Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nét văn hóa truyền thống của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.48 KB, 4 trang )

Đề bài: Phân tích một nét văn hóa Việt Nam
Bài làm
Chủ đề: Bữa cơm gia đình Việt Nam
Nói đến hạnh phúc gia đình, chúng ta thường mô tả bằng những ngôn từ đẹp
đẽ và được thể hiện qua những giá trị đạo đức đáng chân trọng như tình nghĩa vợ
chồng, lòng yêu thương, lòng thủy chung, sự hi sinh cho con cái, sự quý trọng với
cha mẹ, ông bà,….Ngoài ra thì hạnh phúc gia đình còn được thể hiện qua những
việc làm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. “ Gia đình-ô lục giác trong tổ ong xã hội,
hạt mần của vườn hoa, đơn vị sinh tồn cuối cùng tạo thành nhân loại.” . Bữacơm
gia đình- thứ gắn kết các thành viên với nhau, cùng nhau chia sẻ những niềm vui,
nỗi buồn.
Bữa cơm gia đình không đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lượng
để bảo vệ sức khỏe mà còn là phương tiện để tương tác và quan tâm, chia sẻ giữa
các thành viên để năng cao chất lượng cuộc sống và giáo dục lối sống lành mạnh
cho con cái.
Bữa cơm là nơi diễn ra nhịp sống yên ả, nó giống như những nốt nhạc dịu êm dắt
ta vào một thế giới bình yên. Những câu chuyện cuộc sống được chia sẻ những
mâu thuẫn hay buồn phiền cũng được cởi nút trong niềm chân thành. “Chung bát
đĩa là gia đình đấy”, dù có đi đâu về đâu thì chúng ta vẫn luôn nhớ đến cái không
khí ấm cúng trong những bữa cơm và mong muốn được ăn cơm với người thân.
Mọi thành viên xích lại gần nhau, giúp người giữ lửa cho mái ấm gia đình được thể
hiện vẹn toàn trong cái đẹp hồn hậu, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam. Vai
trò của người mẹ là rất quan trọng trong gia đình, họ không chỉ là người giữ lửa mà
còn là người truyền lửa cho các thành viên khác trong gia đình. Ở đó, trách nhiệm
tề gia, nội trợ của người phụ nữ thật nặng nề nhưng cũng thật cao cả. Đồng thời,
mọi thành viên cùng quây quần bên mâm cơm, cùng chia sẻ những món ngon, chia
sẻ tình yêu dưới ánh điện vốn từ lâu đã trở thành biểu tượng dẹp của nếp nhà Việt
Nam. Những ồn ào của cuộc sống như lui vào một bên để nhường cho sự vui vẻ,
cho tiếng cười, cho sự yêu thương và hạnh phúc đong đầy.
“ Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi tiếp cái cho vừa lòng em


Cho em hái đợt rau dền


Nấu tô canh ấm dâng lên mẹ già”
Biết bao nhiêu người xa quê nhớ da diết bữa cơm gia đình. Miếng cá dầm tương,
bát canh rau muống xanh non, nhớ đến xốn xang miếng cơm mắm với muối vừng.
Bữa cơm đơn sơ, đạm bạc nhưng cơm dẻo, canh ngọt, mùa hè thì có bát canh cải
ngọt ăn với vài miếng đậu phụ, mùa đông thì cơm nóng, canh sốt, đó không phải là
những món cao sang, nhưng lại chứa đựng niềm chân thành, là mảnh tình thiêng
liêng trong mỗi con người.
Nếu quan niệm rằng, gia đình là chốn để về, là nơi ta được sống là chính bản thân
mình, là nơi mọi buồn phiền đều tan biến thì hãy chăm chút cho gia đình nhiều
hơn. Cùng nhau quây quần bên mâm cơm, trong một không gian dẫu chật hẹp
nhưng vẫn đậm đà tình thương vì ông cha ta đã từng nói:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.”
Ở bữa cơm, con người được thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình làm họ cảm thấy
vui vẻ, phấn chấn, ăn ngon, ăn no và rất thoải mái khi ăn, thích ăn gì thì lấy đó,
không phải khách sáo như khi đi nhà hàng. Bữa cơm là thời gian quý báu nhất
trong ngày mà cha mẹ và các con có thể gần gũi, trò chuyện, họ bộc bạch mọi thứ
như những câu chuyện trong cơ quan, lớp học, những tâm tư, nguyện vọng, hay
đưa ra những bình luận, trao đổi về một vấn đề nào đó. Hơn nữa, đây là dịp để cha
mẹ tìm hiểu về việc học tập, quan hệ bạn bè, mong ước của con cái,… để định
hướng cho con sống và học tập một cách tốt nhất. Ông cha ta có câu “Ăn trông nồi,
ngồi trông hướng”, qua bữa cơm cũng giáo dục cho mỗi thành viên, đặc biệt là trẻ
em biết nhường nhịn, có miếng ngon thì cũng nên biết chú ý phần cho người khác,
không dành lấy ăn hết, biết quan sát mâm cơm, sắp xếp thức ăn sao cho hợp lí,
quan sát xem đã đủ thành viên trong gia đình chưa ,…Đó là cách giáo dục cụ thể,
thiết thực, đời thường về ý thức san sẻ vui thú hay khổ đau giữa anh em trong gia
đình rồi sau lan tỏa ra xã hội, cộng đồng, góp phần hình thành nhân cách cho con

trẻ.
Chúng ta đều biết, một bữa cơm gia đình ấm cúng là mong muốn của tất cả mọi
người, mọi gia đình. Vì thế hãy trân trọng những giây phút sum họp gia đình, hãy
dành thời gian để ăn cùng nhau bữa cơm với sự có mặt đông đủ của các thành viên
trong gia đình. Nếu điều này trước đây là bình thường thì trong thời đại ngày nay,
không phải gia đình nào cũng làm được. Trong khi đó, tác dụng của “bữa cơm gia
đình ấm áp yêu thương” thì ai cũng thấy. Qua bữa cơm có thể truyền đạt những


thông điệp về sự yêu thương, chia sẻ tình cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ
chồng, anh em, sự quan tâm và gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau
xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.
Con chim cũng có tổ và chúng luôn tìm về tổ ấm của mình sau một ngày dài bay xa
kiếm mồi. Ngước nhìn lên bầu trời nhìn từng đàn chim vỗi vã nối nhau bay về tìm
tổ ấm làm gợi lên cho ta những cảm động về nhân sinh. Cho dù cả gia đình đi ăn ở
nhà hàng hay một quán ăn, dù nó là nơi lộng lẫy, hiện đại thì sự sum họp cũng chỉ
mang nghĩa tương đối, vì không nơi đâu có thể thay thế được không gian đầm ấm
của gia đình.
Hạnh phúc gia đình được xây dựng đơn giản trong bữa cơm gia đình vậy đó.
Nhưng để có được hạnh phúc đơn giản đó thì người chủ gia đình, đặc biệt là người
phụ nữ cần chăm lo bữa ăn có ý nghĩa thực sự. Những món ăn tuy không phải quá
cầu kì nhưng cũng đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với thời tiết, sức khỏe
của mỗi thành viên. Điều này phần nào thể hiện được sự quan tâm, yêu thương,
phần nào vun đắp mối quan hệ tình cảm ấm áp giữa các thành viên. Đó chính là
hạnh phúc đơn sơ, mộc mạc, chân thành nhưng lại đáng quý mà bữa cơm gia đình
mang lại.

Bên cạnh những giá trị tích cực thì bữa cơm gia đình cũng không tránh khỏi những
điều tiêu cực xảy ra. Bữa cơm có khi lại là nơi bùng nổ những cơn thịnh nộ, những
phê bình, góp ý gay gắt,… bởi vì không có lúc nào là đầy đủ thành viên trong gia



đình như lúc ăn cơm. Và cứ thế, chuyện mới dẫn đến chuyện cũ, mỗi người góp
một câu thành ra có những người không thích ăn cơm ở nhà. Hay như việc ở
phương tây, họ ăn theo khẩu phần, họ được tôn trọng tự do cá nhân một cách tuyệt
đối. Còn ở Việt Nam, chúng ta ăn chung nồi cơm, chung tô canh, chung đĩa thức
ăn chứ không theo khẩu phần. Đôi khi người này lại can thiệp quá nhiều vào sở
thích của người kia, ví dụ như người thích ăn mặn, người thích ăn nhạt, người thích
cá rán, người thích cá kho,…. Cứ thế, chuyện bé xé ra to dẫn đến những bất đồng
khiến người ta xa dần với những bữa cơm gia đình. Đặc biệt trong xã hội hiện nay,
ta dường như chỉ bắt gặp những bữa cơm gia đình ở những vùng quê, còn ở thành
thị thì rất hiếm khi thấy. Đơn giản vì những cuộc nhậu với bạn bè, đồng nghiệp,
những bữa ăn với khách hàng, hay chỉ do đi làm về muộn mà ăn luôn ở quán xá,…
rất nhiều lí do khác để cho nét văn hóa này ngày càng mai một.
Qúa trình đô thị hóa với những lợi ích thiết thưc dễ làm mọi người quên đi
những giá trị truyền thống. Bữa cơm gia đình không chỉ là bữa ăn cung cấp năng
lượng, dinh dưỡng cho cơ thể mà còn là nơi gắn kết các thành viên lại với nhau, đó
là nền văn hóa truyền thống của một gia đình, của một đất nước. Trong bữa cơm,
cả người nấu và người ăn đều cảm nhận được tình thương, sự quan tâm lẫn nhau, là
sự kết nối giữa cha mẹ và con cái, giữa thế hệ này với thế hệ khác.



×