Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ vốn KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH MTV KINH đô mền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.45 MB, 121 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
*****************************

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH ĐÔ MỀN BẮC

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
*****************************

Tác giả: - ThS. Tạ Thị Bẩy

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH ĐÔ MỀN BẮC

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

(Ký tên đóng dấu)


ThS. Tạ Thị Bẩy

HÀ NỘI, NĂM 2015

MỤC LỤC


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...

109
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….
110


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.2: Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.3 Tình hình đầu tư TSCĐ của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.4 Nhu cầu vốn lưu động của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.5 Huy động vốn kinh doanh của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.6 Tình hình tài trợ của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.7 Chi phí sử dụng của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.8 Cơ cấu vốn cố định của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.9 Cơ cấu TSCĐ của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.10: Dây chuyền công nghệ của Công ty Kinh Đô mền Bắc
Bảng 3.11 Tình hình khấu hao TSCĐ của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.12 Tình hình sửa chữa, nâng cấp TSCĐ của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.13 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Kinh Đô miền Bắc

Bảng 3.14 Tình hình vốn bằng tiền của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.15: Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.16 Tình hình hàng tồn kho của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.17 Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.18 Tình hình các khoản phải thu của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.19 So sánh vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.20 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.21 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.22 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.23 Bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 3.24. Tăng trưởng kinh tế hàng năm theo điều kiện quốc tế và quyết tâm cải cách
106
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

TỪ VIẾT TẮT
Công ty Kinh Đô miền Bắc
SXKD

TNDN
TSCĐ
TSLĐ
VCĐ
VCSH
VLĐ
XDCB

TÊN VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc
Sản xuất kinh doanh
Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Vốn cố định
Vốn chủ sở hữu
Vốn lưu động
Xây dựng cơ bản


TÓM TẮT
1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả công tác quản trị vốn kinh doanh tại Công ty
TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc.
2. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về quản trị vốn, hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền
Bắc.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của Công ty TNHH

MTV Kinh Đô miền Bắc
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn để thu thập dữ liệu. Sau đó, sử dụng
phần mềm máy tính để xử lý dữ liệu thô. Cuối cùng, sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, so sánh, đối chiếu, phân tích và lấy ý kiến của chuyên gia để rút ra những kết
luận mang tính lý luận và thực tiễn.
4. Kết quả
Đề tài đánh giá khái quát về hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại Công ty
TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc. Và thấy rằng, công tác quản trị vốn của Công ty khá
hiệu quả, các chỉ tiêu tài chính biến động theo xu hướng tốt. Tuy nhiên một số chỉ tiêu
tài chính biến động chưa theo một xu hướng nhất quán cho thấy những kết quả khả
quan của công tác quản trị vốn chưa thực sự bền vững. Đề tài đã tìm ra nguyên nhân
để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn tại Công ty.
5. Kết luận
Nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh cần thiết giúp Công ty tồn tại và
phát triển bền vững.


ABSTRACT
1. Objective research
Research and evaluate the effectiveness of governance in venture capital firm
North Kinh Do One member Company Limited.
2. Research Content
- The rationale for administration of enterprise business capital.
- The situation of the fund management business North Kinh Do One member
Company Limited.
- Solutions to improve the effectiveness of management's business capital North
Kinh Do One member Company Limited.
3. Research methods
Using observation and interviews to collect data. Then, using computer

software to process raw data. Finally, using descriptive statistical methods, compare,
compare, analyze and consult experts to draw conclusions theoretical and practical.
4. Result
Essential topics evaluation of the effectiveness of management at the venture
capital firm North Kinh Do One member Company Limited. And found that the
administration of the Company's capital are quite effective, the financial indicators
fluctuate good trend. However, some financial indicators do not follow a fluctuating
trend showed consistently positive results of the administration which is not really
sustainable. The study has found the cause so that the proposed solutions to improve
the efficiency of management in the company capital.
5. Conclusions
Improving the efficiency of management of business capital needed to help
companies survive and sustainable development.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề
 Đặt vấn đề
Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận để tối đa hoá giá trị doanh
nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm
khai thác và sử dụng một cách triệt để những nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải trú trọng công tác quản trị vốn kinh
doanh, bởi vốn có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc là công ty chuyên về sản xuất bánh
kẹo, nhiều sản phẩm sản xuất có tính chất mùa vụ (bánh trung thu, bánh kẹo các loại
phục vụ dịp lễ tết Nguyên Đán..), nhiều loại bánh có hạn sử dụng ngắn (bánh mỳ các
loại).

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi tình hình kinh tế khó khăn,
bánh kẹo không phải là thứ sản phẩm được ưu tiên sử dụng. Nên việc phân bổ, sử
dụng số vốn với hiệu quả cao nhất ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp trên thương
trường. Vì vậy cần có chiến lược bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh.
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy các đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề quản trị vốn
kinh doanh khá nhiều. Nhưng đề tài nghiên cứu một cách toàn diện các nội dung về
quản trị vốn kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ (chuyên
sản xuất và chế biến bánh, kẹo, kem..) liên quan trực tiếp đến Công ty TNHH MTV
Kinh Đô miền Bắc thì chưa có.
Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của quản trị vốn kinh doanh, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc”
 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát
triển của doanh nghiệp. Vấn đề quản trị vốn kinh doanh luôn được các nhà quản trị
doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy, đã có khá nhiều các công trình khoa học tại Việt Nam
và trên thế giới nghiên cứu về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, quản
trị vốn kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp:
Ngoài nước:
Trên thế giới, đã có khá nhiều đề tài liên quan đến vấn đề quản lý các loại vốn
8


kinh doanh (vốn cố định, vốn lưu động...), hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và tác
động của nó đến khả năng thanh toán, lợi nhuận... của doanh nghiệp. Cụ thể:
1. Đề tài “Working capital management in trading and manufacturing firms in
ACCRA and Its effect on liquidity and profitability – A Focus on Inventory and Trade
Receivables” – Florence Amoaba Adu, 2013: Công trình nghiên cứu này đã khám phá
những phương thức quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp nhỏ sử dụng yếu tố hàng
tồn kho và tín dụng thương mại. Thông qua bảng câu hỏi và các tài liệu kế toán đã cho

thấy các doanh nghiệp nhỏ cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý vốn lưu động cũng
như thông qua việc áp dụng các chỉ tiêu hàng tồn kho và quản lý các khoản phải thu
thương mại hoạt động hiệu quả. Các Công ty được lựa chọn có dấu hiệu ổn định lợi
nhuận và khả năng thanh khoản.
2. Công trình “The effect of company characteristics on working capital
management Authors” - Alexandra Rimo, 2010: Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng
của đặc điểm Công ty đến công tác quản lý vốn lưu động. Tác giả sử dụng phương
pháp định lượng để kiểm tra mối quan hệ giữa Công ty và đặc điểm chu kỳ chuyển đổi
tiền tệ như một biện pháp làm việc quản lý vốn tại các Công ty được niêm yết tại Thụy
Điển. Sử dụng phương pháp hồi quy, kết quả cho thấy các đặc tính Công ty bao gồm
lợi nhuận, dòng tiền hoạt động, quy mô Công ty, tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ hiện tại
và tỷ lệ nợ… ảnh hưởng đến quản lý vốn lưu động của Công ty.
Trong nước:
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về các loại vốn kinh doanh,
quản lý vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Cụ thể như sau:
 Các đề tài về quản trị vốn kinh doanh
1. Đề tài “Khai thác các nguồn vốn và biện pháp quản lý sử dụng vốn trong các
doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ ngành Giao thông vận tải” – Trương Thị Hà
(2002): Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về khai thác nguồn vốn và quản
lý sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thông qua phân tích
thực trạng khai thác các nguồn vốn, tình hình quản lý sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ ngành giao thông vận tải, chỉ ra những thành tựu,
tồn tại và nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số
biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn, quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp vận
tải hàng hóa đường bộ ngành giao thông vận tải.
Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến nội dung hoạch định nguồn vốn và xác định
nhu cầu vốn từ đó lên kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn vốn đó.
2. Đề tài “Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh ở Công ty Xuất nhập khẩu Cung
9



ứng Vật tư thiết bị đường Sắt (Virasimex)” – Hoàng Thị Bích Liên (2003): Bằng cách
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị vốn kinh doanh, cùng với đánh giá và
kết luận ban đầu về những vấn đề thuận lợi và khó khăn trong nền kinh tế thị trường
hiện nay đối với vấn đề quản trị vốn kinh doanh ở Công ty Virasimex. Tác giả đã đưa
ra những đánh giá mang tính khách quan và có những giải pháp có tính khoa học có
thể áp dụng vào thực tiễn nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của Công ty
Virasimex. Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo trình tự quản trị vốn kinh doanh.
Mục đích của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị vốn kinh
doanh nhưng chưa đưa ra các tiêu chí để đánh giá kết quả của quá trình quản trị vốn
kinh doanh tại đơn vị đã hiệu quả chưa.
3. Đề tài “Hoàn thiện quản trị vốn ở Tổng Công ty Thép Việt Nam” – Nguyễn
Minh Giang (2008): Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo nội dung quản trị vốn
kinh doanh. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị vốn kinh
doanh. Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh.. đề tài phản ánh thực trạng
quản trị vốn ở Tổng Công ty Thép Việt Nam và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm
hoàn thiện quản trị vốn ở Tổng Công ty.
So với các đề tài nghiên cứu về quản trị vốn khác, tác giả có bổ sung nội dung
về quản trị nguồn vốn nhưng trong nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tác giả
mới chỉ đánh giá được hiệu quả sử dụng của từng loại vốn mà chưa đánh giá được hiệu
quả sử dụng tổng vốn kinh doanh. Do đó chưa đánh giá được tổng quan về quản trị
vốn kinh doanh nói chung.
 Các đề tài về hiệu quả quản trị vốn kinh doanh
1. Đề tài “Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
các doanh nghiệp nhà nước ngành nhựa ở Việt Nam” – Trần Hồ Lan (2003): Luận án
nêu cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN ngành
nhựa. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và qua đó đề xuất các quan
điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp này.
Một trong các điểm mới của luận án đó là tác giả đã xem xét đến các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của sử dụng vốn nhưng luận án cũng chưa xem xét
hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ chi phí sử dụng vốn.
2. Đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các
doanh nghiệp khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho Công ty TNHH một
thành viên than thống nhất – TKV” – Nguyễn Quốc Tuấn (2012): Luận án đã khái quát
được thực trạng sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp than tại Quảng Ninh,
10


trong giai đoạn 2006 – 2010. Kết hợp tiếp cận kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp Trung Quốc. Luận án đã rút ra nhận xét về các yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó đề xuất
hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi để các doanh nghiệp
khai thác than hiện nay căn cứ vào điều kiện đặc thù của doanh nghiệp áp dụng nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của đơn vị.
Tuy nhiên trong nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tác giả chưa đánh giá
về chi phí sử dụng vốn.
3. Đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty cổ phần Dịch vụ viễn thông và in Bưu điện” – Nguyễn Thị Lệ Quyên (2012): Đề tài
đã hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mà
tác giả đưa ra phù hợp với nội dung vốn kinh doanh mà tác giả nghiên cứu. Tác giả đã
đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn kinh doanh nói
chung và các biện pháp riêng cho từng loại vốn.
Tuy nhiên để làm rõ vấn đề nghiên cứu, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc thu thập
và phân tích thông tin thứ cấp là chủ yếu. Và tác giả chưa xem xét đến sự ảnh hưởng
của công tác xác định nhu cầu vốn kinh doanh đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
4. Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần HIPT” –
Nguyễn Minh Tuấn (2013): Thông qua các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân
tích và tổng hợp đề tài đã tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ

phần HIPT từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại đơn vị nghiên cứu.
Tuy nhiên đề tài xem xét vấn đề quản lý vốn kinh doanh theo nội dung của vốn
kinh doanh (quản lý vốn lưu động, vốn cố định) nhưng các nhóm chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được đưa ra chưa sắp xếp theo tiêu chí này. Đề tài
chưa chỉ rõ hiệu quả sử dụng của từng loại vốn và của vốn kinh doanh nói chung.
Các đề tài trên cho thấy: Vấn đề quản trị vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu
quả quản trị vốn kinh doanh chủ yếu mới được nghiên cứu nội dung hiệu quả sử dụng
vốn. Các công trình nghiên cứu trên đều đã tập trung giải quyết các vướng mắc về mặt
lý luận, thực tiễn của phạm vị lĩnh vực mà các công trình nghiên cứu:
- Vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh, hiệu quả quản lý vốn kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn với các doanh
nghiệp, ngân hàng..
11


- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó đề xuất các quan
điểm, phương hướng và giải pháp quản trị vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tuy nhiên các đề tài trên vẫn còn một số khoảng trống về nội dung nghiên cứu
cần phải hoàn thiện. Trong phạm vi nghiên cứu các đề tài vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ
các nội dung về quản trị vốn kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
như:
- Trong nội dung về quản trị vốn kinh doanh, các đề tài chưa đề chú trọng đến
nội dung quản trị nguồn vốn.
- Trong nội dung về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh các đề tài:
+ Chưa xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ chi phí sử dụng vốn, bảo
toàn vốn.
+ Chưa đánh giá đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Hoặc đánh giá

hiệu quả sử dụng của từng loại vốn hoặc đánh giá hiệu quả của tổng vốn kinh doanh.
+ Chưa nghiên cứu đến sự ảnh hưởng của công tác xác định nhu cầu vốn kinh
doanh đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Điểm mới của đề tài: Đề tài nghiên cứu nội dung quản trị vốn kinh doanh một
cách toàn diện ở lĩnh vực mới (sản xuất bánh kẹo) và bổ sung các khoảng trống về nội
dung của các đề tài trước như:
- Nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các nội dung của quản trị vốn kinh doanh: Quản
trị nguồn vốn, quản trị vốn lưu động, quản trị vốn cố định với các nội dung dự
toán,huy động, sử dụng và đánh giá hiệu quả.
- Hệ thống đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh: Đánh
giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn và của tổng vốn kinh doanh.
- Xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới cả góc độ chi phí sử dụng vốn, bảo toàn
vốn.

1.2 Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng về quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH
MTV Kinh Đô miền Bắc, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị
vốn kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc.
 Mục tiêu cụ thể:
-

Hệ thống hóa lý luận cơ bản về vốn kinh doanh, quản trị vốn kinh doanh, hiệu quả
quản trị vốn kinh doanh.

-

Đánh giá thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền
12



Bắc.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại
Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc.
1.3. Cách tiếp cận
Do đề tài chủ yếu là đánh giá thực trạng về quản trị vốn kinh doanh của Công ty
TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc nên cách tiếp cận trong đề tài chủ yếu là:
Tiếp cận theo nội dung quản trị tài chính: Nghiên cứu vấn đề theo các nội dung
của quản trị vốn bao gồm xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn, tổ chức sử
dụng vốn và giám sát kiểm tra hiệu quả quản trị vốn. Trong mỗi nội dung quản trị lại
nghiên cứu theo từng loại vốn (vốn cố định, vốn lưu động). Đánh giá thực trạng quản
trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc theo nội dung công tác
quản trị xét cho từng loại vốn kinh doanh, Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qủa
quản trị vốn kinh doanh tại Công ty.

13


CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên việc đánh giá thực trạng công tác quản trị vốn
kinh doanh của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, từ đó đưa ra giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại Công ty.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
sản xuất.
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2014 đến tháng
6/2015, số liệu nghiên cứu từ năm 2012 – 2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung:

- Cơ sở lý luận về quản trị vốn kinh doanh, hiệu quả quản trị vốn kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền
Bắc.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh của Công ty TNHH
MTV Kinh Đô miền Bắc.
Đề tài đánh giá thực trạng quản trị vốn kinh doanh theo các nhóm chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu về nhu cầu vốn: Số vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định (TSCĐ); số
vốn chi sửa chữa, nâng cấp TSCĐ; Số vốn lưu động cần thiết.
- Chỉ tiêu về huy động vốn: Số vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; Tổng nguồn thường
xuyên, nguồn vốn tạm thời; Các hệ số cơ cấu nguồn vốn; Chi phí sử dụng vốn.
- Chỉ tiêu về sử dụng vốn: Khấu hao TSCĐ; Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động
như vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền..
- Chỉ tiêu về hiệu quản trị vốn:
+ Hiệu quả quản trị vốn cố định: Hiệu suất sử dụng VCĐ, hiệu suất sử dụng
TSCĐ, hàm lượng VCĐ…
+ Hiệu quả quản trị vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển VLĐ, hàm lượng VLĐ,
tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ…
+ Hệ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay vốn, ROA, ROE..
14


+ Số vốn kinh doanh được bảo toàn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
a) Nguồn số liệu
- Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc nghiên cứu các
văn bản Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, Các báo cáo của bộ phận Tài chính – Kế
toán, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh…. (như báo cáo tài chính, kế hoạch sản
xuất, kế hoạch kinh doanh…)
- Thông tin sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua trao đổi trực tiếp,

phỏng vấn các đối tượng liên quan như nhân viên bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận
sản xuất, bộ phận kinh doanh, nhân viên thuộc bộ phận quản lý nguyên liệu…
b) Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp này áp dụng để xử lý thông tin sau khi đã tu thập từ các phương
pháp khác nhau. Phương pháp này bao gồm:
+ Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng, biểu diễn bằng số liệu, đồ
thị, biểu đồ để tìm mối liên quan giữa các thông số, chỉ số khảo sát để xây dựng các
luận cứ, khái quát hóa vấn đề để rút ra được kết quả luận chính từ các nguồn dữ liệu
của các phương pháp thu thập khác nhau.
+ Sử dụng phần mềm Word, Excel để xây dựng biểu đồ, đồ thị, miêu tả các
mối liên quan xuất hiện trong vấn đề nghiên cứu
Đề tài được xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. Việc xử lý được thực hiện qua
các bước:
- Mã hóa số liệu: Các số liệu định tính (biến định tính) cần được chuyển đổi
(mã hóa) thành các con số. Các số liệu định lượng không cần mã hóa.
- Nhập liệu: Số liệu được nhập và lưu trữ vào file dữ liệu. Cần phải thiết kế
khung file số liệu thuận tiện cho việc nhập liệu.
- Hiệu chỉnh: Là kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số
liệu từ bảng số liệu ghi tay và file số liệu trên máy tính
c) Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử
dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc tính toán các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả lại thực trạng quản trị
vốn kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc: Mô tả thực trạng dự toán
vốn, tổ chức huy động và sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
15


- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử

dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các
mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các
định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh tình hình quản trị vốn kinh
doanh giữa các thời kỳ của Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc để thấy được xu
hướng biến động của các nội dung trong công tác quản trị vốn cũng như hiệu quả quản
trị vốn kinh doanh của công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc.
Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát: Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu, các
mối quan hệ tài chính để đánh giá về thực trạng và hiệu quả quản trị vốn kinh doanh
tại Công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc để từ đó đánh giá những kết quả đạt được,
những tồn tại và nguyên nhân của công tác quản trị vốn kinh doanh. Từ đó đưa ra các
giải pháp để khắc phục những tồn tại đó nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh
doanh.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp và nghiên
cứu các báo cáo chuyên đề để thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh tài chính, kế
toán quản trị nhằm góp phần phân tích và đưa ra các nhận định, kiến nghị chính xác
hơn về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH
MTV Kinh Đô miền Bắc.
Tác giả đã trao đổi trực tiếp và tham khảo ý kiến của các cán bộ nhân viên bộ
phận kế toán quản trị để đánh giá chính xác tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công
ty và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Từ đó tác giả đưa ra những
giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh
tại Công ty.

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Cơ sở lý luận của đề tài
3.1.1 Tổng quan về vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

3.1.1.1 Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh
a) Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính nó gắn liền với nền sản
xuất hàng hoá. Dưới góc độ là một phạm trù kinh tế, vốn là một điều kiện tiên quyết
của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau.
Do vậy, từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về vốn, ở mỗi một hoàn cảnh kinh tế
khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản suất, Mác cho rằng: Vốn
(tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản suất. Định nghĩa
của Mác về vốn có tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của
vốn. Bản chất của vốn là giá trị, mặc dù nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau: TSCĐ, nguyên vật liệu, tiền công... Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển
của nền kinh tế, Mác chỉ bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản suất vật chất và
cho rằng chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là
một hạn chế trong quan niệm về vốn của Mác.
Theo David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused trong cuốn (Kinh tế học)
thì: Vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá
và dịch vụ khác. Ngoài ra còn có vốn tài chính. Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng
được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này đã cho thấy
nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, nhưng hạn chế cơ bản là
chưa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn.
Theo từ điển Tiếng Việt, vốn là tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất,
kinh doanh nhằm sinh lợi.
Hiện nay khái niệm vốn kinh doanh được sử dụng phổ biến là:
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy
động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Do vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá
trị tài sản được doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời.
Về mặt hiện vật, vốn kinh doanh tồn tại dưới hình thức máy móc, nhà xưởng,

nguyên vật liệu… được sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích
17


sinh lời.
Về mặt giá trị, vốn kinh doanh biểu hiện dưới hình thái tiền tệ (một lượng tiền
nhất định) – đây là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp.
Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở, là
tiền đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh. Muốn đăng ký kinh doanh,
theo quy định của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ số lượng vốn
nhất định theo từng ngành nghề kinh doanh của mình. Không chỉ có vậy, trong quá
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở
rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động... cũng như tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng. Từ đó nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường.
b) Phân loại vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể nhận thấy rõ ràng vai trò quyết
định của vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn như thế
nào có ý nghĩa quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của doanh
nghiệp. Để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, nhà quản trị doanh nghiệp
cần hiểu rõ nội dung của từng loại vốn.
 Căn cứ vai trò và đặc điểm chu chuyển vốn.
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
giá trị tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn là tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển
hoặc thu hồi vốn dài (trên một năm hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp). Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ

(TSCĐ), bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính
dài hạn và các tài sản dài han khác.
Vốn cố định là số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của
vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình
độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Song ngược lại, những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh
hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển của vốn cố định.
- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ giá trị tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp.
18


Tài sản ngắn hạn là tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc thu hồi

vốn ngắn (trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của
doanh nghiệp). Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Tiền và các khoản
tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn
hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa qua nhiều
hình thái khác nhau. Với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là
tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng
hóa, kết thúc quá trình tiêu thụ thì trở về hình thái ban đầu là tiền. Đối với doanh
nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động từ hình thái vốn bằng tiền chuyển
sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Do hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là thường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng
diễn ra liên tục, lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu
động.
Cách phân loại cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn kinh doanh, từ
đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý, phân bổ và sử dụng hiệu quả để tăng
tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh.

 Căn cứ vào kết quả của hoạt động đầu tư
Theo căn cứ này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn kinh
doanh đầu tư vào tài sản lưu động (TSLĐ), TSCĐ và tài sản tài chính.
- Vốn kinh doanh đầu tư và TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành TSLĐ sử
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng
tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu và các loại TSLĐ khác.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành TSCĐ như
nhà xưởng, thiết bị, phát minh, sáng chế…
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính là số vốn đầu tư vào các tài sản tài
chính như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá
khác.
Mỗi loại tài sản đầu tư của doanh nghiệp có thời hạn và đặc điểm thanh khoản
khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian luân chuyển vốn và mức độ rủi ro
trong sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cách phân loại này giúp
doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tài sản phù hợp và hiệu quả.
3.1.1.2 Khái niệm và phân loại nguồn vốn kinh doanh
a) Khái niệm nguồn vốn
19


Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể huy động
vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau, như: Huy động vốn từ vốn vay, vốn chủ sở hữu, lợi
nhuận giữ lại để tái đầu tư hay phát hành các loại chứng khoán... Và các nguồn mà từ
đó doanh nghiệp có thể khai thác vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình được gọi là nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp.
Vậy, nguồn vốn (nguồn tài trợ) của doanh nghiệp là các nguồn tài chính mà
doanh nghiệp có thể khai thác, huy động để đáp ứng nhu cầu vốn tài trợ cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Phân loại nguồn vốn
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, nguồn tài trợ của doanh nghiệp có thể chia

thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:
Căn cứ vào quan hệ sở hữu
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại:
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu hình thành từ phần vốn ban đầu và các quỹ chuyên dùng của doanh
nghiệp.
Khi mới thành lập, mọi doanh nghiệp đều có số vốn ban đầu do chủ sở hữu
doanh nghiệp đóng góp, số vốn này là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Các hình thức sở hữu của doanh
nghiệp khác nhau thì phần vốn ban đầu này có nguồn khác nhau.
- Nợ phải trả: Vốn nợ phải trả là phần vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác,
huy động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng… để sử dụng
trong một thời gian nhất định, sau đó hoàn trả cho chủ nợ.
Căn cứ vào nguồn hình thành
Có một số nhà kinh tế cho rằng xét theo nguồn hình thành thì vốn kinh doanh
của doanh nghiệp được chia thành 4 loại như sau:
- Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là số
vốn cần thiết phải có hoặc số vốn chủ doanh nghiệp đăng ký khi thành lập doanh
nghiệp. Đó là số vốn của các thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn, của cổ đông
Công ty cổ phần, của chủ doanh nghiệp tư nhận hoặc vốn do nhà nước cấp…
- Vốn bổ sung: Là số vốn tăng thêm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
được trích lập từ lợi nhuận sau thuế, do ngân sách nhà nước cấp thêm, sự đóng góp của
các thành viên…
20


- Vốn liên doanh: Là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành ký kết hợp
đồng để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi
các bên góp vốn liên doanh.

- Vốn đi vay: Là phần vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác, huy động từ các
chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng… để sử dụng trong một thời
gian nhất định, sau đó hoàn trả cho chủ nợ
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Theo phạm vi huy động vốn, nguồn tài trợ của doanh nghiệp được chia thành
nguồn tài trợ nội sinh và nguồn tài trợ ngoại sinh.
- Nguồn tài trợ nội sinh hay còn gọi là nguồn tài trợ bên trong doanh nghiệp.
Đây là nguồn vốn có thể huy động được từ chính hoạt động của bản thân doanh
nghiệp ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. Nó thể hiện khả năng tự tài trợ vốn của
doanh nghiệp cho các hoạt động của mình.
Nguồn tài trợ nội sinh bao gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
+ Khấu hao TSCĐ.
+ Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
- Nguồn tài trợ ngoại sinh hay còn gọi là nguồn tài trợ bên ngoài doanh nghiệp.
Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được từ bên ngoài doanh
nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn
này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó góp phần gia tăng tiềm lực tài chính,
cũng như đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành một cách
thường xuyên và liên tục. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy
sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho phép doanh nghiệp huy động vốn từ bên
ngoài. Sau đây là một số hình thức chủ yếu:
+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
+ Vay người thân và bạn bè.
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
+ Thuê tài sản
+ Phát hành cổ phiếu, trái phiếu (đối với một số loại hình doanh nghiệp được
pháp luật cho phép).
Tác dụng của cách phân loại này: giúp nhà tài chính nắm bắt được tỷ trọng của từng
nguồn vốn theo phạm vi huy động, từ đó có thể tạo lập được cơ cầu vốn tối ưu nhất.

21


Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
- Nguốn vốn thường xuyên.
Vốn thường xuyên là số vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp
có thể sử dụng để đầu tư vào TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên cần
thiết cho hoạt động doanh nghiệp. Số vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài
hạn của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn tạm thời.
Vốn tạm thời là số vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh số có thể
sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này bao gồm các khoản vay ngắn
hạn và các khoản chiếm dụng của bạn hàng.
Ngoài ra, nếu căn cứ theo nguồn thì nguồn vốn kinh doanh bao gồm các loại
như vốn ngân sách cấp, vốn tín dụng, vốn trong thanh toán, vốn cổ phần, vốn liên
doanh liên kết, vốn góp từ các chủ sở hữu…
Việc phân loại vốn kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo toàn và phát
triển vốn. Mỗi cách phân loại cho ta hiểu rõ thêm về vốn theo từng khía cạnh. Mỗi loại
vốn đều có ưu nhược điểm riêng đòi hỏi phải được quản lý sử dụng hợp lý và chặt chẽ.
Đồng thời, mỗi loại vốn sẽ phát huy tác dụng trong những điều kiện khác nhau, trong
một cơ cấu vốn thích hợp.
3.1.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh
Theo James Stoner và Stephen Robbins “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”.
Đúng vậy, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong quản trị vốn của doanh nghiệp là
xác định nhu cầu vốn kinh doanh nhằm luôn tạo đủ vốn cho hoạt sản xuất kinh doanh
và tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn vốn để đưa vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là cùng với việc sử dụng, doanh

nghiệp phải thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, nhanh chóng có các biện
pháp khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn. Do đó, nội dung
quản trị vốn của doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
- Xác định nhu cầu vốn kinh doanh
- Tổ chức huy động vốn kinh doanh
- Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh
- Giám sát, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
22


3.1.2.1 Xác định nhu cầu vốn kinh doanh
Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh với mục đích là
nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn nếu để lượng dự trữ quá lớn, gây lãng phí nguồn lực.
Mặt khác việc lập kế hoạch về vốn cũng giảm thiểu các tác động tiêu cực do thiếu vốn
mang lại, tránh tình trạng bị động trong sản xuất kinh doanh.
a) Xác định nhu cầu vốn cố định
Xác định nhu cầu vốn cố định (VCĐ) là việc xác định số VCĐ cần thiết cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới tài sản cố định (TSCĐ). Do đó
nội dung quan trọng của việc xác định nhu cầu VCĐ chính là xác định nhu cầu mua
sắm TSCĐ.
Các TSCĐ của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đều bị hao
mòn sẽ đến lúc chúng không còn sử dụng được nữa hoặc có thể do nhiều nguyên nhân
mà cần thiết phải đổi mới TSCĐ hoặc phải thay thế, trang bị mới TSCĐ cho phù hợp
với nhu cầu sản xuất. Các doanh nghiệp thường tính toán một số chỉ tiêu cần thiết để
xem xét tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp sau đó phân tích nhu cầu cần thiết
đối với từng loại TSCĐ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp để lên kế hoạch đầu tư
TSCĐ cho đúng.
Như vậy, xác định nhu cầu VCĐ là việc doanh nghiệp xác định danh mục các
loại TSCĐ cần thiết phải mua sắm và cách thức mua sắm để xác định số vốn cần thiết.
Sau khi tính từng mục ta tổng hợp được yêu cầu vốn cố định của doanh nghiệp. Đây là

nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ vì nó là công tác khởi đầu
khi TSCĐ được sử dụng tại doanh nghiệp.
b) Xác định nhu cầu vốn lưu động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên,
liên tục. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh hàng ngày của doanh nghiệp
đều có liên quan đến vốn lưu động (VLĐ), đều trực tiếp làm cho vốn lưu động thay
đổi. Vì vậy, việc quản lý tốt vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đến việc hoàn thành
kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tích lũy cho doan
nghiệp.
Nhưng để làm được điều đó, trước hết doanh nghiệp cần xác định chính xác
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần
thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Số vốn đó cần phải
đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu,
phải trả giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Qui
23


mô của doanh nghiệp, đặc điểm, tính chất của ngành kinh doanh, sự biến động của giá
cả vật tư, hàng hóa, trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn, chính sách của doanh
nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa…Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh
hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp
quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả.
Xác định nhu cầu VLĐ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nhu cầu VLĐ phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất.
- Thực hiện tiết kiệm vốn lưu động.
- Khi xác định nhu cầu VLĐ phải dựa vào các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm,
kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí, kế hoạch thu mua nguyên vật liệu.
Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương pháp trực

tiếp hoặc gián tiếp:

 Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến
lượng VLĐ doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên.
Các bước tiến hành:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ nguyên vật liệu chính hoặc hàng hóa
Vnl = Mnl Nnl
Trong đó:
Vnl: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế hoạch.
Mnl: Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ kế
hoạch.
Nnl: Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính
Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính là số ngày kể từ khi doanh
nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, bao gồm: Số ngày
hàng đi trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày nhập kho cách nhau sau khi
đã nhân với hệ số xen kẽ vốn, số ngày chuẩn bị sử dụng và số ngày bảo hiểm.
+ Đối với các khoản vốn khác trong khâu dự trữ sản xuất như vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế..., nếu sử dụng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng
phương pháp tính toán như đối với nguyên vật liệu chính. Ngược lại, đối với các
khoản vốn sử dụng không nhiều, không thường xuyên, mức tiêu dùng ít biến động thì
có thể áp dụng phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm với tổng mức luân chuyển của
24


loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất. Công thức xác định như sau:
Vnk = Mlc T%
Trong đó:

Vnk : Nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tư khác trong khâu dự trữ kỳ kế
hoạch.
Mlc : Tổng mức luân chuyển của loại vốn vật tư đó trong khâu dự trữ kỳ kế
hoạch.
T% : Tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn đó so với tổng mức luân chuyển vốn của
loại vật tư đó ở kỳ báo cáo (kỳ gốc).
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm vốn sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm
dở dang), vốn chi phí chờ kết chuyển.
+ Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế (Vđc)
Nhu cầu vốn này được xác định theo công thức xác định như sau:
Vđc = Pn Ck Hs
Trong đó:
Vđc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo.
Pn : Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch.
Ck : Chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Hs : Hệ số sản phẩm đang chế.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đưa nguyên vật liệu
vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong và kiểm tra nhập kho.
Hệ số sản phẩm đang chế là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân sản phẩm
đang chế tạo và giá thành sản xuất sản phẩm.
+ Xác định nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển (chi phí phân bổ dần).
Chi phí chờ kết chuyển là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính
hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để
phản ánh đúng đắn tác dụng của chi phí và không gây biến động lớn đến giá thành sản
phẩm, bao gồm: Chi phí sửa chữa lớn, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, chế thử sản
phẩm...Vốn này được xác định như sau: Vpb = Vpđ + Vpt - Vpg
Trong đó:
Vpb: Vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch.
25



×