Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán ASCOthực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.84 KB, 137 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên

Chu Vũ Hoàng

Sv: Chu Vũ Hoàng

1

1
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

MỤC LỤC

Sv: Chu Vũ Hoàng

2


2
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASCO
BCTC
BGĐ
DN
GLV
HH
VH
KHLK
KSNB
KTV
TNHH
TSCĐ
SXKD
WTO

Sv: Chu Vũ Hoàng

Diễn giải
Công ty TNHH Kiểm toán ASCO
Báo cáo tài chính

Ban Giám Đốc
Doanh nghiệp
Giấy làm việc
Hữu hình
Vô hình
Khấu hao luỹ kế
Kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức thương mai thế giới
(World Trade Organization)

3

3
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ

Doanh thu của Công ty TNHH Kiểm toán trong 4 năm gần đây


Sv: Chu Vũ Hoàng

4

4
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, BCTC của một doanh nghiệp được rất
nhiều đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau quan tâm. Tuy nhiên,
trong tình hình kinh tế hiện nay, khả năng nhận được những thông tin tài
chính kém tin cậy rất cao. Để giảm bớt những rủi ro, cung cấp sự đánh giá tin
cậy của BCTC, tiết kiệm chi phí kiểm tra cho đông đảo các đối tượng sử
dụng, góp phần bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế, kiểm toán BCTC là giải
pháp tốt nhất để kiểm tra và cung cấp những nhận xét chính xác, trung thực về
BCTC của một doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán BCTC được coi là một trong
những giải pháp tốt nhất làm giảm thiểu rủi ro về thông tin kinh tế và trở
thành một trong những công cụ bảo vệ ổn định của nền kinh tế.
Trong mỗi doanh nghiệp, TSCĐ là một trong những tiêu thức đánh giá
quy mô và sự phát triển của doanh nghiệp. Do TSCĐ là khoản mục có giá trị
lớn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản trên BCTC của doanh nghiệp
nên kiểm toán TSCĐ là một trong các nội dung kiểm toán quan trọng mà
KTV và công ty kiểm toán quan tâm. Đối với công ty kiểm toán, việc thực
hiện tốt quy trình kiểm toán TSCĐ sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu

quả toàn cuộc kiểm toán. Đồng thời, thông qua kết quả kiểm toán, công ty
kiểm toán có thể giúp khách hàng thấy được những điểm bất hợp lý trong
công tác kế toán TSCĐ cũng như trong việc quản lý TSCĐ.
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy, với mong muốn tìm hiểu thực
tế hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng, em đã lựa
chọn thực hiện đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố
định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán
ASCOthực hiện” làm đề tài luận văn của mình.

Sv: Chu Vũ Hoàng

5

5
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

2. Mục đích nghiên cứu đối tượng
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đi đến các mục đích như sau:
− Tiếp cận thực tế trình tự kiểm toán khoản mục TSCĐ tại các khách
hàng do Công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện.
-

Hệ thống hóa lý luận quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán
BCTC;


-

Phân tích thực trạng và đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện quy
trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH
Kiểm toán ASCO thực hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong
kiểm toán BCTC.
Phạm vi nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán ASCO thực hiện.
4. phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các phương pháp kỹ thuật
kiểm toán cụ thể như: phân tích, đánh giá, tổng hợp... Luận văn được diễn giải
bằng lời văn kết hợp sơ đồ, bảng biểu.
5. Nội dung kết cấu luận văn

Ngoài danh mục bảng biểu, sơ đồ, và phụ lục, phần mở đầu, kết luận và
phụ lục, luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản
mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO

Sv: Chu Vũ Hoàng

6

6
CQ49/22.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Chương 3: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm toán ASCO

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG BCTC

1.1

1.1.1. Đặc điểm của TSCĐ
• Khái niệm TSCĐ
TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, mang lại lợi ích lâu dài cho
doanh nghiệp, là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định năng lực
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong quá trình sản xuất kinh doanh,
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được dịch chuyển
dần dần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra trong kỳ mà nó tham gia sản
xuất.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: TSCĐ hữu hình là những tài sản có
hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản


Sv: Chu Vũ Hoàng

7

7
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Tài sản
được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu
chuẩn ghi nhận sau:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
c. Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
d. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: TSCĐ vô hình là tài sản không có
hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ,
sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng
khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Một tài sản vô
hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
-

Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và
Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang
lại;

+ Nguyên giá tài sản phải xác định được một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Theo thông tư 45/2013/TT – BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính về
chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì TSCĐ phải là những tài
sản có giá trị từ 30 triệu VNĐ trở lên (áp dụng từ 10/06/2013).
Theo VAS 06 – chuẩn mực về Thuê tài sản:
Thuê tài sản: Là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc
bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng
thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn
lợi ích và rủi ro gắn với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sử hữu tài
sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.

Sv: Chu Vũ Hoàng

8

8
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

• Phân loại TSCĐ
TSCĐ trong doanh nghiệp là một bộ phận tài sản chủ yếu, phong phú về
chủng loại và nguồn hình thành. Mỗi TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng

khác nhau trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, để
quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ theo từng nhóm, chi tiết đến từng đối
tượng TSCĐ. Trong doanh nghiệp thường phân loại TSCĐ theo một số tiêu
thức sau:
Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
Theo quyền sở hữu, TSCĐ bao gồm: TSCĐ tự có, TSCĐ thuê ngoài
Theo tình hình sử dụng, TSCĐ gồm: TSCĐ đang dùng, TSCĐ chưa cần dùng,
TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý.
• Đặc điểm của TSCĐ
Đặc điểm chủ yếu và cơ bản của TSCĐ ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán
là:
-

TSCĐ thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, trong quá trình sử
dụng doanh nghiệp phải trích khấu hao các tài sản này và có thể phát sinh
các chi phí nâng cấp sửa chữa TSCĐ. Do đó công tác hạch toán TSCĐ cần
tuân thủ theo các quy định kế toán hiện hành có liên quan. Việc xác định
giá trị ban đầu của TSCĐ không chính xác, áp dụng chính sách khấu hao
không hợp lý, phản ánh các chi phí phát sinh sau ban đầu không kịp thời
đúng đắn sẽ ảnh hưởng đến các thông tin có liên quan đến TSCĐ trên
BCTC gồm các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, các khoản chi phí
có liên quan như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ từ đó
sẽ ảnh hưởng đến các thông tin khác như chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí và kết

quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, thời gian sử dụng lâu dài, trong
quá trình sử dụng không thay đổi hình thái vật chất nhưng lại bị hao mòn

Sv: Chu Vũ Hoàng


9

9
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

dần cả về giá trị và giá trị sử dụng. Do vậy việc quản lý theo dõi TSCĐ
cũng phải được thực hiện lâu dài tương ứng với quá trình sử dụng TSCĐ
và quản lý TSCĐ phải được tiến hành quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị.
- Quá trình mua sắm trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp thường không
nhiều và diễn ra không đều đặn, nó thường được thực hiện theo một trình
tự có sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của các doanh nghiệp. Mọi nghiệp
vụ liên quan đến TSCĐ đều phải được phê duyệt bởi người có thẩm quyền
và theo một trình tự nhất định của doanh nghiệp.
• Trình bày TSCĐ trên BCTC:
Trong BCTC, thông tin về TSCĐ sẽ được trình bày trong Bảng cân đối kế
toán và thuyết minh BCTC.
Các thông tin liên quan đến TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán gồm các
thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại được trình bày trên
Bảng cân đối kế toán phần B- Tài sản dài hạn, mã số 220 phần II. Tài sản cố
định và được trình bày chi tiết cho từng loại TSCĐ( TSCĐ hữu hình, TSCĐ
thuê tài chính, TSCĐ vô hình).
Trên thuyết minh BCTC: Các thông tin về TSCĐ trên thuyết minh BCTC
sẽ bao gồm các thông tin chi tiết về TSCĐ như:
- TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình gồm: Chi tiết từng nhóm tài sản đầu kỳ;
tăng, giảm trong kỳ; dư cuối kỳ…

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang gồm: Dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ
và chi tiết số dư cuối kỳ…
1.1.2. Công tác quản lý TSCĐ
Tài sản cố định là cơ sở vật chất chủ yếu giúp doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu về hoạt động sản xuất và hoạt động tài chính. Quản lý tốt TSCĐ là
tiền đề, là điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy các
doanh nghiệp cần phải theo dõi, quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị của
TSCĐ.

Sv: Chu Vũ Hoàng

10

10
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Quản lý về mặt hiện vật: do TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài nên việc
quản lý phải đảm bảo cả quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ. TSCĐ
phải luôn được đảm bảo đủ về số lượng, tránh hỏng hóc mất mát và phát huy
hết công suất hiện có trong quá trình sử dung, khi có TSCĐ bị hư hỏng phải
phát hiện và có biện pháp khắc phục sửa chữa kịp thời. Để thực hiện tốt vấn
đề này, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy bảo quản và sử dụng
TSCĐ một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.
Quản lý về mặt giá trị: Là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của
TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển và giá trị hao mòn.

Quản lý TSCĐ về mặt giá trị là công việc chủ yếu trong công tác hạch toán
kế toán. Công việc này đảm bảo cho ban quản lý có thể biết chính xác, kịp
thời, đầy đủ những thông tin về mặt giá trị (Nguyên giá, giá trị hao mòn và
giá trị còn lại) của từng loại TSCĐ(TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ
thuê tài chính) trong doanh nghiệp tại từng thời điểm xác định.
Các nguyên tắc quản lý TSCĐ được quy định và hướng dẫn cụ thể trong
Thông tư TT 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013
• Xác định nguyên giá TSCĐ
-

Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ chi phí hình thành nên TSCĐ tính tới thời
điểm hình thành đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

-

Nguyên giá TSCĐVH là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có
TSCĐVH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.

-

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của
tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản
thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu thì
nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính
được tính vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê.

Sv: Chu Vũ Hoàng

11


11
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ tương ứng trong từng trường
hợp cụ thể được qui định trong thông tư 45/2013/TT- BTC.

• Hao mòn TSCĐ
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác
động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn dần. Để thu
hồi giá trị của TSCĐ do hao mòn nhằm tái sản xuất TSCĐ thì cần chuyển giá
trị tài sản cố định vào giá trị sản phẩm tạo ra bằng việc trích khấu hao TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của
TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó.
Căn cứ xác định giá trị hao mòn của TSCĐ là:
- Nguyên giá TSCĐ ( được xác định như trên)
- Thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản (hoặc tỷ lệ phần trăm được
quy định cho từng loại tài sản).
Xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản :
Đối với TSCĐ mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào
khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày
25/04/2013 để xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác
định như sau:
Thời gian


Giá trị hợp lý của TSCĐ

Thời gian sử dụng

của
=
Sử dụng

x
Giá bán TSCĐ tương đương

TSCĐ mới cùng
loại theo TT 45

Phương pháp trích khấu hao
Theo Thông tư 45/2013/TT- BTC thì doanh nghiệp có thể tiến hành trích
khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp khấu hao chủ yếu:

Sv: Chu Vũ Hoàng

12

12
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

-


Học viện tài chính

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng;
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Nguyên tắc khấu hao
Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động SXKD của từng
doanh nghiệp đều phải trích khấu hao được hạch toán vào chi phí kinh doanh
trong kỳ. Khi có sự thay đổi nguyên giá hoặc về thời gian sử dụng của TSCĐ
thì doanh nghiệp sẽ xác định lại mức khấu hao trung bình cho hàng năm.
Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao cho các TSCĐ đã khấu hao
hết và đang chờ quyết định nhượng bán, thanh lý, những TSCĐ dùng vào hoạt
động phúc lợi, hoạt động sự nghiệp.
Tài sản thuê tài chính được trích khấu hao theo chính sách nhất quán với
các tài sản khác cùng loại thuộc sở hữu của đơn vị đi thuê. Việc trình bày tài
sản thuê trên Bảng cân đối kế toán của đơn vị tuân thủ theo các quy định của
Chuẩn mực kế toán Việt nam số 03.
• Giá trị còn lại:
Sau khi xác định được Nguyên giá và giá trị hao mòn (hay số khấu hao lũy
kế), giá trị còn lại được xác định như sau:
Giá trị còn lại = nguyên giá – giá trị hao mòn lũy kế
1.1.3. KSNB đối với TSCĐ

1.1.3.1. Môi trường kiểm soát TSCĐ
Môi trường kiểm soát TSCĐ bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết
kế và vận hành các quy chế KSNB đối với khoản mục TSCĐ như:
- Quan điểm, cách điều hành của nhà quản lý cấp cao đơn vị về TSCĐ: Các
nhà quản lý này có thể không trực tiếp tham gia chỉ đạo quá trình KSNB

đối với TSCĐ nhưng quan điểm về TSCĐ nhằm hướng đến mục tiêu thu
hồi vốn cố định đã bỏ ra đầu tư cho TSCĐ nhanh chóng bằng việc thực

Sv: Chu Vũ Hoàng

13

13
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

hiện khấu hao nhanh một cách không hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng
tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Bố trí nhân sự và xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý: Bộ phận sử dụng tài sản
phải là những người am hiểu về đặc điểm kỹ thuật của tài sản đó để phát
huy tối đa năng lực sản xuất của tài sản và phát hiện, khắc phục kịp thời
khi tài sản có dấu hiệu hỏng hóc.
- Kiểm toán nội bộ đối với TSCĐ: bộ phận kiểm toán nội bộ nói chung và
kiểm toán nội bộ TSCĐ nói riêng ở đơn vị có chức năng giám sát, kiểm
tra, đánh giá thường xuyên toàn bộ hoạt động của đơn vị trong đó có các
hoạt động liên quan đến việc quản lý sử dụng TSCĐ, các nghiệp vụ tăng
giảm TSCĐ từ khâu phê chuẩn xử lý các nghiệp vụ tăng- giảm tài sản, tiếp
nhận tài sản, tổ chức quản lý bảo quản và hạch toán kế toán TSCĐ.
- Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến KSNB TSCĐ: như các quy định của
cơ quan Nhà nước, Bộ tài chính về việc quản lý và sử dụng TSCĐ, trích
khấu hao TSCĐ. Đối với TSCĐ đi thuê hay xây dựng cơ bản hoàn thành

còn liên quan đến bên cho thuê, bên thi công( nếu thuê ngoài),…
1.1.3.2. Hệ thống kế toán TSCĐ


Về chứng từ: Tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác
hạch toán ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp
theo một quy trình luân chuyển chứng từ nhất định.
Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán TSCĐ bao gồm:
- Hợp đồng mua TSCĐ
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán.
- Biên bản bàn giao TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
- Biên bản kiểm kê TSCĐ.

Sv: Chu Vũ Hoàng

14

14
CQ49/22.02


Lun vn tt nghip

Hc vin ti chớnh

- Biờn bn quyt toỏn, thanh lý hp ng mua ti sn.
- Bng tớnh v phõn b khu hao TSC.

Quy trỡnh hch toỏn TSC c th hin qua s sau:
S 1.1: Quy trỡnh t chc chng t TSC
Xây dựng, mua sắm, hoặc nhợngHội
bán đồng
TSCĐgiao nhận, thanh lý TSCĐ

Kế toán TSCĐ

Quyết định tăng hoặc giảm TSCĐ
Chứng từ tăng giảm tài sảnLập (huỷ) thẻ TSCĐ, ghi sổ
(các loại)

V s sỏch: theo dừi kp thi v y cỏc thụng tin v Ti sn c nh,
cỏc doanh nghip thng s dng h thng chng t s sỏch nh:
- Th TSC
- S chi tit TSC theo tng b phn s dng v theo loi TSC theo dừi
- S cỏi cỏc ti khon 211, 212, 213, 214
Ti khon s dng
Theo ch k toỏn Vit Nam hin hnh, trong hch toỏn TSC, TSC c
phõn thnh nhng nhúm khỏc nhau v s dng nhng ti khon chớnh sau:
TK 211: TSC hu hỡnh
TK 212: Ti sn c nh thuờ ti chớnh
TK 213: Ti sn c nh vụ hỡnh
TK 214: Khu hao Ti sn c nh
Hch toỏn tng hp TSC
K toỏn TSC cú th ỏp dng mt trong bn hỡnh thc ghi s, bao gm
hỡnh thc Nht ký chung, Nht ký chng t, Chng t ghi s hay Nht ký

Sv: Chu V Hong


15

15
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Sổ cái sao cho phù hợp với đặc điểm về quy mô và trình độ tổ chức, quản lý
của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát TSCĐ
Để hoạt động kiểm soát có hiệu quả thì khi thiết kế và vận hành hệ thống
KSNB nói chung và KSNB đối với TSCĐ nói riêng cần tuân thủ các nguyên
tắc sau:
- Nguyên tắc “ Phân công, phân nhiệm” : yêu cầu này đòi hỏi cần có sự
phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ
và bộ phận kế toán ghi sổ TSCĐ. Phân công rõ ràng nhiệm vụ quyền hạn
của từng bộ phận trong quá trình sử dụng hay tăng, giảm TSCĐ.
- Nguyên tắc “ Bất kiêm nhiệm” : nguyên tắc này đòi hỏi cần có sự độc lập
tương đối trong việc sử dụng bảo quản tài sản với công tác kế toán, giữa
việc phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ với bộ phận thực hiện
nghiệp vụ đó, bộ phận ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ đó.
- Nguyên tắc “ Phê chuẩn, ủy quyền” : đơn vị cần xây dựng các quy định về
cách thức và thẩm quyền phê duyệt các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ,
trình tự phê chuẩn và thực hiện các nghiệp vụ đó.
Đối với TSCĐ các thủ tục kiểm soát chủ yếu được thực hiện là kiểm soát trực tiếp
như:
- Xây dựng các quy định về việc lập hồ sơ riêng theo dõi TSCĐ và hồ sơ

này phải được theo dõi lưu trữ xuyên suốt quá trình sử dụng tài sản.
- Xây dựng các quy định liên quan đến trình tự mua sắm hoặc thanh lý
TSCĐ, phân công nhiệm vụ quyền hạn cụ thể và rõ ràng đối với từng bộ
phận trong quá trình này.
- Tổ chức theo dõi, quản lý TSCĐ: Lập bảng kê TSCĐ đã khấu hao hết
nhưng còn sử dụng, TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán. Thiết lập các quy
định về việc phân loại chi tiết các TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý và
chế độ kế toán, lập bảng kê chi tiết theo dõi riêng TSCĐ thuê tài chính.

Sv: Chu Vũ Hoàng

16

16
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

- Tổ chức theo dõi ghi nhận TCSĐ tăng, giảm và các chi phí phát sinh liên
quan đến TSCĐ một cách đúng đắn, kịp thời, đúng giá trị và phải căn cứ
trên các chứng từ hợp lệ.
1.1.4. Một số sai sót thường gặp trong hạch toán và trình bày khoản mục
TSCĐ trên BCTC
• Đối với TSCĐ hữu hình & vô hình
- Quản lý TSCĐ chưa chặt chẽ: ví dụ như hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ
vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên
BCĐKT, không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ;

- Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kỳ, biên bản kiểm kê không phân
loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã khấu hao hết;
- Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo ngày trên biên bản giao nhận
( không đảm bảo tính đúng kỳ của việc ghi nhận tăng TSCĐ);
- Phân loại TSCĐ vô hình sai : giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù giải
phóng mặt bằng…. Các chi phí trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp
như chi phí thành lập, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo lại ghi
tăng nguyên giá TSCĐ vô hình;
- Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết
toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
- Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa
xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao trích trong
kỳ;
- Đơn vị áp dụng khung khấu hao theo TT 45/2013/TT-BTC để xác định
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản chưa phù hợp, vượt quá số năm tối đa
được trích hoặc không đủ số năm tối thiểu phải trích;
- Trích khấu hao tính vào chi phí cả những tài sản không sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh;
- Đối với nghiệp vụ giảm tài sản do thanh lý, nhượng bán có thể gặp một số
sai sót như: không thành lập hội đồng thanh lý, không có quyết định thanh
lý được Giám đốc đơn vị ký duyệt, không có biên bản thanh lý hoặc có mà

Sv: Chu Vũ Hoàng

17

17
CQ49/22.02



Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

không có đủ chữ ký trên đó, không phát hành hóa đơn khi bán TSCĐ
thanh lý,
- Mức khấu hao nhanh vượt quá 2 lần so với khấu hao theo phương pháp
-

đường thẳng;
TSCĐ thuê tài chính hạch toán nhầm sang TK 211, TK 213;
• TSCĐ thuê tài chính:
Không mở sổ theo dõi TSCĐ thuê tài chính riêng;
Thiếu hợp đồng thuê;
Phân loại nhầm TSCĐ thuê tài chính và thuê hoạt động;
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, hạch toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính

không đúng theo hợp đồng thuê;
- Hạch toán lãi tiền thuê tài chính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
1.2
KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM
TOÁN BCTC
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng
có 2 chức năng là xác minh và bày tỏ ý kiến. Chức năng xác minh tập trung
vào tính trung thực của các con số trên BCTC và tính hợp lý của các biểu mẫu
phản ánh tình hình tài chính của đơn vị. Chức năng bày tỏ ý kiến là đưa ra ý
kiến đề xuất về những hạn chế còn tồn tại ở doanh nghiệp. Hình thức của
chức năng bày tỏ ý kiến chính là các thư quản lý. Với các doanh nghiệp hiện
nay, hoạt động sản xuất kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ, cần có một

lượng TSCĐ thích hợp cho kinh doanh. Do đó, vấn đề quản lý càng trở nên
phức tạp. Thông qua quá trình kiểm toán, KTV đưa ra kiến nghị giúp cho
doanh nghiệp nâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ.Đồng thời, kiểm
toán TSCĐ sẽ phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành
nguyên giá TSCĐ, vốn hóa chi phí sửa chữa thường dẫn đến những sai sót
trọng yếu trên BCTC.

Sv: Chu Vũ Hoàng

18

18
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

Do vậy, kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ nhằm phát hiện các sai
sót trong các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn nhằm mục đích góp phần
nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ
Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ là giúp KTV và công ty kiểm toán đưa
ra ý kiến xác nhận rằng khoản mục TSCĐ có được lập trên cơ sở chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên
quan hay không.Ngoài ra, mục tiêu kiểm toán TSCĐ còn giúp đơn vị được
kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất
lượng thông tin về TSCĐ.
Mục tiêu kiểm toán TSCĐ được cụ thể hóa như sau:

Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán đối với các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
Mục tiêu kiểm
toán chung

Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Sự phát sinh

Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát
sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống.

Tính toán,
đánh giá

Đảm bảo tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo
đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được
tính đúng đắn không có sai sót.

Đầy đủ

Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản
ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.

Đúng đắn

Các nghiệp TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loại
đúng đắn theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán
liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp; các
nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương
pháp kế toán.


Đúng kỳ

Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát
sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
[

Bảng 1.2. Mục tiêu kiểm toán đối với số dư các tài khoản TSCĐ
Mục tiêu kiểm

Sv: Chu Vũ Hoàng

Mục tiêu kiểm toán đặc thù

19

19
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

toán chung
Sự hiện hữu

Tất cả các TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên
BCTC là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số
liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê

thực tế của doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu
vụ
của doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tài chính phải
thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ
sở các hợp đồng đã ký.
Đánh giá
Số dư các TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định của
chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh
nghiệp.
Tính toán
Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn, không
có sai sót.
Đầy đủ
Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các
BCTC (không bị thiếu hoặc sót).
Đúng đắn
TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên
BCTC.
Cộng dồn
Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được
xác định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế
toán sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót.
Báo cáo
Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được
xác định đúng theo quy định của chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán và không có sai sót.
1.2.3.

Nguồn: Giáo trình Kiểm toán BCTC, NXB Tài chính.

Căn cứ kiểm toán đối với TSCĐ
Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về các chỉ

tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC, KTV phải dựa vào các thông tin
-

và tài liệu sau:
Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý,

-

sử dụng, thanh lý nhượng bán TSCĐ;
Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa
chữa TSCĐ: các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, biên bản bàn

-

giao...
Các chứng từ liên quan đến TSCĐ như: hóa đơn mua, các chứng từ liên quan
đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán

Sv: Chu Vũ Hoàng

20

20
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp


Học viện tài chính

có liên quan như phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng bán
-

TSCĐ...
Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: sổ chi

-

tiết TSCĐ, sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan.
Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan, như
báo cáo tăng giảm TSCĐ, các báo cáo sửa chữa...

1.2.4
-

Các sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán TSCĐ
Đối với số dư TSCĐ, các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan đến TSCĐ không đủ tiêu
chuẩn nhưng vẫn được phản ánh vào nguyên giá TSCĐ. Khoản phí tổn này lẽ
ra phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh và làm giảm lợi nhuận.
Điều này làm cho lợi nhuận trong kỳ của đơn vị bị sai tăng lên và tài sản cũng

-

bị sai tăng. Sai phạm này thường xảy ra khi các doanh nghiệp muốn giấu lỗ.
Xác định sai nguyên giá TSCĐ. Các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ không thực


-

sự phát sinh, hay không đủ điều kiện vốn hóa nhưng vẫn được ghi nhận.
TSCĐ đi thuê không đủ điều kiện là thuê tài chính nhưng vẫn được ghi nhận
là TSCĐ thuê tài chính. Một trong những sai phạm hay xảy ra là doanh

-

nghiệp nhầm lẫn giữa TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính.
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ
Phương pháp khấu hao mà đơn vị áp dụng không nhất quán hoặc không có đủ

-

căn cứ để thay đổi chính sách khấu hao.
Thời gian khấu hao áp dụng không hợp lý đặc biệt là đối với TSCĐ vô hình

-

và TSCĐ thuê tài chính.
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao đối với những TSCĐ mới tăng, giảm trong
kỳ, các khoản chi phí nâng cấp cải tạo được hạch toán tăng giảm nguyên giá

-

TSCĐ trong kỳ cũng có thể xảy ra nhiều sai sót.
Chính sách phân bổ khấu hao, tiêu chuẩn phân bổ khấu hao cho các đối tượng

-


không hợp lý.
Đối với chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Các chi phí thực tế không phát sinh hoặc không đủ điều kiện ghi nhận nhưng
đơn vị vẫn ghi nhận làm tăng nguyên giá TSCĐ . Việc không phân biệt chi

Sv: Chu Vũ Hoàng

21

21
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch trong
-

khoản mục TSCĐ hoặc khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh.
Các khoản chi phí không được hạch toán đầy đủ và không đúng trình tự hạch
toán kế toán, không hạch toán đúng tài khoản kế toán.

1.3.

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN
BCTC
Quy trình kiểm toán BCTC nói chung bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán. TSCĐ
là một bộ phận trong BCTC nên quy trình kiểm toán TSCĐ cũng tuân thủ
theo quy trình kiểm toán BCTC gồm 3 bước trên.
Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục TSCĐ

1.3.1.

Lập kế hoạch tổng quát là hoạt động đầu tiên và nó có thể được coi là
quá trình lập ra phương hướng kiểm toán và gắn liền với sự hiểu biết về tình
hình kinh doanh của khách hàng với trọng tâm của công việc kiểm toán. Kế
hoạch tổng quát bao gồm các vấn đề sau:


Thu thập thông tin về khách hàng
KTV thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có được những

hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâm của
cuộc kiểm toán và từng phần hành kiểm toán.
Thứ nhất: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối
với quá trình kiểm toán TSCĐ thì cần phải thu thập được chứng từ pháp lý và
sổ sách như: biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc
góp vốn bằng TSCĐ...
Thứ hai: Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng. Những hiểu
biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế,

Sv: Chu Vũ Hoàng

22


22
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những hiểu biết về khía cạnh đặc thù của
một tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn...
Với phần hành kiểm toán TSCĐ công ty kiểm toán cần quan tâm đến các
thông tin:
-

Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việc tìm hiểu
những thông tin này sẽ giúp KTV xác định được liệu khách hàng có nhiều
TSCĐ hay không và TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của khách
hàng hay không.

-

Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác động

-

đến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật...
Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệp
đặt ra để đạt tới mục tiêu này. Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong
tương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượng bán TSCĐ
hay không.



Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và

được thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán.
Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất
quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối
quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch
lớn so với giá trị đã dự kiến, từ đó khoanh vùng được trọng tâm kiểm toán.
Ở trong giai đoạn này, sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và các
thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các
thủ tục phân tích. Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ
bản sau:

Sv: Chu Vũ Hoàng

23

23
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

-

Học viện tài chính

Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu năm

trước với năm nay qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác
định nguyên nhân. Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện của khách hàng với
số liệu của ngành.

-

Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan
của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, KTV có thể tính
toán một số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư...


Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Đánh giá mức trọng yếu
Trách nhiệm của KTV là xác định xem BCTC có chứa đựng các sai

phạm trọng yếu hay không, sau đó đưa ra các kiến nghị thích hợp.
Dựa trên mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC, KTV phân
bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC, trong
đó có khoản mục TSCĐ. Mức trọng yếu của khoản mục TSCĐ làm cơ sở để
KTV đánh giá mức độ sai sót thực tế của TSCĐ so sánh với mức độ sai sót có
thể chấp nhận được của TSCĐ đã xác định trước đó, từ đó đưa ra ý kiến chấp
nhận, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ý kiến.
Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi
ro kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp
cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc
kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian và xác định được trọng tâm cuộc
kiểm toán.
Các thủ tục khảo sát kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ thường được
áp dụng là kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng và

hoạt động của hệ thống; phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây

Sv: Chu Vũ Hoàng

24

24
CQ49/22.02


Luận văn tốt nghiệp

Học viện tài chính

dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu
chứng minh cho các thủ tục kiểm soát nội bộ đã được thực hiện.
Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro ban đầu
về kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Bước công việc này được
-

thực hiện như sau:
Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ.
Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn
các gian lận và sai sót đó.
Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao và KTV xét thấy
có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mức thấp
hơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết.Ngược lại, nếu mức
rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng
giảm được trong thực tế, KTV không cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý.



Xây dựng chương trình kiểm toán
Dựa trên những thông tin thu thập được về khách hàng, mức độ trọng

yếu và rủi ro kiểm toán đã xác định ở các bước trên, KTV tiến hành xây dựng
chương trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm
toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ
thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành,
nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian
ước tính cần thiết cho từng phần hành. Đồng thời, chương trình kiểm toán
cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào

Sv: Chu Vũ Hoàng

25

25
CQ49/22.02


×