Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

khảo sát hệ thống lạnh kho tiền đông tại nhà máy xuất khẩu thủy sản TRUNG SƠN HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 106 trang )

1

MỤC LỤC
Lời cảm ơn...........................................................................................................6
Lời mở đầu..........................................................................................................7
PHẦN 1 GIỚI THIỆU VỀ KĨ THUẬT LẠNH.................................................9
1.1 Quá trình hình thành và phát triển kĩ thuật lạnh..............................................9
1.2 Ý nghĩa kinh tế của kĩ thuật lạnh......................................................................12
1.2.1 Ứng dụng lạnh trong bảo quản thực phẩm.....................................................12
1.2.2 Sấy thăng hoa..................................................................................................13
1.2.3 Ứng trong công nghiệp dụng lạnh chất hóa ..................................................13
1.2.4 Ứng dụng lạnh trong điều tiết không khí ......................................................13
1.2.5 Siêu dẫn...........................................................................................................14
1.2.6 Một số ứng dụng khác....................................................................................14
PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRUNG SƠN......................................16
2.1 tổng quan về công ty..........................................................................................16
2.2 Cơ cấu tổ chức...................................................................................................17
2.3 Quá trình phát triển của công ty........................................................................19
2.4 Nội quy của công ty...........................................................................................21
PHẦN 3 – KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH NHÀ MÁY TRUNG SƠN........24
3.1 Giới thiệu hệ thống............................................................................................24
3.2 Tính chất của môi chất trong hệ thống..............................................................26


2

3.3 Hệ thống điều khiển bằng monitron CR............................................................27
3.3.1. Cấu tạo Monitron CR.....................................................................................27
3.3.2. Chức năng điều khiển của bộ điều khiển Monitron CR................................28
3.3.3.Các tín hiệu ngõ vào và ngõ ra.......................................................................29
3.3.4. Bảng điều khiển của Monitron......................................................................32


PHẦN 4 – KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH KHO TIỀN ĐÔNG...................35
4.1. Đặc điểm của kho tiền đông.............................................................................35
4.2 Đặc trưng của các thiết bị trong hệ thống kho tiền đông..................................36
4.2.1 Hai máy nén RCU 3112(máy nén 3&4) và hai máy nén RCU 86(máy nén 5&6)
..................................................................................................................................36
4.2.1.1 Hai máy nén RCU 3112...............................................................................36
4.2.1.2 Hai máy nén RCU 86...................................................................................40
4.2.1.3 Thông số cài đặt của các bộ công tắc áp suất vi sai ở máy nén..................42
4.2.1.4 Giới hạn các thông số làm việc của máy nén..............................................43
4.2.2. Bình chứa cao áp R70....................................................................................45
4.2.3. Thiết bị ngưng tụ............................................................................................47
4.2.4. Bình tách dầu.................................................................................................48
4.2.5. Bình chứa tuần hoàn......................................................................................51
4.2.6. Bơm lỏng........................................................................................................53
4.2.7. Bình làm mát trung gian................................................................................55


3

4.2.8. Phin lọc hơi và phin lọc lỏng.........................................................................56
4.2.9. Bộ khống chế mức lỏng LLC........................................................................57
4.2.10. Van một chiều..............................................................................................58
4.2.11. Van an toàn..................................................................................................58
4.2.12. Van chặn......................................................................................................58
4.2.13. Van tiết lưu tay............................................................................................59
4.2.14. Bộ xả khí không ngưng...............................................................................59
4.2.15 thiết bị bay hơi..............................................................................................62
4.2.16. Van PM........................................................................................................63
4.2.17 van PM1-25 kết hợp với van CVP...............................................................64
PHẦN 5 - NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN CỦA HỆ THỐNG

KHO TIỀN ĐÔNG.............................................................................................65
5.1 . Nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh............................................................65
5.1.1. nguyên lý làm việc của hệ thống kho tiền đông............................................65
5.2. Khảo sát hệ thống điện.....................................................................................69
5.2.1. Nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển 2 máy nén RCU 3112 ( chế độ
điều khiển bằng tay )................................................................................................69
5.2.2 Nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển 2 máy nén RCU 86 ( chế độ điều
khiển bằng tay )........................................................................................................74
5.2.3. Nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển thiết bị ngưng tụ số 1 – C60
..................................................................................................................................79


4

5.2.4. Nguyên lý làm việc của mạch điện điều khiển thiết bị ngưng tụ số 2 – C70
..................................................................................................................................81
5.2.5. Mạch điện điều khiển bình làm mát trung gian............................................84
5.2.6 Mạch điện điều khiển kho tiền đông số 1 A240............................................85
5.2.7 Mạch điện điều khiển kho tiền đông số 2 A250............................................87
5.2.8 Mạch điện điều khiển kho tiền đông số 3 A260............................................89
5.2.9 Mạch điện điều khiển kho tiền đông số 4 A280............................................91
5.2.10 Mạch điện điều khiển kho tiền đông số 5....................................................93
5.2.11 Mạch điện điều khiển kho tiền đông số 6 A310..........................................96
PHẦN 6 – QUY TRÌNH LẮP ĐẶT,VẬN HÀNH,BẢO DƯỠNG,SỬA CHỮA
.............................................................................................................................. 98
6.1 Quy trình lắp đặt................................................................................................98
6.1.1 Lắp đặt máy nén..............................................................................................98
6.1.2 lắp đặt thiết bị ngưng tụ..................................................................................100
6.1.3 lắp đặt thiết bị bay hơi....................................................................................100
6.1.4 lắp đặt đường ống...........................................................................................101

6.1.5 lắp đặt đường ống nước..................................................................................104
6.1.6 lắp đặt các loại van..........................................................................................105
6.1.6.1Lắp đặt van chặn...........................................................................................105
6.1.6.2 Lắp đặt van điện từ......................................................................................106
6.1.6.3. Lắp đặt van tiết lưu tay...............................................................................107


5

6.1.7 Thử bền thử kín hệ thống lạnh........................................................................108
6.1.7.1. Thử bền.......................................................................................................108
6.1.7.2. Thử kín........................................................................................................108
6.1.7.3. Hút chân không...........................................................................................108
6.1.7.4. Nạp môi chất...............................................................................................109
6.2.

Vận hành hệ thống lạnh kho tiền đông.......................................................109

6.2.1. Công tác chuẩn bị. .......................................................................................109
6.2.2. Công tác vận hành.......................................................................................110
6.2.3. Dừng máy.....................................................................................................110
6.3

Bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thông...........................................................111

6.3.1. Bảo dưỡng máy nén.......................................................................................111
6.3.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ.........................................................................112
6.3.3. Bảo dưỡng dàn lạnh......................................................................................114
6.3.4. Bảo dưỡng bơm.............................................................................................114
6.3.5. Bảo dưỡng quạt.............................................................................................115

6.4 . Các hư hỏng thường gặp,nguyên nhân và biện pháp sửa chữa.....................115
6.4.1. Môi chất trong hệ thống.................................................................................115
6.4.1.1. Máy làm việc đủ môi chất .........................................................................115
6.4.1.2. Máy làm việc thiếu môi chất......................................................................115
6.4.1.3. Phát hiện chỗ hở trên đường ống................................................................116
6.4.2. Các sự cố thường gặp của bơm dịch NH3 ...................................................116


6

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, đến
nay em đã hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng và hoàn thành đồ án tốt nghiệp
cao đẳng. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến :
Ban Giám Hiệu trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội , Ban chủ nhiệm khoa Điện, Bộ
môn CNKT Nhiệt Lạnh cùng với các thầy cô giảng dạy
Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Ths Phạm Thế Vũ người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình để em hoàn thành đồ án đúng thời hạn.
Ban Giám Đốc và các anh chị ở công ty TNHH xuất khẩu thủy sản Trung Sơn – Hưng
Yên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại
công ty.
Cuối cùng , em bày tỏ lời cảm ơn những người thân và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ,
động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện công tác tốt nghiệp.
Em xin chúc các thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào đạt nhiều
thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu.


7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua , ngành kỹ thuật lạnh nước ta đã phát triển rất mạnh, đặc biệt
trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm. Quá trình chuyển đổi công nghệ
chế biến để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thay đổi môi chất lạnh mới đã tạo nên
một cuộc cách mạng thực sự cho ngành kỹ thuật lạnh.
Cùng với việc phát triển công nghệ và kỹ thuật lạnh, đội ngũ kỹ sư , chuyên viên ,
công nhân kỹ thuật lạnh ngày càng nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng. Các nhà
sản xuất , lắp đặt thiết bị lạnh trong nước từ chỗ chủ yếu là lắp đặt và chế tạo các thiết
bị đơn giản , đến nay nhiều đơn vị đã vươn lên làm chủ hoàn toàn công nghệ chế tạo
và lắp đặt hầu hết các hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp của cả nước. Ngoại trừ
máy nén lạnh công suất lớn và các thiết bị điều khiển , bảo vệ , tất cả các thiết bị còn
lại đều có thể chế tạo trong nước với chất lượng và hình thức đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật tương đương nhập ngoại
Nước ta có nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào và đa dạng , ngoài vấn đề xuất khẩu
thủy sản còn nhằm phục vụ và thỏa mãn nhu cầu trong nước . Chính vì vậy để đảm
bảo hàng thủy sản đạt chất lượng tốt thì yêu cầu đạt ra là phải xây dựng các kho lạnh
để bảo quản sản phẩm .
Xuất phát từ thực tế trên , được sự phân công của khoa Điện – Trường Đại học Công
Nghiệp Hà Nội , với sự hướng dẫn của thầy Phạm Thế Vũ tôi được giao đề tài : “
khảo sát hệ thống lạnh kho tiền đông tại nhà máy xuất khẩu thủy sản TRUNG SƠN
HƯNG YÊN”
Sau một thời gian tìm tòi và đi khảo sát thực tế hệ thống tại nhà máy xuất khẩu thủy
sản Trung Sơn – Hưng Yên, tôi đã hoàn thành nội dùng đề tài được giao.Mặc dù đã
rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án không
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.


8

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường. Xin chân thành cảm ơn một lần nữa

tới thầy Phạm Thế Vũ người đã tận tình , giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp cho tôi thực
hiện đề tài này.
Hà nội, tháng 06 năm 2012

PHẦN 1 – GIỚI THIỆU VỀ KĨ THUẬT LẠNH
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển kĩ thuật lạnh


9

Con người đã biết làm lạnh và sử dụng lạnh từ cách đây rất lâu. Ngành khảo cổ
học đã phát hiện ra những hang động có mạch nước ngầm nhiệt độ thấp chảy
qua dùng để chứa thực phẩm và lương thực khoảng từ 5000 năm trước
Con người cổ đại đã biết trộn muối vào nước hoặc nước đá để tạo nhiệt độ
thấp. Nhưng kĩ thuật lạnh hiện đại bắt đầu phải kể từ khi giáo sư Black tìm ra
nhiệt ẩn hóa hơi và nhiệt ẩn nóng chảy vào năm 1761 – 1764. Con người đã
biết làm lạnh bằng cách cho bay hơi chất lỏng ở áp suất thấp.
Năm 1834 , J.Perkins ( Anh ) đã đăng ký bằng phát minh đầu tiên về máy lạnh
nén hơi với đầy đủ các thiết bị như một máy lạnh nén hơi hiện đại gồm có máy
nén , dàn ngưng tụ, dàn bay hơi và van tiết lưu. Đến cuối thế kỷ 19, nhờ có
một loạt cải tiến của Linde ( Đức ) với việc sử dụng amoniac làm môi chất lạnh
cho máy lạnh nén hơi, việc chế tạo và sử dụng máy lạnh nén hơi mới thực sự
phát triển rộng rãi trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân.
Máy lạnh hấp thụ đầu tiên do Leslie ( Pháp ) đưa vào năm 1810 là máy lạnh
hấp thụ chu kì với cặp môi chất H2O / H2SO4. Đến giữa thế kỷ 19, nó được phát
triển một cách rầm rộ nhờ kĩ sư tài ba Carre ( Pháp ) với hàng loạt phát mình
về máy lạnh hấp thụ chu kì và liên tục với các cặp môi chất khác nhau. Máy
lạnh hấp thụ khuếch tán hoàn toàn không có chi tiết chuyển động được Geppert

( Đức ) đăng ký bằng phát minh năm 1899 và được Platen và Munters ( Thụy
Điển ) hoàn thiện vào năm 1922 được nhiều nước trên thế giới sản xuất chế
tạo hàng loạt và nó vẫn có vị trí quan trọng cho đến ngày nay.
Máy lạnh nén khí đầu tiên do bác sỹ người Mỹ Gorrie chế tạo. Dựa vào các kết
quả nghiên cứu của các nhà lí thuyết , bác sỹ Gorrie đã thiết kế chế tạo thành
công máy lạnh nén khí dùng để điều tiết không khí cho trạm xá chữa bệnh của
ông. Nhờ thành tích đặc biệt này mà ông và trạm xá của ông nổi tiếng thế giới.
Máy lạnh ejecto hơi nước đầu tiên do Leiblanc chế tạo năm 1910. Đây là một
sự kiện có ý nghĩa rất trọng đại vì máy lạnh ejecto hơi nước rất đơn giản. Năng


10

lượng tiêu tốn cho nó là nhiệt năng do đó có thể tận dụng được các nguồn năng
lượng phế thải để làm lạnh.
Một sự kiện quan trọng nữa của lịch sử phát triển kĩ thuật lạnh là việc sản xuất
và ứng dụng các freon ở Mỹ vào năm 1930. Freon thực chất là các chất hữu cơ
hydrocacbua no hoặc chưa no như metan ( CH4 ), etan ( C2H6)…được thay thế
một phần hoặc toàn bộ các nguyên tử hydro bằng các nguyên tử gốc halogen
như Clo ( Cl ) , flo ( F ) hoặc brom ( Br ). Các chất này được sản xuất ở xưởng
Dupont Kinetic Chemical Inc với cái tên thương mại là freon. Đây là môi chất
lạnh có nhiều tính chất quý báu như không cháy , không nổ, không độc hại,
phù hợp với chu trình làm việc của máy lạnh nén hơi do đó nó đã góp phần tích
cực vào việc thúc đẩy kĩ thuật phát triển , nhất là kĩ thuật điều tiết không khí.
Ngày nay , kĩ thuật lạnh hiện đại đã tiến những bước rất xa , có trình độ khoa
học kĩ thuật ngang với các ngành kĩ thuật tiên tiến khác. Phạm vi nhiệt độ của
kĩ thuật lạnh ngày nay được mở rộng rất nhiếu. Người ta đang tiến dần đến
nhiệt độ không tuyệt đối. Phía nhiệt độ cao của thiết bị ngưng tụ , nhiệt độ có
thể đạt trên 1000C dùng cho các mục đích của bơm nhiệt như sưởi ấm, chuẩn bị
nước nóng , sấy . . . Đây là ứng dụng của bơm nhiệt góp phần thu hồi nhiệt

thải, tiết kiệm năng lượng sơ cấp.
Công suất lạnh của các tổ hợp máy lạnh cũng được mở rộng, từ những máy
lạnh sử dụng trong phòng thí nghiệm chỉ có coog suất chừng vài mW đến các
tổ hợp có công suất hàng triệu W ở các trung tâm điều tiết không khí.
Hiệu suất máy tăng lên đáng kể , chi phí vật tư và chi phí năng lượng cho một
đơn vị lạnh giảm xuống rõ rệt. Tuổi thọ và độ tin cậy tăng lên. Mức độ tự động
hóa của các hệ thống lạnh và máy lạnh tăng lên rõ rệt. Những thiết bị lạnh tự
động hoàn toàn bằng điện tử và vi điện tử đang dần dần thay thế các thiết bị
thao tác bằng tay.


11

1.2.

Ý nghĩa kinh tế của kĩ thuật lạnh

1.2.1. Ứng dụng lạnh trong bảo quản thực phẩm
Lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của kĩ thuật lạnh là bảo quản thực phẩm.
Theo một số thống kê thì khoảng 80% công suất lạnh được sử dụng trong công
nghiệp bảo quản thực phẩm. Thực phẩm như các loại rau, quả , thịt, cá sữa… là
những thức ăn dễ bị ôi thiu do vi khuẩn gây ra. Nước ta là một nước nhiệt đới
có thời tiết nóng và ẩm nên quá trình ôi thiu diễn ra nhanh chóng.
Muồn làm ngừng trệ hoặc làm chậm quá trình ôi thiu, phương pháp có hiệu quả
và kinh tế nhất là bảo quản lạnh. Giả sử sữa 350C có một mầm vi khuẩn thì chỉ
6 giờ sau số mầm vi khuẩn đã tăng lên 600 lần, sữa chỉ có thể bảo quản trong
vòng một ngày. Ở nhiệt độ 150C ta có thể bảo quản sữa được khoảng 3 ngày và
nếu ở nhiệt độ 50C thời giàn bảo quản có thể được hơn 4 ngày và đến ngày thứ
4 cũng chỉ có khoảng 4,5 mầm vi khuẩn.
Quá trình ôi thiu ở các loại thực phẩm khác cũng gần như vậy. Theo kinh

nghiệm thì thời gian bảo quản là một hàm mũ của nhiệt độ. Sau đây là thời
gian bảo quản của mốt số thực phẩm phụ thuộc vào nhiệt độ .
Số ngày bảo quản phu thuộc vào nhiệt độ bảo quản:
- 300C

- 200C

- 100C

+ 00 C

100C

200C



230

110

40

15

7

3

Thịt bò


2300

1000

100

30

16

8

Gia cầm

800

230

70

7

5

2

Thời gian bảo quản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ ẩm, phương
pháp bao gói, thành phẩm không khí nơi bảo quản.. . nhưng nhiệt độ đóng vai
trò quan trọng nhất.



12

1.2.2. Sấy thăng hoa
Việc sấy được làm lạnh đông xuống -200C và được sấy bằng cách hút chân
không nên sấy thăng hoa là một phương pháp sấy hiện đại hầu như không làm
giảm chất lượng của vật sấy. Nước được rút ra gần như hoàn toàn và sản phẩm
trở thành dạng bột, bảo quản và vận chuyển dễ dàng.
1.2.3. Ứng dụng lạnh trong công nghiệp hóa chất
Ứng dụng quan trọng nhất trong công nghiệp hóa chất là sự hóa lỏng khí , hóa
lỏng và tách khí từ các thành phần của không khí là ngành công nghiệp có ý
nghĩa rất to lớn đối với nganah luyện kim, chế tạo máy và các ngành kinh tế
khác kể cả y học và sinh học.
1.2.4. Ứng dụng lạnh trong điều tiết không khí
Một lĩnh vực ứng dụng quan trọng nữa của kĩ thuật lạnh là điều tiết không khí.
Ngày nay người ta không thể tách rời kĩ thuật điều tiết không khí với các
ngành như cơ khí chính xác , kĩ thuật điện tử và vi điện tử , kĩ thuật phim ảnh ,
máy tính điện tử….
Để đảm bảo chất lượng cao của các sản phẩm , để đảm bảo các máy móc, thiết
bị làm việc bình thường cần có những yêu cầu nghiêm ngặt về các điều kiện và
thông số của không khí như : thành phần , độ ẩm nhiệt độ , độ chứa bụi và các
loại hóa chất độc hại. Kĩ thuật lạnh và đặc biệt là bơm nhiệt có thể giúp ta
khống chế các yêu cầu đó.
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống đời sống con người điều hòa không khí
tạo ra môi trường làm việc thích hợp để sống và làm việc. Nhiệt độ , độ ẩm và
các thông số không khí quanh năm trong phòng hoàn toàn phù hợp với cơ thể
con người . Cũng chính điều kiện đó , con người có khả năng lao động sáng tạo
nhất.



13

1.2.5. Siêu dẫn
Ứng dụng hiện tượng siêu dẫn để tạo ra các nam châm cực mạnh trong các
2máy gia tốc ở các nhà máy điện nguyên tử , nhiệt hạch, trong các phòng thí
nghiệm nguyên tử , các đệm từ cho tàu hỏa cao tốc.
1.2.6. Một số ứng dụng khác
Ứng dụng sinh học cryo , trong nông , lâm nghiệp , sinh học , vi sinh…Kĩ thuật
lạnh thâm độ , còn gọi là kĩ thuật cryo ( - 800C đến – 1960C ) đã hỗ trợ đắc lực
cho việc lai giống , bảo quản tinh đông, gây đột biến hoặc cho các quá trình xử
lý trong công nghệ sinh học.
Ứng dụng trong kĩ thuật đo và tự động, áp suất bay hơi của một chất lỏng luôn
luôn phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi áp suất tăng , nhiệt độ tăng và khi áp suất
giảm nhiệt độ giảm
Ứng dụng trong thể dục thể thao, nhờ có kĩ thuật lạnh người ta có thể tạo ra các
sân trượt băng, trượt tuyết nhân tạo cho các vận động viên
Trong ngành hàng không và du hành vũ trụ , máy bay hoặc con tàu vũ trụ phải
làm việc trong rất nhiều điều kiện khác nhau. Kĩ thuật lạnh giúp khắc phục
điều này.


14

PHẦN 2 - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRUNG SƠN
2.1 tổng quan về công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn (cty TNHH) TRUNG SƠN được hình
thành vào năm 1993 dưới sự tham gia đầu tư của 5 cổ đông . Khi bắt đầu
hoạt động công ty đã tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu cho đến bây giờ
công ty đã mở rộng việc kinh doanh sang nhiều lĩnh vực .

Các xí nghiệp , nhà máy trực thuộc công ty :
a. văn phòng giao dịch
18A NGÔ VĂN NĂM , quận 1 , thành phố HCM. Điện thoại 84-8-8298114
b. xí nghiệp chế biến thủy sản số 1


15

126 bis vườn lài quận Tân Bình , thành phố HCM .
Điện thoại 84-8-7508230.
c. xí nghiệp chế biến thủy sản số 2
lô 2 khu công nghiệp Tân Tạo Bình Chánh thành phố HCM.
Điện thoại 84-8-7508230.
d. xí nghiệp chế biến gỗ tại uladivostok
house 108B 1st FL , R38, SVETLAMSKAIA ST … vladivostok city ,
RUSSIA …
Tổng số lao động bình quân năm 2002 : 1.100 người .
Tổng doanh thu năm 2002 : khoảng 198 tỉ đồng .
Lợi nhuận trước thuế năm 2002 khoảng 7 tỉ đồng .
Các lĩnh vực hoạt động :
+kinh doanh thương mại , dịch vụ và xuất nhập khẩu .
+Góp vốn vào doanh nghiệp ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh (VP Bank.).
+xây dựng dân dụng và công nghiệp
+chế biến và xuất khẩu thủy sản
2.2 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng trực tiếp , mỗi
bộ phận hoạch toán độc lập giám đốc ra quyết định và thực hiện quyết định
,các phòng , ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về kế hoạch ,
kỹ thuật , kế toán và thi hành các quyết định theo lệnh của giám đốc . Các giám



16

đốc chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về hiệu quả hoạt động kinh doanh
của bộ phận mình phụ trách bao gồm :giám đốc xây dựng , giám đốc thủy sản
và giám đốc thương mại .
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
a . phòng kinh doanh:
+chức năng : tham mưu cho giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh theo mùa vụ.Giám đốc trong việc tổ chức công tác xuất nhập khẩu
.Hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ cho các bộ phận thu mua nguyên liệu thuỷ sản
,tổ chức , theo dõi ,kiểm tra máy móc bảo quản hàng hóa , vật tư , thành phẩm.
+nhiệm vụ : tham mưu cho giám đốc trong công việc chỉ đạo sản xuất kinh
doanh hàng hóa xuất nhập khẩu của nhà máy.
b. phòng tổ chức hành chính:
+chức năng:tham mưu cho giám đốc thống nhất nhân viên , tổ chức lao động ,
tiền lương , báo cáo tạm thời cho ban giám đốc .
+nhiệm vụ :tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý cán bộ đề xuất
phương hướng công tác cán bộ , nắm toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên .
lựa chọn , bố trí , sử dụng đào tạo đúng nguồn nhân lực và phẩm chất đạo đức .
Nghiên cứu thực hiện các chính sách tiền lương , tiền thưởng và hình thức trả
lương .Tổ chức và thực hiện việc tiếp nhận , phân phối và lưu trữ công văn ,
giấy tờ của xí nghiệp .
c. phòng sản xuất:
+chức năng : tổ chức kiểm tra dây chuyền sản xuất , kiểm tra chất lượng sản
xuất , định mức kỹ thuật , ứng dụng toàn bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất của
công ty.



17

+nhiệm vụ :quản lý và theo dõi quá trình sản xuất , sắp xếp , bố trí , sử dụng
nhân lực cho phù hợp trong phạm vi điều hành sản xuất . Cùng với phòng kinh
doanh tổ chức thu mua nguyên liệu và tính toán lỗ lãi trong sản xuất kinh
doanh .
d. phòng kế toán tài vụ :
+chức năng : tham mưu về công tác quản lý kinh tế , tài chính , thống kê tài
chính của xí nghiệp , thực hiện nhiệm vụ kế toán tài vụ và đôn đốc tình hình
thực hiện kế hoạch tài chính của xí nghiệp .
+nhiệm vụ : nghiên cứu xây dựng kế hoạch tài chính hàng quí của xí nghiệp ,
giúp giám đốc quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hướng dẫn kiểm tra ,
đôn đốc thực hiện chế độ tài chính với các bộ phận . Báo cáo tiền quỹ hàng
tháng cho giám đốc .
e. phòng kiểm nghiệm HACCP :
+chức năng : thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP , nắm
vững các quá trình sản xuất , giúp ban giám đốc nâng cao chất lượng sản
phẩm , giảm chi phí sản xuất .
+nhiệm vụ : kiểm soát điều kiện sản xuất , vệ sinh phân xưởng , kiểm tra hệ
thống nước , hóa chất sử dụng , kiểm tra chất lượng thành phẩm .
f. bộ phận vật tư :
Chịu trách nhiệm cung ứng cơ sở vật chất , các loại vật liệu có liên quan đến
quá trình sản xuất.
g. bộ phận cơ điện :


18

Chịu trách nhiệm bảo trì máy móc , thiết bị . Theo dõi chặt chẽ sự hoạt động
của các máy móc thiết bị có liên quan đến quá trình sản xuất của toàn cả xí

nghiệp.
2.3 Quá trình phát triển của công ty
Hình thức công ty : công ty trách nhiệm hữu hạn TRUNG SƠN là doanh
nghiệp do năm thành viên sáng lập với tư cách là chủ sở hữu , có tư cách pháp
nhân , có con dấu riêng , hoạt động theo chế độ hoạch toán đầy đủ . Công ty
được góp vốn , vay nợ và mở tài khoản tại ngân hàng , kể cả tài khoản ngoại tệ
theo qui định của nhà nước .
Với số vốn điều lê ban đầu là 1,2 tỉ đồng đến nay đã tăng lên 17,9 tỉ đồng .
Vào năm 1996 , công ty đã phát triển thêm một lĩnh vực kinh doanh mới đó là
ngân hàng .
Cuối năm 1997, công ty bước đầu kinh doanh các mặt hàng thủy sản cho việc
xuất khẩu vào đầu năm 1998 một nhà máy sản xuất thuỷ sản đã chính thức đi
vào hoạt động .
Vào năm 1998, công ty tiếp tục mở rộng việc kinh doanh sang lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng.
Tháng 12 năm 2000 , tiến hành xây dựng xưởng chế biến gỗ tại cộng hòa Liên
Bang Nga.
Tháng 3 năm 2001, công ty đưa xí nghiệp chế biến thủy sản số 2 vào hoạt động
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thủy sản trên toàn thế giới .
Đầu năm 2003 , công ty bổ sung thêm chức năng kinh doanh dịch vụ vận
chuyển đường sông( tàu cánh ngầm cao tốc )và bước đầu đang tiến hành đầu tư
xây dựng nhà máy thủy sản số 3 tại vũng tàu , dự kiến tháng 08 đưa vào hoạt
động .


19

Cho đến nay , công ty TNHH TRUNG SƠN đã góp phần tạo công ăn việc làm
ổn định cho lao động trong nước . Năm 2001 , công ty được bộ thương mại
trao bằng khen là một trong 184 đơn vị có thành tích xuất khẩu xuất sắc.

2.4 Nội quy của công ty
Nội qui phòng máy :để đảm bảo công tác phòng bị an toàn lao động và phòng
cháy .
1. Tuyệt đối cấm :
Những người không phận sự vào phòng máy .
Không đem vũ khí , chất nổ , vật dễ cháy vào phòng máy .
Không hút thuốc lá , nấu ăn , đun nước trong phòng máy.
Người uống rượu không được vào phòng máy (kể cả nhân viên phòng máy).
2. Những điều cần lưu ý :
Thường xuyên kiểm tra các phương tiện trang bị phòng cháy chữa cháy.
Kiểm tra thường xuyên các đường dây dẫn điện (có đảm bảo an toàn hay
không ?)
Sắp xếp bố trí dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở những vị trí hợp lý(dễ thấy ,
dễ lấy , dễ kiểm tra ).
Từng ca trực phân công người phụ trách giải quyết xử lí mọi công tác thuộc
phạm vi chức năng .
Thường xuyên vệ sinh khu vực phòng máy sạch sẽ, gọn gàng .
Trên đây là một số nội quy cho khu vực phòng máy , các bộ phận , nhân viên
có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh . Ai sai phạm sẽ tuỳ theo mức độ xử
lí thích đáng .


20

3. Cán bộ công nhân viên làm việc tại phòng máy phải được học tập đầy đủ các
qui định an toàn vận hành máy móc đuợc giao .
4. Khi vận hành mày phải thao tác đúng qui định , luôn luôn theo dõi các thông
số kĩ thuật của hệ thống máy móc thiết bị để xử lí kịp thời .
5. Trưởng ca vận hành có trách nhiệm hướng dẫn , theo dõi , kiểm tra mọi thao
tác của công nhân trong ca làm việc .

6. Tuyệt đối không được rời bỏ vị trí trực máy , không được ngủ trong ca trực .
7. Giao nhận ca đúng giờ qui định , kí sổ giao nhận cả đôi bên . Phải ghi chép
thật đầy đủ các hoạt động trong ca ,tình trạng máy móc và các dụng cụ khác,
ghi rỏ ngày giờ và họ tên người giao nhận .
8. Cấm tuyệt đối không được đem chất nổ , chất dễ cháy vào phòng máy .
Không hút thuốc , uống rượu , không dùng bếp điện , không nấu ăn tại phòng
máy.
9. Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui an toàn lao động , nội qui phòng cháy chữa
cháy , giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc .
10. Khi sự cố xảy ra lập tức cúp điện và báo ngay cho người phụ trách có biện
pháp xử lí .
11. Không dùng phòng máy để hoạt động các việc khác khi không có sự chấp
thuận của ban giám đốc . Người không có nhiệm vụ ( kể cả nhân viên cơ điện
không vào ca không được tự tiện vào phòng máy ) .
12. Tất cả công nhân viên bộ phận cơ điện phải chấp hành nghiêm chỉnh nội
qui này. Ai vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ chịu kỹ luật trước ban giám
đốc hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật.


21

PHẦN 3 – KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH NHÀ MÁY TRUNG SƠN
3.1 Giới thiệu hệ thống
Hệ thống lạnh của công ty TNHH TRUNG SƠN là một hệ thống lạnh liên
hoàn kiểu ngập lỏng , với môi chất sử dụng là R717 . Hệ thống chủ yếu dùng
để chế biến sản phẩm và lưu giữ sản phẩm trong kho lạnh.


22


Các thành phần trong hệ thống gồm có :
• 2 thiết bị ngưng tụ kiểu bốc hơi :C60 – C70
• 1 bình chứa cao áp

:R70

• 1 bình làm mát trung gian

:R60

• 4 bình chứa tuần hoàn

:3 bình chứa tuần hoàn R100-R110-

R120.1
mỗi bình sử dụng 2 bơm lỏng loại WITT.
1 bình chứa tuần hoàn R125 sử dụng một bơm lỏng loại WITT.

• 3 bình tách dầu

: 1 bình bên phía cao áp R40.1 H.S.

1 bình bên phía thấp áp R40.2 L.S.
1 bình R50 dùng riêng cho 2 máy nén
một cấp.
• 1 bình thu hồi nhớt cặn

: R120.2

• 1 tủ cấp đông tiếp xúc


: A140

• 2 máy làm đá vẩy

: A150 – A160

• 2 tủ cấp đông gió

: A130 – A131

• 1 tủ cấp đông IQF

: A220

• 6 phòng tiền đông

: A240 – A250 – A260 – A280 – A290 – A310

• 1 phòng đệm

: A270

• 2 máy sản xuất nước lạnh

: A230 – A235


23


• 5 kho lạnh

: A170 – A180 – (A190 , A191) – A200 –

A300
• Hệ thống sử dụng 6 máy nén :
2 máy nén RCU 7212 hai cấp ( máy nén 1&2)
2 máy nén RCU 3112 hai cấp ( máy nén 3&4)
2 máy nén RCU 86

một cấp ( máy nén 5&6)

• Hệ thống sử dụng các loại van : van một chiều , van điện từ , van tiết lưu
tay ,van chận ,van an toàn …
• hệ thống sử dụng 1 bộ xả khí không ngưng : X80

3.2 Tính chất của môi chất trong hệ thống
Môi chất được sử dụng trong hệ thống là amoniac (NH3), kí hiệu là R717,là
một chất khí độc hại không màu , có mùi rất hắc . NH3 sôi ở áp suất khí quyển
ở nhiệt độ –33,35 0C , có tính chất nhiệt động tốt , phù hợp với chu trình máy
lạnh nén hơi dùng máy nén pittông.
NH3 không hoà tan dầu nên khó bôi trơn các chi tiết chuyển độngvà các bề
mặt ma sát .
NH3 hoà tan nước không hạn chế nên van tiết lưu không bị tắt ẩm , nhưng
nhiệt độ bay hơi bị tăng nếu hàm lượng nước lớn .Do đó, nồng độ nước quy
định cho môi chất là dưới 0,1%.
Áp suất bay hơi thường lớn hơn 1bar và chỉ bị chân không ở máy lạnh hai cấp
với nhiệt độ bay hơi nhỏ hơn –33,40C.



24

NH3 dẫn điện nên không sử dụng được cho máy nén kín và nửa kín .
Bền vững ở khoảng nhiệt độ và áp suất công tác .Chỉ bị phân hủy thành nitơ và
hydro ở nhiệt 2600C, phân hủy ngay ở nhiệt độ 110-1200C khi có chất xúc tác.
Không ăn mòn kim loại đen và phi kim loại chế tạo máy, nhưng ăn mòn đồng
và các hợp kim của đồng(trừ đồng thau phốt pho).
Gây cháy nổ trong không khí. ở nồng độ 13,5% ? 16% , NH3 bốc cháy ở nhiệt
độ 6510C . Amoniac kết hợp với thuỷ ngân gây cháy nổ rất nguy hiểm nên
tuyệt đối không được sử dụng dụng cụ thủy ngân cho hệ thống dùng môi chất
NH3.
Amoniac gây độc hại đối với cơ thể con người , gây kích ứng niêm mạc mắt ,
dạ dày , gây co thắt cơ quan hô hấp , làm bỏng da.
làm giảm chất lượng thực phẩm bảo quản , làm thực phẩm biến chất .
Amoniac là môi chất lạnh rẽ tiền , dễ kiếm , dễ vận chuyển .
Amoniac được sử dụng trong các máy lạnh năng suất lớn và rất lớn . Trong các
hệ thống lạnh năng suất nhỏ và rất nhỏ , do lượng môi chất tuần hoàn quá nhỏ
gây khó khăn cho việc tự động hoá nên không được sử dụng.

3.3 Hệ thống điều khiển bằng monitron CR
3.3.1. Cấu tạo Monitron CR
Grasso đã chế tạo ra hệ thống nhằm điều khiển máy nén 1 cấp và 2 cấp .Hình
2.1 biều diễn một hệ thống Monitron hoàn chỉnh .
1. hộp kim loại chứa đơn vị điều khiển điện tử CU (control unit).
2. thiết bị TU (Terminal unit) với các phím chức năng và màn hình hiển thị.


25

3. nút ngừng khẩn cấp.

4. cáp điện nối giữa CU và TU.
Bộ Monitron CR có thể lắp đặt trong môi trường với nhiệt độ từ 00C đến 550C
, chỉ số độ kín IP55 , độ ẩm tối đa cho phép 95% ( không ngưng tụ).
3.3.2. Chức năng điều khiển của bộ điều khiển Monitron CR
• Hiển thị các thông số kỹ thuật khi hệ thống lạnh đã đi vào hoạt động . vd: áp
suất nén , nhiệt độ tầm nén , năng suất , số giờ chạy máy , dòng chạy của
motor…
• Điều khiển tự động khởi động và ngừng máy nén , điều khiển thông số áp
suất dựa vào áp suất nén hoặc nhiệt độ.
• Điều khiển các giá trị giới hạn độ an toàn .
• Điều khiển máy nén .
• Có khả năng đếm thời gian .
• Lưu dữ liệu vào EEPROM.
• Nhớ đuợc khoảng 20 câu báo cần thiết cho việc vận hành và bảo trì
• Có thể kết nối được với máy vi tính cá nhân , bảng điều khiền điện , PLC,
hay bộ kết nối với internet, thông qua một bộ Grasso monitron protocel
converter (MPC).
• Duy trì câu báo lỗi để sửa chữa .
• Nhập mã số bảo vệ.
• Bảo vệ hồi nhớt .
3.3.3.Các tín hiệu ngõ vào và ngõ ra


×