Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận án tiến sĩ Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông hồng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 181 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN IN

THựC HIệN PHáP LUậT Về
BảO Vệ MÔI TRƯờNG LàNG NGHề ở CáC TỉNH
ĐồNG BằNG SÔNG HồNG VIệT NAM

LUN N TIN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN IN

THựC HIệN PHáP LUậT Về
BảO Vệ MÔI TRƯờNG LàNG NGHề ở CáC TỉNH
ĐồNG BằNG SÔNG HồNG VIệT NAM

LUN N TIN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã s : 62 38 01 01

NG

I HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN LỢI


HÀ NỘI - 2016


L I CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tơi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Trần Điện


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
1.2. Các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi có liên quan đến ñề tài
1.3. Những nhận xét ñánh giá và những vấn ñề ñặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

2.1. Khái niệm làng nghề, pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề và thực hiện
pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề
2.2. Chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường

làng nghề
2.3. Vai trị và điều kiện bảo ñảm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
làng nghề
2.4. Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới và
kinh nghiệm có thể vận dụng ở các làng nghề Việt Nam
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1. Đặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự phát triển về làng nghề và tình hình
ơ nhiễm về mơi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng
3.2. Những kết quả ñạt ñược trong thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường
làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nguyên nhân
3.3. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề
ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng và ngun nhân
Chương 4: DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

4.1. Dự báo và quan điểm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề
ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng
4.2. Một số giải pháp nhằm bảo ñảm thực hiện pháp luật bảo vệ mơi trường
làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6
6

14
17
20
20
26
39
45
54
54
63
90

118
118
123
154
156
157
171


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

B Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường


CBLTTP

Chế biến lương thực thực phẩm

CNH

Công nghiệp hóa

CTR

Chất thải rắn

DTLS

Di tích lịch sử

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học và Công nghệ

LNTT

Làng nghề truyền thống

MTLN

Môi trường làng nghề

ONKK

Ơ nhiễm khơng khí

ONMT

Ơ nhiễm mơi trường

PTBV

Phát triển bền vững


QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

QPPL

Quy phạm pháp luật

SXLN

Sản xuất làng nghề

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THPL

Thực hiện pháp luật

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ cơng nghiệp hóa (CNH),
hiện đại hóa (HĐH) đất nước [6], Đảng ta đã nhận thức được vai trị, tầm quan trọng
của BVMT, đó là “Bảo vệ mơi trường là một vấn đề sống cịn của đất nước, của nhân
loại là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc”. Làng nghề là một trong những nét đặc thù của
nơng thơn Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng (ĐBSH), bởi đây là vùng
đất có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, tập trung nhiều nhất các làng nghề ở Việt
Nam và hoạt ñộng hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, hoạt
ñộng làng nghề ở làng nghề ĐBSH ñã có bước nhảy vọt lớn, sơi động chưa từng thấy.
Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân
trong tỉnh, giảm tỷ lệ đói nghèo trong vùng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nơng thơn. Gần đây, số hộ sản xuất và cơ sở ngành
nghề nơng thơn đang ngày một tăng lên trong khi trang thiết bị, cơng nghệ cũ kỹ, lạc
hậu đã gây ra ô nhiễm môi trường (ONMT) làng nghề trầm trọng. Từ đó, Đảng ta đã đề
ra nhiều chủ trương, ñường lối về những vấn ñề liên quan ñến quản lý việc thực hiện
pháp luật (THPL) về BVMT nói chung, THPL về BVMT làng nghề nói riêng, đáng
chú ý là Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ mơi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trong đó đã
xác ñịnh một trong các nhiệm vụ cụ thể là: “Khắc phục cơ bản nạn ONMT làng nghề,
các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đi đơi với hình thành các cụm cơng nghiệp

bảo đảm các điều kiện về xử lý mơi trường; chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý
khối lượng rác thải ngày càng tăng lên”. Đây là cơ sở ñể các cơ quan nhà nước cụ thể
hóa bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và tổ chức THPL về
BVMT làng nghề, ñồng thời cũng là cơ sở ñể Đảng bộ ở các tỉnh ĐBSH có sự chỉ đạo
cụ thể, sát và đúng với điều kiện địa phương mình.
Việc THPL về BVMT làng nghề có vai trị vơ cùng quan trọng, cụ thể là: góp
phần đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn và ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật
về mơi trường làng nghề (MTLN); góp phần phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng
thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; ñảm bảo quyền con người
được sống trong mơi trường lành mạnh; đảm bảo sự phát triển bền vững (PTBV). Việc
THPL về BVMT làng nghề vì vậy phải qn triệt theo đường lối, chủ trương của Đảng
và các nghị quyết của Đảng bộ ở các tỉnh ĐBSH, phải gắn với PTBV làng nghề và là


2
trách nhi m chung c a chính quy n ở Trung ương; ñịa phương, cộng ñồng sản xuất,
kinh doanh và của cộng ñồng dân cư làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta ñã triển khai thực hiện nhiều giải pháp
nhằm nâng cao công tác THPL về BVMT làng nghề, do đó đã và đang làm chuyển
biến ñáng kể nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đồn thể,
nhân dân và các cơ sở, hộ gia đình sản xuất làng nghề ở các tỉnh ĐBSH về vai trò, tầm
quan trọng của việc THPL về BVMT làng nghề, góp phần tích cực vào việc giảm thiểu
ONMT ở các làng nghề vùng ĐBSH.
Bên cạnh những kết quả ñã ñạt ñược, việc THPL về BVMT làng nghề trên phạm
vi cả nước nói chung, ở các tỉnh ĐBSH nói riêng cịn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trên
nhiều phương diện: pháp luật - chính sách, cán bộ, thể chế và bộ máy, đầu tư,... do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tuân thủ các văn bản QPPL về BVMT trong hoạt
ñộng sản xuất làng nghề chỉ dừng lại ở mức ñộ rất khiêm tốn. Kết quả là vẫn còn nhiều
bất cập trong việc quán triệt và triển khai các văn bản QPPL của các cán bộ làm công
tác môi trường các cấp từ Trung ương ñến các tỉnh ĐBSH; các ñơn vị, cá nhân thi hành

luật còn nhiều lúng túng, gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực, làm ngơ trước pháp luật
của một số bộ phận người dân trong làng nghề cũng như cán bộ quản lý. Công tác
thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và các tỉnh ĐBSH
về môi trường cũng như thanh tra việc thi hành luật tại các làng nghề chưa ñược
thường xuyên và triệt ñể, tạo ra những khe hở trong việc thực hiện luật BVMT. Các cơ
sở trong làng nghề tại các tỉnh ĐBSH không thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi
trường; không phân loại, xử lý chất thải; trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội,
cộng ñồng. Công tác xử lý vi phạm pháp luật các cơ sở trong làng nghề tại các tỉnh
ĐBSH cũng gần như bị “bỏ trống” trong khi các hành vi vi phạm lại rất phổ biến. Hình
thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử lý hành chính cũng như áp dụng các hình thức
xử phạt bổ sung khác. Điều đó dẫn ñến việc hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều
xem nhẹ cơng tác an tồn vệ sinh lao ñộng và THPL về BVMT làng nghề.
Thực trạng trên ñây ñã và ñang gây ra những khó khăn cho việc tiếp tục triển khai
thực hiện có hiệu quả THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, tác ñộng tiêu cực
tới sức khỏe của cộng đồng, tới tiến trình PTBV làng nghề mà Đảng và Nhà nước ta ñã
chủ trương xây dựng. Trước thực trạng đó, từ nhiều năm nay đã có nhiều các cơng
trình nghiên cứu về làng nghề, về ONMT làng nghề, nhưng chưa có một cơng trình nào
phân tích và đánh giá một cách tồn diện, có hệ thống về thực trạng THPL về BVMT
làng nghề ở các tỉnh ĐBSH từ góc độ lý luận, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quá


3
trình THPL v BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, ñồng thời ñề xuất những giải pháp
cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMT làng nghề.
Từ những lý do trên cho thấy, việc củng cố, phát triển các vấn ñề lý luận về
THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, đánh giá thực trạng, ngun nhân để từ
đó ñề ra các giải pháp bảo ñảm THPL về BVMT làng nghề vùng ĐBSH là một vấn đề
có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn ñề “Thực
hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng Việt
Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ luật học.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích làm sáng tỏ những vấn ñề lý luận về THPL về BVMT làng
nghề; phân tích đánh giá thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH và
ñưa ra dự báo, ñề xuất các quan ñiểm, giải pháp nhằm bảo ñảm việc THPL về BVMT
làng nghề ở các tỉnh ĐBSH trong giai ñoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để ñạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
M✺t là, xây dựng các khái niệm về làng nghề; pháp luật BVMT làng nghề và
THPL về BVMT làng nghề; xác định chủ thể, các nội dung và hình thức THPL về
BVMT làng nghề; luận giải vai trò của việc THPL về BVMT làng nghề và các ñiều
kiện bảo ñảm việc THPL về BVMT làng nghề; nghiên cứu việc THPL về BVMT làng
nghề ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng cho việc
THPL về BVMT làng nghề ở Việt Nam, trong đó có ĐBSH.
Hai là, phân tích, làm rõ tình hình ONMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; phân tích,
đánh giá những kết quả ñạt ñược và hạn chế, bất cập trong việc THPL về BVMT làng
nghề ở các tỉnh ĐBSH, rút ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan của những kết
quả ñạt ñược và hạn chế, bất cập.
Ba là, dự báo và xây dựng các quan ñiểm về THPL về BVMT ở các tỉnh ĐBSH;
Luận giải và ñề xuất hai nhóm giải pháp, với nhiều giải pháp cụ thể có tính khả thi đảm
bảo THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.
3.

i tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn ñề lý luận về THPL về BVMT
làng nghề ở Việt Nam trong đó có các tỉnh ĐBSH (gồm 11 tỉnh vùng ĐBSH) và quá
trình THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.



4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- V✻ không gian: lu n án nghiên cứu, ñánh giá thực trạng THPL về BVMT làng
nghề ở các cấp: tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường, thơn trên địa bàn 11 tỉnh
vùng ĐBSH bao gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,
Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh.
- Về thời gian: luận án nghiên cứu pháp luật và ñánh giá thực trạng THPL về
BVMT làng nghề từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2 5 ra ñời ñến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. C sở lý luận
Luận án ñược thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà
nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng ta về Nhà
nước và pháp luật nói chung và quan ñiểm BVMT làng nghề nói riêng. Bên cạnh ñó,
luận án cũng kế thừa và tiếp thu quan ñiểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
BVMT và THPL về BVMT nói chung; BVMT làng nghề và THPL về BVMT làng
nghề nói riêng của các nhà nghiên cứu đi trước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án ñược thực hiện dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ thể, logic, thống
kê - so sánh. Các phương pháp nghiên cứu nói trên ñược sử dụng cụ thể trong các
chương của luận án như sau:
Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tài
liệu thứ cấp nhằm tham khảo, ñánh giá và chọn lọc kế thừa các cơng trình nghiên cứu,
bài viết liên quan đến lĩnh vực ñề cập; ñồng thời xác ñịnh ñược những vấn ñề cần ñược
tiếp tục nghiên cứu của luận án.
Trong Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch
sử - cụ thể, phương pháp logic và so sánh ñể nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận
của luận án; nghiên cứu vấn ñề THPL về BVMT làng nghề và kinh nghiệm một số
nước trên thế giới, từ đó chỉ ra những giá trị tham khảo cho các tỉnh ĐBSH.

Trong Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp so sánh - thống kê, phân tích tổng hợp, lịch sử - cụ thể để phân tích hiện trạng ONMT làng nghề; đánh giá, phân tích
những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở
các tỉnh ĐBSH.
Trong Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - cụ
thể, logic, để phân tích và làm sáng tỏ các quan ñiểm và giải pháp nhằm ñảm bảo
THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.


5
Có th nói Luận án đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và ñã kết hợp, sử
dụng linh hoạt nhiều phương phương pháp trong các chương ñể giải quyết các vấn đề
trong Luận án một cách khách quan tồn diện.
5. Nh ng đ g góp mới về h a học của luận án
Dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Luận án là cơng trình ñầu
tiên nghiên cứu một cách tương ñối có hệ thống THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh
ĐBSH Việt Nam. Luận án có những đóng góp về mặt khoa học ñó là:
Thứ nh✿t, luận án ñã xây dựng ñược khái niệm pháp luật BVMT làng nghề và
khái niệm THPL về BVMT làng nghề; phân tích làm rõ chủ thể, nội dung, hình thức,
vai trị, các điều kiện đảm bảo THPL về BVMT làng nghề; phân tích làm rõ việc THPL
về BVMT làng nghề một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng.
Thứ hai, luận án đã chỉ rõ tình trạng ơ nhiễm làng nghề ở các tỉnh ĐBSH; nghiên
cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở
các tỉnh ĐBSH, nêu lên những kết quả ñạt ñược, những hạn chế bất cập, nguyên nhân
của những kết quả ñạt ñược cũng như của những hạn chế, bất cập ñó.
Thứ ba, luận án nêu lên ñược các quan ñiểm và đề xuất giải pháp có tính khả thi
về bảo đảm THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, nhằm bảo vệ môi trường
trong các làng nghề ở các tỉnh ĐBSH Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, kết quả và đóng góp mới của luận án góp phần làm sáng tỏ và
phong phú thêm những vấn ñề lý luận THPL về BVMT làng nghề trên cả nước nói

chung và vùng ĐBSH nói riêng.
Về mặt thực tiễn, luận án là tài liệu có giá trị tham khảo cho cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng cơng tác THPL về BVMT làng nghề
nói chung, đặc biệt phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh ĐBSH trong
công tác THPL về BVMT làng nghề của tỉnh trong thời gian tới. Luận án cũng là tài
liệu bổ ích trong nghiên cứu và giảng dạy của các cơ sở ñào tạo luật và cho những ai
quan tâm ñến vấn ñề này.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi lời mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình khoa học và đề tài của tác giả
đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án ñược
kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI

1.1.1. Các c ng trình nghiên cứu về mơi tr ng làng nghề
Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án, luận văn hay
các bài viết được cơng bố trên các trang báo, báo điện tử, các tạp chí hay các phương
tiện thơng tin đại chúng,... về vấn đề làng nghề và ONMT do các hoạt ñộng của làng
nghề gây ra. Có thể nhận thấy các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này rất phong phú
và ña dạng, liên quan đến đề tài luận án tiêu biểu có các cơng trình:
* Về đề tài nghiên cứu 
Điển hình trong các nghiên cứu về ONMT làng nghề là “Nghiên cứu cơ sở khoa
học và thực tiễn nhằm xây dựng các chính sách và giải pháp cải thiện môi trường các
làng nghề nông thơn Việt Nam" của Đặng Kim Chi

]. Đề tài đã tập trung nghiên cứu
định hướng các chính sách nhằm PTBV làng nghề phù hợp với hồn cảnh Việt Nam và
đề xuất các nhóm giải pháp cải thiện mơi trường ở các làng nghề Việt Nam như: giải
pháp công nghệ xử lý môi trường cho các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, làng
nghề tái chế kim loại; các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế kim loại ñem
lại hiệu quả to lớn về mặt sinh thái, môi trường và xã hội. Đề tài nghiên cứu cũng ñã thiết
kế xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và website MTLN, băng hình, áp phích,... giúp cho
cơng tác quản lý môi trường ở làng nghề hiệu quả hơn, góp phần cung cấp thơng tin,
tun truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng ñồng về BVMT làng nghề.
“Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sơng
Hồng” của Nguyễn Trí Dĩnh [69], ñã chỉ ra rằng môi trường ở các làng nghề vùng
ĐBSH ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do các hộ sản xuất nghề thiếu ý thức BVMT và
hạn chế về ñiều kiện vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể và hầu như khơng đầu tư
xử lý chất thải, vi phạm nghiêm trọng Luật BVMT; từ đó đề xuất các giải pháp BVMT
làng nghề như: cần xây dựng và hồn thiện chính sách ngăn ngừa ONMT đồng bộ; quy
hoạch và xây dựng khu, cụm cơng nghiệp làng nghề đạt tiêu chuẩn mơi trường; kiện
tồn các cơ quan quản lý mơi trường ở tỉnh và huyện đủ mạnh để thực thi các nhiệm vụ
BVMT nói chung và MTLN nói riêng; tăng cường cơng tác giáo dục, đào tạo, nâng cao
nhận thức của người dân nói chung và ở làng nghề nói riêng về mơi trường; chú trọng
đầu tư cho cơng tác BVMT làng nghề một cách thỏa đáng.
“Khơi phục và phát triển làng nghề ở vùng đồng bằng sơng Hồng nước ta hiện
nay” của Đỗ Thị Thạch [1 6], ñã chỉ ra rằng mơi trường đất, nước, khơng khí ở các làng


7
nghề vùng ĐBSH đang bị ơ nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề ñến sức khỏe của
người dân nơi ñây. Nguyên nhân là do: sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề chưa ñồng
bộ với các biện pháp xử lý, BVMT; các làng nghề chưa có thói quen quan tâm đến mơi
trường khi sản xuất, ít đầu tư chi phí cho BVMT. Tác giả ñã ñưa ra một số giải pháp phát
triển làng nghề vùng ĐBSH, trong đó có ‘Phát huy tốt vai trị của cấp chính quyền, đồn

thể cấp xã trong việc xử lý phạt những người gây ô nhiễm trong các làng nghề; dành
thêm kinh phí hoạt động mơi trường cho cấp xã để họ có điều kiện theo dõi sát sao hơn,
có trách nhiệm hơn đối với mơi trường địa phương và trong các làng nghề’.
“Nghiên cứu phát tri❈n làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” của Hồ Kỳ Minh [91], đã
chỉ ra rằng nguồn nước, khơng khí tại 1 làng nghề tỉnh Quảng Ngãi ñược khảo sát
ñang bị ô nhiễm và mức ñộ ô nhiễm ngày càng gia tăng. Tác giả ñã ñưa ra một số giải
pháp khắc phục và cải thiện tình trạng ONMT tại các làng nghề nơi đây như: tăng
cường cơng tác tun truyền Luật BVMT và các văn bản chỉ ñạo của các cơ quan ban
ngành nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng ñồng về công tác BVMT, tuân thủ
việc lập báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường (ĐTM) hoặc cam kết BVMT tùy theo
quy mơ sản xuất; tn thủ quy trình xử lý khí thải, nước thải và thu gom rác thải, chất
rắn trong làng nghề; ñưa các quy ñịnh cụ thể về môi trường vào hương ước, chỉ tiêu
xây dựng Làng văn hố để mọi người thực hiện. Đối với cơ quan quản lý MTLN: thực
hiện quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề; giám sát chất lượng mơi
trường, đồng thời tăng cường cơng tác kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT, các quy
định về mơi trường; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt ñộng di dời và các dự
án cải tạo, xử lý ONMT ở các làng nghề,…
* Về sác❤✁
“Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi [37] là công trình
nghiên cứu tổng qt nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ONMT các làng nghề
hiện nay. Tác giả nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các ñặc ñiểm cơ bản làng nghề,
hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện
trạng mơi trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua ñó
cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và BVMT của làng nghề, nêu
dự báo phát triển và mức độ ơ nhiễm đến năm 2 1 một số định hướng xây dựng
chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và ñề xuất các giải pháp cải thiện
mơi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam.
* Về luận văn, luận á♥✁
“Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng ñiểm Bắc bộ✧
của Bạch Thị Lan Anh [2] ñã chỉ ra thách thức từ vấn ñề ONMT do sự phát triển tự

phát, thiếu quy hoạch của các làng nghề, trên cơ sở phân tích, đưa ra một số giải pháp


8
khắc phục trong đó có giải pháp quy hoạch gắn với BVMT và ñầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng trong các LNTT: tập trung phát triển hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thốt
nước, có kế hoạch di dời các ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi cộng ñồng dân
cư; nhà nước ñặt hàng các trung tâm khoa học nghiên cứu chuyển giao cơng nghệ thích
hợp và cải tiến công nghệ sản xuất phù hợp từng loại hình sản xuất, đổi mới trang thiết
bị,.. để hạn chế ONMT; tăng cường tuyên truyền cho người dân trong khu vực làng
nghề về Luật BVMT và các phương pháp giảm thiểu ONMT; xây dựng hương ước
trong việc ñảm bảo mơi trường xanh, sạch, đẹp nhằm giảm ONMT và PTBV…
“Nghiên cứu ñề xuất giải pháp quản lý sử dụng ñất tại các làng nghề tỉnh Bắc
Ninh theo quan ñiểm phát triển bền vững✂ của Nguyễn Thị Ngọc Lanh [ ], ñã tiến
hành ñánh giá tác ñộng của hoạt ñộng sản xuất làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
đến mơi trường và kết quả cho thấy các hoạt ñộng sản xuất làng nghề ở ñây ñã gây ra
ONMT ñất, nước, khơng khí, mơi trường sinh thái- cảnh quan. Tác giả ñã ñề xuất một
số giải pháp quản lý, sử dụng ñất ñai tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm
PTBV, trong đó có nhóm giải pháp về BVMT làng nghề: quy hoạch lại khơng gian
làng nghề; bố trí, sắp xếp lại đất đai trong làng nghề, bố trí ñất ñể xây dựng hệ thống xử
lý nước thải, chất thải, xử lý, chơn lấp rác thải; quan tâm đến mơi trường lao động, cải
tiến cơng nghệ sản xuất, tun truyền phổ biến pháp luật về mơi trường và chính sách
kèm theo; quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã.
“Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới
ở tỉnh Bắc Ninh✂ của Lê Xuân Tâm [1 4], ñã tiến hành ñánh giá thực trạng phát triển
làng nghề trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó hiện trạng ONMT nước, đất, CTR ở các
làng nghề có xu hướng ngày càng gia tăng mức ñộ trầm trọng mặc dù các ban ngành
ñịa phương ñã triển khai một số biện pháp BVMT. Một số nguyên nhân được chỉ ra
trong đó có việc chức năng, nhiệm vụ BVMT cịn chồng chéo và khơng rõ ràng giữa
các bộ, ngành, địa phương; máy móc thiết bị cũ kĩ, chắp vá, tỷ lệ tự chế rất cao, công

nghệ sản xuất lạc hậu; sản xuất mang tính cá thể là phổ biến, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún; trình độ học vấn, năng lực quản lý của người chủ sản xuất hạn chế, chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm; thiếu mặt bằng sản xuất và vốn đầu tư cịn hạn hẹp,…Cuối cùng,
tác giả ñề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình
xây dựng nơng thơn mới đến năm 2 2 của tỉnh.
“Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế✂ của Nguyễn Lê
Thu Hiền [76], ñã nêu lên thực trạng môi trường sinh thái ở một số LNTT phục vụ du
lịch ngày càng xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng ñến sức khỏe của con người
và ñến q trình phát triển du lịch nơi đây. Trong số các giải pháp cơ bản mà tác giả ñề
xuất nhằm phát triển LNTT phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm cả nhóm


9
giải pháp ‘phát triển LNTT phục vụ du lịch bền vững gắn với BVMT’, cụ thể: xây
dựng quy hoạch không gian LNTT hợp lý; trang bị các thiết bị thu gom phế thải, thay
thế các công nghệ cũ, lạc hậu, xây dựng mương thu gom nước thải kiên cố; trồng cây
xanh; giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho toàn bộ nhân viên,…
“Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt ñộng sản xuất tại làng
nghề chế biến nơng sản vùng đồng bằng sơng Hồng✄ của Trần Văn Thể [

], đã phân

tích các đặc điểm sản xuất ở làng nghề chế biến nông sản làm phát sinh chất thải, từ đó
lựa chọn các phương pháp phù hợp ñể ñánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh
tại các làng nghề này. Trên cơ sở rà sốt những vướng mắc, bất cập về cơng tác quản lý
kết hợp với hiện trạng về ONMT và thiệt hại kinh tế, luận án ñã ñề xuất một số giải
pháp có tính khả thi, thực tiễn để quản lý làng nghề theo hướng giảm thiểu thiệt hại
kinh tế hướng tới PTBV và BVMT làng nghề.
“Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Mai Hương [ 3],
ñã ñánh giá thực trạng của PTBV làng nghề trong những năm gần ñây ở Bắc Ninh và

ñề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc ñẩy PTBV làng nghề, trong đó có
nhóm giải pháp để cải thiện mơi trường như: có các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu
ONMT; có kế hoạch, lộ trình để từng bước tiến tới thực hiện triệt ñể việc tách khu sản
xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch các LNTT và xây dựng hợp lý khu công nghiệp
làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt mơi trường; triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất ñể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng chất thải; tăng
cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT cho các chủ sản
xuất, người lao ñộng và nhân dân, kết hợp với thanh tra xử phạt thích đáng đối với
những trường hợp vi phạm các quy định về MTLN.
* Về các bài báo, tạp chí☎
“Mơi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững” của Lê Hải [74] ñã
ñề một số giải pháp giảm thiểu ONMT làng nghề có tính khả thi và có hiệu quả trong
điều kiện của Việt Nam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và phát
triển làng nghề gắn với phát triển du lịch.
“Phát triển làng nghề và vấn đề bảo vệ mơi trường trước hết là nước sạch” của
Ngơ Thái Hà [73] đã chỉ rõ vai trị ích lợi của sự phát triển làng nghề; vấn đề kiểm sốt
và xử lý rác thải môi trường hiện nay ở các làng nghề; chỉ ra các ngun nhân gây ơ
nhiễm trong làng nghề và đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình ONMT ở các làng
nghề như: tập trung các làng nghề theo hướng chun mơn hóa để xử lý ơ nhiễm; đề
cao vai trị giám sát của chính quyền cơ sở và Nhà nước và giải pháp quy hoạch cụm
công nghiệp làng nghề.


10
“Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”
c a Chu Thái Thành [1 ] ñã ch ra những thách thức trong sự phát triển làng nghề
hiện nay đó là hiện trạng ONMT gây ra bởi các hoạt ñộng sản xuất làng nghề. Để giải
quyết hậu quả ơ nhiễm, tác giả đề xuất giải pháp: chú trọng chính sách PTBV làng
nghề; quy hoạch khơng gian làng nghề; tăng cường quản lý môi trường tại các làng
nghề; phát hiện và xử lý làng nghề gây ơ nhiễm; tổ chức thí điểm triển khai áp dụng

sản xuất sạch tại các làng nghề.
“Hiện trạng và các giải pháp bảo vệ mơi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa” của Tạ Hồng Tùng Bắc [5] đã chỉ ra rằng hầu hết các làng nghề trên ñịa
bàn tỉnh Thanh Hóa đều chưa có biện pháp thu gom, xử lý khí thải tập trung, chưa
được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải chưa ñược thu gom
xử lý hoặc chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường; chất thải rắn phát sinh từ q
trình sản xuất chưa được xử lý hoặc xử lý khơng triệt để,… đã và đang nảy sinh nhiều
vấn đề ONMT nơng thơn, tác động xấu đến mơi trường đất, nước, khơng khí và sức
khỏe của người dân trong các làng nghề. Tác giả ñã ñề xuất một số giải pháp giảm
thiểu ONMT làng nghề ñối với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở sản xuất trong
làng nghề.
1.1.2. Các c ng trình nghiên c u v thực hiện pháp luật bả vệ môi trường
làng nghề
Thứ nhất là, nhóm các cơng trình nghiên cứu về THPL nói chun❣✆ là một trong
những nội dung quan trọng của khoa học Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật.
Nội dung này ñược các nhà Luật học, các nhà lý luận đề cập, nghiên cứu, bàn luận
phân tích trên nhiều diễn ñàn, song chủ yếu nhất là trong các cuốn giáo trình, sách giáo
khoa, sách chuyên khảo của các cơ sở chuyên ngành luật ở nước ta. Có thể kể một vài
cơng trình tiêu biểu như:
* Về sách:
“Một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật”, của Nguyễn Văn
Mạnh [9 ] ñã nêu lên những ñiểm hạn chế trong lý luận về THPL mà các giáo trình
hiện đang sử dụng trong các trường học, trên cơ sở đó đã chỉ ra những bất cập, hạn chế
trong việc THPL và nêu lên những ñiểm cần bổ sung, những định hướng đổi mới, hồn
thiện hoạt ñộng THPL. Bên cạnh ñó, các tác giả cũng nêu lên thực trạng THPL trong
một số lĩnh vực của Quốc hội với việc quyết ñịnh các vấn ñề quan trọng của ñất nước;
THPL của HĐND trong việc thực hiện chức năng giám sát, ban hành Nghị quyết và
việc UBND các tổ chức thực hiện các Nghị quyết HĐND ñã ban hành.
“Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam”, của Nguyễn Minh Đoan [71], gồm
chương bàn sâu về THPL. Chương 1 ñược tác giả dành nghiên cứu về khái niệm,



11
mục đích, ý nghĩa và các hình thức THPL như: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật,
sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Chương 2 ñi sâu nghiên cứu về áp dụng pháp
luật, những trường hợp cần áp dụng pháp luật, ñặc ñiểm và các nguyên tắc cơ bản của
áp dụng pháp luật, quyết ñịnh áp dụng pháp luật. Chương 3 nghiên cứu về quy trình
thực hiện và áp dụng pháp luật. Chương 4 ñược dành ñể phân tích một số yếu tố và
điều kiện cơ bản bảo ñảm THPL. Chương 5 nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá hiệu
quả THPL, thực trạng THPL ở Việt Nam và một số giải pháp nâng cao hiệu quả THPL
ở Việt Nam.
“Giáo trình Lý lu✷n nhà nước và pháp luật” của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nội dung giáo trình đã dành chương X “Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và giải
thích pháp luật” [117, tr.1 1-2 ] ñể nghiên cứu về THPL và áp dụng pháp luật. Giáo
trình đã nêu lên THPL là hành vi thực tế hợp pháp, có mục đích của các chủ thể nhằm
hiện thực hố các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống. Giáo trình
cũng đã nêu lên 4 hình thức THPL đó là, tn thủ pháp luật, thi hành (chấp hành)
pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Trong đó áp dụng pháp luật là một
hình thức của THPL song nó có đặc ñiểm riêng so với các hình thức khác nên các tác
giả dành nhiều trang sách ñể viết về vấn ñề này [117, tr.1 4-2 ].
Thứ hai là, Nhóm các cơng trình nghiên cứu về THPL về BVMT✝ xuất phát từ
thực tiễn, đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề mơi trường dưới góc độ quản
lý kinh tế môi trường và pháp luật về môi trường như:
* Về đề tài nghiên cứu:
“Xây dựng thí điểm mơ hình quản lý mơi trường cộng đồng” của Cục mơi trường
- Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường [67] trên 7 ñiểm thuộc ba miền. Kết quả
nghiên cứu ñến nhiều khía cạnh liên quan đến mơi trường như hiện trạng sản xuất, hiện
trạng môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, ảnh hưởng của các chất ơ nhiễm đến đời
sống cộng đồng, việc BVMT tại các làng nghề. Tuy nhiên, nghiên cứu triển khai trên
quy mô rộng trong thời gian ngắn nên tính định lượng, định tính thấp, thiên về nghiên

cứu kĩ thuật mơi trường.
“Nghiên cứu hồn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp mơi trường” của Cục Mơi
trường đã chỉ ra những mâu thuẫn tồn tại trong môi trường và hướng giải quyết các
tranh chấp môi trường [66].
“Crafting sustainability✝ managing water pollution in Vietnam’s craft villages”
(Phát triển bền vững nghề✝ quản lý ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề Việt Nam)
của Sango Mahanty và cộng sự [153], ñề cập ñến sự phát triển nhanh chóng của 2.7
làng nghề nơng thơn Việt Nam kể từ năm 1
khi Việt Nam thông qua chính sách
“đổi mới", đã đe dọa tới mơi trường và sức khỏe con người. Bản chất quy mô nhỏ và


12
phân tán của sản xuất thủ cơng đã thách thức Nhà nước trong việc kiểm sốt ONMT và
mức độ ơ nhiễm ở các làng nghề vẫn gia tăng một cách ñáng báo ñộng. Các dự án
PTBV có thể là phương pháp tiếp cận tốt hơn ñể giải quyết các vấn đề ONMT nan giải.
Ngồi ra, cơng trình này đã tổng hợp những kết quả nghiên cứu và ñưa ra các khuyến
nghị cho việc xây dựng chính sách tương lai về kiểm sốt ơ nhiễm ở các làng nghề.
* Về luận án, luận văn:
“Xậy dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường tại Việt Nam” của Vũ Thu Hạnh [75] đã trình bày những vấn đề lý luận về tranh
chấp mơi trường và phân tích một cách tồn diện về cơ chế giải quyết tranh chấp mơi
trường ở Việt Nam, những địi hỏi riêng của việc giải quyết tranh chấp mơi trường, từ
đó tìm kiếm cách thức giải quyết hợp lý những xung đột lợi ích trong lĩnh vực này.
“Pháp luật kiểm sốt ONMT do các hoạt ñộng của làng nghề gây ra ở Việt Nam
hiện nay” của Lê Kim Nguyệt [93] ñã ñi sâu nghiên cứu về kiểm soát ONMT làng
nghề, một khía cạnh trong THPL về BVMT làng nghề. Luận án ñã nêu lên những nội
dung cơ bản của pháp luật kiểm sốt ONMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở
Việt Nam; các nhân tố tác ñộng ñến pháp luật kiểm sốt ONMT ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay; phân tích những điểm đã đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc

của thực trạng pháp luật kiểm sốt ONMT do các hoạt động của làng nghề gây ra ở
Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của những ưu khuyết điểm đó; phân tích và đưa ra
những bình luận về một số quan điểm hồn thiện pháp luật kiểm sốt ONMT do các
hoạt động của làng nghề gây ra ở Việt Nam. Cuối cùng tác giả phân tích những quan
điểm đề xuất và những giải pháp hồn thiện pháp luật kiểm sốt ONMT do các hoạt
động của làng nghề gây ra ở Việt Nam.
“Quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường” của Nguyễn Duy Hà [72], ñã
làm sáng tỏ vấn ñề Quản lý nhà nước bằng pháp luật về mơi trường, một lĩnh vực cịn
mới so với các lĩnh vực khác; xây dựng và làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trị quản lý
nhà nước bằng pháp luật về mơi trường; nêu những kết quả đạt ñược; những mặt hạn
chế; chỉ ra nguyên nhân ñồng thời ñề xuất các giải pháp quản lý nhà nước bằng pháp
luật về mơi trường ở địa phương Bình Thuận trong thời gian tới.
“Thực hiện pháp luật môi trường ở tỉnh Nam Định” của Nguyễn Thị Thu Hường
bước ñầu ñã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của THPL mơi trường, những yếu
[
tố tác động đến THPL mơi trường góp phần ngăn ngừa hạn chế các vi phạm pháp luật
môi trường ở tỉnh Nam Định; ñánh giá thực trạng, việc THPL mơi trường và đưa ra
một số giải pháp ở tỉnh Nam Định.
“Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tỉnh Hải
Dương” của Phạm Thị Thanh Xn [144], đã phân tích, đưa ra khái niệm về pháp luật


13
và THPL về BVMT ở các khu công nghiệp. Đánh giá thực trạng, nâng cao nhận thức
và trách nhiệm THPL về BVMT ở các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương và ñưa ra một
số giải pháp.
“Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam” của Lưu Việt
Hùng [ 2], ñã làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về CTR thơng thường; nghiên cứu nhu
cầu điều chỉnh pháp luật, các yếu tố tác ñộng ñến hoạt ñộng quản lý chất thải; phân tích,
ñánh giá thực tiễn THPL để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn ñề phát sinh,

các vi phạm pháp luật ñể từ đó phân tích ngun nhân của tình trạng này; đề xuất
phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế THPL về quản lý CTR thông thường.
* Về các bài báo, tạp ch✞✟
“Environmental Management for Traditional Craft Villages in Viet Nam” (Quản
lý môi trường ở các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam) của Viện nghiên cứu
môi trường Hàn Quốc và Ngân hàng thế giới [149] cho biết: 14 làng nghề thủ cơng ở
Việt Nam đã gây ra ONMT nghiêm trọng và lãng phí tài nguyên. Các làng nghề này
thường thải trực tiếp các khí thải vào khơng khí, các chất chưa qua xử lý ra sông hồ với
lượng chất ơ nhiễm khổng lồ và mức độ ONMT ở vùng nông thôn không giảm mà
ngày càng trở nên trầm trọng. Mặc dù nhà nước và chính quyền địa phương cũng ñã
quan tâm ñến vấn ñề này, tuy nhiên vẫn cịn những khó khăn về khả năng quản lý hành
chính, con người cũng như nguồn lực tài chính. Bài viết này cũng nhìn thẳng vào
những thách thức về mơi trường mà các LNTT Việt Nam ñang phải ñương ñầu và ñề ra
những kiến nghị, cũng như gợi ý cho việc xây dựng pháp luật về quản lý môi trường ở
vùng nông thôn Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc.
“Rà sốt thực hiện luật mơi trường tại các làng nghề” của Phương Thanh [1 ]
báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về mơi trường tại các khu kinh tế, khu
công nghiệp và làng nghề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ cuối năm 2 1 ñến ñầu
năm 2 11, chất thải từ các làng nghề đa phần khơng nhiều nhưng việc thải bỏ khơng
đúng có thể dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa và gây ONMT nghiêm trọng. Bài viết cũng
ñưa ra những kiến nghị với Bộ TNMT về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về mơi
trường tại các khu kinh tế, làng nghề”
“Ơ nhiễm mơi trường làng nghề✟ Cần có chế tài đủ mạnh” của Linh Lan 7] cho
rằng ñể các làng nghề PTBV và giảm thiểu ONMT, các Bộ, ngành chức năng cần sớm
hồn thiện các văn bản hướng dẫn các địa phương gắn phát triển làng nghề với giữ gìn
mơi trường; vận ñộng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ñầu tư cơng nghệ hiện đại, kết
hợp xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, các ñịa phương cần
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân làng nghề để BVMT và đặc biệt phải
có chế tài xử phạt ñủ mạnh ñể ngăn chặn các hành vị gây tổn hại MTLN.



14
“Th✸c trạng thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam”
của Lê Kim Nguyệt [92] ñã nêu lên hiện trạng ONMT tại các làng nghề ở Việt Nam,
nguyên nhân và ñề xuất một số giải pháp khắc phục như: hoàn thiện hệ thống văn bản
QPPL BVMT ñối với các làng nghề; nhà nước cần tiến hành quy hoạch, tổ chức, phân
bố lại sản xuất tại các làng nghề cho phù hợp với tính chất ñặc thù của từng loại hình
làng nghề; kết hợp sản xuất hàng hóa của các làng nghề với việc truyền bá văn hóa,
phát triển du lịch; tăng cường đầu tư, hỗ trợ về tài chính để các làng nghề sản xuất ñổi
mới trang thiết bị phục vụ sản xuất, thay thế dần công cụ thủ công lạc hậu; tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận ñộng ñến tận hộ sản xuất cá thể và tổ
chức sản xuất nhằm nâng cao ý thức BVMT của người dân.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN C U CỦA N
ĐẾN ĐỀ TÀI

C NGỒI CĨ LIÊN QUAN

1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi về ơ nhiễm mơi trường
làng nghề
Năm 1964, Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới (World crafts council
International) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc
gia có nghề thủ cơng truyền thống [ 9]. Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX
đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến ONMT làng nghề như:
* Về sác✠✡
“The costs of soil erosion on Java” (Chi phí do tác động của xói mịn đất ở Java)
của William và Arens [152] ñã chỉ ra rằng ONMT do hoạt ñộng sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề ở nơng thơn đã gây thiệt hại khoảng 411,2 triệu đơ la Mỹ/năm,
tương đương 4% GDP ngành nơng nghiệp của Java, In-đơ-nê-xi-a (315 triệu đơ la Mỹ
đối với vùng sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp và 96,2 triệu ñô la Mỹ ñối
với các vùng sản xuất nông nghiệp lân cận) và khuyến cáo cần có giải pháp chia sẻ lợi

ích giữa hộ làm nghề và hộ bị ảnh hưởng bởi chất thải phát sinh từ làng nghề và các
khu vực phụ cận làng nghề.
“Conservation or conversion of mangrove in Fiji✡ an ecological economic
analysis” (Bảo tồn hay chuyển ñổi rừng ngập mặn ở Fij✐✡ phân tích kinh tế sinh thái)
của Lal [15 ] ñã chỉ ra rằng ONMT do các hoạt động sản xuất ngành nghề nơng thơn
gây thiệt hại kinh tế nuôi trồng thủy sản tại chỗ là 9 đơ la Mỹ/ha nhưng lại gây thiệt hại
15 đơ la Mỹ/ha cho hoạt ñộng thủy sản ở các vùng phụ cận ở đảo Fiji.
* Về tạp chí, báo cáo tham luận✡
“An assessment of paper mill wastewater impacts and treatment options in
Vientiane Capital City, Lao" (Đánh giá tác ñộng của nước thải nhà máy giấy và các
giải pháp xử lý ở thủ đơ Viêng Chăn, Lào) của Kaisorn và Phousavanh [1 ] ñã chỉ ra


15
r ng chi phí phịng ng a rủi ro do ONMT ở các làng nghề chế biến bột giấy tại Viêng
Chăn, Lào là từ 6 đến USD/kilogam độc chất ơ nhiễm BOD.
“Marginal Opportunity Cost Pricing for Wastewater Disposal☛ A case study of
Wuxi, China" (Chi phí cơ hội ngồi lề để xử lý nước thải☛ nghiên cứu trường hợp của
Vơ Tích, Trung Quốc) của Fan [147] tại hội nghị các báo cáo khoa học của tổ chức
EEPSEA đã ước tính tổng lượng nước tiêu tốn cho hoạt ñộng sản xuất làng nghề và
tiểu thủ công nghiệp là khoảng 59, 4 ngàn km3 nước/ngày và thải ra môi trường
khoảng 34, 9 km3 nước thải/ngày, gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc khoảng 27,7
triệu đơ la/ngày, tương đương
tỷ đơ la/năm.
luật ảo
1.2.2. Các cơng trình nghiên c u c a nước ngồi về thực hiện
vệ mơi trường
Thứ nhất là, Nhóm các cơng trình nghiên cứu về THPL nói chung☛ Pháp luật
được ban hành, có hiệu lực pháp lý nhưng có được đảm bảo thi hành trong thực tiễn
đời sống xã hội hay khơng lại là vấn ñề mà tất cả các nước phải quan tâm. Chính vì

vậy, có nhiều cơng trình nghiên cứu về THPL dưới nhiều góc độ khác nhau, được đưa
vào giáo trình giảng dạy về nhà nước và pháp luật tại các trường ñại học, sách giáo
khoa, sách chuyên khảo của các chuyên ngành luật. Đáng chú ý có các cơng trình sau:
* Về sác☞☛
“Lý luận về nhà nước và pháp luật” (tiếng Nga) của Bộ Đại học và Trung học
chun nghiệp Liên Xơ [165] đã dành chương XIII - Áp dụng QPPL xã hội chủ nghĩa
(trang 55 -56 ) - để đề cập, phân tích nội dung các hình thức THPL. Theo đó, các hình
thức THPL thực chất là những hành vi pháp luật ñược các chủ thể thực hiện, bao gồm
các hình thức: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng
pháp luật. Áp dụng pháp luật là hình thức THPL đặc biệt. Ngồi ra, cuốn sách cịn đưa
ra những u cầu ñối với văn bản áp dụng pháp luật, trong văn bản phải chỉ rõ: cơ quan
ban hành, ngày, tháng, năm ban hành, ñối tượng thực hiện, quyết ñịnh giải quyết vấn
đề gì, căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý ñể ra quyết ñịnh, người ký văn bản, các giai
đoạn của q trình áp dụng pháp luật…
“Cơ sở xã hội học pháp luật” của Kulcsar Kalman 6], ñã ñề cập những khía
cạnh xã hội của việc thi hành pháp luật ñể nghiên cứu về vấn ñề tuân theo pháp luật,
chính trị và sự áp dụng pháp luật, chuẩn mực pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật,
vai trị của các nhân tố chủ quan trong quyết ñịnh áp dụng pháp luật, ra quyết định và
tính hiệu lực của pháp luật.
“Lý luận nhà nước và pháp luật” (tiếng Nga) [166] ñã dành chuyên ñề
(trang
453-477) ñể bàn về THPL. Theo quan niệm của tác giả, THPL là việc hiện thực hóa
những yêu cầu, quy ñịnh của pháp luật bằng những hành ñộng thực tế của các chủ thể


16
pháp luật (cơ quan, tổ chức, cá nhân). THPL luôn gắn với hành vi pháp luật của con
người. THPL ñược phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau: theo thành phần chủ thể thì
THPL được chia thành THPL của cá nhân và THPL của tập thể. Theo tính chất tác
động của các chủ thể, mức độ tích cực và định hướng của chủ thể thực hiện thì THPL

được chia thành bốn hình thức thực hiện, bao gồm: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp
luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Như vậy, trong các cơng trình nghiên cứu cơ bản nói trên, các tác giả chỉ đề cập
đến những vấn ñề lý thuyết cơ bản về THPL và các hình thức THPL. Tuy được trình
bày, diễn đạt theo cách khác nhau, nhưng những triết lý cơ bản về THPL là tuân thủ
pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật…
Thứ hai là, nhóm các cơng trình nghiên cứu về THPL về BVMT✌ Vấn đề THPL
về BVMT nói chung, BVMT làng nghề nói riêng ít được đề cập một cách trực tiếp.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực kiểm soát ONMT và kiểm soát ONMT do các hoạt động của
làng nghề gây ra thì lại ñược nghiên cứu tương ñối nhiều và khá cụ thể. Liên quan đến
vấn đề này có một số cơng trình tiêu biểu:
“Environment Pollution Control in Janpan-Development and Characteristics”
(Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường ở Nhật Bản - đặc trưng và phát triển) của Tsumor
Ushiyama [167], đã chỉ ra vai trị của chính quyền tự quản địa phương và hoạt động
phong trào của người dân địa phương trong việc hình thành và thực hiện Luật kiểm
soát ONMT ở Nhật Bản. Pháp luật BVMT áp dụng cho các quận của Tokyo có quy
định: người dân được tham gia vào cơng tác quản lý hành chính, bảo vệ quyền được
sống trong mơi trường trong lành của mình; các nhà lãnh đạo phải có nhiệm vụ điều
tra, giám sát nguồn gốc, ngun nhân, tình trạng ONMT và các vấn đề khác, phải cơng
khai cho người dân các quận, huyện biết về tình trạng ơ nhiễm như đã điều tra. Bên
cạnh đó, một hội đồng giám sát ONMT (có sự tham gia của người dân) ñược thành lập
ñể ñiều tra và cân nhắc các biện pháp giám sát các nguồn gây ONMT (ñược thực hiện
bởi nhà quản lý và các cơ quan hành chính). Có thể thấy cơng trình nghiên cứu này rất
có giá trị tham khảo khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật kiểm sốt ONMT do các
hoạt động của làng nghề gây ra ở các tỉnh ĐBSH.
“The experience of Singapore in the control of pollution" (Kinh nghiệm của
Singapore trong việc kiểm soát ô nhiễm) của Loh Ah Tuan [151] ñã ñề cập tới kinh
nghiệm kiểm soát ONMT biển ở Sigapore. Bài viết ñã chỉ ra rằng hơn ba phần tư tổng
lượng ô nhiễm mà các ñại dương và vùng biển trong khu vực Đơng Á phải hứng chịu
là đến từ các nguồn trên đất liền. Các nguồn chính gây ơ nhiễm bao gồm chất thải sinh

hoạt từ các thành phố, chất thải cơng nghiệp và nơng nghiệp. Ngồi ra, tàu xả chất thải
ra biển từ một quốc gia này sẽ nhanh chóng tìm đường vào vùng biển và những bãi


17
bi n của các nước láng giềng. Do đó mỗi quốc gia đều đóng một vai trị quan trọng
trong việc kiểm sốt chất thải gây ơ nhiễm vào vùng biển ven bờ.
“Судебная защита права на благоприятную окружающую среду✍ проблемы
теории и практики” của С.А.Балашенко, Е.В. Лаевская [146] ñã chỉ ra rằng để
thực hiện tốt pháp luật BVMT khơng chỉ có vai trị của các cơ quan quản lý nhà nước
về mơi trường mà vai trò của từng cá nhân trong cộng ñồng cũng rất quan trọng.
1.3. NHỮNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP
TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Những nhận xét đánh giá về các cơng trình nghiên cứu
Sau khi tham khảo một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đặc biệt đến đề tài
luận án trong và ngồi nước tác giả có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu về THPL: ña số các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên
cứu các vấn ñề lý thuyết cơ bản về THPL và các hình thức THPL, những khía cạnh xã
hội của việc thi hành pháp luật.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu về làng nghề đa số đều tập trung vào khía cạnh kinh
tế; văn hóa; xã hội; CNH, HĐH nơng thơn; mơi trường và sức khỏe.
Thứ ba, nhóm nghiên cứu về THPL về BVMT chỉ tập trung vào THPL về BVMT
ở các khu công nghiệp của một tỉnh, THPL môi trường ở tỉnh hoặc chỉ tập trung vào 1
khía cạnh của việc THPL về BVMT như pháp luật về quản lý CTR thông thường tại
Việt Nam, pháp luật về kiểm sốt ONMT, đặc biệt là kiểm sốt ONMT do các hoạt
động của làng nghề gây ra ở Việt Nam và chủ yếu là ñưa ra các giải pháp về công
nghệ, về khoa học kỹ thuật trong kiểm sốt ONMT.
Thứ tư, nhóm nghiên cứu ở các tỉnh ĐBSH chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTBV làng nghề ở Việt Nam, ñánh giá thực trạng

của PTBV làng nghề trong những năm gần ñây ở các tỉnh ĐBSH.
Như vậy, cho ñến thời ñiểm này chưa có cơng trình nghiên cứu ở cấp độ tiến sỹ
nào đi sâu phân tích và đánh giá một cách tồn diện, có hệ thống về thực trạng THPL
về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH từ góc độ luật học; chuyên ngành lý luận và lịch
sử nhà nước và pháp luật, chỉ ra những hạn chế, bất cập, vướng mắc trong quá trình
THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH, ñồng thời ñề xuất những giải pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMT làng nghề.
Tuy nhiên, qua tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đặc biệt đến đề tài,
luận án có thể kế thừa được một số nội dung nghiên cứu sau:
Thứ nhất là kế thừa các kết quả nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của các làng nghề vùng ĐBSH bởi các yếu tố này sẽ ảnh hưởng ñến việc
THPL về BVMT ở các làng nghề, do ñó giúp tác giả luận án lý giải nguyên nhân của


18
những kết quả ñạt ñược cũng như những bất cập trong việc THPL về BVMT làng nghề
của các tỉnh ĐBSH.
Thứ hai là kế thừa các kết quả nghiên cứu về giải pháp BVMT làng nghề và phát
triển bền vững làng nghề, bởi các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp tác giả luận án tham
khảo và ñề xuất các giải pháp phù hợp ñể ñảm bảo việc THPL về BVMT làng nghề ở
các tỉnh ĐBSH.
Thứ ba là kế thừa các cơng trình nghiên cứu về THPL và BVMT ở các khu cơng
nghiệp, kinh tế và các cơng trình nghiên cứu về kiểm sốt ONMT ở các làng nghề bởi
đây sẽ là những thông tin tham khảo quý giá giúp tác giả luận án xây dựng cơ sở lý
luận và quan ñiểm về THPL và BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.
1.3.2. Nh ng v n ñề ñặt ra cần tiế tục nghiên cứu
Với những nhận ñịnh trên, người thực hiện luận án quyết ñịnh lựa chọn vấn ñề
nghiên cứu “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng
bằng sơng hồng Việt Nam” nhằm giải quyết khoảng trống nêu trên, nghĩa là đi sâu
phân tích và làm rõ một cách tồn diện, có hệ thống về thực trạng THPL về BVMT

làng nghề ở các tỉnh ĐBSH và ñề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật về BVMT làng nghề, cụ thể như sau:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc THPL về BVMT làng nghề ở Việt
Nam: trong đó khái quát hóa, xây dựng khái niệm THPL về BVMT làng nghề, từ đó
tập trung phân tích, làm sáng tỏ về mặt lý luận các chủ thể, năm nội dung và bốn hình
thức THPL về BVMT làng nghề; phân tích vai trò của việc THPL về BVMT làng nghề
và các yếu tố ảnh hưởng ñến việc THPL về BVMT làng nghề. Đây là những cơ sở lý
luận quan trọng cho việc ñánh giá tình hình THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh
ĐBSH và ñề xuất giải pháp. Các cơ sở lý luận này chưa được các nhóm nghiên cứu
trước đây ñề cập ñến, ñi sâu phân tích, ñánh giá và khái qt hóa.
Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích tình hình THPL về BVMT của một số nước
trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng cho các tỉnh ĐBSH.
Hai là, đánh giá thực trạng THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH. Phần
này tập trung ñánh giá thực trạng ONMT làng nghề và tình hình THPL về BVMT làng
nghề ở các tỉnh ĐBSH, phân tích những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong việc
THPL về BVMT làng nghề trên năm phương diện nội dung (bảo vệ nguồn nước, đất
đai và tài ngun đất, mơi trường khơng khí, quản lý chất thải và bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử) và bốn hình thức THPL (tn thủ pháp luật, thi hành pháp
luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật). Trong đó, việc phân tích, ñánh giá hiện
trạng THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH là hồn tồn mới, chưa có nhóm
nghiên cứu nào trước đây thực hiện hoặc hệ thống hóa.


19
Đồng thời luận án sẽ đi sâu phân tích ngun nhân của những thành tựu, bất cập
này. Đây sẽ là những cơ sở để tác giả đề xuất các nhóm giải pháp khắc phục hiện trạng
THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH hiện nay.
Ba là, xác ñịnh các quan ñiểm và ñề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi để
đảm bảo THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH Việt Nam, tập trung giải quyết
các vấn đề sau:

Đề xuất, phân tích, luận chứng các quan điểm có tính chất ngun tắc phương
pháp luận chỉ ñạo quá trình THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh ĐBSH.
Đề xuất các giải pháp cụ thể ñể ñảm bảo THPL về BVMT làng nghề ở các tỉnh
ĐBSH. Những giải pháp này phải bám sát các quan ñiểm chỉ đạo, có tính khả thi, có
giá trị tham khảo cho các địa phương trong THPL về BVMT làng nghề; góp phần giảm
thiểu và giải quyết tình trạng ONMT ở các làng nghề vùng ĐBSH hiện nay.
K t luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngồi cho thấy, ngồi một số sách
chun khảo hay giáo trình bàn về vấn đề THPL nói chung hầu như khơng có cuốn
sách, bài viết nào ñề cập ñến vấn ñề pháp luật MTLN. Ngay ở các nước Châu Á, là các
nước có phong tục, tập quán, ñặc thù dân tộc khá tương đồng với nước ta, cũng chưa
thấy có cơng trình nào nghiên cứu về thực thi pháp luật MTLN. Nguyên nhân có thể do
loại hình sản xuất làng nghề ở các nước trên thế giới chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nền kinh
tế quốc gia nên các nhà nước ñương ñại trên thế giới đã khơng xây dựng, ban hành các
đạo luật riêng cho việc THPL mơi trường của hoạt động sản xuất làng nghề.
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước cho thấy từng vấn đề riêng rẽ như
THPL nói chung, nghiên cứu về ONMT làng nghề, về ñặc ñiểm MTLN,... ñều ñã ñược
các nhà nghiên cứu, các tác giả ñề cập, phân tích, bàn luận khá ñầy ñủ. Song trên một
tổng thể ‘THPL về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng Việt
Nam’ ở quy mơ một cơng trình nghiên cứu chun sâu, tồn diện và hệ thống thì các
cơng trình của các tác giả, các nhà nghiên cứu trước ñây vẫn chưa ñáp ứng được. Do
đó, đây vẫn cịn là một vấn đề mới, đang rất được quan tâm từ cả phía nhà quản lý và
phía những người hoạt động trong lĩnh vực làng nghề ở Việt Nam.
Từ đó có thể khẳng định rằng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu một cách tồn diện có hệ thống về mặt lý luận cũng như khảo sát thực tiễn vấn ñề
thực thi pháp luật MTLN. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn ñề ✎Thực hiện pháp luật
về bảo vệ mơi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sơng Hồng Việt N❛✏✎ làm đề tài
luận án tiến sĩ luật học với mong muốn giải quyết ñược vấn ñề nêu trên.



20
Chương 2
CƠ SỞ L LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM LÀNG NGHỀ, PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG
NGHỀ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

2.1.1. Khái niệm làng nghề
Ở n c ta, làng nghề đã được hình thành từ rất lâu, là một nét đặc trưng của
người Việt ở các vùng nơng thơn. Theo lịch sử phát triển, trước đây chỉ có các làng
nghề truyền thống (LNTT), được hình thành từ lâu đời, thường tập trung gần các con
sông, thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu, giao thương buôn bán sản phẩm, trải
qua thời gian vẫn duy trì, phát triển và được lưu truyền từ ñời này sang ñời khác theo
tinh thần ‘bí truyền’, sản phẩm được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và địi hỏi kỹ
năng, kỹ xảo cao. Nổi bật là các LNTT như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, ñúc
ñồng Ngũ Xã (Hà Nội), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình),... Tuy nhiên, những năm
gần đây đã xuất hiện thêm các làng nghề mới, chủ yếu do sự du nhập trong quá trình
hội nhập giữa các vùng và cả nước. Làng nghề mới đang có xu hướng phát triển mạnh
ở nhiều ñịa phương vùng ĐBSH, ñặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh dịch vụ và xây
dựng, kinh doanh đa ngành nghề.
Theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm, có thể chia các làng nghề ở nước ta
thành loại hình: chế biến lương thực, thực phẩm; ươm tơ, dệt vải, nhuộm, thuộc da; sản
xuất vật liệu xây dựng; gia cơng cơ khí; chăn ni, giết mổ gia súc; thủ công mỹ nghệ;
tái chế chất thải phế liệu (giấy, nhựa, kim loại,...) và các loại hình khác [59]. Mỗi loại
hình làng nghề có những nét đặc thù riêng nhưng đều có chung các đặc điểm sau:
Một là, phân bố khơng đồng đều trong cả nước, tập trung nhiều ở miền Bắc
(chiếm gần 7 %) ñặc biệt là vùng ĐBSH, trong đó một số tỉnh thành có số lượng các
làng nghề rất lớn như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng n.
Hai là, trình độ cơng nghệ ở hầu hết các cơ sở sản xuất nghề còn lạc hậu, mức độ
cơ khí hóa thấp, nhất là ở khu vực các hộ tư nhân, sử dụng các công cụ ñã cũ kĩ, không

ñảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an tồn và vệ sinh mơi trường. Gần đây, một số làng nghề
đã áp dụng cơng nghệ mới, thay thế máy móc cũ bằng máy móc mới, hiện đại nhờ đó
mà năng suất và chất lượng sản phẩm cũng ñược nâng cao rõ rệt, điển hình như làng
gốm Bát Tràng, làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Bắc Ninh,... [3 .
Ba là, mặt bằng cho sản xuất ở các làng nghề hiện cịn rất eo hẹp, thường sử dụng
ln nhà ở làm nơi sản xuất. Các cơ sở sản xuất lớn thì thường chỉ có lán che lợp fibrơ
xi măng, rơm rạ, lá mía, căng bạt,... mang tính chất tạm bợ, chỉ có số rất ít các nhà
xưởng là kiên cố. Các bãi tập kết nguyên liệu, kể cả các bãi, kho chứa hàng gần khu


×