Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Lợi thế cạnh tranh của thép Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.65 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
Trang

BigSun Group




MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của Thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được
những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Các công ty và tổ chức kinh tế cũng ngày
càng tăng lên về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, bên cạnh sự ra đời của những doanh
nghiệp mới thì có hàng loạt các công ty, tập đoàn kinh tế lớn không chỉ trong quy mô quốc
gia, mà với quy mô toàn cầu đã bị phá sản.
Với tình hình nền kinh tế trong nước, khu vực và trên thế giới biến động khó lường như
hiện nay là một nguyên nhân khách quan rất khó khăn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì
vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một Chiến lược phát triển phù hợp, khả thi để
đạt được kết quả lợi nhuận mong muốn, thoát khỏi tình trạng trì trệ dẫn tới phá sản cũng như
là nâng cao được vị thế của mình.
Các tư tưởng và học thuyết về chiến lược, quản trị chiến lược đã xuất hiện cách đây hơn
50 năm trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Và sự quan tâm này còn kéo dài mãi bởi chiến
lược và quản trị chiến lược là cách thức để mỗi tổ chức đạt được những thành công lâu dài.
Không riêng mỗi doanh nghiệp nào, và tập đoàn Hòa Phát cũng vậy. Hòa Phát đã đưa ra
nhiều chiến lược phù hợp để phát triển, nhằm đạt được những thành công lâu dài và rút ngắn
thời gian cải thiện vị trí cạnh tranh.
Với mục đích quan tâm đến chiến lược và quản trị chiến lược doanh nghiệp, nhóm
BigSun chúng em tìm hiểu với đề tài: “Phân tích chiến lược phát triển thị trường ngành
thép tại Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.”

BigSun Group





1. Khái quát về Tập đoàn Hòa Phát.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Hòa Phát.
Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Hòa Phát từ năm 1992 đến năm 2011.
- Tháng 1 - 2011 Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và
-

kinh doanh thép.
Tháng 7 - 2010 Công ty CP Golden Gain Việt Nam trở thành công ty thành viên.
Tháng 12 - 2009 KLH Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1
Tháng 6 - 2009 Mua lại Công ty CP Năng lượng Hòa Phát.
Tháng 6 - 2009 Mua lại Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông.
15 - 11 - 2007 Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tháng 8 - 2007 Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, triển khai Khu liên hợp sản xuất

-

gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương.
Tháng 6 - 2007 Thành lập Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát.
Tháng 1 - 2007 Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập

-

đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên.
Năm 2004 Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát.
Năm 2001 Thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát.
Năm 2001 Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát.
Năm 2000 Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Một thành viên


-

Thép Hòa Phát.
Năm 1996 Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát.
Năm 1995 Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát.
Năm 1992 Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát - Công ty đầu tiên
mang thương hiệu Hòa Phát.
Trong đó, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát được thành lập ngày 17 tháng 8 năm 2007

với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất thép, gang; khai thác quặng sắt; khai thác và
thu gom than non; bán buôn kim loại và quặng kim loại; sản xuất, mua bán than cốc…
1.2. Ngành nghề, tình hình kinh doanh.
- Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
- Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp;
- Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox;
- Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu;
- Luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép;
- Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu;
- Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ;
- Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học;
- Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện
lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí;
- Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
- Kinh doanh bất động sản.
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
1.3.1. Tầm nhìn.
“Trở thành tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động”

BigSun Group




Trang 1


Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng những hệ thống sản xuất với hàng chục nhà máy và
mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trải dài trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chủ yếu tập trung
vào các sản phẩm cốt lõi và duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành hàng truyền thống. Chính
vì vậy mà đã xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và minh bạch với slogan “hòa hợp - cùng
phát triển - hướng tới tương lai”. Hãy cùng chung sức xây dựng thương hiệu tập đoàn, để
Hòa Phát ngày càng có uy tín và quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam hơn nữa.
1.3.2. Sứ mệnh.
“Hòa Phát hòa hợp ba nhân tố: nhân lực, công nghệ, và tiềm năng để tạo ra các dịch
vụ hoàn hảo, sản phẩm hoàn thiện và những giá trị sống đích thực”
Trong những năm qua những chuyển biến tích cực của Tập đoàn Hòa Phát trên mọi mặt
sản xuất, quản trị doanh nghiệp, uy tín thương hiệu, nâng cao tính minh bạch và điều kiện
làm việc, đời sống người lao động.
Hòa Phát đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Tập đoàn như
phôi thép, thép xây dựng, máy xây dựng, máy khai thác mỏ, nội thất... Mặc dù tỷ trọng
doanh thu xuất khẩu còn khiêm tốn, nhưng Tập đoàn xác định đây là một kết quả bước đầu,
mang tính thăm dò thị trường đồng thời mở ra một hướng đi mới hứa hẹn nhiều tiềm năng
cho giai đoạn phát triển sắp tới.
Xác định nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, mặc dù còn nhiều khó khăn, Hòa Phát
không ngừng cải thiện, nâng cao môi trường và đời sống cho người lao động. Các chương
trình Tết trung thu, tết thiếu nhi 1/6, sinh nhật công ty, kỷ niệm một năm lên sàn ... đều nhận
được sự hưởng ứng của đông đảo đội ngũ cán bộ, góp phần tạo nên sự gắn bó và xây dựng
văn hóa doanh nghiệp. Năm qua các công ty trong Tập đoàn vẫn đảm bảo đầy đủ các chế độ
lương, thưởng, tháng lương thứ 13, 14...
Năm qua cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của Tập đoàn Hòa Phát vào các hoạt

động vì cộng đồng và xã hội như tham gia hỗ trợ nâng cao đời sống trẻ em vùng cao, trợ
giúp đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, xây dựng trường học tại một số địa phương
nơi Hòa Phát đầu tư cả trong và ngoài nước.
Tập đoàn chủ trương tập trung cao độ cho sản xuất, tiếp tục phát triển theo chiều sâu,
hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định như những
năm qua.
- Gia tăng giá trị các ngành hàng truyền thống, cốt lõi của Tập đoàn như thép, ống thép,
nội thất, điện lạnh, máy xây dựng. Tạo lập nền tảng bền vững cho các lĩnh vực kinh doanh
mới như xi măng, khoáng sản ...
- Mở rộng phát triển theo chiều sâu, khai thác những thị trường hàng hóa truyền thống,
tăng độ bao phủ của các sản phẩm mang thương hiệu Hòa Phát trên toàn quốc.

BigSun Group



Trang 2


- Duy trì tỷ lệ vay nợ toàn Tập đoàn ở mức hợp lý, giảm thiểu sự phụ thuộc vào chi phí
vốn vay và những biến động bất lợi của tài chính.
Đứng trước nhiều thách thức lớn đặt ra trong những năm gần đây, toàn thể 6000 cán bộ
công nhân viên Hòa Phát và ban lãnh đạo sẽ cùng nhau đưa Tập đoàn sẵn sàng đương đầu
với thử thách, tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định, nâng cao thương hiệu Hòa Phát, gia tăng
lợi ích lâu dài cho cổ đông Tập đoàn, đồng thời đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3.3. Mục tiêu.
Mục tiêu hoạt động của Công ty từ khi thành lập là tối đa hoá lợi nhuận, tích luỹ đầu tư
cho phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Trong suốt thời
gian hoạt động, Công ty vẫn tuân thủ và thực hiện theo đúng mục tiêu trên.

Với tinh thần đó, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, mục tiêu dài hạn của Công
ty là tập trung phát triển lĩnh vực cốt lõi: sản xuất thép xây dựng, nội thất, bất động sản. Tập
trung phát triển theo chiều sâu với mục tiêu luôn ở Top các Công ty lớn nhất trong lĩnh vực
kinh doanh của Tập đoàn trên thị trường Việt Nam.
Vẫn xuất phát từ quan điểm thận trọng và trên cơ sở đánh giá tình hình năm 2012, Ban
lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch như sau:
Doanh thu : 18.200 tỷ đồng
Lợi nhuận : 906 tỷ đồng
Nhiệm vụ lớn nhất của Hòa Phát trong năm 2012 là triển khai giai đoạn 2 Khu liên hợp
sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Hải Dương, nâng tổng công suất sản xuất thép xây dựng
của toàn Tập đoàn lên 1,2 triệu tấn/năm.
Bên cạnh đó, HPG cũng đặt mục tiêu kiện toàn đội ngũ nhân sự, cắt giảm chi phí sản
xuất, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế của Tập đoàn
trong năm 2012.
2. Phân tích chiến lược phát triển thị trường ngành thép tại Tập đoàn Hòa Phát giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài.
Mô hình PEST được sử dụng để phân tích môi trường vĩ mô

BigSun Group



Trang 3


2.1.1. Môi trường tổng quát.
2.1.1.1. Môi trường kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% - 8%/ năm. Tuy
nhiên cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 phát triển chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu,

tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Việt Nam tăng cao nhưng hiện nay tình hình kinh tế thế
giới và trong nước được dự báo vẫn còn đầy rẫy khó khăn, thách thức khó lường. Chính vì
vậy nó đã, đang và sẽ tiếp tục tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, và đặc biệt là ngành thép.
-

Xu hướng và tốc độ phát triển của GDP.

Tổng sản phần quốc nội (GDP) của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng 4,38%, một
mức tăng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê là "đạt mức thấp" do nhiều ngành, lĩnh vực
gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Theo Tổng cục Thống kê, bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế
giới diễn biến không thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát
triển đạt mức thấp. Trong khi đó, ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua
trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra,
cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh
và đời sống dân cư. Do đó nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ thép khi việc
tiêu thụ thép giảm mạnh trong những năm gần đây.

BigSun Group



Trang 4


-

Chính sách tiền tệ và tài khóa – mức lãi suất cho vay của ngân hang.


Tỉ giá USD-VND liên ngân hàng được điều chỉnh tăng 9,3% trong khi lãi suất ngân
hàng ở mức cao hơn đáng kể so với cùng kỳ 2010 (các doanh nghiệp thép hiện vay ở mức
16-19%/năm). Do đặc trưng của ngành vẫn phải nhập phần lớn nhu cầu đầu vào cho SX
(thép phế, phôi, than cốc, than mỡ…) nên những yếu tố nêu trên đã tăng đáng kể chi phí tài
chính cho tất cả các Công ty trong ngành.
Hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào luôn chiếm một tỷ trọng lớn ở một số
công ty trong Tập đoàn đặc biệt các Công ty sản xuất thép, do đó xu hướng tăng tỷ giá năm
vừa qua ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ giá USD/VNĐ
chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, rất khó dự báo với những biến động bất thường, bên
cạnh đó tại một số thời điểm việc giao dịch cũng gặp không ít khó khăn.
HPG nhập khẩu bình quân trên 20 triệu USD/ tháng. Do vậy, chênh lệch tăng tỷ giá làm
chi phí trong kỳ tăng thêm hàng chục tỷ đồng. Sự khan hiếm USD khi biến động tỷ giá cũng
gây không ít khó khăn cho việc thanh toán các lô hàng nhập khẩu của Hòa Phát. Thêm vào
đó, chi phí cơ hội, chi phí hàng tồn kho tăng khá nhiều do phải nhập tăng nguyên liệu nhằm
dự phòng biến động tăng của tỷ giá.
Lãi suất cho vay có khả năng vẫn ở mức cao, do vậy những ngành hàng có đặc thù sử
dụng vốn vay lớn như sản xuất thép sẽ phải chịu gánh nặng từ chi phí lãi vay, làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Trong năm 2011, chính sách thặt chặt tiền tệ để chống lạm phát đã làm suy giảm thị
trường bất động sản, từ đó giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ thép và các sản phẩm khác của Tập
đoàn như máy xây dựng, nội thất, điện lạnh. Trong năm 2012, mục tiêu tăng trưởng tín dụng
sẽ ở mức 15% - 17%, đồng thời Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thặt chặt tiền tệ
để chống lạm phát, cắt giảm đầu tư công…
Do đó, ngành thép và các ngành có liên quan đến lĩnh vực xây dựng bất động sản sẽ tiếp
tục đối diện với những khó khăn, thách thức gay gắt xuất phát từ hệ quả của chính sách thắt
chặt này.
-

Lạm phát.


Là vấn đề cố hữu của mọi nền kinh tế thị trường, đặc biệt ở nước ta, tình hình lạm phát
khá phức tạp nó ảnh hưởng đến tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Lạm phát
làm mất đi tính ổn định của nền kinh tế, làm cho các công ty khó lường trước được vấn đề
BigSun Group



Trang 5


và sẽ rất là mạo hiểm. Vì vậy dẫn đến các công ty không dám hoặc cầm chừng trong việc
xây dựng các công trình như nhà cửa, các công trình đô thị…
Bên cạnh đó, thực hiện nghị quyết 11 của Chính Phủ nhằm kiềm chế lạm phát, nhiều dự
án công của Nhà nước từ trung ương đến địa phương đều bị cắt giảm, đặc biệt là chính sách
hạn chế vốn vay vào các dự án bất động sản, khiến nhiều công trình bị trì hoãn lại, thậm chí
một số dự án không được cho vay, do đó thị trường xây dựng gần như đóng băng. Qua đó,
đầu ra của ngành thép bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về số lượng cũng như chất lượng.
-

Gia nhập WTO

Chính sách mở cửa khi cam kết gia nhập WTO tạo điều kiện tăng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào ngành thép. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành thép nước ta do Việt Nam
đã có khung pháp lý phù hợp hơn với thông lệ quốc tế kết hợp với các yếu tố khác như chi
phí nhân công rẻ, các quy định về môi trường chưa rõ ràng v.v.. Các dự án đi vào hoạt động
giúp giảm dần sự mất cân đối trong sản xuất thép dẹt, đồng thời việc tăng nguồn cung, tăng
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và với thép nhập khẩu, giúp loại bớt các
doanh nghiệp yếu kém trong ngành.
Mặt khác, các doanh nghiệp thép lớn trên thế giới (Posco, Tata v.v.) đầu tư vào Việt

Nam kéo theo việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến, giúp cho khoảng cách về công nghệ áp
dụng trong ngành thép Việt Nam so với thế giới giảm dần.
Bên cạnh đó ngành thép đối mặt với thách thức lớn là cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh
tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc trở lên gay gắt, cũng như yêu cầu đầu tư đổi mới
công nghệ đối với các doanh nghiệp ngày càng lớn. Trong các năm qua, nhà nước vẫn bảo
hội doanh nghiệp ngành thép thông qua điều chỉnh tăng giảm giảm thuế xuất nhập khẩu sắt
thép và các nguyên liệu khi biến động của ngành thép bất lợi cho các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, theo cam kết hội nhập WTO từ năm 2014, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ ổn định (trung
bình mặt hàng sắt thép là 13%). Khi đó các doanh nghiệp trong nước phải thực sự lớn mạnh
cả về tiềm lực tài chính lẫn công nghệ và chất lượng sản phẩm mới có thể cạnh tranh được
với thép nhập ngoại, đặc biệt là thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
2.1.1.2. Môi trường chính trị và pháp luật.
Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật vì vậy luôn xây dựng một hệ thống
pháp luật toàn diện để có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh măc dù như vậy nhưng
trong quá trình hội nhập thì có nhiều quan hệ mới phát sinh yêu cầu luật phải không ngừng

BigSun Group



Trang 6


hoàn thiện và bổ sung, đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm
đầu tư, Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam cũng như tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước
phải vươn lên. Cùng với tình hình chung như vậy, tập đoàn Hòa Phát cùng phải đối mặt
trước nhiều cơ hội và thách thức:
Cơ hội:
- Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, ít xung đột chính trị, là một đất nước

hòa bình, tỉ lệ tội phạm thấp nên đây là môi trường tốt để Hòa Phát hoạt động. Theo báo
cáo của tập đoàn tài chính Goldman-sarchs (Tháng 12/2005) thì VN xếp thứ 1 về ổn
định chính trị, xếp thứ 2 về học tập, xếp thứ 2 (sau Trung Quốc) về đầu tư, xếp thứ 1 về
-

độ mở của nền kinh tế, xếp thứ 4 về bội chi của chính phủ, xếp thứ 7 về nợ nước ngoài.
Chính sách mở cửa khi cam kết gia nhập WTO tạo điều kiện tăng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào ngành thép. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành thép nước ta do Việt
Nam đã có khung pháp lý phù hợp hơn với thông lệ quốc tế kết hợp với các yếu tố khác
như chi phí nhân công rẻ, các quy định về môi trường chưa rõ ràng ... Các dự án đi vào
hoạt động giúp giảm dần sự mất cân đối trong sản xuất thép dẹt, đồng thời việc tăng
nguồn cung, tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và với thép nhập khẩu,

-

giúp loại bớt các doanh nghiệp yếu kém trong ngành.
Quyết định số 145/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch phát
triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Đây là cơ hội

-

lớn cho ngành thép phát triển mạnh hơn.
Theo quy định trong chiến lược quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007 – 2015 thì từ năm
2011 trở đi, các nhà máy sản xuất gang, phôi thép, cán thép mới được khởi công xây
dựng phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, phải được trang bị các
thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, thiết bị đồng bộ
mang tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng thấp. Đây là cơ hội để
nâng cao chất lượng và uy tín của ngành thép; tái cơ cấu ngành, loại bỏ những doanh

-


nghiệp sản xuất bằng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
Các nước thường có chính sách bảo hộ cho ngành Thép trong nước mặc dù đã tham gia
WTO. Thời gian tới khi chính sách bảo hộ được chính phủ Việt Nam được xem xét và
đưa vào áp dụng, doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh trên

-

sân nhà.
Luật doanh nghiệp đã có hiệu lực từ năm 2005 tạo ra sự công bằng trong môi trường
kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành
công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Thép nói riêng.

BigSun Group



Trang 7


-

Khi Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp
cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với
tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất

-

cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký.
Thách thức:

Sau nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiền chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Và chỉ thị số 01/CTNHNN-CSTT ngày 01/03/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Thì ngành thép đã chịu ảnh hưởng tiêu cực do
sự khó khăn của lĩnh vực xây dựng-bất động sản. Chi phí tài chính ròng của toàn Tập
đoàn năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 (tăng gấp 1.51 lần). Các mảng hoạt động

-

của Tập đoàn đều bị ảnh hưởng, trong đó đáng kể nhất là bất động sản và thép.
Theo nghị định 69, chi phí giá vốn đất của chủ đầu tư sẽ sát với giá thị trường, trong khi
trước đây giá vốn đất của chủ đầu tư chỉ tương đương với khung giá đất mà UBND
tỉnh/TP quy định ra, vốn thường thấp hơn giá thị trường khoảng 30%-40%. Nó tác động
trực tiếp đến thị trường bất động sản, chủ đầu tư bất động sản sẽ khó mà có thể có lãi.

-

Nên việc đầu tư vào BĐS sẻ bị hạn chế hơn dẫn tới nguồn cầu về thép sẽ giảm.
Chính sách pháp luật của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, luật khoáng sản
2011 đã thay đổi cơ chế cấp phép thăm dò khai thác mỏ theo cơ chế đấu giá; biểu thuế
của nhiều loại khoáng sản được điều chỉnh theo hướng tăng lên làm gia tăng chi phí đầu

-

vào cho doanh nghiệp.
Các loại thuế cơ bản của ngành thép là thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên chính sách thuế
liên quan đến thép thay đổi liên tục, lúc tăng, lúc giảm, dựa theo đề nghị của các doanh
nghiệp trong ngành và đề nghị của Hiệp hội thép Việt Nam, từ đầu năm 2008 đến nay đã
5 lần điều chỉnh thuế nhập khẩu thép. Điều này tạo tính chất bất ổn, mang lại nhiều lo


-

ngại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành.
Luật và các văn bản dưới luật chưa hoàn chỉnh. Các chính sách và hướng dẫn về thuế
thay đổi thường xuyên, chưa đồng bộ với các quy định khác…Việc không cập nhật kịp
thời các thay đổi về chính sách đặc biệt là chính sách thuế có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ như việc xác định ưu đãi thuế

-

TNDN đối với các dự án của Tập đoàn).
2.1.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội.
Môi trường văn hóa - xã hội là bao gồm các chuẩn mực và các giá trị được chấp thuận
và tôn trọng bởi một văn hóa hoặc một văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của yếu tố Văn hoá -

BigSun Group



Trang 8


Xã hội là một phần hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó
-

thường xảy ra và tác động rất chậm đến doanh nghiệp:
Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam
hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện
đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Việt Nam là một nước đông

dân, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động cao. Năm 2010, Việt Nam
có 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 64 tuổi), bình quân hai người
lao động nuôi một người phụ thuộc. Kết cấu dân số trẻ, tỷ lệ tăng trưởng dân số cao

-

1,0% hằng năm, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn;
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất
Đông Nam Á. Nếu năm 1986, tỉ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới 19% (khoảng
11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người). Theo
đánh giá của World Bank, Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trong khu vực
Đông Nam Á. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, để mức đạt mức đô thị hóa 50% vào năm
2025, bên cạnh những đòi hỏi về phát triển CSHT, dịch vụ xã hội, thì mỗi năm Việt
Nam cũng cần phải xây mới hơn 15 triệu m2 nhà ở. Đầu tư cơ sở hạ tầng là đòi hỏi cấp
thiết và nền tảng cơ bản để phát triển các dự án chung cư, nhà ở…Tốc độ đô thị hóa cao
cùng với cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực bất

động sản phát triển.
Cơ hội:
 Thép là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng đối với ngành xây dựng – bất động
sản dẫn đến nhu cầu đối với thép ngày càng tăng.
 Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Thách thức:
Tuy nhiên chất lượng lao động ở Việt Nam đang là một bài toán không có lời giải cho
Doanh nghiệp, nguồn lao động đông nhưng lại không đi đôi với chất lượng, Doanh nghiệp
thừa lao động phổ thông, trình độ thấp hoặc trung bình nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn lao
động chất lượng cao (chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo,…). Các ứng viên không đáp
ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp do mô hình giáo dục ở việt Nam không gắn liền với
thực tế, sinh viên ra trường không thể vận hành những kiến thức được học vào công việc. Vì

vậy Doanh nghiệp phải thuê nhân lực từ nước ngoài trong khi ở trong nước tỷ lệ người thất
nghiệp rất cao.
2.1.1.4. Các yếu tố công nghệ.
Trong giai đoạn hiện nay, tốc độ phát triển công nghệ cũng như chuyển giao công nghệ
trong sản xuất thép ngày càng phát triển với nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng như: Kỹ
BigSun Group



Trang 9


thuật phát điện bằng áp suất dư đỉnh lò cao, công nghệ phun than cám và ôxy vào lò cao,
công nghệ ép viên bụi lò luyện thép, công nghệ hoàn nguyên bột sắt từ vảy cán…
Trong “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Bộ Công
Thương”, thép là một trong những ngành được định hướng ứng dụng và chuyển giao các
công nghệ các-bon thấp thân thiện với khí hậu. Chính vì vậy, việc đầu tư đổi mới công nghệ
tiên tiến phù hợp cho sản xuất thép là biện pháp hết sức cần thiết.
Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam đã đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến và tổ chức sắp xếp lại sản xuất để giảm tiêu hao năng lượng và tăng tính hiệu
quả trong sản xuất như: Công nghệ sấy và cán thép liên tục, sản xuất thép từ phôi nóng được
nạp trực tiếp từ nhà máy luyện đã giúp giảm 30% chi phí gia nhiệt trong quá trình cán thép
thành phẩm; việc sử dụng gang lỏng trong phối liệu, loại bỏ tất cả các lò điện có dung lượng
nhỏ hơn 10 tấn, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và chuẩn bị nguyên liệu… cũng góp phần giảm
tiêu thụ nhiên liệu khoảng gần 20%; nâng cấp nhằm tăng tỷ lệ quặng thiêu kết và vê viên,
thay quặng sống nạp vào lò cao, giảm tiêu hao than cốc cho luyện gang, xử lý thép phế trước
khi nạp vào lò điện hồ quang; hệ thống lọc bụi,..
Công nghệ Danieli Morgardshamma do tập đoàn hàng đầu thế giới Danieli-Italy cung
cấp, có những tính năng vượt trội như: Lò có khả năng cung cấp nhiệt từ hai hay nhiều phía
đến kim loại và tận dụng nhiệt của sản phẩm cháy; Đảm bảo nung kim loại đồng đều; Dễ

điều khiển tốc độ nung kim loại trong phạm vi công suất 50 tấn/h đảm bảo thành phần hóa
học của phôi không bị thay đổi; Giảm lượng vảy oxit sắt tạo ra trong quá trình nung; Nâng
cao cơ lý tính của sản phẩm như: độ giãn dài, độ bền kéo, tối ưu hóa độ bền uốn, Độ ổn định
cơ lý tính cao trong thời gian dài, Khả năng chịu tải cao của lớp bề mặt do đó được xử lý
nhiệt, tạo thành lớp Mactenxit cho phép sử dụng trong các kết cấu chịu tải nặng,...
Đặc biệt là xu hướng sản xuất thép theo quy trình khép kín. Quy trình khép kín bắt đầu
từ hai nguyên liệu chính là quặng sắt tinh chế và than cốc (coke) sử dụng công nghệ lò cao
(hoặc thép phế sử dụng công nghệ lò điện), luyện thành phôi: phôi dài hoặc phôi dẹt (slab).
Phôi dài sản xuất thép xây dựng, phôi dẹt (chỉ có thể luyện bằng công nghệ lò cao) sản xuất
thép cán nóng. Từ thép cán nóng sản xuất thép cán nguội, từ cán nguội qua các công đoạn ủ,
công đoạn mạ… sản xuất ra sản phẩm đa dạng, ví dụ như tôn, xà gồ, thùng ô tô, ống thông
hơi nhà cao tầng, vỏ tủ lạnh, máy lạnh… Nhu cầu sử dụng rất cao.
Công nghệ lò cao hiện rất phổ biến, 65% sản lượng thép thế giới được sản xuất từ quặng
sắt theo công nghệ này. Ở Việt Nam mới có một số DN như Thái Nguyên, Hòa Phát, Vạn
Lợi, Formusa, thép Quảng Liên và Tycoons đầu tư công nghệ lò cao. Tự động hóa trong lĩnh
vực sản xuất ngày càng được nghiệp ngành Thép quan tâm.
BigSun Group



Trang 10


Đa dạng hóa kênh truyền thông tin đại chúng như đài tiếng nói, truyền hình giúp các
doanh nghiệp ngành Thép có thêm nhiều kênh để quảng bá hình ảnh của mình.
Cơ hội:
 Giúp tăng năng suất.
 Đảm bảo an toàn trong quá trình giao nhận sản phẩm.
 Chất lượng bề mặt và tính mỹ quan cao: gai thép đều và đẹp, nước thép sáng.
 Với việc sản xuất thép bằng quy trình khép kín giúp tiết giảm chi phí, nâng cao năng

suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
 Ngành thép đã giảm được lượng khí bụi thải phát tán ra môi trường trong quá trình
sản xuất gang thép, giảm được lượng phát thải khí nhà kính.
 Giúp giảm tiêu hao cốc luyện kim, giảm ô nhiễm môi trường, hạ giá thành sản phẩm,
tận thu tài nguyên…
 Với tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn
nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí nhân công thừa;
 Quảng bá hình ảnh, thương hiệu cũng như tăng uy tín cho các doanh nghiệp sản xuất
thép.
Thách thức:
 Để duy trì công nghệ hiện tại sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền vốn, đặc biệt các doanh nghiệp
phải đổi mới liên tục để tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đối
thủ.
 Việc sử dụng công nghệ lò cao cũng đặt ra thách thức phải đảm bảo đủ quặng đầu vào
liên tục, không được dừng lò. Rủi ro này cũng có liên quan rất nhiều đến rủi ro về
nguyên vật liệu.
2.1.1.5. Các yếu tố tự nhiên.
Các yếu tố tự nhiên bao gồm môi trường sinh thái ( Không khí, nước, đất đai,..) để cho
các công ty hoạt động và các yếu tố đầu vào như than, quặng sắt, thủy năng,… là những
nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của DN và ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động
kinh doanh của DN. Sản phẩm chính của thép Hòa Phát là thép xây dựng được sản xuất từ
nguyên liệu chính là quặng sắt và than cốc.
- Về quặng sắt cho đến nay lãnh thổ Việt Nam đã ghi nhận được hơn 300 mỏ và điểm
quặng sắt. Trong đó có 48 mỏ đã được tìm kiếm, thăm dò ở các mức độ khác nhau.
Quặng sắt phân bố rất không đồng đều, chủ yếu ở phía Bắc và tập trung chủ yếu ở các
khu vực sau:
 Khu vực Đông Bắc Bắc Bộ: phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang.
 Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ: phân bố chủ yếu ở Yên Bái, Lào Cai.
 Khu vực Bắc Trung Bộ: quặng sắt tập trung ở mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), Thanh
Hoá.

 Khu vực Trung Trung Bộ: quặng sắt gặp ở Mộ Đức (Quảng Ngãi) và rải rác ở một số
điểm khác với quy mô không đáng kể.
BigSun Group



Trang 11


 Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ chưa gặp các mỏ sắt có giá trị công nghiệp.
 Các mỏ thăm dò tương đối tỷ mỷ bao gồm: Ngườm Chám tỉnh Cao Bằng; Quý Xa
tỉnh Lào Cai; Nghĩa Lộ tỉnh Quảng Ninh; Thạch Khê tỉnh Hà Tĩnh; Tiến Bộ, Đồng
Hỷ, Đại Khái, Trại Cau tỉnh Thái Nguyên. Tổng trữ lượng sắt Việt Nam khoảng là
956,415 triệu tấn. Mỏ có trữ lượng lớn nhất Việt Nam là mỏ sắt Thạch Khê với tổng
trữ lượng là 544,08 triệu tấn. Hầu hết các mỏ có trữ lượng dưới 10 triệu tấn. Tỉnh có
trữ lượng sắt lớn nhất là tỉnh Hà Tĩnh 544,08 triệu tấn, tiếp đến là các tỉnh Lào Cai,
Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên.
 Tổng trữ lượng sắt cấp cao (A+B) chiếm tỷ lệ ít so với tổng trữ lượng sắt hiện có
(14,02%), tập trung chủ yếu ở mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ Quý Xa (Lao Cai) và
một số mỏ ở tỉnh Thái Nguyên. Trữ lượng sắt cấp C1 chiếm 48,51% tổng trữ lượng
sắt, tập trung chủ yếu ở mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), Quý Xa (Lao Cai), Tiến Bộ (Thái
Nguyên).
 Đến thời điểm hiện nay trên toàn lãnh thổ nước ta gồm 2 mỏ có quy mô mỏ lớn là mỏ
sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), Quý Xa (Lao Cai); 6 mỏ quy mô trung bình: Tòng Bá, Sàng
Thần, Nam Lương (Hà Giang), Nà Lũng (Cao Bằng), Làng Mỵ (Yên Bái), Tiến Bộ
(Thái Nguyên); còn lại đều thuộc loại mỏ nhỏ. Trong đó, riêng 2 mỏ lớn đã chiếm
-

69,44% tổng trữ lượng sắt quốc gia.
Về trữ lượng than của Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của tập đoàn Than - Khoáng sản

Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ tấn, trong đó khu mỏ
than Quảng Ninh 10,5 tỉ tấn và mỏ than ở vùng đồng bằng sông Hồng 210 tỉ tấn nằm trải
rộng trên diện tích 3.500 ki lô mét vuông. Trữ lượng than của Việt Nam tuy lớn nhưng
phần có thể khai thác không nhiều. Khả năng khai thác tốt nhất là ở phần trữ lượng 3,5 tỉ

tấn nằm ở độ sâu dưới 300 mét đã được thăm dò chi tiết ở khu mỏ Quảng Ninh.
Cơ hội:
- Nguồn tài nguyên của nước ta khá lớn, nguyên liệu đầu vào là quặng sắt có trữ lượng lớn,
nhiều mỏ quặng được phép hoạt động tạo nguồn cung trong nước.
- Sự quan tâm của DN đến vấn đề môi trường, đặc biệt là đối với DN có mức tỉ trọng hoạt
động trong ngành thép cao như Hòa Phát sẽ tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng, gia tăng
uy tín cho DN.
- Việc sản xuất thép phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu than cốc đã thúc đẩy HPG phát triển,
khởi công xây dựng xây dựng Nhà máy Sản xuất than cốc và Nhiệt điện Hòa Phát tại xã
Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với tổng mức đầu tư cho cả 2 giai đoạn xấp
xỉ 2.600 tỷ đồng, tổng công suất thiết kế là 700.000 tấn than cốc thành phẩm/năm. Nhà
máy được áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản xuất than cốc. Vì
BigSun Group



Trang 12


vậy, ngoài sản phẩm chính là than cốc luyện kim chất lượng cao phục vụ ngành luyện kim,
Nhà máy còn có trạm phát điện nhiệt dư 37MW, cung cấp mỗi năm khoảng 270 triệu kWh
điện thương phẩm. luyện than cốc. Với lượng than cốc tự sản xuất hiện tại, DN không chỉ
cung cấp đủ nguyên liệu cần cho khu liên hợp sản xuất gang thép của Tập đoàn mà còn có
nguồn thặng dư để hướng tới phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm than cốc
của DN với chất lượng cao bước đầu đã thâm nhập được vào các thị trường lớn như Ấn

Độ, Nhật Bản và sẽ tiếp tục mở rộng sang kinh doanh các thị trường tiềm năng khác.
Doanh thu từ kinh doanh than cốc cũng góp phần không nhỏ vào tăng trưởng doanh thu của
tập đoàn.
Thách thức:
- Tình trạng ô nhiểm môi trường là vẫn đề cấp thiết phải được ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Bụi lò luyện thép (các kim loại độc hại như kẽm, chì, crom,… bị cuốn theo khói thải, được
thu lại bằng hệ thống xử lý bụi của nhà máy thép) được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp
vào danh mục chất thải nguy hại (CTNH). Lượng bụi phát sinh trong quá trình luyện thép
phụ thuộc vào công nghệ luyện thép, nhưng thông thường chiếm khoảng 1,5 - 2,5% sản
lượng sản phẩm phôi thép. Đây là loại chất thải rất độc hại với con người. Theo quy định
của Luật Bảo vệ môi trường, Nhà nước cho phép các DN luyện thép nhập khẩu phế liệu
sắt, thép làm nguyên liệu sản xuất, nhưng phải bảo đảm xử lý triệt để các chất thải phát
sinh từ quá trình luyện thép, trong đó có xử lý bụi. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay
chưa có đơn vị nào có năng lực xử lý loại chất thải này, các nhà máy buộc phải đóng bao,
lưu giữ trong các nhà kho, nên rất tốn kém và không bảo đảm vệ sinh môi trường, cũng
như quy định về quản lý CTNH, gây khó khăn cho chính các nhà máy luyện thép trong quá
trình sản xuất. Sự can thiệp của nhà nước vào việc sự dụng và tái chế tài nguyên, yêu cầu
quản lí, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc khai thác tài nguyên, tái chế nguyên nhiên liệu và
bảo vệ môi trường ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của DN, phải tăng các khoản chi phí
cho việc xử lý các vấn đề về môi trường.
- Tuy trữ lượng than của nước ta khá lớn nhưng nguồn tài nguyên về than cốc, nguyên liệu
chính cho luyện gang, thép ở nước ta còn rất hạn chế, phải nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt
là Trung Quốc. Cùng với lượng tiêu thụ ngày càng lớn như hiện nay mà nguồn cung lại phụ
thuộc nhiều, nên kinh tế gặp nhiều khó khăn, bên cung cấp cũng liên tục tăng giá nguyên
liệu. Sự gia tăng chi phí năng lượng làm tăng chi phí hoạt động sản xuất của DN đồng thời
làm tăng chi phí sinh hoạt, sử dụng sản phẩm-dịch vụ của người tiêu dùng làm giảm nhu
cầu tiêu dùng.
2.1.2. Môi trường ngành.
BigSun Group




Trang 13


Như chúng ta biết ngành kinh doanh ở đây là ngành thép và các sản phẩm được sản
xuất từ thép, bao gồm các doanh nghiệp cùng làm ra các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) có
thể thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Nhiệm vụ
của chúng tôi là phân tích các tác lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh để nhận diện ra
các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải theo lý thuyết, việc lựa chọn 5 thế lực tác
động cạnh tranh của Mr.Porter sẽ giúp nhận diện vấn đề đó. Chúng tôi sử dụng để phân tích
các lực cạnh tranh mà Tập đoàn Hòa Phát gặp phải trong ngành. Do vậy điều quan trọng khi
sử dụng mô hình này phải có những nhận định chính xác về mỗi thành tố của mô hình cụ
thể:
2.1.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Năm 2011, theo số liệu của VSA— Hiệp hội sắt thép Việt Nam cung cấp:

Qua bảng số liệu trên có thể nhận định đối thủ cạnh tranh hiện tại của thép Hòa Phát là
Công ty cổ phần thép Pomina (POM). Hiện nay là doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam,
có thương hiệu mạnh với hơn 14% thị phần thép xây dựng cả nước; là một trong những
nhà sản xuất thép có công suất lớn nhất nước, với năng lực sản xuất gồm 03 dây chuyền
cán thép (tổng công suất 1,1 triệu tấn/năm) và 01 dây chuyền luyện phôi (500 nghìn
tấn thép/năm).
Cạnh tranh trong ngành thép hiện nay chủ yếu là giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thép dài, còn thép dẹt chủ yếu nhập khẩu nên cạnh tranh không rõ nét, tuy nhiên từ
2010 đến 2012 trở đi, một số dự án lớn sản xuất thép dẹt đi vào hoạt động thì mức độ cạnh
tranh ở sản phẩm thép dẹt sẽ tăng lên. Nhìn chung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng lớn thể hiện ở các điểm sau:
- Là ngành mới đồng thời sự phân tán cao nên sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các doanh nghiệp trong ngành. Thị phần tiêu thụ sẽ dễ bị mất trong tay các đối

-

thủ trong ngành.
Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
trong ngành. Dẫn đến uy tín và thị phần của các DN khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

BigSun Group



Trang 14


-

Số lượng công ty ngày càng tăng, đặc biệt các công ty có quy mô công suất lớn sắp

-

được thành lập.
Ngành thép là ngành có chi phí cố định cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi
thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm được chi phí cố định/sản phẩm,

-

giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Hiện nay nhu cầu thép trong nước đã bão hòa, đồng thời do tác động mạnh từ khủng
hoảng kinh tế năm 2008, ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép,
rơi vào trạng thái trầm lắng trong năm 2011. Do chịu tác động của ngành bất động sản
bị trầm lắng và chính sách cắt giảm đầu tư công của chính phủ, nhu cầu tiêu thụ thép

xây dựng trong 6 tháng cuối năm 2011 giảm mạnh. Cụ thể, sản lượng thép tiêu thụ
trong tháng 10 ở mức 326.000 tấn, giảm 29% yoy, tháng 11 ở mức 330.000 tấn, giảm
37% yoy, tháng 12 được dự báo chỉ ở mức tương đương tháng 11 là 330.000 tấn,
giảm 25% yoy. Như vậy, sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm
2011 chỉ ở mức 2,2 triệu tấn, giảm 13% yoy, và sản lượng thép xây dựng tiêu thụ cả
năm 2011 chỉ ở mức 4,6 triệu tấn, giảm 5,5% yoy. Việc giảm sút của nhu cầu sẽ đẩy

-

mức độ cạnh tranh giức các doanh nghiệp lên cao.
Rào cản rời ngành cao do việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp ngành không
mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại
ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong

-

ngành.
Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận; dẫn đến rào cản rời ngành

cao, làm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Hiện nay về mảng thép dài có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có
doanh nghiệp nào đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Khả năng cạnh tranh tốt
hơn nằm ở các doanh nghiệp có quy mô công suất ở mức tương đối lớn (từ 200.000 tấn/năm)
và xây dựng về sau (sau năm 2002) hoặc các doanh nghiệp liên doanh có ưu thế về vốn,
công nghệ, cách thức quản lý và quảng bá sản phẩm như Pomina, Vinakyoei, Việt Úc, Hoà
Phát v.v.. Ngược lại một số các doanh nghiệp cán thép thành lập từ trước như thép Đà Nẵng
(1992), thép Miền Trung (1998), Nasteel (1996) v.v. và các xưởng cán thép mini của tư nhân
đang mất dần thị trường và hoạt động không hiệu quả.
Nhìn chung, cạnh tranh trong ngành thép đang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị sản
xuất trong ngành, trong đó chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp mới thành lập trong

mấy năm gần đây.
 Vậy mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là tác lực cạnh tranh mạnh.
2.1.2.2 Khách hàng.
BigSun Group



Trang 15


Trải qua hơn 20 năm, tập đoàn Hòa Phát đã có một lượng khách hàng đông đảo, thương
hiệu Hòa Phát đã có bề dày hình thành và phát triển, tạo dựng niềm tin và tín nhiệm đối với
khách hàng trong nhiều sản phẩm và đặc biệt là trong lĩnh vực thép.
-

Sản phẩm ngành Thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của các ngành khác và
dường như là không có sản phẩm thay thế nên mức độ quan trọng của thép đối với

-

khách hàng là rất cao, khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dùng.
Hơn thế nữa là việc khách hàng không thể đe dọa với công ty buộc giảm giá khi họ

-

không có khả năng hội nhập dọc ngược chiều.
Mức độ tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối dễ làm giá trong
trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm thép;
Đối với khách hàng tiêu thụ thép là các cá nhân thì áp lực từ khách hàng không lớn do


họ không có nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm và giá cả cũng như khả năng đàm phán
giá thấp.
 Năng lực thượng của khách hàng cá nhân là thấp.
Tuy nhiên, đối với khách hàng là các doanh nghiệp thì tạo áp lực lớn do các yếu tố sau:
-

Thép xây dựng: nguồn cung trên thị trương hiện đã dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ.
Thép dẹt hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng từ năm 2013 trở đi có khả năng nguồn

-

cung thép dẹt cũng thừa đáp ứng nhu cầu.
Khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, do
đó khả năng đàm phán giá cao, cũng như việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp dễ

-

dàng.
Khối lượng đặt mua lớn và việc ký được hợp đồng cung cấp dài hạn với khách hàng
mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp.
Ngoài ra:

-

Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp.
Mặc dù giá thép trên thị trường luôn biến động không ngừng, song người bán không
hoàn toàn có khả năng áp đặt giá đối với người mua bởi luôn có sự cạnh tranh giữa các
công ty. Giá bán của các công ty trong nước đối với từng dòng sản phẩm khác nhau
không có sự chênh lệch lớn. Thép cũng được đưa vào một trong những mặt hàng nằm
trong danh sách bình ổn giá của nhà nước nên nhà cung cấp khó có thể gây áp lực về giá

cho khách hàng.
 Năng lực thượng của khách hàng tổ chức là cao.

BigSun Group



Trang 16


Như vậy kết luận rằng: Năng lực thương lượng từ phía khách hàng là ở mức độ trung
bình.
2.1.2.3 Nhà cung cấp.
Đối với tập đoàn Hòa Phát đã giảm bớt được năng lực thương lượng của nhà cung ứng
bởi “quy mô và quy trình sản xuất khép kín”, sản phẩm đầu ra của ngành này trong tập đoàn
lại là nguyên liệu đầu vào của ngành kia.
Các đầu vào chủ yếu trong sản xuất thép gồm quặng sắt để luyện phôi, than coke, điện.
HPG có thể tự sản xuất hoặc mua từ các công ty trong nước nguồn quặng sắt và than coke.
Chính điều này giúp công ty cắt giảm được chi phí trong nhiều công đoạn sản xuất. Vì vậy,
phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng như thép cuộn, thép thanh và thép hình do HPG
sản xuất đều có giá thành thấp hơn nhiều so với các đối thủ trong ngành.
 Nhu cầu quặng sắt của HPG hiện nay khoảng 600.000 tấn/năm và tăng lên đến 1,5 triệu
tấn/năm khi giai đoạn 2 của khu liên hợp được hoàn thành vào năm 2013. Trong năm
2011, HPG đã tự chủ được trên 35% nhu cầu quặng sắt và phần còn lại được mua từ
công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với mức giá trung bình khoảng 80-100 đô la/tấn.
HPG đã đưa hai nhà máy tuyển quặng sắt mới vào hoạt động từ cuối năm 2011 với công
suất thiết kế khoảng 600.000 tấn/năm và nâng tổng công suất khai thác quặng sắt lên 1
triệu tấn/năm. Theo ước tính chi phí khai thác quặng sắt của HPG ở hai quặng mới này
khoảng 100-110 đô la/tấn, thấp hơn 25% so với giá quặng sắt trung bình trong quý 1 vừa
qua trên thị trường thế giới.

 Chi phí quặng sắt chiếm khoảng 30% giá thành của HPG, vì vậy riêng việc tiết kiệm
được 25% chi phí quặng sắt đã giúp HPG giảm giá thành sản phẩm thép xây dựng 7%.
Các quặng sắt dưới quyền quản lý và khai thác của HPG có tổng trữ lượng lên tới 60
triệu tấn quặng và có thể đáp ứng nhu cầu quặng sắt của HPG trong tương lai.
 Nhu cầu than coke của HPG hiện tại là 161.000 tấn/năm và sẽ tăng lên 390.000 tấn/năm
khi giai đoạn 2 của khu liên hợp đi vào hoạt động vào năm 2013. Công suất thiết kế của
nhà máy than coke hiện tại là 350.000 tấn/năm và 700.000 tấn/năm vào cuối quý 3 năm
2012. Vì vậy, nguồn than coke thừa sẽ phải được xuất khẩu sang các thị trường khác
như Nhật, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 Nhiệt lượng, một phụ phẩm trong quá trình sản xuất than coke có thể được sử dụng để
phát điện với chi phí chỉ bằng một nửa so với giá mua điện từ EVN. HPG dự kiến tự
cung cấp được khoảng 30-40% nhu cầu điện cho toàn khu liên hợp sắt thép bằng nguồn
năng lượng này, nhờ vậy lợi thế về giá thành của HPG càng được nâng cao.
Ngoài các nguyên liệu đầu vào mà Công ty tự chủ được, một số nguyên vật liệu đầu vào
phải mua hoặc nhập khẩu từ các nhà cung cấp trong nước và ngoài nước:
BigSun Group



Trang 17


-

Số lượng nhà cung cấp lớn bao gồm các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài. Các
nhà cung cấp trong nước không có khả năng hội nhập dọc thuận chiều, trong khi đó các
nhà cung cấp nước ngoài có khả năng hội nhập dọc thuận chiều do có ưu thế về vốn và

-


công nghệ nên có lợi thế để đe dọa thị phần Công ty.
Hiện nay, các nhà cung cấp đưa ra nhiều cách thức nhằm tăng lượng sản phẩm tiêu thụ
bằng cách: cạnh tranh giá tiến độ, chất lượng giao hàng, điều kiện thanh toán. Nên Công
ty có nhiều cơ hội để đàm phán, lựa chọn nhà cung cấp sao cho có lợi cho Công ty nhất.
Ngoài ra, Công ty còn Liên doanh – Liên kết với các công ty khác để đấu giá cung ứng

-

nhằm đưa ra mức giá thấp nhất.
Các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành thép phân bố ở nhiều nước trên thế giới nên
mức độ tập trung của các nhà cung cấp thấp, hơn nữa không có doanh nghiệp nào nắm
độc quyền trong lĩnh vực này nên không có tình trạng độc quyền bán. Nguyên liệu cho
ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt nên người mua có thể lựa chọn một hoặc
nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất.
 Kết luận: Áp lực từ phía nhà cung cấp ở mức trung bình.
2.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Trong năm 2011, ngành thép xây dựng Việt Nam trải qua một năm rất khó khăn do

chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt của chính phủ đã làm cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ
tầng và bất động sản trì trệ. Nhưng trong năm 2012 chính phủ đã chủ động mở rộng chính
sách tài khóa và tiền tệ trong bối cảnh cả lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều giảm mạnh.
Việc kích thích tăng trưởng qua chính sách tiền tệ thường có độ trễ khoảng 6 tháng vì vậy
hiệu quả của những chính sách khuyến khích tăng trưởng này sẽ là sự hồi phục của nền kinh
tế vào năm 2013.
Tăng trưởng GDP sẽ sớm hồi phục lại mục tiêu trung bình dài hạn 7% từ năm 2013.
Cùng với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn; tốc độ đô thị hóa khoảng 3,4%/năm và nhu
cầu xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp của Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành thép tăng
trưởng trung bình khoảng 9%/năm trong giai đoạn 2012-2020. Nhờ vậy, xây dựng cơ sở hạ
tầng và công nghiệp được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại và kích thích tiêu thụ của ngành thép.
Hơn nữa, chi phí đầu vào trong sản xuất thép cũng đang theo xu hướng giảm trong năm

2012. Giá thép phế và than coke trên thị trường thế giới đã giảm 8% và 20% trong sáu tháng
vừa qua. Tất cả những điều này cho thấy triển vọng về chu kỳ hồi phục của ngành thép sẽ
bắt đầu vào năm 2013. Được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển cao trong những năm
tới nên ngành Thép Việt Nam có sự tham gia của nhiều NĐT nước ngoài với công suất hiện
đại, vốn lớn và nhiều doanh nghiệp trong nước muốn tham gia nhập ngành. Các doanh

BigSun Group



Trang 18


nghiệp gia nhập về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có
lợi thế về vốn lớn và công nghệ.
Sự ra đời của các nhà máy phôi thép, cán thép lớn đi vào hoạt động như công ty TNHH
thép đặc biệt Thắng Lợi; CTCP thép Việt Ý, nhà máy thép cán nguội POSCO Vũng TàuViệt Nam; CTCP Thép Việt; chưa kể các dự án thép ngoài quy hoạch làm cho sự cạnh tranh
và thách thức trong ngành thép gay gắt hơn.
- Trong ngành thép cán nóng, các sản phẩm thép (chủ yếu là thép xây dựng) có tính tiêu
chuẩn hoá cao, các sản phẩm thép không có tính khác biệt hóa cao, dẫn đến rào cản nhập
-

ngành thấp.
Hòa phát có thể tận dụng được tính kinh tế nhờ quy mô dựa vào dự án Khu liên hợp sản
xuất gang thép Hòa Phát (KLH) tại Hải Dương với sản lượng 400,000 tấn phôi thép/năm
(trong giai đoạn I) cung cấp cho nhà máy cán thép của KLH, góp phần đưa năng lực sản
xuất thép xây dựng của Tập đoàn Hòa Phát lên 700,000 tấn/năm cung cấp cho thị
trường; HPG dự kiến đưa giai đoạn 2 của nhà máy mới vào hoạt động từ 2013 để mở
rộng năng lực sản xuất thêm 77% và tăng tỷ trọng sản lượng sản xuất từ nhà máy mới từ
50% hiện nay lên 74%. Với việc đạt được tính kinh tế nhờ quy mô đã tạo cho thép Hoà

Phát luôn có giá thành thấp hơn 5 – 7% so với thị trường. Đây được xem là thành viên
đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất thép của Hòa Phát và tạo ra rào cản nhập

-

ngành cao đối với các đổi thủ tiềm ẩn của thép Hòa Phát.
Thép Hòa Phát có một mạng lưới phân phối tương đối rộng với 20 đại lý ở miền Bắc, và

-

hệ thống chi nhánh khắp cả nước.
Khả năng gia nhập ngành thép của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu hút vốn đầu
tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định pháp luật của Việt Nam. Việc tiếp nhận
các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng thẩm định về năng lực
vốn cũng như chưa có các quy định rõ ràng về công nghệ và cam kết về môi trường với
các dự án. Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng

-

sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành.
Trong thời gian tới các mặt hàng thép của ASEAN sẽ được nhập khẩu với mức thuế suất
0% sẽ là một trong những đối thủ tiềm ẩn đối với các công ty trong ngành. Với chính
sách tạm ngừng cấp giấy phép thành lập các dự án sản xuất thép mới ở trong nước thì
đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của các công ty trong nước hiện nay sẽ chỉ là thép nhập khẩu

-

từ nước ngoài.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam phụ thuộc vào lượng phôi thép
nhập khẩu rất lớn ( chiếm khoảng 60%), tuy các doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro tỷ giá

rất lớn, nhưng các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp liên doanh lại có cơ hội tiếp

BigSun Group



Trang 19


cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, chính phủ đang có
nhiều dự án cũng như chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được
với nguồn vốn ưu đãi để tham gia luyện phôi để hạn chế sự khan hiếm phôi và sự phụ
-

thuộc vào giá phôi thế giới.
Tuy có những ưu đãi từ chính sách nhà nước, nhưng các dự án sản xuất thép đòi hỏi
lượng vốn lớn để đầu tư cho công nghệ do đó sẽ ra đời nhiều doanh nghiệp liên doanh

-

với nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương, cả nước có 65 dự án thép có công suất thiết kế từ 100.000
tấn/năm trở lên, trong đó có 58 dự án trong nước và 7 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư là
41.623 tỉ đồng và 19.878 triệu USD. Điều đáng nói là trong số các dự án kể trên, có tới
32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tập
trung ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương... và trong số
này có hơn 20 dự án là địa phương cấp sai thẩm quyền.Tổng công suất thiết kế vào
khoảng 26 triệu tấn/năm, chưa kể tới 2 dự án lớn của tập đoàn Tata (Ấn Độ) liên doanh
với Tổng công ty Thép Việt Nam tại KCN Vũng Áng có công suất 5 triệu tấn/năm và dự
án thép tấm cán nóng tại Bà Rịa – Vũng Tàu do Tổng công ty Thép Việt Nam mua lại

của Tập đoàn Essar có công suất 2 triệu tấn/năm. Trong khi đó, với quy hoạch trong điều
kiện kinh tế tăng trưởng tốt, đến năm 2020, Việt Nam cũng chỉ tiêu thụ khoảng 20 triệu
tấn/năm. Nhu cầu về thép rất khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế và thị
trường xây dựng. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới và các nhà đầu tư nước

-

ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng dư thừa thép.
Những xu hướng như tích hợp dọc (tích hợp từ khâu khai thác quặng, tinh luyện quặng,
luyện phôi, cán thép, phân phối và chế biến các sản phẩm từ thép) và đầu tư vào công
nghệ hiện đại đang tạo ra hàng rào gia nhập cao với các đối thủ tiềm năng trong ngành
thép cán nóng cũng đang tạo ra hàng rào gia nhập cao đối với các đối thủ gia nhập tiềm
năng trong ngành sản xuất thép vì để có được lợi thế về chi phí như các doanh nghiệp
thép lớn trên buộc các đối thủ gia nhập tiềm năng phải đầu tư lớn vào công nghệ hiện
đại và cũng phải thực hiện tích hợp dọc. Điều này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn và phải
chấp nhập chịu lỗ trong giai đoạn đầu để chiếm lĩnh thị phần nhằm phát huy tính kinh tế
nhờ quy mô. Điều này rất mạo hiểm và có nguy cơ thất bại cao trong trường hợp các
công ty thép hiện hành thực hiện giảm giá để phản ứng. Đây có thể là một trong những
lý do giải thích tại sao có rất nhiều dự án thép lớn của các công ty nước ngoài đã được
các tỉnh cấp phép nhưng đến nay chưa khởi động thực hiện và đã bị rút giấy phép.

BigSun Group



Trang 20


-


Các dự án ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ, xây dựng nhà
xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,…tạo ra rào cản nhập ngành cao đối với các đối thủ

-

tiềm năng.
Theo quy định trong chiến lược quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007 – 2015 thì từ năm
2011 trở đi, các nhà máy sản xuất gang, phôi thép, cán thép mới được khởi công xây
dựng phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, phải được trang bị các
thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, thiết bị đồng bộ
mang tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng thấp. Quy định về quy
mô nhà máy mới bao gồm dây chuyền cán thép có công suất trừ 500,000 tấn/năm trở
lên; lò cao BF có dung tích hữu ích lớn hơn 700 m3; lò điện có công suất tối thiểu 70
tấn/mẻ; lò thổi ôxy có công suất tối thiểu 120 tấn/mẻ; loại bỏ dần sử dụng cá công nghệ
và máy móc lậc hậu như lò cao dưới 200m3. Như vậy trong tương lai, Việt Nam sẽ dần
loại bỏ các nhà máy sản xuất thép có quy mô nhỏ, các nhà máy mới thành lập phải đảm
bảo về quy mô cũng như yêu cầu về bảo vệ môi trường. Với những quy định cho các
doanh nghiệp mới như vậy tạo ra rào cản nhập ngành cao.
 Như vậy kết luận: Khả năng gia nhập ngành thép của các đối thủ tiềm ẩn là cao.
2.1.2.5 Sản phẩm thay thế.
Sản phẩm thay thế cho thép là sản phẩm làm từ các nguyên liệu khác như: gỗ, nhựa.
Với đặc tính chịu lực, chịu nhiệt cao, kết cấu bền vững nên thép ngày càng được ưa

chuộng trên thị trường do vậy mà các nguyên liệu thay thế như gỗ, nhựa sẽ khó mà thay thế
được thép.
Thép được coi là lương thực của mọi ngành công nghiệp. Hiện nay chưa có nhiều nguồn
tài nguyên hay chất liệu khác để thay thế thép trong xây dựng, chế tạo máy móc công nghiệp
hay trong quốc phòng. Vì vậy áp lực về sản phẩm thay thế đối với ngành thép rất ít.
 Các sản phẩm thay thế của thép là tác lực cạnh tranh yếu.
2.2. Môi trường bên trong.

2.2.1. Điểm mạnh.
- Khu liên hợp gang thép Hòa Phát sản xuất khép kín từ chế biến quặng sắt, than cốc,
luyện gang cho đến thành phẩm đầu ra là phôi thép thành phẩm và thép xây dựng trở
thành lợi thế cạnh tranh đặc biệt của HPG tận dụng được nguồn nguyên liệu sắt dồi
dào trong nước, giảm khâu trung gian, giảm chi phí vận chuyển và rủi ro tỷ giá khi
nhập khẩu và chủ động kiểm soát được chi phí các khâu sản xuất. Là doanh nghiệp đi
đầu mạnh dạn đầu tư, tính toán bài bản và kỹ lưỡng nên khu liên hợp đã sớm giúp sản
phẩm thép Hòa Phát có sức cạnh tranh cùng với thương hiệu tập đoàn nên thị phần
thép của HPG ngày càng được mở rộng, tháng 5/2011 HPG đã chiếm lĩnh vị trí thứ 1
trong thị phần thép xây dựng. Ngoài ra, ưu thế của khu liên hợp còn là tạo ra than
BigSun Group



Trang 21


coke không những đáp ứng nhu cầu mà còn được dùng để xuất khẩu giúp giảm chi
phí nhập khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho tập đoàn, nhà máy nhiệt điện cung cấp
được hiện nay 25-30% (sau khi hoàn thành giai đoạn 2 là 35-40%) tổng điện tiêu thụ
của KLH giúp HPG chủ động được nguồn điện cho sản xuất và giảm chi phí khi mà
-

giá điện ngày càng gia tăng.
Doanh nghiệp thép lớn nhất nhì Việt Nam, có thương hiệu mạnh, uy tín với 14% thị

-

phần thép xây dựng, 13,9% thị phần ống thép cả nước…
Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đều hỗ trợ cho nhau cho thấy sự đầu tư bài bản

của HPG: năng lượng khoáng sản hỗ trợ sản xuất thép, tiếp đó thép và xi măng, máy
xây dựng, nội thất, điện lạnh, cửa … là những sản phẩm hỗ trợ hoạt động xây dựng
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản. Sự hỗ trợ, việc kiểm soát hầu hết
các khâu sản xuất giúp sản phẩm của tập đoàn khả năng cạnh tranh mạnh, từ đó tạo ra

-

lợi thế, sức mạnh của toàn tập đoàn.
Chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất thép nhờ đầu tư mạnh vào mảng khai thác
khoáng sản và sản xuất than coke, do vậy giá thành sản xuất thép Hòa Phát thấp hơn

-

so với các DN cùng ngành.
Công ty có dây chuyền sản xuất khép kín từ luyện phôi, cán kéo thành thép thành

-

phẩm và kinh doanh thương mại luôn mặt hàng đó.
Năng lực tài chính vững mạnh.
Thép Hòa Phát có một mạng lưới phân phối tương đối rộng với 20 đại lý ở miền Bắc,

-

và hệ thống chi nhánh khắp cả nước.
Việt Nam có nguồn tài nguyên như quặng sắt và than nên chi phí giá vốn ở mức từ
trung bình đến thấp cho các doanh nghiệp thép có hoạt động luyện phôi từ quặng sắt

-


theo công nghệ lò cao (dùng than coke).
Thương hiệu uy tín, uy tín được khẳng định qua việc cung cấp cho các dự án có uy

-

mô lớn thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất thép giúp tăng năng suất, hạ giá thành, nâng

-

cao chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp đa ngành nghề, trong đó có hoạt động bất động sản và sản xuất đồ nội

-

thất. Đây là 2 lĩnh vực giúp tiêu thụ thép xây dựng và ống thép của HPG.
Ngành thép đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nguyên liệu cho hoạt
động cho hầu hết các ngành, đặc biệt là ngành xây dựng. Điều này cho thấy đầu ra

-

của ngành thép rất ổn định.
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là quặng và than nên chi phí giá
vốn của ngành sẽ tương đối ổn định.
Chi phí nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ lớn.
2.2.2. Điểm yếu.
Khả năng quản lý chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng quy mô sản xuất.

BigSun Group




Trang 22


-

Đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa quen với công nghệ hiện đại.
Do đầu tư nhiều dự án dài hạn như các dự án BĐS, khoán sản, gang thép… khiến
HPG rơi vào tình trạng vay nợ tương đối lớn trong bối cảnh lãi suất cho vay cao, dẫn

-

đến chi phí tài chính cao, làm giảm lợi nhuận.
Trong bối cảnh lãi suất cho vay cao, chi phí tài chính của HPG sẽ tăng, dẫn đến lợi

-

nhuận giảm.
Cán cân ngoại tệ chưa cân đối, tiềm ẩn rủi ro về biến động tỷ giá.
Doanh nghiệp chưa thể phân tích dự đoán được nhu cầu tiêu thép để có thể chủ động

hoạt động sản xuất kinh doanh và tránh rủi ro.
2.3. Ma trận SWOT.
Để nhận diện và phân tích cơ hội, nguy cơ, thách thức cũng như điểm mạnh và điểm của
tập đoàn Hòa Phát, tác giả sử dụng công cụ SWOT là một công cụ định tính hữu hiệu trong
dự báo và đưa ra chiến lược trong tương lai.
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)


 Doanh nghiệp thép lớn nhất nhì Việt Nam, có  Khả năng quản lý chưa theo kịp tốc
thương hiệu mạnh, uy tín với 14% thị phần
thép xây dựng, 13,9% thị phần ống thép cả

độ tăng trưởng quy mô sản xuất.
 Đội ngũ cán bộ công nhân viên

chưa quen với công nghệ hiện đại.
nước…
 Do đầu tư nhiều dự án dài hạn như
 Chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất thép nhờ
các dự án BĐS, khoán sản, gang
đầu tư mạnh vào mảng khai thác khoáng sản và
thép… khiến HPG rơi vào tình
sản xuất than coke, do vậy giá thành sản xuất
trạng vay nợ tương đối lớn trong
thép Hòa Phát thấp hơn so với các DN cùng
bối cảnh lãi suất cho vay cao, dẫn
ngành.
 Công ty có dây chuyền sản xuất khép kín từ
đến chi phí tài chính cao, làm giảm
luyện phôi, cán kéo thành thép thành phẩm và
kinh doanh thương mại luôn mặt hàng đó.
 Năng lực tài chính vững mạnh.
 Thép Hòa Phát có một mạng lưới phân phối

lợi nhuận.
 Trong bối cảnh lãi suất cho vay cao,
chi phí tài chính của HPG sẽ tăng,


dẫn đến lợi nhuận giảm.
tương đối rộng với 20 đại lý ở miền Bắc, và hệ  Cán cân ngoại tệ chưa cân đối, tiềm

thống chi nhánh khắp cả nước.
ẩn rủi ro về biến động tỷ giá.
 Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đều hỗ trợ  Doanh nghiệp chưa thể phân tích dự
cho nhau : năng lượng khoáng sản hỗ trợ sản

đoán được nhu cầu tiêu thép để có

xuất thép. Sự hỗ trợ, việc kiểm soát hầu hết các

thể chủ động hoạt động sản xuất

khâu sản xuất giúp sản phẩm của tập đoàn khả

kinh doanh và tránh rủi ro.

năng cạnh tranh mạnh, từ đó tạo ra lợi thế, sức

BigSun Group



Trang 23


×