Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY FOCOCEV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.7 KB, 17 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
FOCOCEV
2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh TBS của công ty
2.1.1. Kết quả kinh doanh của Công ty
 Tình hình doanh thu
Kết quả kinh doanh ở một doanh nghiệp phải được xem xét trên cơ sở căn cứ loại
hình của từng doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện đảm bảo
kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định theo yêu cầu của khách
hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại…kết quả này đều thông qua công các tiêu thụ
sản phẩm.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được biểu hiện thông qua chỉ
tiêu doanh số bán ra. Qua tiêu thức này chúng ta có thể thấy rõ được tình hình tiêu thụ
hàng hoá, sự tăng giảm ở các thời kỳ, để từ đó có kế hoạch đầu tư vào sản xuất các mặt
hàng trọng diểm, nhằm làm tăng doanh số, làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bảng 1: Tình hình doanh thu của Công ty trong các năm (2008 – 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2008
Chênh
lệch
% Chênh lệch %
DT bàn hàng 1085 1215 1336 112 110.4 230 121.4
GV hàng bán 1023 1131 1244 108 110.6 221 121.6
DT thuần 1083 1213 1334 108 110.0 226 121.0
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Nhận xét: nhìn chung trong những năm gần đây, tổng doanh thu của Công ty tăng
rất mạnh, năm 2010 có thể nói là năm đỉnh cao của Công ty FOCOCEV, một sự phát
triển vượt bậc mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được trong khi
những bất ổn của thế giới về kinh tế, chính trị và những khó khăn về giảm bớt bảo hộ
Nhà nước tiến tới hội nhập đã làm rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể.
 Tình hình xuất khẩu TBS của Công ty từ năm (2008 – 2010)


Đối với Công ty, TBS là một mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất
khẩu. Kể từ năm 2008 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng cao so với những
năm trước. Vi dụ, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Công ty chỉ đạt được 5.021.000
USD nhưng đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đến 7.536.251 USD và đến
năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 10.987.102 USD.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu TBS của Công ty từ năm 2008 – 2010
Năm
Số lượng xuất khẩu TBS
(Tấn)
Giá trị xuất khẩu TBS
(USD)
Kim ngạch xuất khẩu
(USD)
2008 39.200 7.536.251 24.620.000
2009 42.000 8.836.251 27.550.000
2010 48.450 10.987.102 31.154.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Công ty qua các năm)
Dựa vào bảng 2 ta thấy số lượng TBS xuất khẩu của Công ty có sự gia tăng đáng kể
trong thời gian gần đây. Số lượng xuất khẩu năm 2010 tăng nhiều so với năm 2008,
tăng 2.800 tấn. Đối với giá trị xuất khẩu TBS năm 2010 tăng lên so với năm 2008 là
5.966.102 USD tương đương với 54.3%. Nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất
khẩu TBS của Công ty tăng đáng kể là:
• Hoạt động xuất khẩu TBS của Công ty trong thời gian qua đã được tăng cường
mở rộng.
• Số lượng và giá của mặt hàng xuất khẩu TBS năm sau cao hơn năm trước.
• Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của cán bộ công nhân viên trong
Công ty đã hoàn thiện hơn nên chất lượng TBS cao hơn, tiết kiệm được chi phí
phí cao hơn do vậy lợi nhuận thu được từ mỗi thương vụ xuất khẩu cũng cao
hơn.
Từ năm 2008 đến nay, Công ty đã gặp nhiều thuận lợi hơn so với những năm trước

đó nhưng cũng còn không ít những khó khăn mà Công ty gặp phải. Đó là số lượng các
doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu mặt hàng TBS ngày càng tăng làm cho
tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra phổ biến. Giá nguyên liệu sắn thu mua trong
nướv bị đẩy lên cao song TBS chế biến khi ra thị trường trong nước lại bị ép giá hàng
với giá rẻ, vì TBS được xuất khẩu ồ ạt ra thị trường và các doanh nghiệp đều mong
muốn hàng của mình được tiêu thụ nhanh chóng nên chấp nhận bán với giá cạnh tranh
so với các đối thủ cạnh tranh khác.
 Tình hình lợi nhuận
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của
các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh
doanh trong các hoạt động của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường thì lợi nhuận lại
càng trở nên quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì doanh nghiệp có
tồn tại được hay không thì điều kiện quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi
nhuận hay không. Vì thế lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan
trọng.
Bảng 3: tình hình lợi nhuận của Công ty trong các năm (2008 – 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
LN trước thuế 3.080 4.134 4.286
Thuế TNDN 0.092 0.076 0.078
LN sau thuế 2.910 4.086 3.980
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Nhận xét: Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu lợi nhuận, trong những
năm qua Công ty FOCOCEV đã đạt được mức lợi nhuận cao và duy trì khá ổn định.
Năm 2010, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn duy trì được mức tổng
lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng, tăng 1.19 tỷ đồng(tương đương 38%) so với năm 2008.
Bảng 4; Tình hình lợi nhận theo từng lĩnh vực kinh doanh của Công ty qua
các năm (2008 – 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2008
Σ % Σ % Σ %
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
Tổng LN 3.080 100 4.134 100 4.286 100 1.054 134 1.206 139
SX chính 2.930 95 4.009 97 4.114 96 1.079 137 1.184 140
KD khác 0.154 5 .0124 3 0.171 4 0.030 81 0.017 111
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Nhìn vào bảng 3 ta thấy:
- Sản xuất kinh doanh chính vẫn là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho
Công ty. Theo bảng số liệu, năm 2008 mức lợi nhuận ở lĩnh vực này là 2.930 tỷ đồng
(chiếm 95% trong tổng lợi nhuận). Năm 2009, lợi nhuận ở lĩnh vực này tăng 1.079 tỷ
đồng (tương đương 37% về số tương đối) so với năm 2008. Sang năm 2010 tỷ trọng ở
lĩnh vực này tăng 1.184 tỷ đồng (tương đương 40%) so với năm 2008 và tăng hơn so
với năm 2009 cụ thể là 0.105 tỷ đồng (tương đương 3%.
- Sản xuất kinh doanh khác: Là lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp nhưng nó lại là
lĩnh vực phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2008, lợi nhuận
đạt được từ lĩnh vực này là 0.154 tỷ đồng, chiếm 5% trong tổng lợi nhuận. Sang năm
2009, lợi nhuận từ lĩnh vực này giảm 30 triệu đồng (tương đương 19%) so với năm
trước và chiếm tỷ trọng 3% trong tổng lợi nhuận. Đến năm 2010, lợi nhuận từ hoạt
động lĩnh vực này tăng 17 triệu (tương đương 11%).
Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy rằng sản xuất chính vẫn là lĩnh vực kinh doanh
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty, mức lợi nhuận vẫn có xu hướng tăng trong các
năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của Công ty. Lĩnh vực hoạt động khác
tuy vẫn mang lại lợi nhuận, song chiếm tỷ trọng không cao và mức lợi nhuận không ổn
định. Điều này cho thấy việc thực hiện chiến lược kinh doanh mũi nhọn của Công ty

FOCOCEV là đúng đắn, và việc duy trì lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác vẫn là điều
cần thiết để đáp ứng nhu cầu tổng thể của khách hàng.
 Tình hình chi phí:
Chi phí là những khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Chi phí càng thấp doanh nghiệp thu đươc
nhiều lợi nhuận và ngược lại. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn thu nhiều lợi nhuận thì
phải không ngừng cải tiến sản xuất, tiết kiệm chi phí.
Bảng 5: Tình hình chi phí của Công ty qua các năm (2008–2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2008
Σ % Σ % Σ %
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
Σ CF 1065 100 1183.8 100. 1300 100. 119.27 111.2 236 122.
GVHB 1023 96.1 1131.0 95.5 1244 95.6 108.00 110.6 221. 121.6
CFBH 14.42 1.4 22.57 1.9 23.54 1.8 8.15 156.5 9.12 120.7
CFQL 27.09 2.5 30.21 2.6 32.70 2.6 3.12 111.5 5.61 120.7
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
So với năm 2008, năm 2009 tổng chi phí tăng 11.2% (tương ứng với 119.27 tỷ
đồng về số tuyệt đối), năm 2010 tổng chi phí tăng 22.1% (tương ứng với 235.73 tỷ
đồng về số tuyệt đối). Chi phí bán hàng năm 2008 chiếm 1.4% sang năm 2009 chiếm
1.9% và năm 2010 là 1.8%, giá vốn hàng bán cũng tăng, chi phí quản lý khá ổn định,
điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của Công ty chặt chẽ, hợp lý. Do đó, lợi
nhuận hằng năm của Công ty đều tăng qua các năm.

Tóm lại qua phân tích bảng trên cho thấy để tăng lợi nhuận, đem lại hiệu quả cao
hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty FOCOCEV cần đề ra các
biện pháp, các hoạch định chiến lược cho các khâu từ thu mua nguyên liệu, sản xuất
đến công tác tiêu thụ sao cho tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên diều đó còn phụ thuộc
đến các yếu tô bên ngoài. Đây là mội bài toán khá nan giải không chỉ đối với Công ty
FOCOCEV mà đối với nhiều doanh nghiệp khác.
2.1.2. Các mặt hoạt động khác của Công ty
2.1.2.1. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu
Công ty có 6 nhà máy (5 nhà máy ở miền trung và 1 nhà máy ở tỉnh Bình Phước)
và 2 công ty cổ phần chuỵên sản xuất tinh bột sắn, việc sản xuất tinh bột sắn cần nguồn
nguyên liệu dồi dào và việc cung cấp liên tục để đảm bảo cho việc sản xuất không bị
gián đọan.
Một trong những lợi thế của công ty là cả 6 nhà máy sản xuất tinh bột sắn đã và
đang được cung cấp một lượng sắn tươi (củ mì) liên tục tại các vùng trồng sắn địa
phương và các vùng phụ cận với diện tích tương đối lớn. Qua đó ta thấy được tầm nhìn
xa của các nhà lãnh đạo công ty, đã đặt nhà máy sản xuất gắn với các vùng trồng
nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Bảng 6: Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguồn cung 2008 2009 2010
Phú yên 20.000 22.500 25.000
Bình phước 8.500 9.000 10.000
Quảng nam 12.000 13.000 15.000
Ninh thuận 6.000 7.500 8.000
Thừa thiên huế 7.000 8.000 9.000
Quảng trị 6.500 7.800 9.000
2.1.2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày
càng làm cho tốc độ hoạt động của nền kinh tế tiến đến những bước cao hơn. Khoa học
công nghệ ngày càng phát triển cũng làm cho sự giao lưu trao đổi giữa các đối tác ngày

càng thuận lợi hơn, khoảng cách về không gian cũng như thời gian không còn là trở
ngại lớn, do vậy sự tiết kiệm về chi phí từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng ngày càng
nhiều. Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công hoá và hợp tác lao
động quốc tế mở rộng quan hệ giữa các quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh.
2.1.2.3. Lao động và tiền lương
Một trong những nhiệm vụ mà Bộ Công thương giao cho Công ty là đào tạo và
phân phối lại nguồn lao động, do vậy trong những năm qua không khi nào Công ty
không quan tâm đúng mức đến người lao động.
Bảng 7: Cơ cấu nhân sự của Công ty từ năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Tổng lao động 1230 100 1291 100 1309 100
Tính chất

LĐTT 1050 85.36 1070 82.88 1080 82.5
LĐGT 180 14.64 221 17.12 229 17.5
Trình độ
chuyên
môn
ĐH, CĐ 389 31.6 410 31.6 417 31.9
TC 131 10.65 168 13.01 172 13.1
CN KT 558 45.36 578 44.77 581 44.4
PT 152 12.39 135 10.46 139 10.6
Giới tính
Nam 1042 84.71 1097 84.97 1101 84.1
Nữ 188 15.29 194 15.03 208 15.9
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét:

Công ty FOCOCEV với lực lượng lao động và đội ngũ cán bộ công nhân viên
đông đảo, trình độ chuyên môn cao đã, đang và sẽ không ngừng nâng cao hơn tinh thần
làm việc nhiệt tình, tay nghề lẫn phẩm chất cá nhân. Qua bảng trên ta thấy số lượng lao
động tăng qua các năm, chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh hơn
Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo tay nghề kỹ thuật cho người lao động
nhằm đáp ứng được sự phát triển của khoa học và công nghệ. Công ty thường xuyên chỉ
đạo các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh công

×