Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHÂN TÍCH QUAN HỆ C-V-P VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.13 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUAN HỆ C-V-P VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
GVHD :
HVTH :
Lớp : CH Quản trị kinh doanh
Khoá :
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, người qaunr lý phải đối mặt với rất nhiều
vấn đề của thị trường…Một trong những mối quan tâm lớn đó của nhà quản lý là chi phí, bởi
lợi nhuận đạt được cao hay thấp chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Do đó
vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí, từ đó có những quyết định
đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ giữa
chi phí – doanh thu – lợi nhuận là một công cụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không hcir
giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình thực hiện lợi nhuận mà còn là phương pháp phân tích nhằm cung cấp những dữ liệu
mang tính dự báo phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Nó còn
là cơ sở để đưa ra các quyết định lựa chọn như: lựa chọn dây chuyền sản xuất, chiến lược
sản xuất, định giá sản phẩm, cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng… Vì vậy có
thể nói phân tích mối quan hệ CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là
nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng (số lượng)
hoạt động để công ty đưa ra cơ cấu chi phí cho phù hợp đạt được lợi nhuận cao nhất. Chính
vì vậy, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích quan hệ C-V-P và lựa chọn phương
án kinh doanh” để làm sáng tỏ những vấn đề trên.
Trong quá trình phân tích chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý
của quý thầy cô và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN


I. Phân tích mối quan hệ C-V-P
1. Phân tích mối quan hệ C-V-P:
a. Khái niệm:
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là
xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất
biến và kết cấu mặt hàng,đồng thời xem xét sự ả n h hưởng của các nhân tố đó đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ C.V.P là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các nhà doanh
nghiệp trong việc lựa chọnđề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền sản xuất,định giá sản
phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện sản xuất kinh doanh hiện có…..
b. Mục đích:
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là
nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt
động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải n ắm v ững cách ứng xử của
chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo
cáo thu nhập theo số dư đảm phí,đồng thời phải nắm vững một s ố khái niệm cơ bản sử
dụng trong phân tích.
1.1Quan hệ chi phí – sản lượng:
Như chúng ta đã biết, độ lớn của chi phí trong doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân
tố khác nhau. Nếu nghiên cứu mối quan hệ của chi phí với các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn
của chi phí có thể biểu diễn phương trình chi phí dưới dạng:
C = f (a, b, c….x, T)
Trong đó: C: Tổng chi phí
a,b,c,x: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn của chi phí
T: Sự biểu hiện tiền tệ (giá trị) của chi phí
Giả định các nhân tố khác (kỹ thuật, công nghệ, tổ chức…) không thay đổi thì có thể
biểu diễn phương trình của chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động như sau:
C = f(x)
Trong đó: x là khối lượng hoạt động của doanh nghiệp

1.1.1 Chỉ số sản lượng:
Chỉ số sản lượng là đơn vị của đại lượng sử dụng để xác định sản lượng. Một chỉ số
sản lượng có thể dựa trên các yếu tố đầu vào sản xuất chẳng hạn như số tấn nguyên liệu đã
tiêu thụ, số thời gian lao động trực tiếp đã sử dụng hoặc số giờ máy công tác. Nó cũng có thể
dựa vào đầu ra chẳng hạn như số các đơn vị sản phẩm hoàn thiện tương đương đã xuất
xưởng, số đơn vị sản phẩm đã bán hoặc doanh thu thực hiện.
Một khi đã tìm ra chỉ số sản lượng thích hợp chúng ta có thể phân loại chi phí thành ba
nhóm chính:
+ Chi phí khả biến (biến phi)
+ Chi phí bất biến (định phí)
+ Chi phí hỗn hợp
1.1.2 Biến phí:
Biến phí là những mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu ta
xem xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của đơn vị. Ngược
lại, nếu xem xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số.
Trong một đơn vị sản xuất,biến phí tồn tại khá phổ biến như: Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Những chi phí này khi mức độ hoạt động của doanh
nghiệp gia tang thì chúng cũng gia tang tỷ lệ thuận theo và ngược lại.
Có các loại biến phí sau:
* Biến phí thực thụ:
Đây là loại chi phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ
hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng về mặt toán học,
biến phí thực thụ được thể hiện theo phương trình sau:
V = ax
Trong đó: V: Tổng biến phí trong kỳ để tạo ra sản lượng x
a: Biến phí một dơn vị sản phẩm
Tổng biến phí thực thụ
V = ax
Mức độ hoạt động x
Đồ thị biến phí thực thụ

Tổng biến phí thực thụ
V = a1x
V = a2x
V = a3x
Mức độ hoạt động x
Đồ thị biến phí thực thụ dạng so sánh
* Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt
động đạt đến một giới hạn nhất định. Đường biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc như sau:
Với cách ứng xử chi phí này, để tiết kiệm và kiểm soát tốt chi phí cấp bậc, chúng ta cần
phải:
+ Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp
+ Xây dựng hoàn thiện định mức biến phí ở từng cấp bậc tương ứng.
1.1.3 Định phí:
Mức độ hoạt động
Biến phí đơn vị
V = a
Đồ thị biến phí đơn vị
Chi phí khả biến cấp bậc
Chi phí
Mức độ hoạt động
Định phí là chi phí không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp khi mức độ hoạt
động thay đổi. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi. Ngược lại nếu quan sát
chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như
vậy dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động vẫn tồn tại định phí; ngược lại, khi
doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị sẽ giảm dần.
Có các loại chi phí cố định sau:
* Định phí bắt buộc:
Là những chi phí không thể thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động
trong một phạm vi phù hợp hay khi các mục tiêu đã được xác định. Đồ thị biểu diễn quan hệ

giữa ,mức độ hoạt động và chi phí như ở hình 1. Thuộc loại định phí này có thể kể ra như :
Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng của doanh nghiệp…Hai đặc điểm cơ bản của
định phí bắt buộc là :
+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chúng không thể cắt giảm dến bằng không trong một thời gian ngắn.
* Định phí tùy ý:
Là những chi phí có thể thay đổi trong từng kế hoạch của nhà quản trị doanh nghiệp và
do nhà quản trị doanh nghiệp quyết định số lượng định phí trong từng kì kinh doanh ( Đồ thị
biểu diễn quan hệ với mức độ hoạt động như ở hình 2). Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí
đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu…Những chi phí này có hai đặc điểm:
+ Có bản chất ngắn hạn
+ Trong những trường hợp cần thiết người ta có thể giảm chúng đi
Chi phí Chi phí
Phạm vi phù hợp
Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Hình 1 Hình 2
1.1.4 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí.
Ở mức hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thuờng thể hiwwnj các đặc điểm của chi phí cố
định, ở mức hoạt động vượt quá mức hoạt động căn bản nó lại thet hiện đặc điểm của biến
phí. Ví dụ: chi phí điện thoạt, phụ tùng thay thế, bảo trì sản phẩm… Đồ thị biểu diễn như
hình 3.
1.1.5 Phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp
Để thuận tiện cho việc sử dụng chi phí hỗn hợp trong phân tích và quản lý kinh doanh,
người ta tiến hành tách riêng định phí và biến phí trong chi phí hỗn hợp bằng các phương
pháp sau:
* Phương pháp cực đại - cực tiểu
*Phương pháp đồ thị phân tán:
Chi phí
Yếu tố chi phí cố định

Định phí
Biến phí đơn vị hoạt động =
Chi phí cao nhất – Chi phí thấp nhất
Mức hoạt động cao nhất- Mức hoạt động thấp
Chi phí cố định = - x
Tổng chi phí ở
mức hoạt động
cao nhất
Mức khối lượng
cao nhất
Biến phí
đơn vị
Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị
biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ đã hoạt động
*Phương pháp bình phương bé nhất :
Phương trình dự toán chi phí có dạng: Y = a + bx
Từ phương trình: Y = a + bx, với tập hợp n lần quan sát thực hiện thống kê, ta có hệ
thống 2 phương trình sau:
(1): Σ XY = a Σ X + b Σ X
(2): Σ Y = na + b X
Trong đó:
X: biến độc lập
Y: Biến phụ thuộc
a, b: 2 thông số xác định
Theo phương pháp này ta xác định a: định phí; b: biến phí để cóΣ (y - a - bx) là nhỏ nhất.
1.2 Quan hệ sản lượng - lợi nhuận
Các doanh nghiệp phải luôn tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Lợi nhuận của
doanh nghiệp có được chủ yếu là thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
và dịch vụ. Các nhà quản trị muốn có hoạt động nâng cao khả năng sinh lời thì cần phải thấy
trước được mức độ hoạt động (sản lượng) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Việc

nghiên cứu các quan hệ sản lượng – lợi nhuận thông qua việc phân tích điểm hòa vốn là cơ
sở doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận.
2. Phân tích CVP
2.1 Số dư đảm phí - mối quan hệ then chốt trong việc phân tích CVP
Như đã phân tích ở trên, các chi phí khả biến biến thiên tỷ lệ thuận với doanh thu. Do
đó việc sinh ra một đồng doanh thu phụ thêm cũng sinh ra một lượng chi phí khả biến nào
đó. Từ đó ta có khái niệm số dư đảm phí.
Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến
Mối quan hệ giữa số dư đảm phí với chi phí và khối lượng theo công thức:
Số dư đảm phí = doanh thu – chi phí khả biến
Theo công thức trên, số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí cố định, phần dôi ra chính là
lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu gọi x là sản lượng, g là giá bán, a là chi phí khả biến đơn vị, b là chi phí bất biến.
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:
Bảng số 1.1. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 sản phẩm
1. Doanh thu Gx g
2. Chi phí khả biến ax a
3. Số dư đảm phí (g – a)x g - a
4. Chi phí bất biến B
5. Lợi nhuận (g – a)x - b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát, ta xét các trường hợp sau:
* Trường hợp 1:
Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0, thì lợi nhuận P = -b, nghĩa là
doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
* Trường hợp 2:
Tại sản lượng xh mà số dư đảm phí bằng chi phí bất biến, lợi nhuận p = 0, nghĩa là
doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.
⇒ (g -a)xh = b ⇒ xh =b/(g-a)
Vậy sản lượng hòa vốn là tỷ lệ giữa chi phí bất biến và số dư đảm phí đơn vị.

* Trường hợp 3
Tại sản lượng x1>xh ⇒ lợi nhuận tại x1 là P1 = (g - a) * x1 - b
Tại sản lượng x2 > x1 > xh ⇒ lợi nhuận tại x2 là P2 = (g - a) * x2 - b
Như vậy, sản lượng tăng lên một lượng ∆P = P2 - P1 = (g - a) * (x2 - x1)
Kết luận: Nếu sản lượng tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng sản
lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị trên giá bán.
2.2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu hoặc tỷ lệ phần trăm của sô
dư đảm phí đơn vị trên đơn giá bán
Mối quan hệ giữa tỷ lệ số dư đảm phí với chi phí - khối lượng - lợi nhuận được thể
hiện qua công thức:

×