Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khâu tại công ty cổ phần may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.35 KB, 74 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Dệt may là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể vào tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là một trong những mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu trên 15 tỷ USD, dẫn đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lớn các sản phẩm dệt
may đều được sản xuất dưới hình thức gia công. Tuy gia công không phải là
hoạt động chủ lực mà Việt Nam hướng tới trong bước phát triển ngành dệt
may nhưng hiện nay, gia công hàng may mặc xuất khẩu đang đóng vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của ngành. Trong hoàn cảnh nền
kinh tế đất nước chưa phát triển, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa
có thương hiệu trên thị trường quốc tế, cũng như rất nhiều các doanh nghiệp
dệt may khác, công ty Cổ phần May 10 cũng tiến hành xâm nhập thị trường
quốc tế bằng hình thức gia công sản phẩm cho các đối tác nước ngoài.
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu, em đã chọn đề tài: “Các biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất khâu tại
công ty Cổ phần May 10” làm khóa luận tốt nghiệp.
 Mục đích của đề tài: Tìm hiểu thực trạng hoạt động gia công tại công
ty Cổ phần May 10, phân tích đánh giá nhằm tìm ra những nguyên nhân, nhân
tố ảnh hưởng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt
động gia công tại công ty Cổ phần May 10 trong thời gian tới.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là sự biến động của các chỉ tiêu của
hoạt động gia công như sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đơn giá gia
công tại công ty Cổ phần May 10.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động gia công hàng may mặc
xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty Cổ phần May 10 nói riêng.
 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích, đánh giá.
 Kết cấu: Khóa luận gồm 3 chương:

1



• Chương 1: Cơ sở lí luận về gia công hàng may mặc xuất khẩu.
• Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động gia công xuất
khẩu tại công Cổ phần May 10.
• Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may
mặc xuất khẩu tại công ty Cổ phần May 10.
Dù đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình từ cô giáo Phạm Thị
Phương Mai, các cô chú làm việc ở công ty May 10 và sự cố gắng, nỗ lực
của bản thân nhưng do kinh nghiệm thực tế còn ít nên em vẫn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự xem xét, góp ý của
quý thầy cô để khóa luận của em hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 20/05/2014
Sinh viên:
Lưu Thị Thu Thủy.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC
XUẤT KHẨU
1.1. Cơ sở lí luận của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm hoạt động gia công.
Theo điều 178 Luật thương mại Việt Nam 2005:
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận
gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu
cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Gia công hàng may mặc xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất
khẩu. Trong đó, người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc,

thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho
trước. Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu
của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho
người đặt gia công để nhận tiền công.
Tiền công gia công

Bên đặt gia
công

MM, TB, NPL

Bên nhận gia
công

Tổ chức quá
trình sản xuất

Trả sản phẩm hoàn chỉnh
Sơ đồ 1: Quan hệ giữa hai bên (đặt và nhận) trong hoạt động gia công

3


1.1.2. Phân loại hoạt động gia công.
Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu là một hoạt động mang lại
nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói
riêng. Căn cứ vào các tiêu chí, có thể phân loại hoạt động gia công hàng may
mặc xuất khẩu như sau:
• Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu:
‐ Nhận nguyên liệu, giao sản phẩm: bên nhận gia công sản xuất sản

phẩm từ nguyên liệu và bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia
công, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công. Phương thức này còn gọi là
phương thức gia công xuất khẩu đơn thuần.
‐ Mua nguyên liệu, bán thành phẩm: bên đặt gia công sẽ cung cấp các
mẫu mã, tài liệu kĩ thuật cho bên nhận gia công theo hợp đồng để tiến hành
sản xuất và sau đó sẽ mua lại thành phẩm. Bên nhận gia công có thể mua
nguyên phụ liệu theo hai cách: mua theo sự chỉ định của bên đặt gia công
hoặc tự tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Đây là hình thức phát triển cao của
gia công xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bên nhận gia công.
•Căn cứ theo giá cả:
‐ Hợp đồng khoán: trong hợp đồng gia công người ta xác định định mức
cho sản phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh
toán với nhau theo mức đó cho dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là
bao nhiêu chăng nữa.
‐ Hợp đồng thực chi thực thanh: bên nhận gia công thanh toán với bên
đặt gia công toàn bộ chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
•Căn cứ theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu:
‐ Bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu và bên nhận gia
công sản xuất sản phẩm theo định mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, sau đó

4


sẽ trả lại thành phẩm cho bên đặt gia công hoặc sẽ giao cho bên thứ ba theo
chỉ định.
‐ Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức còn
nguyên liệu phụ thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách hàng.
‐ Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên liệu phụ nào của khách
hàng mà chỉ nhận ngoại tệ để mua nguyên liệu theo đúng yêu cầu.
•Căn cứ vào số bên tham gia quan hệ gia công.

‐ Gia công hai bên.
Trong phương thức này, hoạt động gia công chỉ bao gồm bên đạt gia công
và bên nhận gia công. Mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất đều do
một nhận gia công làm còn bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ
phí gia công cho bên nhận gia công.
‐ Gia công nhiều bên.
Phương thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia
công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối
tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một. Phương
thức này chỉ thích hợp với trường hợp gia công mà sản phẩm gia công phải
sản xuất qua nhiều công đoạn.
•Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công:
‐ CM (cutting and making): Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt
và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công
‐ CMP (cutting, making and packaging): Người nhận gia công phải pha
cắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.
‐ CMPQ (cutting, making, packaging and quota fee): Người nhận gia
công ngoài việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn ngạch theo
quy định những mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch.

5


1.1.3. Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu.
‐ Hoạt động gia công là phương thức sản xuất hàng hóa theo đơn đặt
hàng. Văn bản chứng tỏ tính pháp lý của đơn đặt hàng là hợp đồng gia công.
‐ Nội dung gia công bao gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái
chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng nguyên phụ
liệu cuả bên đặt gia công.
‐ Để thực hiện việc gia công, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiến

hành chuyển giao công nghệ.
‐ Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sở
hữu công nghiệp đối với hàng hóa gia công.
‐ Bên đặt gia công có quyền cử thanh tra để kiểm tra, giám sát việc gia
công tại nơi nhận gia công theo thỏa thuận giữa các bên nhằm tránh tình trạng
sai sót trong khi sản xuất hàng gia công.
‐ Bên nhận gia công giao sản phẩm hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đề ra và
nhận tiền công.
1.1.4. Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu .
• Đối với nền kinh tế quốc dân.
‐ Hoạt động gia công thu hút một lượng lớn lao động phổ thông, do đó
nó có vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, góp
phần giảm tỉ lệ thất nghiệp cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân. Thông
qua hoạt động gia công, nước ta tận dụng được nguồn lao động dồi dào với
giá nhân công rẻ để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm được giá thành. Đây
cũng là một thế mạnh của gia công tại Việt Nam.
‐ Thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ
cho quốc gia đồng thời có điều kiện học tập kinh nghiệm quản lí tiên tiến của
nước ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới. Gia công chủ yếu là trong các

6


lĩnh vực công nghiệp nhẹ, khu vực công nghiệp cần nhiều lao động và là khu
vực kinh tế cần hiện đại hóa trước tiên nếu muốn hiện đại hóa nền kinh tế.
‐ Nâng cao trình độ sản xuất và quản lý trong nước, kích thích hoạt động
xuất khẩu phát triển.
‐ Tận dụng được cơ sở nhà xưởng, máy móc, sử dụng nguyên phụ liệu,
vật tư sẵn có trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác nhau, sử dụng
"Trademark" (thương hiệu), kênh phân phối hàng hoá của bên đặt gia công ở

nước ngoài. Từ các lợi thế trên, sau này chúng ta sẽ rút kinh nghiệm để nâng
dần tỷ trọng hàng hoá tự sản xuất trực tiếp xuất khẩu.
• Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu.
‐ Khi tiến hành gia công hàng hóa cho các doanh nghiệp nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến
của các nước phát triển, từ đó hiện đại hóa ngành công nghiệp nhẹ, góp phần
hiện đại hóa nền kinh tế.
‐ Giúp các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến của
các nước phát triển, tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả.
‐ Gia công hàng xuất khẩu cho các nước phát triển, được họ cung cấp
cho các mẫu hàng, các trang thiết bị để hoàn thành công việc. Thông qua các
mẫu mã mà họ cung cấp, các doanh nghiệp của ta có thể phân tích để từng
bước định hình được phong cách tiêu dùng của thế giới, từ đó có thể tiến tới
tự cung cấp mẫu mã cho thị trường.
‐ Hoạt động gia công xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với thị
trường thế giới một cách dễ dàng hơn. Thị trường tiêu thụ có sẵn, doanh
nghiệp không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu.
1.1.5. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động gia công.
• Doanh thu gia công (TR)

7


Trong đó:

TR = ∑Pi * Qi
Pi: Đơn giá gia công của sản phẩm i
Qi: Số lượng sản phẩm i


• Chi phí gia công (TC)
Chi phí gia công bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu cung ứng, chi phí bán hàng,
chi phí xuất nhập khẩu... (trừ chi phí nguyên vật liệu chính).
• Sản lượng gia công (∑Q)
Là tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện gia công được.
• Đơn giá gia công (Pi)
Đơn giá gia công của sản phẩm Pi là số tiền mà doanh nghiệp nhận được
từ đơn vị thuê gia công khi hoàn thành việc gia công một sản phẩm.
• Lợi nhuận gia công (P)
P = TR – TC
Lợi nhuận gia công là toàn bộ khoản tiền thu được sau khi lấy doanh thu
gia công trừ đi chi phí gia công.
• Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = (P/ TR) * 100 (%)
Chỉ tiêu này cho biết cứ mang về 100 đồng doanh thu thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
• Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ƞ)
Ƞ = (P/ V)*100 (%)
Tỷ suất này cho biết cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2. Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu.
1.2.1. Khái niệm hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu.
Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên: bên đặt
gia công và bên nhận gia công. Trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay
một tổ chức kinh doanh ở nước ngoài. Còn bên nhận gia công Việt Nam được
hiểu: Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận

8



gia công cho các thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng
loại hàng gia công. Đối với hàng gia công thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất
khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ
được ký hợp đồng sau khi có sự chấp nhận bằng văn bản của Bộ Công
Thương.
Theo điều 30 Nghị định 12/2006/NĐ - CP quy định: Hợp đồng gia công
phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau :
‐ Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng.
‐ Tên, số lượng sản phẩm gia công.
‐ Giá gia công.
‐ Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
‐ Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định
mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ
hao hụt nguyên liệu trong gia công.
‐ Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng
cho để phục vụ gia công (nếu có).
‐ Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết
bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng
gia công.
‐ Địa điểm và thời gian giao hàng;
‐ Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá.
‐ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
1.2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Kí kết hợp
đồng

Xuất hàng


Nhận nguyên phụ
liệu

Phúc tra

Cắt

Hoàn thiện

May thành
phẩm

Kiểm tra
9


Sơ đồ 2: Trình tự thực hiện hợp đồng gia công.
Đây là quy trình mang tính chung nhất cho việc thực hiện hợp đồng gia
công hàng may mặc của công ty, mỗi công đoạn bao gồm nhiều công việc
khác nhau. Tùy từng đơn đặt hàng với mỗi loại mặt hàng khác nhau sẽ có
thêm những công việc cụ thể. để hoàn chỉnh đơn hàng theo yêu cầu của từng
khách hàng.
Một đặc điểm nổi bật của gia công hàng may mặc khác với các sản phẩm
khác là sau khi sản phẩm hoàn thiện được bộ phận KCS (bộ phận quản lý chất
lượng sản phẩm) của Công ty kiểm tra thì các sản phẩm này phải để cho phía
đối tác kiểm tra lại rồi sau đó mới được xuất hàng. Điều này giúp phát hiện
những lỗi sai hỏng để có những biện pháp khắc phục kịp thời ngay từ khi sản
phẩm còn ở trong xưởng. Mặt khác, việc làm này giúp cho công ty tránh khỏi
tình trạng xuất khẩu hàng sang nước bạn rồi lại bị trả lại, như vậy thì khoản
chi phí này là rất lớn.


10


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công may mặc xuất khẩu.
1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.


Môi trường chính trị - luật pháp.
- Môi trường chính trị.
Khi kí hợp đồng gia công quốc tế tức là các doanh nghiệp đã hoạt động

ra ngoài biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Điều này có nghĩa là các công ty
phải thích nghi với một hoặc một số thể chế chính trị mới mà các công ty này
phải cân nhắc để tránh bị ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Môi trường luật pháp.
Môi trường luật pháp có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh
doanh trên môi trường quốc tế. Đây là hành lang pháp lí giúp cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh được ổn định.


Môi trường khoa học – công nghệ.
Môi trường khoa học công nghệ luôn là một yếu tố quan trọng để doanh

nghiệp tham gia kinh doanh. Ngành may mặc là một ngành đòi hỏi dây
chuyền công nghệ hiện đại để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về kỹ
thuật của các bạn hàng lớn trên thế giới. Do vậy, muốn xuất khẩu được hàng
dệt may của doanh nghiệp mình sang các thị trường lớn trên thế giới thì các
doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị để đáp

ứng được các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của bạn hàng.


Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu.
Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu là một trong những khâu yếu nhất

của ngành dệt may. Trong khi vải và nguyên phụ liệu là yếu tố chính quyết
định sức cạnh tranh của sản phẩm may, nó lại chỉ chiếm 12,3% trong các sản
phẩm may xuất khẩu của Việt Nam.

11


Bên cạnh đó, các nguyên phụ liệu của ngành dệt may còn chủ yếu nhập
khẩu từ nước ngoài. Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ
liệu cho sản xuất: bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chất
thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ
liệu may khoảng 50%. Chính vì vậy mà các loại vải dùng để sản xuất hàng
xuất khẩu đều chủ yếu là do các nhà đặt gia công nhập khẩu vào Việt Nam.
• Đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong phương thức gia công hàng may
mặc là các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Đài Loan, Hồng
Kông, Singapore, Indonesia, Philippin,... Đây là những quốc gia có ngành
công nghiệp dệt may rất phát triển, mà trong đó, Trung Quốc là đối thủ đáng
gờm nhất. Năm 2012 Trung Quốc chiếm 52% thị phần dệt may thế giới.
Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam còn cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường nội
địa để giành những hợp đồng gia công, giành quota để vào các thị trường hạn
ngạch làm cho giá gia công ngày càng giảm. Đây là một thực tại đáng lo lắng
của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bởi khi giá gia công giảm thì gia

công sẽ không có tính hiệu quả.
1.3.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp.
• Nguồn nhân lực.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong gia công hàng may mặc. Việt Nam
là một nước dân số trẻ với nguồn nhân công dồi dào và giá nhân công rẻ đang
là một lợi thế của ngành dệt may, đặc biệt là trong lĩnh vực gia công hàng
xuất khẩu. Mặt khác, lao động Việt Nam tuy chưa có tay nghề cao nhưng
khéo léo và dễ đào tạo Tuy nhiên, năng suất lao động của ngành còn thấp. So
với Trung Quốc và các nước trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam
chỉ bằng 50% - 60%.

12


Mặt khác công nhân ngành may phải làm việc vất vả, thường xuyên phải
làm tăng ca, tăng giờ nhưng giá lao động thấp nên họ thường chuyển sang làm
ngành khác, gây nên tình trạng không có lao động và phải bỏ thêm nhiều chi
phí để đào tạo mới nguồn lao động khác.
• Nguồn vốn.
Nguồn vốn cũng là một yếu tố quan trọng trong gia công hàng may mặc.
Các ngân hàng thương mại phát triển nhanh chóng, huy động được lượng tiền
nhàn rỗi trong nhân dân nên nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay nói chung
và các doanh nghiệp dệt may nói riêng đang ngày càng lớn. Đây cũng là một
thuận lợi lớn cho doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn
vốn đi vay của các doanh nghiệp dệt may thường có lãi suất cao, gây giảm
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt với ngành dệt may, một
ngành có đặc thù là nguồn vốn vay luôn chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn
kinh doanh của các doanh nghiệp.
• Cơ sở vật chất của công ty.
Bên cạnh vốn thì trang thiết bị cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới hoạt

động gia công của doanh nghiệp may. Các nguồn cung cấp máy móc thiết bị
cho ngành may đều từ các nước Trung Quốc, Đức, Mỹ,... và các máy móc
ngày càng đa dạng và hiện đại, giúp cho các doanh nghiệp có thể trang bị để
phục vụ cho sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có đủ vốn để trang bị máy
móc thì có thể được bên đặt gia công cung cấp máy móc thiết bị để hoàn
thành hợp đồng. Tuy có bất lợi trong việc chuyển giao công nghệ nhưng sẽ
giúp doanh nghiệp tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại, từ đó có thể định
hướng khi quyết định đầu tư cơ sở vật chất.

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10.
2.1.Giới thiệu về công ty Cổ phần may 10.
2.1.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần May 10.
Công ty Cổ phần May 10 là một công ty chuyên ngành may mặc
thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty Cổ phần theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN ngày 05
tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
Giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh số: 0103006688 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ: 54.000.000.000 đồng
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần May 10
Tên viết tắt: GARCO 10 JSC
Tên giao dịch quốc tế: Garment 10 Joint Stock Company
Trụ sở chính: 765 Nguyễn Văn Linh - Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 84.4827.6923
Fax: 84.4827.6925

Email:
Web:
Hàng năm, MAY 10 sản xuất hơn 21 triệu sản phẩm chất lượng cao các
loại, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản,
Hồng Kông… Nhiều tên tuổi lớn của ngành thời trang có uy tín trên thế giới
đã và đang hợp tác với MAY 10 như Zara, Mango, Hugo, Brandtex, Asmara,
Jacques Britt, Seidensticker, Tesco, C&A, Camel, Arrow...
Định hướng của Tổng Công ty là trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh
trên cơ sở củng cố và phát triển Thương hiệu May 10.

14


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty May 10.
• Giai đoạn 1946 đến 1960: Thời bao cấp - chủ yếu may quân trang.
Năm 1946: Thành lập các xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc.
Năm 1952: Hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc
thành Xưởng May 10.
Năm 1956: Xưởng May 10 chuyển về Gia Lâm – Hà Nội, hợp nhất với
Xưởng May 40 và thợ may quân nhu Liên khu V, lấy tên chung là Xưởng
May 10.
Ngày 08/01/1959: Xưởng May 10 được vinh dự đón Bác Hồ về thăm.
• Giai đoạn 1961 đến 1974: Làm quen với hạch toán kinh tế.
Tháng 2 năm 1961: do yêu cầu phát triển kinh tế đât nước với kế hoạch 5
năm lần thứ nhất, Xưởng may 10 đổi tên thành Xí nghiệp May 10 trực thuộc
Bộ Công nghiệp nhẹ. Hàng quân trang vẫn chiếm 90-95%, ngoài ra còn có
hàng xuất khẩu và phục vụ dân dụng.
Tháng 1 năm 1964, May 10 chuyển sang sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu theo nghị định thư giữa Việt Nam – Liên Xô và các nước XHCN Đông
Âu, đồng thời, sản xuất hàng xuất khẩu.

• Giai đoạn 1975 đến 1985: Chuyển hướng sản xuất sang may gia công
và chuyên về xuất khẩu.
• Giai đoạn 1990 đến nay:
Đây là giai đoạn Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã làm các mặt hàng
xuất khẩu của ta mất thị trường, trước tình hình đó, May 10 đã mạnh dạn
chuyển sang thị trường Đức, Bỉ, Nhật.
Năm 1992: Chuyển đổi mô hình thành Công ty May 10.
Năm 2005: Chuyển đổi mô hình thành Công ty Cổ phần May 10.
Năm 2010: Chuyển đổi mô hình thành Tổng Công ty May 10-CTCP.

15


2.1.3. Thành tựu đạt được của công ty May 10.
• Danh hiệu:
- Huân chương Hồ Chí Minh – 2008
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – 2005
- Anh hùng Lao động – 1998
- Danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
• Giải thưởng thương hiệu và chất lượng sản phẩm:
- Giải thưởng: Thương hiệu Quốc gia, thương hiệu mạnh Việt Nam, chất
lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương, doanh nghiệp hội nhập và phát
triển, hàng Việt Nam chất lượng cao, sao vàng đất Việt, thương hiệu nổi tiếng
quốc gia, doanh nghiệp dệt may tiêu biểu, giải vàng Chất Lượng Việt Nam,
Thương hiệu công ngiệp hàng đầu Việt Nam, top 10 doanh nghiệp tiêu biểu
toàn diện ngành dệt may Việt Nam.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty May 10.
Công ty May 10 là một doanh nghiệp cổ phần với 51% vốn nhà
nước, có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hàng dệt may; chuyên sản xuất áo sơ
mi, jacket, Veston, quần short, váy công sở, quần âu,... phục vụ cho xuất

khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức:
• Nhận gia công toàn bộ:
Công ty nhận nguyên phụ liệu của khách hàng theo hợp đồng để gia công.
• Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB:
Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết với khách hàng, Công ty tự
mua nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất, suất sản phẩm cho khách hàng theo
hợp đồng.
• Sản xuất hàng nội địa:
Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ đầu vào, từ sản xuất đến
tiêu thụ, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Để đảm bảo công tác quản lý và điều hành một cách thuận lợi và có hiệu
quả, công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

16


Sơ đồ tổ chức tổng công ty May 10.

Sơ đồ cơ quan tổng giám đốc.
Các phòng chức năng.
1.Phòng kế hoạch

7.Phòng nghiên cứu tố chức SX

17


2.Phòng kỹ thuật


8.Phòng tổ chức hành chính

3.Phòng cơ điện

9.Phòng thị trường
10.Phòng QA(chất lượng)
11.Phòng Tài chính kế toán
12.Phòng bảo vệ

• Hội đồng quản trị:

Là cơ quan lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định mọi vấn đề quan
trọng của công ty . Chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Phạm Duy Hạnh.
• Tổng giám đốc công ty: (là Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền)
Là người điều hành phụ trách chung. Đại diện cho công ty trước cơ quan
nhà nước, cơ quan pháp luật, thay mặt công ty ký kết các hợp đồng.
• Phó tổng giám đốc:
Giúp điều hành công việc ở các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất, thay
quyền tổng giám đốc điều hành công ty khi tổng giám đốc đi vắng và nhận
được sự ủy quyền.
• Giám đốc điều hành: Giúp điều hành công việc ở khối phục vụ.
• 11 xí nghiệp sản suất chính:
Bao gồm các xí nghiệp: May 2, Veston 2, May Thái Hà, May Hà
Quảng, may 5, May Hưng Hà, May Vị Hoàng, Chi nhánh sản xuất công nghệ
cao Veston Hưng Hà, Veston 1, May Đông Hưng, May Bỉm Sơn.
Các xí nghiệp này phụ trách công đoạn cắt may, lắp ráp, là, đóng gói
sản phẩm.

18



2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May 10.
2.2.1. Hình thức tổ chức kinh doanh.
Công ty tìm kiếm khách hàng, đàm phán với đối tác, lựa chọn đơn hàng
phù hợp với điều kiện sản xuất của mình để đảm bảo tốt nhất hoàn thành đơn
hàng cho khách hàng, rồi đưa ra quyết định kí hợp đồng gia công.
Bộ phận xuất nhập khẩu của công ty tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép
nhập khẩu và các thủ tục hải quan đối với các hợp đồng gia công nước ngoài
để nhập nguyên phụ liệu phục vụ quá trình sản xuất theo đơn hàng. Bộ phận
kế hoạch nhận các tài liệu kĩ thuật về mẫu mã từ phía đối tác.
Việc sản xuất sản phẩm được tiến hành dưới sự kiểm tra chất lượng chặt
chẽ, bắt đầu từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Các sản phẩm sản
xuất ra đều được kiểm định để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuyên môn hoá toàn bộ dây chuyền công nghệ từ đầu vào nguyên phụ
liệu cho đến đầu ra thành phẩm, được chia thành các bộ phận chính như sau:
Bộ phận kho làm thủ tục nhập nguyên phụ liệu; bộ phận tạo mẫu; bộ phận
cắt; bộ phận may; bộ phận thu phát; bộ phận QC; bộ phận hoàn thiện; bộ
phận hiệu chỉnh đóng gói; bộ phận xuất hàng.
Tất cả các bộ phận trên đều chịu sự quản lý chặt chẽ của các tổ trưởng, tổ
phó chịu trách nhiệm về phần việc của mình dưới sự giám sát của ban kiểm
soát theo kế hoạch sản xuất do tổng giám đốc và giám đốc điều hành đề ra với
sự giúp đỡ của quản đốc và phó quản đốc nhà máy.
2.2.2. Thị trường, khách hàng.
• Thị trường EU:
Với 27 quốc gia và khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% dân số toàn
thế giới thì đây là một thị trường rất rộng lớn, do đó nhu cầu rất đa dạng,
phong phú. Mức sống ở đây cao, tương đối đồng đều nên họ có nhu cầu khắt
khe về chất lượng và độ an toàn trong khi giá cả lại không phải vấn đề lớn.

19



Vì thế, cạnh tranh về giá cả không phải là biện pháp tối ưu để xâm nhập thị
trường này. Thị trường EU thường sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, tiêu chuẩn về đạo đức cho các
nhà sản xuất ở các nước đang phát triển, sản phẩm dệt may khi nhập vào EU
phải dán nhãn môi trường. Do chú trọng yếu tố thời vụ nên họ rất quan tâm
đến thời hạn giao hàng, giữ chữ tín.
Các khách hàng truyền thống của doanh nghiệp ở thị trường nàm là:
Everest, Jacques Britt, Royal Class, Camel, Alain Delon,...
• Thị trường Mỹ:
Là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới với 310 triệu dân,
thu nhập bình quân đầu người lên đến 47084 USD, Mỹ từ lâu đã là thị trường
tiêu thụ khổng lồ cho ngành dệt may với hơn 100tỷ USD/năm. Đặc điểm nổi
bật của thị trường này là:
+ Thị hiếu đa dạng, mẫu mã không quá cầu kì.
+ Tính pháp lý cao trong các quan hệ thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp cần
tìm hiểu kỹ.
+ Hệ thống phân phối thống nhất, ổn định ở trình độ cao. Đòi hỏi doanh
nghiệp Việt Nam cần tham gia vào các kênh phân phối lớn.
+ Là thị trường có sức cạnh tranh rất cao về cả giá cả và chất lượng.
+ Mỹ có nhiều hiệp hội kinh doanh và chúng đóng vai trò không nhỏ.
Khách hàng lớn của doanh nghiệp ở thị trường này phải kể đến các tên
tuổi như Old Navy, Target, Gap, George, Arrow, ...
• Thị trường Nhật Bản:
Đây là thị trường đòi hỏi khắt khe nhất về chất lượng và có nhiều sở
thích mới như đòi hỏi comple có thoát ẩm, không nhăm nhúm, không nhàu
nát nhờ may bằng vải đặt biệt, áo sơ mi giặt xong, phơi khô là mặc đươc ngay
không cần là ủi. Tuy vậy, họ vẫn rất quan tâm đến giá cả hàng hóa.
Người tiêu dùng nắm bắt xu hướng thời trang rất nhanh và họ liên tục

thay đổi.

20


Điều tối kị trong giao dịch với khách hàng Nhật Bản là giao hàng
không chuẩn màu sắc, số lượng, kích cỡ hay giao chậm.
Các đối tác lớn ở thị trường Nhật Bản: Aoyama, Chodai, Kansai, Tomya,
Marubeni, Leo Storm, Koshio,...
• Thị trường nội địa:
Với 68 năm xây dựng và phát triển, May 10 đã xây dựng được hệ thống
cửa hàng, đại lý, nhà phân phối rải rác khắp các tỉnh thành ở cả 3 miền Bắc
-Trung -Nam. Thương hiệu May 10 đã được khẳng định như là một thương
hiệu của chất lượng trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.

21


22


2.2.3. Nguồn nhân lực.
BẢNG 2.2.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY MAY 10
STT

Chỉ tiêu

1
a
b

2
a
b
c
d
3
a
b

Giới tính
Nam
Nữ
Trình độ chuyên môn
Trên ĐH- ĐH – CĐ
Trung cấp chuyên nghiệp
Công nhân bậc cao
Lao động phổ thông
T/chất công việc
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Tổng số lao động

2012
Số lượng
Tỷ trọng
(người)
(%)

2013
Số lượng

Tỷ trọng
(người)
(%)

So sánh
(%)

Chênh lệch
(người)

1.354
7.658

15,02
84,98

1.270
7.895

13,86
86,14

93,80
103,09

- 84
237

515
1.108

2.309
5080

5,71
12,29
25,62
56,38

594
1.477
2.405
4.689

6,48
16,12
26,24
51,16

115,34
133,30
104,16
92,23

79
369
96
- 391

8.682
330


96,34
3,66

8.830
335

96,34
3,66

101,70
101,51

148
5

9.012

100,00

9.165

100,00

101,70

153

( Phòng hành chính – nhân sự)


23


Qua bảng “tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần May 10” ta
nhận thấy so với năm 2012 thì tình hình sử dụng lao động của năm 2013 đã có
chuyển biến tích cực.
Không chỉ tăng về số lượng: tăng 153 người, tương đương 1,7% để đáp
ứng nhu cầu mở rộng quy mô và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các hợp
đồng đã ký mà năm 2013 còn có biến chuyển về cơ cấu lao động khi lượng
lao động nữ tăng lên, nam giảm xuống phù hợp với đặc điểm ngành dệt may
cần sự khéo léo, tỉ mỉ. Tuy nhiên, đây cũng là bất lợi đối với công ty do số
phụ nữ nghỉ chế độ thai sản hằng năm lớn, ảnh hưởng tới năng suất và quy
mô sản xuất của công ty.
Xét theo trình độ chuyên môn, lao động phổ thông giảm một lượng đáng
kể là 7,77% còn lao động trên đại học-đại học và cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, công nhân bậc cao đều tăng. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy
công ty đã quan tâm đến việc nâng cao tay nghề, trình độ công nhân viên.
Xét theo tính chất công việc, lao động trực tiếp chiếm 96,34% trong hai
năm qua. Đây là điều hoàn toàn hợp lý vì công ty là công ty gia công, sản
xuất nên số lao động trực tiếp chiếm phần lớn lao động, số lao động gián tiếp
chủ yếu là làm trong bộ phận quản lý.
Xu hướng biến đổi trên là tín hiệu tốt cho việc nâng cao chất lượng, tăng
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế. Doanh nghiệp cần tạo
điều kiện, động viên, hỗ trợ công nhân viên vừa học vừa làm để nâng cao tay
nghề, trình độ chuyên môn.

Sinh viên: Lưu Thị Thu Thuỷ
MSV: 40786

24



2.2.4. Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
BẢNG 2.2.4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY MAY 10
Năm 2012 Năm 2013 So sánh Chênh lệch
Chỉ tiêu
(106 đ)
(106 đ)
(%)
(106 đ)
Tổng nguồn vốn
170.320
181.186
109,38
10.866
1. Theo tính chất
Vốn cố định

108.145

113.808

106,28

5.663

Vốn lưu động

62.175


67.378

103,72

5.203

Vốn chủ sở hữu

60.327

74.540

123,56

14.213

Nợ phải trả

109.992

2. Nguồn hình thành
114.546
104,14
4.554
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Qua bảng số liệu về tình hình nguồn vốn của công ty Cổ phần May 10, ta thấy
sang năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty đã tăng thêm 10.866 (10 6 đ) tức là
tăng 9,38% so với năm 2012. Đây là một tốc độ tăng trưởng vốn khá cao.
Biến động tăng này chủ yếu là do thay đổi trong kết cấu vốn.

Công ty May 10 chủ yếu hoạt động lĩnh vực gia công xuất khẩu nên vốn
cố định hầu như chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Vốn lưu động cũng
tăng, chủ yếu là do công ty chuyển một số đơn hàng gia công nhận nguyên
vật liệu giao thành phẩm sang mua đứt, bán đoạn và do chi phí lưu thông,
lương trả cho cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. Vốn lưu động tăng cho
thấy công ty đã có bước trưởng thành hơn trong các đơn hàng gia công với
nước ngoài.
Theo nguồn hình thành, vốn chủ sở hữu tăng 23,56% trong khi nợ phải
trả chỉ tăng 4,14%. Nguyên nhân là do công ty đã huy động thêm vốn, trả
được một phần nợ dài hạn và giảm các khoản phải trả người bán. Qua đó cho
thấy doanh nghiệp đang có xu hướng tăng khả năng tự chủ trong kinh doanh.

Sinh viên: Lưu Thị Thu Thuỷ
MSV: 40786

25


×