
Gà đang mổ thóc
Con gà đang làm gì thế các con?
Bằng mỏ ạ
Gà mổ thóc bằng gì nào?
Trẻ quan sát
Đúng rồi, gà mổ thóc bằng mỏ đấy
Trẻ lắng nghe, quan sát,
Đây là mỏ gà này.
Cô cho trẻ quan sát con gà, vuốt ve con gà, chỉ vào một số bộ phận nhận biết, làm theo cô
của con gà và gọi tên bộ phận đó: mào gà - màu đỏ, cánh gà, chân gà hướng dẫn và phát âm theo

– màu vàng, cựa gà, đuôi gà, lông gà – mượt
Con gà trống đang ở đâu?
Trong lồng có con gì?

Con thấy gà trống ở đâu?
Mời trẻ trả lời lần lượt. Chỉnh ngọng, mẫu câu cho trẻ (nếu cần)

b. Xem đoạn băng về hoạt động của gà trống (’)

Chúng mình đã được làm quen với gà trống. Bây giờ chúng mình
cùng xem một ngày của gà trống như thế nào nhé.
Hoạt động của cô
Cô cho trẻ tập trung về phía màn hình, cho trẻ xem đoạn băng (gà
gáy sáng, gà kiếm mồi, gà đi ngủ)

Trẻ lắng nghe, làm theo
hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
Trẻ theo dõi đoạn băng

Các con thấy gà trống làm những gì nhỉ?
Cô mời lần lần lượt cho trẻ trả lời.
chú ý khen trẻ khi trả lời đúng;
động viên trẻ phát biểu;

Gà trống gáy sáng ạ!
Gà trống bới đất ạ!
Gà trống kiếm mồi ạ!
Gà trống đi dạo ạ!
3


sửa từ, mẫu câu cho trẻ (nếu cần)


Gà trống ăn ạ!
Gà trống về chuồng ạ!
Gà trống đi ngủ ạ!

c. Vận động theo nhạc bài “Con Gà Trống”
Gà trống gáy thế nào các con?
Nào những chú gà trống lớp mình cùng đứng dậy gáy vang nào!
Cô cho trẻ đứng dậy, phát cho mỗi trẻ một mũ gà trống , tay bắc loa,
đưa dần về phía trước theo tiếng gáy (làm 3 lần)
“ò ó o…”
Cô bật nhạc bài “con gà trống”
Cô cùng trẻ múa phụ họa cho bài hát
3. KẾT THÚC
(3’)
Các con hôm nay được làm quen với con gì?
Con gà trống có cái gì nhỉ?

Gà trống gọi chúng mình thức dậy vào buổi sáng đấy.
Gà trống có đáng yêu không các con?
Hôm nay, chúng mình về nhà, kể cho bố mẹ nghe về con gà trống
nhé.
Cô nhận xét giờ học, vỗ tay khen cả lớp, chuyển hoạt động, kết thúc
bài học.

4

Gà trống gáy ò ó o…
Trẻ làm theo hướng dẫn
của cô


Con gà trống ạ
Trẻ liệt kê
Con gà trống có mào đỏ,
có mỏ, có lông mượt, có
cánh, có đuôi dài…chân
gà trống có cựa.
Có ạ.
Vâng ạ.
Trẻ lắng nghe, làm theo
hướng dẫn của cô.


GIÁO ÁN
Chủ điểm:

Gia đình

Tên bài:

Làm quen với chữ cái U - Ư

Loại tiết:

Tiết 1

Đối tượng:

Trẻ mẫu giáo lớn (25-36 tháng)

Số trẻ:


20 trẻ

Thời gian:

35’

Ngày soạn:

04/3/2016

Ngày dạy: 05/3/2016

Người soạn: Ngô Thị Dạ Hương
IV.
MỤC TIÊU – KỸ NĂNG
4. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ u, ư;
- Nhận ra chữ u, ư trong từ trọn vẹn;
- Nắm được cấu tạo của chữ u, ư.
5. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm chữ u, ư
- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa hai chữ qua đặc điểm cấu tạo của nét chữ
- Rèn kỹ năng chơi đồng đội trong trò chơi “đi tìm chìa khóa”
Trẻ trả lời trọn câu, nói đúng cấu trúc;
- Trẻ biết thưa gửi lễ phép; biết thứ tự lần lượt
6. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học;
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô;
- Lễ phép trong thưa gửi, chào hỏi ;

V.
CHUẨN BỊ
4. Đồ dùng của cô
- Máy tính, màn hình,
- Tranh: Bạch Tuyết, hoàng tử, bảy chú lùn, nụ cười, su hào, biệt thự, đèn ngủ, số mười
- Thẻ chữ liên quan: thẻ u, ư các cỡ, các kiểu chữ; thẻ chữ Bạch Tuyết, hoàng tử, cái tủ,

đèn ngủ, bát sứ, sư tử)
- Các bài hát thu sẵn: “Đường em đi”, “Mẹ ơi tại sao”, “Bạch Tuyết, Bảy chú lùn”
5. Đồ dùng của trẻ
- 20 chữ u cho trẻ khám phá cấu tạo của nét chữ
- 5 chữ u, 5 chữ ư lớn để làm điểm nhảy trong trò chơi “đi tìm chìa khóa”
- 5 mô hình chìa khóa có chữ u, 5 mô hình chìa khóa có chữ ư;
- Một số đồ dùng trong bàn ăn có gắn chữ u, o, a;
6. Địa điểm:
- Phòng học
VI.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ
5


1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

(3’)
Các con ơi, cô nghe nó rạp chiếu phim đang chiếu bộ phim rất hay,
các con có muốn đi xem không nào?
Khi đi ra đường chúng mình đi về phía bên nào nhỉ?

Khi băng qua đường, chúng mình đi như thế nào?
Chúng mình còn nhỏ, có nên đi một mình không?
À đúng rồi, chúng mình cần phải đi theo người lớn khi đi ra đường
đấy. Bây giờ, cô cùng các con đi xem phim nhé
Cô phụ bật bài hát “đường em đi”
2. NỘI DUNG CHÍNH
(30’)
Nhận biết chữ U
Chuyện kể rằng, ngày xưa co một nàng công chúa da trắng như
tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun. Các con có biết là ai
không?Đúng rồi, đó là nàng Bạch Tuyết đấy.
Các con xem cô có bức tranh gì nào? (cô treo tranh Bạch Tuyết lên
bảng)
Cô nói mẫu, chỉ vào từ trên tranh, cho trẻ nhắc lại: Bạch Tuyết
Từ “Bạch Tuyết” có mấy tiếng?
Cô treo bảng chữ to “Bạch Tuyết” lên bảng và so sánh giống chữ
trong tranh.
Bạn nào giỏi, lên chỉ cho cô chữ cái đã học nào?
Nhắc trẻ đọc to khi chỉ chữ cái đã học, khen trẻ
Còn đây là chữ U. Hôm nay, cô giới thiệu cho các con chữ cái U.
Cô đưa thẻ chữ U to lên bảng
Cô đọc mẫu, nhắc trẻ quan sát khẩu hình của cô
Cho trẻ phát âm theo cô (mời cả lớp, theo nhóm, 3 cá nhân trẻ)
Chữ u gồm có hai nét lần lượt là: một nét móc ngược và một nét xổ
thẳng.

Hoạt động của cô
Cô nhắc lại cấu tạo nét chữ, trẻ nhắc lại
Cô mời vài trẻ mô tả lại cấu tạo nét chữ U.
Cô cùng trẻ kiểm chứng lại cấu tạo nét chữ U.

Cả lớp xem cô có chữ gì đây.
Cô treo lần lượt chữ U in hoa, chữ u in thường, chữ u viết thường.
Đi tìm! Đi tìm!
Các con tìm cho cô chữ U cô đã để quanh lớp rồi về chỗ ngồi.
Các con đã tìm được chữ U cho mình chưa? Các con giơ cao chữ
của mình và đọc to nào! U
Chúng mình cùng khám phá cấu tạo nét của chữ U nào.
Cô mời một số bạn trả lời
6

Có ạ
Khi đi ra đường con đi về
phía bên phải ạ.
Khi băng qua đường, con
phải đi qua vạch sang
đường ạ
Con không nên đi một mình
ạ.
Trẻ làm theo hướng dẫn của
cô, sau đó về vị trí ổn định.

Nàng Bạch Tuyết ạ.
Bức tranh nàng BT ạ.
Trẻ nhắc lại
Từ BT gồm có 2 tiếng ạ.
Trẻ quan sát, trả lời
Trẻ được chỉ định lên chỉ
chữ a, chữ ê và đọc to. Trẻ
còn lại phát âm theo.
Trẻ quan sát, lắng nghe

Trẻ quan sát
Trẻ phát âm theo cô

Hoạt động của trẻ
Trẻ nhắc lại
Trẻ mô tả lại
Trẻ đi nét bằng tay trên
không
Chữ U in hoa, chữ u in
thường, chữ u viết thường.
Tìm gì? Tìm gì?
Trẻ làm theo yêu cầu.
Trẻ làm theo yêu cầu
Trẻ đặt tay lên mô hình chữ
u và đi nét: Một nét móc
ngược, một nét xổ thẳng.


Bây giờ cả lớp xoay ngược chữ U lại nào. Các con thấy gì nào?
Đúng rồi, khi quay chữ U ngược lại thì sẽ thành một chữ cái khác,
không còn là chữ U nữa. Vì vậy, khi ta cầm và đặt chữ U phải để ý
cho đúng chiều nhé.
Gió thổi, gió thổi
Gió thổi bay những chữ U về lại vị trí cũ
Bạch Tuyết sau khi mải miết chạy trong rừng, cô thấy nhà của ai
Trong nhà của bảy chú lùn, nàng Bạch Tuyết có thấy ai không?
Bảy chú lùn đi đâu rồi?
Chúng mình cùng gọi bảy chú lùn nào giúp Bạch Tuyết nào!
Các chú lùn đây rồi! Chúng mình cùng đếm xem đủ bảy chú lùn
chưa nào.

Cùng trẻ đếm
Bảy chú lùn đưa cho cô từ này đây, các con cùng xem là từ gì nào!
Cô đọc mẫu
Từ “Bảy chú lùn” ở dòng dưới còn thiếu mấy chữ cái?
Đó là những chữ gì?
Bạn nào giỏi lên giúp cô điền từ còn thiếu ở dòng còn lại nào?
Cô mời một trẻ lên điền chữ
Từ ở dòng dưới đã giống từ ở dòng trên chưa?
Các con đã thấy bạn điền đúng chưa?
Cô khen trẻ điền chữ đúng
Hoạt động của cô
Vào trong nhà của bảy chú lùn, Bạch tuyết nhìn thấy đồ dùng trong
nhà như thế nào nhỉ?
Bé như thế Bạch Tuyết có dùng được không?
Các con tìm giúp đồ dùng cho BT nào. BT chỉ dùng đồ vật có gắn
chữ U thôi. Khi tìm được đồ dùng có chữ U các con đọc to lên và
mang vào bàn giúp BT nhé. Các con nhanh tay lên nào, BT đang đói
quá rồi!
Các con đã tìm được những gì nào?
Đồ dùng có chữ gì?
Nhận biết chữ Ư
Sau khi cắn phải miếng táo độc do mụ phù thủy đưa cho BT đã chìm
vào trong giấc ngủ. Bảy chú lùn thương tiếc cô vô cùng. Bảy chú lùn
đạt cô nằm trong chiếc quan tài bằng kính, trải đầy hoa thơm. BT
nằm đó cho đến khi có ai đến cứu cô?
Đúng rồi, Hoàng tử đến cứu BT đây!
Cô treo bức tranh hoàng tử lên bảng
Cô đọc mẫu từ “hoàng tử” dưới bức tranh, cho trẻ phát âm theo.
Bạn nào lên giúp cô chỉ ra những chữ cái đã học nào?
Khen trẻ làm đúng.

Bạn nào giỏi lên tìm cho cô chữ cái gần giống chữ U nào?
Tại sao con biết?

7

Khi quay chữ U ngược lại
thì thành chữ cái khác ạ.
Vâng ạ
Thổi gì? Thổi gì?
Trẻ cất chữ.
Cô thấy nhà của bảy chú
lùn ạ.
BT không nhìn thấy ai ạ.
Bảy chú lùn đi làm ạ.
Trẻ gọi to: Bảy chú lùn ơi,
Bảy chú lùn ơi!
Trẻ đếm cùng cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc theo cô
Còn thiếu 2 chữ cái ạ
Đó là chữ U ạ.
Trẻ làm theo yêu cầu.
Giống rồi ạ.
Bạn điền đúng rồi ạ
Hoạt động của trẻ
Đồ dùng bé xíu ạ
Thưa cô, con gà trống ạ
Trẻ cùng cô đi tìm

Trẻ lắng nghe

Hoàng tử đến cứu BT ạ.
Trẻ phát âm theo
Trẻ được chỉ định lên chỉ
chữ a, chữ o và đọc to. Trẻ
còn lại phát âm theo.
Trẻ chỉ ra chữ Ư
Vì chữ này cũng có một nét
móc ngược và một nét xổ
thẳng ạ.


Cô treo chữ ư to lên bảng, so sánh giống chữ ư trong từ “hoàng tử”.
Cô phát âm mẫu chữ Ư
Yêu cầu trẻ quan sát khẩu hình của cô.
Cho trẻ luyện phát âm theo lớp, theo nhóm, một vài cá nhân.

Trẻ quan sát, trả lời.
Trẻ phát âm theo yêu cầu
của cô.

Cô mô tả cấu tạo nét của chữ Ư: Chữ Ư gồm ba nét, một nét móc
ngược, một nét xổ thẳng và dấu móc trên đầu nét xổ thẳng.
Cô mời một vài cá nhân mô tả lại cấu tạo của chữ Ư.
Trẻ nhắc lại mô tả
Cô có chữ gì đây?
Cô lần lượt treo chữ Ư in hoa, chữ ư in thường, chữ ư viết thường Chữ Ư in hoa, chữ ư in
lên bảng cho trẻ nhận biết.
thường, chữ ư viết thường

Hoạt động của cô


Hoạt động của trẻ

8


Phân biệt U – Ư
Có bạn nào cho cô biết chữ U và chữ Ư giống nhau ở điểm nào?
Cô khẳng định lại

Chữ U và chữ Ư đều có một
nét móc ngược, một nét xổ
thẳng
Chữ Ư có dấu móc trên đầu
nét xổ thẳng

Khác nhau ở điểm nào?
Cô khẳng định lại
Khen trẻ phân biệt đúng
Bây giờ cô mời các con đi quanh lớp cùng quan sát các bức tranh
và tìm cho cô chữ u, chữ ư trong từ phía dưới bức tranh nhé!
Trẻ quan sát, trả lời
Cô cùng trẻ quan sát và chỉ ra chữ u, ư trong từ: nụ cười, su hào, biệt
thự, đèn ngủ, số mười.
Trò chơi: Tìm âm trong tiếng
Đi tìm! Đi tìm!
Các còn hãy tìm tiếng có âm U, âm Ư trong các từ cô nói sau đây:
- Cái tủ
- Đèn ngủ
- Âm u trong tiếng tủ

- Bát sứ
- Âm u trong tiếng ngủ
- Sư tử
- Âm ư trong tiếng sứ
Cô yêu cầu trẻ tìm tiếng có chứa âm U, âm Ư trong từ cô nêu.
- Âm ư trong tiếng sư,
Cô cho trẻ xem thẻ từ, yêu cầu trẻ tìm chữ u, ư trong từ.
tiếng tử
Trò chơi: Đi tìm chìa khóa
Hoàng tử đã tìm thấy Bạch Tuyết rồi nhưng Bảy chú lùn đã để quên
những chiếc chìa khóa mở chiếc quan tài tuyệt đẹp kia. Các con hãy
giúp các chú lùn vượt qua con suối để về nhà lấy chìa khóa nhé.
Khi băng qua suối, các con phải nhảy qua các hòn đá có chữ U và
Ư. Bây giờ cô mời 2 đội đến giúp bảy chú lùn lấy chìa khóa nào.
Đội chữ Ư phải nhảy qua những hòn đá chữ Ư để vượt qua suối, về
nhà lấy chìa khóa chữ ư đến đây
Đội chữ U phải vượt qua những hòn đá chữ U để vượt qua suối, về
nhà lấy chìa khóa chữ u đến đây.
Sau khi lấy xong chìa khóa, các bạn về vạch xuất phát, đập tay
chuyển lượt cho đồng đội của mình nhé. Chúng ta xem đội nào lấy
chìa khóa đúng và nhanh nào!
Cô giám sát hai đội chơi, cùng trẻ động viên hai đội chơi.
Cô tổng kết trò chơi. Tuyên dương đội thắng.

Trẻ chỉ ra chữ cái u, ư trong
từ
Trẻ lắng nghe cô phổ biến
luật chơi

Trẻ hào hứng, xung phong

tham gia trò chơi.

Trẻ tham gia trò chơi

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ
9


Trò chơi: Xếp hoa thành chữ
Hoàng tử đã có chìa khóa và cứu được nàng BT
rồi. Hoàng tử, BT và Bảy chú lùn rất cảm ơn
các bạn nhỏ. BT có rất nhiều bông hoa tặng cho
các bạn lớp mình đấy. Cô mời các bạn lên nhận
hoa của BT nào.
Trên mỗi bông hoa đều có chữ U hoặc chữ Ư,
các con tìm đồng đội có hoa giống chữ của
mình nào.
Chúng mình xếp hoa thành hình chữ cái in trên
bông hoa của đội mình nhé. Chúng mình cùng
xếp hoa thật đẹp chúc mừng cho hạnh phúc của
hoàng tử và BT nhé!
Cô bật nhạc bài “Bạch Tuyết, Bảy chú lùn”
Kết thúc trò chơi, cô nhận xét, khen trẻ.
1. KẾT THÚC
(2’)
Các con đã được phiêu lưu những ai nhỉ?
Chuyến phiêu lưu này chúng mình được khám
phá những chữ cái gì nhỉ?

Cô thấy hôm nay các con đã biết giúp đỡ nàng
BT tìn được đồ dùng thích hợp, rồi giúp bảy chú
lùn lấy những chiếc chìa khóa bỏ quên và còn
xếp hoa chúc mừng BT và hoàng tử nữa đấy.
Cô khen cả lớp nào!
Các con có thấy vui không nào?
BT phải về cung dự tiệc mừng rồi. BT tạm biệt
các bạn.
Hoàng tử cũng đi cùng BT nữa. Hoàng tử chào
tạm biệt các bạn.
BCL thì đi theo hộ tống cho nàng BT. Tạm biệt
các bạn nhỏ.
Cuộc phiêu lưu ngày hôm nay của chúng mình
tạm dừng ở đây.
Hẹn gặp lại các con ở những cuộc phiêu lưu
tiếp theo.
Chào tạm biệt các con.

10

Trẻ nhận hoa, tham gia trò chơi

Con phiêu lưu cùng BT, bảy chú lùn và hoàng tử
ạ.
Con khám phá chữ cái U và chữ cái Ư ạ.

Cả lớp vỗ tay
Có ạ!
Tạm biệt BT
Tạm biệt Hoàng tử

Tạm biệt Bảy chú lùn
Chúng con chào cô ạ.



×