TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-------------***------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN
LIỀN VỚI ĐẤT TẠI XÃ PHÚC LÂM – HUYỆN MỸ ĐỨC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Khuy
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Huyền
Lớp: CĐ11QĐ1
Mã sinh viên: CC01104220
Hà Nội/ 2015
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua
nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo
vệ được vốn đất đai như ngày nay.
Việc quản lý và sử dụng quỹ đất được thực hiện theo quy định của nhà
nước, tuân thủ luật đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luật đất
đai 2003 ra đời đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại
diện là chủ sở hữu. Nhà nước không trực tiếp sử dụng mà trao quyền sử dụng
đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức…Chứng thư pháp lý thiết lập mối quan hệ
giữa nhà nước và người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền đất
đai là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất. Vì vậy, viêc cấp giấy chứng nhận có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, nó không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý đất đai mà còn giúp người
sử dụng đất yên tâm sản xuất, đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình trên đất góp
phần ổn định cuộc sống và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Công tác cấp giấy
chứng nhận cần được tiến hành theo trình tự , thủ tục mà pháp luật quy định
đồng thời phải đảm bảo tính nhanh chóng, thuận tiện cho đối tượng sử dụng đất.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng đất rất phức tạp, tuy nhiên công tác
cấp giấy chứng nhận còn chậm, công tác quản lý đất đai còn rườm rà, thiếu sự
thống nhất. Việc đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận là rất cần thiết để phát
triển một thị trường bất động sản một cách minh bạch, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cũng như hạn chế những tranh chấp trong
quá trình sử dụng đất đai.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận
quyến sử dụng đất hợp pháp của con người sử dụng đất đối với mảnh đất của mình
vào các mục đích cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu chuyên đề“Đánh giá tình hình
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất tại tổng cục quản lý đất đai”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2
a. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng cấp Giấy chứng nhận tại tổng cục
quản lý đất đai.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong
công tác cấp Giấy chứng nhận tại địa bàn.
b. Yêu cầu nghiên cứu
- Nghiên cứu và nắm vững luật đất đai, các văn bản pháp luật liên quan
tới việc cấp giấy chứng nhận.
- Thu thập đầy đủ các thông tin tài liệu liên quan tới việc cấp giấy chứng
nhận trên địa bàn.
- Nguồn số liệu, các tài liệu thu thập phải có độ chính xác, tin cậy phản
ánh đúng tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn.
- Số liệu điều tra thu thập phải được phân tích, đánh giá trên cơ sở khác
quan, đúng quy định của pháp luật.
- Đề xuất một số giải pháp giải có tính thực tiễn cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạitổng cục quản lý đất
đai.
4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu những quy định chung về cấp giấy chứng nhận.
- Tìm hiểu những quy định cụ thể về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn .
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình công tác quản
lý nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn .
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề khó khăn
trong việc cấp giấy chứng nhận trên địa bàn .
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp điều tra cơ bản
Phương pháp này nhằm mục đích thu thập số liệu và tài liệu phục vụ cho
quá trình nghiên cứu. Phương pháp này thực hiện qua 2 giai đoạn:
3
- Điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông
qua các phòng ban, mạng internet…Các số liệu thu thập gồm: điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn.
- Điều tra ngoại nghiệp: Khảo sát ngoài thực địa nhằm xác minh, chính
xác hóa. các số liệu, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra nội nghiệp.
b. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành thống kê, tổng
hợp để tìm ra mối quan hệ giữa chúng.
- Phân tích, xử lý các số liệu để đánh giá hiện trạng, tìm ra những kết quả
đạt được và những mặt còn hạn chế của vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số
giải pháp.
c. Phương pháp phân tích, so sánh
Từ những số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh để
làm rõ thực trạng, những mặt tích cực, những mặt tiêu cực từ đó nhận thấy
những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện để đưa ra những biện pháp giải
quyết có tính thực tiễn cao.
6. Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tình hình thu thập tại liệu tại địa phương.
Chương 2: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạitổng cục quản lý đất đai.
4
Chương 1: TÌNH HÌNH THU THẬP TÀI LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.1.
Căn cứ pháp lý.
1.2.
Nguồn tài liệu thu thập được tại địa phương.
1.3.
Đánh giá tài liệu thu thập được tại địa phương và các văn bản pháp
quy đã và đang thực hiện.
Chương 2: TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN
VỚI ĐẤT TẠI PHƯỜNG ĐỨC THẮNG - QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TP HÀ NỘI.
2.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.
Điều kiện tự nhiên
2.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.
Tình hình quản lý và sử dụng đất
2.2.1.
Tình hình công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.2.2.
Hiện trạng sử dụng đất.
2.2.3.
Đánh giá chung.
2.3.
Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
5
tài sản khác gắn liền với đất
2.3.1.
Kết quả cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sử dụng đất.
2.3.2.
Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận.
2.4.
Đánh giá chung.
2.5.
Đề xuất giải pháp
2.5.1.
Giải pháp về cơ chế, chính sách
2.5.2.
Giải pháp về nguồn nhân lực
2.5.3.
Giải pháp về công nghệ
2.5.4.
Một số giải pháp khác
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.
Kết luận
2.
Kiến nghị
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
ThS. Nguyễn Thị Khuy
Nguyễn Thành Trung
6
7