Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm từ vải dệt kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.28 KB, 37 trang )

Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Khởi nghiệp cũng giống như đưa một con thuyền bắt đầu hạ thủy và giương
buồm ra khơi. Con thuyền sẽ có hành trình lênh đênh trên biển cả mênh mông để
tìm tới những chân trời mới. Để con thuyền có thể dễ dàng người ta sử dụng la bàn,
bản đồ làm công cụ để chỉ đường ,định hướng.
Doanh nghiệp mới khởi nghiệp cũng giống con thuyền. Doanh nghiệp đứng
trước thị trường bao la và không biết mình phải làm sao để có thể tồn tại và phát
triển, làm thế nào để tránh được những cơn bão, những cơn dông có thể thổi bay
bất cứ lúc nào. Để tìm ra định hướng, để có kim chỉ nam cho doanh nghiệp người
ta cần có một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu
chính bản thân mình và đưa ra được những định hướng cho tương lai.
Nhiều người băn khoăn vì không biết phải lập một kế hoạch kinh doanh như
thế nào và cũng không hiểu lập kế hoạch kinh doanh để làm gì ?
Kế hoạch kinh doanh là sự mô tả quá trình kinh doanh của bạn trong một
khoảng thời gian. Nó mô tả việc kinh doanh của bạn đã thành công tới đâu và tìm
kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai. Kế hoạch kinh
doanh của bạn sẽ mô tả mọi mặt trong công ty của bạn và sẽ là tài liệu quan trọng
nhất mà các nhà đầu tư, các đối tác tài chính, các đối tác liên doanh sẽ đọc.
Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng , đối
thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và
phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược
Ngày nay trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là
vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Một nhà sản xuất kinh doanh muốn đứng
vững trên thị trường, muốn tìm kiếm lợi nhuận thì không thể không cạnh tranh với
1


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp


đối thủ của mình và vai trò của nhà lãnh đạo là hết sức quan trọng. Nhà lãnh đạo
là người vạch ra đường lối cho công ty, và là người chỉ đạo mọi cá nhân trong công
ty đi theo đúng đường lối mình đã vạch ra. Các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm
kiếm khách hàng, cố gắng hiểu họ, hiểu đối thủ cạnh tranh và hiểu chính mình để
có thể hoạch định một chiến lược kinh doanh tốt. Với vai trò là người lãnh đạo cần
phải xác định rõ con đường đi của công ty và chỉ đạo cho các nhân viên của mình
phải tìm hiểu nhu cầu thị trường, lựa chọn đúng khách hàng, phát triển và định giá
cho sản phẩm phù hợp, triển khai các hoạt động phân phối, quảng cáo và tiếp thị
một cách hiệu quả nhất.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu em đã quyết định lựa chọn đề tài " Lập
kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm từ vải dệt kim” cho bài tập lớn bộ môn khởi
sự doanh nghiệp.Em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Khắc Thành đã giúp đỡ tận
tình để em có thể hoàn thành bài tập này.

2


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
TÓM TẮT Ý TƯỞNG KINH DOANH
Ngày nay cùng với xu thế phát triển của đất nước nhu cầu về đồ may mặc
của người tiêu dùng cũng đang có sư thay đổi nhanh chóng.Nếu như trước kia suy
nghĩ của người tiêu dùng chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc ấm thì ngày nay nó đã đổi
thành ăn ngon mặc đẹp.Quần áo không chỉ dược sử dụng với tính năng đơn thuần
mà nó đã trở thành một phương tiện để thể hiện phong cách và đẳng cấp của người
sử dụng.Chính vì thế mà nhu cầu về đồ may mặc vừa có những tính năng hữu ích
vừa có tính thời trang đang ngày một gia tăng.Và những sản phẩm được sản xuất
từ vải dệt kim là một trong những mặt hàng may mặc có thể đáp ứng tốt những yêu
càu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Bởi cấu trúc vòng sợi làm cho vải dệt
kim đàn hồi và xốp do vậy bó theo dáng của cơ thể không khí được giữ bởi các
vòng sợi giữ cho người mặc được ấm áp.Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho công

ty sản xuất đồ may mặc của chúng tôi phát triển.Công ty được đặt tại xã Kiền
Bái,huyện Thuỷ Nguyên,thành phố Hải phòng với tên đăng ký Công ty cổ phần
may dệt kim Thiều Hương.
Khi tham gia vào thị trường công ty dự tính sẽ cung cấp các sản phẩm là áo
thu đông,áo sơ mi nữ và các phụ trang làm từ chất liệu vải dệt kim.Do công ty mới
thành lập lại hoạt động trong lĩnh vực may mặc- một lĩnh vực mà sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp là hêt sức gay gắt vì vậy để có thể tồn tại và phát triển công
ty đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh khả thi dựa trên một tiềm lực
tài chính vững mạnh;một đội ngũ công nhân lành nghề,năng động,sáng tạo;một
dây chuyền sản xuất với những máy móc hện đại;và trên hết là nhu cầu đang ngày
một gia tăng của người tiêu dùng về sản phẩm từ vải dệt kim.Số vốn ban đầu của
công ty là 8320 triệu đồng.Với số vốn ban đầu tương đối lớn trên của công ty
chúng tôi có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến tay người
tiêu,qua đó khẳng định chất lượng hàng may mặc nội địa ,tạo dựng niềm tin đối
với người tiêu dùng và góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc vận động người Việt
dùng hàng Việt.

3


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
CHƯƠNG І: Ý TƯỞNG KINH DOANH
1.1 Ý tưởng kinh doanh
- Dân số nước ta tương đối cao và ngày nay con người thường có nhu cầu ăn
ngon mặc đẹp do đó vấn đề ăn mặc đang rất được người tiêu dùng quan tâm. Nếu
như trước đây mong muốn của mọi người chỉ là có đủ quần áo để mặc thì nay nhu
cầu đó lại cao hơn, những bộ quần áo mặc trên người phải đẹp, kiểu cách, luôn
theo kịp mốt đồng thời nó còn thể hiện phong cách và đẳng cấp của người tiêu
dùng.
- Vải dệt kim có những tính chất hữu ích giúp nó phù hợp với một số lĩnh

vực hàng may mặc bao gồm: quần áo bó, găng tay, quần áo lót và một số sản phẩm
may mặc bó khác. Cấu trúc vòng sợi làm cho vải dệt kim đàn hồi và xốp do vậy bó
theo dáng của cơ thể. Không khí được giữ bởi các vòng sợi giữ cho người mặc
được ấm áp.Đặc trưng này của vải dệt kim khiến cho các sản phẩm của nó được
người tiêu dùng nhất là nữ giới rất ưa chuộng vào dịp thu đông.
- Ngành dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn luôn
đứng thứ 2 chỉ sau dầu khí và là ngành được nhà nước khuyến khích phát triển
thông qua các chính sách thuế. Điều này đã thôi thúc mạnh mẽ các doanh nghiệp
tham gia vào thị trường. Nó đã mang lại cho doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận
tương đối lớn từ việc được miễn giảm các loại thuế và làm tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới.
1.2.Động lực kinh doanh.
- Xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình đồng thời thoả mãn
niềm đam mê kinh doanh cũng như muốn có cơ họi để vận dụng những kiến thức
đã được đào tao trong trường lớp vào thực tế .
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Khẳng định chất lượng và thương hiệu hàng Việt Nam.
1.3.Giới thiệu về dự án.
1.3.1.Hình thức pháp lý
Sau khi nghiên cứu kỹ luật doanh nghiệp và được sự tham vấn của các
chuyên gia kinh tế,em đã quyết định lựa chọn mô hình danh nghiệp là công ty cổ
4


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
phần để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với tên gọi công ty Cổ phân may
dệt kim Thiều Hương.
1.3.2.Quy mô dự án
-Trụ sở chính: Kiền Bái- Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất hàng may mặc

- Sản phẩm kinh doanh: Quần áo và các phụ trang từ chất liệu vải dệt kim
- Quy mô nhân lực trong năm đầu hoạt động
+Cán bộ quản lý: 60 người
+ Công nhân chính và công nhân phụ trợ: 600
- Quy mô vốn ban đầu: 8320 triệu đồng

5


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
CHƯƠNG II.PHÂN TÍCH SWOT
2.1.Cơ hội và rủi ro sau khi phân tích môi trường bên ngoài.
2.1.1.Cơ hội.
- Dệt may Việt Nam được xem là ngành sản xuất mũi nhọn, có tiềm lực phát
triển khá mạnh và đang được nhà nước khuyến khích phát triển.
- Nhu cầu về mặt hàng này trên thị trường đang gia tăng.
- Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất may mặc là không lớn, thời gian thu hồi
vốn nhanh.
- Xu thế tiêu dùng hàng may sẵn cũng có xu hướng tăng lên do tính tiện lợi
cho người tiêu dùng, đáp ứng được thị hiếu và giá rẻ hơn.
- Hải Phòng cũng như thị trường nội địa đang là một thị trường tiềm năng về
may mặc mà chưa được khai thác hết.
2.1.2.Rủi ro
- Vì là một ngành có tiềm năng nên đối thủ cạnh tranh trong ngành rất nhiều.
- Người tiêu dùng ngày càng khắt khe về chất lượng của sản phẩm
- Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế.
2.2. Điểm mạnh, điểm yếu sau khi phân tích môi trường bên trong
2.2.1.Điểm mạnh
- Nguồn vốn của công ty tương đối lớn, nó có thể giúp doanh nghiệp mở
rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các đối

thủ.
- Công ty có đội ngũ công nhân trẻ năng động, nhiệt tình nên rất có lợi thế
trong công việc lao động chân tay.
- Dây chuyền sản xuất hiện đại.
2.2.2.Điểm yếu
- Do là doanh nghiệp trẻ nên số lao động lành nghề còn ít. Công ty cần đào
tạo thêm để có một đội ngũ nhân viên quản lý dày dặn kinh nghiệm hơn.
- Sản phẩm đi sau nên phải mất một khoảng thời gian để xâm nhập thị
trường và để khách hàng làm quen cũng như chấp nhận tiêu dùng sản phẩm
2.3.Các vấn đề đặt ra
6


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
- Ổn định chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu sang
các thị trường khó tính được dễ dàng và nâng cao uy tín trên thị trường.
- Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải, phụ
liệu may, thực hiện tiết kiệm, giảm những chi phí không cần thiết là cơ sở để giảm
giá thành sản xuất và tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ của các sản phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng.
- Tiến hành quảng cáo trên các báo chí, tạp chí, tham gia các hội chợ,
khuyến mại, giảm giá vào những ngày đặc biệt, những ngày lễ lớn.
- Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng mạng lưới bán buôn bán lẻ
trong nước và các đại diện thương mại quốc tế.
- Áp dụng các phương thức kinh doanh thương mại điện tử nhằm nâng cao
hiệu quả công việc.
- Đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý
doanh nghiệp, nâng cao tay nghề cho người lao động..


7


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
CHƯƠNG III:PHÂN TICH THI TRƯỜNG
2.1.Phân tích thị trường
2.1.1.Phân tích ngành kinh doanh
- Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công
nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành
dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm
lực phát triển khá mạnh.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn
nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và
ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy,
trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt
với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất
khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ
1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ
giảm từ 40-50% như hiện nay xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt Nam
phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực.
Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động,
chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản
xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ
khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu.
Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại
để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500 máy, thì cũng chỉ đáp
ứng khoảng 15% công suất dệt.
Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây
chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may
quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu

cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao,

8


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho
sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...
Năm 2000, ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo
đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu
mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế
Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam
tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá
sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12%
mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu
lại tăng; đặc biệt thị trường phi quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh từ
giữa năm.... Do vậy, theo đánh giá của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt
May Việt Nam: chỉ tiêu xuất khẩu của toàn ngành hết năm 2000 ước chỉ đạt 1.870
triệu Usd, tăng 6% so với mức thực hiện năm 1999; trong đó, Tổng Công ty Dệt
May Việt Nam (Vinatex) ước đạt 550 triệu Usd, tăng 12% so với năm 1999.
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan,
Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản
phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu
quả xuất khẩu.
Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào Eu, mới chỉ tập trung vào các
mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ
thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có
thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại
chưa có doanh nghiệp xuất khẩu.

Có nhiều ý kiến lạc quan về xuất khẩu hàng dệt may vào thịtrường Mỹ sau
khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may vào thị trường này đạt 43 triệu Usd. Đến năm 2000, tuy hàng dệt may Việt
Nam bán vào thị trường Mỹ vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 2-3 lần so với
9


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
hàng của các nước khác nhưng vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu Usd.
Với những con số đã thực hiện khả quan này và một khi thuế nhập khẩu giảm
xuống, ngành dệt may có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 triệu Usd vào
thị trường Mỹ trong năm 2001. Ông Lê Quốc Ân còn tin tưởng rằng, trong vòng 34 năm kể từ khi hai nước trao cho nhau quy chế thương mại bình thường (Ntr),
ngành dệt may hoàn toàn có thể đạt kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ 1 tỷ Usd. Điều
đó sẽ là hiện thực vì theo kinh nghiệm của Campuchia, chỉ hai năm sau khi có Ntr
với Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này vào Mỹ đã tăng từ con
số 0 lên tới 600 triệu Usd vào năm 1999.
Theo thống kê của báo Sài Gòn tiếp thị, mức tiêu thụ hàng dệt may ở thị
trường nội địa năm 2000 đạt khoảng 2,8 tỷ Usd; trong đó vừa là hàng nhập khẩu,
vừa là hàng trong nước sản xuất. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu cầu
mặc cũng tăng hơn từ 10-12%. Xu thế tiêu dùng hàng may sẵn cũng có xu hướng
tăng lên do ngày càng tiện lợi cho người tiêu dùng, đáp ứng được thị hiếu và giá rẻ
hơn.
Vấn đề bức xúc hiện nay là hàng vải sợi, may mặc từ nước ngoài tràn vào từ
nhiều nguồn (hàng trốn lậu thuế, hàng cũ) giá rất rẻ đã làm cho sản xuất trong nước
bị ảnh hưởng. Mặt khác, hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng vải sợi may mặc trong
nước chưa có tổ chức, để thả nổi cho một số tư thương làm giả nhãn mác một số
công ty có uy tín. Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại chưa tạo được
các kênh tiêu thụ ngay ở thị trường trong nước. Do vậy, để các nhà sản xuất hàng
dệt may Việt Nam làm chủ được thị trường nội địa không có biện pháp nào khác
ngoài việc phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, bán buôn và

bán lẻ.
Trong kế hoạch năm 2001, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu
đạt kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ Usd; trong đó, Vinatex phấn đấu đạt 600 triệu Usd.
Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt Chiến lược tăng tốc phát triển đến năm
2010, ngành Dệt May Việt Nam đã đề ra 4 giải pháp lớn phải đồng bộ thực hiện,
10


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
đó là: đổi mới công nghệ, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để
tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đầu tư mở rộng quy mô
sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản
xuất vải; trong đó, đầu tư cho các nhà máy may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu
trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mở
rộng mạng lưới may gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Cùng với việc
quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông
ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt
động tiếp thị, xây dựng mạng lưới bán buôn bán lẻ trong nước và các đại diện
thương mại quốc tế; áp dụng ngay phương thức kinh doanh mới như thương mại
điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực.
Dự tính, trong 10 năm tới, số kỹ sư công nghệ cần có thêm là 50.000 người
và số cán bộ quản lý doanh nghiệp là 5.000 người cho các chương trình đầu tư mở
rộng dệt may. Ngoài ra, số cán bộ công nhân viên hiện có của ngành là khoảng
40.000 người và 3.000 cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng cần được cập nhật hóa
kiến thức thường xuyên.
Vinatex, Viện dệt, Viện Fadin, Trường đại học kinh tế quốc dân, Trường đại
học Bách khoa... đã có những chương trình phối hợp đào tạo mới và đào tạo bổ
sung cho cán bộ của ngành. Hiệp hội dệt may Việt Nam với chương trình Asean +3
của Hiệp hội dệt may Đông Nam á (Aftex) đang xúc tiến việc thành lập chương
trình đào tạo cán bộ cho ngành dệt may Việt Nam kể cả hình thức đào tạo trong

nước và nước ngoài. Đặc biệt, trong chương trình xuất khẩu vào thị trường Mỹ
năm 2001, Vinatex đang rà lại năng lực, lựa chọn các xưởng chuyên môn hóa cao
có khả năng xuất khẩu sang Mỹ; đầu tư một số xưởng dệt kim và xưởng may cho
thị trường Mỹ; xin Chính phủ trợ giá xuất khẩu vào Mỹ; thực hiện chương trình
xúc tiến liên doanh với nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu vào Mỹ...
Hiệp hội Dệt May Việt Nam với vai trò trao đổi và cung cấp thông tin; tư
vấn và xúc tiến thương mại; thay mặt các hội viên khuyến nghị với Chính phủ về
11


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
những chính sách vĩ mô liên quan đến ngành đã và đang góp phần phát triển nền
công nghiệp dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
2.1.2.Cung và cầu hiện tại.
- Hiện nay nhu cầu của ngươi tiêu dùng về hàng quần ào và các phụ trang
được sản xuất từ vải dệt kim đang có xu hướng tăng mạnh.Lý do là bởi vì cấu trúc
vòng sợi làm cho vải dệt kim đàn hồi và xốp do vậy bó theo dáng của cơ thể.
Không khí được giữ bởi các vòng sợi giữ cho người mặc được ấm áp.Đặc điểm
này cảu vải dệt kim khiến cho các sản phảm làm từ nó rất được người tiêu dùng ưa
chuộng trong dịp thu đông.Thêm vào đó là giá cả của sản phẩm mà công ty cung
cấp trên thị trường tương đối phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.Công ty
cũng chú trọng đến việc thay đổi kiểu dáng và mẫu mã của sản phẩm vốn dĩ là một
điểm yếu của hàng may mặc trong nước khi so sánh với hàng Trung Quốc đang
tràn ngập trên thị trường.Màu sắc của sản phẩm cũng luôn thay đổi theo từng
mùa,phù hợp với thời tiết và đảm bảo tính năng của sản phẩm vải dệt kim.Tuy
nhiên do công ty mới thanh lập chưa có uy tín thương hiệu nên khách hàng vân con
do dự khi quyết định có nên mua sản phẩm của công ty hay không hơn nữa là sự
xuất hiện từ trước của những công ty may mặc có uy tín từ lâu cũng có thể ảnh
hưởng đến lượng cầu về sản phẩm của công ty.
Từ những lý do trên nên công ty dự kiến cầu về sản phẩm trong năm đầu

hoạt động của công ty vào khoảng 29207 sản phẩm.Trong đó:
+ Các loại áo thu đông: 9665
+ Các loại phụ trang: găng tay,khăn quàng cổ: 19542
2.2.Phân đoạn thị trường
Công ty phân tích thị trường theo tuổi tác và hành vi mua bán, sản phẩm
được sản xuất chủ yếu tập trung vào 2 nhóm khách hàng sau:
- Nhóm khách hàng trẻ tuổi (từ 16-25 tuổi): Thường coi trọng tính thời trang
cao trong quyết định mua sắm quần áo, những tiêu chí về chất lượng không phải
quan trọng nhất với đối tượng này. Nhóm này thường có ít khả năng chi tiêu hơn
12


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
các nhóm khác, họ thường mua quần áo với giá rẻ hơn nhưng vẫn phải theo các xu
hướng thời trang mới nhất.
- Nhóm khách hàng trưởng thành (từ 25-45 tuổi): họ có nhiều khả năng hơn
về mặt tài chính dành cho việc mua sắm quần áo. Họ cũng quan tâm đến chất
lượng và thời trang nhưng lại chú trọng đến tính thực tiễn áp dụng được vào cuộc
sống và độ bền nhiều hơn nên họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho chất lượng.
Công ty chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi do nhu cầu mua sắm của
nhóm này tăng cao.
- Thị trường mục tiêu của công ty dự tính là trước mắt là thành phố Hải
Phòng vì những lý do sau:
+ Nhà máy sản xuất của công ty được đặt ngay tại thành phố do đó có thể
tiết kiệm dược chi phí vận chuyển trước mắt.
+ Nhu cầu về các sản phẩm dệt may mang tính thời trang trên thị trường
này ngày càng gia tăng.
+ Mức thu nhập của người dân Hâi Phòng đang ngày một tăng theo xu
hướng phát triển của đất nước nên sức mua tương đối lớn.
2.3.Phân tích đối thủ cạnh tranh.

- Ở thị trường nội địa do ngành dệt may chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
lớn và được nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển nên có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh.Hiện tại ở Hải Phòng một số công ty lớn xuất hiện lâu năm và đã gây dựng
được thương hiệu cũng như chiếm được lòng tin của người tiêu dùng như công ty
may Mươì,may Nhà Bè,may 2… đang ra sức cạnh tranh trên phân khúc thi trường
này.Thêm vào đó là sự xuầt hiện tràn lan trên thị trường những sản phẩm của
Trung Quốc với lợi thế là giá rẻ và đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã.Để có một cái
nhìn tổng quan hơn về những đối thủ cạnh tranh của công ty có thể dựa vào bảng
phân tích và tổng hợp ngành trên thị trường Hải Phòng sau:

13


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
Bảng tổng hợp ngành
Đối thủ cạnh tranh
Các công ty

Điẻm mạnh
Điểm yếu
may -Thương hiệu lớn,ra đời - Chưa quan tâm đến thị

Mười,may Nhà Bè,may 2 lâu năm.

trường trẻ em và học sinh

- Thị phần lớn.

sinh viên.


- Năng lực sản xuất
lớn,dây chuyền sản xuất
hiện đại.
- Mẫu mã chủng loại đa
dạng

Các cơ sơ sản xuất của - Mãu mã kiểu dáng đa - Định kiến của người tiêu
Trung Quốc

dạng,bắt mắt.Khả năng sản dùng về sản phẩm Trung
xuất sản phẩm nhái theo Quốc cao.
kiểu

dáng

của

những - Chất lượng kém độ bền

thương hiệu nổi tiếng.

không cao

- Giá thấp.
- Các sản phẩm có khả
năng đáp ứng cho mọi lứa
Sản phẩm ngoại nhập

tuổi.
- Kiểu dáng đẹp.

- Uy tín thương hiệu

- Giá cao chỉ phù hợp với
những đối tượng khách
hàng có thu nhập ổn định
và tương đối cao

CHƯƠNG IV:KẾ HOẠCH MARKETING
14


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
4.1.Sản phẩm
- Doanh nghiệp cung cấp cho thị trường nhiều chủng loại áo dệt kim khác
nhau phù hợp với từng thời từ mùa hè nóng bức đến mùa đông lạnh giá. Sản phẩm
sản xuất ra sẽ hướng tới xu hướng chung của thị trường: màu sắc tươi sáng hơn,
chất liệu sợi nhân tạo đàn hồi tốt mang lại sự thoải mái dễ chịu cho người sử dụng,
luôn thay đổi hợp mốt hợp thời trang Các sản phẩm của công ty rất đa dạng với đủ
loại kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau để khách hàng lựa chọn bao gồm:
+ Các loại áo ngắn tay và áo thu đông.
+ Áo công sở cho nữ giới.
+ Các loại phụ trang: găng tay,khăn quàng cổ.

4.2.Giá bán
- Giá bán của các loại áo dệt kim tuỳ theo áo tay dài hay ngắn, có cổ hay
không có cổ mà dao động ở các mức giá khác nhau:
+ Các loại áo ngắn tay, áo thu đông: Từ 85.000 đ – 165.000đ
+ Áo sơ mi cho nữ giới: Từ 125.000 đ – 300.000 đ
+ Các loại phụ trang: Từ 20.000 đ – 100.
Với mức giá này không phải là quá cao đối với sản phẩm có chất lượng cao,

nó chỉ tương đương so với giá sản phẩm của các đối thủ cạnh.
4.3.Phân phối
Năm 2010 công ty tập trung vào chiến lược phân phối sản phẩm áo dệt kim
tại thị trường Hải Phòng.Công ty sẽ hợp tác và phân phối với các cửa hàng bán lẻ
phục vụ trên khắp địa bàn thành phố. Ngoài ra công ty sẽ mở các đại lý chuyên
phục vụ nhu cầu của các cá nhân và nhận đơn đặt hàng của các tổ chức.Với mạng
lưới trung gian này công ty có thể quảng bá rộng rãi về sản phẩm và đưa các sản
phẩm của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

15


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
4.4. Lực lượng bán hàng
- Lực lượng bán hàng ở các đại lý là nhân viên trực tiếp của công ty. Ngoài
việc bán và giới thiệu sản phẩm họ còn có nhiệm vụ tìm kiếm các đơn đặt hàng cho
công ty và theo dõi phản ứng cũng như sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm.
Lực lượng bán hàng còn lại chính là các trung gian trong kênh marketing của công
ty. Các đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ này sẽ bán hàng cho doanh nghiệp và được
hưởng hoa hồng theo tỷ lệ sản phẩm bán ra.
4.5. Dịch vụ
- Để mang đến cho khách hàng sự hài lòng công ty cũng có những chiến
lược marketing về dịch vụ của riêng mình. Đối với dịch vụ trước bán hàng các
nhân viên sẽ cố gắng cung cấp đầy đủ các thông tin về công dụng, chất lượng sản
phẩm và tư vấn cho người tiêu dùng. Trong bán hàng luôn cung cấp một cách
nhanh nhất các mặt hàng mới, hợp thời trang và phải đảm bảo về số lượng. Do đặc
điểm về sản phẩm nên dịch vụ sau bán hàng chính là sự cảm nhận, sự thoả mãn của
khách hàng về chất lượng mẫu mã sản phẩm sau khi sử dụng. Vì vậy để đáp ứng
tốt dịch vụ này doanh nghiệp cần nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm,
cải tiến mẫu mã, luôn đảm bảo sản phẩm có mặt ở mọi nơi.

4.6. Quảng cáo
Hoạt động quảng cáo sẽ giúp công ty đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến
khách hàng một cách nhanh nhất. Doanh nghiệp sẽ quảng cáo rộng rãi trên các
phương tiện truyền thanh, trên các pano, áp phích và các tạp chí để đông đảo người
tiêu dùng biết tới. Ngoài ra công ty sẽ gửi các thư chào hàng giới thiệu sản phẩm
đến các khách hàng lớn.
4.7. Kích thích tiêu thụ
Để kích thích tiêu thụ công ty sẽ tham gia vào các cuộc hội trợ để bày bán và
giới thiệu về sản phẩm. Thông qua hoạt động này khách hàng được trực tiếp kiểm
tra chất lượng về sản phẩm và so sánh với các sản phẩm khác. Ngoài ra công tyễtổ
chức các cuộc khuyến mại, giảm giá vào những ngày đặc biệt, những ngày lễ lớn
nhằm tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Kích thích tiêu thụ là một con đường giúp

16


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
cho sản phẩm của công ty tiếp cận tới người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Nó có
thể mang lại cho doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận lớn từ việc tăng thị phần.
4.8. Nghiên cứu và phát triển
Công ty sẽ có đội ngũ nhân viên marketing làm nhiệm vụ nghiên cứu các
mẫu thiết kế, các nguyên liệu để sản xuất giúp sản phẩm làm ra có được chất lượng
tuyệt hảo nhất. Không những thế công ty còn nghiên cứu tìm ra những khách hàng
tiềm năng để mở rộng thị trường tiêu thụ.
4.9. Nghiên cứu marketing
Nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng về hàng mặc thường xuyên thay đổi
theo thời gian. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường công ty phải tiến hành
nghiên cứu markting. Các nhà quản trị marketing sẽ thu thập thông tin về nhu cầu,
sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng từ đó tổng hợp đánh giá để đưa ra các chính
sách, quyết định hợp lý nhất. Từ những thông tin thu được các nhà thiết kế sẽ thiết

kế ra các mẫu sản phẩm mới phục vụ cho việc sản xuất. Nhờ đó sản phẩm mới sẽ
đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng một cách tốt nhất.

17


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
5.1.Máy móc thiết bị.
Loại máy
Dây chuyền máy dệt

Số lượng
99

Nơi cung ứng
Công ty TNHH Hoà

+ Máy dệt kim tròn, máy

Bình(số

66,Mai

dệt phẳng và Jacquard

Động,Q.Hoàng Mai,Hà

+ Máy nhuộm thường và cao áp


Nội)

tự động theo chương trình, máy
nhuộm sợi Bobin
+ Máy văng sấy định hình năng
suất cao, máy Compact khống
chế độ co vải.
+ Máy so mầu quang phổ
Detacolor
Dây chuyền máy may

350

Công ty TNHH TM-DV

+Máy may

Dụng

+Máy vắt sổ

Nguyễn

+Máy
+Máy
+Máy

tự

động


cắt

đánh

chỉ.

Thanh(
Thái

335
Bình,

P.12, Q.Tân Bình,Tp

bọ

Hồ Chí Minh)

khuy

+ Máy ráp đáy 3 kim
+ Các loại máy cắt(cắt viền, cắt
nhãn, cắt dây đai, cắt băng
nhám
Hệ thống là hơi tự động
Hệ thống máy giặt, máy vắt

5


Công ty TNHH TM-

3

DV-KT Tứ Hải
Công ty1-6(Km 18 QL5

- Kim sơn –Hải phòng)
Mô tả về thông số kỹ thuật của một số loại máy móc thiết bị:
a.May may 1 kim Brother.
18


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
+ Hãng sản xuất: BROTHER
+ Loại máy: Một kim
+ Tốc độ không tải: 5500(vòng/phút)
+ Độ cao chân vịt: 5.5(mm)
+ Hành trình của trụ kim: 30.7(mm)
+ Độ dài mũi tối đa: 5(mm)
+ Trọng lượng: 28(kg)
+ Xuất xứ: Japan
Do đặc điểm của ngành may mặc nên công ty sử dụng rất nhiều máy móc
thiết bị và đều do công nhân trực tiếp điều hành. Các máy móc thiết bị này đa phần
được nhập từ những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến và có tiếng tăm trên
thị trường thế giới. Nhờ đó mà các sản phẩm được đảm bảo về chất lượng và tăng
năng xuất cho doanh nghiệp. Trong quá trình đưa vào vận hành sử dụng công ty
thường xuyên bảo dưỡng máy móc nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả nhất.
5.2.Dự kiến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

STT
1

Nguyên liệu
Len, sợi

Nơi cung ứng
Công ty dệt Nam Định số 43 Tô Hiệu, Q.Ngô Quyền,

2
3

Nam Định
Cúc,khoá
Cty THHH TM Đông Nam
Các loại vật liệu Công ty TNHH Tư Hoa

trang trí
5.3.Quy trình sản xuất
Mỗi nhà máy đều có 2 phân xưởng : tiền chỉnh và hậu chỉnh. Mỗi phân
xưởng đều có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại chuyên dụng phục vụ cho dây
chuyền sản xuất sản phẩm của công ty.

19


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
• Sơ đồ 01: Quy trình sản xuất ở phân xưởng tiền chỉnh :
Sợi


Kiểm vá
mảnh

Dệt

Khâu
móc

May

Bán thành
phẩm

Nguyên liệu là sợi các loại sẽ được nhập về từ phía các nhà cung ứng và
nhập vào kho sợi. Sợi với màu sắc và chủng loại khác nhau được đưa đến dây
chuyền máy dệt, các công nhân ở tổ dệt làm ra các bán thành phẩm (mảnh), sau đó
bộ phận kiểm vá mảnh tiến hành nhận các bán thành phẩm đó về kiểm tra về mặt
chất lượng theo quy định, nếu có lỗi thì tiến hành khắc phục sửa chữa ngay rồi
chuyển sang bộ phận may. Công nhân ở bộ phận may sẽ tiến hành may các mảnh
rời đó thành sản phẩm rồi chuyển sang khâu móc. Ở bộ phận này các đường chỉ
may được cắt bỏ khéo léo, tạm thời hoàn thành một sản phẩm.
• Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất ở phân xưởng hậu chỉnh :
Bán

Soi
đèn

thành

Kiểm vá

(Sơ kiểm)

May

Giặt
tẩy

phẩm
Xuất
xưởng

Đóng gói

Kiểm vá
(Tổng kiểm)

Là-Đo

Sản phẩm cuối cùng của phân xưởng tiền chỉnh sẽ trở thành bán thành phẩm cho
phân xưởng hậu chỉnh. Ở quy trình sản xuất này các bán thành phẩm sẽ được hoàn
thiện thành các sản phẩm hoàn chỉnh và được mang bán ra thị trường. Các sản
phẩm này có chất lượng cao hay không phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các bộ phận trong từng phân xưởng.

20


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
CHƯƠNG VI: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
6.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức


TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc
Kinh Doanh

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Phòng
kế
toán

Phó Giám Đốc Sản
Xuất

Phòng
định
mức
kế
hoạch

Phòng
thiết
kế sản
phẩm


Phòng
kỹ
thuật

Phòng
sản
xuất

Công ty áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng và nhiệm vụ.
Đây là kiểu cơ cấu tổ chức được phân chia thành các phòng ban với những chức
năng và nhiệm vụ khác nhau.
Điểm mạnh của mô hình này:
- Nhiêm vụ được phân định rõ ràng.
- Đơn giản hoá trong việc đào tạo các chuyên gia.
- Hiệu quả công việc cao nếu công việc có tính lặp lại.
6.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
a.Tổng Giám Đốc :

21


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
- Chức năng: Tổng Giám Đốc là người lãnh đạo cao nhất trong doanh
nghiệp, điều hành mọi hoạt động của công ty, có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài
sản vốn, lao động, giải quyết việc làm, tiền công cho người lao động, thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Đề ra mục tiêu, phương hướng,
đường lối hoạt động của tổ chức.
+ Phân phối nguồn lực của tổ chức sao cho có hiệu quả nhất.

+ Phối hợp hoạt động giữa các phòng ban.
+ Ký các hợp đồng, các quyết định kỉ luật, đề bạt, bãi miễn chức vụ cán
bộ.
+ Chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
b.Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh :
- Chức năng: Phó GĐ phụ trách kinh doanh được GĐ điều hành uỷ quyền tổ
chức, lãnh đạo, điều hành lĩnh vực kinh doanh.
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh, thường xuyên báo cáo tình
hình kinh doanh cho GĐ.
+ Lập kế hoạch để thực hiện, triển khai các định hướng, mục tiêu do ban
GĐ đã đề ra cho lĩnh vực mình phụ trách.
+ Phối hợp, điều hành hoạt động giữa các phòng ban thuộc lĩnh vực mà
mình phụ trách.
+ Dự trù kinh phí cho hoạt động kinh doanh trình cấp trên phê duyệt.
c.Phó Giám Đốc phụ trách sản xuất:
- Chức năng: Phó GĐ phụ trách sản xuất được GĐ uỷ thác tổ chức, lãnh đạo,
điều hành các lĩnh vực sản xuất.
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước GĐ về tình hình sản xuất, thường xuyên báo cáo
tình hình sản xuất cho GĐ.

22


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
+ Lập kế hoạch để thực hiện, triển khai các định hướng, mục tiêu do ban
GĐ đã đề ra cho lĩnh vực mình phụ trách.
+ Phối hợp, điều hành hoạt động giữa các phòng ban thuộc lĩnh vực mình
phụ trách.

+ Dự trù kinh phí cho hoạt động sản xuất trình cấp trên phê duyệt.
d.Phòng tổ chức hành chính:
- Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho GĐ về công tác tổ chức
cán bộ, lao động tiền lương, quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của
công ty theo pháp luật.
- Nhiệm vụ:
+ Theo dõi hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh,
đề xuất việc xây dựng mô hình, sửa đổi, điều chỉnh bổ sung phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ, đặc điểm của công ty.
+ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
+ Tham mưu cho GĐ về bố trí lao động trên khối phòng ban.
+ Lập kế hoạch lao động và tiền lương phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh
doanh và kế hoạch tài chính hàng năm.
+ Thực hiện công tác nâng bậc nâng lương hàng năm cho cán bộ công
nhân viên.
+ Tiếp nhận, quản lý hồ sơ, quản lý con dấu, lưu trữ tài liệu.
e.Phòng kế toán
- Chức năng:
Tham mưu cho GĐ về công tác kế toán tài chính, giúp đỡ GĐ tổ chức chỉ
đạo, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán, thống kê thông tin kinh tế.
- Nhiệm vụ:
+ Hạch toán kiểm tra theo dõi thu chi tài chính như: hạch toán chi phí sản
xuất, tính giá thành sản phẩm, lỗ lãi và phân phối lợi nhuận.
+ Tổng hợp số liệu các báo cáo tài chính, tình hình sử sụng vật tư, tiền
vốn.
23


Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp

+ Lập báo cáo gửi cơ quan thuế, thống kê, Sở Công Nghiệp.
+ Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu và thành phẩm.
+ Lập bảng lương và thanh toán tiền lương.
+ Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu của
công ty.
f.Phòng định mức kế hoạch:
- Chức năng: Tham mưu cho GĐ trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh, định mức đơn giá sản phẩm.
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
+ Lập kế hoạch dự trữ các loại vật tư
+ Lập và theo dõi biểu mẫu thống kê sản xuất
+ Định mức đơn giá sản phẩm, đơn giá tiền lương
g.Phòng thiết kế
- Chức năng: Nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
để thiết kế ra những mẫu sản phẩm phù hợp với sở thích của khách hàng và đưa
vào sản xuất.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu thi trường.
+ Phân tích nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
+ Thiết kế các mẫu sản phẩm mới gửi cho khách hàng.
h.Phòng kĩ thuật:
- Chức năng: Tham mưu cho GĐ về chất lượng sản phẩm, phụ trách toàn bộ
khâu khĩ thuật từ đầu vào cho đến đầu ra.
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước GĐ về chất lượng của sản phẩm.
+ Thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn thành
+ Phát hiện các lỗi sai và tiến hành khắc phục
+ Kiểm tra hàng trước khi giao hàng
24



Bài tập lớn- Khởi sự doanh nghiệp
i.Phòng sản xuất:
- Chức năng: Phân xưởng sản xuất là nơi diễn ra hoạt động sản xuất của
công ty, bao gồm phân xưởng tiền chỉnh và phân xưởng hậu chỉnh.
- Nhiệm vụ:
+ Sản xuất đúng tiến độ được giao để đảm bảo kịp thời gian hợp đồng
+ Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, các tổ công nhân
+ Bảo đảm an toàn lao động.
6.3.Dự kiến tiền lương
Vì công ty hoạt động theo hình thức chuyên môn hoá,sản phẩm của công ty
được tính bằng gía trị hiện vật (có thể định lượng ) đồng thời công ty cũng có
những bộ phận không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nên dự kiến
chúng tôi sẽ tổ chức tiền lương theo 2 phương pháp:
1.Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân( áp dụng đối với những công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm)
Dự kiến: LCNTT = 2.000.000 đ/ người/ tháng
Ngoài ra công ty còn áp dụng hình thưởng cho những công nhân hoàn thành
hoặc làm vựơt mức kế hoạch. Số tiền thưởng sẽ được trích từquỹ khen thưởng và
phúc lợi của công ty.
2.Trả lương theo thời gian( áp dụng đối với bộ phận gián tiếp của công ty
bao gồm: cán bộ quản lý, nhân viên kinh tế,nhân viên kỹ thuật, nhân viên hành
chính).Mức lương của những nhân viên gián tiếp sẽ phụ thụôc vào mức độ phức
tạp của công việc,tính trách nhiệm đôí với công việc và mức độ đóng góp để hoàn
thành công việc
Dự tính mức lương trung bình cho nhân viên gián tiếp của công ty là
LGT = 3000000(đ-người/tháng)

25



×