Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

thực tập thợ điện thực tập tại công ty đóng tàu oshima shipbuilding

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 37 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I : MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TẬP
1.1.Mục đích
Đây là đợt thực tập cuối khoá cho sinh viên nghành điện tàu thuỷ chuẩn bị
cho đợt nhận và chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp,nhằm nâng cao và hoàn thiện
những kiến thức cả về lý thuyết và thực tế quản lý chuyên môn về điện, củng cố
thêm kiến thức về các đợt thực tập trước chưa có điều kiện thực hành. Đợt thực
tập này với tư cách là một sĩ quan điện trên tàu, cán bộ kĩ thuật đã được trang bị
kiến thức toàn diện về nghề nghiệp. Đồng thời chuẩn bị các số liệu, tài liệu nghiên
cứu kĩ hơn và sâu sắc hơn về hướng đề tài của mình để định hướng và nếu không
hội tụ đủ điều kiện về thực tế tại cấp cơ sở yêu cầu khoa , bộ môn chuyển hướng
nghiên cứu cho phù hợp.
1.2.Ý nghĩa
Về ý thức nghề nghiệp: Đây là đợt thực tập của bước chuẩn bị hoàn chỉnh
tay nghề, tập sự hành nghề về lĩnh vực điện, lắm vững các công việc của một
người kĩ sư hoạt động trong lĩnh vự chuyên nghành.
Về ý thức kỉ luật, nhận thức tư tưởng và chuyên môn: Xác định vị trí nghề
nghiệp đúng đắn, ý thức lao động của người thợ chuyên môn. luôn xác định tư
tưởng đúng đắn, nghiêm túc trong công việc, ý thức an toàn trong lao động, ý thức
bảo vệ tài sản của tập thể, công ty, nhà nước.
Được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô khoa Điện_Điện Tử Trường ĐH
Hàng Hải tạo điều kiện và liên hệ để em được thực tập tại công ty Đóng tàu
OSHIMA SHIPBUILDING nhằm nâng cao tầm hiểu biết về thực tế thông qua các
nội dung thức tập.

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


1.3. Điều kiện và thời gian thực tập
1.3.1 Về sức khỏe
Phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe và được xác nhận tại cơ sở y tế nhà
trường. Tại nơi sản xuất sinh viên không được mắc các bệnh về sợ độ cao,
huyết áp, tim mạch, mù màu, không mắc các bệnh truyền nhiễm
1.3.2 Về an toàn
Phải có chứng chỉ an toàn do tổ an toan lao động tại công ty cấp hoặc ký
xác nhận .Khi tham gia lao động, làm việc tại tàu phải đảm bảo các yêu cầu
bảo hộ cần thiết cho bản thân . Ví dụ khi làm việc trên cao phải có dây an
toàn, khi đi xuống tàu bắt buộc đi giày và đội mũ có đeo quai, Khi kéo cáp
phải có găng tay tránh xây sát, Khi quai búa không được dùng găng tay .Khi
làm việc trong các buồng máy hoặc nhưng nơi có nồng độ không khí thấp
thì cần phải có quạt gió thông thoáng, nhưng nơi có khí độc hại cần phải có
khẩu trang , Khi hàn cắt phải có kính hoặc mặt lạ bảo hộ .
1.3.3 Thời gian thực tập
Sau khi đã học xong tất cả chương trình lý thuyết tại trường và hoàn thành
xong thực tập thợ điện .Cụ thể bắt đầu từ ngày 12/7/2015 và kết thúc vào
ngày 8/8/2015.
1.3.4 Địa điểm thực tập
Công ty Đóng tàu OSHIMA SHIPBUILDING – NHẬT BẢN

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN II : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU OSHIMA
SHIPBUILDING

Giới thiệu về công ty
Công ty Đóng tàu Oshima Shipbuilding, có địa chỉ tại đảo Oshima, thành phố
Saikai, tỉnh Nagasaki, Nhật Bản. Và được thành lập năm 1973 với diện tích
830.000

Đó là công ty Đóng tàu lớn thứ 2 Nhật bản, chuyên đóng tàu hàng

rời, có trọng tải từ 30.000 tấn cho tới hơn 100.000 tấn.

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN III: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN TRONG NHÀ
MÁY
3.1. An toàn khi sắp xếp - bốc dỡ vật liệu
+ Dùng đế kê vá định vị chắc chắn khi xếp , bảo quản vật dễ đổ , dễ lăn...
+ Xếp riêng vật liệu theo từng loại , theo thứ tự thuận tiện chop bảo quản sử dụng.
+ Hoá chất gây cháy , dễ cháy , nổ , axit... phải bảo quản riêng theo quy định .
+ Khi bốc dỡ thứ tự từ trên xuống , từ ngoài vào trong.
- An toàn khi đi lại
+ Chỉ được đi lại khi đã quan sát các lối đi dành riêng cho người đã được xác định
.
+ Lên xuống đúng, cầu thang phải vịn tay vào lan can .
+ Không để trướng ngại vật trên lối đi , nếu có phải dọn ngay , không vượt qua
hoặc giẫm qua máy cắt , góc máy , vật có cạnh sắc , dễ đổ , dễ lăn , dễ trượt...
+ Không đi lại trong khu vực : có người làm việc ở trên ,vật treo ở trên , dưới mã
hàng đang cẩu .

+ Không đi vào ( Ngồi nghỉ , làm việc... ) khu vực đường ray , hành lang ray ,
hang rào an toàn ray dành riêng cho cẩu hoạt động hoặc khu vực có căng cờ , biển
cấm.
+ Thực hiện quy định an toàn trật tự giao thông trong Tổng Công ty ( điển cơ
bản : Tốc độ các phương tiện giao thông không quá 15 km/h , xe máy , xe đạp
không phóng nhanh , lạng lách và đi quá 2 người/xe ).
3.2. Quy đinh an toàn nơi làm việc
+ Nơi làm việc luôn được giữ sạch sẽ , dụng cụ vật liệu được xếp gọn gàng .
+ Thực hiện các biển báo quy định an toàn khi cấn thiết .
+ Không hút thuốc ở nơi : Có biển cấm lửa , dưới buồng máy , khu vực đang sơn ,
nơi dễ xẩy ra cháy nổ . Không hút thuốc khi làm việc ( chỉ hút thuốc vào giờ giải
lao tại nơi an toàn về cháy nổ ).
+ Không làm việc dưới mã hàng đang cẩu , ở khu vực đường ray cẩu đi qua .
+ Mặt sàn có lỗ khoét , các vị trí có phần biên hụt hẫng chữ có nắp đậy hoặc lan
can ( hàng rào bảo vệ ) che chắn xung quanh : phải nắp lan can , phên chống rơi ,
thụt , ngã...
+ Khi làm việc bên biển cấm người đi lại phía dưới , không nén đồ , dụng cụ ,
phôi liệu... từ trên cao xuống phía dưới .

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.3. Quy định an toàn điện
+ Chỉ có người được đào tạo , được cấp chứng chỉ mới được sửa chữa điện .
+ Khi phát hiện có sự cố cấn báo ngay cho người có trách nhiệm .
+ Không sờ mó vào dây điện , thiết bị điện khi tay ướt .

+ Tất cả các công tắc phải có nắp đậy .
+ Không phun , để rơi chất lỏng trên thiết bị điện : công tắc , môtơ , bảng điện...
+ Kiểm tra định kỳ độ tin cậy của dây điện .
+ Không treo , móc đồ vật lên dây dẫn điện , dụng cụ điện .
+ Không để dây dẫn chạy vắt qua đồ vật có góc sắc hoặc bị chèn , đè , lăn qua .
+ Các mối nối dây dẫn điện phải được băng bọc cách điện an toàn .
+ Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục .

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN IV: MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC TẬP
Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường nơi thực tập
- Vệ sinh lao động
+ Không để phoi , rác , phế thải bừa bãi tại khu làm việc
+ Cuối buổi làm việc phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc , nơi sinh hoạt
+ Rác , phế thải đỏ đúng nơi quy định .
+ Hàng tuần phải tổng vệ sinh trong , ngoài nhà xưởng , nơi làm việc
+ Nhà tắm , nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ .
+ Không để các chất gây ô nhiễm trong và xung quanh nơi nghỉ , sinh hoạt .
- Vệ sinh môi trường
+ Tự giác và nhắc nhở mọi người thực hiện tốt vệ sinh môi trường
+ Bảo vệ hệ thống cấp , thoát nước cạnh vỉa hè đề phòng nước ứ đọng gây ô
nhiễm
+ Khi chuyên chở chất thải không làm rơi vãi. Phải đổ đúng nơi quy định.
+ Phải có dụng cụ tập kết phế thải khi dọn vệ sinh nơi làm việc

+ Nghiêm cấm đốt rác và các chất thải khác tại vị trí quy định của Công ty
+ Mọi người có trách nhiệm trồng , bảo vệ cây xanh trong Công ty
+ Nghiêm cấm đốt , xả : Dầu mỡ , sơn , đất , cát , rỉ sắt , giẻ , rác , nước bẩn , các
chất ô nhiễm , hoá chất độc hại ...ra khỏi khu sản xuất , đổ xuống sông và đốt rác

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN V: NỘI DỤNG THỰC TẬP
5.1. Học kiên thức cơ bản về tàu biển và thiết kế lắp đặt các trang thiết bị
điện trên tàu biển.
Trong thời gian thực tập ở nhà máy Đóng tàu Oshima Shipyard thì em đã được
bác phó phòng điện Takeda dạy về kiến thức chung về tàu thủy, các trang thiết bị
điện có trên tàu thủy, cách thiết và lắp đặt các trang thiết bị điện. Mục đích và ý
nghĩa của các trang thiết bị đó. VD: Trạm phát điện, thiết bị làm hàng, neo, máy
lái, la bàn, hệ thống lái, đèn tín hiệu…
- Tổ hợp diesel lai máy phát điện.

- La bàn

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


- Ra đa

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Máy lái

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Tay chuông truyền lệnh

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Control Stand

- Neo


Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thiết bị làm hàng

- Các đồng hồ chỉ thị( tốc độ tàu, góc bẻ lái,..)

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
5.2. Tham quan nhà xưởng và đi thử biển.
- Trong thời gian thưc tập ở công ty em đã được đi thử biển trên con tàu mang số
hiệu HNO.10710 trong 2 ngày 31/7 và 1/8. Em đã được tham gia quan sát các quá
trình thử máy lái, black out, thả neo, lái tự động, báo cháy và thả xuồng cứu
sinh…
- Tàu kéo đang đưa tàu HN710 ra khỏi cầu tàu

- Test máy lái

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 13



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Test thả xuồng cứu sinh

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Test hệ thống báo cháy buồng máy

- Thả neo

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN VI: ĐỌC BẢN VẼ TÀU 22500T
6.Bảng phân phối điện chính tàu 22500T
6.1.Khái niệm chung.
Năng lượng từ các máy phát điện cấp lên thanh cai trong bảng điện chính và
từ đó phân phối đến các bảng điện phụ và các phụ tải. Như vậy trong hệ thống
năng lượng điện có hai phần cơ bản: Phần thứ nhất sản xuất ra năng lượng điên và
phần thứ hai là khâu phân phối điện tới các hộ tiêu thụ.
Hệ thống năng lượng điện phải đáp ứng được những yêu cầu về độ tin cậy,
cung cấp năng lượng liên tục, cơ động, thuận tiên dễ dàng cho người sử dụng và
có tính kinh tế.

-Độ tin cậy phải thoả mãn được yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của hệ thống.
VD : Phải có phần tử dự trữ như máy phát, dây dẫn và động cơ…
Phân chia toàn bộ mạch cấp chính ra nhiều phần và mỗi phần có thể công tác
độc lập, giảm lượng thiết bị phần tử trong hệ thống đến mức tối thiểu.
Tự động khởi động các máy phát dự trữ và sử dụng các phần tử bảo vệ phân
đoạn có thời gian hoạt động nhỏ nhất.
-Tính cơ động của hệ thống phải cấu trúc và bố trí thiết bị để dễ dàng vận hành
tháo lắp , sửa chữa và thay thế thiết bị tránh được những sai sót khi vận hành.
-Vận hành và sử dụng thuận tiện, sơ đồ phaie đơn giản, cấu tạo phải hoàn chỉnh.
Thời gian sửa chữa ít và nên áp dụng điều khiển từ xa tập trung để dễ dàng phát
hiện những chỗ hư hỏng.
-Tính kinh tế trong vận hành khai thác : Phải Ứng dụng các hệ thống tự động
rộng rãi (nâng cao mức độ tự động hoá ),dùng nguồn điện bờ khi tàu đứng trên
cảng hoặc dùng máy phát đồng trục khi tàu hành trình.
Phụ tai trên tàu thuỷ được chia làm ba nhóm theo mức độ quan trọng :
*Nhóm 1 : Những phụ tải rất quan trọng , nếu mất điện có thể nguy hiểm cho tàu.
VD : Hệ thống đèn hành trình, các thiết bị vô tuyến điện, máy lái…Các phụ tải
này phải được cấp từ hai nguồn độc lập.
*Nhóm 2 : Gồm những phụ tải quan trọng như hệ thống neo, bơm cứu hoả, bơm la
canh và những hệ thống phục vụ cho máy chính. Nguồn cấp cho nó cũng phải tin
cậy.
*Nhóm 3 : Các phụ tải ít quan trọng như bêp điện, quạt gió, điều hoà…
Trong bảng điện chính được lắp đặt các thiết bị như thanh cái, các aptomat,
các công tăc tơ, rơle, cầu chì, biến áp, biến dòng đo lường và các khí cụ điện khác
phục vụ cho việc đưa năng lượng tập trung lên thanh cái phân bố đến các phụ tải
và điều khiển hệ thống. Bảng điện chính được cấu trúc để ngăn ngừa khi có nước

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 16



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đổ từ trên theo phương thẳng đứng. Bảng điện chính được chia thành các panel
(khu vực) : các panel cho máy phát, các panel cho tải động lực và các panel cho
ánh sáng, các panel cho các thiết bị điều khiển.
Các panel máy phát thì có các khí cụ, thiết bị bảo vệ máy phát, các thiết bị
kiểm tra đo lường và điều khiển.
Các panel động lực có các thiết bị đóng ngắt, bảo vệ lưới điện phụ tải và có các
aptomat cấp điện cho phụ tải và các nhóm phụ tải.
Panel điều khiển đặt giữa panel của máy phát bao gồm có điều khiển hoà đồng
bộ, kiểm tra điện trở cách điện, aptomat lấy điện bờ và aptomat phân đoạn thanh
cái.
6.2.Bảng điên chính tàu 22500T.
Bảng điện chính tàu 22500T cấu tạo và thiết kế được chia thành 7 panel :
-Nhóm panel khởi động các phụ tải tại bảng điện chính số 1 (No.1 GSP)
-Nhóm panel khởi động các phụ tải tại bảng điện chính số 2 (No.2 GSP)
-Panel máy phát số 1 ( NO.1 GEN PANEL )
-Panel máy phát số 2 ( NO.2 GEN PANEL )
-Panel cấp nguồn 220V ( 220V FEED PANEL )
-Panel cấp nguồn 440V (NO.1 440V FEED PANEL )
-Panel cấp nguồn 440V (NO.2 440V FEED PANEL
a. Cấu tạo mặt ngoài của bảng điện chính.
Bảng điện máy phát số 2 (SNP 2) (No.19-1)
G2-1A~1D Aptomat chính
SY
Đồng bộ kế
W21
Đồng hồ đo công suất
A21

Đồng hồ đo dòng máy phát
V21
Đồng hồ đo điện áp máy phát
FM21 Đồng hồ đo tần số máy phát
SYL
Đèn kiểm tra điều kiện hoà (đèn quay)
3R-28
Nút reset hệ thống khi sự cố đã được khắc phục
3-28Z
Nút ấn tắt chuông
3-28F
Nút ấn tắt tín hiệu nhấp nháy
3-11
Nút kiểm tra đèn
43A
Công tắc lựa chọn chế độ hoà
SYS
Công tắc chuyển mạch chọn máy phát định hoà
CS21
Công tắc chuyển mạch điều khiển động cơ secvo.
GS21
Công tắc dùng cho phân bố tải tác dụng bằng tay
SHS21 Công tắc điều khiển mạch sấy

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

AS21
Công tắc chuyển mạch đo dòng cho các pha
VFS21 Công tắc chuyển mạch điện áp pha
VR1
Biến trở điều chỉnh điện áp không tải
WL
Đèn báo máy phát số 2 đang hoạt động
GL
Đèn báo máy phát số 2 đang hoạt động trên lưới
RL
Đèn báo máy phát số 2 chưa được đóng lên lưới
OCR21 Rơle bảo vệ quá tải
RPR21 Rơle bảo vệ công suất ngược
GSL10, LSG20 là bảng đèn tín hiệu của máy phát số1 và máy phát số2 bao
gồm các tín hiệu sau:
REMOTE CONTROL
LOCAL CONTROL
READY TO START
AUTO ST-BY
AUTO SYNCHRO
AUTO LOAD SHIFT
SPACE HEATER
ACB REVERSE POWER
ACB OVER CURRENT
ACB ABNORMAL TRIP
START FAILURE
ENG SHUTDOWN
GSL50 là bảng đèn tín hiệu khi hoà đồng bộ:
DC-24V CONTROL POWER
EMERG STOP $ PREF TRIP POWER

POWER CONTROL MANUAL
POWER CONTROL AUTO
EMERG STOP $ PREF TRIP POWER FAIL
PREFERENCE TRIP
MSB 440V LOW INSULATION
MSB 220V LOW INSULATION
ACB NON CLOSE
PWC ABNORMAL
ESB 220V LOW INSULATION
ECB ABNORMAL
BATTERY DISCHARG
DC-24V INSULATION

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BZ
Chuông báo động khi máy phát bị sự cố
* Bảng điện máy phát số 1 (SNP1)(No.19-1)
G1-1A~1D Aptomat chính
WL
Đèn báo máy phát số 1 đang hoạt động
W11
Đồng hồ đo công suất máy phát.
A11
Đồng hồ đo dòng máy phát
V11

Đồng hồ đo điện áp máy phát
FM11
Đồng hồ đo tần số máy phát
CS11 Công tắc chuyển mạch điều khiển động cơ secvo.
GS11 Công tắc dùng cho phân bố tải tác dụng bằng tay.
SHS11 Công tắc điều khiển mạch sấy .
AS11 Công tắc chuyển mạch đo dòng cho các pha.
VFS11 Công tắc chuyển mạch điện áp pha.
3-105 Nút dừng máy.
3-106 Nút khởi động máy.
VR2
Biến trở điều chỉnh điện áp không tải máy phát.
GL
Đèn báo máy phát số 1 đang hoạt động trên lưới.
RL
Đèn báo máy phát số 1 chưa được đóng lên lưới.
OCR11 Rơle bảo vệ quá tải
RPR11 Rơle bảo vệ công suất ngược
b. Cấu tạo trong bảng điện chính.
Sơ đồ bảng điện chính tàu 22500T (MAIN SWITCHBOARD) từ SH(SHEET)
28-1 đến SH 28-32.
- SH 28-1 Mạch điều khiển nguồn máy phát số 1
+ G : Máy phát điện số 1(G1-1A~1D)
+ ACB1 : Áptômát chính máy phát số 1
+ CT11 : Biến dòng 1200/5A, lấy tín hiệu dòng đưa tới bộ đo công suất và
bảo vệ máy phát 1
+ T14 : Biến áp hạ áp 460/115V, được đưa tới mạch điều khiển áptômát và
mạch điện trở sấy
+ T13 : Biến áp hạ áp 460/230V, được đưa tới động cơ secvô.
+ PT11 : Biến áp hạ áp 460/115V, được đưa tới mạch đo, bảo vệ máy phát,

hòa đồng bộ bằng tay và tự động
- SH 28-2 Mạch điều khiển công suất.
+ G : Máy phát điện số2(G2-1A~1D)
+ ACB2 : Áptômát chính máy phát số 2

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ CT21 : Biến dòng 1200/5A, lấy tín hiệu dòng đưa tới bộ đo và bảo vệ
máy phát 2
+ T24 : Biến áp hạ áp 460/115V, được đưa tới mạch điều khiển áptômát và
mạch điện trở sấy
+ T23 : Biến áp hạ áp 460/230V, được đưa tới động cơ secvô.
+ PT21 : Biến áp hạ áp 460/115V, được đưa tới mạch đo, bảo vệ máy phát,
hòa đồng bộ bằng tay và tự động
-SH 28-3 . Bus điều khiển công suất.
+ PT51 : Biến áp hạ áp 460/115V, đưa tới mạch PWC, hòa đồng bộ bằng
tay và tự động
+ MΩ51 : Đồng hồ mêgaôm đo điện trở cách điện
+ EL51 : Đèn thử cách điện
+ 43DV : công tắc chọn đoạn thanh cái cần lấy tín hiệu đo.
+ ES51 : nút ấn thử cách điện.
+ F501, F502, F81, F82, F84, F51, F52, F54,F56 là các cầu chì bảo vệ.
-SH 28-4. Mạch cấp nguồn xoay chiều 220V.
+ VS61 : Công tắc xoay đo điện áp các pha.
+ V61 : Đồng hồ vôn kế
+ EL61 : Đèn thử cách điện

+ MΩ61 : Đồng hồ mêgaôm đo điện trở cách điện cho nguồn xoaychiều
220V.
+ AS61 : Công tắc xoay đo dòng các pha.
+ A61 : Đồng hồ ampekế
-SH 28-7
+ W11 : Đồng hồ đo công suất máy phát số 1
+ AS11 : Công tắc xoay để đo dòng điện các pha.
+ A11 Đồng hồ ampekế đo dòng điện máy phát số 1
+ VFS11 : Công tắc xoay đo điện áp và tần số máy phát số 1.
+ V11 : Đồng hồ vôn kế để đo điện áp máy phát số 1
+ FM11: Đồng hồ đo tần số máy phát số 1
- SH 28-8
+ TD21: là bộ biến đổi công suất cần đo.
+ AS21: là công tắc xoay lựa chọn đo dòng cho máy phát
+ VFS21: là công tắc xoay lựa chọn đo điện áp và tần số cho máy phát số 2
và của lưới.
-SH 28-9
+ SYS : Công tắc xoay dùng để hòa đồng bộ các máy phát.

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ SY : Đồng bộ kế
+ SYL : Ba đèn quay hoà đồng bộ
-SH 28-10 . Mạch điều khiển động cơ secvô.
+ 115R : Rơ le điều chỉnh tốc độ D-G 1 theo chiều tăng cho máy phát số 1
+ 115L : Rơ le điều chỉnh tốc độ D-G 1 theo chiều giảm cho máy phát số1

+ 215R : Rơ le điều chỉnh tốc độ D-G 2 theo chiều tăng cho máy phát số 2
+ 215L : Rơ le điều chỉnh tốc độ D-G 2 theo chiều giảm cho máy phát số 2
-SH 28-11 .Mạch tự động điều chỉnh điện áp.
+ CCT1 : Biến dòng lấy tín hiệu đưa tới bộ tự động điều chỉnh điện áp máy
phát số 1
+ AVR1 : Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát số 1
+ CCT2 : Biến dòng lấy tín hiệu đưa tới bộ tự động điều chỉnh điện áp máy
phát số 2
+ AVR2 : Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát số 2
-SH 28-12 . Mạch điện trở sấy các máy phát.
+ 188H : Công tắc tơ điện trở sấy máy phát số 1
+ 288H : Công tắc tơ điện trở sấy máy phát số 2
-SH 28-13(Mạch điều khiển áp tô mát máy phát số 1)
+ 184T : Rơ le thời gian tạo độ trễ khi đóng áptômát.
+ 152A, 152B : Rơ le trung gian.
+ 152CX :Rơ le trung gian để đóng áptômát.
+ 152TX : Rơ le trung gian để mở áp tô mát.
+ UCV : Cuộn hút để bảo vệ điện áp thấp cho máy phát số 1.
+ RPR : Cuộn hút để bảo vệ điện áp ngược cho máy phát số 1.
-SH 28-14 ( m ạch điều khiển áp tô mát máy phát số 2)
+ 284T : Rơ le thời gian tạo độ trễ khi đóng áptômát.
+ 252A, 252B : Rơ le trung gian.
+ 252CX :Rơ le trung gian để đóng áptômát.
+ 252TX : Rơ le trung gian để mở áp tô mát.
+ UCV : Cuộn hút để bảo vệ điện áp thấp cho máy phát số 2.
+ RPR : Cuộn hút để bảo vệ điện áp ngược cho máy phát số 2.
-SH 28-15 (Mạch kết nối điện bờ)
+ CT500 : Biến dòng lấy tín hiệu dòng của mạng điện bờ.
+ UVC : Rơ le để đóng và bảo vệ điện áp thấp của mạng điện bờ.
-SH 28-16 (Mạch dừng khẩn cấp và ngắt ưu tiên)


Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ ESPC : Khối tích hợp dùng để xử lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu để ngắt lựa
chọn khi có quá tải.
-SH 28-17 (Mạch dừng khẩn cấp và ngắt ưu tiên)
+ SHC : Cuộn ngắt các phụ tải khi có quá tải
-SH 28-18 ( Mạch điều khiển một chiều 24V).
+ 114X : Rơ le thực hiện chức năng khởi động D-G 1
+ 105X : Rơ le thực hiện chức năng dừng D-G 1
+ 110X : Rơ le thực hiện chức năng để báo D-G 1 sẵn sàng khởi động
+ 143R : Rơ le thực hiện chức năng điều khiển từ xa D-G 1
+ 148X : Rơ le thực hiện chức năng báo D-G 1 khởi động không thành.
+ 186X : Rơ le thực hiện chức năng để báo D-G 1 bị sự cố
+ 214X : Rơ le thực hiện chức năng khởi động D-G 2
+ 205X : Rơ le thực hiện chức năng dừng D-G 2
+ 210X : Rơ le thực hiện chức năng để báo D-G 2 sẵn sàng khởi động
+ 243R : Rơ le thực hiện chức năng điều khiển từ xa D-G 2
+ 248X : Rơ le thực hiện chức năng báo D-G 2 khởi động không thành.
+ 286X : Rơ le thực hiện chức năng để báo máy số 2 bị sự cố
-SH 28-19 ( Mạch điều khiển một chiều 24V )
+ 30T1 : Rơ le thời gian, hoạt động khi có cách điện thấp ở mạng 440V.
+ 30T2 : Rơ le thời gian, hoạt động khi có cách điện thấp ở mạng 220V.
+ GRUO1, GRUO2 : Khối tích hợp để xử lý khi có cách điện thấp ở máy
phát 1 và máy phát 2.
-SH 28-20 (Mạch điều khiển một chiều 24V)

+ 91Z: Rơle thực hiện chức năng điều khiển mở áptômát .
SH 28-21 (Mạch điều khiển một chiều 24V).
-SH 28-22(Mạch điều khiển hòa đồng bộ)
+ ASD : khối tự động hòa đồng bộ
-SH 28-23( PWC khối điều khiển công suất).
+ Khối tích hợp để xử lý để bảo vệ quá tải, điện áp cao, điện áp thấp, tần số
cao, tần số thấp và để phân bố tải tác dụng ở chế độ tự động của 2 máy phát.
-SH 28-24( Tín hiệu đèn báo)
+ Chân L201 đưa tín hiệu đèn (YL) báo điều khiển từ xa
+ Chân L202 đưa tín hiệu đèn (YL) báo điều khiển tại chỗ.
+ Chân L203 đưa tín hiệu đèn (YL) báo sẵn sàng khởi động
+ Chân L204 đưa tín hiệu đèn (YL) báo chế độ tự động sẵn sàng làm việc
+ Chân L205 đưa tín hiệu đèn (YL) báo hòa tự động

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Chân L206 đưa tín hiệu đèn (YL) báo tự động phân chia tải
+ Chân L208 đưa tín hiệu đèn (OL) sấy máy máy phát số2 đang hoạt động
+ Chân L210 đưa tín hiệu đèn (RL) báo công suất ngược
+ Chân L211 đưa tín hiệu đèn (RL) báo quá tải
+ Chân L213 đưa tín hiệu đèn (RL) báo khởi động bị lỗi
+ Chân L214 đưa tín hiệu đèn (RL) báo diesel đang dừng
-SH 28-25( Tín hiệu đèn báo)
+ Chân L501 đưa tín hiệu đèn (YL) báo nguồn điều khiển 24V
+ Chân L502 đưa tín hiệu đèn (YL) báo dừng khẩn cấp
+ Chân L503 đưa tín hiệu đèn (RL) báo dừng khẩn cấp khi nguồn lỗi

+ Chân L507 đưa tín hiệu đèn (RL) báo cách điện thấp ở mạch 440V
+ Chân L508 đưa tín hiệu đèn (RL) báo cách điện thấp ở mạch 220V
+ Chân L509 đưa tín hiệu đèn (RL) báo áptômát không đóng
+ Chân L513 đưa tín hiệu đèn (RL) báo cách điện thấp ở mạch 220V bảng
điện sự cố
+ Chân L514 đưa tín hiệu đèn (YL) báo bảng điện sự cố không bình thường
+ Chân L516 đưa tín hiệu đèn (YL) báo điện trở cách điện thấp ở mạch 24V
-SH 28-26( Tín hiệu đèn báo)
+ Chân SL52 đưa tín hiệu đèn (WL) báo nguồn
+ Chân SL11 đưa tín hiệu đèn (WL) báo máy phát đang hoạt động
+ Chân SL12 đưa tín hiệu đèn (GL) báo áptômát đóng
+ Chân SL13 đưa tín hiệu đèn (RL) báo áptômát mở
+ Chân SL31 đưa tín hiệu đèn (OL) báo máy phát sự cố luôn sẵn sàng
+ Chân SL32 đưa tín hiệu đèn (GL) báo máy phát sự cố chạy
-SH 28-27 ( Mạch báo động điều khiển bằng PLC).
+ PC-ANN1 : Khối PLC dùng để báo động, xử lý

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

6.3.Công tác song song và phân bố tải.
6.3.1.Công tác song song của các máy phát.
Đưa máy phát đồng bộ vào công tác song song là quá trình đưa một máy phát
từ trạng thái không công tác đến trạng thái cùng cung cấp năng lượng với các máy
phát khác lên thanh cái. Nguồn điện cung cấp năng lượng cho phụ tải trên tàu thuỷ
có thể lấy từ những nguồn độc lập hoặc từ một nguồn do nhiều tổ máy phát công

tác song song.
Đa số các trạm phát điện đều được lắp đặt để các máy phát công tác song
song. Điều đó phù hợp với sự phát triển tự động hoá cao. VD : Tự động khởi động
máy phát, tự động hoà đồng bộ khi máy phát bị quá tải, tự động cho máy phát
nghỉ khi công suất dư thừa nhiều.
* Ưu điểm:
+ Tạo điều kiện giảm bớt các thiết bị chuyển mạch và dây cáp nối các thiết bị
phần tử với nhau.
+ Bảo đảm nguồn điện liên tục cho các phụ tải trong mọi trường hợp ngay cả khi
chuyển tải từ máy phát này sang máy phát khác.
+ Làm giảm bớt trọng lượng và kích thước của các thiết bị phân phối điện.
+ Giảm bớt sự giao động điện áp khi tải tăng vọt đột ngột.
+ Nâng cao hiệu suất sử dụng công suất của các tổ máy phát.
* Nhược điểm:
+ Đòi hỏi người sử dụng có trình độ cao về chuyên môn hơn.
+ Độ lớn dòng ngắn mạch tăng lên cần phải có các thiết bị bảo vệ ngắn mạch phức
tạp và nhất định phải có thiết bị bảo vệ công suất ngược.
+ Sự phân chia tải phức tạp hơn khi một trong các động cơ truyền động có sự cố
nhỏ
Để đưa các máy phát vào công tác song song với nhau ta thực hiện quá trình
hoà đồng bộ các máy phát. Quá trình hoà đồng bộ được coi là thành công khi
không gây ra xung dòng lớn và thời gian quá trình này ngắn. Điều này rất quan
trọng cho các máy phát khi công tác song song.
Các điều kiện hoà bao gồm :
- Thứ tự pha của các máy phát phải như nhau.
- Điện áp của máy phát phải bằng điện áp của lưới.
- Tần số của máy phát cần hoà bằng tần số của lưới.
- Góc lệch pha giữa véc tơ điện áp của 2 máy phát bằng nhau
Các phương pháp hoà có những phương pháp sau :


Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hoà đồng bộ thô là thời điểm đóng máy phát lên lưới tất cả các điều kiện hoà
thoả mãn trừ điều kiện góc pha ban đầu của điện áp máy phát và điện áp lưới chưa
bằng nhau. Do đó hiện nay phương pháp này hầu như không còn được dùng trên
tàu thuỷ.
Hoà đồng bộ chính xác là tại thời điểm hoà tất cả các điều kiện hoà đều được
thoả mãn, phương pháp này được áp dụng chủ yếu trên tàu thuỷ có 3 cách để thực
hiện phương pháp này.
1. Dùng hệ thống đèn tắt.
2. Dùng hệ thống đèn quay.
3. Dùng đồng bộ kế.
Dưới đây là hệ thống hoà đồng bộ tàu 22500T. Quá trình hoà được thực hiện
bằng tay hoặc tự động.
* Quá trinh hòa đồng bộ bằng tay.
Ta giả sử trên lưới máy phát số 2 đang công tác, khi đó ta phải hòa máy phát 1
lên lưới.
Bật công tắc hòa đồng bộ 43A(S32) sang chế độ Manu, bật công tắc SYS(S16)
về NO.1 hệ thống đèn quay và đồng bộ kế được đưa vào hoạt động, tín hiệu áp
của máy phát 1 được lấy thông qua 11V sau biến áp PT11,tín hiệu áp của máy
phát 2 được lấy thông qua 21V.
Khi thực hiện hòa đồng bộ thì điều kiện sau phải được thỏa mãn:
- Tần số máy phát và lưới bằng nhau được kiểm tra qua VFS11(S11).
- Điện áp của máy phát và điện áp lưới bằng nhau,kiểm tra thông qua
VFS11(S11).
- Góc lệch pha giữa véc tơ điện áp lưới và máy phát bằng nhau được kiểm tra

thông qua đồng bộ kế SYS(S16).
Quan sát đồng bộ kế và hệ thống đèn quay, nếu kim đồng bộ kế quay theo
chiều kim đồng hồ (f1> f lưới) và hệ thống đèn quay quay theo chiều nhanh
(FAST) thì ta xoay công tắc GS11(S17) theo chiều giảm (LOWER), khi đó rơ le
115L(S17) có điện, cấp điện vào sécvô motor G1-GM quay theo chiều giảm nhiên
liệu vào động cơ Diezel máy phát 1. Ngược lại nếu kim đồng bộ kế quay ngược
chiều kim đồng hồ và hệ thống đèn quay theo chiều giảm (SLOW), thì ta quay
công tắc GS11(S17) theo chiều tăng khi đó rơ le 115R(S17) có điện, cấp điện cho
séc vô motor đưa nhiên liệu vào Diezel máy phát 1 theo chiều tăng.
Thời điểm đóng máy phát lên lưới là thời điểm kim đồng bộ kế chỉ xấp xỉ giá
trị 0, còn hệ thống đèn quay thì có một đèn tắt còn 2 đèn sáng như nhau.
Khi các điều kiện hòa đã thỏa mãn ta bật công tắc CS11(S21) về phía CLOSE
để đóng máy phát 1 lên lưới. Khi đó rơ le 152CX(S21) có điện tiếp điểm của nó

Sinh viên: Đỗ Quang Dũng

Page 25


×