Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

ĐỒ án PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.03 KB, 56 trang )

ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
PHẦN I:...........................................................................................................................4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ..................................4
I, Mục đích chung, ý nghĩa chung của phân tích hoạt động kinh tế...............................4
1. Mục đích, ý nghĩa chung của phân tích hoạt động kinh tế.........................................4
1. Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế..................................................................4
2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.....................................................................4
. Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài..............................................................5
1. Phương pháp so sánh...................................................................................................5
2. Phương pháp chi tiết....................................................................................................6
3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu.......................7

NỘI DUNG PHÂN TÍCH.............................................................................................10
CHƯƠNG I:...................................................................................................................10
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG
THEO THỜI GIAN.......................................................................................................10
§1. Mục đích, ý nghĩa..........................................................................................................................10

1. Mục đích ...................................................................................................................10
2. Ý nghĩa.......................................................................................................................10
I. Phương trình kinh tế........................................................................................................................11

iI. Lập bảng phân tích....................................................................................................11
III. Đánh giá chung qua bảng........................................................................................12
IV. Phân tích chi tiết các nhân tố...................................................................................13
1. Tháng 1......................................................................................................................13
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng Tháng 1 ở kì gốc là 982.242 , kì nghiên cứu là
1.006.500 . Như vậy sản lượng tháng 1 tăng 24.258 , tương đương tăng 2,47%, ảnh
hưởng đến tổng sản lượng thông qua của 6 tháng đầu năm là 0,49%. Sự biến động tăng


về sản lượng có thể do các nguyên nhân:......................................................................13
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

1


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Nguyên nhân thứ tư: Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp tăng cường quản lý và cải cách
hành chính trong lĩnh vực thuế - hải quan, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện cơ chế, chính
sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt
động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Bộ Tài chính đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành
nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, về cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, cụ thể như: mở rộng
diện được áp dụng biện pháp ưu tiên trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
đối với doanh nghiệp có qui mô đầu tư lớn, dự án trọng điểm quốc gia, dự án đầu tư ưu tiên được
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi cấp phép đầu tư; miễn thuế TNDN đối với thu nhập từ
hoạt động chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp tại địa bàn đặc biệt khó
khăn; chuyển 3 nhóm mặt hàng thuộc diện áp dụng thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế
là: Phân bón; Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; Máy móc, thiết bị chuyên
dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ có những chính sách ưu đãi này mà trong tháng 2 tại
kỳ nghiên cứu, lường hàng hoa xuất nhập khẩu đã tăng lên và cũng tác động đến lượng hàng hóa
đến cảng, tăng nhiều hơn so với tháng 2 kỳ gốc.............................................................................17

5.Tháng 5.......................................................................................................................23
§3. Tiểu kết....................................................................................................................28
Như vậy, qua phân tích ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cảng trong năm
vừa qua có kết quả tốt. 5 tháng đầu, lượng hàng hóa thông qua cảng đều tăng duy chỉ
có tháng 6 là giảm. Chỉ tiêu phân tích quan trọng là tổng khối lượng hàng hoá thông
qua trong kỳ nghiên cứu là 5.500.000, kỳ gốc là 4.986.000, có sự biến động lớn, tăng
514.000, hay tương đương tăng 10,31% so với kỳ gốc. Sự tăng lên này do sự biến

động về sản lượng thông qua của các tháng với xu hướng và mức độ khác nhau. Cụ
thể:..................................................................................................................................28
CHƯƠNG II:.................................................................................................................31
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG
THEO MẶT HÀNG......................................................................................................31
§1. Mục đích, ý nghĩa....................................................................................................31
2. Ý nghĩa ............................................................................................................................................31
3. Nội dung phân tích .........................................................................................................................32

§2. Phân tích...................................................................................................................32
I. Phương trình kinh tế...................................................................................................32
IV. Đánh giá chung qua bảng...............................................................................................................34
IV. Phân tích chi tiết các nhân tố.........................................................................................................36

§3. Tiểu kết....................................................................................................................53

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

2


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

LỜI MỞ ĐẦU

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

3



ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
PHẦN I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
I, Mục đích chung, ý nghĩa chung của phân tích hoạt động kinh tế
Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và
các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên
hệ, so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động
và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.

1. Mục đích, ý nghĩa chung của phân tích hoạt động kinh tế

1. Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh tế có các mục đích sau :
- Đánh giá các kết quả hoạt động kinh tế, kết quả các nhiệm vụ được giao, đánh
giá về việc chấp hành chính sách chế độ quy định của Đảng và nhà nước.
- Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiện tượng kinh
tế cần nghiên cứu. Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm
ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Đề xuất phương hướng và biện pháp để cải tiến công tác, khai thác các khả
năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Các mục đích này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái này làm tiền đề cho cái
kia và cái sau phải dựa vào cái trước. Đồng thời các mục đích này cũng quy định nội
dung của công tác phân tích hoạt động kinh tế.

2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.
Kinh doanh là quá trình thực hiện một số công việc nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận. Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn là làm sao để chi phí bỏ ra là thấp

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

4


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
nhất mà có thể thu được lợi nhuận cao nhất. Để đạt được điều đó trước hết phải có
nhận thức đúng. Từ nhận thức đúng mới có thể đi đến quyết định đúng và hành động
chính xác, hợp lý. nhận thức - quyết định - hành động là bộ ba biện chứng của sự lãnh
đạo và quản lý khoa học. Trong đó nhận thức giữ vai trò quan trọng trong việc xác
định mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai. Nhận thức có đúng thì quyết định và hành
động mới đúng được. Muốn có được nhận thức đúng người ta phải tiến hành phân tích
hoạt động kinh tế. Đây được coi là một công cụ quan trọng và hữu ích. Dùng công cụ
này người ta nghiên cứu mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả để phát hiện ra các
quy luật tạo thành, quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế. Từ đó có thể rút ra
những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu
thiếu những kết luận rút ra từ phân tích hoạt động kinh tế thì mọi quyết định đưa ra
đều thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, vì thế khó có thểmang lại kết quả tốt đẹp.
Vậy có thể phát biểu ngắn gọn về ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế như
sau :
Với vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức phân tích hoạt động kinh tế trở
thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học, có hiệu quả các hoạt
động kinh tế. Nó là hình thức biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của
nhà nước.

. Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài

1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp dùng để phản ánh bản chất hiện tượng nghiên cứu thông qua

một đối tượng khác.
a) So sánh bằng số tuyệt đối:
Cho ta biết quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt hay vượt hoặc hụt
giữa 2 kỳ biểu hiện bằng tiền, hiện vật gia công.
Mức biến động tuyệt đối : y = y1 - yo
( chênh lệch tuyệt đối )
y1 : Mức độ tuyệt đối kỳ nghiên cứu.
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

5


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
yo : Mức độ tuyệt đối kỳ gốc.
b) So sánh bằng số tương đối:
+ Số tương đối động thái:
Dùng để biểu hiện biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế.
t =

(lần)

+ Số tương đối kết cấu :
Xác định tỷ trọng của từng bộ phận chứa trong tổng thể.
d =

x 100 (% )

+ Số tương đối cường độ :
Phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng hay phản ánh chất lượng hoạt động

sản xuất kinh doanh.
c) So sánh bằng số bình quân :
Khi so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với
số bình quân chung của tổng thể của ngành.

2. Phương pháp chi tiết
a) Phương pháp chi tiết theo thời gian.
Chi tiết theo thời gian thông thường, chi tiết năm, tháng, ca, giờ. Tuỳ theo điều
kiện có thể và ý nghĩa của chỉ tiêu đó, kết quả kinh doanh là kết quả của một quá trình
do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, tiến độ thực hiện, quy trình
trong từng đơn vị thời gian xác định không đồng đều. Do vậy ta phải chi tiết theo thời
gian giúp ta đánh giá được kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được giải pháp có
hiệu quả cho công việc kinh doanh.
Tác dụng : - Xác định được thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt hay xấu.
- Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế.
b) Phương pháp chi tiết theo địa điểm.
Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều thời điểm khác nhau với những
tính chất mức độ khác nhau. Vì vậy cần phải chi tiết theo địa điểm.
Tác dụng : - Xác định được những đơn vị cá nhân tiên tiến hoặc lạc hậu.
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

6


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
- Xác định được sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ giữa
đơn vị sản xuất hoặc cá nhân.
c) Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành.
Các chỉ tiêu tổng thể thường bao gồm nhiều chỉ tiêu cá biệt. Căn cứ vào sự cấu

thành người ta chia chỉ tiêu tổng thể thành 2 loại :
- Chỉ tiêu tổng thể giản đơn : bao gồm các chỉ tiêu cá biệt có mối quan hệ tổng
hoặc hiệu.
- Chỉ tiêu tổng thể phức tạp : là chỉ tiêu bao gồm chỉ tiêu cá biệt có mối quan hệ
tích số hoặc thương số.
Chi tiết cho các bộ phận cấu thành giúp cho việc đánh giá được chính xác, cụ
thể. Qua đó xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý.
3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên
cứu.
Phương pháp cân đối :
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ
tổng đại số. Cụ thể xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên
cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số gốc của nhân tố đó.
Khái quát nội dung của phương pháp:
Chỉ tiêu tổng thể: y
Chỉ tiêu cá thể: a, b, c
+ Phương trình kinh tế: y = a + b – c
Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc : yo =
Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu : y1 =
+ Xác định đối tượng phân tích :
∆y = y1 – yo = (
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích :
*) Ảnh hưởng của nhân tố a đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối :
∆ya = a1 – ao
Ảnh hưởng tương đối :
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

7



ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
δya =

x 100 (% )

*) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối :
∆yb = b1 – bo
Ảnh hưởng tương đối :
δyb =

x100 ( % )

*) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y :
Ảnh hưởng tuyệt đối :
∆yc = -( c1 – co )
Ảnh hưởng tương đối :
δyc =

x 100 ( % )

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
∆ya + ∆yb + ∆yc = ∆y
δya + δyb + δyc = δy =

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307


x 100 ( % )

8


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Lập bảng phân tích:


Kì gốc
STT Chỉ tiêu
Qui


nghiên

cứu
Tỷ
trọng

Qui


Tỷ
trọng

So
sánh
(%)


Chênh
lệch

MĐAH
đến
(%)

1

Nhân tố thứ 1

a0

(%)
da0

2

Nhân tố thứ 2

b0

db0

b1

db1

δb


∆yb

δyb

3

Nhân tố thứ 3

c0

dc0

c1

dc1

δc

∆yc

δyc

y0

100

y1

100


δy

∆y

-

Tổng thể

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

y

a1

(%)
da1

δa

∆ya

δya

9


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

PHẦN II

NỘI DUNG PHÂN TÍCH
CHƯƠNG I:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG CỦA
CẢNG THEO THỜI GIAN
§1. Mục đích, ý nghĩa
1. Mục đích
-

Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp

-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính toán ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ
tiêu sản lượng theo thời gian.

-

Qua phân tích chi tiết chỉ tiêu sản lượng theo thời gian, xác định chu kì kinh doanh
của doanh nghiệp, để từ đó đề xuất các chiến lược phù hợp nhằm đạt kết quả kinh
doanh hiệu quả.

-

Làm cơ sở cho những dự báo , dự đoán về sản xuất trong tương lai đồng thời cũng
làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển và cơ sở cho việc xây dựng
các kế hoạch khác

2. Ý nghĩa
Thời kì nghiên cứu gồm nhiều thành phần, ở mỗi thời kì thành phần có những
nguyên nhân ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân khác nhau. Ta cần

biết rõ ở mỗi thời kì, chỉ tiêu sản lượng hang hóa thông qua của doanh nghiệp biến
động do nguyên nhân nào, những nguyên nhân tác động suốt kì nghiên cứu thì nó tác
động mạnh nhất vào thời kì nào, ảnh hưởng của các nguyên nhân theo thời gian có tạo
thành quy luật không? Nếu có thì quy luật đó ra sao? Biết được tính quy luật của các
tác độngcủa các nhân tố, ta có thể điều tiết sản xuất cho phù hợ với quy luật đó, giảm
được tác động xấu của các nhân tố.

§2. Phân tích
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

10


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
I. Phương trình kinh tế
Chỉ tiêu sản lượng của cảng theo thời gian được biểu hiên qua phương trình kinh
tế sau :
Σ

=

+

+

+

+


+



(

)

Trong đó:
+

: Sản lượng thông qua của cảng (

)

+

: Sản lượng thông qua của cảng trong tháng i (

)

II, Đối tượng phân tích:
Quy mô hàng hoá thông qua cảng
∆Q =Q1 −Q 2 =5.500.000 −4.986.000 =514.000 (

)

iI. Lập bảng phân tích

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh

Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

11


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

III. Đánh giá chung qua bảng
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của cảng theo thời gian
ta thấy:
Tổng sản lượng kì gốc là 4.986.000

, ở kì nghiên cứu là 5.500.000 (

như vậy tổng sản lượng thông qua của cảng đã tăng 514.000

,

, hay tương đương

tăng 10,31%. Sự biến động tổng sản lượng là do sự biến động về sản lượng qua mỗi
tháng. Nhìn vào bảng phân tích ta cũng thấy sản lượng thông qua của cảng trong 5
tháng đầu năm đều có sự tăng lên, duy có tháng 6 sản lượng thông qua cảng giảm.
Trong đó:
+ Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Quý I có quy mô lớn hơn chiếm tỷ
trọng nhiều hơn, và cũng có xu hướng tăng nhiều hơn Quý II. Cụ thể, Tổng sản lượng
Quý I kỳ gốc là 2.632.608

, kỳ nghiên cứu là 2.981.000


lượng hàng hóa đến cảng Quý I tăng 348.392

. Như vậy, Tổng

,tương ứng tăng 13,23%, làm cho

Tổng sản lượng hàng hóa 6 tháng đầu năm tăng 6,99%
+ Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Quý II kỳ gốc là 2.353.392
nghiên cứu là 2.519.000
165.608

, kỳ

. Như vậy Tổng lượng hàng hóa đến cảng Quý II tăng

,tương ứng tăng 7,04%, làm cho Tổng sản lượng hàng hóa 6 tháng đầu

năm tăng 3,32%
+ Sản lượng trong tháng 5 tăng nhiều nhất: sản lượng kì gốc là 712.998
nghiên cứu là 902.000

, tăng 189.002

, kì

, tương đương tăng 26,51%, làm cho

Tổng sản lượng hàng hóa 6 tháng đầu năm tăng 3,79%

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh

Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

12


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
+Sản lượng trong tháng 1 tăng ít nhất: sản lượng kì gốc là 982.242
nghiên cứu là 1.006.500

, tăng 24.258

, kì

, tương đương tăng 2,47%. làm cho

Tổng sản lượng hàng hóa 6 tháng đầu năm tăng 0,49%
+ Sản lượng trong tháng 6 giảm: sản lượng kì gốc là 872.550
là 819.500

, giảm 53.050

, kì nghiên cứu

, tương đương giảm 6,08%, làm cho Tổng sản

lượng hàng hóa 6 tháng đầu năm giảm 1,06%
Để đi sâu nghiên cứu về sản lượng từng tháng và từng sự biến động của chúng
cũng như nguyên nhân gây ra sự biến động và có biện pháp khắc phục ta phải đi phân
tích chi tiết sản lượng tùng tháng cụ thể.


IV. Phân tích chi tiết các nhân tố
1. Tháng 1

Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng Tháng 1 ở kì gốc là 982.242
nghiên cứu là 1.006.500

, kì

. Như vậy sản lượng tháng 1 tăng 24.258

,

tương đương tăng 2,47%, ảnh hưởng đến tổng sản lượng thông qua của 6
tháng đầu năm là 0,49%. Sự biến động tăng về sản lượng có thể do các
nguyên nhân:
• Nguyên nhân thứ nhất: Thời tết cuối tháng 12 năm trước và đầu tháng 1 năm
nay nhưng nhiệt độ không quá lạnh, lượng mưa it, không nhiều. Nền nhiệt độ trung
bình cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) và cùng kỳ năm trước (CKNT) từ 0,1 đến
2,20C. Thời tiết hanh khô, ít mưa, tổng lượng mưa tháng là 19,7 mm, ít hơn TBNN và
CKNT từ 29 - 34 mm. Mưa nhỏ, mưa phùn nên không gây trở ngại cho mua màng thu
hoạch. Vụ mùa Đông – Xuân đã gặt hái được nhiều thành công. Vào Tháng 1, lượng
lương thực xuất đi các nước tăng so với Tháng 1 năm ngoái, do thời tiết một số nước
quá lạnh, nhu cầu lương thực thực phẩm lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

13


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

xuất lương thực, thực phẩm, quần áo… ủng hộ một sô nước đang hứng chịu tình cảnh
khó khăn trong thời tiết khắc nghiệt. Bởi vậy lượng hàng hóa xuất khẩu Tháng 1 kỳ
nghiên cứu tăng so với Tháng 1 kỳ gốc làm cho lượng hàng đến cảng trong tháng này
tăng.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực
• Nguyên nhân thứ hai: Theo như số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới
nhất cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam các nhóm
hàng có kim ngạch tăng nhiều nhất trong trong tháng 1 là: điện thoại và linh kiện tăng
328 triệu USD; hàng dệt, may tăng 258 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác tăng 151 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 125
triệu USD; gỗ và ssản phẩm gỗ tăng 97 triệu USD; hàng thủy sản tăng 96 triệu USD
ổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 13,4 tỷ USD, tăng 4,1% (tương ứng
tăng 529 triệu USD) so với tháng 12/2014 và tăng 14% (tương ứng tăng gần 1,65 tỷ
USD) so với cùng kỳ năm 2014. Một trong những nguyên nhân làm cho lượng hàng
xuất khâu tháng 1 năm nay tăng là do chính phủ đã có quyết định thay đổi một số
chính sách để khắc phục sự khó khăn trong xuất nhập khẩu năm ngoái nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp cải thiện tình hình suy thoái kinh tế của đơn vị mình. Như:
giảm thuế xuất khẩu một số mặt hàng… Nhờ các chính sách này mà tình hình xuất
nhập khẩu trong tháng 1 đầu năm có sự chuyển biến tích cực. Điều này dẫn đến lượng
hàng hóa đến cảng tháng 1 kỳ nghiên cứu tăng hơn so với tháng 1 kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực
• Nguyên nhân thứ ba: Cùng với sự cải cách, cải thiện cảu Chính phủ trong
đường lối phát triển kinh tế xã hội đặt ra đầu năm nay, Cảng cũng đã đề ra những
chính sách, biện pháp khắc phục những tồn đọng của năm cũ và đưa Doanh nghiệp
cảng phát triển hơn trong năm mới. Cảng đã đầu tư mua mới, thay thế các máy móc,
trang thiết bị, công cụ để nâng cao năng suất lao động của máy móc, khắc phục tình
trạng hỏng hóc, gây lãng phí thời gian làm hàng và bảo đảm an toàn lao động. Cảng
cũng đầu tư hơn về hệ thống đèn điện, thông gió, hệ thống giao thông trong cảng…,
trang bị, tổ chức nơi làm việc hợp lý hơn để tạo điều kiện, môi trường làm việc đầy đủ,
thuận tiện. Bên cạnh đó, Cảng cũng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao

động, tiến hành cơ giới hóa các khâu làm hàng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để
nâng cao chất lượng lao động. Chính nhờ việc đặt ra và thực hiện những chính sách
này mà trong tháng qua, sản lượng đến cảng đã có dấu hiệu tăng rõ rệt so với tháng 12
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

14


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
năm ngoái và cùng kỳ năm ngoái. Do cảng đã đón trả nhiều tàu qua cảng, lượng hàng
thông qua cảng trong Tháng 1 kỳ nghiên cứu cũng tăng hơn so với cùng kỳ gốc
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
 Biện pháp: Cảng cần thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả những
chính sách, biện pháp đề ra, quán triệt tư tưởng và ý thức công nhân viên để quy trình
lao động diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian, giải phóng
tàu nhanh. Có như vậy, cảng mới có thể nâng cao được uy tín, thu hút được nhiều
khách hàng.
• Nguyên nhân thứ tư: Trong tháng 1 năm nay, cảng cùng với chính quyền địa
phương đã thực hiện nâng cấp tuyến đường dẫn vào cảng. Trước đó, do đây là con
đường huyết mạch cho các xe tải container nhận và trả hàng đi các nơi nên có rất nhiều
xe container trọng lượng qua lại, làm con đường bị xuống cấp, gây tai nạn, tắc nghẽn,
không đảm bảo yêu cần an toàn lưu thông. Bởi vậy, tháng 1 năm nay, con đường này
đã được tu sửa, nâng cao, dải nhựa mới, nâng cấp tốt hơn phục vụ cho việc lưu thông
ra vào cảng của các phương tiện vận tải bộ. Tuyến đường đã đi vào hoạt động và lưu
thông tốt hơn, sô lượng tai nạn đã giảm đáng kể, không còn tình trạng tức nghẽn,
phương tiện được giải phóng khỏi cảng nhanh hơn. Đây là một thành công và là một
trong những tiến bộ đáng mừng cho hoạt động và uy tín của cảng. Điều này khiến cho
phương tiện vật tải bộ và vận tải thủy đến cảng nhiều hơn, dẫn đến lượng hàng hóa
thông qua cảng trong tháng 2 kỳ nghiên cứu cũng tăng hơn so với cùng kỳ gốc.

 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
 Biện pháp: Doanh nghiệp cần tích cực phát huy những thành quả như thế này
để nâng cáo chất lượng phục vụ dịch vụ tại cảng. Ngoài ra, doanh nghiệp cảng cần chú
ý về công trình khác trong và ngoài cảng như luồng lạch, kho bãi, cầu bến,….để nâng
cấp cảng trở thành cảng hàng đầu trong lĩnh vực vận tải

2. Tháng 2
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng Tháng 2 ở kì gốc là 1.116.864
nghiên cứu là 1.325.500

. Như vậy sản lượng tháng 2 tăng 208.636

, kì
, tương

đương tăng 18,68%, ảnh hưởng đến tổng sản lượng thông qua của 6 tháng đầu năm là
tăng 4,18%. Sự biến động tăng về sản lượng có thể do các nguyên nhân:

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

15


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
• Nguyên nhân thứ nhất: Theo con số thống kê của Tổng cục Hải quan, cả doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước trong tháng 2 năm nay
đều có tình hình xuất nhập khẩu tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, đối với
khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng trị giá hàng hóa xuất
khẩu đạt 15,46 tỷ USD,tăng 17,2% và nhập khẩu là 14,89 tỷ USD, tăng 31,6% so với

cùng kỳ năm trước. Đối với khối doanh nghiệp trong nước, tổng trị giá hàng hóa xuất
khẩu đạt hơn 7,50 tỷ USD, giảm 6,1% và nhập khẩu là 9,28 tỷ USD, tăng 9% so với
cùng kỳ năm trước. Một số các mặt hàng có lượng xuất khẩu tăng như: Điện thoại các
loại & linh kiện Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện Hàng dệt may, Hàng giày
dép, Dầu thô… Một số mặt hàng nhập khẩu chính như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng, Điện thoại các loại và linh kiện Chất dẻo nguyên liệu, Nguyên phụ liệu
ngành dệt may da giày, Hóa chất, Thức ăn gia súc và nguyên liệu… Vì lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu trong nước tăng nên lượng hàng hóa thông qua cảng trong tháng 2 kỳ
nghiên cứu cũng tăng hơn so với cùng kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
• Nguyên nhân thứ hai: Trong tháng 2,thời tiết đã bớt lạnh hơn, lượng mưa đã
thưa thớt hơn, thới tiết ấm dần lên, biển lặng. Điều kiện thời tiết đa tạo thuận lợi cho
việc tàu bè vận chuyển hàng hóa và cho công tác xếp dỡ tại cảng. Khi thời tiết đã bớt
lạnh hơn thì công nhân đi làm đúng giờ hơn, hạn chế tình trạng đi muộn về sớm, thời
gian vào việc cũng ít hơn và thời gian ổn định trong ca làm việc kéo dài hơn khi thời
tiết lạnh khắc nghiệt. Điều này đa tạo thuận lợi trong công tác xếp dỡ hàng hóa tại
cảng được kịp thời, nhanh chóng, tốc độ giải phóng hàng nhanh, tránh việc phải kéo
dài thời gian xếp dỡ hàng ngày này qua ngày khác…Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện
cho các tàu hành hải nhanh chóng, an toàn, rút ngắn thời gian chuyến đi, làm, tăng số
chuyến, tăng năng lực vận chuyển, tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, góp phần
làm cho số tàu được giải phóng trong tháng tăng lên rõ rệt so với kì trước. Điiều này
cũng dẫn đến số lượng hàng hóa đến cảng trong tháng 2 kỳ nghiên cứu tăng nhiều hơn
so với tháng cùng kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
• Nguyên nhân thứ ba: Trong năm ngoái công tác làm thủ tục hải quan còn nhiều
những hạn chế như thủ tục hơi rườm rà, nhiều loại giẩy tờ trùng nhau, không cần thiết
dẫn đến tàu phải lưu tại cảng mất nhiều thời gian, gây ùn tắc, chậm trễ. Trong năm
nay, cảng đã có những chính sách, biện pháp thay đổi một vài điều trong khâu làm thủ
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307


16


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
tục hải quan, lược bớt những thủ tục, giấy tờ không cần thiết, giảm bớt các quy trình,
các bước không cần thiết…để thời gian xếp dỡ hàng hóa được rút ngắn, tàu được giải
phóng nhanh, hàng hóa được vận chuyển nhanh tơi người nhận, tình trạng ùn tắc cũng
đã giảm đáng kể. Như vậy sau khi cải thiện, công tác làm thủ tục hải quan ở cảng đã
nhịp nhàng và hợp lý hơn, khách hàng hài lòng hơn khi cho tàu đến cảng. Bởi vậy số
lượng tàu và hàng trong tháng 2 kỳ nghiên cứu tăng nhiều hơn kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
 Biện pháp: Doanh nghiệp Cảng cần tìm hiểu, nắm bắt phản hổi của khách hàng
khi sử dụng dịch vụ của Cảng để thấy được những mặt chưa được trong công tác phục
vụ, kịp thời đưa ra những biện pháp cụ thể khắc phục nhằm nâng cao uy tín, chất
lượng.
• Nguyên nhân thứ tư: Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp tăng
cường quản lý và cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế - hải quan, trong đó nhiệm
vụ trọng tâm là hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Bộ Tài chính đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ
về thuế, về cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, cụ thể như: mở rộng diện được
áp dụng biện pháp ưu tiên trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
đối với doanh nghiệp có qui mô đầu tư lớn, dự án trọng điểm quốc gia, dự án đầu tư ưu
tiên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi cấp phép đầu tư; miễn thuế
TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và
của doanh nghiệp tại địa bàn đặc biệt khó khăn; chuyển 3 nhóm mặt hàng thuộc diện
áp dụng thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế là: Phân bón; Thức ăn gia súc,
gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp. Nhờ có những chính sách ưu đãi này mà trong tháng 2 tại kỳ nghiên

cứu, lường hàng hoa xuất nhập khẩu đã tăng lên và cũng tác động đến lượng hàng hóa
đến cảng, tăng nhiều hơn so với tháng 2 kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực

Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

17


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
3. Tháng 3
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng Tháng 3 ở kì gốc là 533.502
cứu là 649.000

. Như vậy sản lượng tháng 3 tăng 208.636

, kì nghiên
, tương đương

tăng 21,65%, ảnh hưởng đến tổng sản lượng thông qua của 6 tháng đầu năm là tăng
2,32%. Sự biến động tăng về sản lượng có thể do các nguyên nhân:
• Nguyên nhân thứ nhất: Để mở đầu cho một năm mới với những thắng lợi mới,
phát triển hơn năm cũ, Chính phủ đã đề ra những chính sách, biện pháp góp phần thúc
đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Và các chính sách đó đã bắt đầu được thực thi.
Chỉnh phủ và các đại biểu đã đi sâu phân tích những khó khăn, hạn chế trong sản xuất
vụ Đông Xuân ở kỳ gốc, đồng thời chỉ rõ điểm mới trong vụ sản xuất Đông Xuân kỳ
nghiên cứu là việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hướng rõ nét, cơ cấu các loại cây
trồng có giá trị kinh tế cao, có xu hướng tăng cả về diện tích và sản lượng …Chính
phủ đã nêu ra những kinh nghiệm đồng thời đề ra các biện pháp: Thứ nhất cần phải

bám sát cơ sở, dự báo đúng tình hình, chủ động có các phương án đối phó trước diễn
biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh. Thứ hai cần huy động được cả hệ thống chính trị
vào cuộc, sự đồng lòng, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp tham gia. Thứ ba, cần
tăng cường thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
mới vào sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tạo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến
tiêu thụ. Thứ tư, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa các cơ quan chuyên
môn của Sở Nông nghiệp với UBND các huyện thành phố để đưa thông tin chính xác
kịp thời đến với người dân. Thứ năm, sản xuất cần đảm bảo đúng khung lịch thời vụ
cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Nhờ áp dụng những đường lối chính sách của chính
phủ mà vụ mùa năm nay đã có những biến chuyển tốt hơn, lượng nông sản thu hoạch
được cao hơn so với năm ngoái. Cung về hàng lương thực, nông sản tăng, đáp ứng
được cầu trong nước và lượng hàng hóa xuất khẩu tưng. Điều này dẫn tới cảng đã đón
nhận nhiều tàu và hàng hơn tháng 3 ở kỳ nghiên cứu so với tháng 3 ở kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
• Nguyên nhân thứ hai: Do các cảng khác trong cùng khu vực cũng đang có rất
nhiều chiến lược ưu đãi, quảng cáo, làm tưng tính cạn tranh giữa các daonh nghiệp
cảng. Trước tình hình đó, doanh nghiệp cũng đã thực hiện chiến lược giảm giá các
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

18


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
dịch vụ xếp dỡ, lưu kho, dành nhiều ưu đãi để tri ân những khách hàng đã gắn bó lâu
dài với cảng. Bên cạnh đó, Phòng Sales của doanh nghiệp Cảng đã nỗ lực tìm kiếm thị
trường, gặp gỡ, liên hệ với cá khách hàng mới ở các tỉnh thành khác để chào hàng,
quảng bá dịch vụ nhằm thu hút được nhiều khách hàng đến cảng hơn. Trong kỳ gốc và
2 tháng đầu kỳ nghiên cứu, nhờ luôn cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, đạt được
nhiều hiệu quả trong công tác xếp dỡ, làm hàng,…thời gian xếp dỡ ngắn, hàng hóa

được lưu thông nhanh,giải phóng tàu nhanh…mà cảng đã nâng cao được uy tín, ký kêt
sđược với nhiều khách hàng mới. Vậy nên, cảng đã đón tra số lượng tàu và hàng hóa
trong tháng 3 kỳ nghiên cứu tăng nhiều hơn với kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
 Biện pháp: Để tạo được lòng tin lâu dài của khách hàng, doanh nghiệp cần
duy trì, phát huy những thế mạnh, những thành quả đạt được và không ngừng cải
thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, quan tâm, chăm sóc khách hàng chu đáo để tăng
tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cảng khác.
• Nguyên nhân thứ ba: Thời tiết tháng 3 kỳ nghiên cứu có những biến chuyển
thuận lợi hơn so với tháng 3 kỳ gốc. Thời tiết tương đối thuận cho việc gieo cấy lúa
Xuân, mưa to ngày 14 cung cấp lượng nước đáng kể cho các chân ruộng cao, ruộng
trũng lúa gieo thẳng bị ngập úng cục bộ nhưng tiêu nước kịp thời nên không gây hại.
Nền nhiệt ở mức cao hơn so với thời kỳ này các năm trước. Thời tiết đã ấm dân lên,
thuận lợi cho công tác làm hàng, xếp dỡ ở cảng. Đồng thời, cũng làm cho các tàu
thuyền vận hành suôn sẻ, trành ùn tắc, trì hoãn so thời tiết xấu. Lượng tàu và hàng hóa
đến cảng đã tăng nhiều hơn so với tháng 3 kỳ nghiên cứu.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.


Nguyên nhân thứ tư: Ngân hàng nhà nước đã ra quyết định điều chỉnh tỷ giá

bình quân liên ngân tăng thêm 1% từ mức 21.246 VND/USD lên mức 21.458
VND/USD. Theo đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có trách nhiệm điều hành chính
sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động
kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế..., đồng thời điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm
phát, thị trường tiền tệ. Đây là một quyết sách điều hành khoa học và khá mạnh mẽ so
với những năm gần đây. Dựa trên nền tảng diễn biến ổn định của thị trường ngoại hối
được thiết lập trong những năm qua cùng với việc nhìn nhận diễn biến của dòng chảy
ngoại tệ và xu hướng diễn biến của đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế, NHNN đã

ra quyết định điều chỉnh ½ dư địa điều hành của tỷ giá trong năm 2015 ngay từ đầu
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

19


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
năm nhằm tạo sự chủ động dẫn dắt thị trường. Quyết định này là động thái chủ động
dẫn dắt thị trường, phù hợp về thời điểm và mức độ điều chỉnh, có tác động giải tỏa
tâm lý kỳ vọng của thị trường và Hội đồng cũng khẳng định lại cách thức điều hành tỷ
giá trong năm 2015 vẫn hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này đã góp
phần làm xuất khẩu tăng, thu hút các đối tác nước ngoài nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam. Cảng trong tháng qua cũng đã nhận được lường hàng thông qua tăng hơn so với
tháng 3 kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
4. Tháng 4
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng Tháng 4 ở kì gốc là 767.844
cứu là 797.500

. Như vậy sản lượng tháng 4 tăng 29.656

, kì nghiên

, tương đương tăng

3,86%, ảnh hưởng đến tổng sản lượng thông qua của 6 tháng đầu năm là tăng 0,59%.
Sự biến động tăng về sản lượng có thể do các nguyên nhân:



Nguyên nhân thứ nhất: Đầu tháng, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 đã

diễn ra tại Kuala Lumpur và Langkawi của Malaysia, với sự tham dự của lãnh đạo 10
nước thành viên ASEAN. với chủ đề năm 2015 "Người dân của chúng ta, Cộng đồng
của chúng ta, Tầm nhìn của chúng ta,” lãnh đạo các nước đã tập trung trao đổi về các
nội dung quan trọng liên quan tới hình thành Cộng đồng ASEAN 2015; xây dựng Tầm
nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015; cải tiến tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của
ASEAN; quan hệ đối ngoại của Hiệp hội; vai trò trung tâm của ASEAN; các thách
thức đối với ASEAN và hướng xử lý; và trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế. Các
lãnh đạo cũng trao đổi các biện pháp cải tiến tổ chức bộ máy và lề lối làm việc, nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhằm hỗ trợ xây dựng cộng đồng Các lãnh đạo
nhất trí các hoạt động hợp tác của ASEAN cần chú trọng hướng tới người dân, vì lợi
ích thiết thực của người dân khu vực. Hội nghị đã đề ra những phương hướng phấn
đấu cũng hợp tác cùng phát triển, nâng cao tình đoàn kết, hữu nghị, giao thương giữa
các nước trong khu vực. Sau Hôi nghị, tình đoãn kết giữa các dân tộc càng trở nên gắn
bó khăng khít hơn, cụ thể biểu hiện lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước trong khu vực đã tăng lên. Hòa cùng vào xu thế này, Doanh nghiệp cảng cũng
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

20


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
đón trả nhiều tàu trong và ngoài nước, lượng hàng đến cảng trong tháng 4 kỳ nghiên
cứu tăng hơn rõ rệt so với kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.


Nguyên nhân thứ hai: Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết thi


hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại Nghị
định này, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Người sử dụng lao động
được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì
việc làm cho người lao động với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Cùng với
đó, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp làm việc theo hợp đồng đúng quy
định, khi bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sẽ được tư vấn, giới
thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm; hỗ trợ học nghề khi đáp
ứng đủ các điều kiện... Quyết định này của Chính phủ là sự hỗ trợ tới các doanh
nghiệp trong công tác nâng cao chất lượng lao động. Doanh nghiệp Cảng cũng đi vào
thực hiện Nghị định đó, trình độ tay nghề của công nhân đã được đào tạo, năng suất
lao động nâng cao. Điều này dẫ đến năng suất xếp dỡ của cảng tăng, thời gian làm
hàng cho 1 tàu giảm, tàu được giải phóng nhanh, lượng hàng đến cảng trong tháng 4
tại kỳ nghiên cứu đã tăng so với kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
 Biện pháp: Kể cả có hay không có sự hỗ trọ của Nhà nước thì Doanh nghiệp
cũng phải định kỳ đạo tạo nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động vì đây là
vấn đề cần thiết của tất cả các doanh nghiệp nếu muốn phát triển.


Nguyên nhân thứ ba: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố dự

thảo Nghị định về chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông
nghiệp. Bộ đề xuất danh mục các lĩnh vực và ngành, nghề, ưu đãi đầu tư gồm 4 lĩnh
vực: Sản xuất và phát triển giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ
tạo giá trị gia tăng tăng cao; Chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản gắn với vùng nguyên liệu và xuất khẩu; Sản xuất thuốc thú y, bảo vệ thực vật. Bộ
đã đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư từ các các doanh
nghiệp nước ngoài. Cụ thể, Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thuộc danh

mục các dự án ưu đãi sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như: miễn giảm thuế, miễn giảm
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… Doanh nghiệp sẽ được giảm các loại thuế thu nhập
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

21


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nhà đầu tư có dự án ưu đãi đầu tư khi
thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được áp dụng mức giá thấp nhất của loại đất
tương ứng trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy
định. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có dự án ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt
nước kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Nhà đầu tư cũng được miễn thuế
tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh và
đất phục vụ phúc lợi công cộng. Những chính sách này dã được đi vào thực thi và đã
mang lại thành tựu đáng mừng, tổng số dự án FDI đã tăng lên đáng kể. Nhờ vậy mà 4
nhóm ngành đề ra đã có nguồn đầu tư để phát triển, làm tăng lượng hàng xuất khẩu
trong tháng. Điều này đã kéo theo lượng hàng hoa đến cảng trong tháng ở kỳ nghiên
cứu đã tăng so với kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
• Nguyên nhân thứ tư: Tháng 4 là tháng chuyển mùa nên có rất nhiều hệ thống
thời tiêt phức tạp hoạt động đan xen, kết hợp như sự hoạt động của không khí lạnh,
rãnh gió Tây trên cao và gió Đông Nam mang theo độ ẩm rất lớn nên các hiện tượng
thời tiết nguy hiểm như tố lốc, gió giật mạnh, mưa đá, giông sét rất dễ xảy ra tại nhiều
nơi trong cả nước. Cần chú ý chủ động đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
này. Trước tình hình thời tiết này, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực cải
cách chính sách và thể chế nhằm đối phó với các thách thức về khí hậu. Chính sách rà
soát chi tiêu và đầu tư công nhằm ứng phó biến đổi khí hậu mà Ngân hàng Thế giới đã

góp phần hỗ trợ thực hiện tạo tạo tiền đề tăng cường kế hoạch hoá và xác định ưu tiên
trong qui trình lập ngân sách cho công tác trên lĩnh vực ứng phó khí hậu. Chính sách
cho thấy Chính phủ đã huy động nguồn lực ứng phó khí hậu hiệu quả hơn. Nhưng do
qui mô vấn đề còn lớn nên Việt Nam cần mở rộng hơn nữa nguồn lực cho vấn đề này
và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có. Chính sách đề xuất bước thứ nhất
cần thực hiện là tăng cường khung phân bổ nguồn lực của Chính phủ cho ứng phó khí
hậu và tăng trưởng xanh. Đồng thời kêu gọi cần phối hợp ăn ý các chính sách và
chương trình dựa trên làm rõ và tăng cường mối liên kết giữa ngân sách nhà nước và
các chính sách ứng phó khí hậu và tăng trưởng xanh. Nhờ vậy mà những biến chuyển
khắc nghiệt của thời tiết đã được ngăn chặn, ứng phó kịp thời, không gây hư hại nhiều
cho mua mang, hoạt động sản xuất… Lượng hàng xuất nhập khẩu trong tháng cua rcar
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

22


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
nước kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc dẫn đến lượng hàng hóa thông qua Cảng cũng
tăng theo
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
5. Tháng 5
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng Tháng 5 ở kì gốc là 712.998
cứu là 902.000

. Như vậy sản lượng tháng 5 tăng 189.002

, kì nghiên
, tương đương


tăng 26,51%, ảnh hưởng đến tổng sản lượng thông qua của 6 tháng đầu năm là tăng
3,79%. Đây là tháng có lượng hàng hóa thông qua cảng tăng nhiều nhất. Sự biến động
tăng về sản lượng có thể do các nguyên nhân:


Nguyên nhân thứ nhất: Trong tháng 5 kỳ nghiên cứu, tình hình xuất nhập khẩu

hàng hóa trong nước tăng rõ rệt so với kỳ gốc. 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất gồm: Điện thoại và các loại linh kiện; hàng dêt, may; máy vi tính, sản phẩm
điện tuer và linh kiện; giày dép các loại; máy móc và thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác;
gỗ và sản phẩm gỗ; hàng thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng; dầu thô; máy ảnh,
máy quay phim và linh kiện. Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ nghiên cứu đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 8,6%
so với kỳ gốc. Một số thị trường xuất khẩu chính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Hongkong, Châu Phi…vẫn đang duy trì ở mức ổn định và Việt Nam cũng đang
mở rộng thị trường với một số nước khác. Một số mặt hàng nhập khẩu chính như: Máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ( Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất), Máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp
nhóm hàng này), Xăng dầu ( từ Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan)… Hầu
hết các mặt hàng xuất nhập khẩu này đều tăng, dẫn đến lượng tàu và hàng đến cảng
trong tháng tại kỳ nghiên cứu tăng và tăng nhiều nhất so với kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
• Nguyên nhân thứ hai: Nhận thấy tình hình trước đó, luồng tàu chỉ đạt -6,3m, tàu
khoảng 1 vạn tấn ra vào phải theo thủy triều. Hơn nữa, luồng tàu biển của cảng là
luồng thiết kế hành hải một chiều, nên việc điều động tàu rất khó khăn, tiềm ẩn nguy
cơ tai nạn. Nhiều chủ hàng chuyên chở hàng hóa bằng tàu lớn buộc phải chuyền tải
qua các cảng khác trong nước, dẫn đến tăng chí phí, lãng phí trong xếp dỡ hàng hóa và
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307


23


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
lãng phí cả hệ thống cơ sở vật chất của các cảng biển. Để cải thiện tìn trạng trên, Cảng
thực hiện việc nạo vét luồng vào cảng đạt chuẩn thiết kế là -7,2m. Việc nạo vét luồng
tàu đạt độ sâu chuẩn là sự nhìn nhận chính xác của các cấp lãnh đạo đối với sự phát
triển kinh tế của cảng biển, mang lại lợi ích lớn cho quốc gia, thành phố. Việc có được
độ sâu luồng tàu đạt -7,2m thì tàu 1 vạn tấn có thể ra vào cảng thường xuyên, không
phải đợi con nước, tốc độ giải phóng hàng nhanh, giảm được chuyển tải, nguồn thu sẽ
tăng hơn và uy tín của cảng sẽ được nâng cao . Nhờ vậy mà cảng đã thu hút được nhiều
khách hàng đến cảng hơn, lượng hàng hóa thông qua cảng kỳ nghiên cứa cũng tăng
đáng kể so với kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
 Biện pháp: Cảng cần thường xuyên kiểm tra độ sâu luồng để kịp thời nạo vét,
để tạo điều kiện tốt cho tàu ra vào, cập bến đỗ tại cảng, tránh tình trạng ùn tắc, giải
phóng tàu nhanh, tăng uy tín của cảng để thu hút nhiều khách hàng hơn.
• Nguyên nhân thứ ba: Điểm qua tình hình mùa vụ, nuôi trồng, sản xuất của các
ngành nông, lầm, công nghiệp có tín hiệu đáng mừng. Trong kỳ nghiên cứu, các địa
phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy lúa đông xuân, diện tích ước tính đạt 1162 nghìn
ha,tăng hơn so với kỳ gốc. Cùng với việc thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương
phía Nam đã gieo sạ được 1143,8 nghìn ha lúa hè thu, bằng 91% cùng kỳ gốc, trong đó
vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1070,3 nghìn ha, bằng 102,9%. Do thời tiết
Gieo trồng các loại cây hoa màu tại các địa phương được đẩy nhanh tiến độ. Vụ mùa hoa
màu thu hoạch đạt kết quả cao, tăng trưởng hơn so với kỳ gốc. Trong tháng Năm, diện tích
rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 21,8 nghìn ha, tăng 4,8% so với cùng kỳ gốc. Diện
tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 56,3 nghìn ha, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm
trước. Do thời tiết nắng nóng, khô hanh không kéo dài, ít hơn so với kỳ gốc nên nạn
cháy rừng đã giảm đáng kể. Lượng lâm sản xuất khảu sang các nước tăng hơn so với
kỳ gốc. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ gốc, cao hơn nhiều mức

tăng của cùng kỳ các năm gần đây. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến
tăng, Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm. Ngành công nghiệp
cũng đã có những khởi sẵ, lượng hàng công nghiệp sản xuất và xuất khẩu tăng rõ rệt so
với kỳ gốc. Như vậy, tình hình sản xuât và xuất khẩu của các mặt hàng nông sản, lâm
sản và công nghiệp kỳ nghiên cứu trong tháng đều tăng rõ rệt so với kỳ gốc. Dẫn đến
lượng hàng hóa đến cảng trong tháng ở kỳ nghiên cứu cũng tăng và tăng mạnh nhất so
với các tháng trước và so với tháng 5 kỳ gốc.
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

24


ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
• Nguyên nhân thứ tư: Nhận thấy tình hình sản xuất và xuất nhập khai trong nước
tăng, cảng đã tận dụng thời cơ mở rộng thị trường, chào hàng tới những khách hàng ở
nơi xa hơn trong và ngoài nước. Đồng thời cảng nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ.
Cảng đã chủ động xây dựng và trình duyệt phương án nâng cấp cầu bến để có thể tiếp
nhận các tàu hàng có trọng tải lớn hơn nhiều. Phương án này đã được Bộ GTVT và
Cục Hàng Hải Việt Nam chấp thuận cho khai thác, đem lại lợi ích lớn cho các chủ
hàng, chủ tàu, tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm thời gian giải phóng tàu, đồng thời
cũng mang lại cho cảng nguồn lợi ích dồi dào như: tăng sản lượng hàng thông qua
cảng, tăng các nguồn thu từ các dịch vụ cảng…Bên cạnh đó Cảng cũng bảo trì, bảo
dưỡng máy móc, thiết bị công cụ, đầu tư mua mới, thay thế các trang thiết bị đã hỏng
hóc để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian làm hàng, tàu được giải phóng
nhanh. Bên cạnh đó, cảng cũng theo dõi sát sao, chặt chẽ quá trình làm việc của công
nhận, đào tạo, nân cao trình độ tay nghề cho công nhân. Nhờ có vậy mà cảng đã ký kết
được nhiều hợp đồng của những khách hàng quen thuộc và cả những khách hàng mới.
Lượng hàng hóa đến cảng trong tháng tháng ở kỳ nghiên cứu cũng tăng và tăng mạnh

nhất so với các tháng trước và so với tháng 5 kỳ gốc.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
 Biện pháp: Đây là một trong những chính sách rất hữu ích, tiến bộ của Doanh
nghiệp cảng, cần được cải tiến, phát huy hơn nữa về mọi mặt để chất lượng dịch vụ
cũng như uy tín ngày càng được nâng cao hơn
6. Tháng 6
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng Tháng 6 ở kì gốc là 872.550

, kì nghiên

cứu là 819.500

. Đây là tháng duy nhất có sản lượng hàng hóa đến cảng giảm, cụ

thể giảm 53.050

, tương đương giảm 6,08%, ảnh hưởng đến tổng sản lượng thông

qua của 6 tháng đầu năm làm giảm 1,06%. Sự biến động giảm về sản lượng có thể do
các nguyên nhân:
• Nguyên nhân thứ nhất: Thị trường vận tải biển trên thế giới và cả Việt Nam
đang đứng trước những thách thức. Đội tàu container của thế giới trong kỳ nghiên cứu
có xu hướng tăng 8,8%, vượt quá nhu cầu tăng trưởng chỉ ở mức 6-7%, và làm tăng
tình trạng dư thừa công suất. Ngành công nghiệp vận tải container đã lao đao với tình
trạng dư thừa công suất, cũng như chi phí nhiên liệu tăng cao đã trở thành những lý do
chính cho các báo cáo thua lỗ của nhiều DN. Việc hợp nhất các hãng tàu lớn được
Sinh viên: Lê Thị Ngọc Khánh
Lớp: KTB53 - ĐH3 - MSV: 45307

25



×