Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

tiền tệ và lạm phát các nguyên nhân gây lạm phát tình hình lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.42 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
GV: ĐẶNG CÔNG TRIẾT
CHỦ ĐỀ: TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT


Thành viên của nhóm

1. Nguyễn Chương (mssv: 15023571)
2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (mssv: 14073201)
3. Phạm Lữ Anh Khoa (mssv: 15037911)
4. Võ Tấn Kiệt (mssv: 15101551)
5. Phan Đình Long (mssv: 14025961)
6. Nguyễn Hoàng Vy Na (mssv: 15023611)

7. Đỗ Nguyễn Quỳnh Như (mssv: 15023401)
8. Lưu Đức Anh Thi (mssv: 15041031)
9. Nguyễn Hà Ngọc Thiện (mssv: 14067951)


TIỀN TỆ

TIỀN TỆ LÀ GÌ???


Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi
hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông

CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ???



Thước đo giá trị

Tiền tệ thế giới

Phương tiện lưu thông

Chức năng

Phương tiện cất giữ

Phương tiện thanh toán


LẠM PHÁT


Lạm phát là: Hiện tượng kinh tế - xã hội, theo đó mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ không ngừng tăng lên.1 Theo cách tiếp cận này, chúng ta
cần lưu ý chỉ khi nào “mức giá chung” của hàng hóa, dịch vụ liên tục gia tăng thì mới được xem là xảy ra hiện tượng lạm phát.

NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
???


Lạạm phát do cầầu kéo

NGUYÊN NHÂN

Lạạm phát dựạ kiếến

Lạạm phát do chi phí

đầẩy


Lạm phát do cầu kéo: là loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng lên đặc biệt khi sản lượng đạt đến mức sản lượng tiềm năng để khắc
phục, chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, tăng thuế hoặc giảm cung tiền.


Lạm phát do chi phí đẩy: là loại lạm phát xảy ra do cú sốc cung bất lợi, ví dụ do giá cả các yếu tố đầu vào tăng. Trong nền

kinh tế, giá cả sẽ tăng đồng thời thất nghiệp cao do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.. Do vậy nó còn được gọi là lạm phát
đình trệ.


Lạm phát dự kiến hay còn gọi là lạm phát: Là loại lạm phát xảy ra do mọi người đã dự tính trước. khi đó, giá cả trong nền kinh tế
tăng theo quán tính.


Tình hình lạm phát


Tại 189 quốc gia có dữ liệu, tỉ lệ lạm phát trung bình năm 2015 vào khoảng dưới 2%, giảm nhẹ so với năm 2014, và ở hầu hết các quốc gia, đều thấp hơn so với dự
đoán trong báo cáo Toàn cảnh kinh tế thế giới vào tháng 4 của Quỹ Tiện tệ Quốc tế. Theo biểu đồ dưới đây, tỉ lệ lạm phát ở gần một nửa tổng số quốc gia (phát triển và
đang phát triển, lớn cũng như nhỏ) hiện nay là 2% hoặc thấp hơn (đây là mức mà hầu hết các ngân hàng trung ương dùng để định nghĩa “ổn định giá cả”).


Gần một nửa số quốc gia còn lại cũng đang làm khá tốt. Trong khoảng thời gian từ sau cú sốc dầu mỏ những năm 1970 đến đầu những năm 1980, gần
hai phần ba số quốc gia có tỉ lệ lạm phát trên 10%. Theo số liệu mới nhất thu được vào tháng 7 hoặc tháng 8 ở hầu hết các nước, “chỉ” có 14 trường
hợp có tỉ lệ lạm phát cao (đường màu đỏ trong biểu đồ). Venezuela (nước này vẫn chưa có thống kê mức độ lạm phát chính thức năm nay) và
Argentina (nước này chưa cung cấp dữ liệu lạm phát đáng tin cậy nào trong vài năm nay) là 2 nước nổi bật trong nhóm này. Iran, Nga, Ukraine, và một
vài nước châu Phi nằm trong số những nước còn lại.

Năm 2015, phần trăm các quốc gia ghi nhận mức giảm phát hoàn toàn về giá cả tiêu dùng (đường màu xanh) cao hơn phần trăm các quốc gia có mức
lạm phát hai chữ số (chiếm 7% trong tổng số). Dù bất ngờ tồi tệ nào có xảy ra trong tương lai đi chăng nữa, thì tình hình lạm phát toàn cầu đang ở mức
bình lặng nhất kể từ đầu những năm 1960 đến nay.


Những cuộc siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới
Hungary là trường hợp siêu lạm phát tệ hại nhất từng được ghi nhận trong lịch sử xảy ra vào nửa đầu năm 1946. Mức lạm phát hàng tháng cao nhất
13.600 tỷ %. Khi đó, tờ tiền có giá trị lớn nhất của Hungary có mệnh giá lên tới 100 tỷ tỷ Pengo, so với mức 1.000 Pengo vào năm 1944. Giá cả tăng
gấp đôi trong thời gian: 15,6 giờ. Ở lúc cao điểm, tốc độ lạm phát lên tới 195% một ngày .


Đồng đô la Zimbabwe có lịch sử “lạm phát vô tiền khoáng hậu" từ năm 2008, khi mức lạm phát tháng 7/2008 nước này lên đến 231 triệu %, gấp 20
lần so với tháng trước đó. Vào thời điểm hiện nay, tỷ giá hối đoái giữa đồng USD/đô la Zimbabwe là 1USD đổi lấy 35 triệu tỷ đô Zinbabwe. Từ tháng
1 đến tháng 7/2008 ngân hàng trung ương nước này đã cho phát hành liên tục tiền trị giá từ 20 triệu đô la đến 100 tỷ đô la Zimbabwe.


Nước Đức năm 1923, tỷ lệ lạm phát cao nhất: 29.500% khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ tỷ giá với đồng USD ban đầu ở mức 4,2 mác/USD.
Tuy nhiên, tháng 8/1923, người ta phải bỏ ra 1 triệu mác Đức để đổi USD. Giá tăng gấp đôi sau mỗi: 3,7 ngày. Và đến tháng 11/1923, con số này đã
tăng lên 238 triệu mác. Đó là thời điểm xuất hiện sự rối loạn tâm lý mang tên “Zero Stroke” khi người dân Đức phải giao dịch với lượng tiền trị giá đến
hàng trăm tỷ mác Đức mỗi ngày và chóng mặt với hàng dãy số 0 tưởng như bất tận. Người ta phải chở cả xe tải tiền chỉ để mua một ổ bánh mỳ hoặc
cuộn giấy vệ sinh


Tình hình lạm phát


Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định. Lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số
(6,81% năm 2012 và 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013). Năm 2011, lạm phát của Việt Nam ở mức 18,13%, cao nhất kể từ năm 2008. Đây cũng là mức cao nhất so
với các nước trong khu vực ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nước có mức lạm phát cao thứ 2. Nguyên nhân lạm phát cao là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất
như xăng, dầu(+20%), điện (+15,28%) tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh (+9,3%), điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng, khiến cho CPI tháng 4 so với tháng trước đạt

mức kỷ lục 3,32% và CPI tháng 8 so với cùng kỳ năm trước đạt mức cao nhất (23,02%).

Chỉ số giá tiêu dùng 2011


Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào năm 2012 và 2013. Lạm phát được giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn
6,81% năm 2012, và giảm 3 lần xuống còn 5,92% trong 10 tháng năm 2013 và dự báo cả năm 2013 chỉ ở mức 6,5-7,0%. Trong giai đoạn 2012-2013,
CPI tăng cao nhất vào tháng 1/2012 (17,27%) và thấp nhất vào tháng 8/2012 (5,04%) so với cùng kỳ năm trước. Với mức lạm phát 5,92% trong 10
tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhường lại vị trí là nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực cho Indonesia (8,32%). Việt Nam là một trong
những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất.

Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2011-2013


Bằng chứng về mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát

Mỗi khi tỷ lệ lạm phát của một nước cực kì cao trong một thời gian dài thì tốc độ tăng cung
tiền cũng cực kì cao. Nó dường như nhận định cho rằng lạm phát cực kỳ cao là do tốc độ tăng
tiền cao

Ý NGHĨA CỦA LẠM PHÁT


Đối với lĩnh vực sản xuất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất
giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra
những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.

Đối với lĩnh vực lưu thông
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông.

Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do đó nhiều người tham gia vào lĩnh vực
lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ
lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.


Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân
hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều
chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn
nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ
bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.

Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá. Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của
giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu


CÁC QUAN ĐIỂM VỀ LẠM PHÁT

Quan điểm của các nhà tiền tệ: Trong phân tích của các nhà tiền tệ cung tiền được coi là nguồn duy nhất gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu
do vậy không có yếu tố nào khác chuyển nền kinh tế từ điểm 1 tới diểm 2, điểm 3 và sau đó. Phân tích của các nhà tiền tệ chỉ ra rằng sự gia tăng nhanh
chóng của lạm phát phải có nguồn gốc từ tốc độ cung tiền cao.

Quan điểm của keynes: Sự gia tăng liên tục của cung tiền sẽ tác động tới đường tổng cầu và đường tổng cung. Sự gia tăng nhanh chóng của cung tiền
sẽ là cho mức giá tăng liên tục với tốc độ cao và bởi vậy gây ra lạm phát.

Kết luận: Khi nhận thức được sử dụng khái niệm lạm phát để chỉ sự gia tăng liên tục trong mức giá với tốc dộ cao, hầu hêt các nhà kinh tế đều nhất trí
với friedman rằng “ lạm phát luôn luôn và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ”



KẾT THÚC


×