Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC các DNNN do Kiểm toán Nhà nước khu vực I thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.68 KB, 71 trang )

MỤC LỤC

Biểu số 5: Bảng tổng hợp kiểm toán hàng tồn kho..........................................35
Biểu số 6: Trích giấy làm việc..........................................................................36

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCKT
BCTC
DN
DN Nhà nước
KSNB
Kiểm toán Nhà nước
KTV
NVL
TL
TSCĐ
XH
XDCB

BCKT
BCTC
DN
DNNN
KSNB
KTNN
KTV
NVL


TL
TSCĐ
XH
XDCB

LỜI NÓI ĐẦU
Các DNNN ở nước ta hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Trong quá trình kinh doanh, các nhà quản lý phần thì bận rộn trong công việc
phát triển mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường; phần thì thiếu thông tin về các
tác nghiệp tài chính kế toán nên họ không thể kiểm soát chặt chẽ hàng nghìn,
hàng vạn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày tại đơn vị. Song các nhà
quản lý buộc phải có những quyết định hợp lý, kịp thời cho những công việc

2


phát sinh sao cho đạt được kết quả mong muốn. Điều đó chỉ có thể thực hiện
được thông qua và dựa trên những thông tin do những người có chuyên môn
trong lĩnh vực kế toán tài chính cung cấp. Cơ quan KTNN với chức năng kiểm
tra và xác nhận tính trung thực, chính xác, hợp pháp của các số liệu trên BCTC
là rất cần thiết và đáp ứng được đòi hỏi của các DN cũng như của đông đảo
những người quan tâm.
Kết quả kiểm toán DNNN cho thấy hầu hết các DNNN đều không chấp
hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán- thống kê đã dẫn đến tình trạng thất thoát
ngân sách ngày càng lớn và khá phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế
đang trong quá trình định hình thể chế định hướng XH chủ nghĩa mà DNNN giữ
vai trò chủ đạo. Tình trạng hạch toán tuỳ tiện doanh thu, chi phí làm sai lệch kết
quả kinh doanh và nghĩa vụ của DN đối với nhà nước còn khá phổ biến, có nơi
là nghiêm trọng, vẫn còn hiện tượng lãi giả lỗ thật hoặc lỗ giả lãi thật. Việc tổ
chức hướng dẫn, phổ biến, thực hiện các chuẩn mực kế toán mới và các thông tư

thực hiện chuẩn mực kế toán còn rất nhiều bất cập. Phần lớn các DN được kiểm
toán không thực hiện được, hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định mới về kế
toán và lập BCTC. Trước thực tế đó đòi hỏi KTNN phải nâng cao hơn nữa chất
lượng hoạt động kiểm toán BCTC đối với các DN, nhất là với DNNN. Có như
vậy mới tạo ra được môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển theo đúng phương hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để
thực hiện được điều đó, bên cạnh việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán
làm cơ sở thì một vấn đề quan trọng mang tính cấp bách đối với hoạt động thực
tiễn của hoạt động kiểm toán là việc hoàn thiện quy trình kiểm toán bởi khi có
được quy trình kiểm toán khoa học, đạt chất lượng cao và được quy định thành
văn bản pháp quy hướng dẫn hoạt động của KTV thì sẽ là cơ sở pháp lý trong
việc quản lý và kiểm soát chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm toán. Ngoài
ra, đây cũng là một cơ sở quan trọng để đánh giá sự hoàn thành trách nhiệm
nghề nghiệp của KTV trong công việc được giao.

3


Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề trên, sau một thời gian
thực tập tại KTNN khu vực I , dưới sự hướng dẫn của thầy giáo:

Phó Giáo

sư- Tiến sĩ Thịnh Văn Vinh – em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Hoàn
thiện quy trình kiểm toán BCTC các DNNN do Kiểm toán Nhà nước khu
vực I thực hiện” với phương pháp nghiên cứu là dựa vào phép duy vật biện
chứng và hướng nghiên cứu là đi từ lý luận đến thực tiễn . Thông qua chuyên đề
tốt nghiệp này, em hy vọng mình sẽ có hiểu biết sâu hơn về quy trình kiểm toán
BCTC các DNNN, qua đó đề xuất một số kiến nghị, suy nghĩ của bản thân để cùng
bạn đọc xem xét.

Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về quy trình kiểm toán BCTC các DN nhà nước.
Chương II: Thực trạng quy trình kiểm toán BCTC DNNN do Kiểm toán
Nhà nước Khu vực I thực hiện.
Chương III: Hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC các DN Nhà nước
do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
Hà Nội - tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH

1.1.1. Kiểm toán.
4


Hoạt động kiểm toán đã có từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên ở nước ta,
thuật ngữ “Kiểm toán” thực sự mới xuất hiện và được sử dụng trong những năm
đầu của thập kỷ 90. Vì vậy trong cách hiểu và cách dùng khái niệm này chưa
được thống nhất. Có rất nhiều quan niệm về kiểm toán trên thế giới. Có quan
điểm cho rằng, kiểm toán được hiểu theo đúng thời cuộc của nó: Phát sinh cùng
với cơ chế thị trường; có quan điểm lại cho rằng, kiểm toán được đồng nghĩa với
kiểm tra kế toán, một chức năng của bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của
kế toán... Tuy nhiên, các quan điểm khác nhau kể trên không hoàn toàn đối lập
nhau mà phản ánh quá trình phát triển của cả thực tiễn và lý luận kiểm toán. Ta
có thể hiểu khái niệm kiểm toán qua các đặc điểm sau:

- Là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác minh,
thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận kiểm
toán. Chức năng này quyết định sự tồn tại của hoạt động kiểm toán.
- Với chức năng cơ bản trên, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động
kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài chính kế toán và
sự phản ánh của nó trên sổ kế toán cùng hiệu quả đạt được.
- Nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng
của hoạt động tài chính. Nó có thể được phản ánh hoặc không phản ánh trên
bảng khai tài chính hay sổ kế toán, vì vậy kiểm toán cần sử dụng những phương
pháp kỹ thuật để tạo lập các bằng chứng kiểm toán.
- Để thực hiện chức năng trên trong phạm vi của hoạt động tài chính
với nhiều mối quan hệ phức tạp đòi hỏi kiểm toán phải hình thành một hệ thống
phương pháp kỹ thuật riêng thích ứng với đối tượng của kiểm toán và phù hợp
với các quy luật và quan hệ của phép biện chứng.
- Kiểm toán là một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành
nên hoạt động phải được thực hiện bởi những người có trình độ nghiệp vụ
chuyên sâu về kế toán và kiểm toán.
Trên đây là những khái quát chung giúp ta có thể hiểu cơ bản khái
niệm kiểm toán, từ những đặc điểm đó ta có thể đi đến kết luận:
5


“Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được
kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài
chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên
cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”.

1.1.2. Kiểm toán báo cáo tài chính.
1.1.2.1. Báo cáo tài chính - đối tượng của kiểm toán báo cáo
tài chính.

Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập
và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các
báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung
thực hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn chuẩn mực
đã được thiết lập.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, đối tượng kiểm toán là các báo cáo tài
chính, thường bao gồm: Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, Lưu chuyển
tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này chứa đựng những
thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông tin
không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, lưu chuyển
tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có thể
phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị.

1.1.2.2. Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp.
Từ việc phân loại theo đối tượng cụ thể ở trên, ta có thể thấy được đối
tượng trực tiếp của kiểm toán báo cáo tài chính tại doanh nghiệp. Các báo cáo
tài chính thường được kiểm toán là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Đây là
những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ
cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài
chính quy định bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

6


- Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và các nguồn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phản ánh tổng hợp tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh trong một thời kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết

theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước...
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng
tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: Là một bộ phận hợp thành hệ thống
báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được thiết lập để giải thích và bổ sung
thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ
ràng và chi tiết được.
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.1. Mục tiêu
Kiểm toán báo cáo tài chính cũng như các loại hình kiểm toán khác đều
có mục tiêu riêng. Các mục tiêu này đều phải dựa trên cơ sở mục tiêu kiểm toán
báo cáo tài chính của chuẩn mực quốc tế và được chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam chấp nhận. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, ta có thể khái quát được
mục tiêu cơ bản của nó qua 2 nội dung sau:
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu, báo
cáo tài chính trong phạm vi kiểm toán.
- Chỉ ra và góp ý với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa sai sót, vi phạm
để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán, kiến nghị với các cấp có thẩm
quyền xử lý các vi phạm, đề xuất với các cơ quan Nhà nước những kiến nghị
sửa đổi cải tiến chế độ quản lý tài chính kế toán.

7


Để dành được mục tiêu tổng quát trên cần cụ thể hóa hơn nữa các yếu tố
cấu thành và tiến trình thực hiện các yêu cầu trung thực, hợp pháp trong xác

minh và bày tỏ ý kiến về báo cáo tài chính cũng như trong từng phần hành kiểm
toán cụ thể, theo đó mục tiêu xác minh phải hướng tới là:
+ Tính có thực: Các thông tin phản ánh tài sản và nguồn vốn được đảm bảo bằng
sự tồn tại của tài sản, nguồn vốn hoặc có tính thực tế xảy ra của các nghiệp vụ.
+ Tính đầy đủ: Thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính không bị bỏ sót
trong quá trình xử lý.
+ Tính đúng đắn và đúng kỳ: Giá của tài sản cũng như giá thành của sản phẩm
là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc để thực hiện các hoạt động.
+ Tính tính toán và đánh giá: Các phép tính về số học, cộng dồn cũng như
chuyển sổ, sang trang đảm bảo chính xác theo nguyên tắc kế toán.
+ Tínhphân loại và hạch toán: Tuân thủ các quy định cụ thể trong phân loại
tài sản, nguồn vốn cũng như trong quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản
tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh quan hệ đối ứng để có thông tin hình
thành báo cáo tài chính.
+ Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của đơn vị trên báo
cáo tài chính: Tài sản phản ánh phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu
dài của đơn vị, còn vốn và công nợ phản ánh đúng nghĩa vụ của đơn vị.
Trên đây là một số mục tiêu cơ bản của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
nói chung, là cơ sở giúp cho kiểm toán viên thu thập đủ bằng chứng cũng như quyết
định phương pháp thu thập trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm toán
1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
Quy trình kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước là trình tự tiến hành công
việc của mỗi cuộc kiểm toán, trình tự đó đã được sắp xếp theo thứ tự, phù hợp
với diễn biến khách quan của hoạt động kiểm toán, phù hợp chuẩn mực kiểm
toán được Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định áp dụng thống nhất cho các cuộc
kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước mà mọi Đoàn kiểm toán và kiểm toán viên
8



Nhà nước phải tuân thủ trước khi tiến hành kiểm toán, nhằm đảm bảo chất lượng
và hiệu quả của các cuộc kiểm toán. Trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kiểm toán
quốc tế áp dụng thực tế ở Việt Nam, hiện nay quy trình kiểm toán nói chung của Kiểm
toán Nhà nước bao gồm 4 giai đoạn:
Sơ đồ 1: Quy trình kiểm toán chung tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước

Chuẩn bị kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán
Kiểm tra đơn vị thực hiện kết luận
kiến nghị kiểm toán
Xuất phát từ quy trình chung, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của
doanh nghiệp Nhà nước cũng gồm 4 giai đoạn:

1.3.1. Chuẩn bị kiểm toán.
Chuẩn bị kiểm toán là quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để tạo
nên những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán. Giai đoạn chuẩn bị
cần thực hiện các bước và những nội dung công việc sau:

*Khảo sát và thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán.
Khảo sát để thu thập thông tin cần thiết về đặc điểm tổ chức, quản lý
cũng như tình hình, kết quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán nhằm giúp
kiểm toán viên xác định những nội dung quan trọng cần tập trung kiểm toán,
làm cơ sở để ra một kế hoạch kiểm toán thích hợp, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
Để khảo sát và thu thập thông tin, kiểm toán viên cần tiến hành 3 bước
công việc:

9



- Thu thập đầy đủ các thông tin về đơn vị được kiểm toán bằng các phương
pháp thích hợp.
- Nghiên cứu, phân tích các thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát.
- Dựa vào những thông tin thu thập được và kết quả nghiên cứu, phân tích
để đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định những điểm
mạnh, điểm yếu và các vấn đề cần chú ý trong quá trình kiểm toán.

*Xác định trọng tâm, trọng yếu và rủi ro của kiểm toán
+ Trọng tâm kiểm toán
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung kiểm toán đối với lĩnh vực doanh nghiệp
theo hướng dẫn của Kiểm toán Nhà nước, sau khi phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, căn cứ vào mục tiêu kiểm
toán của Kiểm toán Nhà nước hàng năm bộ phận lập kế hoạch kiểm toán phải
xác định những mục tiêu, nội dung trọng tâm của cuộc kiểm toán, gắn với thực
tế hoạt động của doanh nghiệp.
+ Trọng yếu
Để xác định trọng yếu kiểm toán, kiểm toán viên dựa trên sự hiểu biết về doanh
nghiệp và các quy định của luật pháp, mức độ nhạy cảm cũng như giá trị cụ thể
của từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Mức độ nhạy cảm bao hàm các vấn
đề chủ yếu sau:
a) Việc tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Các mối quan tâm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý và
điều hành nền kinh tế;
c) Các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm (nếu có).
+ Rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán cần được thực hiện một cách liên tục trong tất cả
các bước của quy trình kiểm toán. Tuy nhiên ở bước chuẩn bị kiểm toán chỉ tiến
hành đánh giá ở mức độ tổng thể để xác định các vấn đề cần lưu ý và cách thức
xử lý cho các bước tiếp theo của quy trình.


*Lập kế hoạch kiểm toán.
10


Trong lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần chú ý một số điểm sau:
- Phải đánh giá sơ bộ tầm quan trọng của các tài liệu thông tin đã thu thập được
trong quá trình khảo sát, trên cơ sở đó xác định những bộ phận quan trọng hoặc những
khâu tiềm Èn rủi ro lớn.
- Phải đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ, khi phát hiện những điểm yếu
cơ bản của hệ thống đó, cần bố trí kế hoạch tập trung kiểm tra nhằm tìm ra những sai
sót hoặc gian lận trong báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
- Phải xem xét, nghiên cứu, phân tích kỹ các thông tin đã thu thập được, kết
hợp với những đánh giá sơ bộ ban đầu để xây dùng một kế hoạch kiểm toán khả thi.
Nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán bao gồm:
+ Mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán.
+ Nội dung kiểm toán: Nội dung của kiểm toán ghi trong kế hoạch phải rõ ràng
cụ thể, chi tiết, xác định những điểm trọng điểm cần tập trung kiểm toán.
+ Phạm vi kiểm toán: Là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng
kiểm toán thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán.
+ Phương pháp kiểm toán: Có ý nghĩa quan trọng đến kết quả thu thập bằng
chứng kiểm toán. Kiểm toán viên phải xây dựng các phương pháp kiểm toán thích hợp
cho từng nội dung, khoản mục cần kiểm toán.
+ Thời gian kiểm toán: Xác định rõ thời gian cần thiết cho cuộc kiểm toán là cơ
sở để Trưởng Đoàn kiểm toán bố trí, sắp xếp kiểm toán các nội dung, bộ phận
phù hợp với thời gian mà kế hoạch kiểm toán đã đề ra.
+ Chuẩn bị nhân sự kiểm toán: Phải đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan và
phù hợp với năng lực trình độ, sở trường của từng kiểm toán viên nhằm hoàn thành
các mục tiêu và nội dung kiểm toán.

*Thành lập Đoàn kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện cần

thiết trước khi kiểm toán.
- Thành lập Đoàn kiểm toán: Do Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ định, bao
gồm Trưởng Đoàn kiểm toán, giúp việc cho Trưởng Đoàn kiểm toán có 1 hoặc 2
phó Đoàn và các thành viên khác.
11


- Phổ biến quy chế làm việc của Đoàn kiểm toán: Do Trưởng Đoàn kiểm
toán phổ biến cho mọi thành viên trong Đoàn. Trưởng Đoàn Kiểm toán Nhà
nước phải chịu trách nhiệm về tình hình và kết quả thực hiện quy chế trước
Kiểm toán trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm toán viên.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Đoàn kiểm toán như: Tài liệu cần
sử dụng, phương tiện tính toán, các điều kiện vật chất khác...

*Công bố quyết định kiểm toán.
Trước khi tiến hành kiểm toán, trưởng Đoàn kiểm toán phải bàn với Thủ
trưởng và các cán bộ chủ chốt của đơn vị được kiểm toán để công bố quyết định
kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và thống nhất hoạt động phối hợp giữa Đoàn và
đơn vị được kiểm toán.

1.4.2. Thực hiện kiểm toán.
Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình kiểm toán. Trong giai đoạn này
này, các kiểm toán viên sẽ áp dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập,
đánh giá các bằng chứng kiểm toán theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã
vạch ra. Các ý kiến đánh giá về bằng chứng kiểm toán đã thu thập được là cơ sở
cho các ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của đơn vị.

*Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình thực hiện kiểm toán.
Trên cơ sở nguyên tắc chung, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cũng đã

ban hành quy trình kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số
04/2012/QĐ-KTNN ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Tổng kiểm toán Nhà nước
sao cho phù hợp với thực tế đất nước ta. Đây có thể coi là một thành công lớn
trong quá trình xây dựng và phát triển cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Theo
Quyết định này thì các nguyên tắc cơ bản trong quá trình kiểm toán báo cáo tài
chính các doanh nghiệp Nhà nước là:

12


- Đoàn kiểm toán phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà
nước, trước hết là các chính sách, chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà
nước và quy chế làm việc đối với Đoàn kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước.
- Đoàn kiểm toán phải:
+ Tuyệt đối tuân thủ quy trình kiểm toán và các chuẩn mực do Kiểm toán
Nhà nước ban hành.
+ Trong quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm toán viên phải ghi chép, tập
hợp đầy đủ các công việc được giao và kết quả thực hiện thực hiện cụ thể của
từng công việc vào nhật ký kiểm toán.
+ Định kỳ phải tổng hợp kết quả kiểm toán để đánh giá mức độ thực hiện
công việc với kế hoạch đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời về nội dung
cũng như thời gian của các bước kiểm toán tiếp theo nhằm hoàn thành kế hoạch
kiểm toán chung đúng theo yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện quy trình kiểm toán, nếu có những
vấn đề nào bất hợp lý, không phù hợp, thiếu tính khả thi... thì Đoàn kiểm toán, Thủ
trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và khu vực phản ánh kịp thời và đề xuất
ý kiến với Tổng Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

*Hệ thống phương pháp kiểm toán áp dụng trong quá trình
thực hiện kiểm toán.

Các kiểm toán viên phải lùa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp
kiểm toán trong quá trình kiểm toán nói chung. Đây là cơ sở cho quá trình thực
hiện từng nội dung kiểm toán. Có nhiều phương pháp thích hợp để tiến hành các
nội dung kiểm toán cụ thể, các phương pháp chủ yếu bao gồm:
- Phương pháp kiểm toán cân đối: Là phương pháp dùa trên các cân đối kế
toán và cân đối khác để kiểm toán các mối quan hệ nội tại cấu thành quan hệ cân
đối đó.
VD: Với bảng CĐKT: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
- Phương pháp đối chiếu, bao gồm:

13


+ Đối chiếu trực tiếp là phương pháp kiểm toán mà kiểm toán viên tiến
hành so sánh, đối chiếu về mặt lượng của cùng một chỉ tiêu trên các nguồn tài
liệu khác nhau để tìm ra gian lận, sai sót về chỉ tiêu đó.
+ Đối chiếu logic là việc nghiên cứu các mối quan hệ bản chất giữa các chỉ
tiêu có quan hệ với nhau thông qua việc xem xét mức biến động tương ứng về trị
số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp, song có thể có mức biến động và
theo các hướng khác nhau. Hai phương pháp đối chiếu này thường được kết hợp
chặt chẽ với nhau trong quá trình kiểm toán.
- Phương pháp kiểm kê: Là phương pháp kiểm tra hiện vật các loại tài sản
nhằm thu thập các thông tin về số lượng, giá trị của tài sản đó. Để đảm bảo hiệu
quả của công tác kiểm kê, kiểm toán viên cần căn cứ vào tính chất của các loại
vật tư, tài sản cần kiểm kê: Số lượng, giá trị, đặc tính kinh tế – kỹ thuật... để lùa
chọn một loại hình kiểm kê tối ưu: Kiểm kê toàn diện, kiểm kê điển hình hoặc
chọn mẫu...
- Phương pháp điều tra: Là phương pháp kiểm toán mà theo đó bằng
những cách thức khác nhau, kiểm toán viên tiếp cận đối tượng kiểm toán nhằm
tìm hiểu, thu nhận những thông tin cần thiết về tình huống, thực trạng của một

sự vụ, bổ sung căn cứ cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét hay kết luận
kiểm toán.
- Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp tái diễn các hoạt động trong
nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua, hoặc
sử dụng thủ pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để tiến hành các phép thử nhằm xác định
một cách khách quan chất lượng công việc, mức độ chi phí...
- Phương pháp chọn mẫu: Là việc kiểm toán viên chọn các phần tử đại
diện, có đặc điểm như tổng thể làm cơ sở cho kiểm tra, đánh giá, rót ra kết luận
chung cho tổng thể. Các phương pháp chọn mẫu cụ thể thường áp dụng trong
kiểm toán gồm: Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu theo xét đoán, chọn mẫu theo
hệ thống, chọn mẫu trên cơ sở phân cấp, chọn mẫu bằng máy vi tính....

14


- Phương pháp phân tích: Là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để
nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu, các thông
tin nhằm đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các thông tin trong báo cáo
tài chính của đơn vị. Các thể thức phân tích thường được áp dụng trong kiểm
toán gồm: So sánh số liệu giữa các kỳ thực hiện, giữa thực hiện với kế hoạch,
giữa thực tế với số liệu dự đoán của kiểm toán viên, số liệu giữa các đơn vị cùng loại
hình...
Quá trình thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình kiểm toán viên vận
dụng, thực hiện các nội dung, trình tự của các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán
nhằm thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao và có
giá trị để làm cơ sở cho lập báo cáo kiểm toán. Trong thực tiễn, trong mỗi nội
dung kiểm toán, các kiểm toán viên thường phải sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp kiểm toán để mang lại hiệu quả. Sau khi tiến hành các phương pháp, biện
pháp kiểm toán thích hợp và tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải:
- Tập hợp, chọn lọc, phân loại các bằng chứng kiểm toán cơ sở.

- Tổng hợp tình hình số liệu trên các bảng kê, bảng tính theo những chỉ
tiêu đã dự định trong kế hoạch kiểm toán.
- Tiến hành tái thẩm định với ý thức thận trọng cao đối với những bằng
chứng chưa đủ độ xác thực và tin cậy.
- Đánh giá, phân tích, nhận định những vấn đề thuộc nội dung kiểm toán
để chuẩn bị cho báo cáo kiểm toán.
- Lên danh mục, sắp xếp bằng chứng để tập hợp vào sổ kiểm toán sau này.
Việc xây dựng một quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đối với doanh
nghiệp Nhà nước chỉ mang tính chất hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện kiểm
toán, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh đơn vị mà trình tự thực hiện kiểm toán có
khác nhau. Việc trình bày các phương pháp mà kiểm toán viên áp dụng trong
quá trình kiểm toán giúp ta hiểu trình tự kiểm toán trên khía cạnh các phương
pháp kiểm toán. Trong thực tế, trong khu vực Nhà nước, kiểm toán báo cáo tài
chính thường kết hợp chặt chẽ với kiểm toán tuân thủ. Cơ sở lý luận của quy
15


trình được trình bày trong chương này không thể nêu ra được một quy trình cụ
thể mà chỉ mang tính định hướng giúp ta thấy được những nguyên tắc chung
nhất trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà
nước.

1.4.3. Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán.
Lập, công bố báo cáo kiểm toán và lưu trữ hồ sơ kiểm toán là quá trình
kiểm toán viên tổng hợp, củng cố và lưu trữ những kết quả làm việc của Đoàn
kiểm toán về nội dung kiểm toán trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán thu thập
được, những vấn đề phát hiện, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với đơn vị
được kiểm toán cũng như đối với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trong
quản lý kinh tế nhằm hoàn chỉnh và đổi mới cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Báo cáo kiểm toán gồm 2 loại: Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán và Báo

cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán.

*Nội dung báo cáo kiểm toán
- Khái quát về tình hình cuộc kiểm toán, gồm: Mục tiêu, nội dung kiểm
toán; phạm vi và đối tượng kiểm toán; căn cứ kiểm toán; tóm tắt quá trình tổ
chức thực hiện cuộc kiểm toán: các đơn vị hoặc bộ phận được kiểm toán, thời
gian và địa điểm kiểm toán, phương pháp tổ chức thực hiện kiểm toán.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán gồm: Tổng hợp các phát hiện kiểm toán; phân
tích các nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động sai lệch so với tiêu chuẩn (phát
hiện kiểm toán); đánh gía những hậu quả (lượng hóa) do những hoạt động sai lệch
so với tiêu chuẩn gây ra; Việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế
toán và quản lý, sử dụng vốn, tiền, tài sản Nhà nước và các nguồn lực khác (nhân
lực, vật lực); Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn,
tiền, tài sản Nhà nước và các nguồn lực khác (nhân lực, vật lực).
- Kiến nghị kiểm toán
- Căn cứ để lập báo cáo kiểm toán là:
+ Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán đã được xác định
trong kế hoạch kiểm toán.
16


+ Căn cứ vào chuẩn mực báo cáo.
+ Căn cứ vào bằng chứng kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện chức năng xác minh thể hiện
qua các kết luận kiểm toán. Về cơ bản, nội dung của báo cáo kiểm toán phải
đảm bảo các yếu tố sau:
+ Nơi gửi.
+ Đối tượng kiểm toán.
+ Cơ sở thực hành kiểm toán.
+ Kết luận kiểm toán.

+ Nơi lập và ngày lập báo cáo.
+ Chữ ký của kiểm toán viên.
- Yêu cầu lập báo cáo kiểm toán:
+ Việc trình bày nội dung báo cáo kiểm toán phải bám sát mục đích, yêu
cầu nội dung đã đưa ra trong kế hoạch kiểm toán.
+ Báo cáo kiểm toán phải được trình bày ngắn gọn, đầy đủ, xác thực và có
sức thuyết phục.
+ Báo cáo kiểm toán phải dễ hiểu, rõ ràng, dứt khoát, từ ngữ chuẩn xác....

*Công bố báo cáo kiểm toán
Trình tự công bố báo cáo kiểm toán được quy định theo Tổng Kiểm toán
Nhà nước.

*Lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Lưu trữ hồ sơ kiểm toán phải khoa học và tuân thủ quy trình về lập, quản
lý và sử dụng hồ sơ. Lập hồ sơ lưu trữ thì phải đảm bảo yêu cầu:
- Phải có đầy đủ yếu tố cơ bản của hồ sơ: Danh mục, tiêu đề, phân
loại tư liệu...

17


- Hồ sơ phải lập đầy đủ, chính xác ( Tập hợp các tài liệu, bằng chứng của
kiểm toán viên về doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu của cuộc kiểm toán)
- Bè trí, sắp xếp theo trình tự khoa học, trình bày rõ ràng, thuận tiện cho
việc tra cứu.
- Các tài liệu, bằng chứng phải được ghi chú đầy đủ nguồn gốc để thuận
lợi cho việc xem xét lại vấn đề của đơn vị được kiểm toán.
- Phải được bảo quản và lưu trữ theo chế độ hiện hành.


1.4.4. Kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của
Đoàn kiểm toán.
Kiểm tra đơn vị được kiểm toán thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm toán
là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán nhằm đảm bảo kết quả của cuộc
kiểm toán có tác dụng thực hiện cả 2 lĩnh vực: Quản lí tài chính và quản lí Nhà
nước. Đây là công việc không thể thiếu được nhằm phát huy hiệu lực của các
cuộc kiểm toán. Thực hiện nhiệm vụ này thì:
- Các kiểm toán chuyên ngành, kiểm toán khu vực có trách nhiệm tổ chức
việc theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các kiến nghị của các Đoàn kiểm toán
tại đơn vị được kiểm toán.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo kiểm toán tại doanh nghiệp được kiểm toán, tổ
kiểm tra phải tiến hành kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các kiến nghị của các
Đoàn kiểm toán như thế nào và lập báo cáo gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước.

18


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC I
THỰC HIỆN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ
KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ quan Kiểm toán
Nhà nước Khu vực I.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 70/CP
ngày 11/7/1994 của Chính phủ và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg
ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là

một cơ quan hoàn toàn mới, không có tổ chức tiền thân. Ngay sau khi được
19


thành lập, Kiểm toán Nhà nước vừa hình thành bộ máy tổ chức, vừa xây dựng
cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, kiểm toán viên, vừa xây dựng
chuẩn mực, quy trình kiểm toán và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán do
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.
Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006,
đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của Kiểm toán Nhà nước với vị thế là cơ
quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành
lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện chức năng kiểm toán
báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan,
tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự
quan tâm, giúp đỡ và phối hợp ngày càng có hiệu quả của các bộ, ngành,
địa phương, đơn vị được kiểm toán, công chúng và xã hội trong cả nước, với sự
cố gắng nỗ lực không mệt mỏi, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam ngày càng
trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ
được giao, gây dựng được uy tín và sự tin cậy trong sự nghiệp xây dựng nền tài
chính quốc gia minh bạch, bền vững, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngày 12 tháng 9 năm 1995 Kiểm toán Nhà nước khu vực phía Bắc (nay là
Kiểm toán Nhà nước khu vực I) được thành lập theo quyết định số 511/QĐKTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Luật kiểm toán Nhà nước ban hành đã
mở ra một giai đoạn phát triển mới của Kiểm toán Nhà nước với vị thế là cơ
quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt
động độc lập, tuân theo pháp luật. Trên cơ sở của Luật KTNN, ngày 15/9/2005
Ủy ban thường vụ quốc hội khóa XI đã ban hành nghị quyết số 916/2005/NQUBTVQH11 về cơ cấu tổ chức của KTNN, theo đó Kiểm toán Nhà nước khu
vực I là một trong 5 KTNN khu vực, có trụ sở đặt tại Hà Nội. Đến các năm tiếp

theo ủy ban thường vụ quốc hội ra quyết định thành lập thêm các khu vực khác,
hiện nay đã có 13 KTNN khu vực.
20


Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Đảng, Quốc hội
và Chính phủ; sự giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của các Bộ, ngành đơn vị được
kiểm toán và nhân dân, sự cố gắng nỗ lực của hệ thống cán bộ, công chức và
người lao động, KTNN từng bước lớn mạnh và trưởng thành, thực hiện ngày
càng tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền tài chính minh bạch và bền
vững. Cùng với sự lớn mạnh của KTNN, KTNN KVI đã từng bước trưởng thành
và ngày nay là một trong những đơn vị vững mạnh của ngành KTNN, góp phần
khẳng định vị trí vai trò không thể thiếu của KTNN trong cơ cấu tổ chức bộ máy
nhà nước thời kì đổi mới. Kết quả 20 năm xây dựng và phát triển được tổng kết
như sau:
- Giai đoạn từ khi thành lập đến khi Luật KTNN có hiệu lực (1995-

2005)
Khi mới thành lập địa bàn hoạt động của KTNN KV I bao gồm 26 tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với sự phát triển của KTNN, nhiều
KTNN khu vực được thành lập thêm, địa bàn hoạt động của KTNN KV IV thu
hẹp dần đến năm 1998, địa bàn hoạt động của KTNN KV IV chỉ còn thành phố
HCM và 13 tỉnh Đông Nam Bộ đến Bắc sông Hậu, số lượng và quy mô cuộc
kiểm toán ngày càng tăng lên, ngoài kiểm toán báo cáo tài chính còn kiểm toán
tính tuân thủ pháp luật và tính kinh tế quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
nhà nước.
- Giai đoạn từ khi Luật KTNN có hiệu lực (từ 01/01/2006)
Luật kiểm toán được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/6/2005, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 24/6/2005 và có hiệu lực thi

hành từ 01/01/2006. Đây là một đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật
của nhà nước, là công cụ pháp lý để tăng cường kiểm tra, kiểm soát các nguồn
lực tài chính nhà nước, đồng thời là cơ sở pháp lý cao nhất hiện nay quy định
một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về tổ chức và hoạt dộng của KTNN với

21


địa vị pháp lý mới được xác định là cơ quan tài chính nhà nước do Quốc hội
thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật.
Căn cứ vào Luật KTNN, các nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Tổng KTNN đã ban hành quyết định 604/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KTNN KV I, theo các quy định
trên: KTNN KV I là đơn vị trực thuộc KTNN có chức năng giúp Tổng KTNN tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm
toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực I theo sự
phân công của sự phân công của Tổng KTNN; địa bàn kiểm toán của KTNN KV
I từ năm 2006 gồm: 26 tỉnh. Đến năm 2009 địa bàn kiểm toán của KTNN KV I
gồm: 10 tỉnh, thành phố trong đó có TP Hà Nội. Hiện nay địa bàn kiểm toán
KTNN KV I gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và thành
phố Hà Nội.

2.1.2. Tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước Khu Vực I
Bộ máy KTNN tổ chức theo nguyên tắc tập trung cao, chỉ huy và vận
hành theo đơn tuyến, bao gồm cơ quan KTNN ở trung ương và KTNN ở các khu
vực. Tổ chức bộ máy KTNN khu vực 1
Địa điểm kiểm toán Nhà nước khu vực I (Trụ sở tại 82 Ngọc Khánh- Ba
Đình-Hà Nội). ( Có 67 KTV )
∗ Lãnh đạo kiểm toán Nhà nước Khu vực I:

- Kiểm toán trưởng: Mai Vinh
- Phó kiểm toán trưởng gồm:
- Dương Ngọc Máy
- Võ Huy Tính
- Vũ Khánh Toàn


Tổ chức Kiểm toán Nhà Nước Khu vực I gồm: Văn phòng, Phòng tổng

hợp và 5 phòng nghiệp vụ:
22


- Văn phòng
- Phòng tổng hợp
- Phòng nghiệp vụ 1
- Phòng nghiệp vụ 2
- Phòng nghiệp vụ 3
- Phòng nghiệp vụ 4
- Phòng nghiệp vụ 5
Văn phòng và các phòng giúp Kiểm toán trưởng xây dựng chương trình kế
hoạch công tác, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm toán. Văn phòng
có Chánh văn phòng và các phó chánh văn phòng giúp việc cho Chánh văn phòng,
Các phòng có Trưởng phòng và các phó phòng giúp việc cho trưởng phòng.
Việc thành lập, sát nhập chia tách, giải thể các phòng thuộc đơn vị do tổng
kiểm toán Nhà nước Quyết định theo đề nghị của Kiểm toán trưởng và Vụ Tổ
chức cán bộ.
Nhiệm vụ cụ thể từng phòng do Kiểm toán trưởng quy định sau khi có ý
kiến phê duyệt của Tổng kiểm toán nhà nước.
Nhìn chung, tổ chức bộ máy KTNN gọn nhẹ, phát huy được hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, việc tăng thêm các đầu mối tổ chức là
một tất yếu. Nhờ phát triển thêm các đầu mối tổ chức trong những năm qua đã
góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của KTNN. Đặc biệt là việc
phát triển hệ thống KTNN khu vực đã giúp cho KTNN thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ kiểm toán báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương trên từng địa bàn
khu vực, tiết kiệm được chi phí cho việc triển khai nhiệm vụ kiểm toán, góp
phần giải quyết một phần khó khăn cho đội ngò KTVđỡ phải đi công tác xa nhà
nhiều ngày, và điều quan trọng hơn là giúp cho KTNN nắm được chắc hơn, có
hệ thống hơn tình hình lập và điều hành ngân sách của địa phương trên địa bàn,
đảm bảo cho công tác kiểm toán có chất lượng tốt hơn.

Kiểm toán Ngân sách

Nhà nước là việc kiểm toán đối với quyết toán thu- chi ngân sách Nhà nước, trước hết là tổng quyết toán ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách của các
bộ, ngành; các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương.

23


Kiểm toán thu ngân sách Nhà nước: Mục đích kiểm toán thu ngân sách Nhà
nước nhằm đánh giá việc thực hiện ngân sách Nhà nước, các quy định của Nhà nước
về quản lý thu nép, công tác chỉ đạo quản lý ngân sách của các cấp ngành. Kiểm tra
tính đúng đắn và hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán thu ngân sách Nhà nước,
đánh giá mức độ bao quát các nguồn thu của ngân sách Nhà nước trong báo cáo quyết
toán thu ngân sách Nhà nước, việc phản ánh đầy đủ vào quyết toán mọi nguồn thu
ngân sách Nhà nước. Kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo quyết toán giữa các cơ quan
tài chính: Sở Tài chính, Cục thuế Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, bảo đảm khớp đúng
về tổng thể và chi tiết theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành, nếu có chênh lệch
phải xác định nguyên nhân.


Trong kiểm toán thu ngân sách nhà nước hiện nay các DNNN thường
tính và kê khai nép thuế thấp hơn so với thực tế phải nép do kê khai thiếu doanh
thu, áp dụng sai thuế suất, tính giá thành sai quy định. Mặt khác các DN thường
xu hướng giấu lãi để giảm thuế thu nhập phải nép ngân sách. Các khoản thu phí,
lệ phí, thu sự nghiệp có nhiều sai phạm như sai chế độ, tự đặt ra các khoản thu,
thu không đưa vào ngân sách...
Kiểm toán chi ngân sách: Quyết toán chi ngân sách Nhà nước được thực
hiện tại cơ quan tài chính. Mục đích của kiểm toán chi ngân sách Nhà nớc nhằm
đánh giá tình hình thực hiện chi ngân sách Nhà nước, các chính sách chế độ,
định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách Nhà nước, công tác quản lý, chỉ đạo của
các cấp, các ngành trong lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách theo quy
định của Nhà nước về quản lý tài chính ngân sách. Kiểm toán chi ngân sách Nhà
nước phải được thực hiện tại các cơ quan quản lý tài chính tổng hợp và tại các
đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước. Đối với kiểm toán chi ngân sách Nhà nước,
các cơ quan hành chính sự nghiệp thường không huỷ bỏ hạn mức kinh phí thừa,
mà vẫn cho các đơn vị dự toán tiếp tục rút hết số hạn mức kinh phí đã được
thông báo qua kho bạc. Về quyết toán chi, các địa phương thường quyết toán
theo số đã cấp phát, không theo số thực chi, phần lớn số kinh phí thừa không thể
24


thu hi khụi phc hn mc kinh phớ. Mt thc t tn ti khỏch quan do tn
qu ti cỏc n v quỏ ln, nờn nhiu n v s dng khụng ỳng mc ớch.
Chớnh vỡ th, dn n tỡnh trng mt cõn i gia ngõn sỏch a phng v ngõn
sỏch trung ng. Trong khi phi i vay thỡ ngõn sỏch a phng li li kt d ln. Do ú, kim toỏn ngõn sỏch Nh nc hin nay phi c tng cng
giỳp cho vic hon thin, i mi cụng tỏc qun lý v iu hnh ngõn sỏch Nh
nc.
Kim toỏn DNNN ra i cựng vi Kim toỏn Ngõn sỏch Nh nc, Kim
toỏn d ỏn u t XDCB v Kim toỏn cỏc chng trỡnh c bit vi t cỏch l
mt t chc kim toỏn chuyờn ngnh trong c cu t chc b mỏy ca c quan

KTNN. Qua quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin, n nay, Kim toỏn DNNN ó cú
t chc b mỏy khỏ ụng o v cú cht lng. Kim toỏn DNNN c chia
thnh cỏc phũng ban theo s sau:

S 3: C cu t chc ca Kim toỏn DNNN
Kiểm toán DNNN

Phòng
kiểm
toán DN
giao
thông bu
điện

Phòng
kiểm
toán
Ngân
hàng
tín
dụng

Phòng
kiểm
toán DN
nông
lâm
thuỷ lợi

Phòng

kiểm
toán
DN thơng
mại du
lịch

Phòng
kiểm
toán
DN
công
nghiệp

Kim toỏn DNNN trc tiờn l kim tra, i chiu s liu trờn quyt toỏn
vi tỡnh hỡnh thc t ca ti sn v ngun vn; vi tỡnh hỡnh kinh doanh, chi phớ
hp lý, hp l; tớnh y , trung thc, chớnh xỏc v kt qu hot ng; ngha v

25


×