Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.06 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................3
I/ Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành
chính nhà nước............................................................................................3
1. Cơ sở pháp lí.......................................................................................3
2. Các hình thức nhân dân tham gia vào quản lí hành chính nhà nước...4
II/ Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông
đảo vào quản lí hành chính ở nước ta hiện nay...........................................7
1. Những mặt tích cực.............................................................................7
III/ Một số giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của nhân dân vào quản lí
hành chính nhà nước.................................................................................10
KẾT LUẬN...................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................12

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có được như ngày nay là do sức mạnh của
làn sóng đấu tranh không ngừng suốt chặng đường mấy ngàn năm lịch sử
dân tộc của nhân dân nhằm giành, giữ, bảo vệ và xây dựng chính quyền
vững mạnh. Chính vì thế, Nhà nước ta luôn chủ trương lấy dân làm gốc, ghi

1


nhận vai trò cốt lõi của nhân dân đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Việc
nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước cũng
trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng của Đảng và Nhà nước. Để
làm rõ hơn vấn đề nêu trên, em xin được trình bày đề tài: “Phân tích
nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành
chính ở nước ta hiện nay”. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn


chế nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh
giá, góp ý từ thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn!

2


NỘI DUNG
I/ Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản
lí hành chính nhà nước
1. Cơ sở pháp lí
Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nươc
thuộc về nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo
thực hiện. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức
để thực hiện quyền lực của mình. Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát
huy tài năng, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc
của Nhà nước và xã hội nhằm phục vụ lợi ích của chính họ. Ghi nhận nội
dung này, điều 2 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giưa
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”
Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước,
việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà
nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ
bản trong quản lí hành chính nhà nước. Điều 3 Hiến pháp năm 2013 khẳng
định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi

người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện.” Quyền được tham gia vào quản lí các công việc của Nhà nước và xã
3


hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và trên thực tế
nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hành loạt những hoạt động cụ thể.
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí
hành chính nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động
trong quản lí hành chính nhà nước, đúng như nguyên lí khoa học “nhân dân
là gốc của quyền lực nhà nước” mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra và thực
tiễn lịch sử đã chứng minh. Mặt khác, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà
Nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để
nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước.
2. Các hình thức nhân dân tham gia vào quản lí hành chính nhà nước
Trong quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc này thể hiện ở những
hình thức tham gia vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước của nhân dân
lao động. Đây là những hình thức được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực
hiện bằng các phương tiện của Nhà nước. Các hình thức tham gia vào quản
lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động bao gồm:
a) Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực
nhà nước. Vì vậy, khi tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là
hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của người lao động vào
hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu mà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt động cuả
các cơ quan nhà nước để trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện công việc quản lí
hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước hết, người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực nhà
nước với tư cách là thành viên của cơ quan này – những đại biểu được lựa

chọn thông qua con đường bầu cử. Ở cương vị này, người lao động trực tiếp
4


xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa
phương, trong đó có các vấn đề về quản lí hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các
cơ quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ
quan xét xử) với tư cách là những cán bộ, công chức. Là cán bộ, công chức
của Nhà nước, nhân dân lao động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực
nhà nước để tiến hành những công việc khác nhau của quản lí hành chính
nhà nước, thể hiện vai trò quả người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của
mình. Họ sẽ có đầy đủ các điều kiện để biến ý chí, nguyện vọng của mình
thành hiện thực nhằm “ thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện.”
Ngoài ra, những người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động
của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những
đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung
ương hay địa phương. Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân lao động
có thể tham gia vào quản lí các công việc của Nhà nước.
b) Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham
gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ban
hành nhiều quy định liên quan tới vị trí, vai trò quyền và nghĩa vụ của các tổ
chức xã hội trong quản lí hành chính nhà nước nói riêng và quản lí nhà nước
nói chung. Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Bên cạnh đó, Nhà nước
cũng giúp đỡ về vật chất và tinh thần để cho các tổ chức xã hội thực sự trở
thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền

tham gia quản lí nhà nước của mình. Thông qua các hình thức hoạt động của
5


các tổ chức xã hội, vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân lao động được
phát huy trong quản lí hành chính nhà nước. Trên thực tế, các tổ chức xã hội
đã thu hút một lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao đông tham gia vào
quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động rất có ý
nghĩa đối với việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
c) Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực
hiện các hoạt động mang tính chất tự quản. Đây là những hoạt động do chính
nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quan chặt chẽ với các
công việc khác nhau của quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Các hoạt động tự
quản ở cơ sở như bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời
sống công cộng,... đều rất thiết thực và gần gũi với cuộc sống của mỗi người
dân. Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà người dân lao
động là những chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lí nhà nước,
quản lí xã hội của người dân mà pháp luật đã quy định thực sự được tôn
trọng và đảm bảo thực hiện. Nhà nước đã tạo những điều kiện cần thiết về
vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhân dân lao
động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự quản nêu trên.
d) Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí
hành chính nhà nước
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 đã quy định:
“ 1. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia
thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa
phương và cả nước


6


2. Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã
hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị
của công dân.”
Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định các quyền và
nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành
chính nhà nước. Những quyền, nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện
thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã
phân tích ở phần trên) hoặc cũng có thể được người dân trực tiếp thực hiện.
Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một hình
thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Cùng
với sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng
được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy, đây cũng
là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai
trò làm chủ của mình.

II/ Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc nhân dân lao động tham
gia đông đảo vào quản lí hành chính ở nước ta hiện nay
1. Những mặt tích cực
Các văn bản pháp lý hiện hành đã quy định khá cụ thể các hình thức,
phương thức tham gia của nhân dân trong việc quản lý, xây dựng các chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Chẳng hạn như Luật Bầu cử Quốc hội và Hội
đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng,
trong đó quy định cụ thể các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân
tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, như việc các đại biểu, các cơ


7


quan nhà nước phải tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại
của người dân, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào các văn bản quy phạm pháp
luật được ban hành, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội…
Các luật về các tổ chức chính trị – xã hội như Luật Công đoàn, Luật Thanh
niên, Luật Mặt trận Tổ quốc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về vai trò
của các tổ chức chính trị – xã hội tham gia công việc quản lý nhà nước.
Người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật thông qua đại
biểu trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các tổ chức
chính trị – xã hội mà mình tham gia hoặc qua các phương tiện thông tin đại
chúng, nhưng cũng có thể quyết định trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ
sở theo quy định của pháp luật. Sự tham gia của nhân dân được thực hiện
trong toàn bộ quá trình xây dựng chính sách: từ các đề xuất sáng kiến ban
đầu, đến việc tiến hành triển khai xây dựng, quyết định và thi hành chính
sách. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của những chính sách cụ thể mà người
dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, ở mức độ khác nhau.
Hiện nay, nhân dân đã đươc tham gia nhiều hơn vào việc quản lí hành
chính nhà nước, đặc biệt trong các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội liên
hiệp thanh niên,... Thông qua nhiều hoạt động gần gũi, gắn liền với đời sống,
nhân dân đã phát huy được vai trò làm chủ của mình như tham gia vào hoạt
động của các tổ chức tự quản nhằm giữ gìn trật tự, vệ sinh công cộng,... Hoạt
động tự quản ở cơ sở ngày càng phổ biến ở các khu dân cư, điển hình là
thành phố Hà Nội với 577 xã, phường, thị trấn và hơn 5000 khu dân cư –
chính là các tổ chức có tính chất tự quản. Hình thức này ngày càng phát huy
đượcvai trò tích cực thực tế của nó, góp phần hỗ trợ hoạt động quản lí ở từng
cơ sở, từng địa phương, bám sát tình hình thực tiễn để phát huy hiệu quả
quản lí.

8


Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, sự tham gia của người dân vào
quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.
2. Những mặt hạn chế
Trước hết, việc đóng góp ý kiến, đề xuất kiến nghị của nhân dân với các
cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật vẫn còn hạn
chế. Trong nhiều năm qua, số lượng kiến nghị, ý kiến từ phía nhân dân đối
với các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương vẫn còn rất ít. Tâm
lí chung của người dân nước ta vẫn còn ỷ lại, trông chờ, phó mặc những
công việc chung của Nhà nước.
Hệ thống văn bản pháp luật về sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào
quản lí nhà nước còn chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, đặc biệt là các quy
phạm pháp luật quy định về cách thức, trình tự, thủ tục để nhân dân thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đã được Hiến pháp và luật quy định.
Sự tham gia của nhân dân vào quản lí hành chính nhà nước vẫn còn phụ
thuộc rất nhiều vào phương thức lựa chọn người đại diện và phương thức
hoạt động của cơ quan đó. Tuy nhiên, mối quan hệ này trên thực tế còn khá
lỏng lẻo và có khoảng cách tương đối xa giữa người đại diện với nhân dân.
Về phía người dân, do chưa nhận thức rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của
mình nên việc tham gia vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước nói
chung còn hời hợt và mang tính chất chống chế, qua loa. Việc tiếp xúc cử tri
tuy đã được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả, thể hiện qua việc cử tri
đi bầu cử nhưng không hề biết rõ về đại biểu mà mình bỏ phiếu. Về vấn đề
trưng cầu dân ý cũng chưa được triển khai thực hiện, việc làm của chính
quyền thì người dân phải chịu nhiều quy định hơn là thực hiện công khai và
xin ý kiến nhân dân.
Bên cạnh đó, thái độ của nhiều người dân trong việc thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập. Trong những người tham gia khiếu nại,

9


tố cáo, có nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết hoặc cố chấp mà cố tình khiếu
nại kéo dài, vượt cấp, tố cáo sai sự thật,... Thậm chí, một số phần tử quá
khích coi thường pháp luật, ngang nhiên thách đố, xâm phạm trụ sở cơ quan
công quyền, xúc phạm, đe dọa và hành hung những người thi hành công vụ.
Về phía nhà nước, cơ quan, công chức nhà nước còn thiếu trách nhiệm trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, còn xảy ra tình trạng cố tình
bao che, dây dưa kéo dài trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo gây bất bình
trong dư luận, làm giảm sút niềm tin và tâm huyết của nhân dân đối với việc
tham gia quản lí hành chính nhà nước. Đồng thời, nhiều người dân còn ngần
ngại tố cáo khi phát hiện ra những hành vi sai trái của cán bộ quản lí, bởi
vậy cần quán triệt vấn đề này để đảm bảo được quyền tham gia quản lí của
người dân.

III/ Một số giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của nhân dân
vào quản lí hành chính nhà nước
Để nâng cao sự tham gia của nhân dân vào quản lí hành chính nhà nước
cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dân tham
gia quá trình quản lí của Nhà nước, đồng thời phải sửa đổi cơ chế bầu cử Đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sao cho người được bầu phải gắn bó
với người dân, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân chứ không
còn đại diện chung chung, hình thức. Họ phải chịu sự giám sát của nhân dân,
gắn trách nhiệm, lợi ích với sự tín nhiệm của nhân dân, khi không hoàn
thành vai trò đại diện quyền lợi và nguyện vọng của cử tri bầu cho thì phải
bị bãi miễn.
Tiếp theo, việc đổi mới cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động
của cơ quan nhà nước, mở rộng sự công khai, minh bạch là vô cùng cần
thiết. Điều này tạo cơ hội để người dân nắm bắt được các công việc của Nhà

10


nước để tham gia một cách chủ động, thiết thực và có hiệu quả. Cùng với đó,
mở rộng sự hình thành và tham gia của các hội, tổ chức phi chính phủ trong
giải quyết nhu cầu của nhân dân và tích cực tham gia công tác quản lí nhà
nước cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Cần có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý thức
chính trị, tinh thần pháp luật của người dân làm cho người dân tự giác và có
ý thức hơn trong việc tham gia vào các công việc xã hội và hoạt động quản lí
hành chính nhà nước.
Cuối cùng, cần nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc
tuyên truyền, giáo dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây
dựng các chính sách, pháp luật. Sử dụng tốt hơn các phương tiện thông tin
đại chúng, mở rộng việc sử dụng các báo điện tử trong việc tuyên truyền các
chính sách, pháp luật của Nhà nước và thu thập, phản ánh các ý kiến đóng
góp, tham gia của nhân dân.

KẾT LUẬN
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành
chính nhà nước là cơ sở vững chắc để nhân dân phát huy quyền làm chủ của
mình trong thời buổi hội nhập toàn cầu hiện nay đối với vấn đề quản lí nhà
nước và xã hội. Mỗi công dân chúng ta cần nắm bắt và hiểu rõ vai trò của
mình trong quản lí nhà nước và xã hội nói chung, trong quản lí hành chính
nhà nước nói riêng, thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của cá
nhân để góp sức xây dựng Tổ quốc thêm giàu mạnh và phát triển.

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2010.
2. Luật Hiến pháp năm 2013.
3. www.dhluathn.com
4. Đinh Văn Mậu, Quyền lực nhà nước và quyền công dân, NXB Tư
pháp, Hà Nội, năm 2003.

12



×