BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh
nghiệp. Để kinh doanh có hiệu quả cũng như có thể cạnh tranh được và đứng
vững trên thị trường, một biện pháp vô cùng quan trọng là các doanh nghiệp
phải quản lý tốt vốn bằng tiền của mình nhằm đảm bảo tốt các mối quan hệ tác
động qua lại giao dịch giữa các thành phần kinh tế, nó sẽ kích thích nền kinh tế
phát triển nhanh hơn.
Vốn là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp, không có vốn thì
doanh nghiệp không thể tồn tại. Liên quan trực tiếp đến hoạt động thường nhật
và khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp chính là vốn bằng tiền. Làm
sao giữ một lượng tiền vừa phải để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra
bình thường không bị gián đoạn và không gây ứ đọng vốn. Đây luôn là một bài
toán khó cho các doanh nghiệp trên thị trường nhất là trong thời kỳ kinh tế khó
khăn như hiện nay.
Mặt khác vốn bằng tiền là cơ sở để đánh giá thực lực của công ty trong quá
trình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính khả năng thanh toán của doanh
nghiệp từ đó nhằm tạo niềm tin cho đối tác có mối quan hệ trực tiếp hay gián
tiếp đối với doanh nghiệp, ngoài ra còn thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ của
doanh nghiệp có nhanh chóng hiệu quả hay không, để từ đó có thể đánh giá kết
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đó là vấn đề Kế toán vốn bằng tiền phải giải quyết. Chính vì vậy, em đã
mạnh dạn chọn đề tài: Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình
tài chính và tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền của công ty cổ phần
đúc kim loại và thương mại Tân Duy Hưng năm 2015. Với đề tài này, em
tìm hiểu và rút ra những kinh nghiệm hiểu biết cho bản thân đồng thời
mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến hy vọng có thể giúp ích cho hoạt động của
đơn vị trong tương lai gần.
Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần:
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần I: Giới tiệu chung về Công ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân
Duy Hưng
Phần II: Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính của công ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân
Duy Hưng năm 2015.
Phần III: Tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần đúc
kim loại và thương mại Tân Duy Hưng.
Trong khuôn khổ cuốn chuyên đề này, vận dụng những kiến thức đã học
được trong nhà trường kết hợp với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đúc
kim loại và thương mại Tân Duy Hưng em đã tìm hiểu tình hình tổ chức công
tác kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty, từ đó mạnh
dạn đề xuất một số ý kiến nhằm làm cho công tác kế toán ngày càng có hiệu quả
hơn.
Đối với mỗi chương, chuyên đề đều cố gắng chỉ ra những vấn đề cơ bản nhất
cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, công tác tổ chức công tác kế toán vốn
bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán luôn là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, dù
đã có nhiều cố gắng nhưng do điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm hạn chế
nên bài báo cáo không tránh khỏi những khiếm khuyết cả về nội dung lẫn hình
thức. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em có thể khắc phục
những hạn chế của mình.
Qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô Bùi Thị Phương người
đã trực tiếp hướng dẫn em trong việc hoàn thành bài báo cáo này cũng như Ban
lãnh đạo Công ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân Duy Hưng đã tạo
điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại đơn vị. Em cũng gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới phòng kế toán công ty đã nhiệt tình giúp đỡ về mặt thực tiễn và
cung cấp cho em những tài liệu quan trọng làm cơ sở nghiên cứu chuyên đề,
giúp em hoàn thành bài báo cáo này!
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI
VÀ THƯƠNG MẠI TÂN DUY HƯNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triền
1. Tên công ty: Công ty cổ phần đúc kim loại và tương mại Tân Duy Hưng
2. Mã số thuế :0201227297
3. Địa chỉ : Thôn Sáu Phiên, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng
4. Ngày bắt đầu hoạt động: 09/12/2011
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
6. Giám đốc: Nguyễn Thị Doan
7. Tổng số công nhân viên và người lao động: 158 người
8. Điện thoại: 0313642656
9. Trạng thái: Đang hoạt động
10. Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng
1.2. Đặc điểm, nhiệm vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Đặc điểm
Công ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân Duy Hưng được thành lập
này 09/12/2011 theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính
Phủ với mã doanh nghiệp là 0201227297.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
-Sản xuất sắt, thép, gang.
-Sản xuất kim loại màu và kim loại quý.
-Đúc kim loại màu.
-Bán buôn kim loại và quặng kim loại.
-Buôn bán vật liệu, thiết bị khác trong xây dựng.
-Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
-Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.
-Vận tải hàng hóa đường bộ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-Vận tải hành khách ven biển và viền dương.
-Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.
-Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
Công ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân Duy Hưng là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng
nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm
vụ:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề
ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành
lập doanh nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình
thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh
với các bạn hàng trong và ngoài nước.
-
Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động
cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạng tranh của công ty trên
thị trường trong và ngoài nước.
- Chịu sự kiểm soát và thanh tra của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người
lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát
triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng
cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, công ty có quyền hạn:
Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất
kinh doanh. Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa
vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo luật định của pháp luật hiện hành.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như
quảng cáo, triểm lãm sản phẩm, mở rộng các đại lý bán hàng.
Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng…
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
STT Tên Tài Sản
Nguyên giá
(đ)
Tỉ trọng
(%)
Giá trị còn
lại (đ)
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
7.559.519.000
90,09
6.598.759.000
2
Máy móc thiết bị
194.545.000
2,32
93.345.000
3
Phương tiện vận tải
636.364.000
truyền dẫn
7,59
-
100,00
6.692.104.000
Tổng Cộng
8.390.428.000
b. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
Năm 2014
S
TT
I
1
2
II
1
2
Chỉ
tiêu
Tổng
tài sản
Tài sản
ngắn
hạn
Tài sản
dài hạn
Tổng
nguồn
vốn
Nợ phải
trả
Vốn
chủ sở
hữu
Giá trị
(103đ)
Năm 2015
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(103đ)
Tỷ trọng
(%)
Chênh lệch
(103đ)
So
sánh
(%)
8.558.998
100,00
12.624.549
100.00
4.065.551
147,50
1.099.330
12,84
5.328.081
42,21
4.228.751
484,67
7.465.668
87,16
7.296.468
57,79
-169.200
97,73
8.558.998
100,00
12.624.549
100,00
4.065.551
147,50
2.043.283
23,87
5.985.626
47,41
3.915.343
292,94
6.515.715
76,13
6.638.923
52,59
123.208
101,89
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.4. Quy trình công nghệ
1) Tạo mẫu
- Dùng đất sét đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn
ngữ
điêu khắc của thành phẩm trên từng thành phẩm.
- Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn
thạch cao.
- Bản chỉnh sửa đường nét như phác thảo đã được duyệt.
2) Tạo khuôn
Công đoạn làm khuôn
- Dùng đất + chấu + giấy gió để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi
là khuôn 2 nửa).
- Sau đó dùng đất bùn củ + chấu + bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm
thao).
- Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày
mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật.
- Chỉnh sửa khuôn, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt
độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối.
3) Nấu chảy nguyên liệu
Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc + Chì +
Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu
cầu lúc đó đưa ra và rót vào khuôn.
* Lưu ý
- Khi pha kim loại vào từng thành phẩm các nghệ nhân phải có kinh nghiệm
pha chộn các hỗn hợp kim loại lại với nhau.
- Ví dụ:
+Đối với tượng bán thân tỷ lệ cần pha : Đồng 92% + Thiếc 5% + Chì 3%
+Nhưng đối với tượng ngoài trời thì tỷ lệ: Đồng 85% + Thiếc 9% + Chì 3% +
Kẽm 2% + Ni Ken 1%
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tuỳ theo từng thành phẩm mà các nghệ nhân pha trộn khác nhau
4) Rót khuôn
Nấu và rót hợp kim vào khuôn
- Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung
khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó
nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân
kinh nghiệm đảm trách.
5) Hoàn thiện sản phẩm
Công đoạn hoàn thiện sản phẩm
- Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà
rũa theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc - đồng khí mới đạt yêu
cầu kỹ thuật , nghệ thuật.
Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết
nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên
phải trong trẻo, ngân vang.
- Sản phẩm đúc ra sau khi đã đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa
tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này cần phải có
dụng cụ riêng như cây khoan, bàn dũa, dao chấn đe... Khâu quan trọng nhất là
trạm, với rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các
đường nét như ý đó là các đường "trạm án", "trạm chìm", "trạm đúc nổi" (trạm
dương bản).
- Nghề khảm đồng cũng là một nghề đặc sắc ở thị trấn lâm ý yên. Bản chất
của công đoạn này là đưa vào bề mặt của sản phẩm những kim loại quý khác
như vàng, bạc để tạo giá trị và tính nghệ thuật cao thuật cho sản phẩm. Trước
tiên các nghệ nhân phải đục trên bề mặt sản phẩm tạo thành hình ảnh âm bản
cho các hoạ tiết, thiết kế vừa khớp với những khối âm đã tạo ra từ các kim loại
khác, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt.
- Thêm chất khí, khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là
khảm nhị khí, hai kim loại khác gọi là tam khí.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Đây cũng là một công đoạn được coi là công thức gia truyền của mỗi nghệ
nhân. Nhờ đó mà người ta tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng
sản phẩm, kể cả các sảnphẩm giả cổ có màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn
năm. Và đặc biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau.
1.5. Cơ cấu lao động
Tính đến ngày 31/1/2016 tổng số công nhân viên và người lao đông trong
công ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân Duy Hưng là 158 người.
Trong đó:
- Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động là: 88 người.
- Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động dưới 3 tháng là: 70 người.
1.5.1. Công tác tổ chứ đào tạo nguồn nhân lực:
Công ty liên tục tuyển lao động để đào tạo, đồng thời cho phép các xí
nghiệp được chủ động tuyển lao động theo mùa vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất
và giao hàng.
Về công tác đào tạo nghề: Giáo trình đào tạo được chuyển từ đào tạo toàn
diện, dài ngày sang đào tạo tiểu tác, ngắn hạn, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với
thực hành và sản xuất nên đã giải quyết kịp thời việc thiếu lao động trong công
ty và tạo ra năng suất cho học sinh sau khi đào tạo. Ngoài việc tổ chức đào tạo
cho công nhân phổ thông, công ty còn tổ chức lớp đào tạo cho cán bộ viên chức
để nâng cao trình độ quản lý.
1.5.2. Công tác chăm lo đời sống cho công nhân
Công ty đang cố gắng tạo công ăn việc làm và duy trì mức lương
3.500.000đ/người/tháng cho người lao động.
Do đặc điểm của ngành đúc kim loại, sản xuất gia công và sản xuất liên
tục nên trong quá trình sản xuất cần phải làm giãn và làm thêm giờ nên công tác
thi đua khen thưởng luôn được đổi mới để kích thích tinh thần làm việc của công
nhân. Ngoài hình thức động viên bằng tinh thần thì công ty còn tăng cường thực
hiện khen thưởng bằng vật chất, vì vậy công nhân lao động thường làm việc với
tinh thần hăng say nhất.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngoài ra công ty còn tổ chức tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe định
kỳ cho người lao động, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho công nhân.
1.6.
Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Ban Giám Đốc
Phòng
Tổ
Chức
Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính
Phòng
Kế
Hoạch
Vật
Tư
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Kỹ
Thuật
Công
Nghệ
Đầu
Tư
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Đại hội đông cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định
những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông
sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính
cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quan lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công
ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý
khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp và Điều lệ Công
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy
định.
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm
soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Ban giám đốc: Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan
đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao phó.
Các phòng ban: Các phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Ban giám đốc, trực tiếp điếu hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo
của Ban giám đốc. Công ty hiện có 5 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy
định như sau:
Phòng tổ chức: Có chức năng xây dựng các phương án kiện toàn bộ máy tổ
chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị.
Phòng kế toán – tài chính: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng
và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức
công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ kế toán
quản lý tài chính Nhà nước.
Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch sử dụng vốn, tổ chức quản lý, theo dõi các nguồn vốn, tài
sản của Nhà nước và công ty giao cho các đơn vị cơ sở và các nguồn vốn, tài sản
khác.
+ Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, quản lý tài chính của công ty, hướng
dẫn các đơn vị xây dựng hệ thống sổ sách phù hợp thống nhất, đúng pháp luật.
+ Thực hiện hạch toán kinh doanh của Công ty, thực hiện tổng kết, báo cáo
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Xây dựng các văn bản về tài chính kế toán và phối hợp các phòng ban,
các đơn vị trực thuộc, xây dựng mức chi phí quản lý hành chính và các định
mức tài chính, với vai trò là chủ trì sau đó để trình lên cấp trên phê duyệt.
+ Xây dựng các mối quan hệ với các đối tác để tìm nguồn vốn, để phục vụ
nhu cầu đầu tư và kinh doanh của công ty.
+ Tổ chức thanh quyết toán, thu hồi vốn và các khoản công nợ khác.
+ Tổng hợp và thẩm định số liệu tài chính – kế toán của các đơn vị thành
viên, lập báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề trình lãnh đạo để báo cáo cấp trên.
+ Phối hợp để định mức đơn giá tiền lương, đơn giá lao động, trình cấp
trên phê duyệt.
+ Không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. lý luận chính
trị và rèn luyện đạo đức cách mạng đề nâng cao năng lực công tác.
Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm
các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hóa, quản lý các kho tàng của Công ty.
Phòng kỹ thuật công nghệ đầu tư: Có chức năng hoạch định chiến lược
phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp
hoặc thay thế máy móc thiết bị thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, tham gia
giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc, thiết bị của Công ty và các công
trình đầu tư xây dựng cơ bản.
Phòng kinh doanh: Có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
1.7. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển công ty giai đoạn mới.
1.7.1 Thuận lợi
Công ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân Duy Hưng được thành lập
năm 2011, trải qua gần 5 năm hoạt động trên thị trường công ty đã dần ổn định và
dần có uy tín trong lòng khách hàng. Đội ngũ các bộ công nhân viên thuần thục
nghiệp vụ, những lao động lành nghề trong sản xuất. Bên cạnh đó công ty còn có
địa bàn rộng từ khi chuẩn bị cổ phần hóa thì doanh nghiệp đã sàng lọc được những
cán bộ và công nhân có tay nghề bền vững, có kinh nghiệm lâu năm.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngoài ra, công ty sản xuất cơ khí chuyên dùng, chuyên sâu vào các sản
phẩm sản xuất, có uy tín với khách hàng. Quy mô sản xuất vừa và nhỏ đã bố trí
nhân lực khá hài hòa đảm bảo sản xuất tốt và tiết kiệm. Chất lượng dịch vụ vận
tải của công ty cao tạo được uy tín đối với khách hàng…
1.7.2 Khó khăn
Như chúng ta đã biết ngành cơ khí là khó khăn, chi tiết hóa phải đi sâu và
cụ thể vậy không có lợi thế trong hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các máy móc
đầu tư từ khi công ty đi vào hoạt động bây giờ đã trở nên cũ, lạc hậu nên đem lại
lợi nhuận đầu tư không cao.
1.7.3 Phương hướng phát triển công ty trong giai đoạn mới.
Để tiếp tục duy trì và phát huy chức năng, nhiệm vụ của công ty nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có nhũng phương hướng sau:
-Tạo uy tín chất lượng, mối quan hệ tốt trên thị trường.
-Tăng doanh thu: cụ thể tăng khối lượng sản phẩm sản xuất.
-Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tay
nghề vững vàng để làm ra chất lượng sản phẩm cao, giá thành hợp lý.
-Thường xuyên cải tiến, đổi mới và nâng cao thiết bị chuyên dụng phù hợp
với tiến độ khoa học.
-Củng cố bộ máy lãnh đạo, giám sát chặt chẽ các công trình hạng mục lao
động trong công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN II:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾT
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÚC KIM LOẠI VÀ
THƯƠNG MẠI TÂN DUY HƯNG NĂM 2015.
I. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính và các phương pháp
sử dụng trong bài.
* Mục đích:
- Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp để thấy được thực trạng
tài chính của doanh nghiệp.
- Xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình
tài chính.
- Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp hữu hiệu và ra ra quyết định cần thiết để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Ý nghĩa:
Phân tích hoạt động tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản
lý thông qua việc phân tích người quản lý thấy được thực trạng tình hình tài
chính, thấy được trình độ quản lý, sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính
trong tương lai.
* Các phương pháp sử dụng trong bài.
a. Phương pháp so sánh.
Đây là phương pháp được vận dụng phổ biến nhất trong phân tích nhằm xác
định vị trí xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các
trường hợp so sánh sau:
-So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch.
-So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của
hiện tượng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc
lạc hậu giữa các đơn vị.
-So sánh giữa định mực, khả năng với nhu cầu.
Trong phân tích phương pháp so sánh nhằm xác định mức độ biến động tuyệt
đối và mức độ tương đối của chỉ tiêu phân tích.
+ Mức độ biến động tuyệt đối (chênh lệch tuyệt đối): ∆ y = ( y1 – y0) cho biết
quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt giữa 2 kỳ.
+ Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã
được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định
quy mô của chỉ tiêu phân tích.
b. Phương pháp chi tiết
+ Chi tiết theo thời gian
Kết quả kinh doanh là một quá trình do nhiều nguyên nhân khách quan chủ
quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình trong từng đơn vị thời gian xác định
không đồng đều. Vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian giúp cho việc đánh giá kết
quả được sát, đúng và tìm các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh.
Tác dụng:
- Xác định thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất.
- Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế.
+ Phương hướng chi tiết theo thời điểm:
Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau với những
tính chất và mức độ khác nhau, vì vậy cần phải phân tích chi tiết theo địa
điểm.
Tác dụng:
- Xác định những đơn vị, cá nhân tiên tiến hoặc lạc hậu.
- Xác định sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa
các đơn vị hoặc cá nhân.
- Đánh giá tình hình thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Phương pháp phân tích chi tiết theo các bộ phận cấu thành.
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của
các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của chỉ tiêu kinh tế
từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và
xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.
c. Phương pháp cân đối
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan
hệ tổng số. Cụ thể xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu
nghiên cứu chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc
của bản thân nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
Nội dung phân tích:
-Xác định chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: y0 = a0 + b0 – c0
-Xác định chỉ tiêu nghiên cứu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 – c1
-Xác định đối tượng phân tích: ∆ y= y1 – y0 = (a1 + b1 – c1) – (a0+ b0- c0)
-Xác định mức độ ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ ya = a1 – a0
∆y
a
Ảnh hưởng tương đối: δ ya = y *100 (%)
0
+ Ảnh hưởng của nhân tố b:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ yb = yb - y0 = b1 – b0
∆y
b
Ảnh hưởng tương đối: δ yb = y *100 (%)
0
+ Ảnh hưởng của nhân tố c:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ yc = yc- y0 = c1 – c0
∆y
c
Ảnh hưởng tương đối: δ yc = y *100 (%).
0
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆ y = ∆ ya + ∆ yb + ∆ yc
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
δ y = δ ya + δ yb + δ yc
Bảng phân tích:
Kỳ gốc
Chỉ tiêu
Quy
mô
Kỳ nghiên cứu
Tỷ
trọng
(%)
Quy
mô
Tỷ
trọng
(%)
So sánh
(%)
Chênh
lệch
Mức độ
ảnh
hưởng
đến ∑y
Nhân tố 1
a0
da0
a1
da1
δ ya
∆a
δ ya
Nhân tố 2
b0
db0
b1
db1
δ yb
∆b
δ yb
Nhân tố 3
co
dc0
c1
dc1
δ yc
∆c
δ yc
Chỉ tiêu
phân
tích
y0
100
y1
100
δy
∆y
-
2.1. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đúc
kim loại và thương mại Tân Duy Hưng năm 2015.
* Mục đích:
Trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh là mục tiêu mọi
hoạt động của đơn vị. Đây là điều kiện tồn tại và phát triển đơn vị. Vì lý do này
và cũng xuất phát từ nguyên tắc chung của phân tích hoạt động kinh tế là bắt đầu
từ khái quát đi đến chi tiết và sau đó tổng hợp lại nên cần phải đánh giá tình hình
sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định có thể là một hay nhiều năm.
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh giúp cho đơn vị tìm ra nguyên nhân
tác động đến kết quả kinh doanh (tác động trực tiếp và tác động gián tiếp) so
sánh với kế hoạch để thấy tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của Đơn vị, từ
đó thấy được những chỉ tiêu nào chưa thực hện được, những chỉ tiêu nào thực
hiện tốt, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với người lao động,
những bất cập mà đơn vị gặp phải… Từ đó đơn vị thấy được xu thế phát triển
của đơn vị, đồng thời có được các thông tin cần thiết để ra những quyết định
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý nhằm đạt được mục tiêu hoạt động trong
quá trình điều hành quá trình kinh doanh.
2.1.1. Bảng tổng hợp:
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.2. Phân tích
Qua bảng phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy:
trong năm 2015 hầu hết các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có xu hướng biến động tăng so với năm 2014. Điều này chứng tỏ
doanh nghiệp đang có xu bước đi khá ổn định trong kinh doanh.
Sự biến động của các chỉ tiêu cụ thể như sau:
• Tổng giá trị sản lượng của công ty:
Năm 2015, tổng sản lượng của công ty là 5.216.839.000(đ) tăng
3.512.629.000(đ) tương ứng tăng 206,11% so với năm 2014. Tổng sản lượng
của doanh nghiệp tăng lên do một số nguyên nhân chính sau:
- Trong năm 2015 công ty đã mở rộng quy mô đồng thời tuyển thêm lao động
để tham gia trực tiếp vào sản xuất. Điều này làm cho giá trị sản lượng sản xuất
của công ty tăng lên cao hơn so với năm 2014.
- Trong kỳ doanh nghiệp đã tìm kiếm được nhiều hợp đồng sản xuất mới sản
phẩm để cung cấp cho khách hàng. Điều này làm cho giá trị sản lượng của
doanh nghiệp tăng lên.
* Tổng doanh thu của công ty:
Năm 2014, tổng doanh thu của công ty là 5.220.943.000(đ), đến năm 2015
con số này là 19.580.175.000 (đ), tương ứng tăng 14.359.232.000(đ) và tăng
275,03%. Tổng doanh thu của công ty tăng lên là do một số nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp đã và đang tạo được uy tín và niềm tin với đối tác, làm cho
số lượng hợp đồng kinh doanh của công ty tăng lên, từ đó làm tăng doanh thu
của công ty.
- Trong kỳ doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu
tư nâng cao hiệu quả sản xuất, hiện đại hóa dây chuyền máy móc, phục vụ tốt
cho công tác sản xuất và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.
- Trong kỳ, không những làm tốt trong công tác sản xuất sản phẩm, doanh
nghiệp còn làm tốt trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải của mình tới khách
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
hàng. Được khách hàng tin tưởng và giới thiệu thêm nhiều khách hàng tiềm
năng mới làm cho doanh thu của công ty tăng lên.
• Tổng chi phí
Năm 2015, tổng chi phí của công ty là 19.580.175.000(đ) tăng lên
14.359.232.000(đ), tương ứng tăng lên 278,56% so với năm 2014. Tổng chi phí
của công ty tăng lên do một số nguyên nhân chính sau:
-Trong năm 2015, công ty nhận thêm được nhiều hợp đồng sản xuất mới,
làm cho chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền lương tăng lên, làm cho tổng chi
phí của công ty tăng lên cao hơn so với năm 2014.
-Trong kỳ, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân viên và
người lao động trong công ty, ban quản lý công ty đã quyết định tăng lương cho
người lao động. Điều này, làm cho tổng chi phí của công ty tăng lên nhưng nó là
chính sách lâu dài để thu hút người có năng lực làm việc cho công ty.
* Tổng lợi nhuận.
Tổng lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận của công ty năm 2015 là 185.475.000(đ) tăng 87.737.000(đ)
tương ứng tăng 89,76%.
• Tình hình lao động
+ Tổng số lao động bình quân.
Trong năm 2014 số lao động bình quân của công ty là 55 người con số này
năm 2015 là 85 người tăng lên 30 người tương ứng tăng 54,54%. Sự biến động
số lao động bình quân trong công ty có thể do một nguyên nhân sau:
-Trong kỳ, doanh nghiệp có ký được thêm hợp đồng mới thêm doanh nghiệp
phải tuyển thêm lao động để sản xuất sản phẩm theo đúng hợp đồng giao cho
khách hàng.
-So với năm 2014, thì năm nay số công nhân nghỉ việc tự do, nghỉ chế độ ít
hơn điều này cũng khiến cho tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp tăng
lên.
+ Tổng quỹ lương
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong năm 2015, tổng quỹ lương của doanh nghiệp là 3.870.548.000(đ) tăng
2.145.808.795(đ) tương ứng tăng 125,59% so với năm 2014. Tổng quỹ lương
trong doanh nghiệp tăng lên do một số nguyên nhân chính sau đây:
-Doanh nghiệp tăng tiền lương thưởng cho người lao động nhằm khuyến
khích các nhân viên trong công ty làm việc hăng say, tích cực và hiệu quả. Đồng
thời việc tăng lương cho người lao động nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng
công nhân nghỉ việc tự do hay chảy máu chất xám.
-Do trong kỳ, doanh nghiệp tuyển thêm công nhân để trực tiếp sản xuất sản
phẩm đáp ứng đủ sản phẩm cung ứng cho khách hàng. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tổng quỹ lương của công ty tăng lên cao hơn
so với năm 2014.
+ Tiền lương bình quân của người lao động.
Trong năm 2015, thu nhập bình quân của người lao động là
45.535.859(đ/người/năm) con số này năm 2014 là 31.195.258(đ/người/năm)
tăng 14.340.601(đ) tương ứng tăng 45,97 % so với năm 2014. Tiền lương bình
quân của người lao động tăng bởi vì tốc độ tăng của tổng quỹ lương lớn hơn tốc
độ tăng của số công nhân trong doanh nghiệp.
• Quan hệ với Ngân sách
Năm 2015,c ông ty cổ phần đúc kim loại và thương mại Tân Duy Hưng đã
nộp vào Ngân sách Nhà nước là 1.950.410.000(đ) tăng 1.257.632.000(đ) tương
ứng tăng 234,84% so với năm 2014.
Cụ thể: Trong năm 2015, thuế GTGT phải nộp là 1.376.186.000(đ), tương
ứng tăng 209,22%. Nguyên nhân của sự biến động này là doanh nghiệp mở rộng
quy mô hoạt động, thu được doanh thu cao hơn so với năm 2014 làm cho thuế
GTGT phải nộp tăng lên. Đây là nguyên nhân mang tính tích cực thể hiện doanh
nghiệp đang hoạt động hiệu quả và áp dụng đúng đắn các qui chế, chính sách về
thuế của Nhà nước.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thuế TNDN phải nộp của công ty năm 2015 là 37.095.000(đ) tăng
27.988.00(đ) tương ứng tăng 307,32% so với năm 2014. Nguyên nhân là do lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng lên dẫn đến số thuế TNDN phải nộp tăng lên.
Công tác nộp BHXH của công ty năm 2015 con số đó là 535.529.000(đ)
tăng 298.195.500(đ) tương ứng tăng 125,59%. Nguyên nhân của sự biến động
này là do trong kỳ công ty có tuyển thêm công nhân chính thức tham gia vào sản
xuất sản phẩm để cung cấp cho khách hàng. Chính vì vậy, là cho số tiền BHXH
phải nộp tăng lên cao hơn so với năm 2014.
2.2. : Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh
*Mục đích
Việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp đơn
vị có những cái nhìn chung về kết quả hoạt động của một kỳ, từ đó so sánh với
kỳ trước hoặc so sánh với những mục tiêu mà mình đã đề ra trong năm để thấy
được những chỉ tiêu nào mình đã thực hiện được. Sau đó doanh nghiệp có những
bài học kinh nghiệm để áp dụng sau này, đồng thời đưa ra nhưng biện pháp khắc
phục những nhược điểm, khó khăn, hay những tồn tại của mình.
a.
Bảng tổng hợp
b. Phân tích
* Nhân xét chung
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy hầu hết tất cả
các chỉ tiêu của năm 2015 đều tăng cao so với năm 2014. Trong đó chỉ tiêu
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhiều nhất tăng
14.359.232.000(đ) so với 2014 tương đương 275,03%. Bên cạnh đó giá vốn
hàng bán cũng tăng cao tăng 14.289.395.000đ so với năm 2014 tương đương
315,29%. Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng kéo theo doanh thu
thuần cũng tăng như vậy. Lợi nhuận gộp tăng thấp 69,837,000(đ) tương đương
10,01%. Chí phí tài chính giảm 45.000.000(đ),chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
27.100.000(đ) tương đương 4,96%=> lợi nhuận trước thuế tăng 87.737.000(đ)
tương đương với 89,77% so với năm 2014. Chi phí thuế TNDN hiện hành tăng
cao 27.988.000(đ) tương đương 307,32% so với năm 2014. Lợi nhuận sau
thuế TNDN nhìn chung vấn tăng 59.749.000(đ) tương đương 67,41% so với
năm 2014.
Nhìn chung ta thấy chỉ tiêu doanh thu tăng tuy nhiên tốc độ tăng của doanh
thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chí phí nên lợi nhuận tăng như vậy là rất thấp.
*Phân tích chi tiết
- Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ 5.220.943.000(đ) năm
2014 lên 19.580.175.000(đ) năm 2015 tăng 14.359.232.000(đ) tương đương
275,03%. Doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu tăng là do doanh nghiệp mở
rộng sản xuất nhiều sản phẩm đúc kim loại với nhiều mẫu hàng mới.
Ngoài ra doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng dịch vụ vận tải đường
biển
Doanh nghiệp đã tạo được chỗ đứng trên thị trường với tiêu biểu là các
phôi kim loại được đúc ra bởi công ty. Dịch vụ vận tải thì uy tín trường hợp nhỡ
hàng không giao kịp vì bất kỳ lí do gì đều rất thấp.
Nhìn chung doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khá cao dẫn đến
doanh thu thuần cũng tăng như vậy. Đây là dấu hiệu khá tốt với xu hướng mở
rông và phát triển doanh nghiệp.
- Các khoản giảm trừ doanh thu
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chỉ tiêu này khá tốt hầu 2 năm liên tiếp đều không có chứng tỏ doanh nghiệp
làm ăn khá uy tín và có thể nói là đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng.
- Giá vốn hàng bán
Đây là 1 trong số chỉ tiêu tăng rất cao từ 4.532.096.000(đ) năm 2014 lên tới
18.821.491.000(đ) năm 2015. Tăng 14.289.395.000(đ) tương đương tăng 215%
so với năm 2014. Nguyên nhân chính có sự tăng lên khá lớn như vậy là do:
Doanh nghiệp năm 2015 tuyển dụng thêm rất nhiều lao động để phục vụ
cho kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh điều đó làm cho chí phí nhân công
tăng vượt mức dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Một số khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi đã phạt thủ quý và 1 số
nhân viên gây viên gây ra sau khi trừ tiền bồi thường thì phần còn lại đã được
tính vào giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu này tăng từ 688.847.000(đ) năm 2014 lên 758.684.000(đ) năm
2015. Nhờ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao tuy nhiên tốc
độ tăng của giá vốn hàng bán tăng khá mạnh lên lợi nhuận gộp tăng không
đáng kể.
Chi phí lãi vay của doanh nghiệp năm 2014 là 45.000.000(đ) giảm xuống
0(đ) năm 2015. Xu hướng giảm này mang tính tích cực bởi năm 2015 tiền và các
khoản tương đương tiền tăng cao mà vẫn tồn đọng tại quỹ( lãng phí vốn) vì vậy
mà doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn. Mặt khác doanh TSCĐ của doanh
nghiệp còn khá đa dạng và đầy đủ còn chưa khai thác hết nên việc thuê tài chính
của doanh nghiệp cũng không có.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này có tăng nhưng không đáng kể từ 546.109.000(đ) năm 2014 lên
573.209.000(đ) năm 2015 tăng 27.100.000(đ) tương đương 4,96%. Chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng nhẹ tuy nhiên vẫn duy trì tốt. Cho thấy doanh nghiệp có sự
chú trọng rất lớn đến công tác này. Đây cũng là công tác quan trọng để tạo vị thế
vững mạnh đối với một doanh nghiệp.
=>Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng nhẹ 87.737.000(đ)
tương đương 89,77%=> lợi nhuận trước thuế tăng như vậy.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này tăng từ 9.107.095.000(đ) đến 37.095.000(đ) năm 2015 tăng
27.988.000(đ) tương đương 307,32%. Do doanh thu của năm 2015 tăng cao.
Đồng thời lợi nhuận trước cũng tăng nên Chi phí thuế TNDN tăng lên.
= Nhìn chung qua bảng trên ta thấy lợi nhận của doanh nghiệp chưa tương
xứng với chi phí bỏ ra bởi lợi nhuận tăng rất thấp. Vậy nên doanh nghiệp cần có
chiến lược kinh doanh hợp lý để đạt kết quả cao hơn.
2.3.Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo yếu tố chi phí.
a. Bảng phân tích
b. Phân tích
Nhìn vào bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành ta thấy tổng
chi phí tăng lên qua 2 kỳ so sánh, tổng chi phí của công ty năm 2015 là
19.431.795.000(đ) con số này năm 2014 là 5.132.312.000(đ), tăng
14.299.483.000(đ) về mặt tuyệt đối và 185.625.000(đ) về mặt tương đối, tương
ứng tăng 278,62%. Trong đó, chi phí dịch vụ mua ngoài là yếu tố chi phí tăng
nhiều nhất, tăng 13.870.684.000(đ) về mặt tuyệt đối và 11.328.430.000(đ) về
mặt tương đối. Chi phí khấu hao TSCĐ là yếu tố chi phí duy nhất giảm trong kỳ,
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tương ứng tiết kiệm 31.800.000(đ) về mặt tuyệt đối và tiết kiệm 584.550.000(đ)
về mặt tương đối. Sự biến động của tổng chi phí trong công ty có thể do mật số
nguyên nhân sau:
- Trong kỳ, doanh nghiệp có tuyển thêm công nhân để phục vụ cho sản
xuất.
- Để đáp ứng đủ hàng cho khách hàng doanh nghiệp thuê gia công bên
ngoài.
- Trong kỳ, doanh nghiệp thanh lý một số TSCĐ
Phân tích chi tiết
• Chi phí nhân công
Chi phí nhân công của công ty năm 2015 là 4.379.400.000(đ) chiếm 22,54%
trong tổng chi phí toàn nhân công năm 2015, con số này năm 2014 là
3.930.257.000(đ) chiếm 76,58% trong tổng chi phí toàn công tytương ứng tăng
11,43% so với năm 2014. Tổng chi phí nhân công tăng 449.143.000(đ) về mặt
tuyệt đối nhưng lại giúp công ty tiết kiệm 10.359.063.750(đ) về mặt tương đối.
Sự biến động của nhân tố này làm cho tổng chi phí tăng 8,75% so với năm 2014.
Sự biến động của chỉ tiêu này có thể do một số nguyên nhân chính sau:
Trong kỳ, ngoài tuyển thêm công nhân phục vụ cho việc trực tiếp tạo ra sản
phẩm doanh nghiệp còn tuyển thêm nhân công viên bên quản lý hay bán hàng
phục vụ cho công tác thương mại của công ty. Chính vì vậy, làm cho chi phí
nhân công của công ty tăng lên.
Để khuyến khích, cũng như nâng cao tinh thần làm việc của công nhân viên
trong công ty , ban quản lý đã ra quyết định tăng lương cũng như thương thêm
cho nhân viên làm tốt trong tháng, năm. Chính vì vậy, làm cho chi phí nhân
công của doanh nghiệp tăng lên so với năm 2014.
• Chi phí khấu hao TSCĐ
Năm 2015,chi phí khấu hao TSCĐ của công ty là 169.200.000(đ) chiếm
0,87% trong tổng chi phí toàn công ty. Con số này năm 2014 là 201.000.000(đ)
chiếm 3,92% trong tổng chi phí toàn công ty, tương ứng giảm 15,82%. Tiết
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSV: 46743
25