Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Quy hoạch hệ thống cấp nước thị xã hồng lĩnh giai đoạn 2015 – 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.21 KB, 98 trang )

Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Môi Trường – Trường Đại học Tài Nguyễn và
Môi Trường Hà Nội và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Ngọc Thuấn tôi đã
thực hiện đề tài “Quy hoạch hệ thống cấp nước Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2015 –
2025”.
Để hoàn thành đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tính
giúp đỡ giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện ở Trường
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn TS. Lê Ngọc Thuấn đã tận tình,
chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có rất cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Nhưng
do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô
giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 25 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Nguyệt Anh

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN


Khoa Môi Trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Nguyệt Anh. Sinh viên khoa Môi Trường – Trường Đại
học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của đồ án tốt nghiệp “Quy hoạch hệ thống
cấp nước Thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2015 – 2025” do tôi tự học tập và nghiên cứu,
không sao chép hay sử dụng bài làm của bất kỳ ai.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Quý Thầy
Cô và nhà trường.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Người cam đoan

Nguyễn Thị Nguyệt Anh

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
Thị xã Hồng Lĩnh được thành lập theo quyết định số 67/HĐBT ngày 02/03/1992

của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Diện tích tự nhiên 5.848,84 ha, có vai
trò là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, với cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp thương mại dịch vụ và du lịch gắn với kinh tế đường
8. Hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, Thị xã Hồng Lĩnh đã có sự phát triển
về mọi mặt quy mô dân số ngày càng gia tăng, kết cấu hạ tầng từng bước cải
thiện; công tác quản lý quy hoạch đã dần đi vào nề nếp, đất đai được sử dụng có
hiệu quả........................................................................................................................ 5
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, các công trình kiến
trúc đang được xây dựng nhanh chóng và đã vượt quá ranh giới quy hoạch lập
năm 1998 gây nên sự mâu thuẫn trong quản lý đất đai đô thị.................................5
Mặt khác đồ án quy hoạch trung lập năm 1998 đến nay được 5 năm hiện tại
không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới do tầm
nhìn hạn chế vì vậy định hướng không gian nội thị còn nhỏ hẹp không đủ để bố
trí các khu vực chức năng nâng thiết của đô thị như các khu dân cư mới, khu cây
xanh công viên văn hóa, thể thao; các trung tâm dịch vụ thương mại, khu công
nghiệp, khu du lịch để phục vụ nhu cầu hiện tại và đáp ứng nhu cầu phát triển
của tương lai đặc biệt là tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội – đô
thị cho thị xã................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN.............................................9
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC.....................................................................9
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP........19
PHỤ LỤC

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN


Khoa Môi Trường

DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
Thị xã Hồng Lĩnh được thành lập theo quyết định số 67/HĐBT ngày 02/03/1992
của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Diện tích tự nhiên 5.848,84 ha, có vai
trò là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, với cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp thương mại dịch vụ và du lịch gắn với kinh tế đường
8. Hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, Thị xã Hồng Lĩnh đã có sự phát triển
về mọi mặt quy mô dân số ngày càng gia tăng, kết cấu hạ tầng từng bước cải
thiện; công tác quản lý quy hoạch đã dần đi vào nề nếp, đất đai được sử dụng có
hiệu quả........................................................................................................................ 5
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, các công trình kiến
trúc đang được xây dựng nhanh chóng và đã vượt quá ranh giới quy hoạch lập
năm 1998 gây nên sự mâu thuẫn trong quản lý đất đai đô thị.................................5
Mặt khác đồ án quy hoạch trung lập năm 1998 đến nay được 5 năm hiện tại
không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới do tầm
nhìn hạn chế vì vậy định hướng không gian nội thị còn nhỏ hẹp không đủ để bố
trí các khu vực chức năng nâng thiết của đô thị như các khu dân cư mới, khu cây
xanh công viên văn hóa, thể thao; các trung tâm dịch vụ thương mại, khu công
nghiệp, khu du lịch để phục vụ nhu cầu hiện tại và đáp ứng nhu cầu phát triển
của tương lai đặc biệt là tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội – đô
thị cho thị xã................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN.............................................9
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC.....................................................................9
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP........19


GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

MỞ ĐẦU
Thị xã Hồng Lĩnh được thành lập theo quyết định số 67/HĐBT ngày
02/03/1992 của hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Diện tích tự nhiên 5.848,84
ha, có vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, với cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp thương mại dịch vụ và du lịch gắn với kinh tế đường
8. Hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, Thị xã Hồng Lĩnh đã có sự phát triển về mọi
mặt quy mô dân số ngày càng gia tăng, kết cấu hạ tầng từng bước cải thiện; công tác
quản lý quy hoạch đã dần đi vào nề nếp, đất đai được sử dụng có hiệu quả...
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, các công trình
kiến trúc đang được xây dựng nhanh chóng và đã vượt quá ranh giới quy hoạch lập
năm 1998 gây nên sự mâu thuẫn trong quản lý đất đai đô thị.
Mặt khác đồ án quy hoạch trung lập năm 1998 đến nay được 5 năm hiện tại
không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới do tầm nhìn hạn
chế vì vậy định hướng không gian nội thị còn nhỏ hẹp không đủ để bố trí các khu vực
chức năng nâng thiết của đô thị như các khu dân cư mới, khu cây xanh công viên văn
hóa, thể thao; các trung tâm dịch vụ thương mại, khu công nghiệp, khu du lịch để phục
vụ nhu cầu hiện tại và đáp ứng nhu cầu phát triển của tương lai đặc biệt là tạo bước đột
phá trong phát triển kinh tế - xã hội – đô thị cho thị xã.
Ngoài ra quy hoạch trung lập năm 1998 chưa có quy hoạch khống chế cao độ xây
dựng của từng khu vực và toàn Thị xã để làm cơ sở cho việc cấp phép xây dựng.
Trong thời gian qua Thị xã đã phải từng bước tiến hành quy hoạch chi tiết cục bộ để

đáp ứng nhu cầu xây dựng, vì vậy việc lập điều chỉnh quy hoạch chung nhằm khớp nối
các quy hoạch chi tiết vào trong một tổng thể không gian thống nhất quả toàn thị xã và
giải quyết các mâu thuẫn phát sinh, xác định một tầm nhìn mới về vai trò, chức năng,
mở rộng không gian đô thị cho Thị xã Hồng Lĩnh là vấn đề cần thiết và cấp bách phải
được làm ngay.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Địa hình
- Địa hình Thị xã Hồng Lĩnh bao gồm 3 dạng chính: Địa hình núi cao, địa hình
thung lũng hẹp và địa hình đồng bằng. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng
Đông Bắc -Tây Nam và từ Đông sang Tây.
- Địa hình núi cao với các đỉnh cao > 370mm. Độ dốc sườn núi > 20%, thuộc
huyện Nghi Xuân và Can Lộc.
- Địa hình thung lũng hẹp: chạy dọc theo Quốc lộ 8B thuộc xã Đậu Liêu, có cao
độ biến thiên từ (12-15)m.
- Địa hình đồng bằng: Nằm ở phía Tây của thị xã, thuộc huyện Đức Thọ trải dài
từ Bắc xuống Nam, với cao độ biến thiên trong khoảng (3-5)m.
1.1.2. Khí hậu
Thị xã Hồng Lĩnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mùa đông
lạnh do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, mùa hè khô, nắng nóng do ảnh hưởng gió mùa

Tây Nam.
1.1.2.1. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình của không khí: 23,8oC
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41oC
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 6,8oC
- Biên độ nhiệt trung bình ngày đêm: 6,2oC
- Số giờ nắng trung bình năm: 1800h/năm
1.1.2.2. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình năm tương đối cao, từ (84 - 86)%. Thời kỳ ẩm nhất
vào các tháng cuối mùa đông (tháng 1- tháng 3), tháng khô nhất là tháng 7 do có sự
xuất hiện của gió mùa Tây và Tây nam khô nóng (Gió Lào).
- Độ ẩm trung bình năm: 86%
- Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 90%
- Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 72%

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

1

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

1.1.2.3. Lượng mưa:
- Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, mưa tập trung nhất vào tháng 9 và tháng 10,
chiếm 45% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hồng Lĩnh có đặc thù dao động mạnh,
biên độ dao động xấp xỉ 1000 mm/năm.

+ Lượng mưa trung bình năm: (2000 - 2700) mm
+ Lượng mưa năm lớn nhất: 3605 mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 1450 mm (tháng 9)
+ Lượng mưa ngày lớn nhất: (500 - 600) mm.
+ Lượng mưa 1 ngày lớn nhất: 732 mm (ngày 23/10/1986).
+ Số ngày mưa trung bình trong năm: 155 ngày.
-Mùa từ tháng 5 đến tháng 8 (tháng khô nóng nhất là tháng 7 với sự xuất hiện của
gió Lào)
1.1.2.4. Gió:
+ Hướng gió chủ đạo trong mùa hạ là Tây và Tây Nam: Mùa Đông là gió Đông
Bắc
+ Tốc độ gió trung bình: (1,5 - 2,5) m/s. Tốc độ gió mạnh nhất khi có bão có thể
từ (30-40) m/s.
1.1.2.5. Bão:
Khu vực thị xã Hồng Lĩnh có dãy Hồng Lĩnh che chắn phía Đông Bắc, do đó
sức tàn phá của bão đối với thị xã đã được hạn chế phần nào so với các huyện khác
trong tỉnh và vùng ven biển miền Trung.
1.1.3. Thủy văn, hải văn:
- Thị xã Hồng Lĩnh, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông La (thuộc hệ
thống sông Cả), do có tuyến đê La Giang bảo vệ thị xã không bị ảnh hưởng ngập lũ do
sống.
- Chạy dọc phía Tây thị xã còn có nhánh sông Minh (kênh Nhà Lê) hợp lưu với
sông La theo hướng Tây Bắc thông qua cống Trung Lương.
- Vào thời điểm đóng cống Trung Lương sông Minh tiêu thoát theo hướng Nam .
- Hệ thống hồ: hiện tại thị xã đã có hồ Thiên Tượng vừa là hồ cảnh quan của khu
du lịch sinh thái, vừa là nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho thị xã. Ngoài ra một số dự
án hồ thủy lợi khác đang được triển khai như hồ Khe Dọc, hồ Đá Bạc (đang thi công).

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.


2

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

Thông số của hồ được thể hiện trên bản đồ hiện trạng Chuẩn Bị Kỹ Thuật và thoát
nước bẩn – vệ sinh môi trường – KTh04B
1.1.4. Đặc điểm địa chất
1.1.4.1. Địa chất công trình
Chưa có điều tra, thăm dò địa chất trên toàn thị xã. Tuy nhiên qua tài liệu khảo
sát địa chất tại vị trí một số công trình thủy lợi (hồ Đá Bạc, hồ Khe Dọc…) và thực tế
xây dựng, sơ bộ đánh giá địa chất công trình tại khu vực phía Đông thị xã và khu vực
chân núi, có nền tương đối ổn định (có một vài nơi có đá gốc lộ thiên). Tuy nhiên khi
xây dựng, cần khảo sát kỹ để cos giải pháp hợp lý đối với móng công trình, đặc biệt là
khu vực phía Tây thị xã là vùng thềm bồi (khu vực đất canh tác).
1.1.4.2. Địa chất
Theo tài liệu dự báo của Viện Vật Lý địa cầu – Việt Nam, khu vực nghiên cứu
thiết kế nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6. Cần có giải pháp an toàn cho công
trình ứng với cấp địa chấn đã xác định.
1.1.4.3. Địa chất thủy văn
Nguồn nước ngầm khu vực phía Tây thị xã khá dồi dào, cách mặt đất 8 - 12m,
tuy nhiên bị nhiễm mặn, không đủ tiêu chuẩn để cấp nươc sinh hoạt, nước sinh hoạt và
nước cho nhu cầu công ngiệp được lấy từ nguồn nước của các hồ thủy lợi và từ nguồn
nước sông.
1.1.4.4. Địa chất khoáng sản
Là vùng nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là các nguồn vật liệu xây dựng

như đất sét, sỏi, đá chẻ vv…
1.2. Tình hình hiện trạng xây dựng và hiện trạng kinh tế – xã hội
1.2.1. Hiện trạng dân số và lao động
Theo niên giám thống kê năm 2005. Dân số toàn thị xã là 36.630 người, trong đó
dân số nội thị là 14.872 người (chiếm 40,9% dân số toàn thị xã). Tỷ lệ tăng dân số
trung bình toàn thị xã là 0,6%, trong đó tăng tự nhiên là 0,6%, tăng cơ học hầu như
không có.
Tỷ lệ tăng dân số nội thị là: 0,86%, trong đó dân số tăng tự nhiên là 0,86%, tăng
cơ học hầu như không có.
Do sức hút đô thị kém,5 năm qua dân số thị xã không có tăng cơ học (Chi tiết tại
Bảng 1.1).
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

3

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

- Dân số trong tuổi lao động khu vực nội thị năm 2005 là: 6800 nười chiếm
45,4% so với dân số.
- Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là: 5900 nười, chiếm
87% số lao động trong độ tuổi (Chi tiết tại Bảng 1.2).
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã là: 5.848,84 ha.
- Trong đó nội thị là: 1.025,22 ha, ngoại thị là: 4.823,62 ha.
- Đất xây dựng đô thị tập trung tại phường Bắc Hồng và Nam Hồng. Tỷ lệ đất

dịch vụ, công nghiệp, cây xanh văn hóa thể thao còn rất thấp cho thấy đô thị chưa phát
triển vẫn mới chỉ là đô thị hành chính đơn thuần, chưa tương xứng với tiềm năng vad
vai trò là trung tâm kinh tế Vùng phía Bắc của Tỉnh như chiến lược phát triển kinh thế
của Tỉnh đề ra. (Chi tiết tại Bảng 1.3)
1.2.3. Hiện trạng giao thông
1.2.3.1. Giao thông đối ngoại
- Đường bộ :
Thị xã Hồng Lĩnh có 2 tuyến giao thông quốc gia quan trọng chạy qua thị xã là
Quốc lộ 1A và quốc lộ 8A.
Quốc lộ 1A : đoạn thị xã dài ~10km, mặt đường bô tông nhựa rộng 20.5m, nền
đường rộng 39-41m. Là tuyến đường bộ quốc gia Bắc Nam quan trọng đi qua thị xã,
kết nối thị xã với các vùng xung quanh.
Quốc lộ 8A (Hồng Lĩnh – cửa khẩu Cầu Treo) đoạn qua thị xã dài 4,35km, mặt
được bê tông nhựa rộng 16m, nền đường rộng 33-35m. Đây là tuyến giao thông quan
trọng nối thị xã Hồng Lĩnh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, là tuyến lưu thông hàng
hóa chủ yếu của khu vực miền Trung với nước bạn Lào.
Quốc lộ 8B (Hồng Lĩnh – Nghi Xuân) đoạn qua thị xã dài 5,18km, mặt đường bê
tông nhựa 9m, nền đường rộng 35m.
- Đường thủy
Sông Lam nằm cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 3km về phía Bắc, có khả năng
khai thác vận tải thủy lợi với các loại tàu ≤ 50 tấn, đoạn chạy qua thị xã dài 3,5km.
Hệ thống cảng Nghi Xuân cách thị xã khoảng 15km về phía Đông có thể khai
thác vận tải đường thủy phục vụ cho thị xã.
- Đường sắt
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

4

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM



Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

Tuyến đường sắt Bắc – Nam đi cách thị xã khoảng 15km về phía Tây. Tuy không
nằm trong phạm vi ranh giới thị xã Hồng Lĩnh nhưng tuyến đường sắt Bắc – Nam có
ảnh hưởng quan trọng tới sự trao đổi hàng hóa đối với sự phát triển của thị xã trong
tương lai. Tổng diện tích giao thông đối ngoại ~ 57 ha.
1.2.3.2. Giao thông đối nội
- Đường bộ
Hệ thống đường đô thị của thị xã Hồng Lĩnh có một mạng lưới đường khá hoàn
chỉnh. Dân cư, các công trình xây dựng dọc theo các tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 8A
với mật độ khá lớn. Mạng lưới đường được tổ chức theo mạng ô vuông khá dầy, mật
độ đường trung bình đạt 7km/km2.
Bề rộng chỉ giới đường đỏ các đường phố chính chỉ từ 12 - 15m lòng đường rộng
7,5 – 9m, kết cấu mặt đường nhựa và cấp phối.
Bề rộng chỉ giới đường đỏ các tuyến đường phần lớn còn lại từ 8 – 12m, lòng
đường 5,5 – 8m, kết cấu mặt đường là cấp phối, một số đường trong khu dân cư phía
Nam thị xã mới chỉ là đường đất
(Chi tiết tại Bảng 1.4)
- Đường sông
Trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh hiện tại có sông Minh, kênh 19/5 chảy qua có
khả năng đáp ứng các loại tàu có tải trọng ≤ 20 tấn.
Hệ thống bến bãi đỗ xe :Hiện tại trên địa bàn thị xã có một bến xe trung chuyển
với diện tích khoảng - 0,15ha nằm ở giã tư thị xã. Bến hiện còn thô sơ, có chức năng
chủ yếu là trạm trung chuyển các xe Bắc – Nam.
Tổng diện tích giao thông đối nội ~ 23,5ha.
1.2.4. Hiện trạng cấp điện
1.2.4.1. Nguồn điện

Nguồn điện cung cấp cho thị xã Hồng Lĩnh lấy từ các nguồn sau :
- Trạm 110kV Can lộc công suất 1 x 25MVA cách thị xã Hồng Lĩnh 10km.
- Trạm 110/35kV Linh Cảm công suất 1 x 25 MVA cách thị xã Hồng Lĩnh 25km.
- Trạm 110/35/22kV Bến Thủy công suất 2 x 25MVA cách thị xã Hồng Lĩnh
20km.
- Trạm biến áp 35/6kV Đò Trai có công suất (1x1.8000+1x1.600)KVA.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

5

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

1.2.4.2. Lưới điện:
Hiện nay trong phạm vi thiết kế thị xã Hồng Lĩnh có các tuyến điện sau:
- 02 tuyến 220 KV từ trạm 500kV Hà Tĩnh đi trạm 220kV Hưng Đông – Nghệ
An và Đồng Hới – Quảng Bình.
- Tuyến 110 KV từ trạm 220kV Hưng Đông – Nghệ An đi trạm 110kV Can Lộc.
- Tuyến 35 KV : Toàn thị xã có 25,5 Km đường dây 35 KV dây AC-70 gồm các
tuyến sau:
+ Tuyến 35kV từ trạm 110kV Bến Thủy vào đến thị xã được chia thành 02
nhánh: Nhánh 01 cấp cho trạm 35/6kV Đò Trai, nhánh 02 đi dọc Quốc lộ 1A đấu nối
với đường dây 35kV từ trạm 110kV Can Lộc đến.
+ Tuyến 35kV từ trạm 110kV Linh Cảm cấp cho trạm 35/6kV Đò Trai.
+ Tuyến 35kV từ trạm Can Lộc cấp cho trạm 35/6kV Đò Trai và đầu nối với

đường dây 35kV từ trạm 110kV Bến Thủy đến.
- Tuyến 6 kV : Trạm 35/6kV Đò Trai cấp điện cho các xã ngoại vi thị xã Hồng
Lĩnh qua các lộ 6kV sau:
+ Lộ 671: Cấp cho các trạm biến áp lưới thuộc xã Thuận Lộc và một phần huyện
Can Lộc.
Đường dây 6kV cấp điện cho các xã ngoại vi thị xã Hồng Lĩnh và có tổng chiều
dài 17km. Dây dẫn loại AC-50.
1.2.4.3. Trạm lưới:
Các trạm lưới 35/0,4 KV và 6/0,4kV trong thị xã dùng trạm đặt ngoài trời treo
trên cột. Các máy biến áp dung loại 3 pha có 56 trạm với tổng công suất 12.340 KVA.
Cụ thể:
- Trạm biến áp 35/0,4kV: 48 trạm với tổng công suất 10.520 KVA.
- Trạm biến áp 6/0,4kV: 08 trạm với tổng công suất 1.820 KVA.
1.2.4.4. Lưới 0,4 KV và chiếu sang:
Mạng lưới 0,4 KV của thị xã bố trí đi nổi, dung dây nhôm tiết diện từ 35 đến 95
mm2.Toàn thị xã có 36 Km đường dây 0,4 KV.
Mạng lưới chiếu sáng của thị xã đi chung cột với lưới 0,4kV cấp cho sinh hoạt.
Dây dẫn chủ yếu là dây 4xA25 với tổng chiều dài là 19km. Bóng đèn dung loại CS03250W.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

6

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường


1.2.4.5. Nhận xét và đánh giá hiện trạng:
- Nguồn điện : Thị xã Hồng Lĩnh được cấp từ 03 nguồn điện khác nhau nên vận
hành phức tạp. Hiện tại chỉ có trạm 110kV Can Lộc là còn tải. Trạm 35/6kV chủ yếu
cấp cho các xã ngoại vi thị xã Hồng Lĩnh và các xã của huyện Đức Thọ và hiện đã đủ
tải.
- Đường dây 35 KV cấp điện cho thị xã có tiết diện bé (≤ 70mm 2) cần cải tạo
nâng cấp để đảm bảo truyền tải đủ công suất.
- Phụ tải điện sinh hoạt và công cộng nằm dải rác phân tán không tập trung do
vậy bán kính phục vụ của mạng lưới hạ áp 0,4 KV có khu vực quá lớn từ 700 đến
800m dẫn đến điện áp cuối đường dây không đảm bảo.
- Bình quân tiêu thụ điện năng theo đầu người có khu vực còn thấp từ 120 đến
140 Kwh/người.năm ( năm 2004).
1.2.5. Hiện trạng cấp nước
Thị xã hiện tại có 01 nhà máy cấp nước ở chân núi Thiên Tượng. Nguồn nước
cấp cho trạm là nguồn nước mặt được lấy từ hồ Thiên Tượng. Công suất trạm là
5.000m3/ngày đêm cung cấp cho khoảng 10.000 dân khu trung tâm thị xã chiếm
khoảng 30% dân số toàn thị xã với tiêu chuẩn dung nước là 80lít/người/ngày đêm.
Tổng chiều dài mạng lưới đường ống chính có đường kính từ Ø100-300mm dài
khoảng 10km.
Dân cư các khu vực còn lại sử dụng các giếng đào hoặc giếng khoan tại chỗ để
cung cấp nước sinh hoạt.
Với công suất nhà máy nước hiện tại chỉ đủ cung cấp nước cho khoảng 30% dân
số toàn thị xã. Do đó cần mở rộng nhà máy và nâng công suất trạm xử lý để có thể
cung cấp nước cho toàn bộ dân cư thị xã.
1.2.6. Hiện trạng thoát nước bẩn vệ sinh môi trường
1.2.6.1. Thoát nước bẩn
Thị xã Hồng Lĩnh hiện tại có hai tuyến mương xây nắp đan duy nhất chạy dọc
quốc lộ 1A và quốc lộ 8A. Tổng chiều dài là 6km, tiết diện B x H = 400 x 600 và 600
x 800 để thoát chung cho nước mưa và nước thải sinh hoạt.
Tỷ lệ dân có bể tự hoại chiếm 50% (tổng số hộ dân và 2430 hộ), các cơ quan và

công trình công cộng chiếm 70%, còn lại nước thải sinh hoạt không được xử lý, chảy
vào các rãnh thoát nước quanh nhà rồi xả thẳng vào cống chúng và kênh mương thoát
nước.
1.2.6.2. Chất thải rắn (CTR)

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

7

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

CTR được tập trung trong các thùng rác gia đình, một số gia đình hủy rác ngay
tại nhà bằng cách chon lấp hoặc đốt, ủ làm phân bón, một số khác thì gom đến tụ điểm
tập kết để công nhân vệ sinh chuyển đi ra bãi rác của thị xã.
Khối lượng CTR được phát sinh trong một ngày đêm là 9 tấn, mới thu gom được
60% trong khu vực nội thị (5,4 tấn/ngày) do Công ty quản lý dịch vụ công cộng đô thị
Hồng Lĩnh đảm nhiệm từ khâu thu gom, vận chuyển tới bãi rác của thị xã.
Bãi đổ CTR: Diện tích 2,6ha trên khu đất ruộng, CTR được chôn lấp không hợp
vệ sinh mà phân hủy tự nhiên (chỉ được phun thuốc theo định kỳ).
1.3. Dự báo quy mô dân số trong khu vực
Thị xã Hồng Lĩnh hiện nay là đô thị loại IV dân số nội thị là 14.872 người, cơ sở
công nghiệp nhỏ bé, dịch vụ yếu kém, dân số tăng tự nhiên là (0,86%), cơ học hầu như
không có. Vậy cần đầu tư mạnh công nghiệp, dịch vụ để tạo động lực cho thị xã phát
triển.
Theo qui hoạch tổng thể KTXH tới 2010, thị xã Hồng Lĩnh sẽ là trung tâm kinh

tế lớn ở phía Bắc Hà Tĩnh do có vị trí thuận lợi:
- Sát cạnh Thành phố Vinh – đô thị loại II một trong các trung tâm vùng Bắc
Trung Bộ, có ảnh hưởng tốt cho phát triển.
- Đầu mối giao thông giữa đường quốc lộ 1A, đường 8A, 8B, gần đường sắt, gần
cảng Xuân Thành v.v… thuận lợi đầu tư công nghiệm và phát triển dịch vụ.
- Vùng Bán Sơn địa có đất đai xây dựng tốt cũng trên các hạ tầng khác như (điện,
nước, thoát nước).
- Có nhiều di tích lịch sử văn hóa, có vùng cây xảnh cảnh quan, mặt nước dễ phát
triển du lịch.
Theo chủ trương của tỉnh đẩy mạnh phát triển Hồng Lĩnh từ nay tới 2025 phải
phát triển với tốc cao, dân số thị xã ít nhất phải đủ để đạt đô thị loại III.
Tới năm 2025 muốn đảm bảo phát triển tốc độ cao, dân số nội thị gấp đôi thì phải
giữ tỷ lệ tăng trưởng khoảng 10%.Sở dĩ lớn như vậy vì dân số nội thị ít (1,4 vạn, 10%
thì mỗi năm cũng chỉ có tăng 1400 người).
Giai đoạn sau thời gian 15 năm có đủ thời gian đầu tư phát triển, tỷ lệ tăng
trưởng thấp hơn khoảng 5,5%.
- Quy mô dân số và phân bố dân cư đô thị
Năm 2005 dân số toàn thị xã là 36.630 người, trong đó nội thị là 14.872 người
(niên giám thống kê năm 2005) – chiếm 40,9% tổng số.
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

8

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường


Phương án dân số đến năm 2025. (Dự báo theo phương pháp toán học)
Qua công thức dự báo: Pt = P1 x (1 + n) t + Pu + Pn
Trong đó: Pt: Dân số dự báo năm
P1: Dân số hiện trạng năm dự báo
n: Tỷ lệ tăng trưởng dân số (bao gồm tăng tự nhiên + tăng cơ học)
Pu: Tăng cơ học trong ( trường hợp đột biến không theo quy luật)
Pn: Dân số đô thị tang do mở rộng ranh giới nội thị
Để hòa đồng với sự phát triển chung của toàn quốc theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa, thực hiện chủ trương của Tỉnh Ủy và Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh
hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hồng Lĩnh sẽ theo hướng phát triển nền
kinh tế đa thành phần, lấy công nghiệp – thương mại – dịch vụ du lịch làm mũi nhọn,
giảm tỉ lệ nông lâm nghiệp trong cơ cấu GDP. Việc quy hoạch chung xây dựng thị xã
Hồng Lĩnh lần này phải được quán triệt theo chủ trương trên, đó cũng là yếu tố mạnh
mẽ tác động đến dự báo phát triển dân số và lao động của thị xã hiện tại và tương lai.
Vì vậy, quy hoạch chung năm 2015 sẽ dự báo cho dài hạn (năm 2025) theo sát
với các tư tưởng chủ đọa trên qua 2 phương án:
Phương án 1: Tập trung nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi và dành nhiều ưu đãi
để lấp đầy các khu công nghiệp trong thời gian ngắn nhất. Phấn đấu đạt tốc dộ tăng
trưởng kinh tế nhẩy vọt. Đầu tư tòa lực cho các ngành thuộc khu vực dịch vụ, lấy đó
làm ngành kinh tế mũi nhọn.
Kết quả của phương án 1: (Chi tiết tại Bảng 1.5)
Phương án 2: Dựa trên cơ sở tiềm lực kinh tế hiện có, tiềm năng của thị xã và
quy luật phát triển kinh tế những năm qua, khả năng huy động các nguồn lực tương đối
mạnh để thúc đẩy tăng trưởng các ngành nghề.
Kết quả của phương án 2: ( Chi tiết tại Bảng 1.6)
Dự báo lao động đô thị : (Chi tiết tại Bảng 1.7)
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
2.1. Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước của khu vực
Căn cứ điều kiện tự nhiên khu vực và các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam hiện

hành, lựa chọn tiêu chuẩn sử dụng nước sau:
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

9

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

- Chất lượng nước: Đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. (Tiêu chuẩn 1392 – 2002 do
Bộ Y tế ban hành)
- Số lượng nước: Đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất cho ngày sử
dụng nước lớn nhất tính đến ăm 2025.
+ Giai đoạn 2005 – 2010: 85% dân số sử dụng: tiêu chuẩn 100 lít/người.ngày.
+ Giai đoạn 2010 – 2025: 95% dân số sử dụng: tiêu chuẩn 120 lít/người.ngày.
+ Nước dùng cho công trình công cộng lấy bằng 20% Qsh.
+ Nước cấp cho công nghiệp lấy 40 m3/ha đất xây dựng.
- Nhu cầu dùng nước:
+ Giai đoạn 1: Q = 11.000 m3/ngđ.
+ Giai đoạn 2: Q = 30.000 m3/ngđ.
2.1.1. Xác định nhu cầu dùng nước cho dân cư
Nhu cầu dùng nước sinh hoạt dân cư của toàn khu vực là : 8550 (m3/ngđ) , với
hệ số dùng nước không điều hòa là K = 1,2.
=> Qsh = 8550 × 1,2 = 10260 (m3/ngđ)
- Lưu lượng nước tính toán cho giờ dùng nước trung bình
- Lượng nước tính toán cho giờ dùng nước lớn nhất


Trong đó :

: là hệ số dùng nước không điều hòa giờ được xác định bằng

công thức:
α Max là hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình và chế độ làm

+ Với

việc của các xí nghiệp công nghiệp và các điều kiện địa phương khác nhau, mục 3.3
TCVN33-2006
+ Với

. Chọn
là hệ số kể đến số dân trong khu dân cư, tra bảng 3.2 TCVN33-2006

với số dân 75.000 người. Chọn
=>
=>>

= 1,2× 1,1 = 1,32
= 1,32 × 427,5 = 564,3 (m3/h)

- Lượng nước tính toán cho giờ dùng nước nhỏ nhất

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

10

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM



Trường ĐH TN&MT HN

Trong đó :

Khoa Môi Trường

là hệ số dùng nước không điều hòa giờ được xác định bằng công

thức
+ Với α min là hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình và chế độ làm việc
của các xí nghiệp công nghiệp và các điều kiện địa phương khác nhau, mục 3.3
TCVN33-2006
+ Với

. Chọn
là hệ số kể đến số dân trong khu dân cư, tra bảng 3.2 TCVN33-2006

với số dân 75.000 người. Chọn
=>
=>>

= 0,4 ×0,7 = 0,28
= 0,28 × 427,5 = 119,7 (m3/h)

2.1.2. Xác định nhu cầu dùng nước tưới cây, rửa đường
- Theo TCXDVN 33:2006, ta xác định được nhu cầu dùng nước tưới cây, rửa
đường bằng 10%Qsh , theo tính toán ở trên lượng nước cần để tưới cây rửa đường cho
cả khu vực là: Qtưới = 855 (m3/ngđ)

- Trong đó tưới đường chiếm tỉ lệ 60%Q tưới = 513 (m3/ngđ), tưới cây chiếm tỉ lệ
40%Qtưới = 342 (m3/ngđ).
2.1.3. Xác định nhu cầu dùng nước cho các khu công nghiệp
Theo bảng 2.1 Dự báo nhu cầu dùng nước ta xác định được nhu cầu dùng nước
cho các khu công nghiệp là: Qcn = 8720 (m3/ngđ).
Ta giả thiết số ca làm việc là 1 ca, lưu lượng nước cấp cho sản xuất chiếm 70%,
nước cấp cho sinh hoạt của công nhân chiếm 25% ( một nửa phân xưởng nóng) và
nước tắm chiếm 5%. Ta có:
- Qsx = 6104 (m3/ngđ)
- Qsh = 2180 (m3/ngđ)
- Qtắm = 436 (m3/ngđ)
2.1.4. Xác định nhu cầu dùng nước cho dịch vụ công cộng
Theo bảng 2.1 Dự báo nhu cầu dùng nước ta xác định được nhu cầu dùng nước
cho dịch vụ công cộng là: Qcc = 1710 (m3/ngđ).
2.1.5. Quy mô công suất của trạm bơm
.c
Trong đó :
- a: hệ số kể đến lượng nước dùng trong sự phát triển công nghiệp địa phương (a
= 1,05 – 1,1). Chọn a = 1,1

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

11

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường


- b: hệ số kể đến những yêu cầu chưa dự tính hết và lượng nước hao hụt do rò rỉ
trong quá trình vận hành (b= 1,2- 1,3). Chọn b =1,2
- c: hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm cấp nước (c= 1,05 – 1,1).
Chọn c= 1,1.
=> Qtr = (1,1 × 8550 + 855 + 8720 + 1710) × 1,2 ×1,1
= 27311 (m3/ngđ)
(Chi tiết xem tại bảng 2.2)
2.2. Tính toán xác định chế độ bơm, dung tích bể chứa
2.2.1. Xác định chế độ làm việc của trạm bơm
Dựa vào bảng thống kê lưu lượng tiêu thụ nước theo từng giờ trong ngày. Ta có
biểu đồ tiêu thụ nước như sau:

Hình 2.1. Biểu đồ dùng nước theo từng giờ của khu vực trong ngày
* Trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 bậc điều hòa suốt ngày đêm với:
= 4,17%Qngđ
* Trạm bơm cấp II làm việc theo chế độ 2 bậc như sau:
- Bậc I: Từ 18h – 5h; có 01 bơm làm việc với lưu lượng của trạm bơm là:
Qtr = Qb = 2,2%Qngđ

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

12

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường


- Bậc II: Từ 5h –18h; có 03 bơm làm việc với lưu lượng của trạm bơm là:
Qtr = K.n.Qb = 0,88×3×2,2%Qngđ = 5,83%Qngđ
Trong đó:
+ Qtr: Lưu lượng của trạm bơm
+ Qb: Lưu lượng của máy bơm
+ Qngđ: Lưu lượng nước tiêu dùng trong một ngày
+ K: Hệ số giảm lưu lượng khi các bơm làm việc song song
+ n: Số bơm cùng làm việc
2.2.3. Xác định dung tích của bể chứa nước sạch
Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp I và
trạm bơm cấp II. Nó còn có nhiệm vụ dự trữ lượng nước chữa cháy trong 3 giờ, nước
xả cặn bể lắng, nước rửa bể lọc và nước dùng cho các nhu cầu khác của nhà máy nước.
Dung tích bể chứa được xác định theo công thức:
WBC = Wđh + Wcc3h (m3)
(T42_sách mạng lưới cấp nước ,PGS.TS Hoàng Văn Huệ)
Trong đó:
+ WBC: Dung tích bể chứa nước sạch (m3)
+ Wđh: Dung tích điều hoà của bể chứa (m3)
+ Wcc: Lượng nước dự trữ chữa cháy trong 3 giờ (m3)
2.2.3.1. Xác định dung tích điều hoà của bể chứa:
Trạm bơm I bơm đều trong ngày, trạm bơm II sử dụng biến tần, không sử dụng
đài nước nên toàn bộ lưu lượng điều hoà đặt ở bể chứa.
Wđh = 21,58%×Q = 21,58% × 24828 = 5357,9 (m3)
2.2.3.2. Xác định lượng nước dự trữ cho chữa cháy trong 3 giờ liền:
Wcc = 3.qcc.n (m3)
Trong đó:
+ Wcc: Lượng nước dự trữ cho chữa cháy trong 3h liền (m3)
+ qcc: Tiêu chuẩn nước cho 1 đám cháy, theo TCVN 2622-1995, đối với số dân
đến 75.000 người, nhà xây hỗn hợp các loại tầng không phụ thuộc vào bậc chịu lửa: q cc

= 30 l/s
+ n: Số đám cháy xảy ra đồng thời, n = 3

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

13

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

- Vậy dung tích bể chứa nước sạch là: WBC = 5357,9 + 972 = 6329,9 (m3)
- Xây dựng 1 bể chứa có dung tích là: 6400 (m3)
2.3. Vạch tuyến và tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước
Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước:
- Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tới tất cả các điểm dùng nước trong phạm vi
thị trấn.
- Các tuyến ống chính phải kéo dài theo hưướng vận chuyển chính của mạng lưới
(theo hưướng phát triển của thị trấn).
- Các tuyến ống chính phải được liên hệ với nhau bằng các ống nối, tạo thành các
vòng khép kín liên tục. Các vòng cũng nên có hình dạng kéo dài theo hưướng vận
chuyển chính của mạng lưới.
- Các tuyến ống chính phải bố trí sao cho ít quanh co gấp khúc, có chiều dài ngắn
nhất và nước chảy thuận tiện nhất.
- Các đường ống ít phải vượt qua các chưướng ngại vật.
- Khi vạch tuyến mạng lưới cấp nước phải có sự liên hệ chặt chẽ với việc bố trí
và xây dựng các công trình kỹ thuật ngầm khác.

- Kết hợp chặt chẽ giữa hiện tại và phát triển trong tương lai của khu vực.
Phương án 1: Mạng lưới cấp nước cụt
Nhược điểm: Cấp nước không an toàn, khi có một chỗ nào trên mạng lưới bị
hỏng thì toàn bộ khu vực phía sau không có nước.
Ưu điểm: Mạng lưới cụt có chảy chỉ chảy theo một hướng nhất định, nên tính
toán rất dễ dàng, đơn giản. Đường ống ngắn nên kinh phí đầu tư xây dựng ít. Dễ phát
hiện điểm có sự cố khi có hiện tượng mất nước hoặc rò rỉ nước trên mạng lưới.
Phương án 2: Mạng lưới cấp nước vòng
Ưu điểm: cấp nước an toàn vì khi trên mạng lưới đường ống có bất kỳ chỗ nào bị
hỏng thì phía sau vẫn có nước.
Nhược điểm: tuy nhiên mạng lưới vòng gồm nhiều vòng khép kín, nên số lượng
đường ống đòi hỏi nhiều hơn, tính toán phức tạp hơn rất nhiều. Do đó quản lý mạng
lưới đường ống và phát hiện chỗ hư hỏng cũng khó khăn hơn.
2.3.1. Vạch tuyến và tính toán thủy lực mạng lưới cụt
- Xác định lưu lượng đơn vị dọc đường
qdv =
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

14

( l/s.m)
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

Công thức 6.1- T 95-Sách cấp nước đô thị ,TS Nguyễn Ngọc Dung
Trong đó:

qdv: lưu lượng dọc đường đơn vị ( l/s.m)
∑L: Tổng chiều dài tính toán của các đoạn ống mạng lưới cấp nước
∑L = 45.268 m
Qdđ : tổng lưu lượng dọc đường của toàn mạng lưới.
Qdđ = Qvào – Qttr ( l/s.m)
+ Qvào : tổng lưu lượng tiêu thụ của mạng lưới ( l/s):
Qvào = 20.690 (m3/ngđ)= 239,5 (l/s)
+ Qttr : tổng lưu lượng nước lấy ra từ các điểm lấy nước tập trung trên mạng lưới
( l/s) .
Qttr = Qcc + QCN = 1710 + 8720 = 10430 (m3/ngđ) = 120,7 ( l/s)
 Qdđ = Qvào – Qttr ( l/s.m) = 239,5 – 120,7 = 118,8 ( l/s)
 qdv =

( l/s.m) =

= 0,0026 ( l/s.m)

- Xác định lưu lượng dọc đường cho các đoạn ống
qdđ = qđv . li (l/s)
(Công thức 6.3 _trang 96_sách cấp nước đô thị ,TS Nguyễn Ngọc Dung)
Trong đó:
li: Chiều dài của đoạn ống tính toán (m)
qdv : lưu lượng dọc đường đơn vị ( l/s.m)
- Tính toán lưu lượng tại các nút
qnút =

( l/s)

(Công thức trang 95_sách cấp nước đô thị ,TS Nguyễn Ngọc Dung)


GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

15

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

- Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống
qđ = ∑qnút (phía sau)
Lưu lượng dọc đường, lưu lượng tại các nút, lưu lượng cho từng đoạn ống được
trình bày lần lượt ở các bảng 2.4, 2.5, 2.6.
- Chọn tuyến bất lợi nhất
Ta nhận thấy tuyến bất lợi nhất là ĐN-1-2-3-4-5-6-7-8
- Lập bảng tính toán thủy lực cho tuyến bất lợi nhất
Ống cấp nước làm bằng thép
Tính toán thủy lực cho tuyến bất lợi nhất mạng lưới cụt: bảng 2.7
2.3.2. Vạch tuyến và tính toán thủy lực mạng lưới vòng
- Xác định lưu lượng đơn vị dọc đường
qdv =

( l/s.m)

(Công thức 6.1- T 95_sách cấp nước đô thị ,TS Nguyễn Ngọc Dung)
Trong đó:
qdv : Lưu lượng dọc đường đơn vị ( l/s.m)
∑L : Tổng chiều dài tính toán của các đoạn ống mạng lưới cấp nước ( m).

∑L = 50343 m
Qdđ : tổng lưu lượng dọc đường của toàn mạng lưới.
Qdđ = Qvào – Qttr ( l/s.m)
+ Qvào : tổng lưu lượng tiêu thụ của mạng lưới ( l/s):
Qvào = 20690 (m3/ngđ)= 239,5 (l/s)
+ Qttr : tổng lưu lượng nước lấy ra từ các điểm lấy nước tập trung trên mạng lưới ( l/s) .
Qttr = Qcc + QCN = 1710 + 8720 = 10430 (m3/ngđ) = 120,7 ( l/s)

Qdđ = Qvào – Qttr ( l/s.m) = 239,5 – 120,7 = 118,8 ( l/s)


qdv =

( l/s.m) =

= 0,0024 ( l/s.m)

- Xác định lưu lượng dọc đường cho các đoạn ống
qdđ = qđv . li (l/s)
(Công thức 6.3 _trang 96_sách cấp nước đô thị ,TS Nguyễn Ngọc Dung)
Trong đó:
li: chiều dài của đoạn ống tính toán (m)
qdv : lưu lượng dọc đường đơn vị ( l/s.m)
Tính toán lưu lượng dọc đường cho các đoạn ống bảng 2.8
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

16

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM



Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

- Tính toán lưu lượng tại các nút
qnút =

( l/s)

(Công thức trang 95_sách cấp nước đô thị ,TS Nguyễn Ngọc Dung)
Tính toán lưu lượng tại các nút được thể hiện trong các bảng: 2.9, 2.10, 2.11
- Tính toán lưu lượng khi có cháy
Wcc = 972 m3/ngđ = 11,25 (l/s)
Chọn điểm bất lợi nhất là điểm 11 => Nút 11 khi có cháy có lưu lượng : 19,84
(l/s)
Tính toán lưu lượng khi có cháy được thể hiện ở bảng 2.12, 2.13
- Tính toán áp lực vòng bao
+ Chọn điểm bất lợi nhất là nút 7, cho nhà 5 tầng
+ Tổn thất áp lực vòng bao giờ dùng nước lớn nhất và giờ dùng nước có cháy
được trình bày lần lượt tại các bảng 2.14, 2.15.
+ Ta có tổn thất cột áp giờ dùng nước lớn nhất như sau:
Hbơm = HCT7 + hTB-1 + h1-5 + h5-6 + h6-4 + h4-7 – h7-8 + h8-11
= 24 + 17,8 + 2,02 + 18,77 + 2,8 + 3,82 – 5,87 + 10,68 = 74,02 (m)
H1 = Hbơm – hTB-1 = 74,02 – 17,8 = 56,22 (m)
H2 = H1 – h1-2 = 56,22 – 1,40 = 54,82 (m)
Tương tự vậy ta có bảng 2.16 thể hiện tổn thấp áp lực tại các điểm.
2.4. Khái toán kinh tế mạng lưới cấp nước
Khái toán kinh tế mạng lưới cấp nước được thể hiện chi tiết tại bảng 2.17, 2.18
2.5. Phân tích, lựa chọn phương án mạng lưới cấp nước

Phương án 1: Mạng lưới cấp nước cụt
Ưu điểm: Mạng lưới cụt có chảy chỉ chảy theo một hướng nhất định, nên tính
toán rất dễ dàng, đơn giản. Đường ống ngắn nên kinh phí đầu tư xây dựng ít. Dễ phát
hiện điểm có sự cố khi có hiện tượng mất nước hoặc rò rỉ nước trên mạng lưới.
Nhược điểm: Cấp nước không an toàn, khi có một chỗ nào trên mạng lưới bị
hỏng thì toàn bộ khu vực phía sau không có nước.
Phạm vi áp dụng: Mạng lưới cụt thích hợp cho các đối tượng dùng nước nhỏ với
số dân ≤ 4000 người, đối tượng dùng nước tạm thời, không yêu cầu cấp nước lien tục
GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

17

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

như: sử dụng cho mạng đường ống phân phối trong các khu dân cư (mạng dịch vụ),
mạng lưới cấp nước cho công trường xây dựng, mạng lưới cấp nước thị tứ, mạng lưới
cấp nước nông thôn.
Phương án 2: Mạng lưới cấp nước vòng
Ưu điểm: cấp nước an toàn vì khi trên mạng lưới đường ống có bất kỳ chỗ nào bị
hỏng thì phía sau vẫn có nước.
Nhược điểm: tuy nhiên mạng lưới vòng gồm nhiều vòng khép kín, nên số lượng
đường ống đòi hỏi nhiều hơn, tính toán phức tạp hơn rất nhiều. Do đó quản lý mạng
lưới đường ống và phát hiện chỗ hư hỏng cũng khó khăn hơn.
Phạm vi áp dụng: Mạng lưới vòng có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng yêu
cầu cấp nước liên tục

Trên thực tế mạng lưới cấp nước đô thị là sự kết hợp của mạng lưới vòng và
mạng lưới cụt. Mạng lưới cụt chủ yếu là tuyến ống phân phối đưa nước vào các khu
nhà ở, còn mạng lưới vòng áp dụng cho các tuyến ống chính và ống nối của các thành
phố, thị xã, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát, giải trí …
Kết luận: Qua phân tích các ưu, nhược điểm và khái toán kinh tế mạng lưới
cấp nước. Quyết định chọn phương án 1 làm phương án xây dựng thi công.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

18

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP
3.1. Lựa chọn nguồn nước
- Nước mặt:
Nước mặt trong khu vực bao gồm nước sông, nước mạch chảy trong núi và nước
mưa tích tụ trong các ao, hồ, ruộng lúa. Các nguồn nước trên giải quyết vấn đề tưới
tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt.
Qua kết quả phân tích lượng chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng vượt giới hạn
cho phép QCVN 01:2009/BTNMT. Chứng tỏ nước bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây ô
nhiễm, các chỉ tiêu đều chưa đạt quy chuẩn về chất lượng nước mặt.
- Nước ngầm:
Nước ngầm trong khu vực chủ yếu trong tầng sâu trung bình 10-12m. Nhưng
chưa có thăm dò đánh giá chính xác về trữ lượng.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy các chỉ tiêu hoá lý đang nằm
trong giới hạn cho phép có thể dùng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
Kết luận: Qua phân tích các nguồn nước trên ta thấy rằng:
- Nước ngầm:
+ Ưu điểm: Chất lượng nước tốt, không cần phải xử lý:
+ Nhược điểm:
• Chưa được đánh giá về trữ lượng nước ngầm, chiều sâu khai thác quá lớn.
• Nếu lấy nước ngầm phải khoan rất nhiều giếng, lưu lượng mỗi giếng nhỏ.
Chi phí tham dò, khảo sát, đánh giá trữ lượng cao và ít hiệu quả.
- Nước mặt:
+ Ưu điểm:
• Trữ lượng dồi dào, ổn định.
• Khai thác thuận lợi, an toàn.
+ Nhược điểm:
• Nước phải xử lý, chi phí xây dựng nhà máy nước cao.
• Tốn chi phí cho tuyến ống dẫn nước thô.
Nguồn nước mặt trong khu vực có rất nhiều vị trí có thể lấy được, lưu lượng ổn
định, việc xây đựng công trình thu nước phải tính đến nhiều vấn đề như giao thông
đường thủy, tác động môi trường, ảnh hưởng đời sống nhân dân trong khu vực.

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

19

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


Trường ĐH TN&MT HN

Khoa Môi Trường


Qua phân tích ưu và nhược điểm của các nguồn nước trên, chọn phương án sử
dụng nguồn nước mặt là hợp lý hơn. Trước hết là khai thác được ngay và đảm bảo an
toàn cho hệ thống.
Hồ Mộc Hương nước với lưu lượng nước dồi dào, trữ lượng ổn định. Có vị trí
thuận lợi để cung cấp nhu cầu dùng nước của toàn khu vực nên lựa chọn đây là nhà
máy xử lý là hợp lý nhất.
3.2. Các chỉ tiêu cần xét đến để thiết kế
3.2.1. Liều lượng phèn cần thiết để keo tụ
- Theo độ màu
a=4

= 4× 52 = 28,8 (mg/l)

Trong đó: M là độ màu của nước, M = 52 (PtCo).
- Theo hàm lượng cặn.
+ Với hàm lượng cặn là 175 mg/l, tra bảng 6.3, TCXDVN 33:2006, thì hàm
lượng phèn không chứa nước dùng để xử lý là: 30÷40mg/l, chọn là 40mg/l.
+ Với hàm lượng cặn là 175, độ màu là 52, tra bảng 6.4, TCXDVN 33:2006,
hàm lượng PAA không chứa nước cho vào trước bể lắng là 0,2÷0,5 mg/l, chọn là 0,5
mg/l.
- Tổng ion
Tổng ion hòa tan bằng tổng TDS
P = 160 (mg/l).
3.2.2. Độ kiềm và lượng hóa chất cần thiết
- Độ kiềm
Độ kiềm Kt = 1,5 mgdl/l. ( 1,3-1,77 mgdl/l)
- Liều lượng kiềm
- Chỉ số bão hòa J (Tính theo mục 6.202, TCXDVN 33:2006)
J = pHo - pHs

Trong đó:
+ pHo : Độ pH của nước, pHo = 7,0
+ pHs : Độ pH của nước sau khi đã bão hòa cacbonat đến trạng thái cân bằng.
pHs = f1(t) – f2(Ca2+) – f3(K) + f4(p)

GVHD: TS. Lê Ngọc Thuấn.

20

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Anh – ĐH1CM


×